Phát triển kinh tế hộ chăn nuôi hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 65 - 66)

vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Đây là quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển KTHCN gắn với thực hiện mục tiêu phát triển KT – XH địa phương ở huyện Thạch Thất. Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả SX,KD của KTHCN. Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu phát triển hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất không chỉ hướng tới mục tiêu mở rộng qui mô, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm trong SX,KD của các hộ chăn nuôi, mà còn hướng tới các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và tăng cường quốc phòng - an ninh và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030. Thự hiện quan điểm phát triển KTHCN hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn có ý nghĩa to lớn trong thực hiện chiến lược phát triển KT - XH của huyện. Phát triển KTHCN hướng tới phát triển toàn diện, tạo công ăn việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng tăng lên. Từ thực trạng phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất vừa qua cho thấy đã nảy sinh nhiều vấn đề thiếu bền vững, không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ, môi trường bị ô nhiễm. Quán triệt quan điểm này, huyện Thạch Thất cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, phát triển KTHCN hướng đến mục tiêu bền vững về kinh tế. Thực hiện yêu cầu này, huyên Thạch Thất cần chuyển đổi KTHCN theo hướng phát

triển những sản phẩm chăn nuôi có chất lượng, giá trị gia tăng cao; có ưu thế cạnh tranh trên thị trường; các dự án đầu tư vào KTHCN phải đảm bảo mục tiêu bền vững khai thác tốt các thế mạnh, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực của Huyện. Đồng thời, các hộ chăn nuôi có sự ổn định, tốc độ tăng trưởng hiệu quả cao SX,KD, thực hiện sự nộp thuế theo qui định của pháp luật.

Hai là, phát triển KTHCN bảo đảm về môi trường. Trong quá trình phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất phải bảo đảm sử dụng hiệu quả bền vững về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nước, không khí,... Thu gom và xử lý chất thải, nước thải từ các hộ chăn nuôi; triệt để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều hộ chăn nuôi trên huyện Thạch Thất hiện nay.

Ba là, phát triển KTHCN phải gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Phát triển KTHCN phải hướng tới mục tiêu xóa đói giải nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiên đời sống xã hội, nhất là các xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w