1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995

12 3,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 78 KB

Nội dung

Nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6 năm 1991, đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa b

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Phương Thùy

Lớp: TT37.B

Mã SV: TT37B.01448

Chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995

1 Bối cảnh quốc tế, trong nước

Bối cảnh quốc tế:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ giai đoạn này đã có những bước tăng tốc đáng kể, với các đợt sóng công nghệ cao, nổi bật là công nghệ thông tin Chúng thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới và thúc đẩy kinh tế tri thức Sự phổ cập nhanh chóng của hệ thống Internet và các phương tiện hiện đại khác ngày càng mở rộng giao lưu quốc tế Đồng thời, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế

Bắt đầu từ thập kỉ 90, cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp bởi một bước ngoặt cơ bản, đó là vào tháng 12 năm 1991, Liên

Xô tan rã Thiết chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu sụp đổ Khối quân sự Vacsava giải thể Sự tan rã một trong hai siêu cường của trật tự

Trang 2

thế giới hai cực đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ sau hội nghị I-an-ta năm 1945 Các nước lớn chuyển hướng hoặc điều chỉnh chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế Về đối ngoại, họ đi vào hòa hoãn, cải thiện quan hệ từng đôi một, vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau Những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế, chính trị dẫn tới những tập hợp lực lượng mới trên thế giới, thúc đẩy xu hướng đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế Bên cạnh đó vẫn tồn tại xu hướng chạy đua

vũ trang, các cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt quyết liệt dưới hình thức mới: “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình”, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu

Tại châu Á – Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á nói riêng, tình hình cũng biến đổi sâu sắc Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới Các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị để phát triển, hợp tác trong nhiều tâng, nhiều nấc và dưới nhiều hình thức Quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hòa bình Mặc dù cuối những năm 1990, các nước Đông

Á lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, kéo theo khủng hoảng

Trang 3

kinh tế - xã hội nghiêm trọng gây nhiều bất lợi, song đây vẫn được coi là khu vực tiềm năng nhờ lợi thế địa lí, nhân lực và tài nguyên thiên nhiên

Bối cảnh trong nước:

Sau Đại hội Đảng VII năm 1991, tình hình thế giới chuyển biến nhanh chóng phức tạp và cơ bản, tác động mạnh tới Việt Nam: Liên Xô và các thiết chế XHCN ở Đông Âu sụp đổ Các thế lực thù địch tiếp tục hoạt động chống phá Việt Nam Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam một lần nữa trải qua những thử thách hiểm nghèo Tuy nhiên thời

kỳ này Việt Nam đã đạt được thành công trong phá thế bao vây cấm vận, song hành với việc trên thế giới xuất hiện nhiều nhân tố thuận lợi mới đã tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển mọi mặt, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Nền kinh tế đã khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện GDP bình quân năm tăng 8,2%; đạt mức cao nhất 10% năm 1995 Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và tham gia tích cực vào hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước

Trang 4

2 Nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6 năm 1991, đã xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hòa bình,

mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Đại hội thông qua tuyên bố chính sách: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn

là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”

Các Hội nghị Trung ương (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá quan điểm của Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại Trong đó, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (tháng 6-1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tê Mở rộng cửa để tiếp thu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới, trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên, môi

trường, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình mở cửa

Trang 5

Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) chủ trương triển khai mạnh

mẽ và đồng bộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ , mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng

3 Thực tiễn triển khai chính sách đối hóa ngoại giai đoạn 1991 – 1995

Tham gia giải quyết vấn đề Campuchia:

Tháng 9/1989, Việt Nam hoàn thành việc rút hết quân tình nguyện ở Campuchia về nước, tạo đà thúc đẩy nhanh xu thế đối ngoại, tăng sức ép đối phương đi vào giải pháp, vô hiệu hóa con bài đòi “rút quân Việt

Trang 6

Nam” được dùng để chống phá Việt Nam Do vấn đề Campuchia rất phức tạp bởi nó có 2 mặt nội bộ và quốc tế, các diễn đàn song phương khó có thể đạt được một giải pháp toàn diện và cuối cùng đã phải giải quyết thông qua một hội nghị quốc tế Từ ngày 21 đến 23 tháng 10 1991, Hội nghị quốc tế về Campuchia họp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kleber, Paris Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm dẫn đầu Tất cả các nước tham gia hội nghị đã kí kết các văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia

Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc:

Việt Nam từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã thúc đẩy quá trình đối thoại với Trung Quốc để tháo gỡ các trở ngại đối với quá trình bình thường quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Tuy nhiên giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn kiên quyết điều kiện Việt Nam rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia Trung Quốc sẵn sàng xem xét đề nghị của Việt Nam về việc mở cuộc thương lượng cấp thứ trưởng nếu Việt Nam chấp nhận một cơ chế giám sát quốc tế do Liên hợp quốc chủ trì có bốn bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và việc thành lập Chính phủ liên hiệp bốn bên Sau khi Việt Nam hoàn thành việc rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989, tháng 9/1990, Trung Quốc

Trang 7

mời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng thăm Trung Quốc không chính thức Tại cuộc gặp này, các nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến về vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, mặt quốc tế của vấn

đề Campuchia và các vấn đề hai bên cùng quan tâm Tháng 3/1991, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Việt – Trung đã tan băng” Tháng 11/1991, hai bên đã ra thông cáo chung và kí kết một số hiệp định, đánh dấu việc bình thường hóa chính thức quan hệ giữa hai nước

Đấu tranh phá bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Mỹ:

Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam nêu

rõ việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một trong những chủ trương quan trọng về đối ngoại, không những phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực Từ năm 1991 đến 1994, Việt Nam

có những cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Mỹ trao đổi ý kiến về cải thiện quan hệ Việt – Mỹ và Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam Ngày

3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà Nội; ngày 11 tháng 7 năm 1995 tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam

Trang 8

Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập

ASEAN:

Sau khi có giải pháp hòa bình về vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với từng nước ASEAN cũng như tổ chức ASEAN nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng Cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm

1991, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm

Indonexia, Thailand và Singapore Chuyến thăm này được xem là bước đột phá trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN thời kì “hậu

Campuchia”.Chuyến thăm Đông Nam Á nói trên khẳng định mong muốn của Việt Nam sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, xây dựng hòa bình, hợp tác phát triển Với tổ chức ASEAN, tháng 7/1992, Việt Nam chính thức

kí Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN, và ngày 28 tháng 7 năm 1995, tại Banda Xeri Begaoan, thủ đô của Vương quốc Brunay, đã diễn ra trọng thể lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của ASEAN

Khôi phục và củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, với Nga và các nước Đông Âu, các nước tư bản, công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân dân trên thế giới:

Trang 9

Đầu những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã và các thiết chế XHCN ở Đông Âu sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam với các nước này tạm thời gián đoạn, tuy nhiên sau một thời gian không lâu, ta đã chủ động phục hồi và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt với các nước đó trên

cơ sở mới Việt Nam coi Liên bang Nga có tầm quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước bạn truyền thống, cơ chế hợp tác giữa hai nước sớm được phục hồi Với các nước thuộc Liên Xô

cũ, ta chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy quan hệ Từ năm 1992, Việt Nam khôi phục quan hệ với các nước bạn truyền thống ở Đông Âu Việt Nam cũng ủng cố quan hệ với Mông Cổ, Cuba; coi trọng tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác truyền thống với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Ấn Độ

Quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước tư bản và công nghiệp phát triển từng bước cải thiện và phát triển, đó là các nước Nhật Bản,

Úc, Niu Dilan, các nước Tây Âu và Bắc Âu, các thành viên của Liên minh Châu Âu EU

Từ năm 1991 trở đi, ngoại giao đa phương Việt Nam bước vào thời kì phát triển mới Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn châu lục hoặc liên châu lục quan trọng

Trang 10

4 Nhận xét:

 Về việc tham gia giải quyết vấn đề Campuchia:

Việc Hiệp định Paris được kí kết chính thức chấm dứt căng thẳng, đối đầu giữa nước ta với các nước đã lợi dụng vấn đề Campuchia để thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại nhiều mặt nhằm làm suy yếu Việt Nam; bảo đảm được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia; phù hợp với lợi ích an ninh lâu dài của Việt Nam Nhân dân Việt Nam có thêm điều kiện để tập trung khắc phục khó khăn về kinh tế - xã hội, phát triển và bảo vệ đất nước Quan hệ của Việt Nam với những nước có liên quan đến vấn đề Campuchia cũng như với các nước khác trong và ngoài khu vực đứng trước những triển vọng mới

 Về việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc:

Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc mở ra sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và văn hóa theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi Quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp cũng phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới

Trang 11

 Về việc dỡ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Mỹ:

Với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới Điều này góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác và các tổ chức quốc tế Quan hệ kinh tế và thương mại hai nước nhờ đó có những bước phát triển bước đầu đáng khích lệ Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng tăng nhanh, chỉ mấy tháng sau khi dỡ bỏ cấm vận, Mỹ từ vị trí thứ 15 trong số 51 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 1994

đã lên hàng thứ 7 Việc dỡ bỏ cấm vận đồng thời mở đường cho các nước và vùng lãnh thổ khác đầu tư vào Việt Nam, giúp đất nước ta phát triển kinh tế

 Về quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN:

Việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN là một mốc lịch

sử quan trọng trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, đã tăng cường vai trò, vị trí của ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam Á Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần

Trang 12

triển chung của khu vực, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á và trên trường quốc tế, tạo thuận lợi mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới

 Về mối quan hệ với Nga, các nước Đông Âu, các nước bạn bè truyền thống, các nước tư bản và công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc tế:

Việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại tự chủ, rộng mở, đa

phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam tăng cường vị thế quốc tế của mình, đặt cơ sở cho các quan hệ quốc tế lâu dài, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng hóa – hiện đại hóa

và bảo vệ đất nước

Ngày đăng: 11/04/2015, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w