Bài tiểu luận đã tổng hợp và trình bày về quá trình Đảng lãnh đạo, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trước và sau thời kỳ đổi mới một cách logic, khoa học, kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới con đường mà chủ tịch HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn, đất nước ta đã tiến theo con đườngxã hội chủ nghĩa; một xã hội lý tưởng mà lãnh đạo là giai cấp công nhân và nhân dân laođộng đoàn kết Đây là một bước ngoặt lịch sử hết sức to lớn và quan trọng trong tiếntrình lịch sử dân tộc và mở ra một trang sử hào hùng chói lọi cho đất nước Việt Nam saugần 100 năm dưới ách nô lệ thuộc địa Từ những nhiệm vụ mới được đặt ra và phải hoànthành, dù gặp không ít khó khăn, gian khổ thậm chí còn không biết bao đau thương mấtmát nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hoàn thành thắng lợi công cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; hoàn thành thắng lợi cuộc Cách mạngdân tộc dân chủ và thống nhất đất nước, quy lãnh thổ quốc gia về một mối Đây là nhữngthắng lợi vô cùng to lớn vĩ đại mà không phải đảng nào, quốc gia nào cũng có thể làmđược Chúng ta và thế hệ mai sau không những luôn luôn phải biết ơn về những điều đómà còn có quyển tự hào về một sử hào hùng như vậy
Từ sau năm 1975, đất nước ta lại bước vào một chặng đường mới những nhiệm vụmới Một công cuộc to lớn là xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã lựachọn; quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước Cùng với việc xây dựng đườnglối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và đường lối đối nội đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta cũng hết sứcchú trọng đến việc xây dựng một hệ thống chính trị thống nhất, vững mạnh, xứng tầm vàtoàn diện với nhiệm vụ của đất nước
Đặc biệt, vào năm 1986 Đảng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằmđưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, bêncạnh đó Đảng cũng xác định phải đổi mới hệ thống chính trị nhằm phù hợp với hoàncảnh và tình hình mới, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy quyền làm chủtập thể của nhân dân lao động
Từ việc thấy rõ được bàn chất, đặc điểm, vai trò, nhiệm vụ và vị trí của hệ thốngchính trị ở nước ta; đồng thời thấm nhuần quan điểm xây dựng và phát huy hiệu quả hoạtđộng của hệ thống chính trị của Đảng Nhận thức sâu sắc được rằng việc xây dựng hệthống chính trị không phải là công việc riêng của Đảng hay Nhà nước mà cần sự chung
Trang 2tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội Để tăng thêm hiểu biết, nhận thức về hệthống chính trị nước ta; những chủ trương đường lối của Đảng trong việc xây dựng thếthống chính trị xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam thời kỳ đổi mới và công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước Thêm vào đó là đóng góp một phần nhỏ vào việc tuyên truyền đườnglối chủ trương chính sách của Đảng về lĩnh vực này Với những lý do trên, tôi lựa chọn
đề tài “Đảng lãnh đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới” làm
đề tài nghiên cứu và học tập với mong muốn vận dụng những kiến thức đã tích lũy và tìmhiểu được nhằm nghiên cứu, đưa ra những đánh giá của bản thân và đề xuất những giảipháp nhỏ, vừa tầm với kiến thức, nhận thức của mình để góp phần vào việc xây dựng hệthống chính trị tại Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
- Trong cuốn “Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” của Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh đã trình bày quá trình ra đời và phát triển của Đảng cộng sản ViệtNam, nhất là về công cuộc đổi mới đất nước và việc xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh
- Hay “Đổi mới ở Việt Nam – Tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm” của PGS.TS
Vũ Văn Hiền – TS Đinh Xuân Lý (Đồng chủ biên) đã khắc họa sâu sắc quá trình đổimới đất nước và những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực, kể cả việc xây dựng,củng cố hệ thống chính trị
- Giáo trình “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam” của Bộ giáo
dục và Đào tạo đã giới thiệu một cách hoàn chỉnh và hệ thống quá trình ra đời, phát triểnvà những bước tiến của Đảng nhất là từ thời kỳ đổi mới với những đặc trưng riêng củanó, đặc biệt trong giáo trình cũng đã giới thiệu về quá trình xây dựng hệ thống chính trị ởViệt Nam từ sau cách mạng tháng Tám (1945) cho tới thời gian gần đây
- Các văn kiện Đại hội Đảng và các nghị quyết Hội nghị trong suốt quá trình rađời, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng tatrong việc xây dựng hệ thống chính trị tại Việt Nam, những thành tựu đạt được và nhữnghạn chế cần khắc phục
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số tư liệu tạp chí chuyên ngành, các trangmạng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ hơn những thành tựu vàmột số tồn tại hiện có trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Trang 3Tuy nhiên những công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứuchung về công cuộc đổi mới đất nước của Đảng chứ chưa đề cập một cách toàn diện, sâusắc việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, chính vì vậy tôimuốn làm rõ hơn vấn đề này.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: từ năm1986 đến nay
- Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị của Đảng trong
thời kỳ đổi mới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, đồng thời kết hợp một số phương pháp khác như: Phương pháp lịch sử và phươngpháp logic dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử
- Các phương pháp bổ trợ: phân tích, tổng hợp và so sánh
- Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu chọn lọc các nguồn tư liệu
5 Các nguồn tài liệu
- Văn kiện Đại hội Đảng
- Các bài viết trên sách báo và tạp chí chuyên ngành
- Kế thừa những nghiên cứu của những học giả đi trước
Trang 5CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm về hệ thống chính trị
Trong bất kỳ một xã hội có sự phân chia giai cấp, tầng lớp, quyền lực của một chủthể cầm quyền tức là giai cấp cầm quyền trong xã hội đó đều được biểu hiện bằng một hệthống các thiết chế và tổ chức nhất định Đó là hệ thống chính trị Khái niệm hệ thốngchính trị xuất hiện trong triết học và đặc biệt là trong triết học Mác – Lênin Đồng thời nócũng là đối tượng trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tanhất là trong giai đoạn hiện nay
Hệ thống chính trị thực chất được hiểu như là một chính thể các tổ chức chính trịtrong xã hội bao gồm Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp phápđược liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào quá trình của đờisống xã hội để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích củagiai cấp cầm quyền
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thựchiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chấtcủa giai cấp cầm quyền Như vậy, theo khái niệm trên hệ thống chính trị đúng với kháiniệm hệ thống nghĩa là không chỉ bao gồm một hay một vài tổ chức mà nó là cả một hệthống to lớn thống nhất từ trung ương đến địa phương; được phân cấp và phục vụ lợi íchhay nói đúng hơn là phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền Chính giai cấp cầmquyền trong xã hội có quyền và có khả năng xây dựng nên hệ thống chính trị phù hợpcho xã hội đương thời và tương thích với lợi ích của mình
Trong các xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, hệ thống chính trị hìnhthành và phát triển cùng với quá trình vận động của mâu thuẫn đối kháng giữa các giaicấp gắn với cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ chống lại xãhội đó, làm thay đổi các hệ thống chính trị theo hướng tiến bộ, hoặc thủ tiêu và thay thếnó bằng một hệ thống chính trị dân chủ, tiến bộ hơn
Trong xã hội Xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân và nhân dân dân lao động chínhlà chủ thể thực sự của quyền lực chính trị - xã hội, tự bản thân nó đã vận động xây dựngvà giữ vai trò quản lý xã hội, quyết định đến nội dung hoạt động của hệ thống chính trịtrong xã hội Điển hình là tại Việt Nam với hệ thống chính trị được xây dựng theo suốt
Trang 6chiều dài lịch sử và quá trình đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc cho đất nước Dướisự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống chính trị nước ta là một cơ chế vàcông cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động
Ở Việt Nam, khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụngtrong Văn kiện Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI (tháng3/1989) thay cho khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản” Hệ thống chính trị này baogồm có: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụnữ Việt Nam…) Hệ thống chính trị nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân làm chủ Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi tên gọi mà là mộtbước đổi mới quan trọng trong tư duy chính trị của Đảng ta Hệ thống chính trị xã hộichủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển các thành tựu về tổ chức và hoạt động của hệ thốngchuyên chính vô sản trong các giai đoạn trước “đổi mới”, đồng thời phản ánh một hiệnthực mới về chính trị và dân chủ trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta hiệnnay
1.2 Bản chất của hệ thống chính trị và vị trí, đặc điểm của các tổ chức chính trị ở Việt Nam
1.2.1 Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở Việt Nam
1.2.1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khilật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, thiết lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhândân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á Các tổ chức hợp thành hệ thống chính trị hiện nayở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân Mỗi một tổ chức đều có vịtrí, vai trò và phương thức hoạt động khác nhau với những chức năng, nhiệm vụ khácnhau dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất cầm quyền, sự quản lý của Nhà nướcnhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”
Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợiích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Đảng lãnh đạo hệ
Trang 7thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Đảnggắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựavào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật.
Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với hệ thống chính trị là điều kiện cần thiết vàtất yếu để bảo đảm cho hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân, bảo đảmmọi quyền lực thuộc về nhân dân Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách ở Liên Xô(trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cho thấy, khi Đảng cộng sản khônggiữ được vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, sẽ dẫn đến hậu quả làm rối loạn hệ thốngchính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽ không còn trong tay nhân dân và chế độ chính
trị sẽ thay đổi Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
Một là, Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, các định hướng về
chính sách và chủ trương lớn phát triển kinh tế - xã hội để Nhà nước thể chế hoá thànhpháp luật; đồng thời Đảng là lực lượng lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đườnglối của Đảng
Hai là, Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và
các đoàn thể quần chúng Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nướctiếp nhận, thể chế hoá bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch, chươngtrình cụ thể Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy củaNhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị quyết của Đảng
Ba là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới
thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơquan lãnh đạo của hệ thống chính trị
Bốn là, Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ
chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng lãnh đạothông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị,tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy Đảnggắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựavào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn
Trang 8khổ hiến pháp và pháp luật Đảng thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chấtđạo đức, năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao trình độ trí tuệ; giữvững truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật tronghoạt động của Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩacá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ,
bè phái
Đảng phải phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quannhà nước, các đoàn thể nhân dân, khắc phục tệ quan liêu độc đoán, chuyên quyền, baobiện làm thay; mặt khác, Đảng không được buông lỏng sự lãnh đạo, mất cảnh giác trướcnhững luận điệu cơ hội, mị dân đòi Đảng phải trả quyền lực cho Nhà nước và nhân dân.Thực chất của những đòi hỏi đó chỉ nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, xoá bỏ vai trò lãnhđạo của Đảng và làm thay đổi chế độ Ở một vài nước xã hội chủ nghĩa, trong những điềukiện lịch sử cụ thể, đã hình thành hệ thống chính trị đa đảng Đó là các đảng liên minhvới đảng cộng sản, thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản chứ không phải là đảng đốilập Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thành lập đảng đối lập là nguy cơ trực tiếp để mấtchính quyền vào tay các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội Các thế lực thù địch,phản động hiện nay cũng đang lợi dụng chiêu bài đa đảng, đa nguyên chính trị, dân chủnhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa bằng “diễn biến hoà bình”
1.2.1.2 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đây là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay
mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sốngxã hội Mặt khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh đạo củagiai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân, thông qua độitiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiệný chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân đểquản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là Nhà nước của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quyhoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan của thịtrường Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân
Trang 9dân Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chínhtrị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân Quyền lựcNhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quantrọng trong hệ thống chính trị Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong hệ thốngchính trị, trong đời sống xã hội được thể hiện bằng mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảngvà các tổ chức chính trị - xã hội Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảngthành Hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ để thực hiện quản lý nhà nước đốivới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Việc xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong hệ thống chínhtrị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, khắc phụcsự chồng chéo, lấn sân giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, nhất là trong mối quanhệ giữa Đảng và Nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốchội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước, về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Quốc hội thực hiện quyền giám sáttối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơquan lập pháp
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báocáo công tác với Quốc hội, Với ý nghĩa đó, chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp.Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước
Cơ quan tư pháp gồm Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quanđiều tra Đây là những cơ quan được lập ra để xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạmpháp luật, bảo đảm việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính xác
Trang 10Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhànước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Toà án là
cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịuhình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Để bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo đảm việc xét xử đúngngười đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thốngnhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước.Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dụcnâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đó là tổ chức trung tâm thực hiệnquyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy thực hiện chức năng quảnlý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội theo quy định của pháp luật; thaymặt nhân dân thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại Để Nhà nước hoàn thành nhiệmvụ quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện quyền lực nhân dân giao phó, phải thườngxuyên chăm lo kiện toàn các cơ quan nhà nước, với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệulực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trịvững vàng, năng lực chuyên môn giỏi; thường xuyên giáo dục pháp luật, nâng cao ý thứcsống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; có cơ chế và biện pháp ngăn ngừa tệ quanliêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm ; nghiêm trị những hành động gây rối, thùđịch; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, của các tổ chức xã hội, xây dựng và thamgia quản lý nhà nước
Nhận thức về vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa,cần thấy rằng:
Một là, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả sự lãnh đạo của Đảng
cũng phải trong khuôn khổ pháp luật, chống mọi hành động lộng quyền, lạm quyền, coithường và vi phạm pháp luật;
Hai là, duy trì mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân,
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, quản lý đất
Trang 11nước vì lợi ích của quảng đại nhân dân, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc chứ không phải vìquyền lợi hoặc lợi ích của thiểu số;
Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng với tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước Phải luôn luôn bảo đảm sự thống nhất đểtăng cường sức mạnh của Nhà nước Tính hiệu lực và sức mạnh của Nhà nước chính làthể hiện hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng
1.2.1.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
Có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân,chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lànhmạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng,quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện củatổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trongcác giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nướcngoài Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp vàthống nhất hành động giữa các thành viên Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừalà người lãnh đạo Mặt trận
Các đoàn thể nhân dân vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, vừa có vai trò, vịtrí, chức năng và nhiệm vụ nhất định do Hiến pháp, pháp luật quy định và được bảo đảmcó hiệu lực thực sự trong thực tế Tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xácđịnh, các đoàn thể nhân dân vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp,chính sách; chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hộiviên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới;tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiếtgiữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và thực hiệncó hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Trong điều kiện mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cầntăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạnghành chính hóa, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và nhân dân;vận động các tầng lớp nhân dân phát huy sức sáng tạo và mọi tiềm năng trong việc thực
Trang 12hiện đường lối, chủ trương của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước; thực hiệntốt chức năng đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân.
Đồng thời, Nhà nước có cơ chế phối hợp và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Mặttrận và các đoàn thể nhân dân phản ánh trung thực tâm tư nguyện vọng của các tầng lớpnhân dân; tích cực tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật; tập hợp, động viênnhân dân đồng tâm hiệp lực thực hiện thắng lợi những chủ trương, nhiệm vụ của Nhà nước;đồng thời, làm tốt vai trò giám sát đối với cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, côngchức, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền trong sạch vững mạnh
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức thành một một hệ thống từ Trung ươngđến cơ sở Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn Hệthống chính trị ở cơ sở bao gồm: tổ chức cơ sở đảng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân xã, phường, thị trấn; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và các tổ chứcchính trị - xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụnữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam xã, phường, thịtrấn… Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận độngnhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cườngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đưa Pháp lệnh thựchiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn vào cuộc sống; huy động mọi khả năng phát triểnkinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư
1.2.2 Bản chất của hệ thống chính trị
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, nhândân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực nhà nước và tổ chức ra hệ thốngchính trị của mình Do đó, nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động củaNhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện
Bản chất của hệ thống chính trị nước ta được quy định bởi các cơ sở nền tảng sau:
- Cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nước ta là chế độ nhất nguyên chính trị vớimột Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ xã hộichủ nghĩa
- Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị là nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp
Trang 13Đồng thời, cơ sở kinh tế này tạo ra các xung lực để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chínhtrị, nâng cao khả năng tác động tích cực vào quá trình phát triển kinh tế.
- Cơ sở xã hội của hệ thống chính trị là dựa trên nền tảng liên minh giai cấp giữacông nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Với cơ sở xãhội là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống chính trị nước ta không chỉ là hình thức tổchức của chính trị nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân mà còn là hình thức tổ chứcđại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân, là biểu tượngcủa đại đoàn kết toàn dân tộc
- Cơ sở tư tưởng của hệ thống chính trị là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là các căncứ lý luận để xây dựng hệ thống chính trị với chế độ nhất nguyên chính trị và định hướngphát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sự nhất quán về cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội và tư tưởng là nhân tố vừa bảođảm tính định hướng chính trị vừa bảo đảm tính năng động và khả năng thích ứng của hệthống chính trị trước sự vận động phát triển của đất nước và thế giới
Hệ thống chính trị ở nước ta là một hệ thống các thiết chế và thể chế gắn liền vớiquyền lực chính trị của nhân dân và để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do nhân dângiao phó và uỷ quyền Về thực chất, hệ thống chính trị không phải là một hệ thống tổchức có quyền lực tự thân, quyền lực của hệ thống chính trị bắt nguồn từ quyền lực củanhân dân, phát sinh từ sự uỷ quyền của nhân dân, thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh: “Mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Trong chế độ do nhân dân là chủthể duy nhất và tối cao của quyền lực chính trị, nhân dân uỷ quyền cho một hệ thống cáctổ chức bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể nhân dân
Hệ thống chính trị ở nước ta là một hình thức tổ chức thực hành dân chủ; mỗimột tổ chức trong hệ thống chính trị đều là những hình thức để thực hiện dân chủ đạidiện và dân chủ trực tiếp của nhân dân Các tổ chức này được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở các nguyên tắc dân chủ và vì các mục tiêu dân chủ Điều đó bắt nguồn từ bản chất
của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế
độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” [4, 84-85] Mỗi một
tổ chức trong hệ thống chính trị vừa là một hình thức thực hành dân chủ, tổ chức các
Trang 14quá trình dân chủ vừa là công cụ bảo đảm dân chủ trong xã hội, một trường học dânchủ để giáo dục ý thức dân chủ, nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân.
1.2.3 Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, t ính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị
Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền, mặcdù trong những giai đoạn lịch sử nhất định, trong chế độ chính trị Việt Nam ngoài ĐảngCộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội Tuy nhiên hai Đảng này đượctổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam,thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Do vậy, về thực chất chế độ chính trị không tồn tại các đảng chính trị đối lập
Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộngsản Việt Nam sáng lập vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân(Nhà nước), tổ chức tập hợp đoàn kết quần chúng, đại diện ý chí và nguyện vọng củaquần chúng (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân) vừa là tổ chức đóngvai trò là phương tiện để Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị của mình
Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởnglà chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Điều đó quy định tính nhất nguyên
tư tưởng, nhất nguyên ý thức hệ chính trị của toàn bộ hệ thống và của từng thành viêntrong hệ thống chính trị
Thứ hai, t ính thống nhất của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò,chức năng khác nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau tạo thành một thểthống nhất Sự đa dạng, phong phú về tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chứcthành viên trong hệ thống chính trị tạo điều kiện để phát huy “tính hợp trội” của hệthống, tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống để thực hiện có hiệu quảcác nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức thành viên và của toàn bộ hệ thống chính trị
Nhân tố quyết định tính thống nhất của hệ thống chính trị nước ta là sự lãnh đạothống nhất của một Đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyêntắc tập trung dân chủ Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổchức và hoạt động là nhân tố cơ bản bảo đảm cho hệ thống chính trị có được sự thống
Trang 15nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũngnhư của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị Đồng thời, tính thống nhất của hệ thốngchính trị còn thể hiện ở mục tiêu chính trị là xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nộidung: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Hệ thống chính trị được tổchức như một chỉnh thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương và cấp cơ sở.
Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhđều được các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong Điều lệcủa từng tổ chức
Thứ ba, h ệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống không chỉ gắn với chính trị, quyềnlực chính trị mà còn gắn với xã hội Do vậy trong cấu trúc của hệ thống chính trị baogồm các tổ chức chính trị như Đảng, Nhà nước và các tổ chức vừa có tính chính trị vừacó tính xã hội như Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội như những lực lượngchính trị áp bức xã hội như trong các xã hội bóc lột mà là một bộ phận của xã hội, gắn bóvới xã hội Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện ngaytrong bản chất của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam làđại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc;Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân là hình thức tập hợp, tổ chức củachính các tầng lớp nhân dân
Sự gắn bó giữa hệ thống chính trị với nhân dân còn được xác định bởi ý nghĩa: hệthống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân; mỗi tổ chức trong hệ thống chính trịlà phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
Thứ tư, h ệ thống chính trị có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp và dân tộc
Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cuộcđấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Giai cấp vàdân tộc hoà đồng, các giai cấp, tầng lớp xã hội đoàn kết, hợp tác để cùng phát triển.Trong mọi giai đoạn xây dựng và phát triển của hệ thống chính trị (kể cả thời kỳ cònmang tên hệ thống chuyên chính vô sản) vấn đề dân tộc, quốc gia luôn là cơ sở đoàn kếtmọi lực lượng chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt
Trang 16Nam Vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị là đoàn kết giaicấp, tập hợp lực lượng trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội quy định hệ thống chính trị mang bản chấtgiai cấp công nhân, đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc và vấn đềgiai cấp Do vậy trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, sự phân biệt giữa dân tộc và giaicấp đều mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng, tạo nên sức mạnh tổng hợpcủa toàn bộ hệ thống chính trị Nhờ vậy hệ thống chính trị luôn là đại biểu cho dân tộc, làyếu tố đoàn kết dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân và là hệ thống của dân, do dân, vìdân