1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận: chinh sach doi ngoai viet nam thoi ky hoi nhap

44 600 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 111,17 KB
File đính kèm chinh sach doi ngoai Viet nam thoi ky hoi nhap.rar (108 KB)

Nội dung

Trong bài tiểu luận đã tổng hợp và sử dụng tài liệu một cách khoa học, trình bày với bố cục rõ ràng, hợp lý về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới, những quan điểm chỉ đạo của Đảng. Giúp các bạn sinh viên và học viên cao học có nguồn tài liệu hữu ích trong quá trình học tập.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực và việc mở rộng mối quan hệ đối ngoại với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trở nên rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình Chính xu thế này đã đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia muốn phát triển cần phải luôn biết vận dụng, phát huy sức mạnh nội lực của chính mình, phải có con đường phát triển cho phù hợp với xu thế của thế giới, phải tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế Nước Việt Nam của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó.

Hoạt động đối ngoại với các nội dung và hình thức hợp tác, trao đổi hết sức phong phú, đa dạng của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định giá trị của một dân tộc đã bao lần chiến thắng giặc ngoại xâm cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Chính những thành tựu ấy

đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của Đảng ta, trong tương lai hoạt động đối ngoại vẫn sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

Chính sách đối ngoại là một trong những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta Đây là yếu tố, là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước hòa nhập cùng với sự phát triển của thế giới Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là bộ phận quan trọng

trong đường lối chính trị và chính sách của mọi quốc gia, dân tộc Trên cơ sở những điều

này nên trong thời gian qua công tác đối ngoại luôn được ưu tiên Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Trong nghị quyết Đại hội X Đảng ta cũng nêu lên: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại hiện nay là giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" được đề ra

Trang 2

trong các văn kiện của Đại hội X của Đảng cũng chứng tỏ một điều rằng, hiện nay Việt Nam đang nỗ lực hết sức mình vì một nền ngoại giao đa phương, liên kết và rộng mở Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, chính sách đối ngoại luôn giữ một tầm quan trọng đối với chiến lược phát triển của đất nước Với ý nghĩa đó, Đảng ta đã khẳng định quan điểm đối ngoại của Việt Nam là hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm được độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế.

Để có thể hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay cùng những thành tựu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, chúng tôi

đã lựa chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013”.

2 Lịch sử vấn đề

Việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được đề cập đến trong nhiều sách, báo, tạp chí nghiên cứu Chúng ta có thể kể đến như sách “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ Bùi Văn Hùng đã trình bày chi tiết về nội dung và thành tựu của chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau đổi mới đến năm 2010 và đưa ra những đánh giá của mình

Tuy nhiên, các công trình này dừng lại ở những mức độ khác nhau, phục vụcho những mục đích nghiên cứu ở từng giai đoạn khác nhau Việc tìm hiểu vànghiên cứu về nội dung và thành tựu chính sách đối ngoại của nước ta trong giaiđoạn 2010 – 2013 là một nội dung mới cần được nghiên cứu hiện nay

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Trong đề tài tiểu luận này, tác giả tập trung vào tìm hiểu nội dung và thành tựu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

- Thời gian: từ năm 2010 đến 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Các phương pháp bổ trợ: phân tích, tổng hợp và so sánh.

5 Các nguồn tài liệu

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam (2011).

Trang 3

- Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay.

- Các bài viết trên các tạp chí lịch sử của những nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.

- Thông qua đề tài chúng ta có một cách nhìn tổng hợp về những thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam, từ đó thấy được tương lai và triển vọng trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tương lai sắp tới Dự đoán được định hướng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chương 3: Thành tựu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 –

2013 Chương này đề cập đến những thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong thời gian gần đây.

- Kết luận

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN

2011 – 2013

1.1 Tình hình thế giới

Tình hình thế giới từ năm 2010 đến nay diễn biến hết sức phức tạp, nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn Trong giai đoạn hiện nay chúng tađang chứng kiến những sự thay đổi của thế giới như: Cách mạngkhoa học công nghệ, kinh tế trí thức, toàn cầu hóa, các đườngbiên giới quốc gia dường như “mờ đi” với sự ra đời của internet…Nền kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu bắtđầu tại Mỹ năm 2007 đến nay vẫn còn nhiều hậu quả, gây ảnh hưởng khôngnhỏ đối với các quốc gia trong quá trình phát triển Kinh tế thế giới đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó lường Nhìn chung bối cảnh thế giới hiện nay có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia , nổi bật là:

Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Thứ hai, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.

Trang 5

Thứ ba, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại các mẫu thuẫn; khủng hoảng chu kỳ vẫn là một hiện tượng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Thứ tư, trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệ quốc gia, dân tộc

và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư có nhiều điểm mới Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tục diễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ

Thứ năm, nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất

cả các quốc gia như thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm, khủng

bố, bùng nổ dân số, đói nghèo

Cương lĩnh của Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ “ Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới” [2, 27]

Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bướcvào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựngCộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, vănhóa – xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vàochiều sâu ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâmtrong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đốiphó với những thách thức mới

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn Tuy vậy, vẫn tiền ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên…

1.2 Tình hình trong nước

Trang 6

Kinh tế nước ta sau một thời gian ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đang trên đường phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực kinh tế - xã hội Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới bước vào một giai đoạn phát triển mới Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn, sẽ có ảnh hưởng đến nước ta.

Bên cạnh việc đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta còn phái tập trung ổn định tình hình chính trị - xã hội Nhất là với âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch Đại hội XI đã đánh giá tình hình phát triển của đất nước trong giai đoạn 2001 – 2010: trong 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội 2001 – 2010”, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Thể chế kinh tế thị trường định hước xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho

sự phát triển đất nước.

Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân, toàn quân, cộng

Trang 7

đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý điều hành có hiệu quả của nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng (1)

Đại hội cũng xác định rõ những thành tựu đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng Kinh tế phát triển chưa bền vững Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào nhiều yếu tố phát (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.

triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu Các lĩnh vực văn hóa,

xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp Môi trường nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt Vì thế trong thời gian tới chúng

ta phải tranh thủ mọi tiềm năng, mọi nguồn lực, đưa nước ta trở thành nước phát triển, phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hện đại Đại hội đề ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 – 8%/năm GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 3.000 USD (1)

Để hoàn thành mục tiêu đó, công tác đối ngoại đóng vai trò rất quan trọng Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 –

2010, thế và lực của nước ta ngày càng được tăng cường Đây là thuận lợi hết sức cơ bản cho Việt Nam trong con đường hội nhập quốc tế Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua đã chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối chiến lược phát triển của Đảng ta Với nền kinh tế tăng trưởng nhanh và môi trường chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam càng tỏ rõ sức hút mạnh mẽ với các đối tác kinh tế Quan hệ quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc

tế ngày càng được nâng cao.

Trang 8

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRONG ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG

2.1 Tổng quan về Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 01-2011 đến ngày 19-01-2011, tại Thủ đô Hà Nội Đại hội diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng; vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao Đại hội đã thông qua ba văn kiện quan trọng là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Nội dung

12-về đối ngoại trong các văn kiện này hợp thành Đường lối đối ngoại Đại hội XI, thể hiện

rõ nét tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nắm chắc ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy thế mạnh đặc thù của các binh chủng đối ngoại, làm nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam trong thời kỳ mới

2.2 Nội dung chính sách đối ngoại của Đảng tại Đại hội lần thứ XI

Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu những định hướng, nguyên tắc lớn, mang tầm chiến lược cho cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chiến lược cụ thể hóa đường lối đối ngoại nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 Phần đối ngoại trong báo cáo chính trị đề cập nhiều định hướng cụ thể cho các hoạt động đối ngoại 5 năm tới Từ Báo cáo chính trị đến Chiến lược và Cương lĩnh, đường lối đối ngoại của Đảng được đề cập phù hợp với nhiệm vụ đối ngoại trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhưng thống nhất về mục tiêu, nguyên tắc, phương châm và những định hướng lớn, lâu dài Nội dung của phần đối ngoại trong các văn kiện đó hợp

Trang 9

thành Đường lối đối ngoại Đại hội XI Về tổng quan, đường lối đối ngoại của Đại hội XI

là sự tiếp nối đường lối đối ngoại của các Đại hội trước trong thời kỳ Đổi Mới, được khởi xướng từ Đại hội VI năm 1986 Đồng thời, đường lối này có những phát triển mới phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Tổng quan đường lối đối ngoại của Đại hội XI: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ

trương: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và

phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;

là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” Báo cáo Chính trị

xác định: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi

cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”

[2,236].

Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm Đổi mới, đường lối đối ngoại Đại hội XI

có những bổ sung, phát triển phù hợp với tình hình mới, thể hiện ở những nội dung chính dưới đây:

Thứ nhất, về mục tiêu của đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi ích quốc

gia, dân tộc” [2, 236] Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI cũng đặt mục tiêu

đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” Hai mục tiêu này

thống nhất với nhau Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó.

Lần đầu tiên, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong

phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Nói như vậy không

có nghĩa Đảng ta chưa từng xác định mục tiêu đối ngoại là vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Từ khi Đảng ra đời, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta.

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI đã khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và

nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát

Trang 10

triển kinh tế” [4, 56] Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích

quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [5, 25].

Tuy nhiên, việc nêu rõ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong văn kiện Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định rõ hơn định hướng: Đảng ta hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc,

từ đó tái khẳng định sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Đại hội đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại Nói cách khác, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng đến ngoại giao nhân dân, đều phải tuân thủ.

Thứ hai, về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm

vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” Phục vụ các mục tiêu

quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới Điểm mới trong phần đối ngoại của văn

kiện Đại hội XI là xác định rõ hơn khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” Độc lập, chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là nhằm đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo

vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Thứ ba, về các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động đối ngoại, tái khẳng định các nguyên tắc của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ Đổi mới, Đại hội

XI nêu: “bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp

tác và phát triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc” [2, 235- 236] Bên cạnh những nguyên tắc nhất quán này, văn kiện Đại hội XI, phần định hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới

Trang 11

trên biển và thềm lục địa với các nước liên quan, nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn

đề tồn tại trên cơ sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực” Hiện nay, ở Đông Nam Á nói

riêng, Châu Á-Thái Bình Dương nói chung, có nhiều nguyên tắc ứng xử của khu vực Một trong những điển hình của các nguyên tắc này là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002.

Thứ tư, về phương châm của đường lối đối ngoại, các văn kiện của Đại hội khẳng định: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế

Thứ năm, về định hướng đối ngoại, bên cạnh định hướng bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu, Đại hội XI nêu định hướng về: Giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ; ưu tiên đối tác và định hướng quan hệ ASEAN; đối ngoại Đảng; ngoại giao nhân dân; định

hướng tổ chức thực hiện Về đối ngoại quốc phòng, an ninh, Đại hội chỉ rõ: “Tiếp tục mở

rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”, “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc ” [2, 235-236] Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới

Trong thời gian qua, đối ngoại quốc phòng, an ninh đã được triển khai tích cực, chủ động, có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả với ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa Chúng ta đã chủ động thúc đẩy và mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN, tổ chức thành công các Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Cộng (ADMM+), Hội nghị Những người đứng đầu Cơ quan An ninh các nước ASEAN (MACOSA) Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa nước ta với các nước trong và ngoài khu vực không ngừng được mở rộng và từng bước đi vào chiều sâu cả về nội dung và hình thức, thể hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ trong quan hệ với các nước ở khu vực và thế giới.

Về định hướng tham gia trong ASEAN, Đại hội XI chỉ rõ: “Chủ động, tích cực và

có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường

Trang 12

quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”[2, 237] Định hướng này là bước phát triển cao hơn

từ định hướng: “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước

ASEAN, các nước châu Á-Thái Bình Dương” [1, 114] được thông qua tại Đại hội X Bước phát triển này thể hiện Đảng ta khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên trong ASEAN, Việt Nam tham gia các hoạt động trong ASEAN với tư cách là một thành viên

có trách nhiệm; chỉ rõ mục tiêu của các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN là xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN; xác định đặc tính của Cộng đồng ASEAN mà Việt Nam phấn đấu cùng các nước xây dựng là một cộng đồng vững mạnh, có quan hệ chặt chẽ với các đối tác bên ngoài và có vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác

ở khu vực; đồng thời khẳng định, phương châm tham gia hợp tác ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm Với định hướng này, việc tham gia trong ASEAN trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, ngang với “quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng chung biên giới”.

Thứ sáu, về triển khai các hoạt động đối ngoại, Đại hội XI nêu: “Triển khai đồng

bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại” Khi hội nhập quốc tế mở ra tất cả các lĩnh vực thì việc triển khai đối ngoại tất yếu phải toàn diện, và để các hoạt động này không chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau thì việc triển khai phải được thực hiện đồng bộ Tính toàn diện của đối ngoại Việt Nam được thể hiện ở sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt trong hoạt động đối ngoại, ở mục tiêu của chính sách đối ngoại và sự đa dạng của các mối quan hệ đối ngoại trong quá trình hội nhập.

Những định hướng lớn về đối ngoại của Đại hội XI: Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm

vụ, nguyên tắc và phương châm nêu trên, Đại hội XI đã đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại thời gian tới Trong đó, định hướng tổng thể, bao trùm là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu; còn định hướng cụ thể gồm có:

(1) Về quan hệ song phương: Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan

hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan

hệ với các đối tác chủ chốt.

Trang 13

(2) Là thành viên ASEAN: Việt Nam sẽ chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trò quan trọng của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(3) Về ngoại giao đa phương: Với phương châm là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu, đặc biệt

là Liên Hợp quốc Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu.

(4) Về biên giới lãnh thổ: thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

(5) Về các lĩnh vực khác: Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại đảng với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và các đảng khác, tiếp tục coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân (1)

Như vậy, chúng ta có thể thấy được những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Đảng so với giai đoạn trước, đó là:

Thứ nhất, Đảng ta đã phát triển chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” [1, 112] của Đại hội

IX và Đại hội X thành chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Hội nhập

quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài Cùng với hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu

cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu Hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực đặt ra cho chúng ta một số thách thức mới Tác động tiêu cực từ các diễn biến bên ngoài sẽ gia tăng Những bất ổn không chỉ về kinh

tế mà cả về an ninh, chính trị, xã hội từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nước ta;

Trang 14

các loại tội phạm xuyên biên giới như: buôn bán ma túy, rửa tiền, thâm nhập tiền giả, tài liệu phản động, văn hóa phẩm không lành mạnh và các thách thức an ninh phi truyền thống khác có thể gây tác hại đến mọi mặt của an ninh quốc gia từ an ninh kinh tế đến an ninh chính trị xã hội Phạm vi và tốc độ lây lan của các cú sốc từ bên ngoài cũng gia tăng Đồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao sẽ ngày càng lớn.

Thứ hai, từ chủ trương Việt Nam “là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” Đảng ta đã phát triển thành chủ trương Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” Như vậy, từ đường lối đối

ngoại trên cơ sở tuyên bố “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lần thứ IX), Đại hội Đảng lần thứ XI hoàn chỉnh và bổ sung thêm cụm từ là “thành viên có trách nhiệm

trong cộng đồng quốc tế” Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt

Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương Nội hàm mới này là một trong những cơ sở để xác định một

trong những ưu tiên đối ngoại trong thời gian tới là “xây dựng Cộng đồng ASEAN vững

mạnh” Tuy vậy, trách nhiệm bao gồm những gì và thực hiện trách nhiệm như thế nào

luôn luôn cần được tính toán kỹ trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, năng lực thực hiện của ta trong từng vấn đề, từng giai đoạn Trách nhiệm cần được xác định theo các cấp độ: trách nhiệm đối với dân tộc của mình; trách nhiệm đối với khu vực của mình; trách nhiệm đối với những vấn đề chung của nhân loại.

Về quan hệ đối ngoại của Đảng, bên cạnh việc phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền, Đảng ta cũng chủ trương phát triển quan hệ với những đảng khác Đây là bước phát triển rất quan trọng về đường lối đối ngoại của Đảng ta, phù hợp với những biến động của tình hình thế giới hiện nay và

dự báo những năm sau, phù hợp với thực tế của đất nước, với yêu cầu của công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Những điểm mới này đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ rất mới cho ngành đối ngoại - ngoại giao nói chung và đối ngoại đảng nói riêng

Trang 15

Nhìn lại những thành công to lớn của công cuộc đổi mới nói chung và của mặt trận đối ngoại nói riêng trong những năm qua, với những phát triển mới trong đường lối đối ngoại Đại hội XI, chúng ta vững tin vào trí tuệ và bản lĩnh chính trị của Đảng ta và càng tin tưởng chắc chắn rằng, sự nghiệp đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ tiếp tục thu được những thắng lợi mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ vững bước tiến lên, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp cao

cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trang 16

CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2013 3.1 Mục tiêu an ninh

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta khẳng định mục tiêu an ninh là mục tiêu quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới Chính từ nhận định

đó, trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới và đưa đất nước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thực hiện đường lối đối ngoại chủ động, linh hoạt để hóa giải các nguy cơ đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhấn và toàn vẹn lãnh thổ Nhờ chính sách

đó, đất nước đã bảo đảm được sự ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế Đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động đối ngoại diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức và đạt những thành tựu rất quan trọng.

Trong việc giải quyết vấn đề biển Đông: Vấn đề mang tầm quốc tế hiện nay

chính là an ninh trên biển Đông, thậm chí dẫn đến xung đột ảnh hưởng đến hòa bình và

an ninh trong khu vực Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp ở biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)… Quan điểm này được cộng đồng quốc tế đề cao và ủng hộ mạnh mẽ chưa từng có Hầu hết mọi diễn đàn khu vực và toàn cầu khi bàn về an ninh và phát triển đều khẳng định trách nhiệm mình đối với biển Đông

Biển Đông nằm trên tuyến thông thương huyết mạch của các nước Nam Thái Bình Dương tới Đông Nam Á và Bắc Á; biển Đông nằm trên tuyến chuyên chở dầu lửa và khí đốt của các nước Nam Á và Trung Đông sang Viễn Đông Biển Đông là một trong những điểm quan trọng trong việc thông thương và gắn kết Âu - Á Các nước thuộc châu Phi và châu Mỹ cũng chung xu thế này Lại nữa, biển Đông nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng hóa của các nước Đông Bắc Á tới hàng trăm nước Như ngàn suối đổ vào sông, ngàn sông hòa vào biển cả, ý chí gìn giữ cho biển Đông yên bình, tránh xảy ra biến

cố xấu là ý chí của chung nhân loại Việt Nam đóng vai trò là thành viên tích cực trong khối ASEAN cùng các nước thành viên đã nỗ lực đàm phán để khối và Trung Quốc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện DOC – một bước tiến quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề về chủ quyền lãnh thổ.

Năm 2012 tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp Hoạt động đối ngoại

đã đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này Nhưng quan trọng là cùng

Trang 17

với cộng đồng quốc tế, trong vấn đề Biển Đông, các nước khu vực đề cao các nguyên tắc

xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) Nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN xây dựng nhiều văn kiện quan trọng như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên

ở Biển Đông (DOC) năm 2002, Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) Đáng chú ý, trong năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng được Tuyên

bố chung kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ASEAN đã ra được tuyên bố 6 điểm về vấn đề Biển Đông Đó là những cơ sở pháp lý để đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông và đặc biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong vấn đề biển Đông và những tranh chấp trên các quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa, về vấn đề chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam

có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để chứng minh việc thực hiện chủ quyềncủa mình một cách liên tục và hòa bình, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi 2 quần đảonày chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào Đối với các vùng biển chồnglấn, Việt Nam chủ trương đàm phán để tìm giải pháp công bằng, thỏa đáng cho cácbên liên quan trên cơ sở áp dụng luật pháp quốc tế Việt Nam chúng ta luôn được

sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á

Nhân dịp dự Hội chợ ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu

tư và Thương mại ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 (2/9/2013), Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHNDTrung Hoa Lý Khắc Cường hai bên nhất trí cho rằng cần cùng nhau duy trì hòabình, ổn định tại biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thỏa đángmọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấnmạnh hai bên cần tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉđạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, giải quyết thỏa đáng tranhchấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ướcLiên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ởbiển Đông (DOC); đồng thời đề nghị hai bên sớm đưa vào sử dụng và phát huy

Trang 18

hiệu quả các cơ chế đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng và giữa cơ quanquản lý ngư nghiệp hai nước như đã thỏa thuận, góp phần kịp thời xử lý ổn thỏanhững vấn đề nảy sinh nhất là vấn đề tàu cá, ngư dân.

Ta cũng đã ký thoả thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo thuận lợi cho những chương trình hợp tác rộng lớn hơn ở Biển Đông trong khuôn khổ các nước ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.

Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ và hóa giải các nguy cơ từ phía Mỹ, Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích hòa bình, ổn

định ở Đông Nam Á “Đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia đã từng đối đầu trong

chiến tranh mang tầm vóc thời đại; là quan hệ giữa một nước đang phát triển trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một thực thể số một về kinh tế, khoa học toàn cầu” [3, 183] Trong quan hệ với Mỹ, ta đã thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹphát triển theo hướng xây dựng “đối tác hữu nghị, tích cực, xây dựng, hợp tácnhiều mặt, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi” Đặc biệt từ saucuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thốngHoa Kỳ Barack Obama tối 25/7/2013 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức đượcxác lập thành đối tác toàn diện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định ViệtNam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Châu Á-Thái Bình Dương vìhòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực, nhấn mạnh Việt Nam coi trọng vàmong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ Hai bên nhất trí đánh giá quan

hệ hai nước thời gian qua đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực Trên cơ sở đó,

hai nhà lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa

Kỳ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc

tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.Chính những nỗ lực trong hoạt động ngoại giao với Mỹ ta đã làm thất bại âm mưucủa các thế lực thù địch muốn sử dụng “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” chốngphá Đảng và nhà nước ta

Trang 19

Trong mối quan hệ với các nước Lào, Campuchia ta chủ trương đẩy mạnhhợp tác cùng phát triển, gắn kết hòa bình Đặc biệt từ sau vấn đề Campuchia đượcgiải quyết, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia được thực hiện theo phương châm

“láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”,

trong những năm qua, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước Sự hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạogiữa hai nước đang từng bước được nâng lên ngang tầm với quan hệ hữu nghịtruyền thống, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước Việt Nam vàCampuchia có mối quan hệ láng giếng tốt đẹp, lâu đời với sự gần gũi về địa lý,tương đồng về văn hóa và lợi ích chung Nhân dân hai nước đã cùng kề vai sátcánh, ủng hộ giúp đỡ nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổquốc

Đặc biệt gần đây nhất, trong cuộc bầu cử quốc hội khóa 5 tại Campuchia,Sam Rainsy - Chủ tịch Đảng Cứu quốc Campuchia, liên tục có nhiều phát biểuxuyên tạc và chia rẽ mối quan hệ Việt Nam – Campuchia, cụ thể là phát ngôn củaông Sam Rainsy nói rằng “Hà Nội từng lấn chiếm đất đai của Campuchia” Đây làmột tuyên bố rất vô lý, không chỉ gây tổn hại tới mối quan hệ Việt nam -Campuchia, mà còn xúc phạm tới tình cảm thiêng liêng giữa nhân dân hai nướcđược tạo nên bằng cả máu xương và nước mắt Những khẩu hiệu bài xích ViệtNam của Sam Rainsy chỉ là những chiêu bài tranh cử, do đó đã không được chínhphủ Campuchia và dư luận quốc tế ủng hộ

Trên thế giới hiện nay nhiều nơi vẫn còn tồn tại chủ nghĩa khủng bố, xung độtsắc tộc và tôn giáo đe dọa hòa bình, an ninh thế giới cũng như khu vực đã đặt racho các nước Đông Nam Á phải chủ động phối hợp tiến hành các giải pháp vềngoại giao và an ninh Gần đây nhất ngày 9/9/2013, mười quốc gia thành viênHiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và tám nước đối tác đối thoại đã khởiđộng cuộc diễn tập chung chống khủng bố tại Sentul, Bogor, Tây Java, theo sángkiến do nước chủ nhà Indonesia và Mỹ đề xuất, với sự tham gia của 872 binh sỹ.Tám đối tác đối của ASEAN bao gồm, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ,

Trang 20

Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc Nội dung diễn tập dựa trên tình huống giảđịnh các phần tử khủng bố tiến hành các cuộc tấn công bằng bom nhằm vào mộttàu chở dầu và vào một sự kiện có đông người tham dự Hoạt động diễn tập chútrọng khả năng kỹ thuật, chiến thuật, năng lực xử lý thông tin và công nghệ tronghoạt động chống khủng bố Điều này nhằm tăng cường khả năng tự ứng phó củacác nước trong khu vực trước nguy cơ chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng pháttriển nhất là kể từ khi Indonesia, quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới đã bịphần tử khủng bố thuộc nhóm Jemaah Islamiyah có liên quan với mạng lưới khủng

bố Al-Qaeda thực hiện vụ đánh bom ở đảo Bali năm 2002 làm 202 người thiệtmạng, trong đó phần lớn là du khách nước ngoài

Đảng và Nhà nước ta chủ động thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kếttôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị dân tộc và kỳ thị tôn giáo Thực tiễn hàngchục năm qua, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụngvấn đề tôn giáo để chống phá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà toàndân ta đã lựa chọn Núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo” để cố tình phớt lờ nhữngthành tựu to lớn của Việt Nam về công tác tôn giáo trong gần 30 năm đất nước tiếnhành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; tìm mọi cách chia rẽcác tổ chức tôn giáo ở nước ta, gây mâu thuẫn giữa người có tín ngưỡng, tôn giáovới người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa đồng bào tôn giáo với Đảng và Nhànước; tài trợ cho hoạt động truyền đạo trái phép, nhằm mục đích gây rối loạn anninh, trật tự xã hội, tạo ra các “điểm nóng” chính trị - xã hội để tạo cớ cho canthiệp phá hoại cách mạng Việt Nam Chính vì những toan tính chính trị, cho nên,khi đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam không có “tự do tín ngưỡng, tôngiáo”, “Nhà nước Việt Nam đàn áp giáo dân!”,… các thế lực thù địch đã cố tìnhphớt lờ những thực tế sống động về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam trongnhững thập niên qua

Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật” [2, 81]; đồng thời xác định chủ trương: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ

Trang 21

sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” [2, 245] Như vậy, quan điểm của Đảng ta không chỉ tôn trọng quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà còn đánh giá cao vai trò, vị trí của các tôn giáo đốivới dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Điều đó khẳng định chủtrương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta là nhất quán, đã và đang đượcthực hiện trong thực tế trên đất nước Việt Nam

Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ (năm 2011), Việt Nam có hơn 25triệu tín đồ (chiếm hơn 1/4 dân số), trong đó Phật giáo khoảng 10 triệu người,Công giáo 6,1 triệu, Cao đài 2,4 triệu, Hòa hảo 1,2 triệu, Tin lành 1,5 triệu và Hồigiáo khoảng 100.000 Nếu kể các hành vi thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, vuaHùng… thì hầu hết người Việt có tâm linh tôn giáo Song điều quan trọng là, mọisinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều diễn ra bình thường, không gặp bất cứ sự cảntrở nào Những ngày lễ của các tôn giáo được tổ chức trọng thể theo đúng nghithức tôn giáo, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ với tinh thần phấn khởi,yên tâm và tin tưởng vào chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ViệtNam, đồng thời bảo đảm trật tự an toàn xã hội Vì thế an ninh ninh chính trị của tađược ổn định và phá tan mọi âm mưu kích động hằn thù dân tộc và chia rẽ, lợidụng tôn giáo của các thế lực phản động

Mới đây nhất Việt Nam đã quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người Chính sách nhất quán đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam xuất phát từ nhận thức coi quyền con người là giá trị chung của nhân loại, có gốc rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc, từ nguyện vọng thiết tha của người dân Việt Nam từng bị tước bỏ những quyền và tự do cơ bản nhất khi làm người dân của một nước thuộc địa.Như vậy, trong giai đoạn 2011 – 2013 với đường lối đối ngoại được vạch rõtrong Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã xác lập được chủ quyền vững chắc và giảiquyết hầu hết những nguy cơ đe dọa đến nền độc lập dân tộc Những thành tựu củangành ngoại giao Việt Nam góp phần giúp nước ta ổn định, phát triển kinh tế vàhội nhập có hiệu quả hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

Trang 22

dân chủ, văn minh đồng thời duy trì hòa bình và an ninh ninh khu vực Đông Nam

Á, châu Á – Thái Bình Dương và thế giới

3.2 Mục tiêu phát triển

3.2.1 Trên lĩnh vực ngoại giao kinh tế

Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã góp phần

quan trọng trong việc ““giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [2, 87] Trên cơ sở hoạch định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Đảng và nhà nước ta chủ trương củng cố và đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, phát triển quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới, các nước láng giềng kề cận, khối ASEAN…

Sau 25 năm đổi mới, các quan hệ quốc tế của Việt Nam đã được đa dạng hóa, đa phương hóa, góp phần xứng đáng vào việc tạo ra thế và lực mới cho đất nước Ngoại giao chính trị được mở rộng, củng cố; ngoại giao kinh tế năng động, hiệu quả; ngoại giao văn hóa khởi sắc nhanh chóng Đất nước ta có quan hệ ngoại giao với gần 180 quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn; có quan hệ ổn định với tất cả các tổ chức quốc tế lớn; có quan hệ thương mại với hơn 160 nền kinh tế trên thế giới, hằng năm tạo ra tổng giá trị xuất - nhập khẩu gần 140% GDP, hàng chục tỷ USD đầu tư trực tiếp và viện trợ phát triển; quan hệ đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân đạt quy mô và trình độ phát triển chưa từng có Tiếp tục đường lối đối ngoại chủ động và tích cực, hội nhập quốc tế, Đại hội XI chú trọng nhấn mạnh chất lượng, hiệu quả các hoạt động đối ngoại trong tình hình mới: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế” [2, 241].

Đẩy mạnh quan hệ giữa Việt Nam và các nước lớn, các trungtâm kinh tế - tài chính thế giới:

dựng được mối quan hệ toàn diện, chiến lược với Trung Quốc Từ

Ngày đăng: 27/04/2017, 06:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
2. Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2011
3. Bùi Văn Hùng (2011), Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập"quốc tế
Tác giả: Bùi Văn Hùng
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2011
4. Nguyễn Cơ Thạch (1990), “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ Quốc tế, số tháng 1-1990, tr.84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới củachúng ta”, "Tạp chí Quan hệ Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Cơ Thạch
Năm: 1990
6. Trang web: http://www.mofa.gov.vn Link
8. Trang web: http://www.wikipedia.com Link
9. Trang web: http://www.cpv.org.vn Link
10. Trang web: http://google.com.vn Link
11. Trang web: http://www.vnu.edu.vn Link
7. Trang web: http://dangcongsan.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w