Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ chăn nuôi ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 28 - 35)

huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Quá trình phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó nổi lên các yếu tố sau.

* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thất

Vị trí địa lý: Thạch Thất là huyện phía Tây ngoại thành Hà Nội với tổng diện tích 184,6 km² với dân số là 201.050 người, gồm 22 xã và 1 thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi phân chia thành vùng bán sơn địa và đồng bằng, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất đai huyện Thạch Thất được chia làm hai vùng chính, vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng, trong đó đất vùng đồi gò là 20.075 ha bằng 70% diện tích đất toàn huyện, đất vùng đồng bằng là 46,843 ha bằng 30% đất của Huyện; điều kiện về địa lý cho phép các hộ trong địa phương có thể đa dạng hóa các mô hình chăn nuôi như chăn nuôi tập trung, chăn nuôi thả đồi.

Đồng thời, Thạch Thất là nơi có nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi: Chủ yếu được cung cấp bởi sông Tích, hệ thống kênh dẫn Đồng Mô - Ngải Sơn, hệ thống phù sa. Bên cạnh đó còn có nguồn nước từ các suối bắt nguồn từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như: suối Linh Khiêu, suối Quan, suối Trắng, các suối này chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ như hồ Tân Xã, Cố Đụng - Tiến Xuân, Hồ Lụa - Yên Bình, Đồng Sổ - Yên Trung,... Với lượng nước mưa trung bình là 1628 mm trong năm, với nguồn nước mưa như vậy cơ bản đáp ứng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, là nguồn bổ sung cho các ao hồ đầm... Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại cây trồng cung cấp nguồn thức ăn cho đàn gia súc trên địa bàn và các sinh hoạt khác của nhân dân [29].

Về khí hậu: Thạch Thất nằm trong miền khí hậu của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô, lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều; đây là điều kiện có thể mở rộng đa dạng hóa các loại động vật nuôi. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trung bình từ 1.370 - 1.753 mm. Lượng mưa trong mùa mưa tháng 6,7,8 và 9 chiếm tới 75% tổng lượng mưa cả năm. Số giờ nắng trung bình 1.720 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Nhiệt độ trung bình cả năm là 24,2 °C. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 84%. Khí hậu, thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa, dịch vụ với sự đa dạng, phong phú về làng nghề, cây trồng, vật nuôi [29].

Như vậy, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép phát triển công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa lợi thế cho sự phát triển cả trồng trọt và phát triển chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, phương thức chăn nuôi sinh thái, chăn nuôi tập trung. Điều này cho phép KTHCN mở rộng phát triển đa dạng phương thức chăn nuôi. Đồng thời, thuận lợi bảo đảm nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tại địa phương và giao lưu buôn bán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn cho các huyện bạn, nhất là trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, điều kiện địa hình thuộc đồi gò bán sơn địa sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm chăn nuôi, các loại hình dịch vụ kỹ thuật vào hoạt động. Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đói gió mùa nhưng do có tính “cực đoan” của thời tiết gió phía tây nam thổi từ Lào sang có thời điểm lên tới 39 - 400C mang theo đặc điểm khô, nóng, nắng nóng, nền nhiệt cao. Ngược lại, mùa đông lạnh giá nhiều kèm theo sương muối. Thời điểm rét đậm, rét hại, nền nhiệt xuống dưới 100C. Tính không ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết tạo điều kiện cho côn trùng, vi sinh vật hoạt động tác động không nhỏ đến hoạt động chăn nuôi

của từng hộ dân trong năm như cơ cấu vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh gây khó khăn trong hoạt động chăm sóc vật nuôi.

* Điều kiện chính trị KT -XH

Nhân tố chính trị: Huyện Thạch Thất là vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Hà Nội cách trung tâm hành chính của Thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây; có ưu thế đặc biệt so với các huyện, địa phương khác trong thành phố. Huyện được được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Chính quyền thành phố Hà Nội chỉ đạo, tập trung đầu tư trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, quy hoạch một số dự án trọng điểm trên địa bàn: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trường Đại học Quốc gia, chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, sẽ là trung tâm phát triển KH - CN của cả nước. Vì vậy Thạch Thất có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng các tiến bộ về KH - CN tiên tiến, phát triển KT - XH với nhịp độ cao, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp ổn định vững chắc.

Cơ chế chính sách: Đảng và Nhà Nước ta có chủ trương đổi mới cơ chế chính sách trong phát triển nông nghiệp, với Nghị quyết 10 (4/1998) của Bộ chính trị BCHTW Đảng khóa VI, đã thừa nhận quyền tự chủ trong SX,KD và Nghị quyết 06 NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị BCHTW Đảng khóa VIII, xác định. Nhà nước có chính sách phát triển KTH gia đình. Đặc biệt khuyến khích các KTH gia đình mở rộng qui mô SX,KD. Chính vì vậy, cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong Huyện có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, biện pháp giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề KT - XH phát sinh có liên quan thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, KTH phát triển. Trong tương lai huyện Thạch Thất sẽ phát triển với tốc độ cao, môi trường đầu tư được cải thiện, tăng mức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển KTHCN dễ dàng, thuận lợi. Đồng thời, hiện nay huyện Thạch Thất có nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào, có nhiều thuận lợi trong việc bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển KTHCN.

* Thị trường đầu vào, đầu ra của KTHCN. Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển KTHCN chịu sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đó là: chăn nuôi con gì? Chăn nuôi như thế nào? Chăn nuôi cho ai? điều này đều do thị trường quyết định. Thị trường không những quyết định về số lượng mà còn về chất lượng và cơ cấu sản phẩm của KTHCN. Thị trường tác động ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, số lượng, chất lượng của sản phẩm chăn nuôi. Như vậy, sự tác động của thị trường sẽ kích thích các KTHCN thay đổi cách nghĩ, cách làm tạo ra động lực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, ứng dụng KH - CN mới một cách hợp lý nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong SX,KD.

Thạch Thất là địa phương có hệ thống chợ đầu mối trung tâm huyện và các chợ nằm trong các xã, thôn là nơi cung ứng thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn, đảm bảo cho cung cấp được trên 80% thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Cùng với đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn là nơi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nhanh chóng, giải quyết đầu ra cho quá trình chăn nuôi của các hộ.

Thị trường đầu vào: Là thị trường của các yều tố đầu vào trong quá trình SX,KD của KTHCN như: vốn, lao động, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, con giống, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y...Giá cả của các yếu tố đó tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất , từ đó ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, mức độ đầu tư, lựa chọn hình thức, lĩnh vực SX,KD của các hộ. Với đặc trưng quy mô nhỏ, khó huy động vốn, nếu có sự biến động giá trên thị trường đầu vào sẽ tác động lớn đến KTHCN; có thể tạo nên thời có, thuận lợi hoặc những khó khăn, cản trở quá trình SX,KD của các hộ chăn nuôi.

Thị trường đầu ra: Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của các hộ SX,KD. Tham gia trên thị trường này, KTHCN với tư cách là người bán, cung cấp các sản phẩm của mình cho xã hội. Sự lên xuống giá cả trên thị trường này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi. Trong điều kiện mở rộng giao lưu với cả nước và thế giới, tính chất và dung lượng của thị trường đầu ra ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của KTHCN. Với thị trường rộng lớn, ổn định, cạnh tranh lành mạnh sẽ kích thích KTHCN phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, thu

lợi nhuận cao. Ngược lại, thị trường hạn hẹp, không ổn định, cạnh tranh thiếu lành mạnh sẽ hạn chế sự phát triển của các hộ SX,KD.

Kết cấu hạ tầng nông thôn hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phát triển.

Huyện Thạch Thất có nhiều trục giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc; quốc lộ 21 điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc, tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm Huyện với các huyện lân cận. Những năm qua với tốc độ phát triển nhanh, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá và du khách đi lại giao thương với các địa phương. Các xã, thị trấn trong Huyện đã có nhiều cố gắng duy tu bảo dưỡng, mở rộng nâng cấp và xây dựng mới mạng lưới giao thông, đặc biệt là các tuyến đường liên xã, liên thôn đường ô tô đến tận trung tâm. Hệ thống giao thông nông thôn đã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của bà con cư dân, tạo thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mạị, vận chuyển hàng hóa chăn nuôi đi các địa phương khác, giải quyết được thị trường đầu ra sản phẩm chăn nuôi cho hộ kinh doanh chăn nuôi. Tuy nhiên, do mạng lưới giao thông dày đặc, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ nhiễm dịch, mang mầm bệnh từ các nơi khác đến địa phương bằng con đường giao thông là rất dễ xảy ra. Điều này cần có sự quan tâm của chính quyền các cấp, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi chăm sóc, ổn định sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm.

* Hội nhập quốc tế: Việc nước ta tham gia WTO, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ ngay tại thị trường Hà Nội trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, xuất phát điểm của ngành chăn nuôi còn thấp, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít lại chịu sự tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản và nguy cơ thất nghiệp của một hộ chăn nuôi có xu hướng gia tăng; khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch mức sống dẫn đến những yếu tố bất ổn định xã hội nông thôn có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, lợi dụng quá

trình đó tập trung chống phá trên mọi lĩnh vực; tập trung phát triển kinh tế nhưng Thạch Thất phải dành nhiều thời gian để không ngừng chăm lo đảm bảo an ninh, ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên còn có những khó khăn trở ngại chính

Khu vực đô thị, trung tâm Hà Nội, có sức thu hút và hấp dẫn rất lớn, đang trở thành nơi hội tụ dòng di cư tự do đối với lực lượng lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệm. Nếu huyện Thạch Thất không có cơ chế sử dụng nhân lực mang tính cạnh tranh thì nạn “chảy máu chất xám”, sẽ là hiện thực ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong tương lai, cả về kinh tế lẫn bảo đảm nguồn nhân lực trên địa bàn; mặt khác còn phải đối diện với mức gia tăng các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, đã làm cho diện tích đất canh tác giảm nhanh, trong khi bình quân ruộng đất đầu người hiện đã rất thấp, phân bố lại manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung. Quá trình đô thị hoá cũng đang làm xuất hiện tình trạng chia cắt hệ thống tiêu thoát nước, qua đó gây áp lực rất lớn cho việc tiêu, thoát nước, trong khi phần lớn chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ cộng đồng

Tập quán sản xuất chăn nuôi theo quy mô nhỏ, ngắn hạn, manh mún, tự phát, tư duy cạnh tranh kém; kỹ thuật giản đơn, chủ yếu dựa vào tự nhiên và tập quán kiến thức chủ nghĩa kinh nghiệm bản địa, điều đó dẫn đến việc xây dựng mô hình chăn nuôi trên quy mô lớn rất khó hoạt động. Đặc tính này trực tiếp hạn chế đến khả năng đầu tư mở rộng SX,KD.

Các tệ nạn cưới xin, ma chay, cúng bái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài là những tập tục mang tính phổ biến rất tốn kém của cư dân nông thôn trên địa bàn huyện, là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng “an phận” sợ rủi ro, né tránh khó khăn, phức tạp, kìm hãm ý chí vươn lên làm giàu trong nền kinh tế thị trường.

Sự kết cấu trong cộng đồng gia đình, làng, xã đã tạo ra sự khép kín trong đời sống kinh tế, hạn chế sự mở mang quan hệ xã hội, do đó kìm hãm sự phát triển KTHCN. Như vậy, cả trong hiện tại và tương lai, nếu xét cụ thể từng địa

phương thì có khó khăn riêng, nhưng nhìn tổng thể có thể khẳng định: Phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất thuận lợi là cơ bản, những thách thức và khó khăn sẽ từng bước được hạn chế trong quá trình đổi mới phát triển.

*

* *

Kinh tế hộ chăn nuôi là một ngành của kinh tế nông nghiệp. Tuy mới được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng thực tế đã chứng minh, KTHCN giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. KTHCN tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ chế sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi mô hình chăn nuôi, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. KTHCN là cầu nối giữa ngành chăn nuôi với các yếu tố của thị trường, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả, lưu thông các sản phẩm hàng hóa chăn nuôi diễn ra thuận lợi.

Chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH. Tăng đầu tư cho KTHCN là đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển KTHCN ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội được tập trung ở các vấn đề trọng yếu: Gia tăng số lượng, chất lượng, đa dạng hóa các loại hình và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất chăn nuôi; mở rộng quy mô thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả; hình thành cơ cấu về chủ thể và loại hình chăn nuôi theo hướng tiến bộ hợp lý. Phát triển KTHCN là hết sức cần thiết, góp phần đưa kinh tế nông nghiệp của Huyện phát triển đồng thời cũng là đưa nền nông nghiệp Thủ đô vững bước đi lên.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN KINH tế hộ CHĂN NUÔI ở HUYỆN THẠC THẤT, THÀNH PHỐ hà nội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w