BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN ----o0o---- HUỲNH THỊ NGỌC CHI THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
o0o
HUỲNH THỊ NGỌC CHI
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI, PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN
Khánh Hòa, 2017
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Lý Thủy Sản
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
o0o
HUỲNH THỊ NGỌC CHI
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ TẠI CẢNG CÁ ĐÔNG HẢI, PHAN RANG - THÁP CHÀM, NINH THUẬN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S NGUYỄN TRỌNG LƯƠNG
Khánh Hòa, 2017
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản Lý Thủy Sản
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài : “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Đông Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận”
Hiện vật: Quyển đồ án tốt nghiệp; Đĩa CD
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Kết luận:
Khánh Hòa, ngày……tháng ……năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang 4PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài : “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng
cá Đông Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận”
Hiện vật: Quyển đồ án tốt nghiệp; Đĩa CD
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Kết luận:
Khánh Hòa, ngày…… tháng …… năm 2017
NGƯỜI PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là đồ án tốt nghiệp của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong bài báo cáo là trung thực do tôi thu thập và phân tích Các thông tin trích dẫn trong bài báo cáo đều được ghi rõ nguồn gốc
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2017
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng khai thác và quản lý dịch
vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận” tôi xin chân thành cảm ơn tới:
Qúy Thầy Cô Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy Nguyễn Trọng Lương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn đến:
Tập thể cán bộ Chi cục thủy sản tỉnh Ninh Thuận, Ban Quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận, cảng cá Đông Hải đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận thực tế, điều tra thực trạng dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cũng như công tác quản lý dịch vụ hậu cần của cảng
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN v
LỜI CẢM ƠN vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ xiv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Một số nghiên cứu khoa học về dịch vụ hậu cần nghề cá 3
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 4
1.2 Một số đặc điểm về nghề cá tỉnh Ninh Thuận 6
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 6
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận 6
1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Rang- Tháp Chàm 8
1.2.2 Đặc điểm dân cư và lao động 8
1.2.2.1 Đặc điểm dân cư và lao động tỉnh Ninh Thuận 8
1.2.2.2 Đặc điểm dân cư và lao động thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 9
1.2.3 Tài nguyên nguồn lợi vùng biển tỉnh Ninh Thuận 9
1.2.3.1 Đặc điểm nguồn lợi thủy sản 9
1.2.3.2 Sản lượng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã khai thác 9
1.2.3.3 Số lượng tàu thuyền 11
1.3 Giới thiệu chung các công trình cảng cá, bến cá tỉnh Ninh Thuận 12
1.3.1 Cảng cá Cà Ná 12
1.3.2 Cảng cá Đông Hải 12
1.3.3 Cảng Ninh Chữ 12
1.3.4 Bến cá Mỹ Tân 13
1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nội quy của cảng cá Đông Hải 13
1.4.1 Bộ máy tổ chức 13
Trang 81.4.1.1 Bộ máy tổ chức Ban Quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận 13
1.4.1.2 Bộ máy tổ chức tại cảng cá Đông Hải 14
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của cảng 17
1.4.2.1 Chức năng 17
1.4.2.2 Nhiệm vụ 18
1.4.3 Nội quy của cảng 21
1.4.3.1 Thời gian hoạt động 21
1.4.3.2 Nội quy và công tác thực hiện 21
1.4.4 Cách thức, quy trình của công tác quản lý cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cảng Đông Hải 30
1.4.4.1 Thu phí sử dụng hè đường và lề đường, bến bãi 30
1.4.4.2 Thu phí sử dụng mặt bằng 30
1.4.4.3 Thu tiền thuê cơ sở, hạ tầng 31
1.4.4.4 Cách thức xử lý các trường hợp không tự giác nộp tiền thuê cơ sở hạ tầng tại cảng 31
1.4.5 Cách thức, quy trình để thực hiện quản lý tàu thuyền, phương tiện vận tải ra vào cảngThủ tục cho tàu thuyền 32
1.4.5.1 Thủ tục cho tàu thuyền 32
1.4.5.2 Thủ tục cho các phương tiện vận tải khác 33
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Nội dung nghiên cứu 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 35
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 36
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 37
2.2.4 Phương pháp đánh giá 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1 Khái quát về cơ cấu tổ chức tại cảng cá Đông Hải 39
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về cảng cá Đông Hải 39
3.1.2 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần tại cảng 39
3.1.2.1 Đặc điểm luồng lạch và giới hạn vị trí vùng nước cảng 39
Trang 93.1.2.2 Hệ thống cầu cảng 42
3.1.2.3 Vị trí neo đậu và thiết bị đảm bảo an toàn hàng hải 44
3.1.2.4 Kho bãi, khu sơ chế, bảo quản 45
3.1.2.5 Hệ thống xử lý nước thải 45
3.1.2.6 Những cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho tàu cá tại cảng 49
3.2 Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá 59
3.2.1 Thực trạng khai thác dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng 59
3.2.1.1 Số lượng tàu thuyền đăng ký hoạt động tại cảng 59
3.2.1.2 Số lượt tàu thuyền cập cảng 60
3.2.1.3 Số lượng hàng hóa cập cảng 63
3.2.1.4 Số lượng xe hàng hóa cập cảng 66
3.2.1.5 Tình hình doanh thu của cảng, mức phí cho từng phương tiện 67
3.2.1.6 Đánh giá thực trạng khai thác các dịch vụ hậu cần nghề cá 71
3.2.2 Thực trạng quản lý các dịch vụ hậu cần nghề cá 74
3.2.2.1 Hoạt động kiểm tra, giám sát tàu cá tại cảng 74
3.2.2.2 Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa của các phương tiện qua cảng 75
3.2.2.3 Công tác giữ gìn an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường 76
3.2.2.4 Công tác phòng chống lụt bão 78
3.2.2.5 Đối với công tác PCCC 78
3.2.2.6 Công tác phối hợp giữa ban quản lý cảng cá với các cơ quan hữu quan 79
3.2.2.7 Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 81
3.2.3 Đánh giá chung về khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải 81
3.2.3.1 Đánh giá chung 81
3.2.3.2 Những mặt thuận lợi 82
3.2.3.3 Những mặt khó khăn 82
3.2.3.4 Thành tích đạt được 84
3.2.3.5 Đánh gía năng lực của đội ngũ quản lý 86
3.3 Đề xuất phương án khai thác và quản lý hiệu quả các dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải 87
Trang 103.3.1 Giải pháp hỗ trợ tàu thuyền neo đậu 87
3.3.2 Giải pháp hỗ trợ hoạt động thu mua sản phẩm hải sản khai thác 87
3.3.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải 89
3.3.3.1 Về công tác quản lý điều hành 89
3.3.3.2 Đối với công tác giữ gìn ANTT 90
3.3.3.3 Đối với công tác VSMT 90
3.3.3.4 Giải pháp mở rộng quy mô, phát triển các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá và công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác thủy sản 91
3.3.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác hải sản 92
3.3.3.6 Giải pháp nâng cao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
KẾT LUẬN 93
KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 98
Trang 11SNNPTNN : Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tính theo các đối tượng khai thác chính (2013-2016)
của tỉnh Ninh thuận 10
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận (2010 - 2016) 11
Bảng 1.3: Mức độ chấp hành nội quy của các cơ sở kinh doanh, sản xuất tại cảng Đông Hải 22
Bảng 2.1: Phân bổ phiếu điều tra theo công suất tàu 35
Bảng 3.1: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về nguyên liệu của cảng cá Đông Hải theo nhóm tàu 49
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về nước đá của cảng cá Đông Hải theo nhóm tàu 50
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về khả năng đáp ứng về ngư cụ và sửa chữa tàu thuyền của cảng cá Đông Hải theo nhóm tàu 51
Bảng 3.4: Phân chia khu vực của các cơ sở doanh nghiệp cảng cá Đông Hải theo chức năng 53
Bảng 3.5: Kết quả điều tra số lượng cơ sở hoạt động có mái che và không có mái che tại cảng cá Đông Hải 53
Bảng 3.6: Kết quả điều tra diện tích các cơ sở tại cảng cá Đông Hải 54
Bảng 3.7: Kết quả điều tra mức phí thuê cơ sở trên một m2 tại cảng cá Đông 54
Bảng 3.8: Kết quả điều tra về phí mặt bằng tại theo năm tại cảng cá Đông Hải 55
Bảng 3.9: Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của các cơ sở đối với công tác quản lý 56
Bảng 3.10: Kết quả điều tra về việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác được của ngư dân cảng cá Đông Hải 57
Bảng 3.11: Số lượng tàu thuyền đăng ký hoạt động tại cảng cá Đông Hải theo công suất năm 2016 59
Bảng 3.12: Cơ cấu độ tuổi lao động nghề cá tại cảng cá Đông Hải năm 2016 60
Bảng 3 13: Số lượng tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 61 Bảng 3.14: Số lượt tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải theo tháng năm 2016 62
Trang 13Bảng 3.15: Sản lượng hàng hóa cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 63 Bảng 3.16: Sản lượng hải sàn cập cảng cá Đông Hải qua các năm (2012 - 2016) 64 Bảng 3.17: Sản lượng hàng hóa qua cảng cá Đông Hải qua từng tháng 65 Bảng 3.18: Năng suất bốc xếp hàng hóa 65 Bảng 3.19: Số lượt xe hàng ra vào cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 66 Bảng 3.20: Số lượng xe hàng qua cảng cá Đông Hải theo từng tháng 67 Bảng 3 21: Đánh giá doanh thu đạt được của cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 69 Bảng 3 22: Tổng doanh thu của cảng cá Đông Hải qua các năm (2012-2016) 70 Bảng 3.23: Bảng kết quả khảo sát khả năng đáp ứng an toàn khi tàu cập cảng cá Đông Hải 73 Bảng 3.24: Mức độ kiểm tra, giám sát tàu cá 75 Bảng 3.25: Mức độ kiểm tra và giám sát công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa 75 Bảng 3.26: Tình hình vệ sinh môi trường cảng cá Đông Hải 77 Bảng 3.27: Trình độ học vấn và độ tuổi của đội ngũ quản lý cảng cá Đông Hải 86
Trang 14DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận 13
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức cảng cá Đông Hải 14
Hình 3.1: Mặt bằng tổng thể cảng cá Đông Hải 41
Hình 3.2: Mặt bằng hệ thống cầu cảng 42
Hình 3.3: Một phần mặt bằng bến cập tàu 44
Hình 3.4: Mặt bằng tổng thể hệ thống thoát nước 46
Hình 3.5: Hoạt động kinh doanh và buôn bán tại cảng cá Đông Hải 47
Hình 3.6: Biểu đồ về việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác được của ngư dân của cảng cá Đông Hải 57
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện số lượng tàu thuyền theo công suất của cảng cá Đông Hải năm 2016 57
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện số lượng tàu thuyền cập cảng cá Đông Hải từ năm 2012 đến năm 2016 59
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện số lượng hàng hóa cập cảng cá Đông Hải từ năm 2012 đến năm 2016 61
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện doanh thu của cảng cá Đông Hải từ năm 2012 đến năm 2016 63
Trang 15MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có đủ điều kiện để phát triển toàn diện ngành thủy sản vì có nhiều thuận lợi như có đường bờ biển kéo dài 3.260 km, biển nhiệt đới tương đối ẩm thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản, vùng biển đặc quyền kinh
có giá trị xuất khẩu cao, có nguồn lao động dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, các phương tiện tàu thuyền đang ngày càng được đầu tư và đẩy mạnh, thị trường xuất khẩu đang ngày càng được mở rộng cũng chính
vì thế mà khai thác hải sản có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và bảo vệ
an ninh, chủ quyền trên các vùng biển nước ta Tuy nhiên, nguồn lợi và năng suất khai thác ngày càng có nhiều biến động, đặc biệt là nguồn lợi ven bờ đang có xu hướng giảm trong khi đánh bắt xa bờ chưa phát huy được thế mạnh do thiếu dịch vụ hậu cần nghề cá, mặc dù Chính phủ và các địa phương đã đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá ở các vùng khai thác trọng điểm và các tỉnh, song dịch
vụ hậu cần nghề cá trên các vùng biển nước ta vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm
năng và yêu cầu phát triển
Cảng cá không chỉ là nơi cho tàu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng thủy sản mà nó còn thực hiện nhiều chức năng khác gắn liền với họat động của nó, ở đó có các hoạt động như quản lý tàu thuyền, xếp dỡ, xử lý, chế biến và mua bán hải sản, cung cấp các dịch vụ hậu cần như lương thực, thực phẩm, ngư cụ, nhiên liệu và các nguyên vật liệu khác cho tàu cá nhằm phục vụ cho công tác đánh bắt cá trên biển đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo quản, vận chuyển cá và tiến hành sửa chữa, đóng mới tàu thuyền cùng các dịch vụ khác Qua đó ta có thể thấy vai trò quan trọng của dịch vụ hậu cần nghề cá đối với việc phát triển kinh tế thủy sản nước ta nói chung và kinh tế thủy sản
của từng địa phương nói riêng Một tỉnh có ngành thủy sản phát triển hay không phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm tự nhiên, nguồn lao động… trong đó không thể không kể đến đó là các dịch vụ hậu cần nghề cá, khi các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng phát triển tại các tỉnh ven biển như Cà Mau, Kiên Giang, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, tuy có khác nhau về quy mô, cách thức hoạt
Trang 16động nhưng nhìn chung nó đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai khác, nâng cao đời sống cho ngư dân, phát triển nghề cá địa phương…Trong đó một trong những tỉnh có các dịch vụ hậu cần phát triển là tỉnh Ninh Thuận với 3 cảng
cá là Cảng cá Đông Hải, Cảng cá Cà Ná, cảng Ninh Chữ và Bến cá Mỹ Tân Có thể thấy cảng cá Đông Hải là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Ninh Thuận, dù là một cảng cá lớn của tỉnh nhưng thực chất những dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng Đông Hải đã khai thác hết tiềm năng của nó hay chưa hay công tác quản lý dịch vụ hậu cần tại cảng đã phù hợp hay chưa, để giải đáp những vấn đề đó tôi thực hiện đề tài “Thực trạng khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá Đông Hải, Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận” nhằm chỉ ra được thực trạng khai thác và quản
lý dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng để từ đó làm cơ sở đưa ra được các giải pháp nâng cao hoạt động khai thác và quản lý dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng để làm sao cho hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ dừng lại ở việc đơn lẻ mà còn phải xây dựng chương trình, mục tiêu phát triển, kế hoạch hoạt động và quan trọng là hoạt động phải có sự gắn kết từ khâu đầu vào, đánh bắt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động hậu cần nghề cá nói chung và tại cảng Đông Hải nói riêng
Trang 171 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số nghiên cứu khoa học về dịch vụ hậu cần nghề cá
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Ở Philippin các ngành công nghiệp đánh bắt đã đóng góp 1.8% vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước Năm 2015, xuất khẩu thủy sản đạt giá trị 1.5 tỷ USD [15] Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, Philippin chủ trương phát triển các trung tâm nghề cá đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan phát triển thủy sản Philippin Các trung tâm này có nhiều chức năng, vừa là nơi neo đậu, tránh trú bão, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền và cũng là nơi chợ tiêu thụ sản phẩm Các thủ tục tại cảng được đơn giản hóa và được PFDA hỗ trợ về thị trường, do đó giảm được thời gian các sản phẩm thủy sản từ cảng đến người tiêu dùng PFDA đã phát triển các cảng cá trở thành một tổ hợp công nghiệp phục vụ hậu cần nghề cá, với các mục đích kinh doanh như: Cho thuê đối với khu vực tư nhân để đóng hộp cá, chế biến và dịch vụ liên quan khác, tiếp thị thương mại và công nghiệp liên quan đến thủy sản Các dịch vụ hậu cần nghề
cá được cung cấp như: Dịch vụ ngân hàng, viễn thông, điện nước trong khu vực cảng được hỗ trợ đầy đủ Công tác bốc dỡ và tiếp thị cá, các sản phẩm thủy sản được tổ chức cả ở thị trường trong nước và nước ngoài, chế biến, làm lạnh các sản phẩm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tủ đông lạnh, kho lạnh và các thiết bị cho chế biến thủy sản tươi sống, dịch vụ các hoạt động sửa chữa, nhiên liệu, nước, dầu, vận chuyển nước
đá và chuyển tải sản phẩm, cung cấp thông tin cơ sở, không gian văn phòng, mặt bằng cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản [7]
Theo các nhà khoa học về nghề cá ở Nhật Bản thì nhiệm vụ quản lý cảng cá, khu neo đậu, chế biến, đóng mới và sửa chữa tàu được gắn chặt với nhiệm vụ quản
lý tàu thuyền, chống đánh bắt bất hợp pháp, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đánh bắt hải sản trước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thủy sản và các hoạt động đó rất được Nhật Bản quan tâm Ở Nhật Bản quản lý cảng cá được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán đấu giá các sản phẩm thủy sản nhằm
Trang 18hạn chế mức tối đa thiệt thòi của người bán cá, đồng thời tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác Cảng cá, bến cá, khu neo đậu không chỉ là cơ sở phục vụ cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối, chế biến hải sản, ngoaì ra còn đóng vai trò quan trọng như một cơ sở cho xã hội làng chài [2]
Ở Indonesia: Cảng cá Jakarta không chỉ là một cảng đánh cá mà còn là nơi tiếp thị, trung tâm phân phối của các mặt hàng hóa thủy sản, ngoài ra nó còn là nơi phục
vụ như một trung tâm chế biến các mặt hàng hải sản khác nhau để xuất khẩu và quan trọng hơn khi nó còn đóng vai trò như một nơi để xác định xuất xứ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm các sản phẩm thủy sản từ cảng này xuất khẩu ra các thị trường ngoài nước [7]
Ở Đức cảng cá hoạt động theo hai cơ quan và tất cả các phương tiện, cơ sở vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được điều hành bởi các công ty tư nhân, vai trò của các công ty thương mại tại các cảng cá bao gồm: Quản lý, điều hành và bảo trì của tất cả các cơ sở vật chất được giao, hỗ trợ thương mại thủy sản, xếp dỡ, vận tải hàng hóa [7]
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nghề cá nước ta, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển, ngoài việc đáp ứng nhu cầu
đi biển cho tàu thuyền còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân và người dân trong và ngoài tỉnh
Theo tác giả Trương Bá Thanh và Lê Bảo đã nghiên cứu thì trong quá trình phát triển của ngành thủy sản, sự phát triển của dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Tuy nhiên, trong những năm vừa qua sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá vùng duyên hải miền Trung vẫn còn quá nhiều mặt tồn tại cần khắc phục như: Mạng lưới dịch vụ hậu cần chưa được bố trí một cách phù hợp theo các tuyến sản xuất và các vùng nguyên liệu, các khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền, cơ sở sản xuất nước đá, cơ sở kinh doanh phục vụ nghề cá, các cơ sở sửa chữa tàu thuyền vẫn chỉ hình thành một cách tự phát
Trang 19theo cơ chế thị trường, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Sự phát triển của hệ thống cảng cá, bến cá, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá, sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch
vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản và các hoạt động phục vụ khai thác hải sản khác như hoạt động thông tin ngư trường nguồn lợi, hoạt động phòng chống lụt bão và phục vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, công tác đăng kiểm quản lý chất lượng tàu cá và các trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành khai thác thủy sản Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng, khó khăn tồn tại để từ đó đề xuất
ra các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: Nâng cấp hệ thống cảng cá, bến cá, nâng cấp các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch vụ thu mua [5]
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản thì yêu cầu về an toàn sản xuất cho tàu thuyền tham gia hoạt động thủy sản, yêu cầu về cơ sở hạ tầng nghề cá phục vụ cho khai thác hải sản càng trở nên cấp thiết Việc hoạt động của các cảng cá này đang đóng góp tích cực vào việc lưu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển phát triển Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực hậu cần nghề cá mà trực tiếp là hoạt động của các cảng cá trong cả nước còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần khắc phục, đặc biệt là trong công tác quản lý cảng cá, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động, công tác kiểm soát môi trường Hiện nay, công tác quản lý cảng cá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Ban quản lý cảng, hầu hết cảng cá đều dừng lại ở nhiệm vụ thu phí dịch vụ và quản lý cơ sở vật chất nên chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi đầu tư xây dựng cảng Đây là áp lực lớn đối với hậu cần nghề cá, đặc biệt là cảng cá Việt Nam vốn dĩ có cơ sở vật chất nghèo nàn, chiều dài cầu bến hạn chế và đang trong tình trạng xuống cấp Việc kiểm soát nơi neo đậu của tàu thuyền cũng gặp khó khăn, số lượng tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang, thậm chí neo đậu ngay trong vùng nước cảng cá nhưng không theo quy định vẫn diễn ra gây mất an toàn giao thông, gây khó khăn cho công tác quản lý cảng Cảng cá hiện nay không có kế hoạch kiểm soát, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, các chất thải lỏng, rắn được xả trực tiếp xuống môi trường nước
Trang 20thuộc khu vực cảng Vùng nước cảng được người sử dụng nhìn nhận như là nơi thải chất bẩn, nước thải Do đó, vấn đề quản lý cảng cá, quản lý hoạt động cảng rất còn chồng chéo, phức tạp và gặp nhiều khó khăn [4]
Theo đề án nâng cao năng lực đánh bắt hải sản của ngư dân Đà Nẵng của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác xa bờ của ngư dân thành phố Đà Nẵng, trong đó giải pháp quan trọng là phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá để nâng cao năng lực khai thác hải sản của thành phố [11]
Theo thạc sĩ Trần Viết Phương, công tác quản lý khai thác hải sản được đề xuất theo hướng gắn kết với công tác dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản lại và đồng thời
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố [8]
1.2 Một số đặc điểm về nghề cá tỉnh Ninh Thuận
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận
thành phố, chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên và dân số của tỉnh chiếm 0,64% dân
số so với cả nước [15]
Trang 21Địa hình
Địa hình lãnh thổ tương đối dốc, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao gồm: Núi chiếm 63,2%; Đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%; Đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [15]
Bờ biển Ninh Thuận có dạng bờ kiểu Riac nguyên sinh đang bị mài mòn, đồng thời có những đầm, vũng ăn sâu vào đất liền như: đầm Nại, đầm Cà Ná, đầm Sơn Hải, đầm Vĩnh Hy và dọc bờ biển có các sông, suối ngắn đổ ra các vũng, đầm tạo nên những nơi đậu tàu thuyền tự nhiên khá thuận lợi [15]
Khí hậu
Lượng mưa trung bình 700-800 mm, độ ẩm không khí 75-77%, ít mưa và nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, với các đặc trưng là khô hanh, nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 1.670 đến 1.827mm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
Một số nét thuỷ hải văn vùng biển
Vùng biển Ninh Thuận nằm trong khu vực nước trồi mạnh nhất Hệ sinh thái nước trồi năng suất sinh học cao, giàu có và phong phú sinh vật phù du, thực vật và động vật làm thức ăn cho nhuyễn thể, động vật cấp thấp, cấp cao có giá trị kinh tế
Vì vậy, vùng nước trồi thường có ngư trường lớn với nhiều đối tượng nguồn lợi hải sản khai thác có giá trị kinh tế cao
Với điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, vùng biển, khí hậu thuỷ văn như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ sản Ninh Thuận phát triển thông qua việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế với các tỉnh khác
Trang 221.2.1.2 Điều kiện tự nhiên thành phố Phan Rang- Tháp Chàm
Vị trí địa lý
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm phía Bắc giáp huyện Ninh Hải, phía Nam giáp huyện Ninh Phước, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn- Bác Aí, phía Đông giáp biển Đông, có vị trí là đầu mối tại khu vực ngã ba giữa trục giao thông Quốc lộ 1A và quốc
lộ 27 Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa và khoa học kỹ thuật tại tỉnh Ninh Thuận, đồng thời là hạt nhân kết nối các huyện trong tỉnh và các tỉnh để phát triển kinh tế, xã hội [16]
Khí hậu
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có thời tiết khô hạn bởi có nhiều rạng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây - Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến
Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80%, các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh
Khí hậu thành phố Phan Rang - Tháp Chàm rất khô và là vùng khô hạn nhất Việt Nam với lượng mưa hàng năm rất ít
Độ pH của đất rất lớn: Thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5) Có những loại đất đặc biệt như đất kiềm (pH > 7,5) chỉ có ở vùng Phan Rang [16]
1.2.2 Đặc điểm dân cư và lao động
1.2.2.1 Đặc điểm dân cư và lao động tỉnh Ninh Thuận
Dân số trung bình năm 2011 có 669.000 người, mật độ dân số trung bình 180
Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 40% Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 51,99% công nghiệp xây dựng chiếm 15% và các ngành dịch vụ chiếm 33,01% [13]
Trang 23Nhìn chung nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh đặc biệt là ngành thủy sản Tuy nhiên, lao động có kỹ thuật và trình độ còn hạn chế, cần được nâng cao chất lượng và tăng cường đào tạo lao động có tay nghề trong ngành thủy sản và các ngành khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
1.2.2.2 Đặc điểm dân cư và lao động thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
phố có tổng cộng 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường: Bảo An, Đài Sơn, Đao Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Mỹ Hương, Phủ Hà, Phước Mỹ, Tấn Tài, Thanh Sơn, Văn Hải và xã Thanh Hải, với tổng dân số 191.730 người [16]
1.2.3 Tài nguyên nguồn lợi vùng biển tỉnh Ninh Thuận
1.2.3.1 Đặc điểm nguồn lợi thủy sản
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại Ngoài ra, còn có
hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển các ngành thủy sản [13]
1.2.3.2 Sản lượng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đã khai thác
Sản lượng thủy sản khai thác được của tỉnh Ninh Thuận những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên, được thể hiện qua bảng 1.1
Trang 24Bảng 1.1: Sản lượng khai thác tính theo các đối tượng khai thác chính
(2013-2016) của tỉnh Ninh thuận
2016
Tổng sản lượng Tấn 66.300 71.655 76.250 80.478 Hải sản có giá trị
Các loại hải sản có kinh tế chiếm tỷ lệ thấp mà chủ yếu là các lợi hải sản khác như cá xô, cá tạp
Thuận lợi
Nguồn lợi hải sản phong phú, có nhiều bãi cá đáy, cá nổi ổn định và nhiều bãi rạn san hô là nơi cư trú sinh sản của các loài hải sản quý hiếm
Trang 25Ngư trường nước sâu và nằm trên đường di cư của các loài hải sản có nguồn gốc đại dương như (cá thu, cá ngừ ) nên thuận lợi cho việc sản xuất quanh năm (cả
vụ Bắc và vụ Nam)
Cửa biển nước sâu (đầm Vĩnh Hy sâu 5m trở lên) làm nơi trú đậu tàu thuyền lớn khá thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm nghề cá như: Cà Ná, Đông Hải, Khánh Hội
Hạn chế:
Dọc theo bờ biển có nhiều bãi ngang, ít đầm vịnh
1.2.3.3 Số lượng tàu thuyền
Cơ cấu tàu thuyền tỉnh Ninh Thuận đang chuyển biến qua các năm được thể hiện qua bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2: Thống kê số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận (2010 - 2016)
Năm Số lượng (chiếc) Công suất (cv)
(Nguồn: Chi cục thủy sản Ninh Thuận)
Số lượng tàu cá tỉnh Ninh Thuận tăng qua các năm ngư dân có xu hướng phát triển tàu thuyền có công suất lớn và giảm tàu thuyền có công suất nhỏ mang đến những mặt tích cực sau: Tăng khả năng đánh bắt xa bờ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng năng suất khai thác cải thiện sinh kế cho ngư dân, tăng tính an toàn cho người
và tàu cá
Trong đó thành phố Phan Rang- Tháp Chàm có bờ biển dài 8 km, bờ biển có độ dốc thấp, bãi cát rộng, cửa biển Đông Hải của thành phố gắn liền với ngư trường biển của tỉnh Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước
Trang 261.3 Giới thiệu chung các công trình cảng cá, bến cá tỉnh Ninh Thuận
1.3.1 Cảng cá Cà Ná
Cảng cá Cà Ná thuộc xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, được khởi công năm
1996, đưa vào quản lý sử dụng cuối năm 2000 với tổng giá trị đầu tư 22,11 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách tập trung
Các hạng mục đầu tư: bến cập tàu dài 200 m, luồng chạy tàu và vũng đậu tàu 3,6m), diện tích vũng đậu tàu 5 ha, hệ thống kè bảo vệ đê hữu ngạn - tả ngạn, đường nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng…
(-Quy mô công suất cảng phục vụ tối đa 500 chiếc tàu các loại dưới 140CV, trong khi đó thực tế năm 2005 có khoảng 600 - 800 chiếc tàu cá trong và ngoài tỉnh thường xuyên ra vào neo đậu
Cầu cảng được thiết kế dài 265m, phục vụ từ 336 – 400 tàu có công suất dưới
140 cv, trước đây luồng của cảng cá Đông Hải có thể phục vụ cho tàu có công suất
450 cv Do lũ lụt hàng năm từ thượn nguôn đổ về, kéo theo phù xa bồi lắng làm cho cảng và hệ thống luồng lạch của cảng bị cạn nước
Trang 27Được khởi công năm 1999, đưa vào quản lý sử dụng tháng 7/2003 với tổng giá trị đầu tư 44,262 tỷ đồng bằng nguồn vốn biển Đông và hải đảo
Các hạng mục đầu tư như: Bến cập tàu dài 120 m, luồng chạy tàu và vũng đậu
600 chiếc tàu cá loại dưới 200 CV và tàu hàng có trọng tải 300 - 500 tấn
1.3.4 Bến cá Mỹ Tân
Bến cá Mỹ Tân thuộc xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, diện tích sử dụng khoảng 9 ha, trong đó vùng nước 4 ha và khu đất lấn biển làm khu dịch
Bến cá Mỹ Tân được khởi công đầu năm 2001, đưa vào quản lý sử dụng cuối năm
2002 với tổng giá trị đầu tư 8,138 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tập trung Các hạng mục đầu tư: Bến cập tàu dài 52,41 m; độ sâu 3,2m; diện tích vũng đậu
Quy mô công suất bến phục vụ khoảng 250 chiếc tàu cá loại dưới 140 CV
1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và nội quy của cảng cá Đông Hải 1.4.1 Bộ máy tổ chức
1.4.1.1 Bộ máy tổ chức Ban Quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ban quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận
Trang 28Bộ máy ban quản lý khai thác các cảng cá Ninh Thuận gồm có:
Ban Giám đốc: gồm 3 người là: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc
Phòng Tổ chức – Hành chính: Gồm 5 người gồm 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2
nhân viên và 1 văn thư
Phòng Kế hoạch – Tài chính: Gồm 5 người, trong đó có 1 Trưởng phòng, 1 Phó
phòng và 3 nhân viên
Phòng Quản lý công trình: Gồm 4 người, trong đó có 1Trưởng phòng, 1Phó phòng
và 2 nhân viên
1.4.1.2 Bộ máy tổ chức tại cảng cá Đông Hải
Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức cảng cá Đông Hải
Tổ chức cảng cá Đông Hải: Tổng số cán bộ viên chức 20 người, trong đó: Lãnh đạo 2 người: 01 trưởng cảng và 01 phó cảng, tổ thu phí 08 người: 01 tổ trưởng và 07 nhân viên thu phí, đội bảo vệ kiểm soát 10 người: 01 đội trưởng, 05 nhân viên bảo vệ kiểm soát, 02 nhân viên xử lý nước thải và 02 nhân viên vệ sinh
Trang 29Chức năng nhiệm vụ cụ thể:
Ông: Trần Thái Tuấn (Phó phụ trách)
Chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động bộ máy của cảng cá Đông Hải và hoạt động trạm xử lý nước thải, công tác tài chính
Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác thu phí, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lưu trữ các hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý công trình
và một số nhiệm vụ khác khi Ban giám đốc yêu cầu
Ông: Đỗ Minh Sáu (Phó cảng)
Chịu trách nhiệm tham mưu mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp phụ trách công tác PCCC, xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh ATTP- VSMT, công tác an ninh trật tự; xây dựng kế hoạch, dự án duy tư, bảo dưỡng hệ thống công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ và kế hoạch, công tác khác khi cần thiết
Tổng hợp, lưu trữ, theo dõi, kiểm tra CBVC trong đơn vị thực hiện quy chế đơn
vị và các nhiệm vụ thường xuyên
Kiểm tra chất lượng vệ sinh ATTP các hộ kinh doanh, theo dõi tổng hợp, cập nhật thông tin hàng tuần, tháng vào theo dõi ATTP và thực hiện một số nhiệm vụ khi Trưởng cảng yêu cầu
Ông: Lê Minh Hương (Tổ trưởng tổ thu phí)
Trực tiếp điều hành tổ thu phí, chịu trách nhiệm về công tác thu tiền xử lý nước thải, kiểm tra, tổ thu theo đúng tiến độ, kế hoạch năm của đơn vị Phối hợp với phòng Đăng kiểm tàu cá, trạm biên phòng nắm bắt số lượng tàu thuyền địa phương
Chủ động phối hợp với đội BVKS tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp hỗ trợ lẫn nhau nhằm để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau: Thu phí, cơ sở
hạ tầng, thu tiền xử lý nước thải, ATTP- VSMT và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Quản lý và sử dụng các tài sản được giao cho tổ thu phí theo đúng quy định
Trang 30Ông Trần Minh Quân (Nhân viên thu phí kiêm kế toán)
Giúp tổ trưởng quản lý, kiểm tra các nguồn thu theo đúng kế hoạch được giao Phụ trách công tác kế toán đơn vị Có trách nhiệm nhận, phát, quản lý và thanh toán biên lai ấn chỉ, thanh toán khoản chỉ, sửa chữa công trình theo quy định
Thu tiền thuê cơ sở hạ tầng và tiền xử lý nước thải
Chủ động phối hợp với đội BVKS tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện có hiệu quả, nắm bắt tàu thuyền tại địa bàn khu phố Đông Hải
Ông: Nguyễn Xuân Ảnh (Đội trưởng đội BV-KS)
Trực tiếp quản lý điều hành đội bảo vệ kiểm soát, chịu trách nhiệm về công tác ANTT, VSMT, PCCC, hệ thống công trình, quản lý sử dụng các loại công cụ hỗ trợ của đội BVKS theo đúng quy định
Có trách nhiệm triển khai các kế hoạch, phương án giữ gìn ANTT và VSMT; Đôn đốc, kiểm tra bộ phận đảm bảo tốt tình hình ANTT, PCCC và VSMT trong khu vực; Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy- quy chế trạm xử lý nước thải
Chủ động phối hợp với tổ thu phí tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm phối hợp hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện có hiệu quả
Giúp phó cảng lập kế hoạch, dự toán sửa chữa nhỏ, thực hiện tổng hợp hàng tháng việc quản lý hệ thống công trình cảng
Ông Lê Thành Huynh (Nhân viên xử lý nước thải)
Trách nhiệm chung: Quản lý trạm xử lý nước thải
Đề xuất và xử lý các việc có liên quan đến công tác quản lý
Giúp đội trưởng đội BVKS báo cáo hải sản theo định kỳ
Chịu trách nhiệm vận hành quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải đúng theo hướng dẫn và quy định, quy phạm kỹ thuật hiện hành
Trang 31Tổng hợp xây dựng kế hoạch vận hành bảo trì hàng tháng, quý, năm tham mưu trực tiếp cho trưởng hoặc phó cảng
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ định kỳ tháng, quý, năm và đột xuất thuộc lĩnh vực được phân công
Nhận xét:
Bộ máy tổ chức của cảng cá Đông Hải được phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ
ràng, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo vận hành tốt cảng cá
Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ và quy định đối với các bộ, công viên chức Thực hiện tốt các công tác phối hợp, tổ chức, hướng dẫn người lao động bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động
Công tác phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về cảng cá cho các đối tương liên quan sử dụng cảng cá được thực hiện tốt
Thực hiện đầy đủ các chế độ, thể chế, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn có liên quan đến cảng cá theo quy định của pháp luật
Thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường xung quanh cảng cá, thực hiện nhiều chương trình truyên tuyền ví môi trường
Công tác tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá và ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân đầu tư vào khai thác, sử dụng cảng cá theo thẩm quyền
và theo quy định của pháp luật hiện hành
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của cảng
1.4.2.1 Chức năng
Các cảng cá, bến cá là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý khai thác các cảng cá có chức năng giúp giám đốc Ban quản lý tổ chức thực hiện quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng của các cảng, bến cá: Triển khai các biện pháp bảo vệ, vận hành hệ thống công trình cảng, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đảm bảo an toàn trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão trong khu
Trang 32vực cảng, bến cá; thực hiện thu phí cảng cá, thu tiền thuê cơ sở hạ tầng và thu dịch
vụ khác theo nhiệm vụ kế hoạch hàng năm [10]
1.4.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ được giao:
Cảng cá bố trí cán bộ nhân viên chức theo ca làm việc 24/24 giờ vào các ngày trong năm để quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các hệ thống công trình thuộc cảng cá
Xây dựng và triển khai phương án bảo vệ, vận hành hệ thống công trình thuộc phạm vi quản lý Kiểm tra, phát hiện hư hỏng xuống cấp của các hệ thống công trình cần sửa chữa và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời lên giám đốc ban quản lý Xây dựng và triển khai phương án giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong khu vực cảng
Xây dựng phương án và tổ chức triển khai thu phí cảng cá, thu tiền thuê cơ sở
hạ tầng và thu dịch vụ khác theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao và đúng quy định Nhà nước hiện hành, trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt chủ động thông báo kịp thời cho ngư dân biết về tình hình diễn biến của cơn bão và yêu cầu các tàu thuyền trong vùng bị ảnh hưởng Tổ chức phối hợp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng triển khai hướng dẫn và bố trí sắp xếp tàu thuyền vào tránh trú bão an toàn, giữ gìn an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy trong quá trình tàu cá vào khu neo đậu tránh trú bão
Chủ động tham mưu, đề xuất các phương án, giải pháp nhằm quản lý, khai thác
có hiệu quả các hệ thống công trình cảng Tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định có liên quan đến công tác quản lý ở cảng, bến cá phù hợp với nhiệm vụ được giao
Chủ động thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ: Quản lý hệ thống công trình, quản lý tải
Trang 33trọng xe ra vào cảng, bến cá, giữ gìn an ninh trật tự, thu phí, vệ sinh môi trường, phòng chống lụt bão, phòng cháy, chữa cháy
Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản được giao đúng quy định Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ mua sắm, sửa chữa Trang bị phương tiện làm việc phù hợp quy định để có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện
kế hoạch thu chi tài chính tháng, quý, năm trong nguồn khoán chi do giám đốc ban quản lý giao cho đơn vị
Thực hiện các công việc khác do giám đốc ban quản lý phân công [9]
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo đúng định kỳ như là tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất về các lĩnh vực được phân công về phòng Kế toán- Tài chính
* Tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ tại cảng cá Đông Hải năm 2016
Tổ chức thu phí - lệ phí và tiền xử lý nước thải, các khoản thu khác từ cảng cá theo nhiệm vụ và đúng quy định của nhà nước
Quản lý và vận hành trạm xử lý nước thải hoạt động tốt và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
Chủ động tham mưu, đề xuất các phương án, giải pháp nhằm quản lý, khai thác
có hiệu quả các công trình, cơ sở hạ tầng cảng cá
Xây dựng và triển khai phương án: bảo vệ, vận hành, phát triển và sửa chữa những phần hư hỏng xuống cấp cần sửa chữa Báo cáo và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời lên giám đốc ban quản lý khai thác các cảng cá tránh tình trạng các hệ thống công trình xuống cấp hư hỏng nặng
Xây dựng và phát triển phương án giữ gìn an ninh trật tự (bao gồm việc phối hợp các chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan), vệ sinh môi trường trong khu vực cảng
Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các tài sản được giao đúng quy định
Trang 34Xây dựng và phát triển các phương án phòng chống bão lũ
Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm
và đột xuất lên giám đốc ban quản lý khai thác các cảng cá
Có trách nhiệm tham mưu, đề xuất việc mua sắm, sữa chữa, trang bị phương tiện của đơn vị phù hợp quy định để có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ
* Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ:
Tinh thần trách nhiệm của tập thể CBVC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Tuân thủ triệt để và tích cực chủ động tham mưu mọi nhiệm vụ đối với lãnh đạo cấp trên
Công tác truyên truyền và vận động có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức trong đó trọng tâm là công tác ANTT, VSMT, ATTP và quy định trọng tải xe
ra, vào cảng
Công tác kiểm tra, xử lý được duy trì thường xuyên, đặc biệt là công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực cảng (trong năm đơn vị đã cùng với cơ quan chức năng kiểm tra 04 đợt với 256 đối tượng)
Duy trì chế độ họp giao ban định kỳ với chính quyền địa phương, công an và đội dân phòng
Tổ chức phối hợp UBND, công an phường Đông Hải thành lập tổ kiểm tra ý thức chấp hành VSMT đối với các cơ sở kinh doanh trong cảng và xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp không chấp hàng đúng theo quy định
Phối hợp với Chi cục thủy sản thông báo kịp thời về ngư trường khai thác để ngư dân biết tập trung khai thác
Phối hợp Chi cục quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản kiểm tra vệ sinh ATTP đối với các cơ sở kinh doanh sơ chế thủy sản
Trang 35Phối hợp đội thanh tra giao thông thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành bốc,
xếp hàng hóa và tải trọng đối với các phương tiện ra, vào cảng
1.4.3 Nội quy của cảng
1.4.3.1 Thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động và phục vụ tại các cảng, bến cá: 24/24 giờ và các ngày trong năm [6]
Thời gian đóng cổng tại cảng, bến cá: Từ 22 giờ tối hôm nay đến 04 giờ sáng hôm sau [6]
Nhận xét
Các nội quy về thời gian hoạt động của cảng cá Đông Hải được chấp hành đầy đủ theo đúng quy định, công tác quản lý về thời gian hoạt động trong cảng luôn được đẩy mạnh nhằm đảm bảo ANTT cho cảng và các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá được hoạt động đảm bảo nhất
1.4.3.2 Nội quy và công tác thực hiện
* Nội quy đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng
Không có hành vi gây rối làm mất an ninh trật tự trong khu vực cảng
Chấp hành nghiêm quy định vệ sinh môi trường: Thu gom, quét dọn rác thải tại khu vực kinh doanh của mình, tự giác dọn dẹp vệ sinh sau khi kinh doanh xong, không phóng uế bừa bãi và vứt rác xuống vũng đậu hoặc các bậc tam cấp cầu cảng,
hệ thống mương thu gom nước thải và hệ thống thoát nước mặt đường
Chấp hành đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không được sử dụng các loại hóa chất để ướp, sơ chế bảo quản sản phẩm; khi xay đá và bốc xếp hải sản phải có vật dụng cách ly mặt sàn bê tông cầu cảng, đường nội bộ
Không được tự ý phá vỡ (đục, khoét, đúc trụ ) kết cấu đường nội bộ, mặt bằng
bê tông và hệ thống mương thoát nước mặt, xây dựng, lấn chiếm lề đường, lấp hệ thống thoát nước
Trang 36* Tình hình thực tế việc thực hiện nội quy và công tác quản lý của cảng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng
Bảng 1.3: Mức độ chấp hành nội quy của các cơ sở kinh doanh, sản xuất tại
cảng Đông Hải
Tích cực:
Các cơ sở hoạt động trong cảng phần lớn có ý thức giữ gìn ANTT trong cảng
và luôn giúp đỡ, hợp tác hỗ trợ các CBNV trong cảng quản lý về ANTT
Hầu hết các cơ sở trong cảng sau khi sản xuất, chế biến hàng hóa xong đều thu gom, quét dọn rác thải bỏ đúng nơi quy định quá trình này được cán bộ quản lý kiểm tra, giám sát nếu phát hiện cá nhân, tổ chức, cơ sở nào có hành vi gây mất vệ sinh gây
ô nhiễm môi trường thì sẽ tiến hành xử lý theo quy định
Qúa trình chế biến, sơ chế và bảo quản sản phẩm và sản xuất nước nước đá được giám sát để đảm bảo VSTP ngăn chặn tình trạng sử dụng hóa chất, các hành vi này được nghiêm cấm nếu phát hiện thì xử phạt theo quy định
Công tác quản lý cơ sở hạ tầng, vật chất được đẩy mạnh
Phần lớn các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong cảng đều nộp đầy đủ các loại phí theo đúng quy định
Tổng 46 cơ
sở
Chấp hành tốt
Tỷ lệ (%)
Chấp hành tương đối tốt
Tỷ lệ (%)
Chưa chấp hành tốt
Tỷ lệ (%)
Ý thức chấp
Trang 37Hạn chế
Vì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong cảng khá nhiều nên công tác quản
lý dù đã được thực hiện đầy đủ nhưng không thể tránh được những hạn chế, bên cạnh
đó một bộ phận các cơ sở, cá nhân, tổ chức kinh doanh trong cảng chưa có ý thức tự giác cao trong việc thực hiện các nội quy của cảng như:
- Không tự giác nộp thuế mà phải đợi cán bộ nhắc nhiều lần thậm chí phải thực hiện biện pháp cưỡng chế
- Khi xe vận chuyển hàng hóa của các cơ sở kinh doanh trong cảng ra vào cảng
để bốc dỡ hàng hóa thì một số còn thiếu trung thực trong việc khai báo số lượng hàng hóa nhằm giảm cước phí ra vào
- Một số chưa tự giác làm vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh của mình hoặc chỉ làm đối phó làm mất vệ sinh trong cảng gây bốc mùi hôi thối
- Một số thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ ANTT khu cảng
* Nội quy đối với các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng
Không tổ chức các hoạt động tại cơ sở mình trái với quy định của pháp luật và trái với cam kết trong hợp đồng sử dụng thiết bị cơ sở hạ tầng Đăng ký danh sách tạm trú với cơ quan chức năng đúng quy định; tham gia đấu tranh, tố giác các trường hợp làm trái quy định của cảng, bến cá và pháp luật của nhà nước; có trách nhiệm bảo quản tài sản của mình
Không tổ chức uống rượu, bia dùng chất kích thích và các quy định khác mà pháp luật nghiêm cấm tại cơ sở của mình hoạt động trong khu vực cảng, bến cá Chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường như sau:
- Đối với chất thải rắn phải có dụng cụ chứa đựng rác để tiện cho việc thu gom
xử lý
- Đối với nước thải sinh hoạt phải có hồ lắng và hầm rút
Trang 38- Đối với nước thải sản xuất (phục vụ và chế biến hải sản) tại các cơ sở sử dụng
hạ tầng cảng, bến cá: Phải xử lý sơ bộ tại hồ lắng trong cơ sở trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải cửa cảng, bến cá (không có rác, vảy, đầu nội tạng cá lẫn vào);
xử lý dung dịch khử mùi khi phân loại hoặc sơ chế xong
Chấp hành tốt quy định vệ sinh an toàn thực phẩm: Không được sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp, sơ chế bảo quản sản phẩm; có vật dụng cách ly mặt sàn bê tông cầu cảng, sàn nhà, đường nội bộ khi xay đá và bốc xếp hải sản
Khi có nhu cầu sửa chữa, xây dựng cơ sở phải làm đơn xin phép cảng, bến cá
và được sự đồng ý của lãnh đạo Ban quản lý Tuyệt đối không được xây cất, lấn chiếm phá vỡ cảnh quan của cảng, bến cá và cản trở giao thông
Chấp hành các quy định về công tác: Phòng chống cháy nổ, phòng chống bão
lũ (khi có bão lũ xảy ra chấp hành nghiêm lệnh sơ tán người ra khỏi cơ sở khi có lệnh của BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn)
Nộp tiền thuê cơ sở hạ tầng và các loại phí đúng thời gian theo quy định của nhà nước [6]
* Tình hình thực tế thực hiện nội quy và công tác quản lý của cảng đối với các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh tại khu vực cảng Tích cực:
Công tác quản lý được tiến hành một cách nghiêm chỉnh việc kiểm tra đăng ký trạm trú, trạm vắng của các cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định
Các cán bộ cảng kiểm tra, giám sát các tổ chức cá nhân thuê cơ sở để sản xuất đảm bảo các tổ chức cá nhân đó không sản xuất kinh doanh mặt hàng cấm hay không đúng như hợp đồng thuê ban đầu được kí
Tình hình vệ sinh môi trường, vệ sinh ANTP và ANTT của các tổ chức cá nhân thuê cơ sở để sản xuất được cán bộ quản lý nghiêm ngặt nếu phát hiện hành vi vi phạm lập tức ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật
Trang 39Hầu hết các tổ chức cá nhân thuê cơ sở để sản xuất đều nộp phí đầy đủ và đúng hạn yêu cầu
Hạn chế:
Còn một bộ phận các tổ chức cá nhân thuê cơ sở trong cảng thiếu ý thức chấp hành nội quy như còn tổ chức uống rượu, bia trong cảng gây khó khăn cho công tác quản lý
Tình trạng không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định chất thải rắn và nước thải sản xuất vẫn còn xảy ra đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
ở cảng
Một bộ phận tổ chức, cá nhân chưa tự giác trong việc nộp phí
Công tác PCCC chưa được trang bi đầy đủ
Một số cá nhân chưa tực giác việc giữ gìn ANTT chung
* Nội quy đối với các loại xe máy, xe ba gác và phương tiện vận tải phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định sau:
- Người điều khiển các loại xe máy, ba gác
+ Không được rú ga, nẹt bô, lạng lách, chạy tốc độ dưới 5 km/giờ, đưa phương tiện đậu, đỗ đúng theo quy định của cảng, bến cá
+ Không được xả rác thải, sắp xếp hàng hóa bừa bãi trên trục đường nội bộ + Các loại xe ba gác không được sắp xếp hàng hóa quá khổ, cồng kềnh gây mất an toàn khi tham gia giao thông
+ Khi đến điểm thu phí dừng lại và nộp phí đúng quy định của nhà nước
- Người điều khiển phương tiện xe vận tải ra, vào cảng, bến cá
+ Khi vào cảng phải khai báo các thông tin về tải trọng xe, loại hàng hóa chở trên xe và phải chạy đúng tuyến, tốc độ dưới 5 km/giờ; đậu, đỗ bốc dỡ hàng hóa đúng theo quy định
Trang 40+ Không kinh doanh, hợp tác kinh doanh trong khu vực cảng, bến cá các mặt hàng mà pháp luật nghiêm cấm
+ Không xả nước thải và vứt rác bừa bãi xuống lòng đường, vỉa hè đường, vũng đậu tàu; không phóng uế bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường
+ Không được chở vượt quá khối lượng hàng hóa đăng ký của cơ quan chức năng cho phép
+ Không tổ chức uống rượu, bia, dùng chất kích thích và các quy định khác
mà pháp luật nghiêm cấm khi hoạt động trong khu vực cảng, bến cá
+ Tài xế khai báo với CBVC ở cảng về chủng loại hàng, khối lượng hàng hóa trên xe và nộp phí đúng theo quy định của Nhà nước [3]
+ Phải đăng ký, đăng kiểm và phải kiểm định theo định kỳ
+ Thực hiện đúng nội quy của cảng đề ra
* Tình hình thực hiện nội quy và quá trình quản lý của cảng đối với các loại xe máy, xe ba gác và phương tiện vận tải
Tích cực:
Các cán bộ quản lý thu phí đầy đủ theo đúng quy trình và quy định
Hầu hết các phương tiện khi vào cảng đều chạy đúng vận tốc quy định
Hạn chế:
Theo quan sát thì các loại phương tiện trong cảng hầu như không đậu, đỗ đúng quy định mà đậu một cách khá bừa bãi nhiều vị trí còn lấn chiếm đường đi gây khó khăn khi di chuyển, cán bộ quản lý có nhắc nhở nhưng chỉ được một thời gian ngắn tình trạng đậu xe bừa bãi lại tiếp tục
Một số xe ba gác chở hàng hóa quá khổ, cồng kềnh gây mất an toàn khi tham gia giao thông
Công tác điều động chỗ đậu xe còn chưa được thực hiện nghiêm