1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận chính sách đối ngoại xung đột quan hệ tam giác việt nam campuchia trung quốc những năm 70 80 90 thế kỉ XX

24 834 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 83,85 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài: Xung đột trong quan hệ tam giác Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc trong những năm 708090 của thế kỉ XX. Chính sách đối ngoại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, song hành cũng những biến cố của lịch sử. Trong ba thập niên cuối của thế kỉ XX, vấn đề nổi cộm nhất trong nhiệm vụ đối ngoại của ta là giải quyết xung đột trong quan hệ tam giác Việt NamCampuchiaTrung Quốc. Đây cũng là vấn đề lịch sử quan trọng không chỉ bởi tầm quan trọng của hai nước láng giềng trong sự phát triển của dân tộc mà nó để lại cho ta nhiều bài học về ngoại giao cho những giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu xung đột quan hệ tam giác giữa ba nước, bản tiểu luận tập trung hướng những đối sách của Đảng và nhà nước ta trên cở sở tình hình lúc đó và đưa ra những nhận xét, đánh giá và đúc rúc thành những bài học kinh nghiệm. Với nỗ lực của bản thân vì mục đích tái hiện một cái nhìn toàn vẹn nhất một góc lịch sử Việt Nam sau chặng đường dài chiến đấu bảo vệ tổ quốc cũng như những chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn này, bài tiểu luận hy vọng đem đến những thông tin hữu ích cho thầy cô và các bạn trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài: Xung đột trong quan hệ tam giác Việt Nam – Campuchia – Trung

Quốc trong những năm 70-80-90 của thế kỉ XX

Chính sách đối ngoại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, song hành cũngnhững biến cố của lịch sử Trong ba thập niên cuối của thế kỉ XX, vấn đề nổi cộmnhất trong nhiệm vụ đối ngoại của ta là giải quyết xung đột trong quan hệ tam giácViệt Nam-Campuchia-Trung Quốc Đây cũng là vấn đề lịch sử quan trọng khôngchỉ bởi tầm quan trọng của hai nước láng giềng trong sự phát triển của dân tộc mà

nó để lại cho ta nhiều bài học về ngoại giao cho những giai đoạn tiếp theo

Nghiên cứu xung đột quan hệ tam giác giữa ba nước, bản tiểu luận tập trunghướng những đối sách của Đảng và nhà nước ta trên cở sở tình hình lúc đó và đưa

ra những nhận xét, đánh giá và đúc rúc thành những bài học kinh nghiệm

Với nỗ lực của bản thân vì mục đích tái hiện một cái nhìn toàn vẹn nhất mộtgóc lịch sử Việt Nam sau chặng đường dài chiến đấu bảo vệ tổ quốc cũng nhưnhững chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn này, bài tiểu luận hy vọng đemđến những thông tin hữu ích cho thầy cô và các bạn trong quá trình học tập,nghiên cứu

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

I GIAI ĐOẠN 1975 – 1986

1.1Bối cảnh lịch sử:

1.1.1 Bối cảnh trong nước

- Những năm 70 của thế kỉ XX, nước Việt Nam ta thời kỳ này đã trải quanhững sự kiện to lớn: Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam kết thúc cuộc đàm phán1968-1973 giữa Việt Nam và Mỹ, toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm

1975 đã đưa Việt Nam tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín quốc tế

- Song ngay sau đó, nước ta lại bắt đầu đương đầu với cuộc chiến mới Chỉhơn 4 năm sau khi giải phóng được đất nước, ta lại bị xô đẩy vào cuộc chiến thảmkhốc ở Campuchia, đối đầu ngay với Trung Quốc, kẻ đã từng là đồng minh chiếnlược của ta trong 30 năm chiến đấu chống xâm lược phương Tây Sau hai cuộckháng chiến gian khổ, dân ta mới chỉ được hưởng mùi vị của chiến thắng và hoàbình êm ả chưa đầy 5 năm Vết thương chiến tranh chưa lành thì đã lâm vào cảnhnửa hoà bình nửa chiến tranh

- Chiến tranh chống Mỹ tuy gian khổ khốc liệt song Việt Nam còn có đượcmặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ, còn trong cuộc chiến đấu chống diệtchủng Polpot thì Việt Nam hầu như hoàn toàn cô lập Các nước cùng khu vực lo sợViệt Nam sau khi “hạ xong” Campuchia sẽ phát huy sức mạnh quân sự ra cả ĐôngNam Á Còn Trung Quốc ra sức vu khống “Việt Nam xâm lược Campuchia” và cómưu đồ lập “Liên bang Đông Dương” để làm chủ cả Lào lẫn Campuchia, xoá mờtính chất “chống diệt chủng” của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia

- Cùng thời gian này, do những khó khăn kinh tế – xã hội chồng chất của thời

kỳ chiến tranh chưa được tháo gỡ, lại bị bao vây cấm vận bên ngoài nên trong nước

đã nảy sinh ra tình trạng “vượt biên” trốn ra nước ngoài của một bộ phận dân chúng

ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, tạo thêm gánh nặng về đối ngoại cho ta, bôi đen thêmhình ảnh Việt Nam trên quốc tế Vấn đề Campuchia và vấn đề “thuyền nhân” lúc đóquả là gánh nặng trên mặt trận đối ngoại của ta trong thập niên 80 của thế kỷ 20

- 1986, nước ta thực hiện đường lối Đổi mới, đề ra nhiều chính sách phù hợpvới xu thế mới của tình hình trong nước và quốc tế

Trang 3

1.1.2 Bối cảnh quốc tế

- Tình hình thế giới:

+ Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tácnhân đưa đến những thay đổi rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn màcòn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á Nể sợ sức mạnh quân

sự và ý chí kiên cường của Việt Nam, mặt khác lo ngại mối đe doạ từ nước TrungHoa khổng lồ tăng lên một khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á, đồng thời lại có yêu cầuphát triển kinh tế, các nước ASEAN sốt sắng bình thường hóa cải thiện quan hệ vớiViệt Nam; tổ chức liên minh quân sự SEATO tan rã; xu hướng hoà bình, ổn định ởĐông Nam Á phát triển

+ Sau khi bị “gáo nước lạnh” ở Việt Nam Mỹ lo tháo chạy khỏi Đông Nam Á, song lại sợ tạo ra một “khoảng trống” có lợi cho các đối thủ của mình Một mặt sợ

Liên Xô thừa thế mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á và thế giới, mặt khác lo Trung

Quốc phát huy vai trò nước lớn Châu Á để lấp chỗ “trống” đó nên Mỹ vừa tìm cách

khai thác mâu thuẫn Xô – Trung vừa muốn có một nước Việt Nam độc lập cả vớiTrung Quốc lẫn Liên Xô để duy trì thế cân bằng chiến lược giữa ba nước lớn trongkhu vực châu Á – Thái Bình Dương

+Trung Quốc đứng về phía Mĩ chống Liên Xô, nội bộ xã hội chủ nghĩa bị chia

rẽ 1969 xảy ra xung đột biên giới Xô – Trung, 1979 Trung Quốc phát động cuộcchiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam Trung Quốc và Liên Xô đang có nhữngmâu thuẫn bất đồng sâu sắc vì lẽ đó Mỹ ra sức viện trợ cho Trung Quốc trong chiếntranh Việt Nam Trong khi đó Việt Nam lại nghiêng hẳn về phía Liên Xô để tranhthủ sự ủng hộ từ các nước XHCN Như vậy, về thực chất đây là “sân chơi” của cácnước lớn”

Sau chiến tranh lạnh, xu thế hòa dịu trong quan hệ Xô Mỹ được đề cao Mâuthuẫn trong chiến tranh lạnh đã hạ nhiệt Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đãkhiến các nước có xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển Hơn nữa năm 1991, Liênbang Xô Viết sụp đổ, trật tự 2 cực không còn

- Tình hình Đông Dương

+ 30.4.1975: Việt Nam thống nhất

Trang 4

+ 16.4.19745: Phnôm pênh giải phóng.

+ Lào: tuyên bố thiết lập chế độ Cộng hòa Đại chủ nghĩa

+ Sau khi giành độc lập,quan hệ Việt Nam - Campuchia trở nên phức tạp Sựđối đầu ấy trở thành xung đột quân sự ngay từ tháng 5.1975 và phát triển lên thànhcuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam nước ta Trong khi trả lời phỏng vấn, ngày8.1.78, Z Brezinski, cố vấn an ninh của tôngt thống Mỹ, đã nhận định: “Điều lý thúđây là trường hợp đầu tiên của một cuộc chiến tranh qua tay người khác giữa Liên

Xô và Trung Quốc: xung đột giữa Việt Nam được Liên Xô ủng hộ và Campuchiađược Trung Quốc ủng hộ.”

Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam và Đông Nam Á muốn hoà bình, ổn định vàphát triển Không muốn có sự can thiệp của các nước lớn

1.2 Xung đột mối quan hệ tam giác Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc

1.2.1 Xung đột Việt Nam – Trung Quốc

-1.2.1.1Nguyên nhân “ bất hòa” Việt Nam – Trung Quốc.

- Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc

Tuy được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh Đông Dương

và Chiến tranh Việt Nam, các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Dânchủ Cộng hoà và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968 do:

Việt Nam muốn cùng lúc giữ mối quan hệ với cả Liên Xô và Trung Quốc.Trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gay gắt thì mối quan

hệ giữa Việt Nam với Liên Xô ngày càng phát triển theo hướng tích cực Liên Xô làchỗ dựa vững chắc cho Việt Nam trong giai đoạn này

Bất đồng quan điểm giữa Việt Nam với Trung Quốc về cách tiến hành cuộcchiến tại miền Nam Việt Nam trở nên rõ rệt Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ tiếptục chiến tranh du kích có giới hạn chống Mỹ, trong khi Việt Nam muốn tiến hànhchiến tranh quy mô để thống nhất Tổ quốc của họ.Và hơn thế nữa, VN muốn trựctiếp đàm phán với Mỹ, không cần thông qua một nước nào làm trung gian.Sau sựkiện Tết Mậu Thân, VN bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ, trong khi đó Trung Quốcphản đối

Trang 5

Năm 1975, trong chuyến thăm Bắc Kinh, Lê Duẩn thẳng thừng từ chối đưaViệt Nam Dân chủ Cộng hoà vào liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu nói đến một Việt Nam “ hắc tâm”, “ vô ơn”, “ngạongược”

Mối quan hệ 3 nước Đông Dương

Việt Nam trong giai đoạn này thể hiện sự nỗ lực trong việc xây dựng mối quan

hệ đặc biệt chặt chẽ giữa 3 nước Đông Dương trong đó Việt Nam giữ vị thế đứngđầu Cũng trong quá trình thống nhất Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh quantrọng của mình trong vùng Điều đó là sự nguy hại với Trung Quốc

Tuy nhiên mối quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia ngày càng xấu đi khiKhmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu và bắt đi hàng trămdân thường Trung Quốc cũng theo đó, làm hậu thuẫn cho Campuchia để “ trừngphạt” Việt Nam

Tranh chấp biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc

Năm 1973, Liên Hiệp Quốc bắt đầu thảo luận về vấn đề chủ quyền của cácquốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế trên biển Chính phủ Việt Nam Dân chủCộng hòa quyết định tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sadựa theo hiệp ước Pháp-Thanh kí kết năm 1887

Về phía Trung Quốc, với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 nướcnày đã tìm kiếm các nguồn khai thác dầu mỏ trên biển Đông sát với Việt Nam, mộthành động mà theo Việt Nam là chiến lược bao vây đất nước họ

Tranh chấp giữa hai nước về hai quần đảo này đã bắt đầu ngay từ năm 1975sau khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo này

và cơ sở giáo dục tiếng Hoa cũng bị đóng cửa Từ năm 1977 có 70.000 Hoa kiều từViệt Nam quay về Trung Quốc

Trang 6

Như vậy, có thể thấy những mầm mống bất hòa giữa Việt Nam với TrungQuốc bắt nguồn từ những mối quan hệ phức tạp giữa Liên Xô – Trung Quốc – ViệtNam – Mỹ, từ tuyên bố chủ quyền của nước Việt Nam thống nhất năm 1975 đối vớicác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ cách ứng xử của Việt Nam đối với ngườiViệt gốc Hoa và từ những cố gắng của Việt Nam trong việc xây dựng quan hệ chặtchẽ giữa ba nước Đông Dương Những hành động này của Việt Nam được TrungQuốc xem là sự hỗn xược và Trung Quốc “ phải dạy cho Việt Nam một bài học”.1.2.1.2 Biểu hiện xung đột trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

* Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979

- Nguyên nhân trực tiếp

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, Quân đội Việt Nam tổng phản công trên biêngiới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ Trung Quốcngay lập tức có lí do để tiến hành cuộc chiến với Việt Nam

TQ muốn thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để biểu lộ rõkhả năng tương trợ của Liên xô, và họ khôn ngoan tuyên bố trước là “dạy cho ViệtNam bài học” để giới hạn mức độ giao tranh và tổn thất

TQ muốn thử nghiệm chủ thuyết phòng thủ linh động (active defensedoctrine), đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương Đồng thời họcũng muốn giảm bớt áp lực cho quân đội chư hầu Pol Pot, vì theo họ VN sẽ đưa cácđại đơn vị thiện chiến từ campuchia về miền Bắc

Mục đích của Trung Quốc

Trung quốc ra sức rêu rao rằng muốn “Trừng phạt” Việt Nam vì đã lật đổ chế

độ Khmer Đỏ tại Campuchia - một đồng minh của Trung Quốc "Các lực lượng biên

phòng Trung Quốc đã hành động khi tình hình trở nên không thể chấp nhận được

và không còn lựa chọn nào khác Chúng tôi không muốn một tấc đất nào của Việt Nam Cái chúng tôi muốn là một đường biên giới ổn định và hòa bình Sau khi đánh trả các thế lực hiếu chiến đủ mức cần thiết, các lực lượng biên phòng của chúng tôi

sẽ quay lại bảo vệ chặt chẽ biên giới của tổ quốc."

Nhưng thực chất âm mưu của Trung Quốc là:

Nhanh chóng chiếm đóng vùng biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các thị xãtrọng yếu gồm Lạng Sơn (chốt chặn nối Quốc lộ 1A của Việt Nam với Trung

Trang 7

Quốc), Cao Bằng và Lào Cai Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục

km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địaViệt Nam

Tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự phía ViệtNam bằng việc quét sạch các đồn biên phòng, tiêu diệt một phần lực lượng quân địaphương và các đơn vị quân độc lập khác của Việt Nam

Hủy diệt cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ở các vùng chiếm đóng để đưa nền kinh

tế Việt Nam tới chỗ sụp đổ

Diễn biến

+ Âm mưu của Trung Quốc:

Giai đoạn đầu (17/2 – 25/2/1979) phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của ViệtNam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng,cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn

Giai đoạn hai ( 26/2- 5/3/1979) tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ởphía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc

Giai đoạn ba (6/3 – 18/03/1979) bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ởkhu vực biên giới trước khi rút quân về nước

Kết quả

Giai đoạn 1: quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, vàmột số thị trấn Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để Tuynhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuậtlạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hạinặng Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh(Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.Giai đoạn 2: Việt Nam giành thế chủ động với các sư đoàn chủ lực có xe tăng,pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng cáckhu vực bị chiếm đóng

Giai đoạn 3: Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố đã "hoàn thànhmục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân Cũng ngày 5 tháng 3 năm

1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc Ngày 7 tháng 3, Việt Nam tuyên

Trang 8

bố rằng để thể hiện "thiện chí hòa bình", Việt Nam sẽ cho phép Trung Quốc rútquân.

Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiếnnhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.Cuộc chiến để lạiđặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam Ngoài các thương vong về con người,tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến,Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thùđịch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặttrận quân sự, kinh tế, ngoại giao,

Xung đột biên giới Việt – Trung những năm 80

Bối cảnh

Tháng 3/1979 Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam sau cuộc chiến tranh biêngiới Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ ViệtNam" Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổcó tranhchấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra Tại một số nơi như khu vựcquanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mảnh đấtkhông có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng Tại các nơi khác,quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó cóthể tiến đánh Việt Nam

Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam cămgiận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soátcác khu vực đó Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn chođến năm 1988 với ít nhất là 6 đợt giao tranh, đỉnh điểm là các năm 1984-1985

Các giai đoạn

Năm 1980: pháo kích Cao Bằng

Năm 1981: tấn công các cao điểm ở Lạng Sơn và Hà Giang

Năm 1984: xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên

Tháng 12/1986 – tháng 1/1987: “ chiến tranh giả”

Năm 1988: hải chiến Trường Sa

Kết quả

Trang 9

Kể từ tháng 4 năm 1987, quân Trung Quốc giảm qui mô các hoạt động quân

sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Yên Sơn Từ

4-1987 tới 10-1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích

Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của ViệtNam trong thời gian trước Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phíaBắc suối Thanh Thủy Ngày 13-3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại

Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia

và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường

Năm 2009 hai nước kí kết hiệp định phân mốc lãnh thổ

Trung Quốc dùng vấn đề người Hoa để chống Việt Nam từ bên trong

Ở Việt Nam có khoảng 1 triệu 20 vạn người Hoa sinh sống; gần 1 triệu người

ở miền nam, trên 20 vạn người ở miền bắc Năm 1955, Đảng Lao động Việt Nam vàĐảng cộng sản Trung Quốc đã thoả thuận là người Hoa ở miền bắc Việt Nam doĐảng Lao động Việt Nam lãnh đạo và dần dần chuyển thành công dân Việt Nam.Trong hơn 20 năm qua, người Hoa ở miền bắc được hưởng quyền lợi và làm nghĩa

vụ như công dân Việt Nam Còn người Hoa ở miền nam, từ năm 1956 dưới chínhquyền Ngô Đình Diệm đã vào quốc tịch Việt Nam để được hưởng nhiều điều kiện

dễ dàng

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếptục nghiêm chỉnh thực hiện sự thoả thuận năm 1955 giữa hai đảng về người Hoa ởmiền bắc, đồng thời tôn trọng thực tế lịch sử về người Việt gốc Hoa ở miền namViệt Nam, coi người Hoa ở cả hai miền là một bộ phận trong cộng đồng dân tộcViệt Nam

Ngược lại, những người cầm quyền Trung Quốc xuyên tạc sự thoả thuận năm

1955 giữa hai đảng, phủ nhận thực tế lịch sử về những người Việt gốc Hoa ở miềnnam Việt Nam, coi tất cả người Hoa ở hai miền là kiều dân Trung Quốc để đòiquyền lãnh đạo những người ấy Trên thực tế, họ lập các tổ chức phản động vàmàng lưới gián điệp người Hoa trên đất Việt Nam Các tổ chức gọi là “Hoa kiều hoàbình liên hiệp hội”, “Hoa kiều tiến bộ”, “Hoa kiều cứu vong hội”, “Đoàn thanh niênchủ nghĩa Mác Lênin”, “Hội học sinh Hoa kiều yêu nước”, “Mặt trận thống nhất

Trang 10

Hoa kiều”…do Bắc Kinh thành lập và chỉ huy, đã hoạt động chống lại các chínhsách của chính quyền, chống lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự, chống việc đi xâydựng vùng kinh tế mới, kích động tâm lý huyết thống trong người Việt gốc Hoa,khơi lên phong trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc Họ in tiền giả, đầu cơ tích trữ,nâng giá hàng nhằm phá kế hoạch ổn định và phát triển kinh tế của các cơ quan Nhànước ở miền nam Việt Nam Với những thủ đoạn đó, những người cầm quyềnTrung Quốc đã gây thêm khó khăn cho nhân dân miền nam Việt Nam vốn đã gặpbiết bao khó khăn do 30 năm chiến tranh của đế quốc để lại, khiến cho nhiều người

về sau bỏ nước ra đi tìm một nơi mà họ cho là dễ làm ăn hơn Trung Quốc đã dùngngười Hoa làm công cụ gây rối loạn về chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam như họ

đã làm ở một số nước Đông nam châu Á và Nam Á

Trung Quốc dùng vấn đề viện trợ để tăng thêm sức ép với Việt Nam

Năm 1973, những người lãnh đạo Trung Quốc đã long trọng hứa sẽ viện trợcho Việt Nam ít nhất trong 5 năm liền ở mức kim ngạch năm 1973

Năm 1975, khi chào mừng nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền namViệt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc cũng nói: “sẽ tiếp tục làm tròn nghĩa

vụ quốc tế của mình, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa nhằm củng cố thànhquả thắng lợi, thống nhất và xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam” Tuy nhiên,đây chỉ là những tuyên bố giả dối nhằm che dấu những âm mưu đen tối chống lạinước CHXHCN Việt Nam của họ Trên thực tế:

Năm 1969 – 1970: Trung Quốc giảm viện trợ đối với Việt Nam vì họ khôngtán thành Việt Nam thương lượng với Mỹ để kéo Mỹ xuống thang chiến tranh

Năm 1971-1972 họ tăng viện trợ đối với Việt Nam cao nhất so với các nămtrước vì họ muốn lợi dụng vấn đề Việt Nam để thương lượng với Mỹ

Năm 1975 họ lại dùng viện trợ để gây sức ép với Việt Nam Họ khước từnhững yêu cầu viện trợ mới của Việt Nam, thậm chí khước từ cả những khoản việntrợ cũ đã thỏa thuận từ trước Chỉ trong hơn một tháng, bất chấp luật pháp và tậpquán quốc tế, họ đơn phương tuyên bố chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuậtcho Việt Nam, gọi về nước tất cả chuyên gia và cán bộ kỹ thuật Trung Quốc đangcông tác ở Việt Nam

Trang 11

Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới ViệtNam Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh - Hà Nội cũng bị cắt.

Đây là một đòn cực kỳ thâm độc, đưa ra đúng lúc nhân dân Việt Nam đangphải đối phó với những thử thách khó khăn Đi đôi với việc cắt viện trợ, rút chuyêngia, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc còn ngang nhiên vậnđộng các nước, các tổ chức quốc tế ngưng viện trợ cho công cuộc xây dựng lại ViệtNam

*Xung đột Việt Nam – Campuchia

- Biểu hiện xung đột :

+ Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam

Khmer Đỏ: là một tổ chức chính trị cầm quyền tại

Campuchia từ 1975 đến 1979 luôn thể hiện sự hiếu chiến và thù địch với Việt Nam.

Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc

mà không gặp phải bất kỳ sức kháng cự nào từ phía Việt Nam Sáu ngày sau quânKhmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu Tức giận

vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này Trậnđánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thực sự longại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi Mối longại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia vàTrung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ

Ngày 20/5/1975 thường vụ TW Đảng Polpot quyết định 3 chủ trương lớn: (1).Làm sạch nội bộ nhân dân

Trang 12

(2).Xác định Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp.

(3) Xây dựng xã hội mới của Camphuchia, không chợ, không tiền, khôngtrường học, không trí thức, không tôn giáo, không đô thị

9/9/1975: Xi Ha Núc từ Bắc Kinh trở về Trong hồi ký Chiến tranh và hivọng, ông kể lại lời Xon Xen - Bộ trưởng quốc phòng của chính phủ Polpot hồi đó:

“Muốn cho đất nước và giống nòi Camphuchia khỏi bị hoạ diệt vong, phải vĩnh viễncắt khỏi thân thể Campuchia 3 phẫu thuật”

Kiên quyết không để cho người Việt Nam sống ở Campuchia

Ra lệnh cho người dân Campuchia phải làm việc gian khổ hơn nhân dân ViệtNam gấp 2 lần, 10 lần, để Camphuchia mạnh hơn

“Chấp nhận” 1 cuộc chạm trán vũ trang trên quy mô lớn với Việt Nam

Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, Khmer Đỏ tiếnhành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt Nam Cuộc tấn công đầu tiên diễn ravào tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ ViệtNam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường Cuộctấn công thứ hai diễn ra vào tháng 10 cùng năm, lần này quân Khmer Đỏ tiến sâuđến 15 km trong lãnh thổ Việt Nam

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của Pol Pot họp bànchủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn Trong nghị quyếtcủa họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi nămdiệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam" Pol Pot đã điều 13trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vàolãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km Trong các đợt tấn công đó, Khmer

Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúcvào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại

Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồngthời tiêu hao sinh lực của quân Khmer

Chiến dịch phản công của Việt Nam

Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, quân đội Việt Namchuyển sang phản công

Ngày đăng: 05/08/2017, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w