Phát triển chăn nuôi là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp và mang tính nhỏ lẻ lên sản xuất lớn theo kinh tế hàng hóa cao đã trở thành đòi hỏi tất yếu khách quan với tất cả các địa phương trong cả nước hiện nay. Ở Hà Nội, một trong những nội dung phát triển của nông nghiệp Thủ đô, được Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ Thành phố xác định: “Phát triển chăn nuôi, thủy sản mô hình trang trại tập trung, ngoài khu dân cư, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái,...
Trang 1DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
Trang 2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHĂN
NUÔI Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 121.1 Kinh tế hộ chăn nuôi và vai trò của nó trong phát triển kinh
1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến
phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất,
2.2 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết từ thực trạng phát triển kinh tế hộchăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 50
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ CHĂN NUÔI Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH
3.1 Quan điểm phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện
3.2 Giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội trong thời gian tới 65
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển chăn nuôi là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta,nhằm góp phần đưa nền nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hậu, năng suất, chấtlượng thấp và mang tính nhỏ lẻ lên sản xuất lớn theo kinh tế hàng hóa cao đã trởthành đòi hỏi tất yếu khách quan với tất cả các địa phương trong cả nước hiệnnay Ở Hà Nội, một trong những nội dung phát triển của nông nghiệp Thủ đô,
được Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ Thành phố xác định: “Phát triển chăn nuôi, thủy sản mô hình trang trại tập trung, ngoài khu dân cư, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sinh thái, ” [18, tr 88] Điều đó
cho thấy, phát triển chăn nuôi hiện nay đã và đang trở thành ngành sản xuấtchính trong nông nghiệp của toàn Thành phố, đồng thời là yêu cầu của các địaphương trong vùng, và huyện Thạch Thất cũng không nằm ngoài xu hướngchung đó
Thạch Thất là huyện phía Tây ngoại thành Hà Nội, địa phương có khuvực nông thôn rộng lớn, với diện tích 184,6 km² Trong đó chăn nuôi là ngànhgiữ vị trí, vai trò rất quan trọng Những năm tới, chăn nuôi của Huyện đượcphát triển theo hướng: Mô hình chăn nuôi tập trung, cung cấp thực phẩmsạch, có chất lượng, gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm đã mang lại hiệu quảkinh tế cao, nhất là mô hình chăn nuôi lợn, gà…[17, tr.7] Để hiện thực hóachủ trương trên, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giảipháp, trong đó phát triển KTHCN là một trong những nội dung thiết thực, là mộtyêu cầu cần được quan tâm
Trên cơ sở những chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước và của thành phố
Hà Nội, huyện Thạch Thất đã có những biện pháp tích cực khuyến khích và tạođiều kiện cho KTH chăn nuôi phát triển: từ sự gia tăng về số lượng hộ chăn nuôi,gia tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm đến sự đa dạng, phong phú về mô hình tổchức, cách thức chăn nuôi KTH chăn nuôi đã trở thành bộ phận quan trọng đóng
Trang 4góp không nhỏ vào sự phát triển ngành chăn nuôi của huyện Tuy nhiên thực tếhiện nay cho thấy: Phát triển KTHCN trên địa bàn huyện Thạch Thất còn nhiềubất cập thiếu tính ổn định và độ bền vững Nhiều hộ chăn nuôi theo phong trào, tựphát, thiếu kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn nên hiệu quả hoạt độngthấp, tính rủi ro cao Các mô hình hộ chăn nuôi áp dụng công nghệ cao còn ít; sựhợp tác, liên kết chuỗi giá trị còn thấp, Do vậy, việc phát triển KTHCN ở huyệnThạch Thất cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết Xuất phát từ lý
do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”, làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế chính trị.
2 Tinh hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Những năm qua, các nhà khoa học trong nước đã dành nhiều công sứcquan tâm nghiên cứu khá toàn diện và đa chiều về sự phát triển kinh tế nôngthôn, song vấn đề nổi trội được đề cập tập trung là “hộ”, "kinh tế hộ",KTHCN được xem xét, luận giải khá toàn diện từ vị trí, vai trò, đặc điểm, conđường phát triển đến mô hình tổ chức, quản lý, hướng tiếp cận rất phong phú
và đa dạng, dưới góc độ khác nhau, được công bố dưới dạng chuyên đề, luậnvăn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu hội thảo; đề tài cấp bộ, các bài viếtđăng trên các báo, tạp chí Tiêu biểu có các công trình sau:
Hoàng Văn Chính (1993), “Những vấn đề chủ yếu về phát triển kinh
tế nông hộ ngoại thành Hà Nội”, Luận án phó tiến sỹ khoa học Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả trình bày cơ sở hình thành vàphát triển kinh tế nông hộ trong nền nông nghiệp nửa tự nhiên đến nền nôngnghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao; đánh giá ưu khuyết điểm của kinh tếnông hộ, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu đểthúc đẩy quy mô, tốc độ phát triển của kinh tế nông hộ sản xuất sản phẩmhàng hóa ở vùng ngoại thành Hà Nội
Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh (1997), “Lịch sử và triển vọng phát triển kinh tế hộ”, Nhà xuất bản KHXH Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã làm rõ
Trang 5ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tới sự phát triển KT - XH của loại hình kinh tếnày Các tác giả đã trình bày những khái niệm cơ bản và cách tiếp cận nghiên cứu,phân biệt hộ và gia đình theo 3 tiêu thức: hộ là một đơn vị kinh tế và tế bào xã hộivới tư cách là đơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng, tế bào xã hội; đồng thời, phân loạidựa trên các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội Điểm qua sự phát triểncủa KTH trong lịch sử Việt Nam nhằm thấy được di sản lịch sử và những yếu tố
KT - XH truyền thống tác động tới sự phát triển KTH đương đại, đặc biệt chú trọngtới quan hệ về giới trong mối quan hệ trọng yếu trong gia đình và xã hội Nêu lênmột số vấn đề mà KTH đang đương đầu trong sự phát triển hiện nay
Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Tác giả đã tập
trung phân tích thực trạng về phát triển KTH nông dân sản xuất hàng hoá ởvùng đồng bằng sông Hồng: các yếu tố sản xuất kinh doanh, đất đai, lao động,nguồn vốn, hệ thống nông cụ sản xuất, cơ cấu sản xuất kinh doanh, kỹ thuậtcanh tác, quy mô sản xuất và kết cấu, môi trường sản xuất kinh doanh; sựtăng trưởng, hoạt động của KTH nông thôn và thành thị; đóng góp của KTHcho sự nghiệp đổi mới theo thời kỳ lịch sử gắn với những chủ trương chínhsách của Đảng, Nhà nước trên các vùng sinh thái; những kết quả đã đạt được
và những hạn chế, tồn tại cũng như phương hướng và những giải pháp chủyếu để thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất hàng hoá của KTH nông dân
Nguyễn Đăng Bá (2000), “Phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Hải Dương với bảo đảm nguồn nhân lực cho khu vực phòng thủ tỉnh”, luận
văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Đề tài trình bày một cách khá cụ thể,
hệ thống những lý luận cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của KTHnông dân đối với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Hải Dương; khảo sát thựctrạng, đánh giá thành tựu hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, phát hiện những mâuthuẫn cần được giải quyết, xác định phương hướng cơ bản đồng thời đưa ranhững giải pháp nhằm tiếp tục phát triển KTH nông dân với bảo đảm nguồn
Trang 6nhân lực cho khu vực phòng thủ tỉnh Hải Dương.
Từ Kim Xuyến (2001), Những giải pháp phát triển KTH nông dân vùng đồi
gò tỉnh Hà Tây, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã hệ
thống hoá vấn đề lý luận cơ bản về KTH nông dân, nghiên cứu và đánh giá thựctrạng những kết quả đạt được và tồn tại của KTH nông dân vùng đồi gò tỉnh HàTây; đồng thời làm rõ những tiềm năng phát triển, đề xuất những giải pháp chủ yếunhằm phát triển KTH nông dân vùng gò đồi Hà Tây Tuy nhiên, những vấn đề tácgiả nêu ra chỉ trong phạm vị hẹp (vùng gò đồi) trong tỉnh, đối tượng nghiên cứuthuộc ngành kinh tế nông nghiệp nên chỉ bàn đến một chủ thể là KTH nông dân.Cho nên, chưa đánh giá hết được lợi thế vị trí, tiềm năng nguồn lực, lợi thế so sánhtrong phát triển đa dạng ngành nghề và tinh nghề của KTH theo hướng sản xuấthàng hoá, hiệu quả, bền vững và hội nhập WTO, TPP
Nguyễn Tiến Dĩnh (2003),“Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Thành phố Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
hành chính Quốc gia Tác giả đã đề cập những lý luận cơ bản về chính sáchkinh tế, thực trạng tác động của các chính sách kinh tế thúc đẩy kinh tế nôngnghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng nông nghiệp đôthị, sinh thái thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và
thực tiễn về vấn đề KTH nông dân theo tư tưởng của Mác-Ăngghen, Lênin,Traianôp và Hồ Chí Minh Tác giả đã làm rõ những khái niệm chung về hộ,nông hộ, trang trại; KTH nông dân Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử: trướcCách mạng tháng Tám, sau Cách mạng tháng Tám, KTH nông dân từ sau đổimới; chỉ rõ vai trò của Nhà nước đối với KTH trong nông nghiệp
Nguyễn Văn Đoàn (2005), “Thực trạng và giải pháp phát triển hộ kinh
doanh cá thể ở nước ta”, Tạp chí con số và sự kiện Tác giả đã trình bày về một
Trang 7số nét phát triển của hộ kinh doanh cá thể sau 20 năm đổi mới và chỉ rõ loại hìnhkinh tế này phát triển khá mạnh mẽ, trở thành LLSX và ngày càng khẳng địnhđược vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường Quan trọng hơn là sự pháttriển hộ kinh doanh cá thể khơi dậy được tiềm năng kinh tế của đất nước và giảiquyết việc làm cho cả khu vực nông thôn và thành thị Mặt khác, tác giả cũng chỉ
ra những hạn chế, yếu kém của loại hình kinh tế này: qui mô nhỏ, manh mún,thiết bị công nghệ lạc hậu, cơ cấu ngành nghề bất hợp lý, tổ chức và năng lựckinh doanh thấp, chưa bắt kịp với xu thế mở cửa
Lê Xuân Đình (2008),“Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một
số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản online 16:35' 14/4/2008 Tác giả luận
giải: Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ giađình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vịsản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, màcòn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế Nhưng trước xu thế quốc
tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ nhữngkhó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo độnglực mới, thật sự mạnh mẽ làm cho kinh tế hộ phát triển Tác giả đề cập 3 vấnđề: (1) - Đổi mới vị trí, vai trò của KTH; (2) - Những kết quả tích cực bướcđầu; (3) - Khó khăn và thách thức trong thời gian tới
Trần Trọng Tiến (2010),“Phát triển KTH ở khu vực nông thôn Hà Nội
và tác động của nó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính
trị Tác giả trình bày những vấn đề lý luận về phát triển KTH trên thế giới vàViệt Nam; khảo sát thực trạng phát triển KTH trên địa bàn thành phố Hà Nội;đánh giá thành tựu hạn chế, nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết Trên
cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp có tính khả thi cho phát triển KTH và
Trang 8tác động của nó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốcphòng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đỗ Văn Quân (2012),“Phát triển KTH gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông hồng hiện nay”, Viện Xã hội học, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã luận giải chính sách củaĐảng, Nhà nước về vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân, về phát triểnKTH và xây dựng nông thôn mới trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước;Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, tạođiều kiện cho KTH gia đình phát triển Trên cơ sở đó, khẳng định: Kinh tế hộ giađình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam Hộ gia đìnhnông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi,tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ
Trần Thanh Giang (2013), “Quá trình xác lập và phát triển của kinh tế hộ
nông dân ở nước ta trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, sô 1 năm 2013.Trong bài báo, tác giả đã khái quát lịch sử hình thành, phát triển của
KTH nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; chỉ rõ những khó khăn, tháchthức trong quá trình phát triển KTH ở nước ta Theo tác giả, trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH và mở rộng hội nhập quốc tế, KTH đang đứng trước nhiềuthách thức to lớn, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả
Ngô Quang Vịnh (2014), Phát triển kinh tế hộ dịch vụ nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Đề tài
đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ dịch
vụ nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộdịch vụ nông nghiệp trên địa bàn Hưng Yên trong thời gian tới
Ngoài ra còn nhiều công trình đề cập từng mảng vấn đề cụ thể như: “KTH, khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng” Nguyễn Hữu Huân, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số 4/1993 “Phát triển KTH nông dân tại Việt Nam” Nguyễn Văn Công,
Trang 9Tạp chí Dự báo và Kinh tế, số 16/2013 “Xây dựng KTH gia đình thành đơn vị
sản xuất hàng hóa” Vương Cường, Tạp chí Cộng sản, số 12/1992
Những công trình mà tác giả nghiên cứu, thu thập được nêu trên, với nhiềugóc độ nghiên cứu, tiếp cận cả phương diện lý luận và thực tiễn trực tiếp đến vấn
đề về phát triển kinh tế hộ liên quan đến đề tài, có một số điểm chung là:
Các công trình khoa học đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh khác nhau củaKTH nói chung Trong đó tập trung chủ yếu nghiên cứu khái niệm hộ, gia đình,KTH gia đình; luận giải mục đích, đặc điểm và cấu trúc hiện tại của KTH; chỉ ra
sự cần thiết phải đẩy mạnh tiến hành hoạt động KTH trong điều kiện kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế Những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu
về KTH gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn chủ yếu được nghiêncứu dưới góc độ của kinh tế kỹ thuật ở một số địa phương Một số công trìnhtiếp cận dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị, nhưng cũng mới chỉ bàn
về sự phát triển của KTH gia đình nói chung hoặc trên bình diện của một tỉnh,
mà không đi sâu về KTHCN ở một địa phương cụ thể
Các công trình chỉ ra: Phát triển KTH, cần được đặt đúng vị trí nghiêncứu là những hạt nhân cơ bản trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn; KTH làhình thức tổ chức kinh tế cơ sở, xuất hiện và tồn tại lâu dài, thể hiện rõ vai tròtính tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chứađựng các yếu tố, các nguồn lực của quá trình tái sản xuất như lao động, vốn, kỹthuật, đất đai; muốn phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trước hết phảiphát triển KTH gia đình Hiện nay, sự kết hợp những ngành, những công việckhác nhau, KTH tạo ra động lực sản xuất mới ở nông thôn, tạo ra nhiều việclàm, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường
Những nghiên cứu của các công trình nêu trên có nhiều khía cạnh hợp
lý, là tài liệu quý cho tác giả nghiên cứu đề tài; đã giúp cho đề tài tác giảhiểu rõ hơn về vai trò, nội dung, đặc điểm của KTH ở nông thôn, từ đó hìnhthành phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và
Trang 10thực tiễn của vấn đề phát triển KTH chăn nuôi, làm cơ sở xây dựng nộidung, giải pháp phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nộihiện nay dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận thực tiễn, đánh giá thực trạng phát triểnKTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đềxuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KTHCN ở huyệnThạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển KTHCN
- Đánh giá thực trạng phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thànhphố Hà Nội thời gian qua
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTHCN ở huyện ThạchThất, thành phố Hà Nội thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển kinh tế hộ chăn nuôi dưới góc độ kinh tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về phát triển KTHCN bao gồm sự phát
triển về số lượng, quy mô, trình độ và cơ cấu KTHCN
Về không gian Luận văn nghiên cứu phát triển KTHCN ở huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội
Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu khảo sát số liệu, tư
liệu từ năm 2010 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Trang 11Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh
tế của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội,Đảng bộ huyện Thạch Thất về phát triển ngành chăn nuôi nói chung, KTHCNnói riêng Đồng thời, luận văn sử dụng số liệu trên các tài liệu thu thập được và
kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố
Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng phát
triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, các báo cáo tổng kết, sốliệu thống kê đánh giá của các cơ quan, ban, ngành ở huyện, các công trình liênquan đến đề tài đã được công bố, kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu thực tếcủa tác giả
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tuân theo cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử để luận giải phân tích các vấn đề Trên cơ sở phươngpháp luận chung đó, luận văn được thực hiện sử dụng phương pháp của khoahọc kinh tế chính trị: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp các phươngpháp lôgíc và lịch sử; phân tích, tổng hợp; thống kê so sánh và phương phápchuyên gia để làm sáng tỏ những nội dung của đề tài đặt ra
6 Ý nghĩa của đề tài
Với kết quả đạt được, luận văn được thực hiện thành công góp phần làmsáng tỏ thêm cơ sở lý luận khoa học cho việc phát triển KTHCN ở huyện ThạchThất, Thành phố Hà Nội trong quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn,hội nhập phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Kết quả nghiên cứucủa luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền
cơ sở huyện Thạch Thất trong hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp pháttriển KTHCN; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiêncứu, giảng dạy những nội dung liên quan ở các trường đại học, cao đẳng trong
và ngoài quân đội
Trang 127 Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, nội dung luận văn 3 chương (6 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHĂN NUÔI
Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 Kinh tế hộ chăn nuôi, vai trò của nó trong phát triển kinh tế
-xã hội ở nông thôn
1.1.1 Quan niệm về kinh tế hộ chăn nuôi
* Về chăn nuôi
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, việc chăn nuôi các loàivật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của loài người sang định canh
định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắt hái lượm Con người đã biết
thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật nuôi Dần theothời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã thay đổihoàn toàn Vì vậy, chăn nuôi thường được nói đến như một ngành kinh tếtruyền thống Xã hội loài người càng phát triển, nhu cầu con người ngày càngcao thì vai trò của chăn nuôi càng được khẳng định
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: “Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi
nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người” [29]
Tác giả thống nhất với khái niệm trên Như vậy, chăn nuôi là một tronghai ngành sản xuất chủ yếu của kinh tế nông nghiệp Đối tượng sản xuất là cácloại động vật nuôi; phương thức hoạt động của chăn nuôi là nuôi lớnvật nuôi; nhằm mục đích sản xuất những sản phẩm cung cấp trên thị trường, tạo
ra lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu cho đời sống sinh hoạt của xã hội
Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt,trứng, sữa, nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày củangười dân Một xu hướng tiêu dùng có tính qui luật chung là khi xã hội pháttriển, thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi, ngày càng tăng lên so
Trang 14với các sản phẩm nông nghiệp nói chung Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiềusản phẩm làm nguyên liệu quí giá cho các ngành công nghiệp chế biến thựcphẩm và dược liệu Chăn nuôi còn là ngành ngày càng có vị trí, vai trò quantrọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chếbiến có giá trị cho xuất khẩu.
Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sảnphẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, quy mô và
cơ cấu sản phẩm Do vậy, mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngàycàng có xu hướng tăng nhanh ở hầu hết mọi nền nông nghiệp Sự chuyểnđổi có tính qui luật trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là chuyểndần từ sản xuất trồng trọt sang phát triển chăn nuôi, trong ngành trồng trọt,các hoạt động trồng ngũ cốc cũng chuyển hướng sang phát triển các dạnghạt và cây trồng làm thức ăn chăn nuôi
Như vây, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thunhập ở các vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình Sảnphẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm ngành chănnuôi Thực tế này cho thấy tiềm năng phát triển ngành nghề chăn nuôi chuyênnghiệp, quy mô ở nước ta rất lớn, là cơ hội cho những ai có niềm đam mêphát triển nghề chăn nuôi
Tiếp cận về phương diện thống kê, Liên hợp quốc đưa ra quan niệm:
“Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và
có chung một ngân quỹ” [43, tr.99].
Trang 15Ở Việt Nam, vấn đề KTH vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết.
Hộ, KTH, kinh tế gia đình là những khái niệm còn chưa được thống nhất Chođến nay chưa có một cuộc hội thảo nào bàn về học thuật xung quanh KTH vàcác phương pháp nghiên cứu về KTH Dường như có sự mặc nhiên thừa nhận
“hộ” là “gia đình”, “KTH” chính là “kinh tế gia đình” Thực tế cho thấy, hộ làgia đình, không có hộ nào lại không phải là gia đình; KTH là kinh tế gia đình
Nghiên cứu KTH dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, Tiến sỹ Trần
Trọng Tiến cho rằng: “KTH là loại hình kinh tế cơ sở, độc lập tự chủ lấy gia đình làm đơn vị tổ chức SX,KD hoạt động kinh tế phổ biến ở nông thôn trong sản xuất nông nghiệp, các làng nghề, các hoạt động dịch vụ, dựa trên TLSX
và sức lao động của gia đình là chủ yếu để tạo ra các sản phẩm hàng hoá
đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội [43, tr.29]
Tác giả thống nhất cao với khái niệm trên, quá trình phân tích ở luậnvăn này theo hướng hiểu KTH chính là kinh tế gia đình, là bộ phận kinh tế cáthể, tiểu chủ nằm trong thành phần kinh tế tư nhân
Với quan niệm trên: KTH là một đơn vị kinh tế cơ sở, độc lập tự chủ,phản ánh trình độ phát triển trong quá trình thống nhất giữa việc sở hữu, quản lí,
sử dụng các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ, TLSX khác); thống nhấtgiữa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế
* Quan niệm về kinh tế hộ chăn nuôi
Trên cơ sở nghiên cứu về chăn nuôi, cùng với cách tiếp cận về KTH,
dưới góc độ nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, tác giả cho rằng: KTHCN
là một loại hình KTH chuyên về lĩnh vực chăn nuôi ở nông thôn, lấy gia đình làm đơn vị SX,KD, tự đầu tư vốn, TLSX và trực tiếp tiến hành chăn nuôi để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, trước hết đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình và xã hội.
Với quan niệm KTHCN nêu trên phản ánh:
Cũng như KTH nói chung, KTHCN là một loại hình kinh tế độc lập tự chủlấy gia đình làm đơn vị tổ chức SX,KD đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi,
Trang 16các yếu tố sản xuất đòi hỏi trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản lý, trong chăn nuôi cóhạch toán kinh tế, nhằm tạo ra lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội.
Đó là tổng thể các mối quan hệ KTHCN trong hoạt động kinh doanhnông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi, cho thấy phát triển KTHCN là sự lớnmạnh về mọi mặt trong một khoảng thời gian cụ thể, đặc biệt không chỉ đơnthuần về chăn nuôi được thể hiện qua lợi nhuận, doanh thu, qui mô, sảnlượng,… mà còn hoàn chỉnh về cơ cấu
Kinh tế hộ chăn nuôi là nền tảng, một bộ phận của nền sản xuất trongnông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp phụ thuộc nhiềuvào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết; nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ lànhững ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiệnchăm sóc, nuôi dưỡng của các chủ hộ Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trựctiếp nhu cầu, tiêu dùng của đại đa số người dân
Kinh tế hộ chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của qui luật sản xuất hànghoá, trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, do vậycác yếu tố đầu vào như vốn, giống, lao động, KH - CN, cũng như các sảnphẩm đầu ra của chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, da, lông đều là hàng hoá
1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ chăn nuôi trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Kinh tế hộ nói chung và KTHCN nói riêng là hình thức tổ chức sản xuất quantrọng trong nền nông nghiệp Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, KTHCN đãđóng góp vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôncũng như những lợi ích về mặt xã hội và môi trường ở mỗi địa phương Thể hiện:
Một là, KTHCN đem lại nhiều tiện ích cho phép huy động khai thác và phát huy các nguồn lực lao động, đất đai và nguồn lực khác hợp lý và có hiệu quả
Trang 17Với tính cách là một thực thể kinh tế, đơn vị kinh tế tự chủ, KTHCNđược xem xét tự chịu trách nhiệm về hoạt động SX,KD nhằm tạo ra lợi nhuận
và các sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu trên thị trường và xã hội Do đó,KTHCN cho phép khai thác, sử dụng phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai, mặtnước, nguồn lực lao động gia đình và tổ chức lao động phát huy lợi thế so sánhcủa các hộ, địa phương
Phát triển KTHCN là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiênsang sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hoá Thực tiễn lịch sử đã chứng minh,phát triển sản xuất hàng hoá trải qua giai đoạn đầu tiên từ kinh tế tự nhiênsang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình KTHCN được coi là khâutrung gian có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuyển biến từ chănnuôi tự nhiên sang chăn nuôi hàng hóa nhỏ, theo đó tạo đà cho bước chuyển
từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn
Phát triển KTHCN nhằm khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng nguồnlao động, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Lao động là nguồnlực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là động lực quyết định củanền kinh tế quốc dân Bởi lao động là một trong những yếu tố cơ bản củaLLSX, lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư, lao động góp phần làmtăng của cải vật chất cho mọi quốc gia Đặc biệt ở Việt Nam có trên 70% dân
số sống ở nông thôn, có mức thu nhập thấp Hiện nay, ở nước ta có khoảng 12triệu lao động chưa được sử dụng và quỹ thời gian của người lao động ở nôngthôn cũng chưa được sử dụng hết [30] Các yếu tố tự nhiên chỉ mang lại hiệuquả thấp do có sự mất cân đối giữa lao động, giải quyết việc làm ở nông thônchúng ta cần phải phát triển KTH nói chung, KTHCN nói riêng Trên thực tế
đã cho thấy vai trò quan trọng của KTHCN, với sự quan tâm đúng mức củaĐảng, Nhà nước và chính quyền các cấp
Tính đến đầu năm 2017 cả nước có 17.721 trang trại hộ gia đình chănnuôi Trong đó có 7.475 trang trại nuôi lợn; 2837 trang trại nuôi gia cầm;
Trang 186405 trang trại nuôi bò; 247 trang trại nuôi trâu; 757 trang trại nuôi dê; ngoài
ra còn có các hộ chăn nuôi nhím, thỏ, lợn rừng, gia cầm nhỏ lẻ đáp ứng 60%tiêu dùng trong cả nước đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể trong hộ giađình, thực sự là phương thức xoá đói giảm nghèo [30] Riêng huyện ThạchThất, tính đến hết năm 2015 có 179 KTHCN tập trung Trong đó có 57 hộchăn nuôi trang trại lợn; 34 hộ trang trại nuôi gia cầm; 13 hộ trang trại nuôitrâu, bò; 40 hộ trang trại nuôi dê; 40 hộ trang trại nuôi lợn rừng [59, tr.3].Theo đó, là nguồn thu nhập đáng kể trong hộ gia đình, thực sự là phương thứcxoá đói, giảm nghèo Điều này khẳng định KTHCN là một hình thức tổ chứckinh tế phù hợp góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cholực lượng lao động trong cả nước nói chung và ở huyện Thạch Thất nói riêng
Các chủ hộ chăn nuôi nắm quyền quản lý, điều hành các khâu, các bước trongquy trình chăn nuôi; chủ động bố trí kế hoạch sản xuất sản phẩm vật nuôi; chủ độngchăm lo nguồn vốn, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thị trường đầu vào, đầu ra,liên kết hợp tác với ai, ở khâu nào; là nơi trực tiếp ứng dụng những thành tựu mới của
KH - CN về chăn nuôi, nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả kinh tế theo từng hộ;đồng thời, đó là quá trình sàng lọc và cải tiến kỹ thuật truyền thống, làm cho nó thíchứng với sản xuất chăn nuôi và phát huy sáng tạo, năng lực nội sinh; tự chịu tráchnhiệm về lỗ - lãi và được pháp luật thừa nhận cho tồn tại và phát triển
Hai là, KTHCN góp phần cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho đời sống con người, cung cấp phân bón cho trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đời sống xã hội
Trong đời sống con người khi KT - XH phát triển mức sống con ngườicàng được nâng cao, trong điều kiện cường độ lao động và lao động trí óc ngàycàng cao, tính chất lao động có sự thay đổi, thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩmchăn nuôi, sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân.Các sản phẩm từ chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa đều là thực phẩm có giá trị
Trang 19dinh dưỡng, hàm lượng protin cao Vì vậy, chăn nuôi chất lượng, hiệu quả lànguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng sẽ đáp ứng được nhu cầu đó
Phát triển KTHCN chất lượng, hiệu quả góp phần cung cấp phân bón chotrồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản Trong sản xuất nông nghiệp hướng tớicanh tác bền vững, không thể không nói đến vai trò của phân bón hữu cơ nhậnđược từ chăn nuôi Phân chồng với tỷ lệ NPK cao và cân đối, biết chế biến và sửdụng hợp lý có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nâng cao năng xuất câytrồng vật nuôi Mỗi năm 1 con bò cho 8 - 10 tấn phân hữu cơ, từ 1 con trâu cho từ
10 - 12 tấn kể cả độn chuồng, trong đó 2 - 4 tấn phân nguyên chất [30]
Phát triển KTHCN chất lượng, hiệu quả góp phần liên kết các nguồn lựccung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp: Các ngành công nghiệp chế biến,công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi: thịt, sữa, là sảnphẩm đầu vào của các quá trình công nghiệp chế biến thịt, sữa, da, lông lànguyên liệu cho quá trình chế biến sản xuất da giày, chăn đệm, sản phẩm thờitrang Các loại mỹ phẩm thuốc chữa bệnh, vacine phòng nhiều loại bệnh đều cónguồn gốc từ sữa và trứng, nhung hươu; cung cấp nguyên liệu cho các nhà máychế biến thức ăn gia súc Phát triển KTHCN sẽ tạo điều kiện, tiền đề phát triểnngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi, gắn với phát triển vùngnguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, KTHCN phát triển đặt ra yêu cầu ngàycàng hoàn thiện, hiện đại hơn nữa việc ứng dụng KH - CN vào sản xuất chănnuôi, cụ thể là việc tiếp nhận, lai tạo các giống vật nuôi cho năng suất chấtlượng cao, ứng dụng sinh học trong chăn nuôi và xử lý môi trường sinh thái
Ba là, KTHCN góp phần tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Quá trình phát triển KTHCN là quá trình phân công lại lao động, phát triểnngành nghề, KTHCN góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.Trong đó trực tiếp là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt len,giày da Bởi phát triển KTHCN sẽ không ngừng gia tăng lượng đàn vật nuôi, theo đó,
Trang 20các sản phẩm: thịt, trứng, sữa cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm ngàymột nhiều Mặt khác, các chế phẩm từ sừng, nhung, da, lông là nguồn nguyên liệu cơbản cho các nhà máy sản xuất dược, len, vải sợi, các nhà máy sản xuất: áo, giày, túi,ví các loại Do vậy, nếu các đàn gia súc, gia cầm từ các hộ chăn nuôi tăng lên, nguồncung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi cũng khôngngừng được bổ sung, các nhà máy, xí nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô, nâng caotrình độ sản xuất Đây là điều kiện cơ bản để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tích cực Kết quả sự gia tăng số lượng hộ chăn nuôi sẽ làm cho lao độngtrực tiếp trong trồng trọt cũng có xu hướng ngày một giảm, lao động trong chăn nuôingày một tăng lên Mặt khác, phát triển KTHCN sẽ là điều kiện để chuyển dịch cơcấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng phân ngành trồngtrọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, tạo điều kiện phát triển toàn diện, hìnhthành các vùng chăn nuôi tập trung, với sản phẩm bảo đảm về số lượng, chất lượngđáp ứng nhu cầu thị trường trong vùng và có xuất khẩu.
Bốn là, KTHCN là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Quá trình phát triển KTHCN chuyên môn hoá sản xuất, tạo ra cơ cấukinh tế mới đa dạng ở nông thôn; là quá trình áp dụng tiến bộ công nghệ, đổimới phương thức quản lý, tích tụ vốn, Tình hình đó đã đặt ra nhu cầu mới,
mà khả năng của từng hộ độc lập không thể biệt lập, mà phải có sự liên kết
Phát triển KTHCN có vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởngngành nông nghiệp và phát triển KT- XH ở địa phương: với lợi thế về thờigian cho sản phẩm nhanh, lợn thịt 6 tháng/lứa, gà thịt 8 tuần/lứa, vịt thịt 6tuần/lứa; khả năng sinh sản cao: lợn nái 10 - 12 con/lứa, 2 lứa/năm; gà trứngcho 280 - 300 quả/năm [29] Sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chế biến giátrị dinh dưỡng thấp để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưthịt, trứng, sữa Vì vậy, các đối tượng vật nuôi được xem là đối tượng quantâm phát triển đáp ứng yêu cầu vòng quay vốn, xoá đói giảm nghèo Chănnuôi tận dụng phụ phẩm của trồng trọt, thuỷ sản tạo nên hệ sinh thái nôngnghiệp theo các mô hình VAC (vườn ao chuồng), VACR (vườn ao chuồng
Trang 21rừng) có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sống Tận dụng nguồn laođộng ở nông thôn tham gia vào quá trình chăn nuôi tạo thêm sản phẩm Thực
tế cho thấy, trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của các chương trình, dự
án phát triển chăn nuôi, nên số lượng KTHCN đã tăng lên cả số lượng và chấtlượng Phát triển KTHCN góp phần tạo việc làm, gia tăng thu nhập, xóa đóigiảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường cho phépkhắc phục tình trạng lao động nhàn rỗi của người dân, thông qua đó tăng thêm
cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân
Xây dựng và phát triển kinh tế luôn gắn với phát triển xã hội ở nước
ta hiện nay, cùng với chủ trương khuyến khích các hộ vươn lên làm giàuchính đáng, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp thiết thựcphù hợp tích cực xoá đói, giảm nghèo trên cơ sở sự giúp đỡ của cộng đồng,
sự vươn lên của chính các hộ dân Là đơn vị kinh tế tự chủ trong nôngnghiệp, nông thôn, KTHCN có vai trò nhất định trong tham gia xoá đói,giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; không chỉ ở mặt kinh tế mà còn ởmặt xã hội làm cho diện mạo nông thôn ngày càng giàu đẹp và sung túchơn Thu nhập từ chăn nuôi không những góp phần cải thiện đời sống màcòn làm tăng thu nhập quốc dân, từng bước mở rộng quỹ tiêu dùng xã hội,
là cơ sở cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá và các sựnghiệp phúc lợi khác ở nông thôn
1.2 Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
1.2.1 Quan niệm về phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, “Phát triển” là một quá
trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiệnđến ngày càng hoàn thiện của sự vật và hiện tượng Phát triển là xu hướng tấtyếu của thế giới vật chất nói chung, xã hội loài người nói riêng
Trang 22Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, “Phát triển” là sự tăng trưởng kinh tế gắn
liền với hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống
Từ những quan niệm chung về phát triển kinh tế, cho thấy phát triển KTHCN
là quá trình biến đổi lớn mạnh của chăn nuôi trong phát triển KT - XH Thựcchất của sự phát triển KTHCN là khả năng thích ứng của hộ chăn nuôi trongmỗi hình thức tổ chức sản xuất xã hội ở nông thôn Do đó, phát triển KTHCNkhông chỉ tăng lên về mặt số lượng hộ chăn nuôi, số lượng chuồng trại, sốlượng đầu vật nuôi, mà điều quan trọng là sự nâng lên cả về mặt chất lượnghoạt động chăn nuôi, có cơ cấu hộ chăn nuôi ngày càng hợp lý trong quá trìnhphát triển của nó
Phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội chính là sựphát triển KTHCN trong một địa phương cụ thể Tuy nhiên, Thạch Thất là địabàn rộng, điều kiện KT - XH có nhiều nét đặc thù riêng, do đó sự phát triểnKTHCN ở đây cũng mang những đặc điểm, tính chất riêng
Vì vậy, phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất là quá trình gia tăng
cả về mặt lượng và chất các hoạt động chăn nuôi ở hộ gia đình trên địa bàn, biểu hiện ra ở việc mở rộng về các loại hình, tăng lên về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý, hiệu quả từ các hoạt động chăn nuôi, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các hộ; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH của địa phương.
Với việc phân tích các dấu hiệu nội hàm về mục đích, chủ thể, phươngthức quan niệm phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nộinêu trên phản ảnh một số vấn đề sau:
Mục đích, phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất là nhằm, góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT - XH ở huyện Thạch Thất, thànhphố Hà Nội Nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi ở mức độ tập trung hoá vàchuyên môn hoá cao hơn Đó là quá trình không ngừng nâng cao năng lực sảnxuất, khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, những tiềm năng, thế mạnhvốn có của các hộ chăn nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hoá cho
Trang 23thị trường và xã hội; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động vàđời sống xã hội nông thôn theo hướng tiến bộ, bền vững.
Chủ thể phát triển, tham gia vào quá trình phát triển KTHCN ở huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội (Có hai nhóm chủ thể):
Nhóm thứ nhất: Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan hữuquan của huyện và các xã, các hợp tác xã nông nghiệp, các hiệp hội, Là chủ thểtrong xây dựng chủ trương, biện pháp, quy định cho phát triển KTHCN trên địabàn; hỗ trợ hộ về vốn, KH - CN, tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi vềkhông gian, môi trường, thị trường, cho các hộ SX,KD trên lĩnh vực chăn nuôi
Nhóm thứ hai: Các hộ gia đình – chủ thể tổ chức hoạt động chăn nuôi giasúc, gia cầm, thủy sản; trực tiếp đầu tư vốn, mua con giống, xây dựng cơ sở vậtchất hạ tầng kỹ thuật, như: chuồng trại, ao, đầm, trực tiếp tổ chức hoạt độngchăn nuôi Lực lượng lao động chính trong tổ chức SX,KD là các thành viêntrong gia đình Một số hộ tổ chức chăn nuôi trên quy mô lớn, thì ngoài lực lượnglao động chính của gia đình, có thể thuê mướn thêm một số nhân công cần thiết,nhất là lao động kỹ thuật và lao động nghiệp vụ lành nghề
Phương thức phát triển KTHCN: Căn cứ vào đối tượng mà chủ thể KTHCN có phương thức chăn nuôi khác nhau, đầu tư khác nhau Trong
đầu tư phát triển, các chủ thể KTHCN ở huyện Thạch Thất diễn ra theo haiphương thức: Kết hợp đầu tư phát triển theo chiều rộng và đầu tư phát triểntheo chiều sâu, tức là vừa tăng cường đầu tư vốn theo hướng phát triểnthêm những hộ chăn nuôi mới, vừa đầu tư mở rộng nâng cấp qui mô, đổimới ứng dụng công nghệ mới vào các KTHCN đã có Trên cơ sở phươngthức chăn nuôi rất đa dạng, chăn nuôi theo phương thức tự nhiên; chăn nuôitheo phương thức chăn nuôi công nghiệp; chăn nuôi theo phương thức chănnuôi sinh thái Căn cứ vào đối tượng là sản phẩm chính hay sản phẩm phụkhác nhau mà chủ thể hộ chăn nuôi có phương thức khác nhau, nhưng nhìntổng thể đó là phương thức do các chủ hộ bỏ vốn và sức lao động, hoạt
Trang 24động trực tiếp theo sự điều hành của chủ hộ trên cơ sở có sự thống nhất vềcách thức hoạt động, kỹ thuật, phương thức thanh toán
1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay
Căn cứ vào quan niệm phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội, xác định nội dung phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nôi hiện nay bao gồm nội dung chủ yếu sau: Phát triển quy mô, số lượng, chất lượng, cơ cấu.
Một là, mở rộng quy mô, số lượng, đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi
Mở rộng quy mô KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiệnnay thực chất là phát triển KTHCN theo chiều rộng Biểu hiện ở mức tăng sốlượng hộ chăn nuôi mới; phát triển thêm nhiều hộ chăn nuôi trên quy môtrang trại; xây dựng thêm hệ thống chuồng, trại, ao hồ, đầm; tăng thêm đàngia súc, gia cầm bảo đảm hộ chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng ổn định
Việc mở rộng quy mô KTHCN ở huyện Thạch Thất, đó là đầu tư nângcấp, mở rộng năng lực SX,KD của các hộ chăn nuôi hiện có trên địa bànnhằm nâng cao sản lượng, tốc độ tăng trưởng của các hộ chăn nuôi Đồngthời, việc mở rộng qui mô hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất hiện nay còn baohàm cả đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi, mở rộng thị trường cung cấp sảnphẩm và tiêu thụ sản phẩm
Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả và và gia tăng giá trị trong chăn nuôi ở từng hộ gia đình
Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa KTHCN là nội dung rấtquan trọng trong quá trình phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thànhphố Hà Nội hiện nay Bởi vì, chất lượng sản phẩm hàng hóa của chăn nuôi
là nhân tố quan trọng bậc nhất, tạo nên uy tín, thượng hiệu và nâng caotính cạnh tranh trên thị trường Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 25hàng hóa trong chăn nuôi ở huyện Thạch Thất là biện pháp hữu hiệu đểnâng cao hiệu quả trong SX,KD
Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa của KTHCN ở huyện ThạchThất, thành phố Hà Nôi được hiểu là thông qua việc đầu tư vốn, lao động,công nghệ, kỹ thuật của các chủ hộ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm, hàng hóa chăn nuôi lên mức cao hơn trước, nhằm thỏa mãn nhu cầucủa thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ hộ chăn nuôi và mục tiêuKT-XH của địa phương Thực chất là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóaKTHCN ở huyện Thạch Thất hiện nay là phát triển chăn nuôi theo chiều sâu;việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đầu vào và đầu
ra phục vụ sản xuất và đời sống xã hội nông thôn; gia tăng giá trị và phát triểnchăn nuôi với quy trình kỹ thuật, cũng như các công đoạn khác của sản xuấtchăn nuôi bảo đảm, hiệu quả cùng với đó việc xử lý ô nhiễm môi trường trongchăn nuôi và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng củasản phẩm chăn nuôi ở khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu đời sống xã hội
Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng trongchăn nuôi, các hộ chăn nuôi trên địa bàn phải được đào tạo, làm việc có “kỷluật” và ứng dụng KH - CN cao một cách chuyên nghiệp mới có thể tạo ranhững sản phẩm có đủ sức cạnh tranh Phát triển KTHCN phải được tổ chứcliên kết chuỗi hộ chăn nuôi thành tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi Qua đó,nắm quyền quản lý, điều hành các khâu, các bước trong quy trình chăn nuôi;chủ động bố trí kế hoạch sản xuất sản phẩm vật nuôi; chủ động chăm longuồn vốn, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thị trường đầu vào; đầu ra,ứng dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, sàng lọc
và cải tiến kỹ thuật truyền thống phát huy sáng tạo, năng lực nội sinh nângcao năng suất lao động, hiệu quả chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm, tăngtính cạnh tranh trên thị trường
Ba là, xây dựng cơ cấu KTHCN theo hướng hợp lý, bền vững
Trang 26Phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất theo hướng bền vững có cơ cấuhợp lý là nội dung rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nôngthôn của Huyện hiện nay Cơ cấu hộ chăn nuôi hợp lý bền vững sẽ tạo sự cânđối về cơ cấu ngành chăn nuôi ở địa phương phù hợp với tiềm năng, thế mạnh
và phát huy tối đa các nguồn lực, tạo ra sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữacác phân ngành chăn nuôi ở địa phương, vùng được phát triển trên tất cả cácloại hình chăn nuôi lấy thịt, trứng, sữa,… chăn nuôi theo phương thức tựnhiên, phương thức chăn nuôi công nghiệp, phương thức chăn nuôi sinh thái
và giá trị sản phẩm hàng hoá cho thị trường và đời sống xã hội
Thiết lập các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể KTHCN tổ chức hoạtđộng với những quy mô, hình thức khác nhau và xây dựng các mối liên kếtngày càng rộng rãi và bền vững Phát triển KTHCN hợp lý bền vững về cơcấu bao gồm các nội dung chủ yếu sau
* Phát triển hợp lý về loại hình hộ chăn nuôi
Xét trên phạm vi huyện Thạch Thất, chăn nuôi ở các hộ có các phânngành khác nhau, như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản Trong chăn nuôigia súc lại phân thành chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê,… Trong chăn nuôi gia cầmlại phân thành chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng,… các ngành này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau Đồng thời KTHCN ở huyện Thạch Thất không chỉ cómối quan hệ trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi, mà còn có mối quan hệ vớicác loại hình và đơn vị kinh tế khác, như cung ứng vật tư, con giống, chếbiến, thương mại tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, Chính vì thế, KTHCN ởhuyện Thạch Thất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi quá trình pháttriển chăn nuôi phải được phát triển một cách đồng bộ, cân đối nhằm phát huytiềm năng, thế mạnh của Huyện đem lại hiệu quả kinh tế cao Nếu các ngànhchăn nuôi ở Huyện không phát triển một cách đồng bộ, cân đối thì trong hoạtđộng sản xuất chăn nuôi của từng ngành sẽ gặp khó khăn
Trang 27Phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất về cơ cấu ngành cần tập trungphát triển một số phân ngành chủ yếu sau:
Đối với phân ngành chăn nuôi gia súc, cần tập trung vào những vậtnuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, địa hình từng vùng,như trâu, bò, lợn, dê,…
Đối với phân ngành chăn nuôi gia cầm, tập trung vào chăn nuôi những
loại gia cầm có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thời tiết, địa hình củahuyện, như gà ta thả đồi, vịt, ngan, ngỗng,…
Đối với phân ngành chăn nuôi thủy sản, tập trung vào những loại thủy
sản có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện, địa hình của huyện, như baba,
ra về cơ cấu là cần bám sát việc lựa chọn vật nuôi lợi thế theo từng địa
Trang 28phương Trên cơ sở đó, tìm ra các biện pháp tăng năng suất chất lượng sảnphẩm, phát triển chăn nuôi bền vững
1.2.3 Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Quá trình phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nộichịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó nổi lên các yếu tố sau
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thất
Vị trí địa lý: Thạch Thất là huyện phía Tây ngoại thành Hà Nội với
tổng diện tích 184,6 km² với dân số là 201.050 người, gồm 22 xã và 1 thị trấn,trong đó có 3 xã miền núi phân chia thành vùng bán sơn địa và đồng bằng,chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đất đai huyện Thạch Thất đượcchia làm hai vùng chính, vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng, trong
đó đất vùng đồi gò là 20.075 ha bằng 70% diện tích đất toàn huyện, đất vùngđồng bằng là 46,843 ha bằng 30% đất của Huyện; điều kiện về địa lý chophép các hộ trong địa phương có thể đa dạng hóa các mô hình chăn nuôi nhưchăn nuôi tập trung, chăn nuôi thả đồi
Đồng thời, Thạch Thất là nơi có nguồn nước tưới phục vụ sản xuấtnông nghiệp rất thuận lợi: Chủ yếu được cung cấp bởi sông Tích, hệ thốngkênh dẫn Đồng Mô - Ngải Sơn, hệ thống phù sa Bên cạnh đó còn có nguồnnước từ các suối bắt nguồn từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như: suối LinhKhiêu, suối Quan, suối Trắng, các suối này chủ yếu cung cấp nước vào mùamưa Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa
và nhỏ như hồ Tân Xã, Cố Đụng - Tiến Xuân, Hồ Lụa - Yên Bình, Đồng Sổ
- Yên Trung, Với lượng nước mưa trung bình là 1628 mm trong năm, vớinguồn nước mưa như vậy cơ bản đáp ứng cho phát triển sản xuất nôngnghiệp, là nguồn bổ sung cho các ao hồ đầm Đây là điều kiện thuận lợicho các loại cây trồng cung cấp nguồn thức ăn cho đàn gia súc trên địa bàn
và các sinh hoạt khác của nhân dân [29]
Trang 29Về khí hậu: Thạch Thất nằm trong miền khí hậu của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa.Mùa đông khô, lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều; đây là điều kiện cóthể mở rộng đa dạng hóa các loại động vật nuôi Mùa mưa kéo dài từ cuốitháng 4 đến tháng 10 hàng năm Lượng mưa trung bình từ 1.370 - 1.753 mm.Lượng mưa trong mùa mưa tháng 6,7,8 và 9 chiếm tới 75% tổng lượng mưa
cả năm Số giờ nắng trung bình 1.720 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trongtháng là 24 ngày Nhiệt độ trung bình cả năm là 24,2 °C Độ ẩm không khítrung bình trong năm là 84% Khí hậu, thời tiết thuận lợi tạo điều kiện chophát triển công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa, dịch vụ với sự đa dạng, phongphú về làng nghề, cây trồng, vật nuôi [29]
Như vậy, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép phát
triển công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa lợi thế cho sự phát triển cả trồngtrọt và phát triển chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp,phương thức chăn nuôi sinh thái, chăn nuôi tập trung Điều này cho phépKTHCN mở rộng phát triển đa dạng phương thức chăn nuôi Đồng thời,thuận lợi bảo đảm nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tại địa phương và giao lưubuôn bán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn cho các huyện bạn,nhất là trung tâm Thủ đô Hà Nội
Tuy nhiên, điều kiện địa hình thuộc đồi gò bán sơn địa sẽ gặp khókhăn trong việc cung cấp thực phẩm chăn nuôi, các loại hình dịch vụ kỹthuật vào hoạt động Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đóigió mùa nhưng do có tính “cực đoan” của thời tiết gió phía tây nam thổi từLào sang có thời điểm lên tới 39 - 400C mang theo đặc điểm khô, nóng,nắng nóng, nền nhiệt cao Ngược lại, mùa đông lạnh giá nhiều kèm theosương muối Thời điểm rét đậm, rét hại, nền nhiệt xuống dưới 100C Tínhkhông ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết tạo điều kiện cho côntrùng, vi sinh vật hoạt động tác động không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi
Trang 30của từng hộ dân trong năm như cơ cấu vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh gâykhó khăn trong hoạt động chăm sóc vật nuôi
* Điều kiện chính trị KT -XH
Nhân tố chính trị: Huyện Thạch Thất là vùng kinh tế trọng điểm phía
Tây Hà Nội cách trung tâm hành chính của Thủ đô Hà Nội 25 km về phíaTây; có ưu thế đặc biệt so với các huyện, địa phương khác trong thành phố.Huyện được được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền thành phố HàNội chỉ đạo, tập trung đầu tư trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô,quy hoạch một số dự án trọng điểm trên địa bàn: Khu Công nghệ cao HòaLạc, trường Đại học Quốc gia, chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc
- Sơn Tây, sẽ là trung tâm phát triển KH - CN của cả nước Vì vậy ThạchThất có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng các tiến bộ về KH - CN tiên tiến,phát triển KT - XH với nhịp độ cao, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông
- lâm - ngư nghiệp ổn định vững chắc
Cơ chế chính sách: Đảng và Nhà Nước ta có chủ trương đổi mới cơ chế
chính sách trong phát triển nông nghiệp, với Nghị quyết 10 (4/1998) của Bộchính trị BCHTW Đảng khóa VI, đã thừa nhận quyền tự chủ trong SX,KD vàNghị quyết 06 NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị BCHTW Đảngkhóa VIII, xác định Nhà nước có chính sách phát triển KTH gia đình Đặc
biệt khuyến khích các KTH gia đình mở rộng qui mô SX,KD Chính vì vậy,
cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong Huyện có nhiều chủ trương, cơ chế,chính sách, biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề KT - XHphát sinh có liên quan thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn,KTH phát triển Trong tương lai huyện Thạch Thất sẽ phát triển với tốc độcao, môi trường đầu tư được cải thiện, tăng mức đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn, thúc đẩy phát triển KTHCN dễ dàng, thuận lợi Đồng thời, hiệnnay huyện Thạch Thất có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, có nhiều thuận lợitrong việc bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển KTHCN
Trang 31* Thị trường đầu vào, đầu ra của KTHCN Trong nền kinh tế thị trường,
sự phát triển KTHCN chịu sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đó là:chăn nuôi con gì? Chăn nuôi như thế nào? Chăn nuôi cho ai? điều này đều do thịtrường quyết định Thị trường không những quyết định về số lượng mà còn vềchất lượng và cơ cấu sản phẩm của KTHCN Thị trường tác động ảnh hưởngtrực tiếp đến qui mô, số lượng, chất lượng của sản phẩm chăn nuôi Như vậy, sựtác động của thị trường sẽ kích thích các KTHCN thay đổi cách nghĩ, cách làmtạo ra động lực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, ứng dụng KH - CN mới một cáchhợp lý nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong SX,KD
Thạch Thất là địa phương có hệ thống chợ đầu mối trung tâm huyện vàcác chợ nằm trong các xã, thôn là nơi cung ứng thức ăn chăn nuôi với khốilượng lớn, đảm bảo cho cung cấp được trên 80% thức ăn chăn nuôi trên địabàn Cùng với đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn là nơi tiêu thụ sản phẩm chănnuôi nhanh chóng, giải quyết đầu ra cho quá trình chăn nuôi của các hộ
Thị trường đầu vào: Là thị trường của các yều tố đầu vào trong quá trìnhSX,KD của KTHCN như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, congiống, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y Giá cả của các yếu tố đó tác động trựctiếp đến chi phí sản xuất , từ đó ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, mức độ đầu tư,lựa chọn hình thức, lĩnh vực SX,KD của các hộ Với đặc trưng quy mô nhỏ, khóhuy động vốn, nếu có sự biến động giá trên thị trường đầu vào sẽ tác động lớnđến KTHCN; có thể tạo nên thời có, thuận lợi hoặc những khó khăn, cản trở quátrình SX,KD của các hộ chăn nuôi
Thị trường đầu ra: Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của các hộSX,KD Tham gia trên thị trường này, KTHCN với tư cách là người bán, cungcấp các sản phẩm của mình cho xã hội Sự lên xuống giá cả trên thị trường nàyảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi Trong điều kiện mở rộnggiao lưu với cả nước và thế giới, tính chất và dung lượng của thị trường đầu ra ảnhhưởng lớn đến quá trình phát triển của KTHCN Với thị trường rộng lớn, ổn định,cạnh tranh lành mạnh sẽ kích thích KTHCN phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, thu
Trang 32lợi nhuận cao Ngược lại, thị trường hạn hẹp, không ổn định, cạnh tranh thiếu lànhmạnh sẽ hạn chế sự phát triển của các hộ SX,KD.
Kết cấu hạ tầng nông thôn hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phát triển
Huyện Thạch Thất có nhiều trục giao thông quan trọng chạy qua nhưquốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc; quốc lộ 21 điểm khởi đầu tuyếnđường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc, tỉnh lộ 80, 84nối trung tâm Huyện với các huyện lân cận Những năm qua với tốc độ pháttriển nhanh, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và du khách đi lạigiao thương với các địa phương Các xã, thị trấn trong Huyện đã có nhiều cốgắng duy tu bảo dưỡng, mở rộng nâng cấp và xây dựng mới mạng lưới giaothông, đặc biệt là các tuyến đường liên xã, liên thôn đường ô tô đến tận trungtâm Hệ thống giao thông nông thôn đã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá phục
vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của bà con cư dân, tạo thuận lợi cho việcgiao lưu phát triển kinh tế, thương mạị, vận chuyển hàng hóa chăn nuôi đi cácđịa phương khác, giải quyết được thị trường đầu ra sản phẩm chăn nuôi cho
hộ kinh doanh chăn nuôi Tuy nhiên, do mạng lưới giao thông dày đặc, nếukhông kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ nhiễm dịch, mang mầm bệnh từ các nơikhác đến địa phương bằng con đường giao thông là rất dễ xảy ra Điều nàycần có sự quan tâm của chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho các hộ chănnuôi chăm sóc, ổn định sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm
* Hội nhập quốc tế: Việc nước ta tham gia WTO, TPP cũng đặt ra
nhiều thách thức rất lớn cho phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thànhphố Hà Nội Sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽngay tại thị trường Hà Nội trên nhiều lĩnh vực Trong khi đó, xuất phát điểmcủa ngành chăn nuôi còn thấp, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít lại chịu
sự tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản và nguy cơ thấtnghiệp của một hộ chăn nuôi có xu hướng gia tăng; khoảng cách giàu nghèo
và chênh lệch mức sống dẫn đến những yếu tố bất ổn định xã hội nông thôn
có chiều hướng gia tăng Mặt khác, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, lợi
Trang 33dụng quá trình đó tập trung chống phá trên mọi lĩnh vực; tập trung phát triểnkinh tế nhưng Thạch Thất phải dành nhiều thời gian để không ngừng chăm lođảm bảo an ninh, ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên còn có những khó khăn trở ngại chính
Khu vực đô thị, trung tâm Hà Nội, có sức thu hút và hấp dẫn rất lớn, đang trởthành nơi hội tụ dòng di cư tự do đối với lực lượng lao động có kỹ năng nghềnghiệp cao, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ và kinhnghiệm Nếu huyện Thạch Thất không có cơ chế sử dụng nhân lực mang tính cạnhtranh thì nạn “chảy máu chất xám”, sẽ là hiện thực ảnh hưởng đến quá trình pháttriển trong tương lai, cả về kinh tế lẫn bảo đảm nguồn nhân lực trên địa bàn; mặt
khác còn phải đối diện với mức gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội
Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, đã làm cho diện tích đất canh tácgiảm nhanh, trong khi bình quân ruộng đất đầu người hiện đã rất thấp, phân bốlại manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệphàng hoá, quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung Quá trình đô thị hoá cũngđang làm xuất hiện tình trạng chia cắt hệ thống tiêu thoát nước, qua đó gây áplực rất lớn cho việc tiêu, thoát nước, trong khi phần lớn chưa được xử lý, gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ cộng đồng
Tập quán sản xuất chăn nuôi theo quy mô nhỏ, ngắn hạn, manh mún,
tự phát, tư duy cạnh tranh kém; kỹ thuật giản đơn, chủ yếu dựa vào tự nhiên
và tập quán kiến thức chủ nghĩa kinh nghiệm bản địa, điều đó dẫn đến việcxây dựng mô hình chăn nuôi trên quy mô lớn rất khó hoạt động Đặc tính nàytrực tiếp hạn chế đến khả năng đầu tư mở rộng SX,KD
Các tệ nạn cưới xin, ma chay, cúng bái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài
là những tập tục mang tính phổ biến rất tốn kém của cư dân nông thôn trênđịa bàn huyện, là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng “an phận” sợ rủi ro, né tránhkhó khăn, phức tạp, kìm hãm ý chí vươn lên làm giàu trong nền kinh tế thịtrường
Sự kết cấu trong cộng đồng gia đình, làng, xã đã tạo ra sự khép kín trongđời sống kinh tế, hạn chế sự mở mang quan hệ xã hội, do đó kìm hãm sự phát
Trang 34triển KTHCN Như vậy, cả trong hiện tại và tương lai, nếu xét cụ thể từng địaphương thì có khó khăn riêng, nhưng nhìn tổng thể có thể khẳng định: Pháttriển KTHCN ở huyện Thạch Thất thuận lợi là cơ bản, những thách thức vàkhó khăn sẽ từng bước được hạn chế trong quá trình đổi mới phát triển
*
Kinh tế hộ chăn nuôi là một ngành của kinh tế nông nghiệp Tuy mớiđược quan tâm trong những năm gần đây, nhưng thực tế đã chứng minh,KTHCN giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhất là nôngnghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại KTHCNtham gia vào quá trình chuyển đổi cơ chế sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi
mô hình chăn nuôi, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển KTHCN là cầunối giữa ngành chăn nuôi với các yếu tố của thị trường, làm cho quá trình sảnxuất đạt được hiệu quả, lưu thông các sản phẩm hàng hóa chăn nuôi diễn rathuận lợi
Chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong quá trình CNH,HĐH Tăng đầu tư cho KTHCN là đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn Sự phát triển KTHCN ở huyện ThạchThất thành phố Hà Nội được tập trung ở các vấn đề trọng yếu: Gia tăng sốlượng, chất lượng, đa dạng hóa các loại hình và mở rộng quy mô hoạt độngsản xuất chăn nuôi; mở rộng quy mô thị trường; nâng cao chất lượng, hiệuquả; hình thành cơ cấu về chủ thể và loại hình chăn nuôi theo hướng tiến bộ
hợp lý Phát triển KTHCN là hết sức cần thiết, góp phần đưa kinh tế nông
nghiệp của Huyện phát triển đồng thời cũng là đưa nền nông nghiệp Thủ đôvững bước đi lên
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CHĂN NUÔI
Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thành tựu, hạn chế phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
2.2.1 Những thành tựu chủ yếu đạt được trong phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội thời gian qua
Nhìn lại những năm qua KTHCN phát triển tương đối đồng đều cả sốlượng; chất lượng; cơ cấu; đạt được một số kết quả chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ngày càng gia tăng về số lượng, sản lượng.
Cùng với xu hướng phát triển chung chăn nuôi của Thành phố Hà Nội,KTHCN ở huyện Thạch Thất giai đoạn 2010 đến nay có sự thay đổi theo hướng
đa dạng, trong đó nổi lên hộ chăn nuôi quy mô lớn có xu hướng tăng nhanh
Bảng 2.1 Sự gia tăng về số lượng hộ làm kinh tế chăn nuôi qui mô trang trại
(Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, năm 2015)
Theo số liệu bảng 2.1: Cho thấy, từ năm 2010 đến 2015, trong lĩnh vựcsản xuất chăn nuôi của huyện Thạch Thất, số lượng hộ chăn nuôi đã gia tăngđáng kể, đều qua các năm Năm 2010 có 14 hộ, đến 2015 có 179 hộ, tăng 165
hộ Các hộ chăn nuôi đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều hành sảnxuất tự chủ tập trung, bước đầu đảm bảo về hình thức chăn nuôi, mô hình liêndoanh liên kết KTHCN của huyện Thạch Thất có sự tăng nhanh Trong đó 57
Trang 36hộ chăn nuôi lợn, 34 hộ chăn nuôi gia cầm, 13 hộ chăn nuôi trâu bò, 40 hộchăn nuôi dê, 35 hộ chăn nuôi lợn rừng [59, tr.3].
Về sản lượng chăn nuôi:
Bảng 2.2 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi trong KTH
(Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê huyện Thạch Thất, năm 2015)
Theo số liệu bảng 2.2 cho thấy, từ năm 2010 đến 2015, sản lượngtrong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi của các hộ ở huyện Thạch Thất tăng, nhưsản lượng thịt trâu hơi, thịt bò hơi, thịt lợn hơi tăng
Về sự gia tăng các mô hình chăn nuôi
Cùng với sự gia tăng về số lượng hộ chăn nuôi, trên địa bàn Huyện xuấthiện ngày càng nhiều mô hình hộ chăn nuôi mới Nếu năm 2010, các hộ chănnuôi trên địa bàn chủ yếu hoạt động theo mô hình truyền thống là chăn nuôi cáthể, độc lập nhằm mục đích khai thác giá trị lấy thịt và sữa, thì đến năm 2015
đã xuất hiện nhiều mô hình hộ chăn nuôi mới, như mô hình hộ chăn nuôichuyên cung cấp giống cho năng suất cao, như: mô hình sind hóa đàn bò, zebuhóa đàn bò, nuôi gà siêu trứng, nạc hóa đàn lợn… mô hình chăn nuôi tập trungliên doanh, liên kết giữa hộ chăn nuôi với các công ty chuyên sản xuất thức ăncho gia súc, gia cầm, công ty cung ứng con giống
Mô hình hộ chăn nuôi chuyên cung cấp giống bò
Từ năm 2010 đến nay, đã xuất hiện các mô hình thụ tinh nhân tạo bò bằngtinh bò Brathman, Droghmaster và bò BBB (Bò Blanc Blue Belge) là giống bò
Trang 37thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bòShorthorn được triển khai rộng khắp ở 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện gópphần tăng năng suất, chất lượng đàn bò thịt và đem lại hiệu quả kinh tế cao chongười chăn nuôi Sau quá trình tham gia thực hiện dự án bò thịt BBB, đến naytoàn huyện đã có 943 con bê BBB được sinh ra Qua đánh giá cho thấy, bê sinh
ra có trọng lượng sơ sinh bình quân từ 28 - 32 kg, lớn hơn so bê khác cùng lứa từ
5 - 10 kg, bê ăn khỏe, lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi tại địaphương, tăng trọng từ 0,7 - 01 kg/ngày, giá bán bê ở 6 tháng tuổi cao hơn bêkhác cùng lứa tuổi từ 3 - 4 triệu đồng/con, chất lượng thịt thơm ngon và đượcngười tiêu dùng ưa chuộng [29]
Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu tại các xã Cẩm Yên, Lại Thượng, Hương Ngải,Bình Yên, Kim Quan, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Tiến Xuân vớiquy mô trung bình từ 5 - 6 con/hộ Với những mô hình có quy mô từ 10 - 20con/hộ sẽ cho thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm Trâu được nuôi chủ yếu ở 3
xã miền núi, tổng đàn trâu trên địa huyện là 4.025 con (riêng 3 xã miền núi là2.973 con), Tuy nhiên, chăn nuôi trâu bò đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, trongkhi các hộ nông dân chưa có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, vì vậy việc hỗ trợcủa nhà nước về nguồn vốn, kỹ thuật để nhân rộng mô hình là rất cần thiết [29]
Mô hình KTHCN lợn: Chăn nuôi lợn phát triển theo xu thế nạc hoá với
quy mô vừa và lớn, đã hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung xa khudân cư để xoá dần phương thức chăn nuôi tận dụng, xen kẽ, quy mô nhỏ, năngsuất, chất lượng thấp và ô nhiễm môi trường Chăn nuôi lợn tập trung theo môhình trang trại xa khu dân cư đang được đầu tư phát triển theo hướng sản xuấthàng hoá, áp dụng KH - CN cao và đảm bảo an toàn dịch bệnh Trên địa bànhuyện có 50 trang trại chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư với quy mô từ
700 - 4.000 con/trang trại, trong đó có 46 trang trại chăn nuôi gia công cho
Trang 38công ty cổ phần của nước ngoài và một số doanh nghiệp liên doanh khác, cònlại 4 trang trại là tự đầu tư [phụ lục 2].
Về chăn nuôi lợn rừng: Lợn rừng dễ nuôi, ăn tạp, sức đề kháng tốt, ít
bệnh tật, giá bán ra khá cao và ổn định Do đó, mô hình nuôi lợn rừng ngàycàng phổ biến trong các hộ chăn nuôi Cho đến nay, trên địa bàn huyện có 32
hộ nuôi lợn rừng với quy mô từ 10 - 10.000 con/mô hình, cho thu nhập từ 100triệu đồng/năm/mô hình trở lên, chủ yếu nuôi tại các xã Yên Bình, Tiến Xuân,Thạch Hòa, Yên Trung, Đại Đồng, Cẩm Yên Tiêu biểu là hộ chăn nuôi trangtrại lợn rừng Hoa Viên với quy mô trên 10.000 con kết hợp nuôi giun quế làmthức ăn cho gia súc, gia cầm và phân bón hữu cơ cho rau an toàn ở xã YênBình cho thu nhập 8-10 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm và tăngthu nhập cho lao động địa phương [59, tr.3]
Mô hình nuôi lợn thương phẩm bằng thức ăn sinh học (30 con/hộ) đượcthực hiện tại xã Kim Quan cho kết quả tốt, tiêu tốn thức ăn và tăng trọngtương đương các loại thức ăn hỗn hợp bán sẵn, giúp giảm thiểu ô nhiễm môitrường, lợn khỏe, ít bệnh tật, sản phẩm thịt lợn thơm ngon, đảm bảo khôngtồn dư kháng sinh, hoormon, salmonella, nhất là giá bán cao hơn giá thịt lợnkhác trên thị trường từ 3.000 - 5.000đ/kg hơi [phụ lục 3]
Mô hình KTHCN gà thịt thương phẩm và gà đẻ trứng: Những năm gần
đây do làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện không códịch bệnh lớn xảy ra; đàn gia cầm vẫn duy trì, phát triển tốt và có xu hướngtăng nhanh Nhiều mô hình chăn nuôi chăn nuôi gia cầm thịt, gia cầm sinh sảncho hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi gà trắng thương phẩm cho công
ty CP ở xã Thạch Hòa với quy mô 20.000 con/lứa; các mô hình chăn nuôi gà
đẻ trứng tại xã Đồng Trúc với quy mô 10.000 con/mô hình, cho sản lượng 2,7triệu quả trứng/mô hình/năm, đạt doanh thu 4,4 tỷ đồng/mô hình/năm; môhình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học với quy mô 300 - 1.000 con/hộ
Trang 39tại các xã: Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc và Thạch Hòa đã cho lợi nhuận trong
5 tháng nuôi từ 8 - 25 triệu đồng/hộ [phụ lục 4]
Mô hình KTHCN dê: Hiện nay trên thị trường, thịt dê được người tiêu dùng
ưa chuộng và có giá trị cao; nhiều hộ gia đình ở các xã Thạch Hòa, Cần Kiệm, TiếnXuân, Yên Bình, Yên Trung đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê thịt, dê sinh sản theophương thức chăn thả tự nhiên, tận dụng nguồn thức ăn xanh sẵn có Theo thống kê,tổng đàn dê trên địa bàn huyện có 1.035 con, với 35 hộ chăn nuôi Tuy bước đầu các
mô hình đã cho hiệu quả, song chưa phát triển tương xứng với tiềm năng về điều kiện
tự nhiên của Huyện Chính vì vậy, năm 2015 với sự giúp đỡ của Huyện về kinh phí,
tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê và hỗ trợ 50 % tiền mua dê giốngnhằm cải tạo đàn dê cho các hộ chăn nuôi dê của 3 xã miền núi Tiến Xuân, YênBình, Yên Trung Đến nay các mô hình chăn nuôi dê vẫn được duy trì và mở rộngthêm quy mô đàn từ 10 - 20 con/ mô hình lên 30 - 100 con/ mô hình [59, tr.4]
Mô hình KTH nuôi trồng thủy sản: Quy mô nuôi trồng thủy sản tăng cả
về năng suất và sản lượng qua các năm Diện tích thủy sản năm 2015 là 620
ha tăng lên 10 ha so với năm 2013, sản lượng đạt 2.125 tấn, tăng 225 tấn sovới năm 2013 Hộ nuôi trồng thủy sản luôn được quan tâm đầu tư theo hướngthâm canh và bán thâm canh cao, cơ cấu sản phẩm đa dạng phong phú, ngoàicác loại cá truyền thống như: mè, trôi, trắm, chép, Các giống có giá trị hànghóa như: ba ba, lươn, cá diêu hồng, rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, cá Chimtrắng, đã được đầu tư phát triển ở hầu hết các xã, thị trấn với kỹ thuật nuôicông nghiệp và bán công nghiệp nên hiệu quả từ nuôi trồng thủy sản ngàymột tăng cao Một số mô hình nuôi thủy đặc sản như: Mô hình hộ nuôi cáLăng với quy mô 01 ha tại xã Hương Ngải cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập
từ 300 - 320 triệu đồng/ha/vụ; mô hình hộ nuôi ba ba và ếch với quy mô 1 hađang triển khai thực hiện tại xã Phú Kim, có giá trị kinh tế cao, ít bệnh tật vàchưa được nuôi đại trà nên đây sẽ là mô hình cho hiệu quả cao [59, tr.3]
Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, số lượng hộtham gia chăn nuôi của huyện Thạch Thất có sự gia tăng đáng kể, cả về sốlượng hộ và số lao động tham gia Hơn nữa, sự gia tăng số lượng hộ diễn ra
Trang 40tương đối đồng đều trên các địa bàn của huyện Cùng với sự gia tăng về sốlượng hộ, số lao động, số vốn đầu tư bình quân của KTHCN có sự gia tăngđáng kể Năm 2010, số vốn bình quân của một hộ sản xuất, kinh doanh đạt82,5 triệu đồng/ hộ, đến 2015, số vốn bình quân trên hộ đạt đạt 150 triệuđồng/hộ [59, tr.3]
Tổng đàn gia súc, gia cầm tính đến tháng 12/2016 được duy trì pháttriển ổn định; đàn trâu bò đạt 9.559 con; sản lượng thịt trâu, bò đạt 690 tấn;đàn lợn trên 02 tháng tuổi đạt 112.000 con; sản lượng thịt lợn đạt 15.300 tấn;đàn gia cầm đạt 1.000.000 con; sản lượng thịt gia cầm đạt 5,803 tấn Giá trịsản xuất ngành chăn nuôi đạt 757.676 triệu đồng, bằng 103,5% kế hoạch năm;chiếm tỷ trọng 54,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp [59, tr.3]
Hai là, KTHCN có sự chuyển biến tích cực về trình độ KH-KT, chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên
Sự phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội với các
mô hình liên doanh, liên kết đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực: đất đai, vốn, lao động trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá tạo ranhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội Trong thời gianqua việc ứng dụng KH - CN tiên tiến được các KTHCN ở địa bàn Huyện chútrọng đầu tư
Theo báo cáo của phòng Kinh tế Huyện đến năm 2015 có trên 70% các
hộ chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn đã đầu tư, ứng dụng trang thiết bị hiệnđại vào sản xuất chăn nuôi như: hệ thống máng tự động, máy cắt cỏ, máy chếbiến thức ăn dạng viên, máy cắt cỏ, máy vắt sữa,… không chỉ góp phần làmtăng năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi mà còn đạt được các yêu cầu về vệsinh an toàn thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Thành phố về việc nâng cao giá trị sản xuất trên đơn
vị diện tích đất chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân,
… hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, trong những năm qua,