1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÌNH HUỐNG 3 đạo đức và HÀNH NGHỀ LUẬT sư

10 2,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 32,43 KB

Nội dung

Ngày 12/3/2913, Viện Kiểm sát nhân dân Huyện H có Công văn số 98/CV-VKS thông báo đến Văn phòng Luật sư C đề nghị cử luật sư đã được cấp giấy Chứng nhận bào chữa để tham gia hoạt động đ

Trang 1

TIỂU HỒ SƠ TÌNH HUỐNG SỐ 03.1

Ngọ Thành Tới, sinh năm 2985, trú quán tại thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh, Huyện H, tỉnh G bị Viện Kiểm sát nhân dân Huyện H truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều

104 của Bộ Luật Hình sự Gia đình bị can có ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng Luật sư C để mời luật sư bào chữa cho Ngọ Thành Tới Ngày 22/10/2012 Tòa án Nhân dân huyện H đã cấp giấy Chứng nhận người bào chữa cho số 14 và số 15 cho các ông Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A là Luật sư thuộc văn phòng Luật sư C – đoàn Luật sư TP B để tham gia bào chữa cho bị can Ngọ Thành Tới

Ngày 12/3/2913, Viện Kiểm sát nhân dân Huyện H có Công văn số 98/CV-VKS thông báo đến Văn phòng Luật sư C đề nghị cử luật sư đã được cấp giấy Chứng nhận bào chữa để tham gia hoạt động đối chất của Kiểm sát viên đối với bị can Ngọ Thành Tới và bị can Ngọ Văn Hùng trong vụ án Văn phòng Luật sư C đã cử hai Luật sư tham gia buổi đối chất là Luật sư Nguyễn Văn A và Luật sư Nguyễn Văn B

Vào ngày 19/3/2013 hai Luật sư Nguyễn Văn A và Luật sư Nguyễn Văn B đã có mặt tại phòng hỏi cung của Trại giam Công an tỉnh G tham gia hoạt động đối chất của Kiểm sát viên đối với bị can Tới và bị can Hùng Tuy nhiên tại buổi đối chất Luật sư A và Luật sư B cho rằng ông Đinh Văn Kh- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Huyện H đồng thời là Kiểm sát viên giữ quyền công tố của vụ án đã có hành vi mớm cung để dựng lên những lời khai không có thật, làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án Các Luật sư không nhất trí với cách làm việc có hành vi mớm cung của ông Đinh Văn Kh nên cả hai luật sư đã bỏ về

để phản đối hành vi của Kiểm sát viên

Ngày 20/3/2013 Viện Kiểm sát nhân dân huyện H đã có công văn gửi đến Ban chủ nhiệm đoàn Luật sư TP B và Trưởng Văn phòng luật sư C đề nghị xử lý Luật sư A và Luật sư

B khi có hành vi và lời nói thiếu tôn trọng Kiểm sát viên rồi tự ý bỏ ra về, không tiếp tục tham gia buổi đối chất để bảo vệ quyền lợi cho bị can Tới cũng không có ý kiến chính thức

Trang 2

và ký xác nhận vào biên bản đối chất Hơn thế nữa, trước khi ra về Luật sư Nguyễn Văn A còn trực tiếp xúi giục bị can Ngọ Thành Tới từ chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên bản đối chất

Thứ nhất: Theo Công văn số 122/CV-VKS ngày 20/3/2013 của Viện Kiểm sát nhân

dân Huyện H thì hai luật sư Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B có hành vi và lời nói thiếu tôn trọng Kiểm sát viên rồi tự ý bỏ ra về, không tiếp tục tham gia buổi đối chất để bảo vệ quyền lợi cho bị can Tới cũng không có ý kiến chính thức và ký xác nhận vào biên bản đối chất (mặc dù đã được Kiểm sát viên nhắc nhở, yêu cầu quay trở lại tiếp tục làm việc) Hơn thế nữa, trước khi ra về Luật sư Nguyễn Văn A còn trực tiếp xúi giục bị can Ngọ Thành Tới từ chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên bản đối chất Với hành động trên, Viện Kiểm sát cho rằng hai vị luật sư đã vi phạm:

- Nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại điểm b,c và d Khoản 3 Điều 58 của Bộ Luật tố tụng hình sự, cụ thể:

“3 Người bào chữa có nghĩa vụ:

b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;

d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật”.

Tuy nhiên theo báo cáo của Văn phòng Luật sư C và của Luật sư A và Luật sư B thì theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân huyện H và của bị can Ngọ Thành Tới, hai vị Luật

sư đã có mặt tại địa điểm đối chất không những đúng giờ theo thông báo mà hai Luật sư còn đến sớm hơn ông Đinh Văn Kh- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Huyện H gần 01

Trang 3

giờ Hơn nữa, việc hai Luật sư bỏ về, không tiếp tục tham gia buổi đối chất nữa là phản ứng phản đối hành vi được cho là mớm cung của ông Đinh Văn Kh - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Huyện H (mặc dù trước đó hai vị Luật sư đã có ý kiến về hành vi của ông Đinh Văn Kh – nếu ông Kh còn tiếp tục gợi ý câu trả lời cho bị can Hùng thì chúng tôi sẽ không làm việc nữa và ông Đinh Văn Kh đã nhất trí) chứ không phải là hành vi không Giúp người

bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ hay

từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa như những gì mà đại diện Viện Kiểm sát đã thông báo

Hơn nữa Viện Kiểm sát cho rằng, trước khi ra về Luật sư Nguyễn Văn A còn trực tiếp xúi giục bị can Ngọ Thành Tới từ chối tiếp tục buổi đối chất và không ký biên bản đối chất

là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa Tuy nhiên qua báo cáo của Luật sư A và Luật sư B cho rằng tại buổi đối chất, ông Đinh Văn Kh đã có hành vi mớm cung để dựng lên những lời khai không có thật, cụ thể: Khi Kiểm sát viên hỏi bị cáo Ngọ Văn Hùng về hòn gạch và nhìn thấy Ngọ Thành Tới cầm gạch như thế nào, ở vị trí nào… thì bị can Ngọ Văn Hùng không trả lời được, sau đó ông Đinh Văn Kh lại tiếp tục mớm cung Ngọ Văn Hùng để trả lời theo ý kiến của Kiểm sát viên (Lưu ý: Trước đó ông Đinh Văn Kh đã gợi ý mớm cung Ngọ Văn Hùng, hai luật sư đã có ý kiên phản đối, đề nghị Kiểm sát viên để Ngọ Văn Hùng

tự khai và khai đến đâu thì ghi đến đó, ông Đinh Văn Kh đã nhất trí) Nhưng sau đó ông Đinh Văn Kh lại tiếp tục gợi ý để bị can Ngọ Văn Hùng khai theo ý của ông và việc khai này

là hoàn toàn bịa đặt, không khách quan bởi trước đó toàn bộ hồ sơ và quá trình xét xử vụ án chưa bao giờ Ngọ Văn Hùng khai nhìn thấy Ngọ Văn Tới cầm gạch đánh Nguyễn Văn Tuấn Nếu sự việc mớm cung thực sự diễn ra như những gì mà hai Luật sư nhận thấy thì việc Luật

sư Nguyễn Văn A yêu cầu bị can Ngọ Thành Tới không đồng ý ký tên vào biên bản đối chất sai sự thật và gây bất lợi cho bị can là hành vi hợp pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can

Thứ hai: Việc hai Luật sư có hành vi và lời nói phản ứng thiếu tôn trọng Kiểm sát viên

rồi tự ý bỏ về, không tiếp tục tham gia buổi đối chất (mặc dù đã được Kiểm sát viên nhắc nhở, yêu cầu quay trở lại để tiếp tục làm việc) của hai Luật sư Nguyễn Văn A và Luật sư

Trang 4

Nguyễn Văn B là vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, cụ thể

là hai Luật sư đã vi phạm quy tắc 23.5: “Luật sư luôn giữ bình tĩnh và có quyền có những

phản ứng, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật trước những thái độ, hành vi sai trái, thiếu tôn trọng luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng”

Mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng là mối quan hệ giữa những đồng nghiệp, bình đẳng, tôn trọng và hỗ trợ nhau Xác lập được mối quan hệ đúng đắn, tích cực giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng là cách cải thiện môi trường pháp lý lành mạnh, giúp thúc đẩy hoạt động luật sư đi lên, tạo ra không khí làm việc thuận lợi, hài hòa ở các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần thúc đẩy đời sống pháp lý ngày càng phát triển, nâng cao Việc hai Luật sư bỏ ra về trong buổi đối chất không những vi phạm quy tắc ứng xử của luật sư mà còn khiến cho mối quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng trở nên xung đột, làm ảnh hưởng đến uy tín của Luật sư, thể hiện sự nóng nảy, thiếu chuyên nghiệp của các Luật sư

Trong những trường hợp Đại diện Viện Kiểm sát đặt những câu hỏi có tính chất mớm cung hoặc bức cung đối với người bị tạm giữ, bị can thì luật sư không nên phản ứng gay gắt với Đại diện Viện Kiểm sát bởi làm mất hay hạ thấp uy tín của Đại diện Viện Kiểm sát trước mặt người bị tạm giữ, bị can là điều tối kỵ Trong trường hợp này luật sư cần khéo léo, tế nhị

đề nghị Đại diện Viện Kiểm sát không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc luật sư đề nghị đặt những câu hỏi cho thân chủ của mình để phản bác lại câu hỏi của Điều tra viên

Theo đề xuất của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ xem xét quyết định kỷ luật đối với hai luật sư Nguyễn Văn A và Luật sư Nguyễn Văn B (Khoản 2, Điều 85, Luật Luật sư 2006)

Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B là Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư C – Đoàn Luật

sư TP B, trong quá trình thực hiện công việc có vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, tuy nhiên mức độ vi phạm không lớn

Trang 5

Mức đề xuất xử lý sau khi đã xem xét tính chất, mức độ vi phạm: Nhắc nhở để hai Luật

sư rút kinh nghiệm Mức độ vi phạm không nghiêm trọng để chịu các hình thức kỷ luật theo Khoản 1, Điều 85 Luật Luật sư 2006

- Trong mọi tình huống, khi đang thực hiện công việc, Luật sư phải luôn giữ bình tĩnh, bản lĩnh khi làm việc, có phản ứng, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ đúng pháp luật

- Có chủ kiến của bản thân nhưng không nên có thái độ tiêu cực với cơ quan tiến hành tố tụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên đồng thời gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp

TIỂU HỒ SƠ TÌNH HUỐNG SỐ 03.2

Trang 6

Ngày 29/6/2012 Nguyễn Anh Kiên bị Cơ quan Cảnh sát điều ra ra Quyết định khởi tố

vụ án hình sự số 288 và quyết định chuyển vụ án hình sự số 23 ngày 20/8/2012 của Viện Kiểm sát nhân dân quận G về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Thanh Vũ xảy ra trên địa bàn quận G, tp B

Ngày 16/7/2012 bà Lê Thị Mai Hương, là vợ của bị can Nguyễn Anh Kiên đã mời Luật

sư Nguyễn Thanh Vân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh Kiên Ngày 25/6/2012 cơ quan cảnh sát điều tra – công an Quận G đã cấp Giấy Chứng nhận bào chữa cho Luật sư Nguyễn Thanh Vân – Đoàn Luật sư TP B

Ngày 04/08/2012 luật sư Nguyễn Thanh V có công văn số 3912/CV-C gửi Cơ quan CSĐT công an quận G với nội dung: Trước đây, anh Cao Xuân Vũ làm ăn với Nguyễn Anh Kiên bị thua lỗ Để có tiền trả nợ, Vũ và Kiên bàn nhau tạo dựng nên việc Kiên lừa đảo, chiếm đoạt tiền của anh Vũ bằng hình thức nhận làm sổ đỏ cho diện tích đất của anh Vũ Khi

cơ quan điều tra, khởi tố,bắt giam Kiên thì gia đình Kiên sẽ bán đất lấy tiền trả nợ cho anh

Vũ để anh Vũ bù vào khoản tiền làm ăn thua lỗ, thực tế Kiên không lừa đảo anh Vũ như tài liệu điều tra của Cơ quan CSĐT công an quận G

Căn cứ và tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT công an thành phố B xác định nội dung công văn số 3912/CV-C của luật sư Nguyễn Thanh V không có căn cứ Bị can Nguyễn Anh Kiên đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, lời khai nhận tội của bị can Kiên phù hợp với tài liệu chứng cứ thu thập được

Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn nhận được đơn tố cáo của anh Cao Xuân Vũ ngày 26/11/2012 tố giác luật sư Nguyễn Thanh V với nội dung: tháng 8/2012, luật

sư Nguyễn Thanh V đến gặp anh Cao Xuân Vũ thông báo việc gia đình Nguyễn Anh Kiên đã đưa tiền cho V để trả cho anh Vũ Nếu anh Vũ muốn nhận tiền thì phải khai nhận với cơ quan điều tra theo nội dung hướng dẫn của luật sư Nguyễn Thanh V như trong Công văn luật

sư V gửi cho cơ quan điều tra là không đúng với bản chất của vụ án (làm sai lệch hồ sơ vụ án), nhưng anh Vũ không đồng ý với yêu cầu của luật sư V

Trang 7

Cơ quan CSĐT – công an thành phố B đã nhiều lần triệu tập Luật sư Nguyễn Thanh V

để làm rõ những nội dung trong công văn số 3912/CV-C ngày 04/8/2012 nhưng luật sư Nguyễn Thanh V đã không hợp tác

Do đó, ngày 23/02/2013, cơ quan CSĐT – công an thành phố B đã gửi văn bản đến Đoàn luật sư TP B yêu cầu xem xét và có hình thức xử kỷ luật đối với luật sư Nguyễn Thanh

V, gửi kết quả xử lý bằng văn bản cho cơ quan CSĐT – công an thành phố B

Vào ngày 15/07/2013 Đoàn luật sư thành phố B lại nhận được một đơn tố giác khác của ông Nguyễn Ngọc Nhị đối với luật sư Nguyễn Thanh V về các hành vi:

- Luật sư V đã cầm đầu bọn xã hội đen chiếm nhà trái pháp luật của công dân;

- Luật sư V đã cùng với bà Hà Thị Sáu tạo dựng chứng cứ, giấy tờ giả mạo, tố cáo sai

sự thật nhằm chiếm đoạt nhà của công dân

Kèm theo đơn tố giác này là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Ngọc Nhị, được cấp ngày 24/12/2004; biên bản hoà giải của UBND xã Ngọc (photocopy); kết luận xác minh đơn của ông Nguyễn Ngọc Nhị (photocopy- của CA Th) Trong kết luận của xác minh của Cơ quan cảnh sát điều tra công an Thành phố B, phần thu thập tài liệu, kết quả xác minh có nêu rõ: “Ngày 26/12/2003 ông Nguyễn Ngọc Nhị đã kê khai làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất Sau khi thấy hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nhị có đủ điều kiện nên UBND xã Ngọc đã trình UBND huyện Th cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho ông Nguyễn Ngọc Nhị Trong quá trình kê khai UBND xã đã công khai danh sách những hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được niêm yết công khai tại trụ sở thôn, trụ sở UBND xã và thông báo trên loa truyền thanh của xã Ngọc, sau 15 ngày không nhận được đơn thư khiếu nại gì về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 32 tờ bản đồ số 19 cho ông Nguyễn Ngọc Nhị Ngày 24/12/2004 Chủ tịch UBND huyện Th đã cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho ông Nguyễn Ngọc Nhị từ đó đến ngày 17/10/2012 mới nhận được đơn khiếu nại của bà Hà Thị Sáu Hạnh”

Trang 8

1. Trong vụ việc của anh Nguyễn Anh Kiên:

Đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ quan điều tra của luật sư Nguyễn

Thanh V trong vụ án đã vi phạm Khoản 3, Điều 5 của Luật luật sư 2006 và Quy tắc 2 trong

bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết

định số 68/QĐ- HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội đồng Luật sư Toàn quốc là “ Độc lập,

trung thực, tôn trọng sự thật khách quan”.

Bên cạnh đó, luật sư V còn đến nhà Cao Xuân Vũ đặt điều kiện với anh Vũ là muốn nhận được tiền phải khai lại với cơ quan điều tra theo sự hướng dẫn của luật sư V, cố tình

làm sai lệch hồ sơ vụ án Hành vi này đã vi phạm quy tắc 24.2, cụ thể: “Cung cấp thông tin,

tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật; tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng” và vi phạm vào

mục b điểm 1 Khoản 3 Điều 1 của luật luật sư sửa đổi năm 2012 cụ thể: “Cố ý cung cấp

hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật”.

Ngoài ra, khi Cơ quan CSĐT – công an thành phố B đã nhiều lần triệu tập Luật sư Nguyễn Thanh V để làm rõ những nội dung trong công văn số 3912/CV - C ngày 4/8/2012 nhưng luật sư Nguyễn Thanh V không chấp hành Thái độ bất hợp tác này của luật sư V đã

vi phạm quy tắc 23.1 về ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, cụ

thể: “Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan

hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề”.

2. Trong vụ việc của ông Nguyễn Ngọc Nhị

Trang 9

Luật sư V và bà Hà Thị Sáu đã ngụy tạo giấy tờ giả về việc ông Nhị đã bán nhà cho bà Sáu sau đó gửi đơn tố giác ông Nhị chiếm đoạt nhà của bà Sáu đến UBND xã và công an huyện Th Trong kết luận xác minh của cơ quan điều tra công an huyện Th có ghi nhận bà Sáu đã thừa nhận việc này Hành vi ngụy tạo giấy tờ giả này của luật sư V đã vi phạm

Khoản 3, Điều 5 của Luật luật sư 2006 và Quy tắc 2 trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử

nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ- HĐLSTQ ngày

20/7/2011 của Hội đồng Luật sư Toàn quốc là “Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách

quan”; đồng thời hành vi này còn vi phạm quy tắc 24.2, cụ thể: “Cung cấp thông tin, tài

liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật”.

Luật sư V còn dẫn theo một bọn xã hội đen đến dọa để người thuê nhà của ông Nhị phải dọn đồ ra khỏi nhà, đồng thời dùng vũ lực đẩy ông Nhị ra khỏi nhà rồi khoá cửa chiếm

nhà, hành vi này đã vi phạm Quy tắc 5 trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật

sư Việt Nam, cụ thể: “Thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để

luôn tạo được và xứng đáng với sự tin cậy” Ngoài ra hành vi này còn có dấu hiệu phạm tội

theo Điều 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về hành vi cưỡng đoạt

tài sản.

Luật sư V không những vi phạm những quy định trong Luật Luật sư, quy tắc đạo đức

và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam mà còn có dấu hiệu phạm tội

Do đó, Ban chủ nhiệm đoàn luật sư xem xét quyết định xử lý kỷ luật Luật sư V theo

quy định tại Khoản 1, Điều 85 Luật Luật sư 2006 ở mức kỷ luật “Tạm đình chỉ tư cách

thành viên Đoàn Luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng”.

Đồng thời với hình thức kỷ luật trên, căn cứ vào Khoản 33 Điều 1 Luật Luật sư sửa

đổi năm 2012: “Luật sư Việt Nam vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật

thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” để xử lý hành vi

có dấu hiệu phạm tội của Luật sư V

Trang 10

IV. BÀI HỌC, KINH NGHIỆM RÚT RA

- Trong khi hành nghề người luật sư phải luôn giữ cho mình một lập trường kiên định, một cái đầu lạnh để không bị bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào tác động, chi phối làm ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, suy luận của mình trong quá trình tác nghiệp

- Luật sư phải rèn luyện, không ngừng rèn luyện ý chí bản thân; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy của khách hàng, sự tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư

- Đã là một người luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác trước hết phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hay gián tiếp làm bất cứ những việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc lập, liêm chính và uy tín của luật

sư cũng như quyền và lợi ích của khách hàng Đặc biệt nghiêm cấm Luật sư tư vấn hoặc giúp đỡ khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá

Ngày đăng: 06/08/2017, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w