Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 51 - 57)

hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Nguyên nhân của thành tựu * Nguyên nhân khách quan

Một là, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò của KTHCN, kinh tế hộ trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. KTHCN là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho KTHCN phát triển. Đặc biệt, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 đã xác định KTH là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992; Luật Doanh nghiệp (2005) đã khẳng định: Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với quy mô để hộ chăn nuôi có thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo pháp luật. Theo đó, KTHCN thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn.

Thạch Thất là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát của Đảng và Nhà nước; sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả của các Ban, Ngành và sự ủng hộ trực tiếp của Huyện và Thành phố. Sự quan tâm đó đã được thể hiện trong Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XVI của thành phố Hà Nội; Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XXIII của huyện Thạch Thất. Đã phê duyệt Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH, Quy hoạch chung, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm ở huyện Thạch Thất… Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng để làm nền tảng cho Huyện xây dựng các chương trình, đề án phát triển KT-XH nói chung và KTHCN của Huyện trong thời gian qua. Nhận thức được vai trò quan trọng KTHCN đối với phát triển KT – XH trên địa bàn, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền huyện Thạch Thất đã thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình kinh tế này phát triển: Huyện ủy tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, chú trọng phát triển các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, hoàn thành 06 đợt vệ sinh khử trùng tiêu độc, 02 đợt tiêm phòng đại trà và các đợt tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm đạt 100 % kế hoạch Thành phố giao; làm tốt công tác kiểm soát, giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và giám

sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, do đó trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh lớn trên gia súc, gia cầm; chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh và ổn định [59, tr.2].

Hai là, Thạch Thất là địa bàn có nhiều tiềm năng, lợi thế cho KTHCN phát triển

Huyện Thạch Thất có nhiều tiềm năng, lợi thế so với nhiều địa phương khác, bởi vì Thạch Thất là huyện ở thành phố Hà Nội, là trung tâm KH - CN, giáo dục - đào tạo của cả nước; trong nhiều năm liên tục Hà Nội đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề; các công trình, đề tài khoa học được thử nghiệm và ứng dụng, chuyển giao KH - CN cho sản xuất chăn nuôi. Với những cơ hội tốt này đã được khai thác triệt để các chủ hộ chăn nuôi nhanh chóng tiếp thu KH - CN nâng cao hiệu quả hoạt động SX,KD.

Trong những năm qua, Thạch Thất luôn có mức tăng trưởng kinh tế cao, tăng trưởng liên tục, trở thành trung tâm lớn về kinh tế, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt 1.444.262 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 5,59%/năm [17, tr.8]. Tình hình thị trường ổn định, giá cả một số sản phẩm chăn nuôi không có biến động lớn, lượng hàng hóa dồi dào. Chủ trương kết nối giữa ngân hàng và các hộ kinh doanh được phát huy; dòng vốn được lưu thông giải quyết việc thiếu vốn cho nhiều hộ chăn nuôi. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ ở các phòng, ban, ngành… tạo niềm tin cho các hộ chăn nuôi phát triển ổn định của huyện. Lãi suất ngân hàng trong năm qua ở mức hợp lý… tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng SX,KD. Những yếu tố đó là lợi thế, điều kiện, nguyên nhân cơ bản cho phát triển KTHCN trên địa bàn.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm đầu tư cho KTHCN phát triển. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức sâu sức các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp hàng hóa nói chung; xác định việc phát triển KTHCN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ hiện đại, nên đã tăng cường

công tác lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát việc tổ chức thực hiện phát triển KTHCN. Đảng ủy, UBND Huyện đã có những chủ trương, giải pháp phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động phát triển KTHCN. Các chủ trương đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các hạng mục hạ tầng KT - KT; cho vay vốn đến hộ chăn nuôi, hỗ trợ lãi suất mua con giống, vật nuôi, thuốc thú y; khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng... đã tạo nên nên các sản phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phú ở địa phương.

Hai là, sự nỗ lực, cố gắng của chính các chủ thể KTHCN

Trên cơ sở đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Thành phố và huyện Thạch Thất: các hộ chăn nuôi không ngừng nỗ lực vươn lên, đổi mới phương thức hoạt động mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô SX,KD.

Trong điều kiện sản xuất chăn nuôi còn nhiều khó khăn, song các KTHCN đã rất chủ động, sáng tạo tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện hiện có, biết phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có để sản xuất chăn nuôi tạo ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường. Không nóng vội chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi bằng nguồn vốn đi vay với lãi suất cao để SX,KD.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song các KTHCN với bản chất cần cù, chịu khó, ý chí vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình; đã có nhận thức tương đối đầy đủ về vị trí, vai trò của KTHCN; từ đó biết phát huy tối đa nội lực, tự đầu tư vốn, lao động, KH - CN,... tranh thủ ngoại lực: Sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp,... tổ chức tiến hành các hoạt động chăn nuôi có hiệu quả; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân ở địa phương, song vẫn chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước.

2.2.1.2. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trong quá trình phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu như sau:

Một là, nhận thức và xây dựng quy hoạch phát triển KTHCN của lãnh đạo và chính quyền các cấp ở địa phương còn yếu; quan hệ giữa các cấp chính quyền ở địa phương đối với phát triển KTHCN chưa thực sự là quan hệ “hai chiều”, trong quá trình phát triển chăn nuôi ở nhiều địa phương cách làm còn đơn điệu, chưa tạo sự liên kết kinh tế giữa các vùng và từng địa phương; việc chính quyền nghe hộ dân cùng tháo gỡ những khó khăn chưa trở thành nề nếp.

Hai là, một số chính sách chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ, chậm được điều chỉnh bổ sung. Do đó, quá trình triển khai thực hiện chậm được cụ thể hoá, chưa thật sự đi vào thực tế cuộc sống, KTHCN chưa được hoàn toàn bình đẳng với các thành phần kinh tế khác về các điều kiện hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy phát triển không gắn với quy hoạch phát triển KT - XH từng ngành, từng điạ phương như hỗ trợ về vốn, KH - CN cho KTHCN; chưa tạo điều kiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa dân cư; việc trợ giúp về thị trường và thông tin về thị trường cho hộ chăn nuôi còn hạn chế; bảo hiểm cho hộ chăn nuôi chưa được coi trọng... Vì vậy, trong nhiều năm qua KTHCN trên địa bàn phát triển còn ở mức độ nhất định; cho nên chưa tạo được động lực lợi ích khuyến khích trực tiếp sự phát triển của KTHCN.

Ba là, hoạt động thông tin, tuyên truyền về phát triển KTHCN trên địa bàn chưa đa dạng; công tác tổng kết, giới thiệu và quảng bá sản phẩm chăn nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, thương hiệu địa phương chưa được chú trọng; việc sản xuất, chế biến tiêu thụ chưa kịp thời. Do vậy, những hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Một bộ phận hộ chăn nuôi, người lao động còn thiếu nhạy bén, lúng túng, chưa thích nghi được với những đòi hỏi ngày càng cao của cơ chế thị trường, tính rủi ro cao, khả năng đầu tư của KTHCN còn thấp.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát của các chủ thể KTHCN. Do tính tự phát của chủ hộ chăn nuôi thường tự đầu tư,

tiến hành chăn nuôi mang tính tự phát nên một số loại hình hộ chăn nuôi không được tổ chức cơ bản. Hoạt động chăn nuôi theo trào lưu cũ mang tính thời vụ, nặng về kinh nghiệm nên muốn tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu, các bước của quá trình sản xuất chăn nuôi... Điều đó dẫn tới một số loại hình hộ chăn nuôi hoạt động không hiệu quả chưa biết khai thác lợi thế của chính mình, gia đình mình, địa phương mình để vươn lên, không mở rộng quy mô, nâng cao trình độ kiến thức hoạt động chăn nuôi, chậm đổi mới, chậm tiếp cận với tiến bộ KH - CN, nên nhiều hộ chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cách thức hoạt động, chất lượng sản phẩm vật nuôi kém.

Hai là, các chủ thể KTHCN chưa khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi. Thạch Thất là huyện đang phát triển, các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội đang ngày một nâng cao. Tuy nhiên, lao động, vốn, KH - CN để đầu tư cho phát triển KTHCN trên địa bàn Huyện còn khó khăn. Sự phát triển tập trung chủ yếu ở trung tâm Huyện và các vùng lân cận. Một số địa phương trung du, miền núi điều kiện để phát triển KTHCN nhưng các nguồn lực về vốn, KH - CN, cơ sở vật chất kĩ thuật, con người....còn có những hạn chế nhất định. Nhiều nơi kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy đã được cải thiện, nâng cấp, nhưng còn chậm; hệ thống đường giao thông nông thôn đã xuống cấp, chưa được cải tạo… [17, tr.27]. Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn chưa trở thành “giá đỡ” trụ vững cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động phát triển KTHCN.

Ba là, hầu hết các hộ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, vốn ít và tình trạng thiếu vốn là phố biến, từ đó dẫn đến sự hạn chế trong đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào chăn nuôi chưa được các hộ triển khai rộng rãi, nhất là khâu chọn giống và xử lý dịch bệnh. Khả năng nắm bắt thị trường và nhận thức, hiếu biết về kiến thức và kỹ năng quản lý, chăm sóc vật nuôi tính rủi ro cao, khả năng đầu tư của KTHCN còn thấp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w