1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Một số tài năng toán học việt nam

13 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 724,09 KB

Nội dung

Các bài viết của TS Trần Nam DũngĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCMĐàm Thanh Sơn, từ thần đồng Toán đến giáo sư Vật lý hàng đầu thế giớiGiành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế nhưng Đàm Thanh Sơn lại nghiên cứu Vật lý và trở thành một trong những giáo sư hàng đầu thế giới.Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội trong gia đình trí thức. Cha anh là giáo sư Dược học Đàm Trung Bảo; mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ Sinh hóa Nguyễn Thị Hảo. Từ nhỏ anh nổi tiếng giỏi Toán, mới học tiểu học song có thể giải được nhiều bài toán lớp trên.Sơn học vượt lớp, đến năm 1984 khi tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Praha (Tiệp Khắc), anh mới 15 tuổi. Năm đó anh đạt điểm tuyệt đối 4242 điểm, lặp lại thành tích của hai đàn anh Lê Bá Khánh Trình và Lê Tự Quốc Thắng.Năm 1985, Đàm Thanh Sơn sang Matxcova học Đại học Tổng hợp Lomonosov, nhưng không phải ở khoa Toán Cơ mà là Vật lý. Những thành tựu của Đàm Thanh Sơn sau này cho thấy đây là quyết định có suy tính kỹ càng chứ không phải là bồng bột tuổi trẻ.Tốt nghiệp đại học năm 1991, 4 năm sau anh nhận bằng tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva. Các năm 19951999, anh là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Washington, Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ. Đàm Thanh Sơn thời học sinh được xem là thần đồng toán học, giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế khi mới 15 tuổi.Thời gian 19992002, Đàm Thanh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Columbia, đồng thời là học giả ở Trung tâm Nghiên cứu RIKENBNL, Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ). Từ năm 2002, anh quay lại Seattle, được bổ nhiệm giáo sư tại khoa Vật lý Đại học Washington, là học giả cao cấp tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc đại học này.Tháng 92012, được bổ nhiệm là giáo sư tại Đại học Chicago (Mỹ), Đàm Thanh Sơn được ngồi vào những chiếc ghế mà nhà vật lý nổi tiếng Fermi và Chandrasekhar từng ngồi. Đây là vinh dự nhà khoa học nào cũng thấy tự hào.Tại lễ nhận quyết định bổ nhiệm, GS Đàm Thanh Sơn chia sẻ: Cuộc hành trình nổi tiếng của Chandrasekhar từ Ấn Độ sang châu Âu gieo vào lòng tôi nhiều cảm xúc, ước mơ, khi còn là một cậu bé ở Việt Nam. Và những bài giảng sáng suốt của Fermi ảnh hưởng sâu xa đến tôi khi là sinh viên ở Moskva. Tôi đã làm việc 10 năm cực kỳ hào hứng tại Viện Lý thuyết hạt nhân ở Đại học Washington, và nay tôi sẵn sàng đón nhận những thách thức mới.Năm 2014, GS Sơn trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, được bầu là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.GS Sơn nghiên cứu về vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, hạt nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây. Đến nay, anh có trên 120 công trình khoa học được công bố, trong đó có công trình được đánh giá tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực nghiên cứu. Một trong số đó là công trình về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều do anh nghiên cứu với hai nhà khoa học P. K. Kovtun và A. O. Starinets. Khám phá này gây tiếng vang trong giới bác học. Đàm Thanh Sơn hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, giáo sư Vật lý hàng đầu thế giới.Là người sâu sắc, kiến thức uyên thâm và tư duy sắc sảo, Đàm Thanh Sơn có thể trao đổi về nhiều vấn đề chứ không chỉ là chuyên môn sâu vật lý. TS Vũ Nguyên Thành, bạn của anh hồi học ở Nga, nay là Giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh của Viện Công nghiệp thực phẩm chia sẻ, nói chuyện với Sơn luôn thú vị và bổ ích.Cậu ấy luôn muốn tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, chứ không chỉ nói chuyện cho vui. Có lần trao đổi về tế bào nấm mốc, Sơn đã mô hình hóa và tính toán ra tốc độ của tế bào nấm mốc bằng lý thuyết mà sau đó đã được kiểm tra bằng thực nghiệm, TS Thành kể.Giống như các đàn anh đang làm việc tại nước ngoài như Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng..., Đàm Thanh Sơn luôn dùng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ cho ngành Vật lý Việt Nam. Hàng năm, anh sắp xếp về nước để tham dự hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” cùng với nhiều nhà Vật lý nổi tiếng thế giới.GS Sơn cũng tạo điều kiện đưa nhiều sinh viên Việt Nam đến học tập ở Mỹ và các nước có nền khoa học tiên tiến. Năm 2007, khi kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 48 được tổ chức tại Việt Nam, anh về nước tham gia vào Ban giám khảo. Năm 2008 tổ chức Olympic Vật lý quốc tế ở Việt Nam, anh là một trong ba giáo sư vật lý Việt Nam được mời tham gia Ban tổ chức.Quan tâm đến lĩnh vực truyền bá khoa học, đặc biệt là Toán học và Vật lý, trang web cá nhân của anh giống một tạp chí thu nhỏ, đăng những bài viết với cách giải thích đơn giản và tường minh. Khi Epsilon, tạp chí online của những người yêu toán ra đời, anh cho phép Ban biên tập đăng lại nhiều bài viết của mình và gợi ý nhiều chủ đề hay. Thỉnh thoảng anh cũng tham gia vào các chủ đề toán vui trên Facebook với lời giải độc đáo.TS Trần Nam DũngĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM Cựu thí sinh Olympic Toán sở hữu hơn 160 công trình khoa họcChàng trai chỉ nặng 35kg khi thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 1979 giờ là một trong những nhà toán học làm việc hiệu quả nhất thế giới.Là giáo sư Đại học Arizona (Mỹ), Phạm Hữu Tiệp được đánh giá là chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn và đại số Lie. Tại Đạihội toán học thế giới năm 2018 ở Rio de Janero (ICM), anh sẽ đọc báo cáo mời (invited lecture) ở tiểu ban đại số. Có rất ít nhà toán học Việt Nam đạt được vinh dự này.Trong đội hình 4 học sinh dự thi IMO tại Anh năm 1979, cậu học sinh trường Chu Văn An (Hà Nội) nhỏ tuổi nhất (16 tuổi) và nhẹ cân nhất, chưa đầy 35 kg. Nhưng sức làm toán của Tiệp xếp đầu đội tuyển. Năm đó Phạm Hữu Tiệp cùng 2 thí sinh khác giành giải bạc, Lê Bá Khánh Trình giải vàng. Khi kết quả kỳ thi được công bố, thầy Lê Hải Châu, phụ trách đội tuyển, đánh giá: “Khi học thì nhất Tiệp nhì Trình, khi thi thì nhất Trình nhì Tiệp”. Huy chương bạc IOM Phạm Hữu Tiệp.Năm 1980, Phạm Hữu Tiệp sang học khoa Toán Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU, Liên Xô cũ). Lúc mới sang, anh thấp bé nhất trường, thường được gọi thân mật Tiệp “Chích”. Tuy nhỏ bé, chàng trai Hà Nội được bạn bè khâm phục bởi điểm thi luôn là 5 (xuất sắc), đạt giải nhất kỳ thi Olympic Toán sinh viên Matxcova năm thứ nhất và giải nhì cuộc thi công trình sinh viên toàn Liên bang năm thứ tư.Tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ, Phạm Hữu Tiệp làm tiếp nghiên cứu sinh, rồi luận án tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) và bảo vệ thành công năm 1991. Giai đoạn này, anh nghiên cứu về dàn nguyên, khai triển trực giao của đại số Lie và bắt đầu chuyển sang các vấn đề của lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn.Năm 1994, khi làm việc ở Viện Humboldt (Đức), anh cùng giáo sư A.I.Kostrikin hoàn thành cuốn sách chuyên khảo “Khai triển trực giao và dàn nguyên”, tổng kết toàn bộ công trình của nhóm nghiên cứu về lĩnh vực này do A.I.Kostrikin lãnh đạo và anh là “thợ chính”.Anh sang Mỹ năm 1996 và làm việc từ đó đến nay qua nhiều đại học như Ohio, Florida. Từ năm 2008 đến nay, anh là giáo sư Đại học Arizona, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton... GS Tiệp cũng là thành viên Ban biên tập của nhiều tạp chí lớn, tham gia tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn về toán.Được đánh giá là một trong những nhà toán học làm việc hiệu quả nhất thế giới hiện nay, đến tháng 72017, Phạm Hữu Tiệp có trên 160 công trình khoa học trong các lĩnh vực lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn nhóm, nhóm đại số và đại số Lie, dàn nguyên và mã tuyến tính, viết chung cùng hàng chục tác giả. “Giả thuyết Ore” anh viết chung cùng MW Liebeck, EA OBrien, A Shalev đăng trên tạp chí của Hội toán học châu Âu năm 2010 được 122 lượt trích dẫn.Xa Việt Nam 37 năm, nhưng Phạm Hữu Tiệp luôn hướng về quê hương. “Tôi luôn cảm thấy thiếu thời gian vì việc mình muốn làm thì nhiều mà quỹ thời gian thì có hạn. Nhưng chắc chắn tôi sẽ vẫn dành phần lớn thời gian cho việc làm toán. Tôi cũng rất quan tâm và sẽ tham gia đóng góp vào việc giúp đỡ đào tạo các bạn trẻ Việt Nam yêu toán”, anh chia sẻ.GS Tiệp vẫn thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp ở Việt Nam để trao đổi và xin học bổng cho sinh viên Việt Nam sang làm luận án tiến sĩ tại Đại học Florida, Đại học Arizona, cũng như giới thiệu các em đến với đại học ở Mỹ, nơi có đồng nghiệp của anh làm việc.

Trang 1

Đàm Thanh Sơn, từ thần đồng Toán đến giáo sư Vật lý hàng đầu thế giới

Giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế nhưng Đàm Thanh Sơn lại nghiên cứu Vật lý và trở thành một trong những giáo sư hàng đầu thế giới.

Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội trong gia đình trí thức Cha anh là giáo sư Dược học Đàm Trung Bảo; mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ Sinh hóa Nguyễn Thị Hảo Từ nhỏ anh nổi tiếng giỏi Toán, mới học tiểu học song có thể giải được nhiều bài toán lớp trên

Sơn học vượt lớp, đến năm 1984 khi tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Praha (Tiệp Khắc), anh mới 15 tuổi Năm

đó anh đạt điểm tuyệt đối 42/42 điểm, lặp lại thành tích của hai đàn anh Lê Bá Khánh Trình và Lê Tự Quốc Thắng Năm 1985, Đàm Thanh Sơn sang Matxcova học Đại học Tổng hợp Lomonosov, nhưng không phải ở khoa Toán - Cơ mà

là Vật lý Những thành tựu của Đàm Thanh Sơn sau này cho thấy đây là quyết định có suy tính kỹ càng chứ không phải

là bồng bột tuổi trẻ

Tốt nghiệp đại học năm 1991, 4 năm sau anh nhận bằng tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva Các năm 1995-1999, anh là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Washington, Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ

Đàm Thanh Sơn thời học sinh được xem là thần đồng toán học, giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế khi mới 15 tuổi.

Thời gian 1999-2002, Đàm Thanh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Columbia, đồng thời là học giả ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ) Từ năm 2002, anh quay lại Seattle, được

bổ nhiệm giáo sư tại khoa Vật lý Đại học Washington, là học giả cao cấp tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc đại học này Tháng 9/2012, được bổ nhiệm là giáo sư tại Đại học Chicago (Mỹ), Đàm Thanh Sơn được ngồi vào những chiếc ghế mà nhà vật lý nổi tiếng Fermi và Chandrasekhar từng ngồi Đây là vinh dự nhà khoa học nào cũng thấy tự hào

Tại lễ nhận quyết định bổ nhiệm, GS Đàm Thanh Sơn chia sẻ: "Cuộc hành trình nổi tiếng của Chandrasekhar từ Ấn Độ sang châu Âu gieo vào lòng tôi nhiều cảm xúc, ước mơ, khi còn là một cậu bé ở Việt Nam Và những bài giảng sáng suốt của Fermi ảnh hưởng sâu xa đến tôi khi là sinh viên ở Moskva Tôi đã làm việc 10 năm cực kỳ hào hứng tại Viện Lý thuyết hạt nhân ở Đại học Washington, và nay tôi sẵn sàng đón nhận những thách thức mới"

Năm 2014, GS Sơn trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, được bầu là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ

Trang 2

GS Sơn nghiên cứu về vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, hạt

nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây Đến nay, anh có trên 120 công

trình khoa học được công bố, trong đó có công trình được đánh giá "tạo

ra những bước đột phá trong các lĩnh vực nghiên cứu" Một trong số đó là

công trình về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều do anh

nghiên cứu với hai nhà khoa học P K Kovtun và A O Starinets Khám

phá này gây tiếng vang trong giới bác học

Là người sâu sắc, kiến thức uyên thâm và tư duy sắc sảo, Đàm Thanh Sơn

có thể trao đổi về nhiều vấn đề chứ không chỉ là chuyên môn sâu vật lý

TS Vũ Nguyên Thành, bạn của anh hồi học ở Nga, nay là Giám đốc

phòng thí nghiệm vi sinh của Viện Công nghiệp thực phẩm chia sẻ, nói

chuyện với Sơn luôn thú vị và bổ ích

"Cậu ấy luôn muốn tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, chứ

không chỉ nói chuyện cho vui Có lần trao đổi về tế bào nấm mốc, Sơn đã

mô hình hóa và tính toán ra tốc độ của tế bào nấm mốc bằng lý thuyết mà

sau đó đã được kiểm tra bằng thực nghiệm", TS Thành kể

Giống như các đàn anh đang làm việc tại nước ngoài như Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng , Đàm Thanh Sơn luôn dùng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ cho ngành Vật lý Việt Nam Hàng năm, anh sắp xếp về nước để tham dự hội nghị

“Gặp gỡ Việt Nam” cùng với nhiều nhà Vật lý nổi tiếng thế giới

GS Sơn cũng tạo điều kiện đưa nhiều sinh viên Việt Nam đến học tập ở Mỹ và các nước có nền khoa học tiên tiến Năm

2007, khi kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 48 được tổ chức tại Việt Nam, anh về nước tham gia vào Ban giám khảo Năm

2008 tổ chức Olympic Vật lý quốc tế ở Việt Nam, anh là một trong ba giáo sư vật lý Việt Nam được mời tham gia Ban tổ chức

Quan tâm đến lĩnh vực truyền bá khoa học, đặc biệt là Toán học và Vật lý, trang web cá nhân của anh giống một tạp chí thu nhỏ, đăng những bài viết với cách giải thích đơn giản và tường minh Khi Epsilon, tạp chí online của những người yêu toán ra đời, anh cho phép Ban biên tập đăng lại nhiều bài viết của mình và gợi ý nhiều chủ đề hay Thỉnh thoảng anh cũng tham gia vào các chủ đề toán vui trên Facebook với lời giải độc đáo

TS Trần Nam Dũng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Đàm Thanh Sơn hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, giáo sư Vật lý hàng đầu thế giới.

Trang 3

Cựu thí sinh Olympic Toán sở hữu hơn 160 công trình khoa học

Chàng trai chỉ nặng 35kg khi thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 1979 giờ là một trong những nhà toán học làm việc hiệu quả nhất thế giới.

Là giáo sư Đại học Arizona (Mỹ), Phạm Hữu Tiệp được đánh giá là chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn và đại số Lie Tại Đạihội toán học thế giới năm 2018 ở Rio de Janero (ICM), anh sẽ đọc báo cáo mời (invited lecture) ở tiểu ban đại số Có rất ít nhà toán học Việt Nam đạt được vinh dự này

Trong đội hình 4 học sinh dự thi IMO tại Anh năm 1979, cậu học sinh trường Chu Văn An (Hà Nội) nhỏ tuổi nhất (16 tuổi) và nhẹ cân nhất, chưa đầy 35 kg Nhưng sức làm toán của Tiệp xếp đầu đội tuyển Năm đó Phạm Hữu Tiệp cùng 2 thí sinh khác giành giải bạc, Lê Bá Khánh Trình giải vàng Khi kết quả kỳ thi được công bố, thầy Lê Hải Châu, phụ trách đội tuyển, đánh giá: “Khi học thì nhất Tiệp nhì Trình, khi thi thì nhất Trình nhì Tiệp”

Năm 1980, Phạm Hữu Tiệp sang học khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov (MGU, Liên Xô cũ) Lúc mới sang, anh thấp bé nhất trường, thường được gọi thân mật Tiệp “Chích” Tuy nhỏ bé, chàng trai Hà Nội được bạn bè khâm phục bởi điểm thi luôn là 5 (xuất sắc), đạt giải nhất kỳ thi Olympic Toán sinh viên Matxcova năm thứ nhất và giải nhì cuộc thi công trình sinh viên toàn Liên bang năm thứ tư

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ, Phạm Hữu Tiệp làm tiếp nghiên cứu sinh, rồi luận án tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) và bảo vệ thành công năm

1991 Giai đoạn này, anh nghiên cứu về dàn nguyên, khai triển trực giao của đại số Lie và bắt đầu chuyển sang các vấn đề của lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn

Năm 1994, khi làm việc ở Viện Humboldt (Đức), anh cùng giáo sư A.I.Kostrikin hoàn thành cuốn sách chuyên khảo “Khai triển trực giao và dàn nguyên”, tổng kết toàn bộ công trình của nhóm nghiên cứu về lĩnh vực này do A.I.Kostrikin lãnh đạo và anh là “thợ chính”

Anh sang Mỹ năm 1996 và làm việc từ đó đến nay qua nhiều đại học như Ohio, Florida Từ năm 2008 đến nay, anh là giáo sư Đại học Arizona, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton GS Tiệp cũng là thành viên Ban biên tập của nhiều tạp chí lớn, tham gia tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn

về toán

Được đánh giá là một trong những nhà toán học làm việc hiệu quả nhất thế giới hiện nay, đến tháng 7/2017, Phạm Hữu Tiệp có trên 160 công trình khoa học trong các lĩnh vực lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn nhóm, nhóm đại số và đại số Lie, dàn nguyên và mã tuyến tính, viết chung cùng hàng chục tác giả “Giả thuyết Ore” anh viết chung cùng MW Liebeck, EA O'Brien, A Shalev đăng trên tạp chí của Hội toán học châu Âu năm 2010 được 122 lượt trích dẫn

Xa Việt Nam 37 năm, nhưng Phạm Hữu Tiệp luôn hướng về quê hương “Tôi luôn cảm thấy thiếu thời gian vì việc mình muốn làm thì nhiều mà quỹ thời gian thì có hạn Nhưng chắc chắn tôi sẽ vẫn dành phần lớn thời gian cho việc làm toán Tôi cũng rất quan tâm và sẽ tham gia đóng góp vào việc giúp đỡ đào tạo các bạn trẻ Việt Nam yêu toán”, anh chia sẻ

GS Tiệp vẫn thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp ở Việt Nam để trao đổi và xin học bổng cho sinh viên Việt Nam sang làm luận án tiến sĩ tại Đại học Florida, Đại học Arizona, cũng như giới thiệu các em đến với đại học ở Mỹ, nơi có đồng nghiệp của anh làm việc

Năm 2007, anh cùng hơn 40 cựu thí sinh giành huy chương IMO về Việt Nam tham gia Ban giám khảo kỳ thi toán quốc

tế lần thứ 48 và làm đội trưởng chấm bài toán số 6 Trưởng các đoàn rất ngạc nhiên vì Việt Nam chấm bài mà hầu như không cần phiên dịch Lý do là Ban giám khảo của Việt Nam đã biết gần hết ngoại ngữ quan trọng như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha

Huy chương bạc IOM Phạm Hữu Tiệp.

Trang 4

Phạm Hữu Tiệp (ngoài cùng bên phải hàng thứ hai) và thành viên Ban chấm thi IMO 48 tổ chức tại Việt Nam.

Trong cuộc sống đời thường, Phạm Hữu Tiệp được bạn bè đánh giá là "đáng mến, vui vẻ, nhiệt tình và rất quan tâm đến mọi người" Anh nói rất nhanh và cãi rất hăng Bạn bè cùng học MGU hoặc Matxcova với anh luôn nhớ hình ảnh của Tiệp “Chích” trên sân bóng hoặc dưới hội trường các buổi biểu diễn văn nghệ với tiếng hô cổ vũ “không lạc đi đâu được”

Phạm Hữu Tiệp chia sẻ, có 3 phụ nữ ảnh hưởng rất lớn đến anh Người thứ nhất là mẹ anh Giai đoạn tiểu học, khi bố công tác ở xa, mẹ anh đã gánh vác mọi việc chăm sóc gia đình "Có lẽ tôi được thừa hưởng tinh thần hiếu học và sự say

mê công việc của bố mẹ Mẹ tôi tuy không theo ngành toán, nhưng luôn động viên, dõi theo từng bước trưởng thành của tôi", anh tâm sự

Người thứ hai là bà Alexandra Iakovlevna Kostrikina, vợ giáo sư hướng dẫn Alexei Ivanovic Kostrikin Nếu như giáo sư Kostrikin là người dẫn đường, tạo định hướng ban đầu cho những nghiên cứu của Phạm Hữu Tiệp thì bà Alexandra Iakovlevna là "chủ nhiệm tổng cục hậu cần" Thỉnh thoảng anh được bà chiêu đãi bữa ăn ngon Mỗi khi thầy trò vào rừng làm việc, đến trưa bà cùng cháu gái đem đồ ăn vào tiếp tế Đám cưới của anh, ông bà giáo làm chủ hôn

Người thứ ba, quan trọng nhất, là vợ anh Tốt nghiệp Đại học Moris Torez danh giá, chị gác bỏ sự nghiệp để chăm lo cho chồng Từ những ngày gian khó ở Matxcova (những năm 1990 có nhiều biến động, cuộc sống ở Matxcova rất thiếu thốn) đến thời kỳ rong ruổi qua Đức, Israel rồi đến Mỹ, chị luôn lo lắng để chồng có sức khoẻ và tinh thần tốt nhất tập trung cho công việc Bạn bè đến thăm đều cảm nhận sự nhiệt tình, mến khách của gia đình nhỏ 4 người

Ba người phụ nữ ấy đã góp phần không nhỏ để Tiệp "Chích" nhỏ bé ngày nào trở thành "người khổng lồ" trong khoa học hôm nay

TS Trần Nam Dũng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

Trang 5

Lê Bá Khánh Trình - con người đa tài, nhiệt huyết

Đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979, Lê Bá Khánh Trình chọn làm thầy giáo.

VnExpress giới thiệu bài viết của TS Trần Nam Dũng, người học tập, làm việc với anh Lê Bá Khánh Trình hơn 30 năm.

Năm 1979, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40 tại Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO) Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất 41 mùa IMO, Khánh Trình vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này Anh sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Khánh Trình trở về Việt Nam

"Có đi thì có về thôi", anh trả lời như vậy khi có người hỏi "tại sao về nước khi bạn bè đi Đông đi Tây", khi ở nước ngoài

có nhiều cơ hội phát triển

Lê Bá Khánh Trình - cậu bé vàng Toán học Việt Nam năm xưa hiện là giáo viên Khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia TP HCM Ảnh: Phanxipang

Viện Toán học Việt Nam đã mời Lê Bá Khánh Trình về công tác, nhưng anh từ chối vì điều kiện làm việc, đi lại xa xôi Anh chọn làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM Mấy chục năm qua, Khánh Trình say mê với công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức Toán cho các thế hệ học trò

Không chỉ sinh viên trường Tự nhiên, anh còn dạy học sinh Phổ thông năng khiếu Nhiều năm gần đây, anh tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam thi Toán quốc tế; là trưởng, hoặc phó đoàn Việt Nam dự IMO Anh cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015, giúp đoàn bạn đạt thành tích tốt trong các kỳ thi quốc tế

Ở công việc, cương vị nào, người đàn ông sinh năm 1962 gốc Huế cũng làm với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và

đầy cảm hứng Anh ít viết bài, nhưng đã viết thì là "tuyệt phẩm" Hình học tĩnh và động của anh viết năm 2008 cho đến

nay vẫn là bài viết kinh điển về phép biến hình

"Tôi biết sức mình nên chọn công việc phù hợp nhất, nơi tôi phát huy được sở trường Nếu làm khoa học hay quản lý, chắc tôi sẽ là nhà khoa học làng nhàng, nhà quản lý kém Tôi làm giáo viên thấy tự tin và hợp sức mình nhất", anh đã nói như thế khi nhiều người đề cập chuyện thay đổi công việc

Lê Bá Khánh Trình đa tài và đầy năng lượng

Trong mắt nhiều người, Lê Bá Khánh Trình là hiện tượng Toán học của Việt Nam Sinh viên khoa Toán, Đại học Khoa học tự nhiên và học sinh trường Phổ thông năng khiếu biết đến thầy Trình nghiêm khắc, giảng dạy rất nhiệt tình Đồng nghiệp, trong đó có các thầy tham gia Ban đề thi THPT quốc gia hay thi học sinh giỏi quốc gia, nhận xét thầy Trình - người tổ trưởng - cẩn thận, nghiêm túc, nhẹ nhàng (không bao giờ lên giọng trong tranh cãi)

Học tập, sống và làm việc với anh 33 năm, tôi còn thấy một Lê Bá Khánh Trình đa tài và đầy năng lượng Anh chơi bóng bàn, bóng đá tốt Trên sân bóng, anh vừa là thủ môn, vừa là tiền đạo xuất sắc của đội tuyển Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) Anh là trưởng ban văn nghệ của sinh viên Việt Nam khoa Toán - Cơ bởi tài nhảy đẹp, biết chơi organ, guitar modern

Trang 6

Ngũ ca của Khoa Toán - Cơ MGU năm xưa hát "Dân ca 3 miền" Bắc - Trung - Nam Lê Bá Khánh Trình ôm đàn guitar ở giữa.

Khánh Trình còn có khả năng tập hợp anh em, sáng tác bài hát Dù khoa Toán - Cơ thiếu nữ, thiếu tài năng văn nghệ nổi trội, nhưng 3 năm liền (1986, 1987, 1988) được giải nhất văn nghệ toàn trường và đại diện trường đoạt giải toàn thành phố

Bài liên khúc “Dân ca 3 miền” nổi tiếng vì rất vui Anh Trình đệm đàn cho các anh em hát Bài hát có đoạn: Em suýt yêu

anh rồi, nhưng tiếc cho anh rằng, người của anh quá dây, chẳng được như Tây/ Anh cố ăn cho nhiều chớ ham học mà xác xơ tiêu điều Khán giả cười nghiêng ngả, cả mấy sinh viên Nga học tiếng Việt Kết quả đội sinh viên Việt Nam đạt

giải cao

Khánh Trình đặc biệt quan tâm đến gia đình, bạn bè Dù bận, anh luôn giành việc đi đón con Thứ bảy, chủ nhật, nếu không đi công tác xa, anh sẽ dẫn vợ con đi Vũng Tàu nghỉ Với bạn bè, anh biết cách giúp đỡ Hồi tôi mới về nước, anh đến gặp và rủ về Đại học tổng hợp Anh dắt tôi đến gặp anh Bùi Xuân Hải (phó khoa Toán lúc đó) và anh Lê Trung Hiếu (trưởng phòng Tổ chức cán bộ) để xin cho tôi về trường Anh giới thiệu tôi với các thầy để xin cho tôi dạy

Sau này tôi làm phong trào, tổ chức các hoạt động như Gặp gỡ toán học, tôi rủ anh tham gia Anh nói: “Tớ không tham

gia tổ chức được Nhưng tớ sẽ đến dạy cho chú” Và từ năm 2010 đến nay, không hoạt động nào tôi tổ chức mà không mời anh đến dạy và cũng không bao giờ anh từ chối

Lần nào ra Bắc anh Trình cũng tìm gặp Phạm Ngọc Anh Cương bằng được Là bạn cùng đội tuyển, anh Cương mắc bệnh không làm việc được Anh Trình từng đưa bạn vào Sài Gòn dạy đội tuyển Phổ thông năng khiếu, nhưng anh Cương không ổn, đành ra Hà Nội Đó là một tình bạn rất quý

Trang 7

Lê Bá Khánh Trình từng nói, nghề giáo đã chọn anh, và suốt mấy chục năm qua anh đã tận tuỵ trong vai trò người thầy, chắp cánh cho nhiều thế hệ học sinh.

Lê Bá Khánh Trình cũng có phần nhút nhát Hồi học bên Nga anh hay trêu mọi người, nhưng chính anh là đề tài trêu chọc của bạn bè Mỗi lần thấy anh để ý ai là cả nhóm xúm vào trêu Lâu dần anh sợ không dám giới thiệu Anh thường ngại đến chỗ đông người, sang trọng Mời dự tiệc, bao giờ anh cũng hỏi thành phần có ai và chỉ khi nào thấy người quen nhiều hơn người lạ thì mới nhận lời

Dù thu nhập không thấp, anh Trình luôn giản dị, nhà anh bài trí đơn giản Lúc còn độc thân, anh ở trên lầu cao nhất và chỉ có một cây đàn organ, một chiếc giường lớn và mấy tủ sách, tủ rượu Đi vào hàng quán, bao giờ anh cũng hỏi giá cả cẩn thận Cho đến bây giờ anh vẫn dùng xe máy đi làm và đón con

Nhát và khiêm nhường, nhưng thực ra anh là con rồng ẩn mình, lúc cần sẽ thể hiện Năm 2013, các trưởng đoàn dự IMO

trầm trồ thán phục màn nhảy ngẫu hứng của anh Ở tổng kết Gặp gỡ toán học 2016, khi bị ép lên biểu diễn, anh đã cầm

đàn và hát rất say sưa, chuyên nghiệp, khiến không khí buổi tổng kết nóng lên Và trong đám cưới của tôi, anh cùng tôi

lên nhảy, hát bài 60 năm cuộc đời làm quan khách dự tiệc ngạc nhiên

Trong mắt tôi, anh Trình giản dị và đời thường Với anh, ánh hào quang của thời học sinh chỉ còn là kỷ niệm đẹp Anh đang sống, yêu và làm việc hết mình với hiện tại, chẳng bao giờ đao to búa lớn

TS Trần Nam Dũng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM Huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1983

Trang 8

Giáo sư Việt được Pháp phong hàm hạng nhất khi 37 tuổi

Giữ kỷ lục thí sinh Việt nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế, Nguyễn Tiến Dũng được phong giáo sư hạng nhất năm 2007, khi 37 tuổi.

Sinh năm 1970, giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) vào năm 1985 ở tuổi 15, cho đến nay Nguyễn Tiến Dũng vẫn là học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích này

Nguyễn Tiến Dũng sớm nổi danh khi bắt đầu vào lớp chuyên toán A0 của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) Theo GS Nguyễn Văn Mậu, sức làm toán của chàng trai gốc Hà Nội này nổi bật so với các bạn cùng lứa Từ lớp 10-11, anh đã đọc cả sách toán cao cấp về lý thuyết số, giải tích, đại số Năm 1985, khi đang học lớp 11, anh đỗ đầu kỳ thi chọn đội tuyển IMO và cùng 5 bạn khác tham dự IMO lần thứ 26 tại Phần Lan

Năm đó lúc quá cảnh ở Matxcova, khi được hỏi về triển vọng của đội tuyển, thầy Đoàn Quỳnh, Phó đoàn Việt Nam, khẳng định “năm nay chắc chắn có vàng” Và đúng là Tiến Dũng đã đoạt huy chương vàng với số điểm 35/42

Nguyễn Tiến Dũng (thứ hai từ phải sang) và các bạn năm 1985.

Năm 1986, Nguyễn Tiến Dũng sang Liên Xô học ở khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov Cuối năm 2 đầu năm 3, anh chọn thầy hướng dẫn là giáo sư A.T Fomenko Đến những năm cuối đại học, anh Dũng đã có 4 bài báo khoa

học (trong đó có 2 bài viết chung với thầy hướng dẫn) đăng ở tạp chí toán có uy tín của Liên Xô cũ là Russian Math

Surveys, Adv Soviet Math.

Tốt nghiệp cử nhân, anh làm việc tại Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết ở Trieste, Italy Năm 1994, ở tuổi 24, anh bảo

vệ thành công luận án tiến sĩ toán học tại Đại học Strasbourg Sau đó có một thời gian anh làm việc tại Montpellier, Pháp, trước khi chuyển về làm giáo sư chính thức tại Đại học Toulouse, Pháp

Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp (CNU) phong hàm giáo sư hạng nhất, khi mới

37 tuổi Năm 2015, anh được CNU phong hàm giáo sư hạng đặc biệt

GS Dũng làm việc trong nhiều lĩnh vực của toán học gồm: Hình học vi phân, hình học simpletic và hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp… Đến nay, anh đã có hơn 50 bài báo khoa học và một cuốn sách chuyên khảo (dài hơn 300 trang, viết chung với Jean-Paul Dufour)

Cách làm toán của GS Dũng rất đặc biệt Khi gặp vấn đề, anh thường không cầm bút ngay mà suy nghĩ rất lâu Lúc bắt đầu cầm phấn và cầm bút thì tuôn ra cả dòng lý luận, gần như là đi đến lời giải hoàn chỉnh Phong cách này cũng được

Trang 9

anh áp dụng khi đánh cờ Trong khi dân chơi cờ nghiệp dư chỉ tính 1-2 nước và đi rất nhanh (trong các ván cờ chớp 5 phút) thì anh có thể bỏ ra 3 phút suy nghĩ, nhưng sau đó đi ào ào theo kịch bản định liệu trước để chiến thắng

Sức làm việc của GS Dũng khiến đồng nghiệp nể phục vì vừa nhanh, vừa khỏe Sau vài đêm, anh có thể dịch xong một cuốn sách khoảng 200 trang hay hoàn thành bản thảo của một Newletter gần trăm trang chỉ trong một buổi tối

Gần đây nhất, trong đợt công tác 6 tháng ở Thượng Hải (Trung Quốc), anh hoàn thành 5 bài báo khoa học (có một bài viết chung với Tudor Ratiu; một bài viết chung với Tudor Ratiu và Christophe Wacheux), có bài gần 50 trang Trong khi đó, một nghiên cứu sinh được cho là thành công nếu 3 năm có thể hoàn thành 3 bài báo khoa học

Vốn thẳng tính, Nguyễn Tiến Dũng luôn góp ý không nể nang Ý kiến của anh về các vấn đề như đánh giá tổng quan về nền toán học Việt Nam, sách giáo khoa, chương trình giáo dục tổng thể luôn được giới chuyên môn đánh giá cao Trang web cá nhân của anh thu hút nhiều người đọc với những chủ đề tranh luận sôi nổi, bổ ích

Ngoài toán, GS Dũng còn nghiên cứu về tin học, khoa học máy tính, làm chuyên gia phân tích chứng khoán cho một công ty trong nước Năm 2015, anh cùng GS Hà Huy Khoái, GS Đỗ Đức Thái và một số người bạn khác lập ra “Tủ sách Sputnik” nhằm đem lại sách tốt nhất, có tính sư phạm và giáo dục cao nhất cho học sinh

Đến nay, "Tủ sách Sputnik" đã in ra được gần 40 đầu sách, cả toán học và văn học Các cuốn sách của Sputnik được độc giả đánh giá cao về chất lượng, một số được tái bản lần đầu

Rời Việt Nam hơn 30 năm, nhập quốc tịch Pháp năm 2005, GS Dũng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và có nhiều hoạt động hướng về đất nước Anh viết giới thiệu hoặc trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh Việt Nam Ngôi nhà của anh là tụ điểm văn hoá lý tưởng cho các lưu học sinh Việt Nam ở thành phố Toulouse

Mỗi năm, GS Dũng đều dành thời gian về thăm người thân, tổ chức hội nghị, hội thảo và các buổi nói chuyện toán học dành cho đại chúng Những buổi nói chuyện cùng với "Tủ sách Sputnik" góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tình yêu toán học nói riêng, tình yêu khoa học nói chung, nâng cao văn hóa đọc trong giới trẻ

TS Trần Nam Dũng

ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

GS Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về

đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng đặc biệt

năm 2015.

Trang 10

Nam sinh gây bất ngờ nhất đoàn Olympic Toán quốc tế

Ở đội tuyển Olympic Toán quốc tế 2017, Quốc Huy - thí sinh giành điểm cao nhất thế giới - lại học ít, khiến các thầy lo nhất

Nam sinh Việt đạt điểm cao nhất cuộc thi Olympic Toán quốc tế

Là thí sinh đầu tiên của Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO), Hoàng Hữu Quốc Huy xuất sắc giành huy chương vàng với điểm số cá nhân cao nhất, bằng hai thí sinh đến từ Nhật Bản và Iran

"Em đến với cuộc thi không quá áp lực Đề thi khá lạ, em chỉ chú tâm làm bài, không suy nghĩ gì thêm", Huy chia sẻ sau khi đáp chuyến bay xuống Nội Bài (Hà Nội) sáng 25/7

Sau 2 ngày làm bài, Huy đã tính ra số điểm của mình, nhưng không chia sẻ với gia đình, thầy cô "Đến lúc em biết kết quả thì mọi người cũng biết hết rồi Bố mẹ lại gọi sang trước chúc mừng em", Huy kể

Huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế 2017 Hoàng Hữu Quốc Huy và Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu.

'Huy chương vàng' trong mắt mẹ

Mẹ Huy, chị Lê Thị Hương rất bất ngờ khi biết kết quả “Lúc tôi hỏi con làm được bài không, Huy nói không chắc lắm

Dù cháu có khả năng nhưng cuộc thi có nhiều người xuất sắc lắm Tôi nghĩ cháu sẽ có giải, song không ngờ lại cao như thế Cảm giác vui mừng không tả được”, người mẹ chia sẻ

Chị Hương quê gốc Quảng Trị, cùng anh Hoàng Hữu Hải quê gốc Hà Tĩnh xây dựng gia đình và lập nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã hơn 20 năm Thời gian đầu khá chật vật, anh chị cùng hai con (Huy và em gái) phải ở nhà thuê Đến năm Huy học cấp hai, anh chị tích cóp đủ tiền mua căn nhà ở phường 12

“Bố cháu là công nhân xây dựng, đi làm xa quanh năm suốt tháng Tôi làm tự do, công việc thay đổi liên tục Vợ chồng không có thời gian kèm cặp, chỉ luôn động viên các con rằng chỉ có học mới thay đổi được tương lai”, chị Hương nói

Từ trước khi vào lớp 1, Huy đã rất thích tính nhẩm Lên cấp hai, em học một trường gần nhà, chưa tham gia bất kỳ cuộc thi lớn nào Huy không có điều kiện đi học thêm nhiều mà chủ yếu tự học Càng ngày càng yêu thích môn Toán, Huy ôn luyện để thi vào trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

“Huy học khá Toán, nhưng chỉ khi vào trường cấp ba mới được thầy phát hiện và bồi dưỡng Nếu vào một trường khác, tôi nghĩ cháu không thể phát triển Huy dành nhiều thời gian ở trường, lại thường xuyên nhận được học bổng nên bố mẹ bớt gánh nặng kinh tế”, chị Hương nhận xét

Ngày đăng: 06/08/2017, 07:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w