Khái niệm văn bảnQPPL và những đặc điểm của nó được quy định ngay tại điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2008: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC TRONG KHÓA LUẬN
MỞ ĐẦU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CH ƯƠ NG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1 Các vấn đề lý luận
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những yêu cầu cho sự pháttriển của quốc gia Khắc phục nhược điểm, tạo sự thông thoáng thuận lợi choviệc vận dụng pháp luật vào cuộc sống là việc làm được các nước ưu tiên thựchiện khi tiến hành các chính sách phát triển Ở Việt Nam, hoàn thiện hệ thốngpháp luật luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu Nhà nướcluôn cố gắng đưa ra nhiều biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả cho việc ápdụng pháp luật vào thực tiễn
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy pháp luật nước ta đang còn tồn tại nhiềuvấn đề, đặc biệt là trong hệ thống văn bản QPPL Tình trạng văn bản chồngchéo, mâu thuẫn nhau đang là những bất cập lớn gây khó khăn cho hoạt động
áp dụng Đây chính là xung đột chủ yếu trong hệ thống pháp luật nước ta Dokhoa học pháp lý nước ta hiện nay chưa có nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu
về vấn đề này nên chưa có một khái niệm thống nhất về “xung đột trong văn
Trang 2bản quy phạm pháp luật” Để có cái nhìn khái quát về loại xung đột này cầnphải xem xét một số khái niệm có liên quan
1.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản QPPL là yếu tố tạo nên hệ thống văn bản QPPL, một trong haithành phần cấu thành nên hệ thống pháp luật Xuất phát từ chế độ chính trịđặc thù do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo mà văn bản QPPL là phươngtiện quan trọng để thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng cầmquyền1 Do là nhóm văn bản giữ vai trò chủ yếu tạo nên hệ thống pháp luậtcho nên khoa học pháp lý nước ta đã sớm có cách hiểu thống nhất về kháiniệm văn bản QPPL Theo đó, văn bản QPPL được hiểu là văn bản do chủ thể
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, hình thức pháp luật quy định có chứađựng các QPPL2 Từ khái niệm trên có thể nhận thấy tính quyền lực Nhà nướcđược thể hiện thông qua đặc điểm của văn bản QPPL: (i) chủ thể ban hànhphải là người hoặc cơ quan có thẩm quyền; (ii) trình tự thủ tục ban hành dopháp luật quy định; (iii) nội dung văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật
Văn bản QPPL có ý nghĩa quyết định trong việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội, là một yếu tố quyết định trong việc thiết lập trật tự trong tổ chức vàhoạt động quản lý xã hội của nhà nước3 Vì vậy, mà văn bản QPPL có đốitượng tác động là một nhóm chủ thể lớn có chung một hoặc một số yếu tố nào
đó như: quốc tịch, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, thành phần xã hội… Hầu hếtcác quan hệ xã hội đều cần sự điều chỉnh của QPPL để bảo đảm trật tự, quyềnlợi hợp pháp chính đáng của người dân QPPL đưa ra các tình huống dự kiến,
1 Nguyễn Thị Minh Hà, Vị trí của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2006
2 TS Nguyễn Thế Quyền chủ biên, Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản, Nxb công an nhân dân
Hà Nội, 2007, trang 18
3 Như chú thích 1
Trang 3khi đối tượng tác động của quy phạm rơi vào tình huống đó phải xử sự theocách thức quy phạm định ra Tình huống đó có tính lặp lại nhiều trên thực tếcho nên quy phạm sẽ được sử dụng lại nhiều lần4 Văn bản QPPL là phươngtiện để chứa đựng những quy phạm này cho nên văn bản QPPL được sử dụngnhiều trên thực tế.
Pháp luật nước ta là pháp luật thành văn, trong hình thức này thì văn bảnQPPL chính là phương tiện để thể hiện ý chí của Nhà nước Vai trò của vănbản QPPL được thể hiện rất rõ trong hoạt động quản lý, đảm bảo trật tự xã hộicủa cơ quan Nhà nước Cho nên chất lượng văn bản ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đến người dân và sự vận động pháttriển của xã hội Để đảm bảo sự thống nhất cũng như tạo cơ sở pháp lý chotính quyền lực của văn bản QPPL, những nội dung liên quan đến văn bảnQPPL đã được cụ thể hóa thành quy định trong Luật Khái niệm văn bảnQPPL và những đặc điểm của nó được quy định ngay tại điều 1 Luật Ban
hành VBQPPL 2008: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”.
1.1.2 Xung đột pháp luật
Có nhiều khái niệm về xung đột pháp luật
• Khái niệm 1: Xung đột pháp luật là sự khác biệt nhau của luật pháp hai haynhiều nước về cung một vấn đề Ví dụ như địa vị các đương sự trong quan hệ
4 Như chú thích 2
Trang 4dân sự quốc tế, nội dung và hình thức hợp đồng, thời hạn khởi kiện, thẩmquyền của toà án… trong lĩnh vực buôn bán quốc tế5.
• Khái niệm 2: Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thốngpháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể do có sự khácnhau giữa pháp luật của các quốc gia hoặc do tính chất đặc thù của chính đốitượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế6
• Khái niệm 3: Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luậtđồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hayquan hệ pháp luật khác7
• Khái niệm 4: Xung đột pháp luật là một thuật ngữ mang tính ước lệ, được sửdụng nhằm chỉ hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thểđược áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài cụ thể8
Các khái niệm trên đều chỉ ra xung đột pháp luật xảy ra giữa hai hệ thốngpháp luật của hai quốc gia, đây là xung đột pháp luật tư pháp quốc tế Xungđột này xuất hiện trong các quan hệ có yếu tố nước ngoài do chủ thể trongquan hệ, sự kiện pháp lý hoặc tài sản trong quan hệ có liên quan đến hai quốcgia, chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật Nguyên nhân xảy ra xungđột pháp luật này do mỗi hệ thống pháp luật có đặc trưng riêng, quan điểmriêng về các quan hệ xã hội Hai quốc gia khác nhau thì vị trí địa lý, chế độchính trị, chế độ kinh tế… hoàn toàn khác nhau nên tư tưởng thể hiện trong
5 Nguyễn Như Ý chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb văn hóa thông tin, 1998
6 Từ điển Luật học, Nxb từ điển bách khoa – Nxb tư pháp, 2006, trang 873
7 TS Bùi Xuân Nhự chủ biên, Giáo trình tư pháp quốc tế đại học Luật Hà Nội, Nxb công an nhân dân, 2008, trang 27
8 ThS Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2009, trang 107
Trang 5pháp luật cũng khác nhau Khi một vấn đề chịu sự điều chỉnh của hai hệ thốngpháp luật tất yếu sẽ xảy ra mâu thuẫn vì mỗi hệ thống sẽ điều chỉnh theo quanđiểm riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy những mâu thuẫn trong pháp luật khôngchỉ xuất hiện khi quan hệ chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật Xungđột pháp luật còn có thể xảy ra đối với quan hệ xã hội chỉ chịu sự điều chỉnhcủa một tư tưởng pháp luật, đó là trường hợp có xung đột pháp luật quốc gia.Dựa vào đặc trưng pháp luật mà xung đột pháp luật xảy ra trong mỗi quốc giađược thể hiện dưới những mâu thuẫn khác nhau Đối với những nước thừanhận án lệ như Anh, mâu thuẫn có thể xảy ra giữa án lệ và pháp luật thànhvăn Đối với những Nhà nước liên bang như Mỹ, mâu thuẫn có thể xảy giữaluật bang và luật liên bang, và luật của bang này với luật của bang khác Đốivới những nước theo pháp Luật Hồi giáo, có thể xảy ra mâu thuẫn giữa LuậtHồi giáo và luật do cơ quan Nhà nước làm ra Còn những Nhà nước đơn nhấtchỉ có một hệ thống pháp luật thành văn như Việt Nam, thì mâu thuẫn trongpháp luật là những bất đồng trong nội dung giữa các văn bản và nhiều vấn đềtrong quá trình áp dụng văn bản vào thực tiễn chưa được pháp luật quy định
rõ
1.1.3 Giải quyết xung đột pháp luật
Xung đột pháp luật là hạn chế tồn tại trong hệ thống pháp luật Nó lànguyên nhân khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tiễn không đạtđược hiệu quả Có quan điểm cho rằng đây là sự tồn tại tất yếu trong hệ thốngpháp luật và không thể tránh khỏi Ý kiến khác nhìn nhận, đây là một hiệntượng tiêu cực phổ biến trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia9 Quanđiểm thứ ba là quan điểm được nhiều người ủng hộ cho rằng không thể phủ
9 N guyễn Minh Đức, Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 24 (161) tháng 12/2009, trang 38
Trang 6nhận sự tồn tại của xung đột pháp luật, nhưng phải thấy rằng sự tồn tại sự tồntại của những xung đột hệ thống pháp luật vi phạm sự hoạt động bình thườngcủa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật, cho nên những xung độttrong hệ thống pháp luật không thể coi là hiện tượng pháp lý bình thường10.
Từ các nhìn nhận trên cho thấy, xung đột pháp luật là một hiện tượng tiêu cực
Vì vậy, cần phải có những biện pháp để giải quyết một cách triệt để nhữngxung đột này
Giải quyết xung đột pháp luật là cách thức và biện pháp được đặt ra hạnchế, khắc phục những ảnh hưởng do sự mâu thuẫn, xung đột mang lại Đồngthời, đưa ra những phương hướng để chấm dứt hoàn toàn sự mâu thuẫn đó.Nói một cách rõ hơn thì giải quyết xung đột pháp luật là việc mà cơ quan cóthẩm quyền đưa ra những quy định tạo sự thuận lợi cho việc lựa chọn phápluật được áp dụng khi có mâu thuẫn xảy ra Xung đột pháp luật không phải lànhững mâu thuẫn xuất phát từ hành vi trực tiếp của con người, mà đó lànhững mâu thuẫn xuất phát từ ý chí khác nhau của chủ thể có thẩm quyền vềcùng một vấn đề Vì vậy, các biện pháp để giải quyết xung đột không thểmang tính nhất thời, chỉ được hình thành khi có mâu thuẫn xảy ra dựa vàotừng hoàn cảnh cụ thể, chỉ có giá trị áp dụng đối với một hoặc một số chủ thểnhất định như việc giải quyết các xung đột xảy ra trong xã hội Đây phải lànhững biện pháp ổn định, có giá trị bắt buộc áp dụng đối với tất cả chủ thể cóliên quan
Những biện pháp giải quyết xung đột pháp luật được nhà làm luật xâydựng mang tính chất dự trù, phòng bị Nghĩa là họ quy định sẵn cơ sở để lựachọn pháp luật áp dụng Khi có xung đột xảy ra, người áp dụng chỉ cần kiểmtra trường hợp này được quy định như thế nào rồi căn cứ vào đó mà chọn
10 Zykov A.I, Những xung đột trong pháp luật: Cơ sở hiến pháp và những nguyên tắc khắc phục, Tạp chí Pháp luật lý luận và thực tiễn, Mátxcơva, 2005, số 14, trang 9 (bản tiếng Nga)
Trang 7pháp luật áp dụng Những căn cứ này đều được quy định cụ thể rõ ràng, và cóhiệu lực đối với tất cả những chủ thể có liên quan Đây là điểm khác biệt củaxung đột pháp luật đối với các xung đột thông thường xảy ra trong đời sống.Xung đột pháp luật xảy ra trong pháp luật quốc gia và pháp luật tư pháp quốc
tế Do trường hợp xảy ra mâu thuẫn khác nhau, và mức độ ảnh hưởng cũngkhác nhau, nên phương pháp giải quyết xung đột trong các trường hợp nàycũng khác nhau Nó phụ thuộc vào việc xung đột xảy ra trong phạm vi nào
• Đối với xung đột xảy ra trong pháp luật tư pháp quốc tế: Phương pháp giảiquyết xung đột thường do các quốc gia tự lựa chọn Mỗi quốc gia sẽ có nhữngcách thức và biện pháp riêng, đặc thù của mình để điều chỉnh và phân địnhquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sựmang tính chất quốc tế11 Hai phương pháp thường được sử dụng để giải quyếtloại xung đột này là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột
Theo đó, phương pháp thực chất trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của tưpháp quốc tế bằng chính hệ thống các quy phạm của mình12 Đây là phươngpháp trực tiếp Ngược lại, phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng cácquy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp Phươngpháp này là phương pháp gián tiếp Do mỗi phương pháp đều có những ưuđiểm và nhược điểm riêng, cho nên việc chỉ sử dụng một phương pháp duynhất trong việc giải quyết xung đột không đạt được hiệu quả triệt để Trongxung đột pháp luật tư pháp quốc tế, các nước thường kết hợp hài hòa, cũngnhư tạo sự tác động tương hỗ giữa hai phương pháp này trong việc thiết lậpmột cơ chế điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế và bảo đảm một trật tựpháp lý dân sự quốc tế13
11 TS Bùi Xuân Nhự chủ biên, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb công an nhân dân, 2008, trang 31
12 PGS.TS Mai Hồng Qùy chủ biên, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, trang 25
13 TS Bùi Xuân Nhự chủ biên, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb công an nhân dân, 2008, trang 31
Trang 8• Đối với xung đột pháp luật quốc gia: Dựa vào đặc trưng pháp luật của mỗiquốc gia mà xung đột pháp luật quốc gia được biểu hiện khác nhau Do đó,việc giải quyết xung đột này của các nước cũng khác nhau Nó tùy thuộc vàomâu thuẫn trong pháp luật được thể hiện như thế nào Pháp luật mỗi nước đều
có quy định căn cứ cho việc lựa chọn pháp luật áp dụng khi xảy ra mâu thuẫn.Như ở Anh, xung đột pháp luật là mâu thuẫn giữa án lệ và luật thành văn.Căn cứ để giải quyết xung đột là dựa vào hiệu lực pháp lý giữa án lệ và luậtthành văn để lựa chọn pháp luật áp dụng Về mặt pháp lý, quy định rõ luật doNghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do Thẩm phán làm ra luậtthường được ban hành để bổ sung hoặc thay thế án lệ luật có thể phủ nhậnhiệu lực trong tương lai của một án lệ nào đó và thậm chí luật còn có hiệu lựchồi tố, có thể làm cho một bản án nào đó đã tuyên trong quá khứ vô hiệu14.Luật do Nghị viện ủy quyền ban hành có hiệu lực thấp hơn án lệ Như vậy,khi có xung đột xảy ra giữa án lệ và luật do Nghị viện làm ra thì áp dụng luật.Còn xung đột giữa án lệ và luật do Nghị viện ủy quyền ban hành thì áp dụng
án lệ
Ở những nhà nước liên bang như Mỹ, xung đột pháp luật xảy ra giữa luậtbang và luật liên bang, và giữa các luật bang với nhau Xung đột pháp luậtgiữa liên bang và tiểu bang xuất phát từ nguyên tắc thẩm quyền chính thuộc
về các bang nên pháp luật của bang sẽ được áp dụng, đôi khi có trường hợpsong trùng thẩm quyền với pháp luật liên bang Hiến pháp Mỹ quy định luậtliên bang có giá trị pháp lý cao hơn luật bang cho nên khi có xung đột giữaluật bang và luật liên bang thì áp dụng luật liên bang Xung đột pháp luật giữacác bang thì thường sử dụng phần lớn các quy phạm xung đột để giải quyết
Do mỗi bang ở Mỹ đều có chính quyền, pháp luật riêng cho nên khi có xungđột các bang thường vận dụng việc lựa chọn luật giải quyết xung đột pháp
14 TS Nguyễn Quốc Hoàn chủ biên, Giáo trình luật so sánh, Nxb công an nhân dân Hà Nội –
2009, trang 263
Trang 9luật của tư pháp quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật của mình Tuynhiên, các quy định này được xây dựng chủ yếu dựa trên sự lựa chọn luật củacác bang có liên quan.
Đối với những nước có hệ thống pháp luật Hồi giáo, có thể xảy ra xungđột giữa Luật Hồi giáo và luật do cơ quan Nhà nước làm ra Do là hệ thốngpháp luật được nâng lên từ tôn giáo và đạo đức cho nên quy phạm của LuậtHồi giáo được xem là chế định duy nhất, bền vững điều chỉnh toàn bộ xã hội.Luật do cơ quan nhà nước làm ra chỉ được thừa nhận trong thời gian gần đâycho nên khi có mâu thuẫn với Luật Hồi giáo thì Luật Hồi giáo sẽ được ưu tiên
áp dụng
Ở Việt Nam, xung đột pháp luật quốc gia được biểu hiện chủ yếu quanhững mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của các văn bản QPPL Nhữngphương pháp giải quyết xung đột pháp luật chủ yếu nhằm tháo gỡ những mâuthuẫn chồng chéo trong văn bản, tạo sự thuận lợi cho việc vận dụng văn bảnvào thực tế
1.1.4 Xung đột trong văn bản quy phạm pháp luật và giải quyết xung đột trong văn bản quy phạm pháp luật.
Xung đột trong văn bản QPPL là một biểu hiện của xung đột pháp luậtquốc gia Đây là loại xung đột xảy ra chủ yếu ở những quốc gia chỉ có một hệthống pháp luật và có nguồn luật chính là văn bản QPPL Xung đột trong vănbản QPPL gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật, nó khiếncho việc đưa pháp luật vào thực tiễn gặp nhiều trở ngại dẫn đến tình trạngnhiều sự việc không được giải quyết triệt để Xung đột trong văn bản QPPLđược định nghĩa là sự bất đồng hoặc mâu thuẫn giữa các quy phạm, các vănbản QPPL riêng lẻ cùng điều chỉnh một hoặc nhiều quan hệ xã hội, mà sự
Trang 10mâu thuẫn đó được xuất hiện trong quá trình áp dụng và thực hiện pháp luậtcủa cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền15
Biểu hiện của xung đột trong văn bản QPPL dễ nhận thấy nhất chính lànhững mâu thuẫn, chồng chéo nhau giữa các quy định về cùng vấn đề Mộtvấn đề nhưng có hơn một quy phạm điều chỉnh mà các nội dung quy định lạikhông giống nhau Ngoài ra, xung đột trong văn bản QPPL còn được thể hiệnqua những quy định lấp lửng, bỏ ngỏ của văn bản Quan hệ xã hội đang tồn tạikhông có văn bản điều chỉnh thì đó là lỗ hổng của pháp luật Trường hợp quan
hệ xã hội có quy phạm điều chỉnh nhưng việc điều chỉnh không đầy đủ, quyđịnh nửa vời, không rõ ràng dẫn đến mỗi nơi áp dụng một kiểu cũng là mộtbiểu hiện của sự không thống nhất, chứng tỏ đang có xung đột pháp luật tồntại Căn cứ vào phạm vi có thể xảy ra xung đột trong văn bản QPPL, có thểchia xung đột này thành hai nhóm: xung đột giữa các QPPL với nhau trongcùng một văn bản QPPL, xung đột giữa các văn bản QPPL điều chỉnh nhữngquan hệ xã hội cùng nhóm hoặc trong cùng một lĩnh vực
Xung đột trong văn bản QPPL là mâu thuẫn trong quy định của các vănbản khi điều chỉnh cùng một vấn đề, nên việc giải quyết xung đột nhằm xóa
bỏ những mâu thuẫn đó, tạo thuận lợi cho việc áp dụng Biện pháp giải quyết
là những căn cứ để lựa chọn quy phạm điều chỉnh phù hợp, kịp thời chính xácquan hệ xã hội đang diễn ra, bảo đảm quyền lợi cho tất cả các bên có liênquan Những căn cứ này được quy định vào trong văn bản tạo cơ sở pháp lýcho việc lựa chọn Căn cứ để lựa chọn văn bản áp dụng khi có mâu thuẫn màpháp luật Việt Nam sử dụng là: (i) Dựa vào hiệu lực pháp lý của văn bản đốivới mâu thuẫn giữa hai văn bản thuộc hai hình thức khác nhau, (ii) dựa vàothời điểm ban hành văn bản đối với văn bản có cùng hiệu lực pháp lý do cùng
15 Morozova L.A, Lý luận nhà nước và pháp luật, Mátxcơva, 2005, trang 290 (bản tiếng Nga).
Trang 11một cơ quan ban hành Những nguyên tắc áp dụng văn bản này đã được cụ thểhóa thành quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2008 đối với văn bản do
cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành, và Luật Ban hành VBQPPL củaHĐND và UBND 2004 đối với văn bản do HĐND, UBND ban hành
1.2 Quy định của pháp luật về giải quyết xung đột trong văn bản quy phạm pháp luật
Đối với những hệ thống pháp luật có nguồn luật chính là văn bản QPPLthì việc hoàn thiện hệ thống văn bản luôn là vấn đề quan trọng Vì khi có hệthống văn bản thống nhất thì việc đưa pháp luật vào thực tiễn mới trở nênthuận lợi và đạt được hiệu quả Để giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéotrong quy định giữa các văn bản, tạo sự dễ dàng cho việc lựa chọn văn bản ápdụng, góp phần tạo sự thống nhất trong văn bản, Luật đã quy định nguyên tắc
áp dụng văn bản tại điều 83 Luật Ban hành VBQPPL 2008 và điều 54 LuậtBan hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 dựa vào hai căn cứ: hiệu lựcpháp lý của văn bản và thời điểm ban hành văn bản
1.2.1 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào hiệu lực pháp lý.
Trong hệ thống pháp luật nước ta, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực caonhất, sau Hiến pháp là Luật, Pháp lệnh và các hình thức văn bản khác Điều
146 Hiến pháp 1992 quy định rõ: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp” Do đó, không một
văn bản nào được quy định trái với Hiến pháp Nếu có mâu thuẫn với Hiếnpháp thì văn bản đó được xem là vi hiến và sẽ bị bãi bỏ
Trang 12Ngoại trừ, trường hợp mâu thuẫn với Hiến pháp đã được quy định rõbiện pháp giải quyết, những mâu thuẫn giữa các hình thức văn bản khác sẽđược giải quyết dựa vào quy định tại khoản 2 điều 83 Luật Ban hành
VBQPPL 2008: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”, và khoản 2 điều 54 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cùng cấp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND” Nguyên tắc này xác định việc lựa chọn văn bản
áp dụng dựa vào hiệu lực pháp lý khi mâu thuẫn xảy giữa hai văn bản khôngcùng hình thức
Quy định này thể hiện rõ sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan trong
bộ máy Nhà nước Hiệu lực pháp lý của văn bản tương ứng với vị trí của cơquan ban hành Nâng cao vai trò, thể hiện sự lãnh đạo của cơ quan cấp trênbằng việc ý chí của cơ quan cấp trên quy định trong văn bản phải được cơquan cấp dưới tuân thủ và thi hành Góp phần giải quyết hiệu quả những xungđột về thẩm quyền ban hành văn bản Hạn chế được tình trạng “trên nói dướikhông nghe”, “phép vua thua lệ làng” khi cơ quan cấp dưới tự ý ban hành vănbản điều chỉnh những vấn đề thuộc quyền quản lý của mình mà không thôngqua quy định của cấp trên, trong đó có thể có những quy định mang tính hàkhắc, lạm quyền gây ảnh hưởng đến nhiều quyền của công dân
Đối với những văn bản do cơ quan địa phương ban hành, việc ưu tiên ápdụng Nghị quyết HĐND khi có mâu thuẫn với Quyết định, Chỉ thị của UBNDcòn xuất phát từ chức năng của hai cơ quan này trong bộ máy Nhà nước ở địaphương Điều 123 Hiến pháp 1992 và điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND
2003 quy định: “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND…”.
Trang 13Việc lựa chọn áp dụng Nghị quyết khi có mâu thuẫn với Quyết định, Chỉ thị làmột biểu hiện tính chấp hành của UBND đối với HĐND Hơn nữa, nội dungcủa Nghị quyết HĐND theo luật định là văn bản giữ vai trò là kim chỉ nam ởđịa phương Quyết định, Chỉ thị chỉ là những văn bản ban hành dựa trên Nghịquyết Nghị quyết đề ra những kế hoạch phát triển chung cho địa phươngtrong từng giai đoạn cụ thể Tùy diễn biến từng thời điểm trong giai đoạn đó,UBND sẽ ban hành Quyết định, Chỉ thị để từng bước cụ thể hóa những quyđịnh trong Nghị quyết vào thực tiễn Nếu không ưu tiên áp dụng Nghị quyếtkhi có mâu thuẫn với Quyết định, Chỉ thị thì nội dung của Nghị quyết sẽkhông có sức ảnh hưởng đối với nội dung văn bản của UBND Như vậy, Nghịquyết của HĐND đã không thể hiện đúng chức năng được quy định.
Đặt ra yêu cầu đối với những cơ quan ban hành văn bản cần phải xem xét
kỹ nội dung văn bản trước khi ban hành Kiểm tra nội dung văn bản có mâuthuẫn với quy định với văn bản của cơ quan cấp trên hay không Quy trìnhban hành văn bản có trải qua đầy đủ các thủ tục như luật định Đồng thời,nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan, người có thẩm quyền,đặc biệt là những chủ thể ban hành những văn bản có giá trị pháp lý cao nhưHiến pháp, Luật, Pháp lệnh cần phải kiểm tra, xem xét kỹ nội dung trước khicho ra đời một văn bản Bởi vì, đây là những văn bản “xương sống”, nội dungquy định trong văn bản có ảnh hưởng rất lớn đối với chủ thể áp dụng và chủthể bị áp dụng Nếu một văn bản luật có nội dung quy định sai mà khi banhành Quốc hội không phát hiện nên không kịp thời sửa chữa, khi có hiệu lực
sẽ kéo theo sự sai lầm của một số lượng lớn các văn bản của cơ quan cấp dướikhi quy định theo luật Hoặc nếu có quy định khác luật, nhưng áp dụngnguyên tắc này thì văn bản luật vẫn được áp dụng Như vậy, sự ảnh hưởng của
nó gây ra trên thực tiễn là không nhỏ
Trang 14Một yêu cầu nữa đặt ra, giữa các cơ quan ban hành văn bản cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sự phù hợp giữa các văn bản, hạn chế thấpnhất những xung đột, mâu thuẫn Yêu cầu này rất cần thiết đối với hoạt độngban hành văn bản ở địa phương HĐND và UBND là hai cơ quan trong mộtcấp chính quyền ở địa phương, cần phải có sự gắn kết phối hợp lẫn nhau khihoạt động thì địa phương mới có thể được phát triển Trong quá trình hoạtđộng, hai cơ quan này có thể xảy ra xung đột Ngoài những mâu thuẫn mangtính xã hội, thì xung đột về quan điểm thể hiện trong văn bản là xung đột gây
ra ảnh hưởng nghiêm trọng nhất Bởi vì, việc ban hành văn bản ít nhiều chịuảnh hưởng ý chí của chủ thể ban hành Văn bản quy định khác nhau nghĩa là ýchí của HĐND và UBND về vấn đề đó khác nhau Điều này liên quan đếnđịnh hướng phát triển của địa phương về mặt kinh tế, an sinh xã hội… Nếukhông có quy định giải quyết trường hợp này thì sự phát triển của địa phương
sẽ kìm hãm, vì mỗi cơ quan cứ áp dụng ý chí riêng của mình, cùng một vấn
đề nhưng có hai cơ sở để áp dụng Như vậy, rất khó cho người dân địaphương khi áp dụng văn bản Nguyên tắc áp dụng văn bản này là một biệnpháp giải quyết xung đột trong văn bản QPPL ở địa phương hiệu quả, tạo sựthuận lợi khi áp dụng pháp luật, đảm bảo cho địa phương phát triển theo mộthướng thống nhất, đi theo những tiêu chuẩn, kế hoạch ban đầu được đề ra
Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL dựa vào hiệu lực pháp lý của văn bảnthể hiện tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan cấp trên và cơ quan cấpdưới Nhằm hạn chế tình trạng lạm quyền, tùy tiện trong hoạt động quản lýNhà nước của cơ quan cấp dưới thông qua phương tiện thực hiện là văn bảnQPPL Những xung đột của văn bản có hiệu lực pháp lý thấp với những vănbản có hiệu lực pháp lý cao xuất phát nhiều nguyên nhân, đó là vấn đề đangtồn tại trong hệ thống pháp luật nước ta Việc quy định nguyên tắc áp dụngnày đã góp phần giải quyết tốt xung đột pháp luật, tạo ra sự thống nhất cho
Trang 15hoạt động áp dụng pháp luật, thể hiện được vai trò, vị trí của từng cơ quantrong bộ máy Nhà nước.
1.2.2 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào thời điểm ban hành văn bản.
Việc lựa chọn văn bản áp dụng nếu chỉ dựa vào hiệu lực pháp lý của vănbản thì không giải quyết hết các trường hợp cần phải lựa chọn văn bản ápdụng trên thực tế Vì khi trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Luật Ban hànhVBQPPL 1996, tờ trình 102/TTr – CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ đã xác
định: “Nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Điều 3
Dự thảo Luật quy định theo hướng mỗi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản theo Hiến pháp chỉ nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới một hình thức văn bản” Luật Ban hành VBQPPL 2008 đã cụ thể hóa
đề nghị này bằng việc quy định đa số cơ quan có thẩm quyền ban hành vănbản chỉ được ban hành một hình thức văn bản QPPL, ngoại trừ Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Do chỉ ban hành một loại văn bản nên các văn bản do cùng một cơquan ban hành chắc chắn sẽ có hiệu lực pháp lý như nhau Nếu hai văn bản
do cùng một cơ quan ban hành quy định khác nhau về cùng một vấn đề thìcăn cứ sử dụng để chọn văn bản áp dụng chỉ có thể là thời điểm văn bảnđược ban hành Căn cứ này được quy định tại khoản 3 điều 83 Luật Banhành VBQPPL 2008; khoản 3, 4 điều 54 Luật Ban hành VBQPPL củaHĐND và UBND 2004
Khoản 3 điều 83 Luật Ban hành VBQPPL 2008 quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”, khoản 3 điều 54 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và
Trang 16UBND 2004 quy định: “Trong trường hợp các Nghị quyết của cùng một HĐND có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Nghị quyết được ban hành sau”, khoản 4 điều 54 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 quy định: “Trong trường hợp các Quyết định, Chỉ thị của cùng một UBND có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Quyết định, Chỉ thị được ban hành sau” Đây là xung đột
giữa hai văn bản của cùng một cơ quan ban hành, quy định khác nhau về cùngmột vấn đề, và cả hai vẫn đang có hiệu lực
Mâu thuẫn này xảy ra chủ yếu là do thời điểm ban hành văn bản khácnhau Ở từng thời điểm, quan hệ xã hội được điều chỉnh đã có sự thay đổi vàvăn bản quy định phải phản ánh đúng hiện trạng vấn đề Hướng giải quyếtđược đưa ra là áp dụng văn bản hành sau Bởi vì, nhà làm luật cho rằng, vănbản ban hành sau sẽ phản ánh đúng bản chất của quan hệ xã hội đang diễn ratrong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu cấp thiết xã hội
Đặt ra nguyên tắc áp dụng văn bản ban hành sau cũng là biểu hiện củaviệc pháp luật theo kịp sự phát triển của xã hội, nhằm hạn chế tính lạc hậu củapháp luật Quan hệ xã hội biến đổi từng ngày Vì vậy, nó đòi hỏi pháp luậtphải có sự vận động để theo kịp sự phát triển Mục đích chủ yếu của quy định
là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Hai văn bản của cùng một
cơ quan ban hành quy định khác nhau về một vấn đề, và đang cùng có hiệulực Khi đưa vào thực tiễn, dù có gặp khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọnnhưng cơ quan áp dụng vẫn có thể áp dụng bất kỳ văn bản nào Như vậy, hiệntượng mỗi cơ quan, mỗi vùng áp dụng một kiểu rất dễ xảy ra Điều này hoàntoàn không có sự sai phạm Trong khi, người chịu ảnh hưởng là người bị ápdụng, chủ yếu là người dân
Trang 17Nguyên tắc này góp phần giải quyết những bất cập trong việc lựa chọnvăn bản áp dụng, tạo nhiều thuận lợi cho việc áp dụng văn bản vào thực tế.Khi áp dụng vào thực tiễn được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả đáng kể:(i) Đầu tiên, là giải quyết được việc lựa chọn văn bản áp dụng khi một cơquan ban hành rất nhiều văn bản quy định về một vấn đề nhưng có nội dungkhác nhau, và hiệu lực như nhau (ii) Thứ hai, theo kịp sự phát triển của xãhội, thể hiện được đặc điểm quan trọng của pháp luật là phản ánh kịp thời nhucầu xã hội (iii) Thứ ba, việc ưu tiên áp dụng văn bản ban hành sau có thểđược xem là cách thức mà cơ quan áp dụng giúp giải quyết thiếu sót của cơquan ban hành văn bản Theo quy định, khi ban hành một văn bản mới nếunội dung quy định khác với văn bản cũ về cùng vấn đề thì văn bản mới phải
có quy định để xác định hiệu lực của quy định trong văn bản cũ Quy định ápdụng văn bản ban hành sau được sử dụng trong trường hợp văn bản mớikhông có quy định xác định lại hiệu lực của văn bản cũ
Tuy nhiên, nguyên tắc này lại có nhược điểm là làm phá vỡ tính đồng bộcủa hệ thống pháp luật Văn bản ban hành sau phải liên tục theo đuổi nhau đểđược ưu tiên sử dụng Điều này dễ dẫn đến việc các cơ quan liên tục ban hànhvăn bản, trong khi nội dung giữa các văn bản không có sự thống nhất, liên hệvới nhau Những nội dung quy định khác nhau giữa các văn bản đều đượcchấp nhận, như vậy sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng,không đảm bảo hiệu quả cho hoạt động quản lý Nhà nước
Nguyên tắc này yêu cầu chủ thể ban hành văn bản phải có sự kiểm tra,giám sát kỹ càng, tuân thủ đúng quy trình ban hành văn bản, tránh tùy tiện, sơsài Văn bản ban hành phải phản ánh kịp thời, chính xác thực tiễn Khôngđược ban hành văn bản chỉ dựa vào ý chí chủ quan của một hoặc một số chủthể theo kiểu “thích thì làm”, mà phải dựa trên yêu cầu thực tế khách quan
Trang 18Ngoài ra, nó còn đòi hỏi chủ thể ban hành phải theo dõi, nắm bắt kịp thời sựphát triển, thay đổi của xã hội, tránh tình trạng văn bản ban hành sau mà lạiquy định lạc hậu, xa rời thực tế hơn văn bản ra đời trước Nếu xảy ra, thì vănbản đó sẽ làm cho hoạt động áp dụng thực tiễn trở nên khó khăn, rắc rối.Không những không giải quyết được xung đột mà còn góp phần làm cho hệthống pháp luật trở nên cồng kềnh, phức tạp.
Dù là văn bản ở trung ương hay ở địa phương, nếu áp dụng không phùhợp thì mục đích của pháp luật sẽ không đạt được, ngược lại còn gây ảnhhưởng đến quyền lợi của người dân Văn bản ở trung ương có ảnh hưởngchung đến cả nước thì những văn bản ở địa phương lại là những quy định rấtgắn bó với người dân Ảnh hưởng của việc áp dụng không phù hợp văn bảncủa trung ương có thể là khác nhau giữa các địa phương, tùy theo điều kiện vàmức độ áp dụng của từng vùng Mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng văn bảncủa HĐND và UBND không phù hợp là rất nghiêm trọng đối với người dânđịa phương
Hiện nay, do nhu cầu điều chỉnh kịp thời quan hệ xã hội mà số lượng vănbản mỗi cơ quan ban hành là rất lớn, cho nên việc lựa chọn văn bản áp dụngphù hợp là vấn đề khó khăn Với hiện trạng số lượng văn bản quá nhiều, nếucho kiểm tra rà soát nội dung, xác định lại hiệu lực mỗi văn bản thì đây làviệc làm không dễ tiêu tốn nhiều thời gian Cho nên, việc quy định áp dụngvăn bản theo nguyên tắc này là giải pháp tối ưu với mong muốn văn bản phảnánh được thực tiễn Quy định của pháp luật theo kịp sự phát triển của xã hội,hạn chế thấp nhất những khó khăn trong việc lựa chọn văn bản áp dụng, đặcbiệt là những văn bản do một cơ quan ban hành
Trang 191.2.3 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trước thời điểm có hiệu lực.
Khoản 1 điều 83 Luật Ban hành VBQPPL 2008 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực…”, khoản 1 điều 54 Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004: “Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực” Về
nguyên tắc, văn bản chỉ được áp dụng kể từ thời điểm có hiệu lực pháp luật
Tuy nhiên, khoản 4 điều 83 Luật Ban hành VBQPPL 2008 quy địnhtrường hợp ngoại lệ về thời điểm áp dụng văn bản, cho phép được áp dụngvăn bản trước thời điểm có hiệu lực khi thỏa điều kiện đã được quy định
Khoản 4 điều 83 quy định: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới” Quy định này không được áp dụng đối với văn bản do cơ quan
Nhà nước ở địa phương ban hành, vì khoản 2 điều 51 Luật Ban hành
VBQPPL của HĐND và UBND 2004 quy định: “Không quy định hiệu lực trở
về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND” Vậy đối
với những văn bản do HĐND, UBND ban hành, dù quy định về trách nhiệmpháp lý, thỏa điều kiện luật định nhưng chỉ có thể được áp dụng khi đã cóhiệu lực pháp lý
Quy định này thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo trong pháp luật nước ta.Trách nhiệm pháp lý thường gắn với một chủ thể nhất định Để được áp dụngtrước thời điểm có hiệu lực, văn bản quy định trách nhiệm pháp lý phải thuộcmột trong hai trường hợp: (i) Văn bản mới không quy định trách nhiệm pháp
lý đối với hành vi mà theo văn bản cũ chủ thể thực hiện phải chịu tráchnhiệm, (ii) văn bản mới có quy định nhưng trách nhiệm pháp lý mà chủ thể
Trang 20thực hiện phải chịu nhẹ hơn văn bản cũ Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bấtlợi (sự trừng phạt) với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặcbiệt giữa Nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các QPPL xác lập vàđiều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bấtlợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài của các QPPL16 Vănbản mới được áp dụng trong trường hợp này là văn bản chưa có hiệu lực pháp
lý Từ quy định này cho thấy, việc đặt ra trách nhiệm pháp lý không phải làtrừng phạt mà chỉ là các biện pháp chế tài để người vi phạm nhận ra cái sai vàsửa đổi Cho nên, mặc dù chưa có hiệu lực pháp lý, nếu người áp dụng chorằng những trách nhiệm trong văn bản mới đã đủ để răng đe người vi phạm,tương xứng với hậu quả do họ gây ra thì có thể áp dụng quy định của văn bảnmới
Trường hợp áp dụng văn bản mới trước khi có hiệu lực theo quy định nàykhoa học pháp lý còn gọi là hiệu lực trở về trước của văn bản Điều 79 LuậtBan hành VBQPPL 2008 quy định cụ thể trường hợp văn bản được áp dụngtrước khi có hiệu lực Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL được hiểu làhiệu lực ngược trở về trước của một văn bản QPPL, trước cả ngày văn bản đóđược ban hành, tức là quy định của văn bản QPPL đó được áp dụng đối với cảnhững hành vi sự kiện đã xảy ra trước ngày văn bản QPPL đó được banhành.17
Nguyên tắc này góp phần hạn chế tính cứng nhắc của pháp luật, làm choluật pháp trở nên mềm dẻo, mang tính nhân văn Khi nhà làm luật nhận thấyrằng, văn bản đang áp dụng trên thực tế quy định những trách nhiệm pháp lýquá nghiêm khắc, hoặc những trách nhiệm này không thật sự cần thiết áp
16 GS.TS Lê Minh Tâm chủ biên, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb công an nhân dân,
2007, trang 508
17 Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa - Nxb Tư pháp, 2006
Trang 21dụng trên thực tế, họ ban hành một văn bản khác để quy định lại Nhưng nếukhông rơi vào các trường hợp khẩn cấp đặc biệt được có hiệu lực sớm hơnngày quy định theo đoạn 2 khoản 1 điều 78 Luật Ban hành VBQPPL 2008, thìvăn bản mới chỉ được có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định Nếukhông có quy định cho phép áp dụng văn bản trước khi có hiệu lực thì việcban hành văn bản mới để sửa chữa, khắc phục sai lầm của văn bản cũ khôngđạt được mục đích, vì trong khoảng thời gian chờ văn bản mới có hiệu lực thìvăn bản cũ vẫn được áp dụng, những quy định vẫn được thực thi.
Áp dụng văn bản mới có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cũng làbiểu hiện của pháp luật theo kịp sự phát triển xã hội Có thể, tại thời điểm banhành văn bản cũ, một hành vi vi phạm cụ thể nào đó đang xảy ra rất nghiêmtrọng cho nên đòi hỏi phải có những chế tài thật nặng để đủ sức răng đe.Nhưng khi ban hành văn bản quy định trách nhiệm pháp lý mới, hành vi đó đã
có sự giảm thiểu đáng kể tại thời điểm hiện tại, sức phát triển của nó khôngcòn khả năng đe dọa trong tương lai thì không cần thiết để áp dụng tráchnhiệm pháp lý ở mức quá nặng Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý trongtrường hợp này chỉ là bước ban đầu để dần dần đi đến loại bỏ hành vi vi phạmnày trong xã hội Trong trường hợp này, việc cho phép áp dụng văn bản mới
là hoàn toàn hợp lý
Nguyên tắc này là quy định để tránh tình trạng hà khắc của pháp luật, vớimong muốn người vi phạm gây ra hậu quả như thế nào chỉ phải chịu chế tàitương xứng với hậu quả đó Trách nhiệm pháp lý không được quá nặng, quákhắc nghiệt Đôi khi gây ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của công dânnhư quyền bất khả xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm và đi ngược lạivới mục đích đặt ra trách nhiệm pháp lý
Trang 22Trách nhiệm pháp lý nói đến trong Luật Ban hành VBQPPL 2008 làtrách nhiệm pháp lý nói chung Ngoài được ghi nhận trong văn bản này,nguyên tắc cho phép áp dụng văn bản trước thời điểm có hiệu lực còn đượcquy định trong một số văn bản quy định từng trách nhiệm pháp lý cụ thể.Điển hình, là được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự khi quy định về tráchnhiệm hình sự Bởi vì, trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêmkhắc nhất, thể hiện ở chỗ người phạm tội bị Tòa án kết án, phải chịu hình phạt
và các biện pháp tư pháp và mang án tích18 Do đó, trách nhiệm này là tráchnhiệm chỉ gắn với cá nhân Nó không chỉ liên quan đến tài sản, mà còn ảnhhưởng rất lớn đến các yếu tố nhân thân như quyền tự do, danh dự, nhân phẩm.Trong Luật Hình sự, trường hợp áp dụng văn bản trước khi có hiệu lực pháp
lý là hiệu lực hồi tố quy định ở khoản 3 điều 7 Bộ luật Hình sự 1999: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa
án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành”.
Yêu cầu đối với chủ thể áp dụng, khi xác định trách nhiệm pháp lý khôngchỉ thông qua quy định của văn bản hiện hành, mà còn phải xem xét quy địnhcủa văn bản mới ban hành có nội dung liên quan Bởi vì, việc áp dụng luậtngoài yêu cầu hợp pháp còn phải thể hiện đúng tư tưởng, tinh thần nhân đạopháp luật Đồng thời, những chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản chỉđược ban hành văn bản khi thật sự cần thiết, không được ban hành một cáchtùy tiện Việc cho phép áp dụng văn bản trước thời điểm có hiệu lực là trường
18 Tập bài giảng: Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Khoa luật hình sự trường ĐH Luật TPHCM,
2008 – 2009, trang 7
Trang 23hợp ngoại lệ, cho nên chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết và phù hợp,không được áp dụng cẩu thả, tùy tiện.
Các nguyên tắc áp dụng văn bản mà luật quy định để giải quyết tìnhtrạng chồng chéo, bất cập đang tồn tại trong hệ thống văn bản QPPL Với mụcđích tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động áp dụng, để việc đưa vănbản vào thực tiễn mang lại những tác động tích cực Do văn bản là phươngtiện chủ yếu để thể hiện ý chí Nhà nước nên cần có sự thống nhất để đảm bảo
cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước
Tóm lại, xung đột trong văn bản QPPL là một biểu hiện của xung đột
pháp luật quốc gia, xảy ra chủ yếu ở những nước có hệ thống pháp luật đơnnhất như Việt Nam Đây là vấn đề tồn tại trong hệ thống pháp luật nội tại củamỗi quốc gia Do đó, mà biện pháp giải quyết được các quốc gia xây dựngtheo đặc trưng pháp luật của mình Ở Việt Nam, biện pháp giải quyết xung độtnày thể hiện qua những quy định trong Luật Ban hành VBQPPL 2008 và LuậtBan hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 dưới những nguyên tắc ápdụng văn bản QPPL Những quy định là cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụngvăn bản QPPL vào thực tiễn, với mong muốn là mang lại nhiều hiệu quả tíchcực, tạo sự thống nhất cho hệ thống văn bản QPPL
Trang 24CH ƯƠ NG 2: THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
có cái nhìn toàn diện khái quát hơn về thực trạng của văn bản QPPL hiện nay,trong phần này sẽ đề cập đến một số bất cập đang tồn tại trong hệ thống vănbản QPPL
2.1.1 Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
2.1.1.1 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật căn cứvào hiệu lực pháp lý
Khoản 2 điều 83 Luật Ban hành VBQPPL 2008, khoản 2 điều 54 LuậtBan hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 quy định, văn bản QPPL cóhiệu lực pháp lý cao hơn sẽ được áp dụng khi có mâu thuẫn với văn bản khác
về cùng một vấn đề Nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quy định giữa vănbản của cơ quan cấp trên với văn bản của cơ quan cấp dưới Tuy nhiên, từthực tiễn cho thấy, không phải lúc nào văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơncũng được áp dụng
Trường hợp nội dung của những văn bản hướng dẫn thi hành lại quy địnhkhác với nội dung của văn bản được hướng dẫn, nhưng văn bản hướng dẫn thi
Trang 25hành lại được áp dụng Ví dụ, việc cấm sử dụng quốc kỳ trong quảng cáo cóđến ba văn bản điều chỉnh, nhưng mỗi văn bản lại quy định một kiểu Pháp
lệnh về quảng cáo 39/2001/PL - UBTVQH quy định: “Cấm sử dụng quốc kỳ
để quảng cáo”, trong khi Nghị định 56/2006/NĐ – CP Nghị định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin quy định: “Phạt tiền từ
500000 – 1500000 đồng đối với mỗi băng – rôn quảng cáo về kinh doanh hàng hóa mà dùng màu cờ tổ quốc làm nền”, Thông tư 43/2003/TT-BVHTT
Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ – CP ngày 13/3/2003của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo quy định:
“Không được dùng màu cờ tổ quốc làm nền cho quảng cáo” Theo quy định
của Luật Ban hành VBQPPL 2008, Nghị định sẽ hướng dẫn thi hành Pháplệnh, Thông tư hướng dẫn Nghị định nhằm tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng khi ápdụng Những quy định trong Nghị định, Thông tư làm rõ quy định của Pháplệnh
Trong vấn đề này, rõ ràng quy định của ba văn bản này không thống nhất
về mức độ cấm việc sử dụng quốc kỳ để quảng cáo Pháp lệnh không chophép việc sử dụng quốc kỳ trong mọi trường hợp vì mục đích quảng cáo, cònNghị định và Thông tư chỉ cấm việc sử dụng màu quốc kỳ Ngoài ra, Nghịđịnh chỉ giới hạn việc cấm đối với băng – rôn, còn các hình thức quảng cáokhác thì không có quy định cấm Hai văn bản sau đã thu hẹp phạm vi cấm quyđịnh trong Pháp lệnh
Trong trường hợp này, quy định của Pháp lệnh là quy định có hiệu lựcpháp lý cao nhất Căn cứ vào quy định của Luật, nội dung trong Pháp lệnh sẽđược áp dụng khi không thống nhất với Nghị định và Thông tư Tuy nhiên,trong đời sống, Thông tư, Nghị định phổ biến hơn những quy định trong Pháplệnh, cho nên người dân lại biết đến Thông tư, Nghị định nhiều hơn là biếtđến những quy định của Pháp lệnh Do đó, sự khác nhau trong quy định củaThông tư, Nghị định so với quy định của Pháp lệnh ít được người dân biết
Trang 26đến Từ đó, dẫn đến tình trạng quy định của Thông tư, Nghị định được ápdụng thay vì phải áp dụng Pháp lệnh.
Ngoài trường hợp trên, một ví dụ khác cho thấy nguyên tắc này khôngđược tuân thủ tuyệt đối trên thực tế, là trường hợp văn bản ở địa phương quyđịnh khác với văn bản ở trung ương nhưng vẫn được áp dụng trong một thờigian dài Quyết định 54/2007/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ Chí Minhquy định thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất
có nội dung, một trong những điều kiện để người dân, tổ chức được cấp giấychủ quyền nhà, đất là phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành việc đầu tư xâydựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường, hệ thống thoát nước ) và bàn giaocho UBND quận huyện hoặc đơn vị liên quan Trong khi, Nghị định88/2009/NĐ - CP của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực từ ngày10/12/2009 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định nội dung trên
là một trong những điều kiện bắt buộc khi cấp giấy chủ quyền nhà đất19 Dùban hành sau Quyết định nhưng Nghị định lại có hiệu lực pháp lý cao hơn, lẽ
ra kể từ 10/12/2009 thì điều kiện quy định trong Quyết định 54/2007/QĐ –UBND không còn giá trị áp dụng Tuy nhiên, đến nay ở thành phố Hồ ChíMinh vẫn áp dụng quy định này và UBND thành phố cũng chưa có một biệnpháp nào để xử lý văn bản trên
Từ hai ví dụ trên cho thấy, không phải lúc nào quy định của pháp luậtcũng được áp dụng một cách đúng đắn trên thực tế Việc không tuân thủ quyđịnh áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn trong thực tiễn của cơ quan
19 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/437944/Chan-chu-voi-quy-dinh-khong-con-phu-hop.html