Tăng cường bảo đảm nguồn nhân lực; ứng dụng thành tựu KH-CN mới trong chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 72)

KH-CN mới trong chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao

Nguồn nhân lực và KH-CN là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được, mang tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, KTHCN nói riêng. Do đó, KTHCN ở huyện Thạch Thất chỉ có thể phát triển tốt khi yếu tố nguồn nhân lực và ứng dụng KH-CN được tăng cường, bảo đảm cho sự phát triển đó.

Khoa học - công nghệ cùng hệ thống cơ sở vật chất là những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hoá; đồng thời, cũng là điều kiện tiền đề nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăn nuôi. Ứng dụng những thành tựu KH - CN, kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động chăn nuôi là giải pháp có tính đột phá, tạo sức bật cho phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất.

Trong quá trình phát triển KTHCN, KH - CN có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố không thể thiếu; việc ứng dụng KH - CN là một trong những nhân tố giữ vị trí trung tâm, kết nối các nguồn lực và giữ vai trò quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo ra sự chuyển biến về năng suất chất lượng sản phẩm trong SX,KD trong các hộ chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm sạch có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đồng thời việc ứng dụng KH - CN còn giải quyết được vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng KH - CN với sản xuất

chăn nuôi, để triển khai và ứng dụng hiệu quả KH - CN vào phát triển KTHCN đạt chất lượng hiệu quả cần thực hiện tốt nội dung sau:

Một là, mở rộng quy mô và đa dạng hóa hình thức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho KTHCN phát triển

Phát triển nguồn nhân lực cho KTHCN ở huyện Thạch Thất hiện nay cần phải chú ý tới phát triển toàn diện trên cả ba yếu tố đó là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Về số lượng, số lượng nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động trong huyện có khả năng cung cấp cho hoạt động của KTHCN. Số lượng nhân lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển của KTHCN, nếu số lượng quá ít so với nhu cầu thì sẽ dẫn đến tình trạng KTHCN không phát triển được. Ngược lại nếu số lượng lao động lớn hơn nhu cầu thì sẽ dẫn đến không đủ việc làm. Cho nên, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển KTHCN phải trên cơ sở phát triển hợp lý về số lượng, đây chính là cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Về chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực KTHCN ở huyện Thạch Thất vừa qua còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của SX,KD; hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng với yêu cầu phát triển của KH-CN trong các lĩnh vực SX,KD cần ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho KTHCN cần tập trung nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động trong các hộ. Về cơ cấu nguồn nhân lực, trong quá trình phát triển KTHCN, việc bố trí cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với quá trình phát triển của SX,KD là việc làm hết sức cần thiết. Theo đó, cơ cấu nguồn nhân lực được xét trên ba yếu tố cơ bản đó là cơ cấu trình độ, cơ cấu theo ngành nghề và cơ cấu vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nguồn nhân lực cũng phải được chuyển dịch cho phù hợp. Đào tạo nguồn nhân lực cho KTHCN ở huyện Thạch Thất hiện nay cần phải tính toán khoa học, chi tiết và cụ thể về tất cả các mặt như cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng một cách hợp lý.

Hai là, nâng cao năng lực ứng dụng KH-CN của ngành nông nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức cho hộ chăn nuôi.

Cần phát huy tốt đội ngũ cán bộ khoa học có thâm niên công tác trong ngành nông nghiệp, ứng dụng chuyển giao KH - CN về lai tạo các giống vật nuôi cho năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế cao. Phát triển đội ngũ cán bộ KH - CN có chất lượng chuyên môn cao về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi theo hướng công nghiệp trong toàn địa bàn của Huyện, dựa trên cơ sở hệ thống đào tạo của Thành Phố. Bên cạnh đó nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích các hộ chăn nuôi tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ trong sản xuất chăn nuôi, tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi trong toàn Huyện phát triển.

Cần coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ chuyên môn hiện có, tiếp tục đào tạo mới các kỹ sư có chuyên môn về chăn nuôi có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên, nhằm tăng cường cho các xã và địa phương trong toàn Huyện, phát huy trí tuệ của đội ngũ chuyên môn áp dụng KH - CN mới vào trong sản xuất chăn nuôi. Có cơ chế chính sách thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về làm việc và giúp đỡ các hộ chăn nuôi để các hộ chăn nuôi có điều kiện tiếp thu kiến thức mới phục vụ trong SX,KD.

Bồi dưỡng kiến thức cho các hộ chăn nuôi và người lao động trên địa bàn của Huyện là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng các tiến bộ KH - CN vào trong sản xuất chăn nuôi cho năng suất chất lượng cao. Bởi vì, để KH - CN trở thành sức mạnh và lực lượng sản xuất trực tiếp nó thấm vào cách nghĩ, cách làm của người lao động. Do vậy, việc bồi dưỡng kiến thức về KH - CN trong sản xuất kinh tế hộ chăn nuôi thông qua các hình thức như: phổ biến về kiến thức quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi mới, tập huấn, tham quan một số KTHCN điển hình, chuyên giao công nghệ, tổng kết kinh nghiệp ứng dụng vào thực tiễn. Cùng với đó cần mở rộng và tuyên truyền sâu rộng đến các hộ trong sản xuất chăn nuôi hướng dẫn họ tham gia tích cực áp dụng KH - CN vào hoạt động bảo vệ môi trường.

Ba là, Ứng dụng KH-CN lai tạo các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương.

Phòng kinh tế huyện đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu đã ứng dụng KH - CN hiện đại vào trong việc lai tạo các con giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả giá trị kinh tế cao đưa vào chăn nuôi như: lợn rừng, lợn 2 máu, 3 máu, dê bách thảo,… ứng dụng KH - CN trong chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, xử lý môi trường, dần loại bỏ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp và an toàn sinh học trong sản xuất chăn nuôi.

Nghiên cứu và phổ biến một số kiểu chuồng chăn nuôi cho phù hợp các giống vật nuôi tùy theo từng địa phương, nhằm kiểm soát khống chế dịch bệnh như kiểu chuồng chăn nuôi khép kín với hệ thống ăn uống tự động hoàn toàn và chuồng hở nuôi nhốt có sử dụng các thiết bị tiến bộ khoa học.

Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng KH - CN, công nghệ tự động, công nghệ sinh học vào trong phát triển đàn lợn giống, lợn thịt, lợn rừng chất lượng cao nhằm phục vụ cho xuất khẩu, nhân rộng các phương pháp nuôi gia cầm, an toàn và ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w