1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định đặc điểm các dấu hiệu địa mạo, từ đó luận giải các hoạt động kiến tạo chi phối cấu trúc địa chất khu vực trung lưu sông Thu Bồn – Vu Gia

64 493 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 34,68 MB

Nội dung

1.1.3. Địa mạo – kiến tạo và ý nghĩa của nó đối với tai biến địa chất liên quan Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình trên bề mặt thạch quyển. Bước đầu phân tích những dấu hiệu địa mạo trên bề mặt địa hình như phân tích về độ cao, độ dốc, sự thay đổi dòng sông, các lòng sông cổ, các bậc thềm, sự dịch chuyển của các sống núi….. để luận giải các yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất của khu vực. Nghiên cứu các yếu tố cấu trúc kiến tạo khống chế địa hình khu vực nghiên cứu là nền tảng của việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố địa mạokiến tạo với tai biến địa chất ở khu vực Các nghiên cứu địa chất ở nhiều vùng trên thế giới cho thấy các chuyển động kiến tạo hiện đại có tác động quan trọng tới các tai biến địa chất và tác động tiêu cực tới cuộc sống con người (National Research Council, 1986). Các tai biến địa chất hiện đại diễn ra mạnh mẽ trong các vùng động của vỏ Trái Đất và trong hầu hết các trường hợp đều là kết quả của các vận động nội sinh, xảy ra ở các vùng rìa hoặc ranh giới các địa mảng và hiện đang tập trung mạnh mẽ ở vùng dọc bờ biển Thái Bình Dương (Addicott et al., 1992; Blinkhorn, 2004). Hậu quả của các vận động kiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổi hình thái bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai biến địa chất ở nhiều nơi trong đó có động đất, sóng thần, xói lở, trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt. Vận động tân kiến tạo đặc biệt quan trọng với hệ thông sông ngòi, làm cho một đoạn sông ‘chết đi’ hoặc thay đổi lưu lượng nước, cũng như hướng của dòng chảy do xuất hiện đứt đứt gãy dọc theo đó hình thành các hố sụt dạng lòng chảo do sự nâng hạ cục bộ do ảnh hưởng của đứt gãy theo quy luật chung của dòng chảy. Hoạt động nâng hạ kiến tạo cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các con sông, đặc biệt là quá trình xói lở và bồi tụ dẫn đến nhiều hậu quả về tai biến địa chất cho khu vực ven biển. Hiện tượng sụn lún, sạn lở, xói lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng gây thiệt hại to lớn về nhà cửa, hoạt động dân sinh của người dân. Do đó, hiểu biết về bản chất của các vận động kiến tạo hiện đại đang ngày càng có vai trò quan trọng, để dự đoán những tác động và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống con người. Các nghiên cứu này càng có ý nghĩa đối với các cộng đồng dân cư sinh sống dọc theo các vùng có vận động kiến tạo hiện đại mạnh mẽ. 2. Tính cấp thiết của đề tài Tai biến địa chất là một bộ phận của các tai biến thiên nhiên hay còn gọi là thiên tai là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Các tai biến địa chất là những hiện tượng tự nhiên có quan hệ bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hiện tượng địa chất nội sinh và ngoại sinh xảy ra liên tục trong lịch sử địa chất và có tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người. Khu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, trong đó có vùng trung lưu hạ lưu và các khu vực xung quanh là nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng tai biến địa chất như sụt lún, sạn lở đất,xói lở hoặc bồi lấp vùng cửa sông… Những hiện tượng tai biến địa chất này xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây và gây thiệt lớn về kinh tế cũng như làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của nhân dân trong vùng. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đối khí hậu và nước biển dâng, khu vực sẽ càng bị tác động tiêu cực và các tai biến trên càng trở lên trầm trọng. Nhiều nghiên cứu địa chất hiện nay cho thấy vùng nghiên cứu có hoạt động kiến tạo tích cực và chính các hoạt động kiến tạo hiện đại này đã góp phần tạo nên các tai biến địa chất khu vực. Do vậy, xác định được sự tồn tại của các dịch chuyển kiến tạo hiện đại vùng trung lưu và hạ lưu sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo tai biến địa chất khu vực, nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống và thích ứng với các diễn biến môi trường bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng. 3. Mục tiêu của đề tài Xác định đặc điểm các dấu hiệu địa mạo, từ đó luận giải các hoạt động kiến tạo chi phối cấu trúc địa chất khu vực trung lưu sông Thu Bồn – Vu Gia. Làm sáng tỏ hiện trạng sụn lún, sạn lở, xói lở và bồi tụ khu vực trung lưu sông Thu Bồn Vu Gia và các vùng lân cận. Là cơ sở dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Vùng nghiên cứu của đề tài là lưu vực của hai hệ thống sông nằm ở các huyện trực thuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, bao gồm: Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu, sông chảy theo hướng NamBắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825 km. Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ thống sông Thu BồnVu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204 km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180 km2 .

Trang 1

Địa mạo kiến tạo là nghiên cứu về sự tác động lẫn nhau giữa các quá trình kiến tạo

và bề mặt tạo hình cảnh quan trong các vùng biến dạng hoạt động và ở các khoảng thờigian từ hàng ngày đến hàng triệu năm Trong thập kỷ qua, những tiến bộ gần đây trongviệc định lượng cả tỷ lệ và cơ sở vật lý của quá trình kiến tạo và kiến tạo bề mặt đã củng

cố một sự bùng nổ của các nghiên cứu mới trong lĩnh vực địa mạo kiến tạo Địa mạo kiến tạo hiện đại là một lĩnh vực hội nhập đặc biệt, sử dụng các kỹ thuật và dữ liệu cónguồn gốc từ các nghiên cứu về địa mạo, địa chấn, địa chấn học, cấu trúc, địa chất, địatầng, khí tượng học và khoa học Đệ tứ theo Douglas W Burbank , Robert S Anderson,Tectonic geomorphology, tháng 11/2011

Địa mạo kiến tạo địa chất học là nghiên cứu về các dạng địa chất có nguồn gốc từkiến tạo và sự tương tác giữa các quá trình kiến tạo và kiến tạo địa mạo Các nghiên cứu

về địa mạo – kiến tạo sẽ hạn chế cho một vấn đề nghịch đảo: với các thuộc tính hình tháihọc được lựa chọn của địa hình kiến tạo, chúng ta có thể xác định được lịch sử kiến tạohiện đại tương ứng hay tương tự như thế nào đối với lịch sử kiến tạo tương ứng Nghiêncứu của kiến tạo- địa mạo có thể phân biệt được các yếu tố thiên nghiên, thời gian vàphân bố của các đứt gãy, các trận động đất có thể xảy ra hàng chục hoặc hàng ngàn năntrước theo Larry Mayer, Tectonic Geomorphology Of Escarrpments And Mountain Front,Miami University

1.1.2 Các công trình nghiên cứu địa mạo – kiến tạo trên thế giới

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về địa mạo kiến tạo, phân tích mốiquan hệ giữa kiến tạo đến địa mạo, hình thái địa hình trong vài năm trở lại đây trong đoabao gồm các công trình (Hilley và Arrowsmith, 2008) nghiên cứu về đứt gãy San Andreas

Trang 2

ở vùng đồng bằng Carizo, Califonia và đưa ra tác động của hoạt động đới đứt gãy này đếnquá trình xói mòn địa hình ở khu vực nghiên cứu; (Hilley và Coutand, 2011) đã chỉ ra cấutrúc kiến tạo khu vực miền trung dãy Andes khống chế bở hàng loạt hệ thống đứt gãy doquá trình va chạm mảng và đưa ra những kết luận về ảnh hưởng tới tai biến địa chất;(Strecker et al., 2007) chỉ ra hoạt động kiến tạo hiện đại xảy ra phức tạp tại cao nguyênPuna và phân tích mối quan hệ với hiện tượng xói lở ở khu vực;

1.2 Trong nước

1.2.1 Quan điểm về địa mạo và kiến tạo

Dựa trên quan điểm về địa mạo học truyền thống cũng như hiện đại xem địa hìnhcũng như sự vật có phát sinh, phát triển theo logic tiến hóa, chịu sự tác động tương hỗ củacác quá trình nội sinh và các quá trình ngoại sinh Khi quá trình nội sinh đạt giới hạn caohơn hay hoạt động kiến tạo hoạt động mạnh mẽ hơn thì địa hình bị phân dị Dựa vào cácdấu hiệu về địa mạo như độ cao địa hình, độ dốc, sự phân bố mạng lưới sông ngòi, sựthay đổi dòng của sông ngòi… Ngắn gọn đó là các dấu hiệu về địa mạo để nghiên cứu vềcác hoạt động kiến tạo- là nguyên nhân trực tiếp và khách quan tạo nên bề mặt địa hìnhhiện đại

Đặc biệt, nghiên cứu Địa mạo – kiến tạo trong bối cảnh hoạt động kiến tạo, tânkiến tạo đang diễn ra phức tạp là nghiên cứu cần thiết Ở Việt nam, các nhà địa mạo chấpnhận thời gian từ Oligocen đến Đệ tứ là giai đoạn hoạt động của các hoạt động kiến tạohiện đại

1.2.2 Các công trình nghiên cứu kiến tạo- địa mạo khu vực trung lưu lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn

Khu vực đã được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà địa chất trong nước vớinhiều công trình nghiên cứu lớn được xem xét trên nhiều góc độ địa chất khác nhau như

là đặc điểm kiến tạo, đặc điểm địa mạo và đặc điểm trầm tích tích Đệ Tứ Các công trìnhnghiên cứu được tiến hành trong thời gian khoảng 20 năm gần đây cho đến hiện tại liênquan đến các vận động kiến tạo hiện đại Một số công trình(Trần Thanh Hải và nnk,2015) đã nghiên cứu, đánh giá kiến tạo hiện đại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam,

Trang 3

tác động của hoạt động kiến tạo hiện đại với tai biến địa chất đới bờ Công trình nghiêncứu (Trần Văn Tân, 2002; Đào Mạnh Tiến, 2004; Phạm Văn Hùng, 2004; Phan TrọngTrịnh và nnk, 2008) đã chỉ ra khu vực miền Trung có đặc điểm địa chất hết sức phức tạp,trong đó bao gồm các hiện tượng địa chất tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại và nhiều dạngtai biến địa chất Tổ hợp các đề tài về khu vực hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn(Nguyễn Chí Trung, 2012) đưa ra những nghiên cứu về địa tầng trầm tích Holocen vùng

hạ lưu sông Thu Bồn – Vu Gia và mối quan hệ giữa thành tạo địa chất, vận động kiến tạovới quá trình phân bố trầm tích của khu vực; công trình nghiên cứu (Nguyễn Chí Trung,

Đỗ Cảnh Dương , 2010) nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo và quá trình thành tạo địa chấtkhu vực trong Holocen; (Nguyễn Chí Trung, Đỗ Cảnh Dương, Đặng Văn Bát, 2010) đãnghiên cứu về hoạt động kiến tạo khu vực khống chế phân bố trầm tích ở lưu vực sông VuGia – Thu Bồn, phân tích mối quan hệ với tài nguyên khoáng sản trong khu vực, (NguyễnChí Trung, Đỗ Cảnh Dương, 2010) đã nghiên cứu hoạt động đứt gãy, vận động nâng hạkiến tạo và khả năng khống chế nước dưới đất nhờ vận động tân kiến tạo đó

Trừ công trình của Trần Thanh Hải (2015) có đề cấp tới đánh giá kiến tạo hiện đạitác động đến địa chất đới bờ thì hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây đều khôngtính tới tác động của các vận động kiến tạo hiện đại đến địa mạo – hình thái cảnh quan, vàkhống chế các hiện tượng tai biến địa chất lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn đặc biết là khuvực trung lưu

Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất như Bản đồ đại chất khoáng sản 1:200.000của Cục Địa Chất Việt bam do Nguyễn Văn Trang chủ biên (1986), Bản đồ địa chất Đệ tứViệt nam tỉ lệ 1: 500.000 do Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết chủ biên (1996)

1.1.3 Địa mạo – kiến tạo và ý nghĩa của nó đối với tai biến địa chất liên quan

Tai biến địa chất là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biếnđổi địa hình trên bề mặt thạch quyển Bước đầu phân tích những dấu hiệu địa mạo trên bềmặt địa hình như phân tích về độ cao, độ dốc, sự thay đổi dòng sông, các lòng sông cổ,các bậc thềm, sự dịch chuyển của các sống núi… để luận giải các yếu tố kiến tạo ảnhhưởng đến cấu trúc địa chất của khu vực

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố cấu trúc kiến tạo khống chế địa hình khu vực nghiên cứu lànền tảng của việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố địa mạo-kiến tạo với tai biến địachất ở khu vực

Các nghiên cứu địa chất ở nhiều vùng trên thế giới cho thấy các chuyển động kiếntạo hiện đại có tác động quan trọng tới các tai biến địa chất và tác động tiêu cực tới cuộcsống con người (National Research Council, 1986) Các tai biến địa chất hiện đại diễn ramạnh mẽ trong các vùng động của vỏ Trái Đất và trong hầu hết các trường hợp đều là kếtquả của các vận động nội sinh, xảy ra ở các vùng rìa hoặc ranh giới các địa mảng và hiệnđang tập trung mạnh mẽ ở vùng dọc bờ biển Thái Bình Dương (Addicott et al., 1992;Blinkhorn, 2004)

Hậu quả của các vận động kiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổihình thái bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai biến địa chất ở nhiều nơitrong đó có động đất, sóng thần, xói lở, trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt

Vận động tân kiến tạo đặc biệt quan trọng với hệ thông sông ngòi, làm cho mộtđoạn sông ‘chết đi’ hoặc thay đổi lưu lượng nước, cũng như hướng của dòng chảy do xuấthiện đứt đứt gãy dọc theo đó hình thành các hố sụt dạng lòng chảo do sự nâng hạ cục bộ

do ảnh hưởng của đứt gãy theo quy luật chung của dòng chảy Hoạt động nâng hạ kiến tạocũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các con sông, đặc biệt là quátrình xói lở và bồi tụ dẫn đến nhiều hậu quả về tai biến địa chất cho khu vực ven biển.Hiện tượng sụn lún, sạn lở, xói lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng gây thiệt hại to lớn

về nhà cửa, hoạt động dân sinh của người dân Do đó, hiểu biết về bản chất của các vậnđộng kiến tạo hiện đại đang ngày càng có vai trò quan trọng, để dự đoán những tác động

và ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống con người Các nghiên cứu này càng có ý nghĩađối với các cộng đồng dân cư sinh sống dọc theo các vùng có vận động kiến tạo hiện đạimạnh mẽ

2 Tính cấp thiết của đề tài

Tai biến địa chất là một bộ phận của các tai biến thiên nhiên hay còn gọi là thiên tai là hiện tượng phổ biến trên thế giới Các tai biến địa chất là những hiện tượng tự nhiên

Trang 5

có quan hệ bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hiện tượng địa chất nội sinh và ngoại sinh xảy ra liên tục trong lịch sử địa chất và có tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người.

Khu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, trong đó có vùng trung lưu- hạ lưu và các khuvực xung quanh là nơi thường xuyên xảy ra các hiện tượng tai biến địa chất như sụt lún,sạn lở đất,xói lở hoặc bồi lấp vùng cửa sông… Những hiện tượng tai biến địa chất nàyxảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây và gây thiệt lớn về kinh tế cũng như làm ảnhhưởng rất lớn tới cuộc sống của nhân dân trong vùng Đặc biệt, trong bối cảnh biến đốikhí hậu và nước biển dâng, khu vực sẽ càng bị tác động tiêu cực và các tai biến trên càngtrở lên trầm trọng Nhiều nghiên cứu địa chất hiện nay cho thấy vùng nghiên cứu có hoạtđộng kiến tạo tích cực và chính các hoạt động kiến tạo hiện đại này đã góp phần tạo nêncác tai biến địa chất khu vực Do vậy, xác định được sự tồn tại của các dịch chuyển kiếntạo hiện đại vùng trung lưu và hạ lưu sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo tai biếnđịa chất khu vực, nhằm đưa ra các giải pháp phòng chống và thích ứng với các diễn biếnmôi trường bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng

3 Mục tiêu của đề tài

Xác định đặc điểm các dấu hiệu địa mạo, từ đó luận giải các hoạt động kiến tạo chiphối cấu trúc địa chất khu vực trung lưu sông Thu Bồn – Vu Gia Làm sáng tỏ hiện trạngsụn lún, sạn lở, xói lở và bồi tụ khu vực trung lưu sông Thu Bồn- Vu Gia và các vùng lâncận Là cơ sở dự báo, phòng tránh các tai biến địa chất liên quan

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu của đề tài là lưu vực của hai hệ thống sông nằm ở các huyện trựcthuộc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, bao gồm:

Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên Phần thượng nguồn của sôngcòn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Phần thượng lưu, sông chảy theohướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước,Nông Sơn, Quế Sơn Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy

Trang 6

Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài

198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825 km

Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệthống sông Thu Bồn-Vu Gia Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông ThuBồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàntỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp

II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái Chiều dài dòng chính tính từ thượngnguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204 km Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn

Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180 km2

Hình 1.1 Vị trí nghiên cứu ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng (nguồn Internet)

Phần trong khung là khu vực nghiên cúu của đề tàiViệc khảo sát thực địa tiến hành dọc theo đới bờ, trong đó bao gồm vùngtrung lưu, hạ lưu và đồng bằng ven biển của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia trong khu

Trang 7

vực Bao gồm khu vực các xã Quế Hiệp, Quế Bình, Quế Phong, Quế Ninh, Quế Trung,Chiêm Sơn là những khu vực có biểu hiện của các yếu tố địa mạo bất thường như, sự thayđổi của dòng sốn, các đỉnh núi bị dịch chuyển, có sự phân bố của các hồ móng ngựa, cáclòng sông cổ, Hiện tượng xâm thực bờ mạnh và các khu vực phát triển các bậc thềmsông, các đoạn sông bị đổi dòng, xói lở hoặc bồi tụ.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp khảo sát địa chất

Để thực hiện được mục tiêu nhận dạng được các biểu hiện của kiến tạo hiện đại vàvai trò của chúng, các phương pháp khảo sát địa chất – môi trường là phương pháp chủđạo.Tiến hành khảo sát chi tiết trên một số mặt cắt dọc sông và các khu vực lân cận trongkhu vực nghiên cứu nhằm thu thập bổ sung các thông tin về địa chất, kiến tạo, địa mạokiến tạo hiện đại, các tai biến địa chất trong vùng nghiên cứu và thu thập các mẫu phântích tuổi tuyệt đối Việc khảo sát thực địa được tiến hành với sự trợ giúp của dụng cụ GPS

cầm tay để định vị các điểm khảo sát

Ảnh 1.1 Một số hình ảnh thực địa trong quá trình nghiên cứu: A- Khảo sát mặt trượt đứt

gãy phương ĐB-TN tại điểm lộ QN17-02; B- Khảo sát đứt gãy thuận tại vết lộ thuộc địaphận xã; C- Kiểm tra thực địa mặt đứt gãy trượt chéo tại vết lộ QN17-04; D- Khảo sát địa

Trang 8

chất và tai biến địa chất tại điểm lộ QN18-02 trên đoạn đường cao tốc Quảng Nam- Đà

Nẵng

5.2 Phương pháp viễn thám

Trong phương pháp này, sử dụng hàng loạt các kỹ thuật khác nhau để nhận dạngcác yếu tố địa chất Phân tích ảnh viễn thám được áp dụng trên các ảnh được chụp ở cáckhoảng thời gian khác nhau nhằm xác định sự biến dạng địa hình theo thời gian do cáchiện tượng xói lở, bồi tụ, thay đổi đường bờ, xác định các dấu hiệu đứt gãy, kiến trúcnâng hạ, biến hình lòng sông, các bậc thềm và giải đoán cấu trúc địa chất Việc phân tíchảnh viễn thám theo thời gian sẽ được tính cho các thời điểm 1975, 1994, 2014

5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích ảnh viễn thám

Phương pháp tổng hợp và phân tích ảnh viễn thám bằng mắt thưởng và xử lý thôngtin Việc tổng hợp được tiến hành trên theo một tập dữ liệu đa thời gian nhằm xác định sựbiến dạng địa hình theo thời gian do các hiện tượng xói lở, bồi tụ, thay đổi đường bờ, xácđịnh các dấu hiệu đứt gãy, kiến trúc nâng hja, biến hình lòng sông, các bậc thềm và giảiđoán cấu trúc địa chất

Trên cơ sở tổng hợp số liệu, đè tài lựa chọn và xác định tổ hoepj các ảnh viễn thám

đa thời gian các thời điểm 1975, 1989, 2014 nhằm nhận dạng được các quy luật biến đổiđịa hình – địa mạo và quan hệ của chúng với các yếu tố cấu trúc trong khu vực nghiêncứu, từ đó làm cơ sở cho các kiểm chứng và khảo sát thực địa bổ sung

5.4 Phương pháp địa mạo kiến tạo

Nhóm phương pháp phân tích địa mạo bao gồm: phân tích trắc lượng hình thái( phân cắt ngang, sâu…), phân tích các dị thường địa mạo, đặc điểm phân bố các dạng địahình đặc trưng, mạng lưới sông suối, phản ánh mối quan hệ của chúng tơi hoạt động kiếntọa hiện đại

- Phương pháp trắc lượng hình thái: nội dung của phương pháp này là phân tích độcao, độ dốc địa hình,hình thái chung của địa hình Vùng nghiên cứu có độ caokhông lớn, cao nhất khoảng 500m, vì vậy nhóm nghiên cứu phân chia độ cao từ

Trang 9

500- 300m: đồi núi; từ 300m trở xuống là vùng đồi Mặt khác, vì độ dốc địa hình ởkhu vực không lớn, vì vậy thang độ dốc được sử dụng là: >20˚: địa hình có độ dốclớn từ 20˚- 8˚: địa hình có độ dốc trung bình; <8˚: địa hình có độ dốc thoải Theohình thái chung của địa hình cho phép xác định cường độ chuyển động kiến tạo vàvai trò của quá trình ngoại sinh;

- Phân tích mạng lưới thủy văn, đường bờ: hình dạng mạng lưới thủy văn là dấuhiệu nhạy cảm nhất phản ánh cấu trúc lãnh thôr và biểu hiện của chuyển động kiếntạo Những hình thái của dòng chảy thường phản ánh các cấu trúc dưới sâu, cụ thểnhư sau: Dạng cành cây: thể hiện dòng chảy chính trùng với đứt gãy hoặc dải trũng(Duy Xuyên, Điện Bàn); dạng song song: dòng chảy trùng với đứt gãy song song( Thăng Bình, Vĩnh Điện); dạng ô mạng; phát triển ở vùng phát triển kiến tạo đứtgãy; dạng ô mạng: phát triển ở vùng kiến tạo đứt gãy; dạng tỏa tia: biểu hiện củavùng nâng yếu (Bà Nà); dạng ly tâm: thể hiện vùng hạ lún(Hội An, Non Nước);dạng vòng cung: thể hiện cấu trúc nâng; dạng lông chim: biểu thị vùng võng lúntrên sườn giữa núi;

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứubãi bồi, thềm sông, các đường bờ cổ phục vụ cho nghiên cứu kiến tạo và kiến tạo hiện đại.Trên cơ sở đó xác định thời gian hoạt động của các đứt gãy trong phạm vi ảnh hưởng củanhững hoạt động này khẳng định tính chất tân kiến tạo và phạm vi ảnh hưởng của chúnglên bề mặt hiện tại Sử dụng các dấu hiệu địa mạo phát hiện trên các dữ liệu DEM, ảnhviễn thám cùng với quá trình kiểm tra sau khi khảo sát thực địa để đưa ra những kết luận

về yếu tố kiến tạo, vận động kiến tạo và kiến tạo hiện đại đang hoạt động trong khu vực

5.5 Phương pháp mô hình hóa

Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp, xử lý để tìm ra các quy luật phân bốhoặc xu thế phát triển Trên cơ sở các kết quả này, việc đối sánh với các mô hình chuẩnhoặc xây dựng các mô hình sẽ được thực hiện để mô phỏng các kết quả nghiên cứu.Trong nghiên cứu này, 2 dạng mô hình sau sẽ được sử dụng:

Trang 10

 Mô hình hình thái: là việc giải đoán sự phân bố và định hướng không gian của cácthể địa chất trên bề mặt hoặc bên trong Trái đất Các mô hình kiểu này là các bản

đồ, sơ đồ địa chất, địa mạo, kiến tạo … và các loại mặt cắt địa chất tương ứng Các

mô hình kiểu này biểu diễn các số liệu quan sát sau khi đã được thu thập và xử lýphục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài;

 Mô hình cơ học: được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hành vi hoặc sự thànhtạo các thể địa chất trong khu vực với các luật cơ bản của cơ học, vật lý, hóa học…

Mô hình kiểu này được xây dựng để giải thích sự hình thành các yếu tố địa kiến tạo hoặc các biến dạng như sự sụt lún của địa hình, quá trình biển thoái, biểntiến thông qua các quan trắc về sự định hướng và bản chất của các cấu tạo địa chất;

Trang 11

mạo-CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu

Sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn thuộc khu vực duyên hải Miền Trung

và là một trong số 9 hệ thống sông lớn nhất trong bản đồ sông ngòi nước ta Hệ thốngsông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Kon Tum, chảy qua tỉnh Quảng Nam

và thành phố Đà Nẵng, sau đó đổ ra biển Đông theo lối Cửa Đại và cửa sông Hàn Toàn

bộ lưu vực sông nằm trọn trong phần sườn Đông của dãy Trường Sơn, nơi có tiềm năng

về đất đai, nguồn nước, thủy điện và rừng

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nằm trong khu vực miền Trung của đất nước, nơi

có Đà Nẵng - một thành phố lớn, năng động, là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của

cả vùng, là đầu mối giao thông của khu vực bao gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng, đường sắtThống Nhất đi qua và mạng lưới đường bộ nối với phần lãnh thổ phía Bắc, phía Nam vàcác tỉnh vùng Tây Nguyên Đà Nẵng còn là đầu mối giao thông đối ngoại nối nước ta vớinước bạn Lào, có cảng biển quốc tế phát triển xuất nhập khẩu, cửa ngõ nối khu vực MiềnTrung với thế giới qua đường hàng hải Khu vực Trung Bộ có rất nhiều cảnh đẹp như bánđảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, các di sản thế giới như thánh đường Mỹ Sơn

và phố cổ Hội An Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là vùng kinh tế chủ đạo củakhu vực Trung bộ, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tập trung nhiều nguồn nhânlực đầu tư quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội Các khu công nghiệp LiênChiểu - Hòa Khánh, Điện Ngọc - Điện Nam đang trên đà phát triển, điểm đến hấp dẫn cácnhà đầu tư trong nước và ngoài nước, có tác động tích cực trong việc tạo cơ hội phát triểnkinh tế nội vùng

Về địa hình, trong lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn có sự phân chia khá rõ ràng Địahình trong lưu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông và chia thành 4 loại như núi, đồi, đồngbằng và đất cát duyên hải Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ vùng núi caophía đông dãy Trường Sơn Những dòng sông trong khu vực này thường có dòng chảyngắn và dốc Những đoạn sông chảy trong vùng địa hình đồi núi có dòng chảy nhỏ hẹp,

Trang 12

bờ sông dốc đứng, nhiều thác nước, hình thái dòng sông ngoằn nghèo, uốn khúc Từ đoạngiữa về xuôi, dòng sông rộng ra nhưng có hiện tượng ngày càng cạn dòng, đổi dòng vàbắt gặp một đoạn sông chết Càng về xuôi, bờ sông có nhiều thay đổi, nhất là đoạn sôngchảy qua những cánh đồng và làng mạc.

1.1.2 Điều kiện khí hậu

Trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, nhiệt độ trung bình hàng năm tại vùng địahình miền núi đạt từ 24-25,50C, vùng đồng bằng duyên hải từ 25,5-260C Tốc độ gió trungbình hàng năm tại vùng núi từ 0,7-1,3m/s và 1,3-1,6m/s ở vùng đồng bằng ven biển Tốc

độ gió lớn nhất đạt tới 34m/s vào mùa khô và 25m/s vào mùa mưa đo được tại trạm quantrắc Trà My

Những cơn bão xuất hiện trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thường được hìnhthành từ biển Đông, di chuyển vào khu vực này chậm và tốc độ gió thấp do bị nhữngngọn núi cao của dãy Trường Sơn chặn lại Gió to, bão lớn tập trung vào những vùng địahình thấp và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt tại những vùng hạ lưu.Tại khu vực thượng nguồn, lũ lụt xuất hiện và rút rất nhanh, vào mùa mưa thường xuấthiện lũ quét Tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, mùa mưa thường diễn ra vàocuối tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng Giêng đến tháng 8 hàng năm Đặc biệt, có 2tháng trong mùa khô thường xuất hiện những trận mưa lớn, đó là tháng 5 và tháng 6 hàngnăm Mưa những tháng này có khi gây ra lụt lội tại vùng phía tây lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn, thường chỉ xuất hiện trên sông Bung vào tháng 5 và tháng 6 Vào mùamưa, lượng mưa trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trung bình hàng năm chiếm tới65-85% tổng lượng mưa cả năm trong khi mùa khô lượng mưa chỉ đạt từ 20-35% Mùamưa chính tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 và 11 hàng năm Trong 2 tháng này lượngmưa đạt tới 40-50% tổng lượng mưa cả năm trong lưu vực, cho nên lũ lụt cũng thườngxảy ra trong thời gian này Mùa khô hạn hán nặng nhất tập trung vào cuối tháng hai đếntháng tư hàng năm Lượng mưa thời gian này chỉ đạt từ 3-5% tổng lượng mưa hàng năm.Trong khu vực nghiên cứu, lượng mưa trung bình hàng năm đo được từ 2000-4000mm,phân bố như sau: Tại vùng núi cao như Trà My, Tiên Phước lượng mưa hàng năm đạt từ3000-4000mm; vùng có độ cao trung bình như Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn lượng

Trang 13

mưa phổ biến hàng năm từ 2500-3000mm; vùng đồi núi thấp và đồng bằng duyên hảilượng mưa trung bình đạt từ 2000-2500mm.

Trong lực vực sông Vu Gia - Thu Bồn, vì có lượng mưa trung bình hàng năm caonên lưu tốc dòng chảy các dòng sông khá lớn toàn bộ dòng chảy trên hệ thống sông ThuBồn hàng năm đạt tới 24km3 tương đương 24 tỷm3, tương ứng với lưu lượng hàng năm

Qo = 760 m3/s và M0 = 73,4 lít/s.km2 Đặc biệt, trong mùa mưa lũ từ tháng 10 đến tháng

12, lưu tốc dòng chảy đạt 64,8% lưu tốc dòng chảy hàng năm Lưu tốc dòng chảy thánglớn nhất (tháng 11) chiếm tới 27,3% lưu tốc dòng chảy hàng năm Đặc biệt, trong thời kỳđỉnh lũ, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, lưu tốc dòng chảy đạt trị số cực đại Mmax là3.300 - 3.800 l/s.km2; ở các sông nhánh số liệu đo được nhỏ hơn, khoảng500-1000l/s.km2

Trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, mùa khô xuất hiện từ tháng giêng đếntháng 8 hàng năm, lượng mưa đạt được từ 20-25% tổng lượng mưa hàng năm Đặc biệtvào mùa này, trên khu vực thượng nguồn dòng sông, lượng mưa chỉ đạt từ 25-30 l/s/km2,tháng thấp nhất chỉ đạt từ 10-15 l/s/km2

1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.1 Về kinh tế

Tài nguyên đất trong lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn gồm có đất nông nghiệp87.660 ha, trong đó 42.083 ha đất trồng lúa và 26.000 ha đất trồng màu Đất rừng có568.693 ha, bao gồm 115.699 ha rừng đặc dụng, 253.052 ha rừng phòng hộ và 199.942 harừng trồng Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 962 ha

Vùng hạ lưu sông Vu Gia là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế tới 10%/năm, cơcấu kinh tế đang dần đổi thay theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy năng lớn cho cảvùng, đó cũng trở thành lý do tạo nên sự xung đột trong việc khai thác nguồn nước pháttriển thủy điện, công nghiệp và nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp Bộ Công nghiệp

và Thương mại cũng như Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã và đang có kế hoạch pháttriển 62 dự án thủy điện với tổng công suất 1.639 MW

Trang 14

Bên cạnh đó lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia là khu vực có tiềm năng chứa khoángsản, và tài nguyên sinh vật lớn, tài nguyên khoáng sản ở phần thượng lưu là nơi được cho

là có nhiều vàng sa khoáng Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiềucồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển Với tầm quan trọng về đa dạng sinhhọc và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An, Khubảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc giaUNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận

là khu dự trữ sinh quyển thế giới Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong vàngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho cácloại sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở vàphát triển

1.2.2 Về văn hóa – xã hội

Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa,như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội

An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km) Đó là sự đa dạng của những tầng văn hóa

từ Sa Huỳnh, Champa đến Đại Việt Khu phố cổ Hội An và Khu Đền Tháp Mỹ Sơn đã là

sự đại diện cho hai nền văn hóa, hai giai đoạn phát triển trong lịch sử cổ trung cận đại.Nhưng còn đó biết bao dấu vết về tầng tầng lớp lớp văn hóa ken dày trên sông, di tíchkinh thành Trà Kiệu, bia Chiêm Sơn, lăng Bà Thu Bồn, di chỉ khảo cổ học Gò Dừa, biaThạch Bích, khu khai quật khảo cổ Phú Gia (Quế Lâm), hay di tích văn hóa Sa Huỳnhnằm rải rác hai bờ sông… Đi dọc triều sông còn đó những di tích lịch sử thời đại Hồ ChíMinh như mộ Chu Cẩm Phong, chiến thắng Thu Bồn, Mỹ Lược, tượng đài chiến thắngThượng Đức, Vân Ly, trận địa Gò Nổi, chiến thắng Nông Sơn… cùng nhiều danh lamthắng cảnh nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, làng trái cây Đại Bường, Khu bảo tồn thiênnhiên sông Tranh, đường Hồ Chí Minh… Có thể nói sông Thu Bồn là mạch máu của đất

và người Quảng Nam, lớn lên cùng nhân dân đất Quảng anh hùng

Và nếu vùng đồng bằng có những câu chuyện kể về lịch sử gắn với dòng sông, thìmiền ngược có cả một kho tàng kinh nghiệm, kiến thức ứng xử với sông nước, các cư dân

Trang 15

Chăm, Việt, Cơtu sống trên vùng đất này đã có sự tiếp nối và kế thừa lẫn nhau, tiếp biếncác giá trị văn hóa theo suốt chiều dài lịch sử từ xa xưa đến bây giờ Trong đó có kinhnghiệm đi lại, phương tiện lưu thông, tục thờ cúng… Xuôi theo dòng sông, những consuối, khe núi cùng những bãi biền nương dâu, làng mạc ven sông càng mang lại cho dòngsông quá nhiều tiềm năng du lịch cần khai phóng Dòng sông là hiện thân của mạchnguồn văn hóa, kết nối gần lại giữa miền ngược và miền xuôi, quá khứ và hiện tại Biếtbao giá trị văn hóa vật chất và tinh thần liên quan đến dòng sông cần tiếp tục được lưu giữtrong nếp sống, sinh hoạt của cộng đồng Quảng Nam từ miền xuôi đến miền ngược.

Trang 16

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT 2.1 Đặc điểm thành phần vật chất

Ở tỉnh Quảng Nam có mặt các thành tạo địa chất từ Paleoproterozoi đến Đệ tứ,bao gồm các đá biến chất cao, các trầm tích lục nguyên - carbonat bị biến chất yếu, cáctrầm tích lục nguyên, lục nguyên màu đỏ, lục nguyên chứa than, các đá trầm tích - phuntrào, trầm tích bở rời như các hệ tầng Sông Re, Tắc Pỏ, A Vương, Thọ Lâm, … trầm tích

Đệ tứ không phân chia

Trong khu vực nghiên cứu của đề tài, trong quá trình đi khảo sát thực địa hầu hết đều gặpcác đơn vị địa chất kể trên

2.1.1 Đặc điểm về địa tầng

Hệ tầng An Điềm (T3n-rađ): Hệ tầng An Điềm [loạt Nông Sơn-theo Cát Nguyên

Hùng và nnk., 1995] lộ ra ở An Điềm (Đại Lộc) Thành phần chủ yếu của hệ tầng là các trầm tích lục nguyên màu nâu gụ, cuội kết hỗn tạp, cát kết - cát bột kết màu nâu

gụ, sạn kết.Bề dày của hệ tầng khoảng 1000 m

Hệ tầng Sườn Giữa (T3n-rsg)Hệ tầng Sườn Giữa [loạt Nông Sơn- theo Cát

Nguyên Hùng và nnk., 1995] lộ ra một phần nhỏ ở quanh khu vực mỏ than Nông Sơn, Ngọc Kinh và bao quanh vùng núi Sườn Giữa (Quảng Nam) Thành phần thạch học gồm

2 tập; Tập: 1 Trầm tích lục địa màu đỏ hạt thô, gồm cuội kết đa khoáng, cát kết, dăm kết

và sạn kết xen ít bột kết màu nâu đỏ; Tập 2: Các lớp than chứa than gồm cát kết xám sang, phân lớp mỏng đến trung bình, xen bột kết và đá phiến sét xám sẫm, ít thấy cát kết thạch anh hạt thô…

Hệ tầng Bàn Cờ (J1bc): Các thành tạo của hệ tầng Bàn Cờ phân bố ở Khe

Tân (Đại Lộc).Ngoài ra ở trũng Nông Sơn, hệ tầng lộ ra dạng vòng cung từ HàNha qua Bàn Cờ - Trà Kiệu (Duy Xuyên).Thành phần thạch học gồm: cuội kếtthạch anh màu trắng, khoáng; sạn kết thạch anh màu trắng, hồng.Bề dày của hệtầng khoảng trên 1000 m

Trang 17

Hệ tầng Hữu Chánh (J2hc): Hệ tầng Hữu Chánh [loạt Thọ Lâm-theo Bourret R.,

1925] phân bố ở vùng Nông Sơn, sông Bung Thành phần thạch học chủ yếu là các trầmtích lục địa màu đỏ gồm: cát kết màu nâu gụ, cát - cát bột kết, sét kết màu đỏ thường cóphân lớp xiên Bề dày của hệ tầng khoảng 470 m

Hệ tầng Khe Rèn (J1kr): Hệ tầng Khe Rèn [loạt Thọ Lâm-theo Bourret R., 1925]

lộ ra ở khu vực bao quanh nếp võng Nông Sơn và vùng núi Sườn Giữa ở phía tây QuảngNam Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm tích lục nguyên hạt mịn, gồm bột kếtxám đến xám sẫm do chứa nhiều mùn hữu cơ, phân lớp mỏng, chứa tinh thể pyrit

Hệ tầng A Vương (€2-Oav):Hệ tầng A Vương [Trần Đức Lương, Nguyễn

Xuân Bao và nnk., 1980] gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên-cacbonat và đá

phiến giàu vật chất than,bị biến chất ở tướng đá phiến lục, phân bố ở Thừa ThiênHuế và Quảng Nam, Đà Nẵng Bao gồm 3 tập:Tập 1: Đá phiến Sericit- thạch anh,

quarzit, thấu kính đá hoa; Tập 2: Cát kết dạng quazit, ít đá phiến thạch

anh-sericit;Tập 3: Đá phiến sericit- thạch anh xen ít lớp mỏng quazit

Hệ tầng Nam Phước (amQIV 2-3np): Hệ tầng Nam Phước được Phạm Huy Long

đặt tên trong quá trình điều tra địa chất đô thị vùng Đà Nẵng – Hội An, trên cơ sở các mặtcắt theo tuyến khoan Chiêm Sơn -Nam Phước - Triều Châu Trong vùng nghiên cứu, trầmtích hệ tầng Nam Phước tạo bề mặt đồng bằng cao 4m, có chiều rộng 0,5-5 km2 với tổngdiện tích khoảng 20km2 Trầm tích của hệ tầng Nam Phước có sự đan xen giữa bột sét vàcát – bột màu xám đen giàu thực vật, đặc trưng cho trầm tích vùng cửa sông - biển - đầmlầy hoặc sông - biển Trong thành phần trầm tích giàu di tích sinh vật Bào tử phấn hoa baogồm: Polypodium, osmunda sp,… Ngoài ra, còn gặp di tích Tảo nước lợ - ngọt, gồm cácdạng: Cocconeis placentula, Nitzchia granulate,…tuổi Holocen giữa muộn

Trang 18

Hình 2.1 Bản đồ địa chất khu vực trung lưu – hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (nguồn Bản

đồ Đà nẵng – Hội an 1:50000)

Trang 19

Hệ tầng Cẩm Hà (ambQIV 2-3 ch): Theo các tài liệu hiện có, các thành tạo trầm

tích sông- biển- đẩm lầy thuộc hệ tần Cẩm Hà Hệ tầng Cẩm Hà phân bố rộng rãi trongvùng nghiên cứu từ đôngVĩnh Điện đến Cẩm Hà, lấp đầy các đầm phá, tạo thành bề mặtphẳng, hơi trũng, với độ cao tuyệt đối từ 1,5 - 2m, kéo dài khoảng 3km, có dạng lượnvòng theo dải cát Điện Ngọc - Hội An Thành phần trầm tích có thể chia làm 3 phần: Phầndưới: cát hạt vừa đến thô, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng với chiều dày 2-3m; Phần giữa: cát hạt nhỏ đến vừa, lẫn ít bột sét chứa cát màu xám đen, xám vàng dày từ2-3m; Phần trên : Á cát màu xám

Cùng với các thành tạo trầm tích có tuổi trẻ Đệ Tứ Chủ yếu là các trầm tích sông,trầm tích biển, một phần nhỏ trầm tích gió, đầm lầy

2.1.1 Hệ Đệ Tứ-thống Holocen

Thống Holocen phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích Pleitocen.Các thành tạonày phân bố ở vùng đồng bằng hạ lưu hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia.Trầm tíchHolocen phân bố rộng rãi chiếm tới trên 90% diện tích đồng bằng vùng hạ lưu hệthống sông Thu Bồn-Vu Gia.Thành phần chủ yếu là cát kết,bột kết,sét kết hạt từ thôđến mịn, bề dầy phổ biến từ 1m đến 3m.Chúng đa dạng về nguồn gốc thành tạo nhưtrầm tích hỗn hợp sông-hồ, trầm tích hỗn hợp sông-đầm lầy, trầm tích hỗn hợp sông-biển…

Trầm tích Holocen Trung nguồn gốc biển ( mQ IV 2 ): Tham khảo kết quả nghiên

cứu hiện có cho thấy các trầm tích Holocen Trung nguồn gốc biển (mQIV2) tạo nên bề mặtthềm cao từ 8m đến 15m Tại đây mặt cắt địa tầng tương đối đồng nhất, chủ yếu là cát từhạt nhỏ đến hạt thô màu xám trắng ở dưới, đến màu trắng tinh khiết ở phía trên Giữa tầngcát trắng tinh khiết nhiều nơi có lớp cát được nhuộm vàng đỏ đến nâu đen được gắn kếtkhá chắc chắn bằng hydroxit sắt Các trầm tích này có độ chọn lọc khá tốt đặc trưng chotrầm tích thành tạo trong môi trường biển

Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc hỗn hợp sông-biển-đầm lầy (ambQ IV 2-3 : Theo các tài liệu hiện có, các thành tạo sông-biển-đầm lầy phân bố ở các đầm

Trang 20

phá hiện đại tạo các dải rộng 50m-200m kéo dài 10km dọc sông Đề Võng Các trầm tíchnày thường phân bố ở vùng trũng có nơi bị ngập úng Nơi quan sát được, thành phần củaphân vị này chủ yếu gồm cát lẫn ít bột sét giàu mùn thực vật thân cây hóa than yếu và ditích động thực vật nước lợ Các thành tạo này được xếp vào Holocen Thượng, dựa trênkết quả phân tích tuổi C14 là 3000 + 50 năm.

Trầm tích Holocen Trung - Thượng nguồn gốc biển - gió (mvQ IV 2-3 ): Trầm tích

biển với sự tham gia của gió tạo nên địa hình gò đụn cát cao 5 - 10m, rộng 200-1000mthành các dải kéo dài dọc bờ biển từ Nam Ngũ Hành Sơn đến Cửa Đại Trầm tích tương

đối đồng nhất gồm: Phần dưới là các lớp cát hạt trung đến nhỏ cấu tạo phân lớp ngang hơi nghiêng về phía biển dày từ 3-6m; Phần dưới là cát hạt nhỏ đến trung bình xen ít bột sét

màu xám vàng cấu tạo phân lớp chéo, dày từ 2-4m;Tại phía Nam Cửa Đại các trầm tíchnày có cấu tạo phân lớp ngang mặt lớp hơi nghiêng về phía biển phân bố ổn định ở độ cao

2 - 3m

Trầm tích Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển (mQ IV 3 ): Trầm tích

Holocen Thượng phần dưới nguồn gốc biển cấu tạo nên thềm biển cao từ 1,5m đến 2m,phân bố thành các dải kéo dài theo bờ biển hiên đại chúng có độ rộng từ 50-300m cáctrầm tích này tạo bề mặt nghiêng về phía biển thường ngăn cách với bờ biển hiện đại bởicác đụn cát cao từ 3-4m Thành phần trầm tích tương đối đồng nhất chủ yếu gồm cát hạtvừa đến nhỏ mài tròn chọn lọc tốt màu xám vàng, thành phần chủ yếu của cát là thạchanh

Trầm tích Holocen Thượng phần trên nguồn gốc sông (aQ IV 3 ): Trầm tích sông

Holocen Thượng, phần dưới cấu tạo nên các bãi bồi thấp có độ cao 2- 4m, phân bố dọctheo sông các bãi bồi này rộng từ 80-800m kéo dài 500-1000m thường gặp hơn cả vào các

phần lồi của khúc sông uốn cong Thành phần mặt cắt biến đổi theo độ hạt (đặc biệt là ở

phần dưới) theo chiều mịn dần về 2 hướng của dòng chảy hiện đại cũng như xuôi về hạ

lưu Mặt cắt từ dưới lên gồm 3 tập: Tập 1: cát thạch anh hạt thô màu xám xanh, xám đen dày 3m; Tập 2: cát hạt nhỏ màu xám vàng dày 4m; Tập 3: cát pha sét, bột –sét pha cát

màu vàng sẫm dày 1-3m

Trang 21

Trầm tích Holocen Thượng phần trín nguồn gốc biển (mQ IV 3 ): Câc trầm tích

biển Holocen Thượng phần trín phđn bố thănh dải rộng 50-100 đến 600m, kĩo dăi từ 5-10đến 45-50 km dọc bờ biển hiện tại.Thănh phần trầm tích lă cât thạch anh, cât ít khoânghạt thô đến vừa mău xâm văng, văng, chứa vỏ thđn mềm Chiều dăy của hệ tầng năy thayđổi từ 5-7m Thănh phần mặt cắt hệ tầng khâ đồng nhất, gồm chủ yếu lă cât hạt vừa đếnmịn mău xâm văng, độ măi tròn, chọn lọc tốt

2.1.2 Đặc điểm magma

Phức hệ Đại Lộc ( ẬS¦-D£đl): Phức hệ Đại Lộc [ Huỳnh Trung vă nnk ] phđn

bố rộng rêi vă phổ biến nhất gồm những khối lộ ra ở vùng Quế Phong,, Quỳ Chấu, QuỳHợp giâp biín giới Việt Lăo Câc đâ phổ biến nhất của phức hệ năy lă đâ granit dạnggneiss, granodiorit dạng gneiss, granittogneis biotit mău xâm trắng, xâm phớt xanh, hạtvừa đến lớn Kiến trúc dạng porphy với câc ban tinh chủ yếu lă felspat Phức hệ Đại Lộcxuyín cắt vă gđy sừng hóa mạnh câc đâ biến chất hệ tầng A Vương vă bị trầm tích mău

đỏ hệ tầng Tđn Lđm phủ lín

Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn (g P2-3bq): Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn được

Huỳnh Trung, Nguyễn Xuđn Bao vă nnk xâc lập năm 1981 lộ ra ở khối Kom Tum văven rìa của nó Tại vùng nghiín cứu câc đâ xđm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn

lộ ra ở Quế Sơn, thănh phần chủ yếu gồm pha 2: granodiorit biotit horblend, granitbiotit – horblend Thănh phần thạch học gồm granodiorit - biotit có hornblend, mău xâmtrắng, cấu tạo định hướng mạnh, kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ vă pha đâ mạch lộ ra dạngmạch, bề rộng từ văi centimĩt đến hăng mĩt, kĩo dăi hăng trăm mĩt Thănh phần thạchhọc gồm granit aplit, granit porphyr vă thạch anh Đâ sâng mău, hạt nhỏ, cấu tạo khối,kiến trúc nửa tự hình hạt nhỏ, đều hạt Tuổi của phức hệ được tạm xếp văo Paleozoimuộn

Phức hệ Hải Vđn(ÛaT¥n): Phức hệ Hải Vđn [ Nguyễn Xuđn Bao, Huỳnh

Trung vă nnk., 1980 ] lộ ra ở khu vực núi Bă Nă – phía tđy nam khu vực nghiín cứu, gồm

câc thănh tạo xđm nhập granit biotit nhỏ-vừa, granit biotit hạt vừa-lớn, granit dạngporphyr, granit 2 mica vă pha đâ mạch aplit sâng mău, hạt nhỏ

Trang 22

Phức hệ Măng Xim (ØÛEmx): Phức hệ Măng Xim gặp đá granit á kiềm, màu

xanh xám phớt hồng, hồng tím sặc sỡ, cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr, ban tinh làfelspat kali

Phức hệ Bà Nà (ÛK¤-Ebn): Bao gồm 3 pha: Pha 1: granit hạt lớn, granit dạngporphyr; Pha 2: Granit biotit, granit 2 mica hạt nhỏ; Pha 3: đá dạng mạch: aplit,pegmatite Gồm các khối nhỏ, phân bố rải rác Thành phần chủ yếu granit biotit, granit 2mica, granosyerit biotit có muscovite Đá có màu xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc nửa

tự hình, hạt từ trung – thô

Phức hệ Hiệp Đức (çPZ£hđ): Phức hệ Hiệp Đức [Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân

Bao và nnk., 1980] lộ ra ở khu vực dọc theo tuyến Tam Kỳ - Hiệp Đức – Khâm Đức quan

sát thành phần đá đặc trưng khối này gồm dunit, peridotit- pyroxenit, thường bị biến đổithành serpentinit, tremolit, đá phiến tals Khoáng sản liên quan: serpentin, tals, cromit

2.2 Các tai biến địa chất ở khu vực nghiên cứu

2.2.1 Hiện trạng xảy ra tai biến địa chất ở khu vực nghiên cứu

Trong phạm vi khu vực khỏa sát của nghiên cứu này tồn tại hàng loạt hiện tượngtai biến địa chất nội sinh và ngoại sinh có mối quan hệ chặt chẽ với các cấu tạo địa chất cómặt của các đá nằm dưới Từ những khảo sát thực địa, chúng tôi có thể thấy rằng các hiệntượng tai biến địa chất trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các biến thể của trượt lở, sạn

lở, xói lở và bồi tụ lòng sông… Theo kết quả nghiên cứu về tai biến được đúc kết trongcác tài liệu thì các nguyên nhân chính gây tai biến địa chất bắt nguồn từ sự cộng hưởngcác yếu tố sau:

- Sự có mặt phổ biến của các yếu tố địa chất nội và ngoại sinh bao gồm sự tồn tạicủa các cấu tạo địa chất, đặc điểm hình thía và dạng nằm của sườn dốc, cácchuyển động kiến tạo và các hiện tượng địa chất trên mặt như phon hóa, bóc mòn;

- Sự tác động tăng cường của các yếu tố ngoại sinh như điều kiện khí hậu, chế độthủy văn;

Trang 23

- Các tác động nhân sinh nhờ sự xây dựng các nhà máy thủy điện, sự xây dựng các

bờ vách hoặc sườn dốc, quá trình tạo các mái taluy đường gây mất cân bằng độ ổnđịnh mái dốc rung động nhân tạo do hoạt động sống của con người;

Những yếu tố trên không những tác động tới sự bền vững của thân đá và khi sự bềnvững này bị phá vỡ thì hiện tượng trượt lở xảy ra mà còn tác động đến quá trình xâm thựclòng sông dẫn tới quá trình xói mòn và bồi tụ lòng osoong oqr nhuqngx vị trí khác nhaudọc khu vực nghiên cứu Cơ chế của hiện tượng trượt lở, sạn lở, xói mòn và bồ tụ liênquan trực tiếp tới hình thái địa hình trên bề mặt khu vực nghiên cứu được khống chế bởicác yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực Vì vậy tai biến địa chất- địa mạo- kiến tạo là 3 yếu

tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

2.2.1.1 Tai biến trượt lở

Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổnđịnh công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống,

có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội.Trong phạm vi tuyến khảo sátthực địa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện một số điểm khảo sát đang xảy ra hiện tượng sạt

lở như sau:

Tại điểm khảo sát QN17-02 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 3 hệ thống đứt gãytồn tại trong khu vực nghiên cứu cùng với hệ thống khe nứt phát triển chằng chịt trên bềmặt đá granit làm xuất hiện các mạch clorit có màu xanh lục (dấu hiệu hoạt động dungdịch nhiệt dịch ở 200- 300˚C) nằm chéo góc với hệ thống đứt gãy Các thành tạo nàyđược tạo thành ở độ sâu 2-3km sau đó được nâng lên bóc mòn- phong hóa Đôi chỗ bắtgặp đới epidot hóa- màu vàng chanh Các khối đá do chịu tác động của hoạt động đứt gãytại khu vực nên có hiện tượng tách ra khỏi khối đá gốc và và rơi đột ngột những tảng,khối đá riêng biệt từ khu vực cận kề mép mái dốc, sườn dốc hoặc từ phần trên rất dốc, đócđứng của sườn núi, có kèm theo hiện tượng lăn, lật nhào và dập vỡ các tảng hoặc khối đáđược cấu tạo bởi đá cứng( Ảnh 2.1A)

Tại điểm khảo sát QN17-01, quan sát vết lộ nhóm nghiên cứu nhận thấy các đágranit biotit- hạt thô không đồng nhất, các khe nứt tập trung thành một đới và phân bố

Trang 24

không đồng đều Bên phải vết lộ quan sát thấy cấu tạo hoa dương cắt qua đá granit làmcác đá bị phong hóa vàng nâu Quan sát thấy rõ nhất là các khối đá gốc lộ ra sau khi cáccác vật liệu bở rời bị sụt lở Phát hiện hai hệ thống đứt gãy hoạt động tại điểm lộ khảo sát.

Hệ thống đứt gãy có phương tây bắc- đông nam (144>70) là hệ thống tái hoạt động, cắtqua vỏ phong hóa đá granit, hệ thống đứt gãy nghịch phương đông bắc- tây nam (048>66)cắt qua hệ thống đứt gãy phương tây bắc- đông nam làm cho hệ thống đứt gãy này tái hoạtđộng( Ảnh 2.1B)

Tại điểm khảo sát QN18-02 trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Namđiểm lộ là vách ta luy đường có hiện tượng biến dạng do xuất hiện tai biến địa chất.Thành phần thạch học chủ yếu là các đá trầm tích gồm các tập cát, bột kết màu vàng xen

kẽ nhau, chiều dày từ vừa đến trung bình, hạt thô dần từ dưới lên trên Quan sát thấy đốivới vật liệu bở rời phần trên của vỏ phong hóa, các khối đất có xu hướng trượt ra khỏiphần đất khối và trượt xuống phân dưới thấp hơn Đối với phần đá cát kết phía dưới, các

đá bị dập vỡ và tách ra khỏi phần đá gốc thành những tảng, khối, hòn sau đó bị lăn, rơi vàlật nhào xuống ngay mép ta luy, cách điểm khảo sát trên 50m về phía bắc, nhóm nghiên

cứu nhận thấy hiện tượng biến dạng của vách ta luy đã được gia cố, nhận thấy phần taluy

có một số chỗ bị nổi cao bất thường so với xung quanh, bên phải phần ta luy được gia cố

thấy xuất hiện lớp đất đá màu đen (graphit) do bị cacbonat hóa trong đới đứt gãy – lànhững tích tu thứ sinh giàu vật chất hữu cơ được dung dịch nhiệt dịch đưa lên và tích tụ tạđới dập vỡ của đứt gãy (Ảnh 2.1C, Ảnh 2.1D)

Trang 25

Ảnh 2.1 Một số điểm trượt lở khỏa sát trên thực địa: A- Hiện tượng đá rơi tại điểm khảo

sát QN17-02; B- Khối đá gốc bị lộ ra khi vật liệu bở rời trên mặt bị sụn lở tại điểm khảosát QN17- 01; C- Hiện tượng đá đổ và đất trượt tại vách ta luy tuyến đường cao tốc ĐàNẵng- Quảng Nam khảo sát tại điểm lộ QN18-02; D- Vách taluy đường bị biến dạng dotai biến địa chất ở điểm lộ QN18-02:

2.2.1.2 Xói lở và bồi tụ lòng sông

Những năm gần đây quá trình xói lở bờ sông Thu Bồn luôn là mối hiểm họa đốivới con người và môi trường địa chất khu vực Nhất là đoạn hạ lưu từ Giao Thủy đến CửaĐại, quá trình xói lỡ đã và đang xảy ra rất mạnh mẽ với nhiều nguyên nhân và các yêu tốảnh hưởng khác nhau

Trang 26

Hoạt động địa chất của sông là một quá trình tổng hợp và xảy ra đồng thời của 3quá trình xâm thực (sâu, ngang), vận chuyển phù sa và lắng đọng trầm tích dọc theo lòngdẫn Sự tương tác giữa lòng chảy và lòng sông ở mỗi con sông và từng đoạn sông rấtkhác nhau, do đó cường độ, tốc độ xói lở của chúng khác nhau, gây nên các kiểu xói lởcho mỗi thung lũng sông nói chung và từng đoạn sông riêng cung không giống nhau.

Trong tuyến khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu, NNC đã bắt gặp một số điểmkhảo sát xảy ra hiện tượng xói lở và bồi tụ lòng sông Vu Gia- Thu Bồn

Tại điểm lộ khảo sát QN17-07, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự phát triển của cácbậc thềm ,lòng sông liên tục bị xâm thực ngang, một bên bờ sông có hiện tượng xói lở,các lớp đất mềm yếu, lớp cát phái dưới bị xói nhanh hơn lớp đất trên mặt làm cho mái bờsông trở nên rất dốc, xuất hiện các vết nứt ở trên mặt Lòng sông hẹp, bị nâng lên liên tục,xuất hiện các tập trầm tích tạo lớp bị phong hóa thành vật liệu bở rời màu đỏ tích tụ ngay

bờ sông ( Ảnh 2.2A)

Tại điểm lộ khảo sát QN17-07 đồng bằng trung tâm Hiệp Đức,nhận thấy lòng sông

có xu hướng nắn thẳng, bờ trái có xu hướng mở rộng, bờ bên phải bị xâm thực mạnh- sạt

lở mạnh mẽ Lòng sông đổi dòng từ hướng Đông Bắc- Tây Nam – do nằm trong đới giaonhau của 2 đới đứt gãy liên tục ( Ảnh 2.2B)

Trang 27

Ảnh 2.2 Tại điểm khảo sát QN17-06: Hình A- Xuất hiện các bậc thềm, lòng sông bị

xâm thực ngang mạnh mẽ; Hình B- Lớp trầm tích màu đỏ bị phong hóa; Hình C: Bãibồi được người dân trồng cây; Hình D- Rặng tre bị sụt xuống lòng sông tại điểm khảosát QN17-07 dọc sông Thu Bồn

Trang 28

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – KIẾN TẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa mạo

Khu vực nghiên cứu nằm trong phần chuyển tiếp giữa địa khối Indochine KonTum ở phía nam và đai uốn nếp Hexinia Trường Sơn ở phía Bắc Địa hình được chiphối bởi các cấu trúc khối tảng và cấu trúc uốn nếp- khối tảng dạng tuyến Các sụtlún ở Biển Đông kết hợp với sự dao động mực nước biển trong Neogen- Đệ Tứ đã gópphần quan trọng vào việc hình thành và phát triển địa hình.Ngoài ra, khu vực chịu tácđộng mạnh mẽ của các quá trình nội sinh, các quá trình nâng khối tảng Sự biến độngcủa mực nước biển cùng với bề mặt địa hình bị chia cắt do mạng lưới sông ngòi đã tạonên cường độ phân cắt xâm thực sâu cho vùng Địa hình khu vực đồi núi khu vựcnghiên cứu chịu tác động mãnh mẽ của đứt gãy ĐB-TN; có nhiều sườn dốc và cácthung lũng hẹp cùng với vỏ phong hóa bảo tồn kém do hoạt động nâng kiến tạo tạonên

Bên cạnh đó, hoạt động của sông cũng tác động mạnh mẽ tới địa hình trongvùng nghiên cứu, điển hình là một số đoạn sông bị đổi dòng liên tục, xuất hiện nhiềubậc thềm khá bằng phẳng (đôi chỗ tạo nên các đoạn sông chết) Hoạt động của biển vàgió tạo nên các thềm mài mòn, thềm tích tụ phát triển rải rác trong vùng nghiên cứucùng với các bãi cát chạy dọc đường bờ biển Bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứuđược thành lập trên nguyên tắc “nguồn gốc” (tham khảo từ tài liệu của các tác giảĐặng Văn Bàn, Dương Công Cầu, Nguyễn Tiến Dũng và những người khác), lànguyên tắc sử dụng phổ biến ở Việt Nam Theo nguyên tắc này địa hình được phânchia thành các bề mặt, có nguồn gốc khác nhau Sau quá trình nghiên cứu trên bản đồ

và khảo sát thực địa, nhóm chúng tôi phân chia khu vực nghiên cứu làm 4 dạng địahình sau:

1 Địa hình do hoạt động kiến tạo;

Trang 29

2 Địa hình do quá trình bóc mòn tổng hợp;

3 Địa hình karst;

4 Địa hình do tích tụ;

3.1.1 Địa hình do hoạt động kiến tạo

Phân bố phía Tây bắc khu vực nghiên cứu, như khu vực Đại Lộc, xã Hòa Phú,

xã Phương Trung… Hoạt động đứt gãy thường tạo ra sự dịch chuyển giữa các cánhcủa đứt gãy, kết quả tạo ra các kiểu bề mặt rất đặc trưng làm bề mặt sườn kéo dàidạng tuyến Những bề mặt này tuy bị các yếu tố ngoại sinh tác động làm biến đổinhưng vẫn giữ được dấu ấn hoạt động nội sinh rõ nét

3.1.2 Địa hình hoạt động bóc mòn

Hoạt động bóc mòn là tác động phá hủy do hoạt động ngoại sinh như phonghóa, xâm thực của nước chảy trê bề mặt địa hình… Tuy nhiên nghiên cứu hiện tượngbóc mòn có thể suy luận về tác động nội sinh: ví dụ các bề mặt san bằng phản ánhgiai đoạn kiến tạo bình ổn, còn sườn dốc giữa chúng lại phản ánh quá trình nâng caocủa địa hình Quá trình nâng cao địa hình làm gia tăng tốc độ bóc mòn thể hiện cường

độ xâm thực sâu mạnh, sông suối cắt xẻ vào sườn núi tạo thành mạng lưới thủy văntỏa tia hay bị đổi hướng đột ngột Địa hình do hoạt động bóc mòn được chia thành 2

bề mặt và mô tả như sau:

3.1.2.1 Bề mặt san bằng

Bề mặt san bằng cao 1200-1400m tuổi Miocen giữa: Phân bố chủ yếu ởvung núi Bà Nà, T.P Đà Nẵng Đây là bề mặt cáo nhất ở vùng nghiên cứu, tồn tại ởdạng các mảnh sót Trên bề mặt lộ trục tiếp đá gốc hoặc bị phủ đá dăm, sét Vỏ phónghóa trên đó bị phá hủy do tác dộng của bóc mòn- xâm thực

Trang 30

Hình 3.1 Bản đồ địa mạo khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng

Trang 31

Bề mặt san bằng cao 800- 1200m tuổi Miocen muộn: Phân bố ở khu vực

phía tây khu vực nghiên cứu thuộc vùng núi cao Đông Lâm, nằm khoảng độ cao từ800-1200m, xuất hiện tập trung ở phần đỉnh của khối núi chiếm diện tích khoảng2km2

Bề mặt san bằng cao 400-800m tuổi Pliocen sớm: Phân bố rời rạc ở các khu

vực núi cao Đồng Đen, Bà Nà, Đông Lâm… tiếp giáp với các bề mặt san bằng bêntrên.Hiện nay bề mặt đang bị phá hủy bởi bóc mòn và xâm thực

Bề mặt san bằng cao 200-400m tuổi Pliocen muộn: Bề mặt này có diện phân

bố bé, phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu, tồn tại dưới những mảnh sót

Bề mặt san bằng cao 80-200m tuổi Pleistocen muộn: Phân bố khá rộng, rải rác ở

phía Tây khu vực nghiên cứu, sát khu vực núi cao Hình thái bằng phẳng ban đầu củapediment hiện nay không còn được bảo tồn nguyên vẹn, các quá trình ngoại sinh đãlàm biến đổi, chia cắt chúng tạo thành dạng đồng bằng,, dãy dồi, có đỉnh tương đốibằng

Bề mặt san bằng cao 40-80m tuổi Pleistocen giữa, bề mặt san bằng cao 40m tuổi Pleistocen sớm: Phân bố rải rác ở khu vực nghiên cứu ở dạng mảnh sót với

20-diện tích không lớn

3.1.2.2 Bề mặt Sườn

Sườn bóc mòn tổng hợp dốc 20-45˚: Sườn bóc mòn tổng hợp chiếm diện tích

lớn, phân bố ở phía bắc và phía tây bắc khu vực nghiên cứu thuộc khu vực núi PhướcTường, một phần của xã Hòa Ninh Về hính thái bề mặt sườn không được bằngphẳng, bị phân cắt bởi các rãnh xói, mương xói hiện đại Quá trình thành tạo sườn là

sự tham gia đồng thời cảu ác quá trình tổng hợp thung lung xâm thực bóc mòn dạngchữ “V” phát triển mạnh mẽ, các sản phẩn phong hóa được đưa xuống chân sườn tạonên vạt gấu sườn tích

Trang 32

Sườn đổ lở: Sườn được phân bố ở nơi địa hình núi cao như núi Bà Nà thuộc

xã Hòa Phú, một phần lớn lớn ở vùng Đông Nghệ,ở phía tây khu vực nghiên cứu Đặcđiểm của sườn ở đây có độ dốc trung bình >45˚ Do ảnh hưởng của trọng lực dướichân các dãy núi quan sát thấy những vạt gấu đá, những tảng lăn nằm ngổn nagng vàchồn chất lên nhau Các tảng lăn trên cao cũng nhnah chóng được đưa xuống lấp đầycác thung lung xâm thực bên dưới

3.1.2 Địa hình Karst

Sườn rửa lũa hòa tan của khối đá vôi sót: Sườn được phát triển trên đá vôi, đây

là loại đá vôi khá tinh khiết do vậy quá trình rửa lũa hòa tan dưới tác dụng của dòngnước xảy ra mãnh liệt theo các khe nứt thẳng đứng hoặc xiên đã tạo nên các vách đávôi dốc dựng đứng, với đặc trưng dạng địa hình là đá tai mèo, đường đỉnh dạng răngcưa, các đỉnh thường có dạng chóp Các trũng karst xuất hiện ở đây có dạng đẳngthước, đáy phẳng không gặp tích tụ dạng deluvi, dưới chân sườn gặp nhiều tầng sụp

đổ Kết hợp với sự họat động của dòng ngầm dã tạo nên các hang ngầm, phễu karst.Mật độ phân cắt sâu 200-630 m/km2, phân cắt ngang trung bình 0,8-1,5 m/km2 Trên

bề mặt sườn và vách thảm thực vật phát triển phong phú

3.1.3 Địa hình tích tụ

Dạng địa hình này do hoạt động của sông, suối tạo thành thung lung với đặctrưng ở đồng bằng thường la thung lung tích tụ với các bậc thềm sông, bãi bồi Trênsườn là các thung lung xâm thực Sông, suối là những đối tượng nhạy cảm với cáchoạt động kiến tạo và chúng gián tiếp phản ánh hoạt động kiến tạo

3.1.3.1 Địa hình do hoạt động sông cổ

Lòng sông cổ và đặc biệt là các hồ móng ngựa là sản phẩm đặc biệt của quátrình biến đổi lòng sông, là đặc trưng cơ bản, có tính quy luật và phổ biến của hệthống sông, đặc biệt là các sông ở đồng bằng châu thổ Biến động lòng sông dẫn tớixói lở bờ, bồi tụ đáy và các cửa sông, hình thành các bãi bồi Một trong những dấu vếtkhá điển hình của biến đổi lòng sông là hố móng ngựa và các dải địa hình thấp trũng,

Ngày đăng: 27/07/2017, 21:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Douglas W. Burbank; Robert S.Anderson. Tectonic geomorphology (second edition). Wiley-Blackwell; A Jonh Wiley Sons, Ltd., Publication Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tectonic geomorphology (second edition)
[2] Douglas W. Burbank; Robert S.Anderson. Tectonic geomorphology. Blackwell Science, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tectonic geomorphology
[3] Larry Mayer, Tectonic Geomorphology Of Escarrpments And Mountain Front, Miami University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tectonic Geomorphology Of Escarrpments And Mountain Front
[4] Nguyễn Chí Trung, Đỗ Cảnh Dương, Nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo và quá trình thành tạo địa chất khu vực trong Holocen, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo và quá trình thành tạo địa chất khu vực trong Holocen
[5] Nguyễn Chí Trung, Đỗ Cảnh Dương, Đặng Văn Bát, Nghiên cứu về hoạt động kiến tạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, phân tích mối quan hệ với tài nguyên khoáng sản trong khu vực, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về hoạt động kiến tạo lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, phân tích mối quan hệ với tài nguyên khoáng sản trong khu vực
[6] Hilley và Arrowsmith, Nghiên cứu về đứt gãy San Andreas ở vùng đồng bằng Carizo, Califonia - ảnh hưởng quá trình xói mòn địa hình ở khu vực nghiên cứu, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về đứt gãy San Andreas ở vùng đồng bằng Carizo, Califonia - ảnh hưởng quá trình xói mòn địa hình ở khu vực nghiên cứu
[7] Strecker et al, Hoạt động kiến tạo hiện đại xảy ra phức tạp tại cao nguyên Puna và phân tích mối quan hệ với hiện tượng xói lở ở khu vực, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động kiến tạo hiện đại xảy ra phức tạp tại cao nguyên Puna vàphân tích mối quan hệ với hiện tượng xói lở ở khu vực
[8] Hoàng Ngô Tự Do (2016) Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam , Luận án tiến sĩ, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
[10] Hoàng Ngô Tự Do (2004), Đặc điểm trầm tích Kainozoi khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và tiềm năng nước nhạt của chúng, Luận văn thạc sỹ Địa chất, Đại học Khoa học - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm trầm tích Kainozoi khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam và tiềm năng nước nhạt của chúng
Tác giả: Hoàng Ngô Tự Do
Năm: 2004
[11] Nguyễn Trọng Yên, Về hoàn cảnh địa động lực tân kiến tạo Miền Nam Trung Bộ, Tạp chí địa chất số 202 – 203( 1-4)/1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hoàn cảnh địa động lực tân kiến tạo Miền Nam Trung Bộ
[12] Cát Nguyên Hùng, Đặng Văn Bào, Phạm Huy Long &amp; nkk Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đà Nẵng – Hội An, Liên đoàn địa chất 6, Cục Địa chất Việt Nam, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đo vẽ bản đồđịa chất và tìm kiếm khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đà Nẵng – Hội An
[13] Vũ Khúc (2000), Sách tra cứu các phân vị Địa chất Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản - Bộ Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách tra cứu các phân vị Địa chất Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản
Tác giả: Vũ Khúc
Năm: 2000
[15] Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, 2009, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất và Tài nguyên Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
[14] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w