Những chính sách đối ngoại của ta và hai nước đã mang lại những thành tựu vô cùng ý nghĩa cho sự phát triển chung của cả ba nước, tạo ra được những cơ hội rộng mở trong quan hệ trong thờ
Trang 1MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nhỏ nhưng có vị trí vô cùng quan trọng trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung Chính vị trí địa lý thuận lợi này, đã đẩy nước ta rơi vào tầm ngắm của những nước lớn và cũng vì thế mà nước ta nhiều lần phải chịu ách
đô hộ, các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài Nước ta, nhân dân ta đã từng sống trong những ngày tháng lầm than, cơ cực, nghèo đói Nhưng những điều đó đã thuộc về quá khứ, giờ đây, Việt Nam đang trên đà phát triển, đang có những nỗ lực rất lớn để từng bước, dần dần khẳng định vị thế của mình trong khu vực cũng như trên trường quốc tế
Có được những thành tựu và sự thay đổi vị thế của mình như ngày hôm nay là kết tinh của những đường lối chính sách ngoại giao và phát triển khôn khéo và hiệu quả của nước ta đối với các quốc gia, với các tổ chức khác trên phạm vi toàn cầu, nhất là những năm sau
1991 đến nay
Và trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được tìm hiểu và trình bày về chính sách đối ngoại của Việt Nam với Lào và Campuchia những năm sau 1991 Những chính sách đối ngoại của ta và hai nước đã mang lại những thành tựu vô cùng ý nghĩa cho sự phát triển chung của cả ba nước, tạo ra được những cơ hội rộng mở trong quan hệ trong thời gian đến, và đồng thời cũng gặp những thách thức nhất định trong điều kiện, xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực Trong chính sách đối ngoại của nước ta đối với hai nước láng giềng thân cận luôn thể hiện tư tưởng chủ đạo của nước ta trong những năm sau 1991 về một đất nước yêu chuộng hòa bình, sống chan hòa không chỉ với hai nước bạn mà còn với tất cả các quốc gia khác, cùng tồn tại, cùng phát triển vì một thế giới ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn
Trang 1
Trang 2I Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam – Lào và Campuchia sau những năm 1991:
Năm 1991, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Tây Âu tan rã tạo nên một thời kỳ chuyển mình mới của những nước XHCN trong đó có Việt Nam Từ xu thế “nhất biên đảo” theo Liên Xô, Việt Nam đã thay đổi xu thế, mở rộng mối quan hệ với các nước khác trên thế giới để có con đường phát triển khác mà không bị lụi tàn như Liên Xô; chẳng hạn: Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995, mở rộng mối quan hệ toàn diện với Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Tây Bắc Âu, với các nước ASEAN, với các nước láng giềng
Quan hệ quốc tế có những sự thay đổi rất lớn với ba xu hướng chính mà Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó:
Các nước đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu
Xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
Chủ nghĩa khu vực hóa phát triển
Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước cùng nằm trong bán đảo Đông Dương,
cả 3 nước đều có những mối quan hệ mang tính chất lịch sử lâu dài và đặc biệt Nhà nước
và nhân dân 3 nước đã từng sát cánh và hỗ trợ lẫn nhau để cùng chống lại sự xâm lược của thực dân, đế quốc, cùng tồn tại
Vấn đề về Campuchia là điều kiện mà các nước đưa ra để bình thường hóa với Việt Nam, vì khi giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng của Pol Pốt, thiết lập lại chế độ hòa bình ở Campuchia, Việt Nam đã bị gán tội là cố tình can thiệp công việc nội bộ của Campuchia và muốn thiết lập chế độ chính trị mới của Việt Nam tại Campuchiaphải rút quân khỏi địa phận Campuchia
Việt Nam đã góp phần giúp Campuchia giành thắng lợi trong Hội nghị Paris, công nhận nền độc lập, tự chủ của Campuchia
Với Việt Nam, Lào và Campuchia là hai nước có mối quan hệ ngoại giao chiến lược thuộc vòng 1- bao gồm các nước láng giềng và khu vực Việt Nam xác định Lào và
Trang 2
Trang 3Campuchia là hai nước quan trọng nhất, toàn diện nhất, chặt chẽ nhất trong mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài
Chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời gian này được xác định: “tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển’’ [1]
Trong tất cả các mối quan hệ ngoại giao của mình với các nước, có cả Lào và Campuchia, Việt Nam luôn nhất quán theo quan điểm: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nước bạn, hợp tác cùng có lợi dựa trên nguyên tắc bình đẳng
II Quá trình triển khai chính sách đối ngoại đối ngoại của Việt Nam – Lào và Campuchia từ sau 1991 đến nay:
2.1 Quan hệ song phương:
2.1.1 Quan hệ Việt Nam – Lào:
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào từ rất sớm – năm 1962 Quan hệ giữa
2 nước là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện
Cả Việt Nam và Lào đều coi nhau thuộc ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của mỗi nước Quan hệ trên cả ba kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân, từ Trung ương tới các địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới
Quan hệ Việt Nam và Lào đã được thử thách và trở nên khắng khít qua những cuộc đấu tranh chống đế quốc và thực dân xâm lược Mối quan hệ càng trở nên bền chặt khi cả
2 nước có những điểm chung tương đồng nhau, ví dụ như chế độ chính trị của cả 2 nước đều là XHCN; đất nước phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; 2 nước hoạt động
vì mục tiêu giống nhau đó là xây dựng một đất nước giàu mạnh theo định hướng XHCN…
Trong những năm sau 1991, Việt Nam và Lào đã tổ chức rất nhiều cuộc họp cấp cao giữa 2 nước để thắt chặt tình hữu nghị và cùng phát triển của 2 nước
Trang 3
[1] Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994)
Trang 4 Tháng 10 năm 1991, đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm chính thức Việt Nam
Tháng 1 năm 1999, trong cuộc gặp cấp cao hàng năm tại Hà Nội, Bộ Chính trị hai
nước nhất trí tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam và Lào “trên cơ sở nêu cao tinh thần
độc lập, tự chủ và phát huy cao nhất nội lực của mỗi nước, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào với thông lệ quốc tế, ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế – tài chính, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước hội
nhập khu vực và quốc tế”.[2]
Mở đầu cho thời kỳ 1996 – 2007 là cuộc gặp cấp cao giữa hai Đảng tháng 1 năm
1996 tại Viêng Chăn Hai bên đã thống nhất những định hướng lớn cho sự hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào giai đoạn 1996 – 2000
Trung bình mỗi năm, hai Đảng cử trên 30 đoàn từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh ủy sang trao đổi với nhau những kinh nghiệm về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,
về công tác tư tưởng, lý luận, công tác dân vận
Hai bên chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác về chính trị, duy trì cuộc gặp hàng năm giữa hai Bộ Chính trị; tăng cường hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại, Bộ Ngoại giao phối hợp hành động trong quan hệ với ASEAN, AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN)
Việt Nam và Lào lập Ủy ban hợp tác Liên chính phủ về Hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho sự hợp tác giữa hai nước Gần đây, vào kỳ họp thứ 34 (7/1 tại Viêng Chăn) của Ủy ban, nước ta và nước bạn Lào đã có sự gặp gỡ, giao lưu và đánh giá lại tình hình quan hệ của hai nước trong thời gian qua Cả hai nước đều nhận thấy vấn đề hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực đã có những chuyển biến tích cực với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả Góp phần tích cực vào củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt – Lào
Trang 4
[2] http://tuyengiao.vn.
Trang 5Việt Nam và Lào chuyển từ hợp tác theo từng dự án sang hợp tác theo chương trình dài hạn Việc Việt Nam và Lào xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn cho mỗi nước đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào bước vào giai đoạn phát triển mới cao hơn
2.1.2 Quan hệ song phương Việt Nam – Campuchia:
Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967
Lần thứ ba, Việt Nam kéo quân vào giúp nhân dân Campuchia chống chế độ diệt chủng Pol Pốt, đã giúp đất nước này khôi phục lại được nguyên trạng ban đầu và mở ra một thời kỳ phát triển mới của Campuchia, điều này đã góp phần thúc đẩy sự thành công của Hội nghị Paris để các quốc gia khác công nhận độc lập, chủ quyền của Campuchia Việt Nam và Campuchia ngày càng trở nên thân thiết hơn kể từ những sự kiện lịch sử đó Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn 1991 – 2007 mối quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được phát triển với phương châm 16 chữ vàng
“Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài” [3], làm
định hướng cho quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI Việt Nam đã tăng cường quan hệ tốt đẹp với các đảng phái, tổ chức chính trị, xã hội của Campuchia nhằm thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam, góp phần đẩy lùi các thế lực thù đich chống Việt Nam
Trong quan hệ ngoại giao với Campuchia, Việt Nam luôn đề cao sự tự chủ của Campuchia, luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, không xâm phạm công việc nội bộ của Campuchia
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mối quan hệ ngoại giao thân thiết với Campuchia, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam – Campuchia tiếp tục phát triển về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa, hai nước đã
và đang nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước, vì
sự thịnh vượng chung của mỗi nước và cả khu vực Đông Nam Á
2.2 Quan hệ đa phương Việt Nam – Lào và Campuchia:
Trong lịch sử và cả trong thời điểm hiện tại, ba nước này đã có những chính sách ngoại giao hòa hiếu và gắn kết thân thiết, mang lại những thành tựu đáng kể trong mối
Trang 5
[3] http://www.tapchicongsan.org.vn
Trang 6quan hệ giữa ba nước Mối quan hệ giữa ba nước vẫn đang rất tốt đẹp, bền vững và riêng mỗi nước luôn nhìn nhận hai nước còn lại nhưng đối tác tin cậy và chiến lược của nhau Điều này đã được chính phủ của ba nước khẳng định trong những Hội nghị cấp cao hay trong những phát biểu của các quan chức cấp cao của ba nước
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Việc hợp tác kinh tế giữa ba
nước (Đông Dương) phải theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, có ưu tiên ưu đãi cho nhau, và phải có những chính sách, phương thức thích hợp, bảo đảm hiệu quả
thiết thực” [4]
Về phía Lào, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng khẳng
định: “Xuất phát từ truyền thống lịch sử và tình hình, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
ba nước, sự tăng cường liên minh hợp tác toàn diện giữa ba Đảng, ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia mới trở thành nhiệm vụ chiến lược số một, là nguyên tắc cách mạng
bất di bất dịch của mỗi nước, là vấn đề sống còn của mỗi nước” [5]
2.2.1 Tam giác phát triển CLV:
Tam giác CLV được hình thành do nhu cầu hợp tác của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Tam giác này được chính thức hình thành tại Viên Chăn vào tháng 10/1999 với sự thống nhất của Thủ tướng ba nước
Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia Mục tiêu quan trọng được đặt ra trong Tam giác phát triển này là hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực,
du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế Tam giác này sẽ tăng cường mối quan hệ hòa hiếu, đoàn kết và hợp tác của ba nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo góp phần giữ vững ổn định, an ninh của cả ba nước
2.2.1.1 Triển khai:
Để tiến hành thực hiện mối quan hệ trong Tam giác phát triển CLV, các cấp chức năng của ba nước đã có những cuộc họp thông qua những nội dung quan trọng, làm cơ sở pháp lý và nền tảng cho những hoạt động được tiến hành trong thời gian thực hiện:
Cuộc họp cấp cao lần thứ nhất hình thành Tam giác CLV
Trang 6
[4],[5] http://tuyengiao.vn.
Trang 7 Cuộc họp cấp cao giữa ba Thủ tướng lần thứ hai tại TP HCM (2002), xác định
ưu tiên triển khai hợp tác trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế
Cuộc họp cấp cao lần thứ ba tại Siem Reap (2004), khẳng định vai trò hết sức quan trọng của Tam giác CLV và phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông, xúc tiến hàng loạt dự án Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 10, ngày 28/11/2004, Thủ tướng 3 nước đã ký Tuyên bố Viên Chăn về xây dựng Tam giác phát triển và thông qua Quy hoạch tổng thể Tam giác phát triển
Cuộc họp cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Đà Lạt (tháng 12-2006) đã thông qua việc thành lập Uỷ ban điều phối chung
Cuộc họp cấp cao lần thứ năm được tổ chức tại Viêng Chăn năm 2008 thúc đẩy triển khai công tác của các nhóm chuyên gia, kỹ thuật
Hội nghị Cấp cao CLV lần thứ sáu đã diễn ra vào ngày 16/11/201 tại Phnompenh, Campuchia Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào và Campuchia đã trao đổi và đánh giá cao các kết quả hợp tác đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của 13 tỉnh thuộc Tam giác phát triển CLV trong thời gian vừa qua
Hội nghị cấp cao CLV thứ sáu đã xem xét và thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác Phát triển đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng thay thế cho bản Quy hoạch cũ năm 2004
Ngày 9/12, Hội nghị cấp cao CLV lần thứ bảy đã được tổ chức tại thị xã
Át-ta-pư (Nam Lào) nhằm tăng cường sự phối hợp giữa ba nước để đối phó những thách thức hiện nay
Trong quá trình triển khai CLV có sự giúp đỡ rất nhiều từ Nhật Bản về tài
chính và cả về những sáng kiến phát triển, ba nước vẫn đang nỗ lực để gắn kết mối quan
hệ tốt đẹp hơn với Nhật Bản và đã được rất nhiều kết quả khả quan, những cuộc họp cấp cao giữa những nhà lãnh đạo CLV và Nhật Bản đều đặn được tổ chức để xem xét, theo dõi tiến trình phát triển của CLV
Trang 7
Trang 82.2.1.2 Nội dung hợp tác của tam giác phát triển CLV:
Về giao thông: tập trung nguồn lực để phát triển các tuyến đường liên kết các
tỉnh của ba nước trong khu vực Tam giác phát triển như quốc lộ 40, đường 18B, đường 78
Về năng lượng: Việt Nam đã đưa vào vận hành thủy điện Ialy (720MW), Buôn
Kướp (280MW) cùng hệ thống lưới truyền tải 220kV, 110kV Sêkamản 3 (230 MW) Việt Nam đang nghiên cứu khả thi các dự án thuỷ điện Sêkamản1, 4, Sêkông 4, Sêkông 5, Sêpiên- Sênậmnoi
Về thương mại, đầu tư: Việt Nam cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng
thương mại, dịch vụ các khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) và đang hỗ trợ Lào xây dựng trạm liên kiểm cửa khẩu Phu Cưa (đối diện cửa khẩu Bờ Y) Và hiện tại đang triển khai Trạm liên kiểm tại Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai) Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Campuchia xây dựng chợ biên giới O Yadav tại Ban Lung tỉnh Ratanakiri
Về đào tạo: Việt Nam tiếp nhận các cán bộ, học sinh của Lào mỗi năm sang
học tập tại các tỉnh trong Tam giác phát triển và đang đầu tư xây dựng mới khu ký túc xá học sinh Lào, Campuchia tại trường ĐH Tây Nguyên Trong thời gian qua, Việt Nam đã
hỗ trợ cho Lào xây dựng trường dân tộc nội trú tại tỉnh Sêkông, hỗ trợ Campuchia xây dựng trường phổ thông nội trú với quy mô 150 học sinh tại Ban Lung tỉnh Ratanakiri bằng viện trợ không hoàn lại (gần 1 triệu USD/ trường)
Về cơ chế phối hợp: Bên cạnh các cuộc Hội nghị cấp cao, ba nước CLV đã
nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung Tam giác phát triển, gồm 4 tiểu ban: kinh tế, xã hội- môi trường, địa phương, an ninh- đối ngoại Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác Uỷ ban điều phối chung sẽ họp thường niên trên cơ sở luân phiên Phiên họp thứ 1 UBĐP đã được tổ chức tháng 5/2007 tại Pleiku (Gia Lai) Phiên họp thứ 2 đã được tổ chức tại Campuchia vào ngày 17-18/2/2008 Phiên họp lần thứ 3
Trang 8
Trang 9đồng thời là họp SOM chuẩn bị cho HNCC CLV (tại Lào) Hội nghị Ủy ban Điều phối
lần thứ 4 được tổ chức tại Đắc Lắc, Việt Nam vào ngày 20 - 21/12/2009
2.2.2 Hợp tác tiểu vùng sông Mekong:
Đến Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã xác định Việt Nam “ làm bạn với tất cả các nước” và “ đa dạng hóa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại” với mọi nước và mọi
tổ chức kinh tế [6] Kể từ đó, Việt Nam nhanh chóng mở rộng quan hệ ngoại giao, dẫn tới việc trở thành thành viên của năm cơ chế hợp tác Lưu vực Sông Mekong, mà quan trọng nhất là Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) và Ủy ban sông Mekong
Năm 1992, Tiểu vùng Mekong mở rộng được thành lập dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Mục đích là nhằm cải thiện hợp tác kinh tế khu vực, bao gồm toàn bộ các nước dọc sông Mekong
Một trong những chiến lược quan trọng của tiểu vùng Mekong là việc phát triển hành lang kinh tế, từ đó sẽ gia tăng các lợi ích, cải thiện kết nối giao thông tới các khu vực còn hẻo lánh và mở ra cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong khu vực
2.1.2.1 Triển khai:
Sáng 21/7/2004, tại thành phố Xiêm Riệp (Campuchia), Hội nghị lần thứ ba Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm tìm các biện pháp và phương cách đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trong việc thực hiện Tam giác phát triển CLV Trong đó chương trình hợp tác lưu vực sông Mekong đẩy mạnh hợp tác kinh tế ở Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)
Ngày 16/12/2011, Diễn đàn hợp tác đầu tư tiểu vùng Mekong 2011 tại Khu nghỉ
dưỡng cao cấp Silver Creek City (TP Hồ Chí Minh) “Thúc đẩy đầu tư vào Hành lang
kinh tế phía Nam và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – CPC”.[6]
Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá việc thực hiện các dự án phát triển vùng tam giác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản Đại diện ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã tập trung thảo luận về việc tăng
Trang 9
[6] http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa.
Trang 10cường hợp tác phát triển vùng tam giác giữa ba nước, tại một hội nghị đang diễn ra tại thủ
đô Viêng Chăn, Lào vào ngày 12/08/2009
Ngày 23/10/2011, tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 6B Hoàng Diệu, Hà Nội, Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã tổ chức lễ ra mắt Thời báo Mê Kông - tờ báo thông tin các vấn đề chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội khu vực Tiểu vùng sông Mekong và Đông Nam Á.[8]
2.1.2.2 Nội dung hợp tác tiểu vùng Mekong:
Để thúc đẩy hợp tác tiểu vùng Mekong: Hợp tác tiểu vùng là một mô hình hợp
tác kinh tế tiểu khu vực theo yêu cầu phát triển hài hòa và bền vững về kinh tế - xã hội dựa trên đặc thù của các nước có chung lợi ích tương hỗ về tài nguyên nước và biên giới
Để giữ gìn môi trường sinh thái và nguồn nước Mekong, đồng thời thúc đẩy hơn nữa quá trình hợp tác Tiểu vùng cần xây dựng cơ sở dữ liệu chung giữa các nước thành viên thuộc Tiểu vùng Xây dựng và duy trì hiệu quả cơ chế chung nhằm hỗ trợ các lợi ích và giải quyết kịp thời các bất đồng trong nội bộ Tiểu vùng Tiểu vùng Mekong cũng cần phải tăng cường các quan hệ tham vấn và hợp tác với các tiểu vùng tương tự khác trên thế giới [9]
Tăng cường kết nối phát triển khu vực miền Trung, Tây nguyên và Tiểu vùng sông Mekong: Sự phát triển năng động của các nước ASEAN, trong đó có ba nước
Đông Dương cùng với sự liên kết giữa các khu vực của Tiểu vùng sông Mekong với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chiến lược hết sức to lớn Nó đặt ra các mối liên kết và làm tiền đề để thúc đẩy Tây Nguyên phát triển trong đó có khu vực Tam giác phát triển CLV, hội nhập với khu vực duyên hải miền Trung và Tiểu vùng sông Mekong…[10]
2.2.3 Hành lang kinh tế Đông Tây:
Sự ra đời của hành lang kinh tế Đông-Tây tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) gồm: Lào, Thái Lan, Myanma và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu hợp tác được thuận lợi hơn về mọi mặt
Trang 10