1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIEU LUAN CHÍNH TRỊ GIAI QUYẾT XUNG ĐỘT

9 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 34,43 KB

Nội dung

Tuy nhiên trong đợt bình bầu khen thưởng năm học 2013- 2014, sau khi đã phổ biến đầy đủ tiêu chuẩn, chỉ tiêu, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường đề cử Phó Hiệu trưởng phụ trách chuy

Trang 1

Phần I: LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” Chỉ thị 40-CT/TW của Ban

Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”

Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Do vậy, để phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đánh giá các hoạt động giáo dục là đánh giá kết quả của việc quản lý, dạy và học là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả các giáo viên, của học sinh, cũng như của toàn xã hội

Một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá, nhưng không coi trọng đầu tư đúng mức cho công tác này Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu cho mỗi danh hiệu thường mang tính chủ quan, thiếu ranh giới, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá, đôi lúc dẫn đến mâu thuẫn của các nhà quản lý trong quá trình bình xét các danh hiệu thi đua Tuy nhiên mâu thuẫn có thể là động lực của sự phát triển Nếu biết giải quyết chúng một cách khoa học là một trong những động lực thúc đẩy phát triển và ngược lại

Ở trường Tiểu học A, xã B, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong những năm qua, Chi bộ, Ban giám hiệu trường đã xác định được vai trò quan trọng của

Trang 2

lượng dạy học và giáo dục toàn diện Do đó nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong đó đặc biệt là vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ; song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được yêu cầu mong muốn

Chúng ta biết rằng nếu xung đột, nhất là trong vấn đề đánh giá thi đua khen thưởng không được giải quyết một cách có khoa học và hiệu quả có thể gây nên những hậu quả khôn lường Xung đột này có thể nhanh chóng dẫn đến sự ganh ghét cá nhân Công việc của nhà trường có thể bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và dễ kết thúc bằng việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này sẽ không có lợi cho nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phương án giải quyết xung đột trong họp xét thi đua cuối năm tại trường tiểu học A, xã B, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

2. Kết cấu của đề tài:

Phần I: Lời mở đầu

Phần II : Mô tả tình huống

Phần III: Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống

I Nguyên nhân của tình huống

II Hậu quả của tình huống

Phần IV: Nội dung giải quyết tình huống

I Quan điểm giải quyết tình huống

II Căn cứ giải quyết tình huống

III Xây dựng các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án tối ưu

IV Tổ chức thực hiện phương án đã chọn

Phần V: Kết luận và kiến nghị

Phần II: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Thực trạng trong các cơ quan luôn luôn có đấu tranh và cũng ít nhiều xãy ra xung đột, chúng chỉ khác nhau về quy mô tính chất Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất cường độ của xung đột và kết quả giải quyết cuối cùng

Cơ quan tôi, trong nhiều năm qua, phong trào thi đua của trường đã được tiến hành thường xuyên, liên tục Các phong trào thi đua vừa phản ánh mục tiêu,

Trang 3

nội dung Mỗi phong trào đều có các tiêu chí cụ thể với nhiều hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và với từng giai đoạn phát triển

Tuy nhiên trong đợt bình bầu khen thưởng năm học 2013- 2014, sau khi đã phổ biến đầy đủ tiêu chuẩn, chỉ tiêu, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường đề

cử Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào danh sách đề nghị thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, thì Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất kiên quyết phản đối với hàng loạt lý do so sánh thành tích cá nhân và phủ nhận những thành tích

mà Phó Hiệu trưởng chuyên môn đạt được Phó Hiệu trưởng chuyên môn phản ứng lại ý kiến của Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, bác bỏ ý kiến mà Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất đưa ra và lớn tiếng công bố những khuyết điểm về công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất Xung đột dữ dội giữa hai Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên và Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất xãy ra Hiệu trưởng lại tỏ ra lúng túng chỉ tập trung vào việc giản hòa Và cuộc khẩu chiến gay gắt giữa hai Phó Hiệu trưởng tiếp tục kéo dài Kết quả là Hội nghị thi đua của nhà trường không bình xét được cá nhân đề nghị khen thưởng năm học Từ đó lỗi lầm của hai Phó Hiệu trưởng được lan truyền trong Hội đồng Sư phạm nhà trường, thậm chí cả những lời nói của cả hai Phó Hiệu trưởng trong Hội nghị thi đua cũng được đưa ra bàn tán gây nhiều dư luận không tốt đến đơn vị

Để xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh và phát triển Hiệu trưởng cần phải tìm những phương án tối ưu giải quyết dứt điểm những bất đồng trong tập thể

Phần III: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

I. Nguyên nhân:

1. Nguyên nhân chủ quan:

- Sự mơ hồ về phạm vi và quyền hạn Trên thực tế toàn bộ quyền lực quản lý nhà trường tập trung trong tay Hiệu trưởng Tình huống này, hai Phó Hiệu trưởng nhầm lẫn giữa nhiệm vụ tham mưu và quyền quyết định của họ trong công tác quản lý nhà trường

- Một mặt, do những thành viên xấu trong nhà trường có thể lợi dụng thời cơ

Trang 4

nhà trường thường xuyên tạo ra sự hiểu sai lầm giữa hai Phó Hiệu trưởng nên dẫn đến hai Phó Hiệu trưởng có sự phân tích hời hợt không hiểu đầy đủ nội dung của phong trào thi đua trong nhà trường

2. Nguyên nhân khách quan

Do lòng đố kị, đây là nguyên nhân có thể xảy ra bởi cả hai Phó Hiệu trưởng nghi ngờ lẫn nhau về quyền lợi được hưởng có sự chênh lệch

Sự khác biệt về địa vị, nhân thân và quyền lực Ở trường học, nhiệm vụ chuyên môn là nhiệm vụ chính trị hàng đầu Chính vì vậy, người phụ trách chuyên môn (theo tâm lý chung) bao giờ cũng được nể trọng hơn người phụ trách cơ sở vật chất Như vậy, người phụ trách cơ sở vật chất có uy thế thấp có thể sẽ phản đối tình thế thấp kém của mình bằng cách tạo ra xung đột để nâng cao quyền lực và ảnh hưởng của mình trong tổ chức

II. Hậu quả:

Hậu quả dẫn tới là cả hai Phó Hiệu trưởng đều không ai được đề nghị Thủ tướng Chính Phủ khen và Hội nghị thi đua của nhà trường không thành công, và nhà trường bị tụt hậu trong phong trào thi đua cũng như không được bình xét là đơn vị tiên tiến xuất sắc

Xung đột có thể làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc của Ban giám hiệu nhà trường Nếu Hiệu trưởng nhà trường quản lý không đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong tập thể Ban giám hiệu và lan rộng ra trong Hội đồng

sư phạm nhà trường Nó sẽ mau chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn Và khi tính đoàn kết bị mất đi, những công việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành điều khó khăn với mọi người

Phần IV: NỘI DUNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

I. Quan điểm giải quyết tình huống:

Qua vụ việc trên tôi nhận thấy rằng nếu trong Hội nghị thi đua mà Hiệu trưởng giải quyết tốt xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng sẽ dẫn đến các kết quả như sau:

Trang 5

- Tăng cường hiểu biết: Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết xung đột, hãy để họ nói về những suy nghĩ của mình, kích thích mọi người đặt ra câu hỏi, tích cực tham gia thảo luận và gợi ý hướng dẫn mọi người thảo luận đúng trọng tâm Động viên những người trầm tính phát biểu ý kiến, đồng thời tế nhị hạn chế những người nói quá nhiều, lấn át người khác Trả lời, giải đáp các câu hỏi, các thắc mắc của đối tượng Là người đứng đầu cơ quan Hiệu trưởng hãy cố gắng hiểu

họ một cách thật khách quan, hơn nữa hãy cho họ biết rằng họ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu của họ cũng như mục tiêu của nhà trường mà không cần “đụng chạm” đến người khác vì trong đơn vị thành tích luôn được nhận biết và đánh giá một cách khoa học;

- Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ thấu hiểu nhau hơn về tình cảm, sở thích, hoàn cảnh …, điều này tạo cho họ niềm tin vào khả năng làm việc cũng như cùng hướng đến mục tiêu chung của nhà trường

- Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn để nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan trọng nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn

Tuy nhiên để có thể đề ra giải pháp hay phương án giải quyết tốt tình huống xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng như trên, theo tôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng và hậu quả mà nó gây ra cho nhà trường

II. Căn cứ giải quyết tình huống:

- Luật số 44/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11;

- Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11 và Luật số 32/2009/QH12;

- Nghị định số 65/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2014/TT-BNV

- Nghị định 27 /2014/NĐ-CP

- Tiêu chuẩn văn hóa nơi công sở

- Tiêu chí thi đua của đơn vị

III. Các phương án giải quyết tình huống và phương án tối ưu:

Trang 6

Để giải quyết xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng, theo bản thân tôi xin đề ra hai phương án để giải quyết tình huống như sau:

1. Các phương án giải quyết tình huống:

1.1 Phương án 1: Hiệu trưởng cần ra quyết định chấm dứt cuộc “khẩu chiến” giữa hai

Phó Hiệu trưởng và cho bỏ phiếu quyết định Phương án này có những ưu , khuyết điểm :

1.1.1 Ưu điểm của phương án:

Giải quyết nhanh chóng xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng

1.1.2 Hạn chế của phương án:

Không giải quyết được tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng Việc Hiệu trưởng dùng quyền lực để chấm dứt tình trạng khẩu chiến giữa hai Phó Hiệu trưởng sẽ làm cho hai Phó Hiệu trưởng không phục Chấm dứt khẩu chiến chỉ là việc làm tức thời

1.2 Phương án 2: Hiệu trưởng cần thực hiện giải pháp hòa giải xung đột giữa hai Phó

hiệu trưởng Phương án này có những ưu , khuyết điểm :

1.2.1 Ưu điểm của phương án:

Giải quyết được tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng Thông qua thuyết phục kết hợp thương thảo giữa Hiệu trưởng với hai Phó Hiệu trưởng mà họ

đã nhận ra khuyết điểm của mình và hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm đồng thời không tái phạm nữa Cũng nhờ việc phân tích, phán đoán, xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột mà Hiệu trưởng đã thực hiện thành công giải quyết tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng Lúc này cả hai Phó Hiệu trưởng hiểu nhau hơn và thông cảm bỏ qua lỗi lầm của nhau

1.2.2 Hạn chế của phương án:

Tốn nhiều thời gian để giải quyết tận gốc xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng

2. Phương án tối ưu:

Qua ưu và khuyết điểm của hai phương án trên, theo tôi người Hiệu trưởng nên

sử dụng phương án 2 để giải quyết xung đột giữa hai Phó Hiệu trưởng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

Trang 7

IV. Cách thức tổ chức thực hiện phương án đã chọn:

Bước 1: Lập biên bản

Hiệu trưởng yêu cầu thư ký hội nghị ghi lại toàn bộ nội dung phát biểu cả cả hai Phó Hiệu trưởng sau đó cho tạm dừng nội dung xét khen thưởng hai đối tượng này Biên bản được thông qua và yêu cầu hai Phó hiệu trưởng ký biên bản

Bước 2: Mời hai bên

Hiệu trưởng phối hợp các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, các thành viên của hội đồng thi đua, các nhà giáo có uy tín trong nhà trường tham gia thuyết phục từng Phó Hiệu trưởng Hiệu trưởng cùng phối hợp với chủ tịch Công đoàn nhà trường bàn bạc dự kiến nội dung, lựa chọn thời điểm thuận lợi và

ấn định thời điểm thỏa thuận Mời hai Phó Hiệu trưởng họp mặt để hòa giải

Bước 3: Tiến hành hòa giải

Hiệu trưởng giải thích rõ các quyền lợi cá nhân và phần trách nhiệm quản lý mà Hiệu trưởng đã giao phó cho mỗi bên Làm rõ lợi ích, nhấn mạnh những ưu khuyết điểm chính của từng Phó Hiệu trưởng, khen chê một cách công bằng, hợp lý và bộc lộ niềm tin vào hai người như nhau Đề cao mục tiêu chung là sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đồng thời xác định cụ thể mục đích giải quyết quyền lợi riêng của hai người

Hiệu trưởng phân tích những hành động không đúng của hai phó hiệu trưởng trong hội nghị xét thi đua để bản thân họ tự nhận thấy những hành động thái quá của mình trong Hội nghị thi đua và những hậu quả mà họ đã gây ra trưởng tìm một phương án có lợi nhất cho hai người trước nhà trường trong việc phục hồi uy tín của hai Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng khuyên các đồng nghiệp của mình hãy bỏ qua lỗi lầm của nhau vì nhân cách nhà giáo và vì tình đồng nghiệp và tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường

Đồng thời Hiệu trưởng nắm vững văn bản, cần xác định rõ nguyên tắc làm việc trong tương lai: Hai Phó Hiệu trưởng không có những hành động cá nhân nông nổi

Trang 8

trong các cuộc họp (Hội nghị) mà phải phát huy điểm chung nội dung làm việc trong đơn vị

Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Mọi việc xảy ra đều có nguyên do của nó Xác định nguyên nhân thật sự, sâu

xa của mâu thuẫn là điều tối cần thiết trước khi bạn bước vào cuộc nói chuyện rõ ràng với đồng nghiệp Dù cho xuất phát điểm của mâu thuẫn có nặng nề như thế nào, hãy cố gắng đừng để cảm xúc cá nhân xen vào câu chuyện Mọi thứ sẽ trở nên

đễ chịu hơn dưới cách nhìn nhận khách quan Đừng để mình lâm vào tình cảnh

“giận quá mất khôn”

Với phương án 2 trong việc giải quyết tình huống trên đã đạt được kết quả như mong muốn Các Phó Hiệu trưởng đều thừa nhận những sai lầm của mình trong nhận thức, thái quá trong hành động với đồng nghiệp và lo ngại về sự việc vỡ

lở Niềm mong mỏi của họ là được an toàn, giải quyết và gắn kết những bất hòa (kết luận thu được từ thuyết phục và thương thảo riêng) Người Hiệu trưởng đã lấy

đó làm cơ sở để giải quyết cuộc thương thảo chung tốt đẹp Cũng với phương án 2

mà người Hiệu trưởng đã áp dụng trong việc giải quyết nhiều tình huống tương tự

và đem lại kết quả cao

Người Hiệu trưởng là người lãnh đạo một cơ quan đơn vị cho nên việc sử dụng những loại quyền lực, tri thức, trí tuệ và trách nhiệm được giao Việc lựa chọn hành vi của người lãnh đạo như thế nào sẽ liên quan đến sự thành công hay thất bại của người đó và của cả tập thể

Trong Đắc nhân tâm, Dale Carnegie viết: “Tranh biện không phát tán được hiểu lầm Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lòng hòa giải và khoan hồng đặt địa vị của mình vào đối thủ, ta mới thu phục được họ" Người quản lý phải có được những phẩm chất ấy vì họ luôn phải đối mặt với những xung đột và có trách nhiệm giải quyết những xung đột ấy Bài học rút ra là người quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức về quản lý nhà nước và tâm lý quản lý để “biết khéo léo” và

Trang 9

luôn xác định được thưởng phạt công tâm là một công cụ hữu hiệu trong các công

cụ quản lý, chính nhờ vào những kiến thức đó mà người Hiệu trưởng nhà trường đã thành công khi dùng phương án thứ 2 trong giải quyết xung đột về danh hiệu thi đua giữa hai Phó Hiệu trưởng nhà trường

2. Kiến nghị:

Để thực hiệu có hiệu quả và thành công trong công tác thi đua, khen thưởng chúng ta cần:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và của ngành về công tác thi đua, khen thưởng

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình mới, nhằm không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực thúc đẩy phát triển sự nghiệp Giáo dục và xây dựng con người mới

- Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia thi đua; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và kịp thời trong công tác khen thưởng

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng, hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác trong thời

kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

- Đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến được xem xét lựa chọn để xây dựng và nhân rộng phải thực sự tiêu biểu, nêu gương người tốt, việc tốt, có sức lan tỏa trong cơ quan đơn vị và trong toàn ngành

Ngày đăng: 21/02/2017, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w