1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp đọc hiểu sáng tạo văn bản thơ trữ tình trong chương trình ngữ văn 11

29 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 733 KB

Nội dung

Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng,

Trang 1

Một số biện pháp đọc- hiểu sáng tạo văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SÔ BIỆN PHÁP ĐỌC – HIỂU SÁNG TẠO VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11.

Người thực hiện: Phạm Thị QuyênLĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 

(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Phạm Thị Quyên

2 Ngày tháng năm sinh: 17/3/1979

3 Nam, nữ: Nữ

4 Địa chỉ: 51B,tổ 35Khu phố 3 ,Phường Long Bình Tân,

Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

5 Điện thoại DĐ: 0983939271

6 Fax:

7 Chức vụ: Phó tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn

8 Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Phước

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Văn THPT

Số năm kinh nghiệm: 16 năm

Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

-Một vài kinh nghiệm giảng dạy kiểu bài tác gia trong chương trình Ngữ Văn THPT

-Một vài kinh nghiệm về ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỌC – HIỂU SÁNG TẠO VĂN BẢN THƠ TRỮ

TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11.

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim

trước cuộc đời Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” Còn Mã Giang Lân trong cuốn Thơ, hình hành và tiếp nhận đã đưa ra đinh nghĩa về thơ rằng “ Thơ, là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố: Ý- Tình – Hình- Nhạc” Quả vậy, với tư cách là một văn bản nghệ thuật, thơ khai

hoa cho tất cả những gì thuộc về tâm hồn Đọc thơ chính là đọc cái phần tâm hồn

ấy Đọc một bài thơ ta sẽ cùng nhà thơ trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khácnhau Thơ là sự kết hợp của nhiều hình thức nghệ thuật trong thơ có nhạc ( thitrung hữu nhạc ), trong thơ có vẽ ( thi trung hữu họa) Phải khẳng định rằng đây làthể loại văn học quan trọng và đặc biệt nhất Vậy thơ là gì? Có rất nhiều địnhnghĩa khác nhau về thơ nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọiđặc trưng của thể loại này Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb)

1.2 Văn bản thơ vì thế không chỉ được đọc hiểu bằng ngôn từ bề mặt, khôngthể đọc- hiểu một cách hời hợt hay cứng nhắc Mà phải đọc kĩ lưỡng sao cho hiểuđược cái khí chất bên trong của thơ, cảm nhận thấu những rung động trong thơ

Mac-xim Gorki cũng đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Ngôn

ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kếttinh của việc sử dụng ngôn ngữ Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo

hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ Vì “thơ là biểu tượng, là hình ảnh”.Văn bản thơ vì thế không chỉ được đọc hiểu một cách áp đặt,

hay máy móc chiết tự ngôn ngữ, mà phải chọn lọc, đọc sao cho mỗi bài thơ, câuthơ trở thành một biểu tượng nghệ thuật sống động.Thi nhân đã dùng tình yêu đểđơm thành thơ Đọc – hiểu văn bản thơ là phải đọc được cái đẹp, phải ngửi đượccái hương, phải cảm được cái thương trong ấy Chúng ta phải thực sự đồng sáng

tạo tác phẩm thơ với tác giả “Tác phẩm văn học được hiểu như một quá trình đồng sáng tạo và tiếp nhận, phản ánh sự tương tác từ tác giả văn học đến độc giả và từ độc giả tác động trở lại chính tác giả văn học.”

1.3 Việc đọc- hiểu các văn bản văn học chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chương trình THPT Trong đó, số tiết đọc hiểu thể loại chiếm số lượng khá nhiều so với cácthể loại Phân tích văn bản thơ là một công việc thường xuyên và không kém phần khó khăn, phức tạp của người dạy và người học Giải mã ngôn ngữ thơ phải làm sao cho đúng, cho trúng tư tưởng, chủ đề tác phẩm, sao cho ra cái được biểu hiện Đọc hiểu để khám phá được mạch ngầm văn bản thơ đa nghĩa, cảm thụ được ngôn

Trang 4

ngữ cô đọng, hàm súc, bằng một con đường gần nhất, bằng kĩ năng nhuần nhuyễn nhất là điều trăn trở của tất cả những giáo viên dạy văn trong nhà trường Bắt

nguồn từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa những kinh nghiệm của mình về Một

số biện pháp đọc- hiểu sáng tạo văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ Văn 11

II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại” Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối

quan trọng đối với nhà thơ Thơ cốt ở ý, ý cốt sâu xa thì thơ mới hay Không phải

bất cứ điều gì phải nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị “Ý hết mà lời dừng là cái lời hết mực song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng hay tuyệt” (Hải Thượng Lãn

Ông) Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ýkhông phải lúc nào cũng suôn sẻ Nói như Maiacôpxki, quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium:

Lấy một gam phải mất hàng năm lao lực.

Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ.

Đối với văn chương nói chung nghệ thuật là hình thức biểu hiện, đối với thơ nói riêng nghệ thuật là áo, thiếu nghệ thuật thì nội dung thơ lạnh, nghệ thuật rườm

rà thì nội dung thơ kệch cỡm, nghệ thuật sang trọng thì nội dung thơ nổi bật

“Người đẹp vì lụa”, thơ cũng đẹp lên nhờ hình thức nghệ thuật Muốn nhìn ý thơ

trước hết phải cởi cái áo nghệ thuật.Trong Thi pháp học hiện đại, Đỗ Đức Hiểu saukhi so sánh thi pháp thơ và thi pháp tiểu thuyết, đã rút ra bốn đặc trưng nổi bật của

thơ như sau: 1- Có cấu trúc trùng điệp về âm thanh, nhịp điệu, ngữ nghĩa… 2- Có kiến trúc đầy âm vang 3- Có nhiều khoảng trống trên không gian in thơ 4- Chất nhạc tràn đầy Quả đúng như vậy, nói về thơ với tư cách là một thể loại văn học thì

rất đa dạng, và phức tạp Nhưng nhìn từ góc độ bộ môn giảng dạy trong trường THPT, thơ được khúc xạ qua một quá trình: đọc – hiểu, từ giáo viên đến học sinh Bởi vậy, đọc- hiểu văn bản thơ là huyết mạch luân chuyển của thơ trong nhà

trường

1.2Đọc hiểu sáng tạo tác phẩm thơ

Trang 5

Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa Khái niệmđọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú, có nhiều cấp

độ Đối với tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm thơ nói riêng, đọc – hiểu là

một cách tiêu thụ tác phẩm Nói như GS Nguyễn Thanh Hùng, “Đọc không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là qúa trình thức tỉnh cảm xúc, qúa trình tri giác và nhuần thấm tín hiệu để giải mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của TP” Đọc hiểu là khâu đột phá để

đổi mới phương pháp dạy văn, phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng yêu cầu củagiáo dục Đọc hiểu thơ tất nhiên cũng không nằm ngoài thực tế này Sáng tạo : làlàm cho mới mẻ, phát triển Đọc hiểu sáng tạo: là quá trình tiếp nhận, cảm thụ vănbản thơ một cách chủ động, tích cực nhằm khám phá nhiều tầng nghĩa, nhiều lớp

áo nghệ thuật của văn bản thơ Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết gọi đọc sáng tạo là

bước: Khám phá ý nghĩa của tác phẩm, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả ẩn chứa sau các hình tượng nghệ thuật Trong trường hợp này, cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mỹ là hình tượng nghệ thuật; cái được biểu đạt là ý nghĩa tác phẩm và

tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả.

Có 3 điểm cần lưu ý khi đọc- hiểu tác phẩm thơ:

Đọc thơ đòi hỏi phải phát huy trí tưởng tượng và cảm thụ

Đọc thơ không nhất thiết theo sự chỉ dẫn của nhà thơ, người đọc có thể tự khámphá cách hiểu riêng của mình

Đọc thơ có tác dụng nâng cao năng lực thẩm mỹ của con người, nâng cao trí tuệ, sức tưởng tượng, làm phong phú tâm hồn con người

2.Một số thực trạng dạy- học thơ trong nhà trường hiện nay

2.1 Thực trạng dạy văn bản thơ của giáo viên trong nhà trường hiện nay

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, qua thực tế dự giờ đồng

nghiệp tôi nhận thấy một số điểm tồn tại trong dạy học ngữ văn như sau:

Giáo viên khi dạy thơ thường dạy nhồi nhét kiến thức cho học sinh Đây làcách dạy khá phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bàithi của học sinh, cho nên thường dạy tất cả nội dung, không lựa chọn trọng tâm.Giáo viên đi vào khai thác tất cả từ ngữ, hình ảnh có trong bài thơ Vì dạy ôm đồmnhiều kiến thức nên giáo viên không có thời gian nêu vấn đề cho học sinh trao đổiphát hiện những hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ Kết quả của lối dạy nàycũng là làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, một chiều Hệ thống các câuhỏi mà giáo viên đặt ra trong quá trình giảng dạy thường chỉ là những câu hỏimang tính vấn đáp tức thời chưa tạo thói quen nhận diện, từ đó phát hiện và hìnhthành kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh

Quá trình giảng dạy của giáo viên phần lớn dựa vào hệ thống câu hỏi trong sáchgiáo khoa rồi hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu Khi phân tích giáo viên chỉchú ý đến phân tích nội dung và tư tưởng được phản ánh trong bài thơ ít chú trọngkhai thác các yêu tố nghệ thuật Hoặc cũng có chú ý đến các hình thức nghệ thuật,

Trang 6

nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung Phần nghệ thuật thườngchỉ được nêu ra ở phần kết luận Có một số giáo viên chỉ suy diễn một cách máymóc, gượng ép, diễn xuôi ý thơ Năng lực cảm thụ thơ của một số giáo viên cònhạn chế, nhiều giáo viên đọc diễn cảm còn chưa đạt dẫn đến việc cảm thụ tác phẩmchưa sâu Năng lực bình thơ của giáo viên cũng rất hạn chế Khi dạy thơ giáo viênthường thiên về giảng giải chữ nghĩa của thơ chứ ít chú ý bình thơ khiến cho nănglực cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm thơ với học sinh chưa cao.

Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo phương pháp cũ, chưa có sựđổi mới Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinhnghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh Không chú ý đến sựsáng tạo của học sinh vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học

2.2 Thực trạng đọc – hiểu văn bản thơ của học sinh

Dung lượng các văn bản thơ được chọn lọc giảng dạy trong THPT tươngđương các văn bản văn xuôi với số tiết phân phối chương trình 27 tiết Điều đó chothấy tầm quan trọng của văn bản thơ Tuy nhiên, xem xét quá trình học sinh chuẩn

bị bị bài từ bước soạn bài đến tiến trình học trên lớp và cuối cùng là kiểm tra đềurất thụ động Việc soạn bài ở nhà của học sinh phần lớn lệ thuộc vào sách giáokhoa, sách tham khảo.Tiến trình học trên lớp, theo dõi đối tượng học sinh từ trungbình đến khá chủ yếu tìm hiểu văn bản thơ bằng phương pháp vấn – đáp, khôngtìm ra được kĩ năng chung cho mọi văn bản để chủ động khai thác ở các bài tương

tự Khi làm bài kiểm tra học sinh thường chỉ chép lại những nội dung thầy cô đãcho ghi chép Hoặc các em chỉ diễn xuôi ý thơ, không phát hiện hay khám pháđược những đặc sắc vè nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

Trang 7

Bài soạn của học sinh Nguyễn Thị Ngọc Ánh lớp 11A8 đối chiếu với sách tham

khảo Cách dạy và học thơ như dẫn đến tình trạng học sinh không còn hứng thú đốivới việc học văn, thậm chí với một số học sinh nó đã trở thành nỗi “ám ảnh” Mặtkhác, cách dạy đọc hiểu thơ hiện nay không hình thành ở học sinh kĩ năng đọc hiểuvăn bản thơ điều này dẫn đến học sinh rất khó khăn khi làm phần đọc hiểu văn bản

ở các bài kiểm tra Học sinh không thể tự đọc hiểu văn bản thơ khi tiếp cận với mộttác phẩm mới Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy cần phải cải tiến cách đọchiểu văn bản thơ

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Vận dụng lí thuyết trường nghĩa

Khái niệm trường nghĩa (trường từ vựng ngữ nghĩa) không xa lạ với học sinh THPT , vì trong chương trình lớp 8, các em đã được học một bài Tiếng Việt là

Trường từ vựng, theo đó Sách giáo khoa Ngữ văn 8 định nghĩa như sau: Trường từ vựng là tập hợp của các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa ( Ngữ văn 8- tập

một)

Vận dụng lí thuyết trường nghĩa (trường từ vựng ngữ nghĩa) sẽ làm sáng tỏ các

mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng Việc tiếp cận văn bản thơ từ chính hệ

thống ngôn ngữ (yếu tố nội tại của văn bản) trong mối quan hệ với các yếu tố ngoàivăn bản là một công việc hết sức quan trọng Vì khi phân tích văn bản thơ, ngoài những yếu tố cần tìm hiểu như: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại thì việc phân tích chính ngôn bản như câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu…là hết sức cần thiết, đặc

Trang 8

biệt là tìm ra nội dung cái được biểu đạt, mạch ngầm văn bản đằng sau những câu chữ cụ thể Ngôn ngữ thơ, đặc biệt là thơ trữ tình nghiêng về biểu hiện với việc tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa vừa là một thử thách với người đọc, vừa là vẻ đẹp

độc đáo, thú vị của thứ ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”

Phân tích ngôn ngữ thơ phải đặt trong mối liên hệ với các trường nghĩa Có

hai loại trường: Trường liên tưởng và trường tuyến tính.

Trường liên tưởng ( trường nghĩa dọc ) là đối chiếu các nhóm từ có chung một nét nghĩa nào đó

Ví dụ: chỉ màu sắc : xanh , đỏ, tím ,vàng, hồng…

Chỉ thời tiết: mưa, nắng, bão, gió…

Trường tuyến tính ( trường nghĩa ngang) là đối chiếu về khả năng kết hợp của

từ Khả năng kết hợp của từ liên quan đến cả cấp độ ngữ pháp, vì đó là khả năng thay thế nhau về chức năng ngữ pháp của các từ trong trường

Ví dụ: mưa, gió / rơi, thổi -> mưa rơi, gió thổi Tương tự như vậy : nếu nói “

tiếng sủa ầm ĩ”, ta ngầm hiểu là chó, vì từ chó kết hợp với từ sủa…

Từ lí thuyết trường nghĩa khi đọc hiểu văn bản thơ giáo viên sẽ giúp học sinh cảm thụ được trường cảm xúc của tác giả, giới hạn được hình ảnh, học sinh vừa có

kĩ năng tổng – phân – hợp vừa thức dậy sự hứng thú tìm tòi, đào sâu Khi học sinh tìm được trường từ vựng xuất hiện trong bài thơ, các em sẽ dễ dàng phát hiện ra nội dung mà tác giả muốn thể hiện

MINH HỌA 1: Đọc hiểu Tràng giang – Huy Cận

Khi hướng dẫn học đọc hiểu bài thơ Tràng Giang giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ ngữ có liên quan đến nhau về nghĩa Học sinh sẽ phát hiện

ra trường nghĩa liên tưởng trong bài thơ với hai nhóm từ ngữ sau:

Nhóm từ chỉ thiên nhiên: Nhóm từ chỉ cảm xúc trữ tình:

Sóng , tràng giang, con thuyền,

nước, củi, cồn, gió, làng xa,bến ,

bèo , đò, cầu, mây, chim, khói

hoàng hôn

Buồn, điệp điệp, lạc, đìu hiu, cô liêu, lặng lẽ, nhớ nhà…

Trang 9

Bản nháp của học sinh Hoàng Minh Nhựt - Lớp 11a8

Sau khi học sinh phát hiện ra những hệ thống từ ngữ có liên quan về nghĩa,giáo viên hướng dẫn các em tìm sự liên quan với nhau về mặt ý nghĩa giữa các từngữ, hình ảnh Từ những nét tương đồng giữa các từ ngữ, hình ảnh học sinh sẽ pháthiện được nội dung mà tác giả muốn thể hiện

Nhóm từ chỉ thiên nhiên: tương ứng những hình ảnh gợi liên tưởng về “trànggiang”- con sông dài Điểm hệ thống hình ảnh này học sinh dễ dàng có cái nhìnbao quát về một bức tranh thiên nhiên trời nước bao la, mênh mang đến rợn ngợp,rất đặc thù của hồn thơ Huy Cận Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tíchgiá trị biểu cảm của từng hình ảnh cụ thể Đó là quá trình rèn kĩ năng nghị luận

Tổng- Phân – Hợp Hệ thống hình ảnh: Sóng , tràng giang, con thuyền, nước, củi, cồn, gió, làng xa,bến ,bèo, đò, cầu, mây, chim, khói hoàng hôn gợi một thiên

nhiên sông nước êm đềm, vắng lặng, hoài cổ Có những vòng sóng đang loang ra,lan xa bất tận, có luồng nước song song, rong ruổi mãi về cuối trời, gây ấn tượng

về sự ngút ngàn, khuất lấp Không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiềudài, vừa chạy xuống chiều sâu Bài thơ đã tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổkính, hoang sơ với chiều kích mênh mang vô biên, đậm chất Đường thi trong một

hệ thống ước lệ hình ảnh: tràng giang, thuyền về, nước lại, sông dài, trời rộng, khóihoàng hôn…Nhưng bức tranh ấy vẫn có nét quen thuộc, gần gũi, phảng phất bóngnét cảnh vật sông nước trên khắp đất nước Việt nam: một dòng sông mênh mang,một cành củi khô, một cánh bèo trôi dạt…Trong “Tràng giang”, mỗi khổ thơ đều làmột nét vẽ, một mảng màu sông quê hương, tạo thành bức tranh thiên nhiên đấtnước đẹp mà buồn

Trang 10

Nhóm từ gợi cảm xúc : buồn, điệp điệp, lạc , đìu hiu, cô liêu, mênh mông, thân mật, lặng lẽ là nhóm từ gợi ra tâm trạng cô đơn, buồn bã của chủ thể trữ tình khi

đứng trước dòng sông rộng lớn , mênh mông

Minh họa 2 : Đọc hiểu Bài Vội Vàng của Xuân Diệu

Bài thơ Vội Vàng mở ra bằng một ước muốn táo bạo muốn tắt nắng ,buộc gió

của thi nhân Tiếp đến là cảm xúc ngất ngây của thi nhân trước một bức tranh thiên

nhiên căng tràn nhựa sống, ngọt ngào trong tuần tháng mật “ của ong bướm”, rực

rỡ trong “ hoa của đồng nội xanh rì”, mơn mởn trong “lá của cành tơ phơ phất”mê đắm trong “khúc tình si”của chim yến, chim anh Đang ngất ngây trước

vẻ đẹp của thiên nhiên , cuộc sống nhà thơ lại băn khoăn trăn trở về sự tàn phai củamùa xuân, của tuổi trẻ Thế nhưng khép lại bài thơ vẫn là lời giục giã tận hưởng vẻ

đẹp của cuộc sống tươi đẹp “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” Tất cả những

từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong bài thơ đã kết nối, tạo ra một trường nghĩa thểhiện chủ đề của bài thơ: lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt, cuồng say của nhà thơXuân Diệu Khát vọng tình yêu cuộc sống đó của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơVội Vàng đã được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ liên kết diễn ngôn tạo thànhmạng mạch xuyên suốt tác phẩm Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ chúng

ta sẽ yêu cầu các em chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gợi ra được lòng yêu đời, ham

sống đó của nhà thơ Học sinh sẽ dễ dàng liệt kê được các từ ngữ, hình ảnh : sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cây cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng… Sau đó, giáo viên sẽ

hướng dẫn để học sinh thấy được các từ ngữ, hình ảnh thơ đều phảng phất khôngkhí của ái ân, tình yêu, tất cả đều tinh khôi, thanh tân, gợi tình, tươi mới và đầy sứcsống Tất cả đều hướng đến thể hiện được lòng khao khát tận hưởng cuộc sống củachủ thể trữ tình

Như vậy, vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào đọc hiểu văn bản thơ sẽ giúp học sinh hiểu được nội dung của bài thơ nhờ vào việc phát hiện những từ ngữ, hìnhảnh có liên quan đến nhau ở một phương diện nào đó Việc lí giải nội dung bằng trường nghĩa sẽ giúp học sinh tránh được cách đọc hiểu nội dung văn bản theo lối suy diễn, thiếu căn cứ Mặt khác, hướng dẫn học sinh cách tìm hiêu nội dung văn bản thơ dựa vào lí thuyết trường sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đúng nội dung văn bản thơ nhờ bám sát vào từ ngữ, hình ảnh của bài thơ

3.2 Tìm nhãn tự của bài thơ

Nhãn tự là điểm sáng trong một bài thơ làm phát lộ tài năng của người nghệ sĩ" Muốn tìm hiểu một bài thơ không thể bỏ qua các “nhãn tự” Cổ nhân đã từng

dạy : Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, soi vào đôi mắt sẽ thấy được hồn người, cái ẩn chứa sâu kín bên trong, cái vô thanh không thể nói được bằng lời, và với nhãn tự, qua đó có thể thấy được tất cả thông điệp người viết nhắn nhủ, tâm tư kí thác,

“đọc” được cái hồn của tác phẩm " Như vậy, để đọc hiểu được một bài thơ người

dạy và người học phải phát hiện ra được “nhãn tự” của bài thơ Vậy nhãn tự là gì?Nếu chiết tự, ta có cách hiểu sau: nhãn là mắt, tự là từ Nhãn tự là từ ngữ làm đôi

Trang 11

mắt cho cả bài thơ Theo Khổng Đức – Tạp chí Văn học và ngôn ngữ : Ngôn ngữ thơ luôn luôn quý sự hàm súc, chữ ít mà nghĩa nhiều ( quý hồ tinh bất quý hồ đa ) cho nên phải cân nhắc chọn lọc, tìm chữ hạ câu Một câu thơ, một đoạn thơ, một

bài thơ nếu tìm được nhãn tự và nói cho hết cái ý vị thâm trầm bên trong thì đó làhồn điệu của thơ vậy Đọc hiểu văn bản thơ trữ tình vì thế mà rất cần phát hiện vàphân tích được nhãn tự của câu thơ bài thơ

Minh họa 1: Đọc hiểu bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

Chiều tối được là bài thơ thứ 31 của tập “ Nhật kí trong tù” Cảm hứng của bàithơ được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo Bài thơ ghi lạicảm xúc của Bác đối với cảnh vật và cuộc sống con người trong một lần chuyểnlao qua một miền quê vùng sơn cước lúc chiều tối Bài thơ vẽ ra ra cảnh chiều tốinơi núi rừng- buồn vắng mà vẫn ánh lên sự sống ấm áp của con người qua đó bộc

lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòngnhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống Tất

cả những nội dung đó tập trung thể hiện ở nhãn tự của bài thơ

Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ này, giáo viên không thể bỏ qua việc chohọc sinh phát hiện ra nhãn tự của bài thơ Chữ “ hồng” trong câu thơ

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

chính là nhãn tự của bài thơ Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chínhcái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc chotoàn cảnh,làm sáng lên một ngọn lửa ấm nóng cho cả bài thơ Chữ “hồng” ấy thểhiện mạch vận động của cả bài thơ Ánh sáng nổi bật trong đêm tối như biểu tượngcho sự sống, niềm tin, niềm lạc quan về tương lại Chữ “hồng” nói như Hoàng

Trung Thông ''Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ'' Như vậy, khi

học sinh phát hiện phân tích được chữ “hồng” cũng có nghĩa là các em đã nắmđược tư tưởng chủ đạo của bài thơ

Minh họa 2 : Đọc hiểu bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương.

Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu hai câu đề của bài thơ, giáo viên đặt câu hỏi

để học sinh phát hiện từ thể hiện nội dung của cả hai câu thơ, nhãn tự của câu thơ

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non.

Từ “trơ” là nhãn tự của hai câu đề Tự tình là tâm sự của bà chúa, thơ bà chúa hấp dẫn bởi cách diễn đạt chua ngoa, đáo để nhưng lại văn hóa của bà Tự tình là tiếng nói trữ tình của bà trong không gian đêm khuya, là sự bẽ bàng buồn tủi của người đàn bà khao khát tình yêu hạnh phúc nhưng mãi tìm mà vẫn không có được.Nỗi niềm ấy được thâu tóm trong từ “trơ” Trơ là trơ trọi, bẽ bàng cũng là thách thức với cuộc đời, số phận Đó cũng là cách nói thể hiện bản lĩnh, cá tính của bà chúa thơ Nôm Như vậy, nếu học sinh phát hiện ra nhãn tự của câu thơ và phân

Trang 12

tích được giá trị của nó là các em đã hiểu được nội dung của hai câu thơ.

c/ Rèn luyện kĩ năng xác định nhịp điệu khi đọc thơ

Đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ trữ tình của nói riêng,trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể ngôn từ nghệthuật Đó là những dấu câu và ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu đoạn văn bản

Phân tích tác phẩm văn học không thoát ly văn bản có nghĩa là trước hếtphải bám sát các hình thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ýnghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quantrọng đối với thơ trữ tình Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc.Phân tích thơ trữ tình không thể không chủ ý đến phân tích nhịp thơ Để xác địnhnhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu vàlàm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm của nhịp điệu câu thơ trongmỗi thể thơ cũng là điều cần thiết Thường thường nhịp điệu câu thơ lục bát uyểnchuyển, mềm mại, thanh thoát, nhịp điệu thơ thất bát cú hài hoà, chặt chẽ, nhịp củathơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng, phong phú Chính vì thế giáo viên cầnphải rèn cho học sinh kĩ năng phát hiện và ngắt nhịp khi đọc thơ

Minh họa: Đọc hiểu bài thơ Vội Vàng

Khi dạy bài thơ Vội Vàng chúng ta cần yêu cầu học sinh phát hiện ra nhịp điệu

của câu thơ và đọc bài thơ theo cách ngắt nhịp đó Cách ngắt nhịp trong bài thơ rất

đa dạng và linh hoạt Những câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau có tác dụng tạo nhịp vàngắt nhịp nhanh, mạnh, uyển chuyên, linh hoạt Nhịp thơ cũng góp phần thể hiệnnhững cung bậc cảm xúc của nhà thơ Xuân Diệu Đoạn đầu của bài thơ với nhữngcâu thơ năm chữ nhịp 2/3 nhanh, mạnh thể hiện được ước muốn mạnh mẽ, táo bạocủa thi nhân

Tôi muốn/ tắt nắng đi Cho màu/ đừng nhạt mất Tôi muốn/ buộc gió lại Cho hương/ đừng bay đi

Đoạn thơ tiếp theo là giọng vui tươi, háo hức trong những câu thơ dài miêu tả bứctranh thiên đường nơi trần thế nhịp thơ biến đổi linh hoạt thể hiện được những chuyển biến cảm xúc của chủ thể trữ tình

Của ong bướm/ này đây/ tuần tháng mật Này đây hoa/ của đồng nội/ xanh rì Này đây lá/ của cành tơ /phơ phất Của yến anh/ này đây/ khúc tình si

Và này đây/ ánh sáng chớp hàng mi

Trang 13

Mỗi buổi sớm/ thần Vui hằng gõ cửa

Qua nhịp điệu của bài thơ, học sinh sẽ đọc được cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ Đây là một trong những yếu tố cần thiết gợi được hứng thú, cảm xúc cho các em khi đọc hiểu văn bản thơ

IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Với 3 biện pháp đọc hiểu sáng tạo vừa trình bày kết hợp với những cách đọchiểu thường sử dụng khi đọc thơ trữ tình trong quá trình thực nghiệm đề tài tôinhận thấy đây là những cách đọc hiểu mang lại hiệu quả cho việc giảng dạy thơtrong nhà trường phổ thông Cách đọc hiểu này giúp học sinh hứng thú hơn tronggiờ học vì khi vận dụng phương pháp này giáo viên thường đặt ra những câu hỏi

mà học sinh phải tư duy, phải biết phát hiện vấn đề chứ không chỉ dựa vào câu trảlời có sẵn trong sách tham khảo Mặt khác, phương pháp đọc hiểu này phát huyđược tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc đọc hiểu văn bản thơ từ đóhình thành cho các em các kĩ năng tự đọc hiểu Điều nay rất phù hợp với địnhhướng đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay Thông qua cách vận dụng các kĩnăng đọc hiểu sáng tạo trong quá trình dạy đọc văn, giáo viên sẽ định hướng chocác học sinh kĩ năng đọc hiểu một bào thơ, nhờ đó khi học sinh có thể dễ dàng đọchiểu một văn bản mới ở các bài kiểm tra

Sau khi áp dụng đề tài Một số biện pháp đọc hiểu sáng tạo văn bản thơ trong

chương trình Ngữ Văn 11chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một nội dung, triển

khai cùng một đáp án về kiến thức của một văn bản thơ vừa đọc hiểu cho hai lớp

11 bằng hình thức tự luận Đối chiếu kết quả lớp đã áp dụng trên (lớp thực nghiệm 11A3) và lớp chưa áp dụng phương pháp này (lớp đối chứng 11A8) Kết quả đạt

được cụ thể như sau:

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA CỦA HỌC SINH LỚP ĐỐI CHỨNG VÀ LỚP THỰC NGHIỆM

Trang 14

Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành phát phiếu điều tra mức độ hứng thú và khả năng vận dụng kĩ năng đọc hiểu sáng tạo của học sinh khi tiếp cận với một văn bảnthơ trữ tình mới Kết quả như sau

Lớp /sỉ số Mức độ hứng thú khi đọc

hiểu văn bản thơ

Khả năng vận dụng kĩ năng đọc- hiểu văn bản thơ khi làm bài kiểm tra

V ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Nhu cầu đổi mới toàn diện giáo dục là nhu cầu cấp bách hiện nay Nếu khôngthay đổi cách dạy và học nền giáo dục nước ta sẽ không đáp ứng được nhiệm vụđào tạo con người có đủ năng lực, phẩm chất cho thời đại mới Trước yêu cầu bứcthiết đó, mỗi giáo viên cần phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổimới phương pháp để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục Đối với môn Ngữ văn– một môn học có vị trí quan trọng nhưng không dễ tiếp cận thì người thầy phải làngười có đủ kiến thức, đủ say mê để truyền lửa cho các em ĐỌC – HIỂU SÁNGTẠO VĂN BẢN THƠ là một cách học chủ động, thông minh đáp ứng nhu cầu thờiđại, phù hợp đặc thù môn học

Trên cơ sở những nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi đã tiến hành vận dụngcách đọc hiểu đã nêu Qua kết quả thu được, bước đầu có thể thấy những kết quả

có được khi vận dụng đề tài là khả quan và có tính khả thi Tuy nhiên, để có thểvận dụng phương pháp này cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía:

+ Đối với giáo viên: để có thể tiến giảng dạy theo cách trên thì nhất thiết phảihướng dẫn học sinh những công việc cần chuẩn bị bài ở nhà vào cuối tiết họctrước, bản thân giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, cung cấp thêm cho học sinh nhưng kiến thức về lí luận văn học ở đặc

Ngày đăng: 09/08/2017, 13:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w