BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN PHẤN QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI LUậN VĂN THạC Sỹ QUảN LÝ ĐÔ THị VÀ C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN PHẤN
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI
LUậN VĂN THạC Sỹ QUảN LÝ ĐÔ THị VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN PHẤN KHÓA 2014 - 2016
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS NGUYỄN HỮU DŨNG
Hà Nội – 2016
Trang 3do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2014-2016 Trong suốt hai năm học tập trải qua 13 môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất là quá trình nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn những kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu Học viên cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp với bản thân học viên Đây chính là nền tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường Đặc biệt xin được gửi lời cảm
ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Hữu Dũng là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn Phòng Quản lý đô thị và Đội Thanh tra Xây dựng huyện Thạch Thất đã giúp
đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./
Thạch Thất, ngày tháng … năm 2016
TÁC GIả LUậN VĂN
Nguyễn Văn Phấn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIả LUậN VĂN
Nguyễn Văn Phấn
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh minh họa
Danh mục sơ đồ
*Lý do chọn đề tài: 1
* Mục đích nghiên cứu: 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
* Phương pháp nghiên cứu: 3
*Nội dung nghiên cứu: 3
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: 3
*Một số khái niệm, thuật ngữ: 4
*Cấu trúc luận văn: 6
NộI DUNG 7 CHƯƠNG 1: THựC TRạNG CÔNG TÁC QUảN LÝ TRậT Tự XÂY DựNG TRÊN ĐịA BÀN HUYệN THạCH THấT 7
1.1 Thực trạng quản lý TTXD trên địa bàn Tp Hà Nội 7
1.2 Thực trạng quản lý TTXD trên địa bàn huyện Thạch Thất 9
1.2.1 Khái quát về huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội 9
1.2.2 Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch 11
1.2.3 Thực trạng công tác cấp phép xây dựng: 13
Trang 61.2.4 Thực trạng về trật tự xây dựng: 14
1.2.5 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất: 24
1.2.6 Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất 25
1.3 Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất 26
1.3.1 Hạn chế trong công tác quy hoạch: 26
1.3.2 Hạn chế từ phía chủ đầu tư và người dân: 27
1.3.3 Hạn chế trong công tác quản lý cấp phép xây dựng 27
1.3.4 Hạn chế từ cơ quan chuyên môn thanh tra xây dựng 28
1.3.5 Hạn chế trong phân cấp quản lý 28
1.3.6 Hạn chế từ công cụ quản lý (hệ thống văn bản pháp luật) 29
1.3.7 Hạn chế từ công tác tuyên truyền vận động 30
1.4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 30
1.4.1 Nguyên nhân khách quan: 30
1.4.2 Nguyên nhân chủ quan: 32
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI 34
2.1 Cơ sở lý luận: 34
2.1.1 Phân tích SWOT công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất 34
2.1.2 Nội dung và nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng 35
2.1.3 Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý trật tự xây dựng 36
2.1.4 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng 46
2.2 Cơ sở pháp lý: 48
Trang 72.2.1 Luật, Nghị định, Thông tư về trật tự xây dựng 48
2.2.2.Các quy hoạch được duyệt: 52
2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất 52
2.3.1 Điều kiện tự nhiên: 52
2.3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 54
2.3.3 Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan 55
2.4 Định hướng quy hoạch Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất 56 2.4.1 Định hướng quy hoạch chung Thành phố Hà Nội 56
2.4.2 Định hướng quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất 57
2.5 Kinh nghiệm trong và ngoài nước 58
2.5.1 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng các nước trên thế giới 58
2.5.2 Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước 66
2.5.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra 74
3.1 Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc 76
3.1.1 Quan điểm: 76
3.1.2 Mục tiêu: 76
3.1.3 Nguyên tắc: 76
3.2 Một số giải pháp: 77
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng 77
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống quy hoạch (quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, thiết kế đô thị) 81
3.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng 82
3.2.4 Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trật tự xây dựng 82
3.2.5 Cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối hợp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện 84
Trang 83.2.6 Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng 863.2.7 Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng 883.2.8 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật 91
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
trên địa bàn huyện Thạch Thất từ năm 2006 đến năm 2015
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Thạch Thất
Quan gây mất mỹ quan đô thị
thị hóa
xã Bình Phú – Thạch Thất
nghiệp tại xã Canh Nậu
gây mất mỹ quan đô thị
Thạch Thất tháng 01/2014
Trang 12Số hiệu Tên hình ảnh minh họa
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 14lý không kiên quyết của chính quyền sở tại khiến dư luận bức xúc Ví dụ như công trình Đảo Kim cương, phường Bình Trưng Tây, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, hay Biệt thự trăm tỷ tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng…
Đặc biệt Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng, công tác quản lý trật tự luôn được quan tâm thể hiện ở việc cơ cấu lại tổ chức Thanh tra xây dựng Năm 2014, 2015 và tiếp tục năm 2016 UBND Thành phố Hà Nội đã chọn chủ
đề công tác năm là “Năm trật tự và văn minh đô thị” nhưng tình hình vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra rất phức tạp, đơn cử như công trình tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, vi phạm trật tự xây dựng với quy mô lớn ngay tại trung tâm Thủ đô, gây bức xúc trong dư luận
Huyện Thạch Thất là một huyện ngoại thành ở Phía Tây Thủ đô Hà Nội
là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng Là huyện có tiềm năng, cơ hội lớn trong phát triển kinh tế, xã hội Mặc dù là một huyện ngoại thành tưởng chừng như công tác quản lý trật tự xây dựng không có gì đáng nói, thế nhưng huyện Thạch Thất cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng Do áp lực của việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu đất ở tăng cao, phát triển làng nghề truyền thống dẫn thiếu đất xây dựng công trình
cơ sở sản xuất, nhiều dự án trọng điểm đã được quy hoạch và đang triển khai
Trang 152
chậm dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép nhằm mục đích trục lợi tiền đền
bù GPMB Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch… vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng phức tạp hơn Do những vi phạm trật tự xây dựng này dẫn tới phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan, gây mất mỹ quan đô thị, phá vỡ cấu trúc làng xóm nông thôn Mặt khác tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đang làm cản trở lớn trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, cản trở trong việc thu hút đầu tư, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án…
Với những lý do nêu trên, bản thân lại đang công tác tại Phòng Quản lý
đô thị huyện nên đề tài luận văn “Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội” là rất cần thiết, nhằm hướng tới xây dựng huyện Thạch Thất ngày càng văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo của Thủ đô
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng tại một số địa bàn trọng điểm của huyện Thạch Thất
+ Các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải tạo trên địa bàn huyện Thạch Thất
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 163
+ Không gian: Địa bàn huyện Thạch Thất, tập trung vào các xã ven Khu Đại học quốc gia, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hạ Bằng, Đồng Trúc, Bình Yên, Thạch Hòa, Tân Xã); Các xã làng nghề ( Phùng Xá, Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Hương Ngải)
+ Thời gian: Đến năm 2030 tầm nhìn 2050
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề xuất mới
*Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất trong những năm qua
- Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự xây dựng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng như địa phương khác
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho huyện Thạch Thất Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị
Trang 17*Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản pháp lý về xây
dựng cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước, trước khi khởi công xây dựng, thi công và đưa công trình vào vận hành
- Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng
công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật
- Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
- Trật tự xây dựng: Xây dựng công trình theo các quy định của pháp
luật, có tổ chức, có kỷ luật
- Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý
xây dựng Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:
+ Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng:
Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định khác
+ Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng:
Xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo
an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thuỷ; các điều kiện an toàn về môi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước, thông tin), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng
Trang 18- Công trình vi phạm trật tự xây dựng: Công trình xây dựng theo quy
định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có; Công trình xây dựng sai nội dung GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; Công trình xây dựng không phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phương ban hành
- Công trình không phép: Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn
chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của địa phương… xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, cảnh quan đô thị…
- Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dung
giấp phép xây dựng đã được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi
vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ
- Công trình sai phép: Là công trình xây dựng không đúng với thiết kế
được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp Những loại công trình này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng
Trang 196
không như giấy phép được được cấp Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép
*Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương và phần mở đầu, phần kết luận Cấu trúc luận văn cụ thể như sau:
Trang 20THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 21Trong số những nội dung về quản lý xây dựng đô thị thì thực tế chỉ ra cho chúng ta thấy, quản lý cấp GPXD – trật tự xây dựng là mối quan tâm trước hết của các nhà quản lý cũng như nhân dân Như phần thực trạng đã phân tích tình hình cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất Những bất cập cho thấy công tác quản lý cấp giấy phép và quản
lý trật tự xây dựng cần thiết được quan tâm và có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả công tác quản lý trật tự trên địa bàn Luận văn đã nghiên cứu cơ sở khoa học của công tác quản lý trật tự xây dựng Từ các quan điểm, mục tiêu, đề xuất 8 nhóm giải pháp quản lý trật tự xây dựng cho huyện Thạch Thất
2 Kiến nghị
* Đối với Cơ quan quản lý nhà nước:
Hiện nay công tác quản lý trật tự xây dựng tại các xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng rất lớn từ chính sách, quyết định của Trung ương
- Đối với các xã trong khu Công nghệ cao, đạo học Quốc gia do việc chậm triển khai, tiến độ xây dựng chậm dẫn đến tình hình quản lý trật tự xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp Đề nghị Chính phủ cần có quyết sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trong khu vực này
Trang 2294
- Đối với khu vực các xã làng nghề: Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì các xã này đều thuộc khu vực hành lang xanh, khu vực nông thôn bị hạn chế về chiều cao xây dựng công trình tối đa chỉ được phép xây dựng 04 tầng, mật độ xây dựng thấp (65%) Trong khi các xã này diện tích đất tự nhiên hạn hẹp, dân số đông, kinh tế phát triển Bình quân mỗi hộ gia đình chỉ khoảng 100m2 phục vụ cho cả sản xuất
và sinh hoạt Về dân số và mật độ dân cư tại khu vực này tương đương với đô thị loại III đến loại I Giá đất thì cao người dân không có khả năng để mua đất rộng đảm bảo diện tích thực hiện theo quy hoạch Đề nghị các cấp Trung ương cần nghiên cứu đánh giá và có định hướng mới về khu vực này Xác định các chỉ tiêu áp dụng cho khu vực này là khu vực phát triển đô thị vì các
chỉ tiêu về hành lang xanh và khu vực nông thôn không thể phù hợp
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý mang tính đồng bộ về quản lý trật
tự xây dựng
Đề nghị Bộ xây dựng, các trường đại học chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, Hội kiến trúc sư, Hội xây dựng, Hội quy hoạch đô thị và Hiệp hội các đô thị Việt Nam v.v… tăng cường nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, các chuyên
đề, hội thảo khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị để góp phần làm phong phú thêm lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quản lý xây dựng đô thị cả trong nước và nước ngoài
* Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Trong hơn 5 năm triển khai thực hiện, mô hình đội Thanh tra xây dựng độc lập tại huyện Thạch Thất đã phát huy hiệu quả Công tác quản lý trật tự xây dựng đã có chuyển biến rõ rệt với kết quả được ghi nhận Tuy nhiên công tác phối hợp giữa các đơn vị UBND xã, thị trấn, Phòng Ban chuyên môn huyện và Đội Thanh tra xây dựng huyện còn chưa được tốt dẫn đến xử lý sự việc chưa kịp thời, triệt để Kiến nghị với UBND Thành phố cần sớm sửa đổi