1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH

51 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 168,64 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 3.1. Phương pháp định lượng 7 3.1.1 Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu 7 3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 7 3.1.3 Phương pháp thực địa 7 3.1.4 Phương pháp bản đồ biểu đồ 7 3.2 Phương pháp định tính 8 3.2.1 Phương pháp chuyên gia 8 3.2.2 Phương pháp dự báo 8 PHẦN IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN 9 4.1 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 9 4.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển: 12 (phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm) 15 4.2.1 Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền 15 4.2.1.1 Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển 16 4.2.2 Ô nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác 17 4.2.3 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra 17 4.2.4 Ô nhiễm từ khí quyển 19 PHẦN V: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI TP.HCM 20 5.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tp. Hồ Chí Minh 20 5.1.1. Vị trí địa lý 20 5.1.2. Điều kiện tự nhiên 20 5.2. Thực trạng của ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại TP. HCM 27 5.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế xã hội của TP.HCM hiện nay 27 5.3.1. Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế 27 5.3.2Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội 39 PHẦN VI: KẾT LUẬN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46   DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 14 Bảng 1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển 15 Bảng 1.3. Tác động đến môi trường từ tàu thuyền 18 Bảng 2.1. Khí hậu bình quân của TP.HCM 21 Bảng 2.2. Chất lượng nước nhiễm dầu tại kho xăng dầu 28 Bảng 2.3. Lượng nước thải sinh hoạt tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ, 1997 41

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.2 Cơ sở thực tiễn 3

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

3.1 Phương pháp định lượng 7

3.1.1 Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu 7

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 7

3.1.3 Phương pháp thực địa 7

3.1.4 Phương pháp bản đồ - biểu đồ 7

3.2 Phương pháp định tính 8

3.2.1 Phương pháp chuyên gia 8

3.2.2 Phương pháp dự báo 8

PHẦN IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN 9

4.1 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 9

4.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển: 12

(phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm) 15

4.2.1 Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền 15

4.2.1.1 Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển 16

4.2.2 Ô nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác 17

4.2.3 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra 17

4.2.4 Ô nhiễm từ khí quyển 19

PHẦN V: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM 20

5.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tp Hồ Chí Minh 20

5.1.1 Vị trí địa lý 20

5.1.2 Điều kiện tự nhiên 20

5.2 Thực trạng của ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại TP HCM 27

Trang 2

5.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội của

TP.HCM hiện nay 27

5.3.1 Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế 27

5.3.2Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội 39

PHẦN VI: KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp Quốc

về Luật Biển năm 1982 14

Bảng 1.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển 15

Bảng 1.3 Tác động đến môi trường từ tàu thuyền 18

Bảng 2.1 Khí hậu bình quân của TP.HCM 21

Bảng 2.2 Chất lượng nước nhiễm dầu tại kho xăng dầu 28

Bảng 2.3 Lượng nước thải sinh hoạt tại một số tỉnh ven biển Nam Bộ, 1997 41

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KCN-KCX Khu công nghiệp – khu chế xuấtKDTSQTG Khu dự trữ sinh quyển thế giới

KHCN & MT Khoa học Công Nghệ và Môi Trường

Trang 5

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép conngười mở rộng khả năng khai thác tài nguyên, vượt qua các giới hạn bình thường củakhông gian như độ cao, chiều sâu Cùng với sức ép của sự bùng nổ dân số ở nhiềunước, vấn đề cạn kiệt tài nguyên cũng bắt đầu song hành với nỗi lo ấy Tài nguyêntrên đất liền cạn kiệt, con người bắt đầu hướng đến tài nguyên trên biển Hướng rabiển, tiến ra biển trở thành một hướng phát triển mới của loài người, một chiến lượclâu dài của nhiều nước trên thế giới

Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biểndài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên; có vùng biển và thềm lục địa rộng 1 triệu km2,gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền; với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan trọng.Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biểnnước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình CNH-HĐH đất nước

đã đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trong công cuộc “tiến ra biển”.Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển về kinh tế biển, ô nhiễm môi trường biển cũng đangtrở thành một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay Các vụ tràn dầu, rò rỉ các chấtđộc hại của tàu thuyền quốc tế, các rừng ngập mặn bị tàn phá; nước thải công nghiệpkhông qua xử lý đổ trực tiếp xuống sông, suối chảy ra biển; thiên tai làm xói mòn bờbiển đã gây thiệt hại không nhỏ đến môi trường biển của Việt Nam

Tp Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩthuật quan trọng của cả nước Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, Tp Hồ ChíMinh cũng gặp phải những thách thức về vấn đề môi trường, trong đó vấn đề ônhiễm môi trường biển cũng được TP hết sức quan tâm Những thách thức về vấn đềmôi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đòi hỏichúng ta phải tiếp cận, hiểu rõ các nguyên nhân, các nguồn gây ô nhiễm môi trườngbiển, đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế

- xã hội nhằm giảm thiểu những tác động đó để bảo đảm sự phát triển bền vững cho

môi trường biển nước ta hiện nay Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HỒ CHÍ MINH”.

Trang 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng của ô nhiễm môi trường biển, ảnhhưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, cũng như đề xuất cácgiải pháp cho vấn đề này Từ đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường biển tại

Tp Hồ Chí Minh

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu cơ sở lí luận vấn đề môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển và cácnguồn gây ô nhiễm môi trường biển hiện nay

- Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam nói chung và Tp

Hồ Chí Minh nói riêng

- Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt độngkinh tế - xã hội Tp Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu chiến lược biển của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đểđưa ra các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh hiệnnay

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ ChíMinh và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội

Do phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế

-xã hội của thành phố diễn ra ở nhiều khía cạnh nên đề tài chỉ phân tích một vài khíacạnh nổi bật nhất như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …và trong phạm vi khônggian là các quận có hoạt động liên quan đến môi trường biển như Nhà Bè, Cần Giờ…

Trang 7

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận

- Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thìnhững tài nguyên trên biển được nhiều nước hướng đến Vấn đề khai thác tài nguyêntrên biển, “hướng ra biển” của nhiều nước đã làm cho ô nhiễm môi trường biển trởthành một trong nhưng vấn đề đang được quan tâm trong giai đoạn hiện nay và cảtrong tương lai Vì vậy trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, chúng ta sẽ đánh giá kháchquan về vấn đề này trong quá khứ cũng như đưa ra nhưng dự báo trong tương lai Từ

đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng đắn cho vấn đề này để có thể phát huy đượccác ưu thế của đề tài, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót của nó

- Ô nhiễm biển không chỉ bao gồm các hoạt động ô nhiễm xảy ra trên biển màcòn bao gồm các hoạt động có nguồn từ đất liền Vì thế ô nhiễm môi trường biển tại

Tp Hồ Chí Minh có liên quan mật thiết đến các hoạt động ô nhiễm tại hệ thống sôngSài Gòn – Đồng Nai Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn của Việt Nam.Lưu vực sông Đồng Nai nằm phần lớn trong các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Vìvậy khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Tp Hồ Chí Minh cần liên hệvới những vấn đề môi trường tại lưu vực của hai con sông này

Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường biển không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn rấtnhiều nước

trong khu vực Biển Đông và trên thế giới, chính vì vậy trên cơ sở hệ thống củakhu vực, vùng giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này hiện nay Từ đó họchỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, phát huy những thế mạnh của chúng ta để khắcphục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường biển cũng như hạn chế đến mức thấp nhất táchại của nó đến kinh tế - xã hội và môi trường

- Khi nghiên cứu vấn đề môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển cầnphải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển kinh tế - xã hộicủa TP.HCM phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên,chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ vàcông bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

2.2 Cơ sở thực tiễn

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầuhiện nay Tình trạng ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi cùng với sự phát triển về kinh tế -

Trang 8

xã hội của các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển tình trạng này càng đángbáo động Việt Nam cũng không là một trường hợp ngoại lệ Với 3260 km đường bờbiển, với nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch, cùng nhiều tài nguyên khoáng sảnquan trọng đã nói lên vai trò của biển đối với Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề khai tháctài nguyên biển cũng phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường biển Ô nhiễm biển hiệnnay tại Việt Nam cũng đang trong tình trạng báo động Có nhiều đề tài nghiên cứu đã

đề cập đến vấn đề này như:

- Trong cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp” của TS

Nguyễn Hồng Thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, có đề cập đến vấn đề ônhiễm môi trường biển, các nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước quốc tế và khuvực Đông Nam Á về vấn đề ô nhiễm môi trường biển Tác giả cũng phân tích rất kĩ vềhiện trạng tài nguyên, vấn đề ô nhiễm biển cũng như các chiến lược, hoạt động liênquan đến vấn đề này tại Việt Nam Tuy nhiên cuốn sách cũng chưa đề cập đến vấn đềtác động của ô nhiễm môi trường biển đến các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay

- Đề cập đến chiến luợc biển của Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế về

biển mà Việt Nam đang thực hiện, cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược

biển của Việt Nam” cũng do TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) cùng nhóm tác giả

PGS.TS Đỗ Minh Thái, TS Nguyễn Thị Như Mai, ThS Nguyễn Thị Hường, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia, 2008, đã nêu đầy đủ và chi tiết về Công ước biển 1982 Trong

đó, có một phần đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển là “Thực hiện công ước

1982 trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển” Tuy nhiên cuốn sách cũngchỉ đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môitrường biển chứ chưa phân tích về tác động ngược lại của ô nhiễm biển đến các hoạtđộng kinh tế - xã hội

- Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của ô nhiễm dầu tới

hệ sinh thái và lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu gây ra, Bộ Tài nguyên và

Môi trường đã tổ chức một buổi Hội thảo với chủ đề “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu

đến hệ sinh thái biển và ven biển và lượng giá thiệt hại kinh tế” vào ngày

14/06/2007 tại Hà Nội Hội thảo đã đánh giá được tác động của ô nhiễm môi trườngbiển đến các hệ sinh thái tiêu biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…Tuy nhiênviệc đánh giá vẫn chỉ mang tính đại diện chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và chưa đánh

Trang 9

giá được những tác động khác đến đời sống con người như về sức khỏe, tinh thần

- Trong báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ về đề tài “Cơ sở khoa học cho

việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm” nhóm tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TS

Trương Văn Tuyên, Hà Nội, 2004, đã trình bày một cách cặn kẽ về vai trò của biển

và ven biển trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội của dải ven biển trong giai đoạn hiện nay Đề tài đã đưa

ra được cái nhìn toàn diện về quy mô phát triển cũng như mô hình phát triển cho một

số khu vực trọng điểm như khu vực đô thị cảng Hải Phòng, mô hình phát triển kinh tế

- xã hội xã Phú Đa, tỉnh Thừa Thiên Huế…

Bên cạnh đó, cũng còn một số đề tài nghiên cứu khác về vai trò chiến lược của

biển và dải ven biển Việt Nam như đề tài “Vai trò chiến lược của biển và dải ven biển Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của TS

Trương Văn Tuyên - Viện chiến lược phát triển; hay đề tài “Luận chứng phương

án phát triển tuyến động lực ven biển Vũng Tàu – Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh” của Th.S Trần Sinh - Trung tâm Kinh tế miền Nam, Bộ KH&ĐT; đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và các giải pháp bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam” của TS Lê Kim

Dung, Viện chiến lược phát triển…

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển là các nguồn nướcthải từ các KCN – KCX đổ trực tiếp ra sông, suối, kênh, rạch và tiếp tục đổ ra biển.Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm các hệ thống sông hiện nay, tiêu biểu có các đề tài như

“Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên môi trường lưu vực sông Đồng Nai – một vấn đề cấp bách” của GS.TS Lâm Minh Triết, KS Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh; hay đề tài “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong sự phát triển bền vững” cũng của GS.TS Lâm

Minh Triết, người có rất nhiều năm nghiên cứu say mê về đề tài bảo vệ môi trườngnước cho TP.HCM nói chung và sông Sài Gòn nói riêng Chưa bao giờ sông Sài Gònđược quan tâm nhiều như hiện nay bởi những diễn biến ngày càng xấu về chất lượngnước của dòng sông đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội và trước hết đe dọatrực tiếp về nhu cầu cấp nước cho thành phố và đe dọa nghiêm trọng cho sự phát triểnkinh tế - xã hội bền vững của TP.HCM, tỉnh Tây Ninh và Bình Dương trên lưu vựcsông Sài Gòn

Trang 10

Nói đến chiến lược biển, kinh tế biển, phải nhắc đến Đề án Chiến lược biển Việt

Nam đến năm 2020 và Nghị quyết về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trong Chiến lược BiểnViệt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh vềbiển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữvững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hộivới đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằmthu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớnvùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với

sự phát triển của cả nước Từ đó, có thể thấy trong văn bản này Đảng và Nhà nước tacũng rất quan tâm đến vấn đề “hướng ra biển” của Việt Nam

- Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề ô nhiễm môi

trường biển, các hoạt động kinh tế biển tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng của hoạtđộng kinh tế biển đến kinh tế - xã hội Tuy nhiên, chưa có một đề tài cụ thể nào đềcập đến ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạt động kinh tế - xã hộicủa Tp Hồ Chí Minh hiện nay Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tham khảo ý kiếnthầy hướng dẫn, cũng như kiểm nghiệm từ thực tế em đã thực hiện đề tài này Em hyvọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi trườngbiển một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn trực quan hơn về tác động của kinh tế đếnmôi trường biển cũng như những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến các hoạtđộng kinh tế - xã hội của Tp Hồ Chí Minh hiện nay

Trang 11

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp định lượng

3.1.1 Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu

Để đề tài được hoàn thành, việc sưu tầm các tài liệu liên quan có ý nghĩa quantrọng, những tài liệu nghiên cứu, những thông tin dựa vào các nguồn như sách, tạp chí,báo chuyên ngành, các website chuyên ngành về môi trường và ô nhiễm môi trườngbiển giúp cho việc phân tích được cặn kẽ hơn Sau khi sưu tầm các tài liệu thamkhảo, người nghiên cứu phải chắt lọc các thông tin cần thiết, thống kê các số liệu theothời gian cho phù hợp với đề tài đã chọn Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệucho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề ô nhiễm môi trườngbiển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên nguồntài liệu lấy từ nhiều kênh thông tin khác nhau nên không thể tránh khỏi những thiếu sót

3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Phương pháp này giúp phân tích các số liệu liên quan đến đề tài Từ các số liệuthống kê đã có, thông qua chương trình Microsoft Office Excel, người nghiên cứu cóthể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trường biểnhiện nay tại Tp Hồ Chí Minh

3.1.3 Phương pháp thực địa

Việc nghiên cứu một vấn đề không thể thiếu sự tìm hiểu từ thực tế Thông quahoạt động quan sát, tìm hiểu từ thực tế của vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện naytại Tp Hồ Chí Minh, người nghiên cứu sẽ đưa ra được những minh chứng tốt nhất chovấn đề trên Từ đó, đánh giá được đúng thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường biểnhiện nay và những tác động của nó tại Tp Hồ Chí Minh

Trang 12

thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.

3.2 Phương pháp định tính

3.2.1 Phương pháp chuyên gia

Dựa trên những quan điểm, những bài báo, những tác phẩm, những công trìnhnghiên cứu của các chuyên gia trong ngành, người nghiên cứu tìm hiểu, phân tích vấn

đề ô nhiễm môi trường biển, tác động của ô nhiễm đến các hoạt động kinh tế - xã hội

để tìm ra những ưu và khuyết của vấn đề Bên cạnh đó, dựa trên các quan điểm đã nêu(trong phần 5) để đưa ra những nhận định chính xác về vấn đề ô nhiễm môi trườngbiển và tác động của nó đến kinh tế - xã hội tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay

3.2.2 Phương pháp dự báo

Sau khi đã có những nhận định cũng như các số liệu thống kê cần thiết về vấn đề

ô nhiễm môi trường biển hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh, việc dự báo về vấn đề ô nhiễmbiển trong tương lai là hết sức cần thiết Dựa trên các công thức dự báo sẵn có, thôngqua một số phép tính, người nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá về tác độngcủa ô nhiễm biển đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai của Tp Hồ ChíMinh Từ đó, đưa ra những giải pháp cho vấn đề này trong thời gian sắp tới

Trang 13

PHẦN IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN

4.1 Hiện trạng môi trường biển Việt Nam

Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái Môitrường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt Các chất rắn

lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại Chất lượng trầm tích đáybiển ven bờ- nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản- cũng bị ô nhiễm

Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinhvật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép Đadạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm

rõ rệt.Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh

vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịtngao), tháp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg).Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt

là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung tuầntháng bảy âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận,Bình Thuận Thuỷ triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở nam trung bộ Hơn 30km bãi biển từ

Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa nhũng bột báng màu xám đen dày cả tắc, trộn vớixác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây ra rất lớn.Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềmnăng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/ lít Hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra ở vùng biểnBình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển

Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 70% ô nhiễm biển đại dương có nguồngốc từ đất liền, xuất phát từ chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ cácngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất…trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là cácchất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dươngmột lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả cácchất phóng xạ

Trang 14

Ô nhiễm biển Đà Nẵng

Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270-300 triệutấn phù xa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinhdưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, từ các khucông nghiệp và đô thị, từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và các vùng sản xuấtnông nghiệp Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở các vùng nướcven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/1 ngày, nitơ tổng số 26-52 tấn/ngày và tổngamoni 15-30 tấn/ngày

Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùngven biển tiếp tục bị suy giảm Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá

do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2 Nước biển ven bờ

có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật.Hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà,Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này Chấtlượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổnthất lớn về đa dạng vùng bờ.Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau

và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam Hiệu suất khai thác hải sản giảm rõrệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra kháphổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn kiệtcác nguồn lợi hải sản ven bờ Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng,sản lượng và kích thước cá đánh bắt

Trang 15

Trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thì các chất phóng xạ cũng đónggóp một vai trò đáng kể Các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các

mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng

xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây ô nhiễm nước biển Khi con người khai tháckhoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vô hình dung đã tàn phá thiên nhiên, làm mất cânbằng sinh thái, mất lớp phủ thực vật che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói lở

và bóc mòn, quặng bị phong hóa phá hủy và phát tán đi các nơi, ảnh hưởng đến môitrường và sức khỏe con người.Nước thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được

xử lý, thu gom, để chảy tràn lan ra môi trường xung quanh Các bãi biển đều có địahình dốc ra phía biển, càng làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theocác chất phóng xạ và các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển

Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng Các cảng đều phải đối mặt vớinước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch,

đổ phế thải Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/l, cảng Đà Nẵng 167mg/l Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/l(TCVN5943-1995), cảng Hải Phòng 0,42mg/l, cảng Cái Lân 0,6mg/l, cảng Vũng Tàu 0,52mg/l,cảng Vietso Petro 7,57mg/l Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nênhàm lượng oxy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/lvào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu oxy rất cao,cần tới 13,6-31mg/l Nước thải côngnghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ởmức cao Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng chophép,cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần Hiện nay, hàm lượngdầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam

33-và vượt rất xa tiêu chuẩn hiệp hội các nước Đông Nam Á Đặc biệt có những thời điểmvùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75mg/l, gấp 6 lần giớihạn cho phép, vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1-1,73mg/l

Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình

là hệ sinh thái san hô Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệsinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm

cá nữa Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đãcảnh báo Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đến nay có khoảng

Trang 16

20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%),17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%) Các rạn san hô ở vùng biểnViệt Nam có giá trị cực kỳ quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinhdưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cưtrú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, màcòn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.

Nhưng một nghịch lý vẫn đang xảy ra với hệ sinh thái này Trước đây con ngườikhông bao giờ hại đến san hô nhưng nay nhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trangtrí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán san

hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất phức tạp Bờ Đông Nam của đảo Cồn

Cỏ từng bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen đem bán.Nhiều khu vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã thành một loại nghề sinhsống Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên củadải san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Những rạn san hô mất đi, đồngnghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản

Viện Hải Dương học Việt Nam đã từng cảnh báo: "Chưa bao giờ nguồn san hônước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay Mỗi năm, mất hơn 50 tấn san

hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đànày 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam"

4.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển:

- Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu

vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng vàkhai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng, Các chất thải không qua xử

lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả” Lượng thải từ đất liền

ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%

- Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải

sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoángsản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràndầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại, )

- Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo

hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển Loại này khó theo dõi và quản lý vìthường phát tán trên diện rộng

Trang 17

- Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các

hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần, Để thuận tiện trongđánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn

(mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh) Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con

người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suythoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài Thí dụ: việc xả các chất dinh dưỡng

vào biển bắt nguồn từ nước thải Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải

xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theothời gian Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: thoạt đầu, dầu thường có tác độngthảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng cóthể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết

Trong thực tế, ô nhiễm có thể phát sinh từ một nguồn, ở một địa điểm nhất định(đơn nguồn hoặc rõ nguồn gốc, point source) hoặc từ nhiều nguồn, ở những địa điểmkhác nhau (đa nguồn hoặc không rõ nguồn gốc, non-point) Trong một số trường hợp,

ô nhiễm phát sinh từ một nguồn, như từ một ống cống hoặc từ miệng cống nước thải của một nhà máy (như vụ Formosa Hà Tĩnh) Khi đó, nồng độ của chất gây ô nhiễm (contaminant) hoặc cường độ tác động (thí dụ: nhiệt độ ở gần miệng cống nhà

máy điện) sẽ phải giảm dần trên khoảng cách xa dần so với điểm nguồn Bản chất của

sự giảm như vậy phụ thuộc vào tính chất lý-hoá của chất gây ô nhiễm hoặc yếu

tố dòng chảy và môi trường trầm tích, cũng như tốc độ xâm nhập của chất hoặc yếu

tố gây ô nhiễm Trong trường hợp như vậy, việc xác định và quản lý tương đối đơngiản, bởi vì cơ quan quản lý có thể tìm ra nguồn phát sinh và theo dõi được quy môkhông gian của tác động đó

Ngược lại, các tác động kiểu đa nguồn thì hoàn toàn không thể gán cho một địa

điểm phát sinh nào cả Thí dụ khá rõ về kiểu đa nguồn là: nước chảy sau khi mưa làmcác độc chất và chất dinh dưỡng bắt nguồn từ phân bón sau đó có thể bị cuốnvào biển trên một dải bờ khá rộng, không rõ nguồn xuất phát từ đâu Trong trường hợpnày, hoạt động quản lý sẽ khó hơn nhiều vì khó xác định rõ ràng nguồn phát thải vềmặt địa lý

Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, ô nhiễm môitrường biển bao gồm 6 nguồn chính sau:

Trang 18

Bảng 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển theo Công ước của Liên Hiệp

Quốc về Luật Biển năm 1982

1 Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng

sông, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải của công nghiệp

2 Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán củaquốc gia ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ

3 Ô nhiễm do các hoạt động tự nhiên và nhân tạo trong vùng (tức vùng đáy biển di sản chung của loài người) lan truyền tới

4 Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải

5 Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển

6 Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển

Nguồn: TS Nguyễn Hồng Thao, 2004

- Theo bản báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMPnăm 1990, tỷ lệ các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường biển như sau:Các hoạt động dầu khí ngoài khơi: 1%, giao thông biển: 12%, nhận chìm: 10%, phù sa

và ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền: 44%, ô nhiễm từ khí quyển: 33%

- Cách phân loại này khác với cách phân loại cổ điển căn cứ vào tiêu chuẩn lýhóa của chất gây ô nhiễm Xác định nguồn gây ô nhiễm gắn liền với các lĩnh vực, khuvực hoạt động của con người trong một tổng thể, thể hiện sự cần thiết quản lý tổnghợp đấu tranh chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường biển

Trang 19

Bảng 1.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển (phân loại theo tiêu chuẩn lý hóa của các chất gây ô nhiễm)

STT Nguồn hoặc các hoạt động

gây ô nhiễm biển Các tác động liên quan

1 Khí CO2 Thay đổi khí hậu, làm thay đổi nhiệt độ,

thay đổi mực nước biển

2 Các kim loại nặng Tác động độc hại tiềm tàng

3 Vi sinh vật Tác hại tới sức khỏe cộng đồng

4 Đổ chất thải phóng xạ Tác hại tới sức khỏe cộng đồng

5 Các hóa chất mới Độc hại cho con người và sinh vật

6 Sản xuất năng lượng Thay đổi hoặc làm xáo trộn môi trường

sống

7 Khai khoáng Làm tăng độ đục, xáo trộn đáy biển

4.2.1 Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền

Các hoạt động của con người được thực hiện phần lớn trên đất liền nhưng biển cảmới là bãi rác khổng lồ mà con người đã quen trút bỏ Năm 1972, vấn đề ô nhiễm cónguồn gốc từ đất liền được đưa vào chương trình hành động của Hội nghị về Môitrường – Con người ở Xtốckhôm Nhưng chỉ khi Công ước 1982 của Liên HiệpQuốc về Luật Biển xác định ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền là nguồn ô nhiễm biểnlớn nhất thì nhận thức của nhân loại mới thay đổi đáng kể và đã có ngày càng nhiềucác văn kiện chính thức của quốc tế cũng như các quốc gia xem xét khả năng hợp tác

để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự hình thức ô nhiễm này

Theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, điều 207, ô nhiễm môitrường biển có nguồn gốc từ đất liền bao gồm cả các ô nhiễm xuất phát từ các sông,ngòi, cửa sông, ống dẫn và thiết bị thải đổ Công ước có một điều khoản riêng qui định

về ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tàiphán quốc gia gây ra hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộcquyền tài phán quốc gia (Điều 208)

Theo Chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường vàPhát triển nhận xét: “Ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền chiếm 70% ô nhiễm biển, trong

Trang 20

khi các hoạt động giao thông vận tải biển và nhận chìm ở biển đóng góp 10% từng loại.”

Do định nghĩa về đất liền khác nhau nên cách tính ô nhiểm biển có nguồn gốc từđất liền cũng rất khác nhau Theo báo cáo của GESAMP 1990 thì ô nhiễm biển xuấtphát từ đất liền chiếm 44% Mặc dù các con số chưa thống nhất nhưng không ai phủnhận ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền đóng góp phần lớn trong các tác nhân gây ônhiễm cho môi trường biển

Việc xác định các nguồn gây ô nhiễm trên đất liền cũng không phải đơn giản.Nguồn ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền rất đa dạng, xuất phát từ rất nhiều hoạt độngkhác nhau Vì vậy, nguồn gây ô nhiễm có thể chia làm hai loại : nguồn xác định vànguồn không xác định Nguồn xác định là nguồn mà vị trí đổ thải vào môi trườngbiển được xác định chính xác và có thể phân loại các chất ô nhiễm theo kim loại, chấthữu cơ, chất nguy hại…Các nhà máy xử lý chất thải thành thị chiếm đến 25% tổng cácnguồn xác định đổ vào các vùng nước ven bờ Các nguồn không xác định là cácnguồn phân tán, xâm nhập vào môi trường biển bằng các con đường gián tiếp nhưthông qua khí quyển, theo nước mưa chảy vào sông ra biển Các chất này có thể làthuốc trừ sâu, muối, dầu, các chất nhiễm bẩn từ đường sá, cầu cống, các chất thải từgia súc…các nguồn không xác định này có thể chia thành 4 loại liên quan đến thànhthị, nông thôn, công nghiệp và xây dựng phát triển

4.2.1.1 Ô nhiễm từ các hoạt động liên quan đến đáy biển

Các hoạt động liên quan đến đáy biển có thể bao gồm:

Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí;

Các hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, quặng đa kim;

Các hoạt động khoan, đào, nổ nhằm mục đích xây dựng đường hầm, đặt cáp,ống dẫn…

Khai thác dầu khí ngoài biển được bắt đầu vào năm 1923, ngoài khơi Vênêxuêla

Từ đó đến nay việc thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển mạnh mẽ, không chỉgiới hạn ở các vùng biển gần bờ mà đã ra đến cả các vùng sâu hàng nghìn mét Cáccuộc khảo sát địa chấn, các chất thải, dung dịch khoan, tàu thuyền qua lại, việc lắpđặt các công trình thiết bị, giàn khoan, cũng như việc đổ thải và rò rỉ hoặc các sự cốtrong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí như các vụ nổ giàn hoặc đâm và, tràn dầukhi tàu thuyền neo đậu tại giàn đều có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường biển.Các đánh giá ban đầu cho thấy hàng năm có khoảng 0,08 triệu tấn dầu được đưa

Trang 21

vào môi trường biển từ hoạt động khai thác ngoài khơi trong đó có 0,06 triệu tấn là docác sự cố (theo Lucchini & Voelckel, Paris, 1981) Theo nghiên cứu các hoạt độngkhoan đưa tới 98-99% các chất không phải dầu vào môi trường biển Ngoài ra nguồngây ô nhiễm còn là nước thải sinh hoạt của con người cũng như các loại vật liệudạng bột dùng trong sản xuất (ximăng, barit, betonit…) Qua thực nghiệm cho thấyvới nồng độ dung dịch khoan vào khoảng 0,5-1,0 g/l, nước biển đã có tác động xấuđối với cá con Với nồng độ từ 5-7g/l thì các loài cá con đều chết và các động vậtkhông xương sống sẽ bị hủy diệt.[36]

Các công trình, thiết bị thăm dò và khai thác ngoài khơi còn là các vật cản trởgiao thông và thường được nối với các đường ống dễ bị đứt gãy, sẽ làm tăng khả năngtác động xấu đến sinh vật biển Ngoài ra các hoạt động khoan, đào, nổ việc đặt dây cáp

và ống dẫn ngầm cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường biển

4.2.2 Ô nhiễm do nhận chìm các chất nguy hại và các chất khác

Các hóa chất và các chất nguy hại có chứa hóa chất thường tác động lên môitrường căn cứ vào độ độc hại và thời gian cũng như mức độ tập trung của chúng trongnước biển Các chất thải phóng xạ được nhận chìm ngoài khơi có thể tác động xấu đếncác sinh vật biển đặc biệt là các sinh vật biển còn nhỏ đang trong thời kì trưởng thànhlàm biến đổi gen, đột biến phát triển các gen xấu

Theo số liệu thống kê, hàng năm Châu Âu thường chuyển 120.000 tấn chất thảinguy hại đến vùng biển các nước thuộc thế giới thứ ba (Theo Mostafa K.Tolba, Cứulấy hành tinh của chúng ta – Cơ hội và thách thức) Việc chuyên chở chất thải nguyhại, phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thiết bị máy móc, tàu thuyền đã qua sửdụng, hóa chất…xuyên biên giới cũng đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia.Theo chương trình hành động 21 của Hội nghị Rio de Janeiro về Môi trường vàPhát triển nhận xét hàng năm có tới 200.000 m3 các chất thải nồng độ phóng xạthấp và trung bình và khoảng

100.1 m3 chất thải có nồng độ phóng xạ cao được sản sinh từ các hoạt độngsản xuất năng lượng

hạt nhân Khối lượng này ngày càng tăng đặc biệt chất thải có nồng độ phóng xạchứa tới 99% là lượng phóng xạ và đó là một nguồn nguy hiểm phóng xạ tiềm tàng

4.2.3 Ô nhiễm do tàu thuyền gây ra

Trang 22

Ô nhiễm do tàu thuyền chiếm 12% ô nhiễm môi trường biển Theo Egard Gold, ônhiễm biển từ tàu có thể chia làm 5 nhóm sau :

Các hoạt động chất thải đổ từ tàu dầu khi rửa tàu

Các hoạt động xả đáy từ tất cả các loại tàu

Tràn dầu, chất độc nguy hại… do các sự cố trên biển như đâm va, chìm đắm,

nổ, cháy…

Tràn dầu, chất độc nguy hại…trong quá trình sắp xếp, dỡ, vận chuyển và đưavào kho

Cố ý đổ thải các chất rác, nước thải sinh hoạt

Bảng 1.3 Tác động đến môi trường từ tàu thuyền

Ô nhiễm từ các hoạt động

bình thường

DầuCác chất lỏng độc hại Nước thảiRác

Các chất rắn chuyên chở rời Ô nhiễm không khíCác chất sơn chống gỉ Các sinh vật lạ

Tiếng ồn

Ô nhiễm do tai nạn

DầuCác chất lỏng độc hạiCác chất nguy hại đóng gói Các chất rắn chuyên chở rờiTổn hại vật lý Chìm đắm và phá hoại môi trường sống

Suy thoái môi trường sống

Ô nhiễm biển do các chất không phải dầu.

Các chất không phải dầu thường được thải vào biển là chất thải rắn và lỏng, rác

và nước dằn tàu, các chất nguy hại, các chất phóng xạ và nước thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường biển do dầu

Nguy cơ và tác hại lớn nhất từ các nguồn ô nhiễm từ tàu thuyền vẫn là dầu Theođánh giá chung, hàng năm dầu được thải vào môi trường biển do các hoạt động bình

Trang 23

thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho những người sửdụng biển vì theo đánh giá, 1 lít dầu tràn có thể tạo váng 10.000 m2 trên biển Sinhvật biển còn bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ bởi sự nhiễm bẩn cơ học mà còn do cácthành phần độc tố trong dầu Dầu xâm nhập vào bờ biển tạo thành các váng biển vàlưu đọng trên các bãi biển, làm hỏng các bãi tắm, các vùng sản xuất muối, sản xuấtcông nghiệp, du lịch…Dầu có thể gây tổn hại trực tiếp đến các tàu thuyền, ghe lướiđánh cá, các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như gián tiếp làm giảm năng suấtđánh bắt và nuôi trồng tại vùng ven biển.

4.2.4 Ô nhiễm từ khí quyển

Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đánh giá nguồn ô nhiễm cónguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (ô nhiễm từ khí quyển) là nguồn ônhiễm biển riêng biệt

Báo cáo của GESAMP năm 1990 nhận xét: “Khí quyển chứa đựng các vật chất

từ nhiều nguồn khác nhau, tự nhiên và nhân tạo Nguồn tự nhiên bao gồm các bụi từnhiều vùng, từ đất, từ núi lửa, thực vật, các đám cháy rừng cũng như từ các vòi rồngtrên biển Trong số các nguồn nhân tạo có các khí thải từ các ngành công nghiệp,sản xuất và sử dụng năng lượng, đốt rác thải và các hoạt động nông nghiệp…cácthành phần này có thể được đưa vào bầu khí quyển ngay phía trên các vùng đất Từ đóchúng được xáo trộn theo chiều thẳng đứng và có thể được chuyển đi hàng ngàn kmvượt qua các đường biên giới quốc gia và lan truyền đến các hệ sinh thái lớn của biển

cả Các chất nhiễm bẩn này có thể rơi trực tiếp xuống biển thông qua các hình thứcmưa và tuyết rơi”

Đánh giá chính xác về lượng các chất nhiễm bẩn được đưa vào bầu khí quyểncho đến nay vẫn là điều không thể Theo các đánh giá sơ bộ trên phạm vi toàn cầu,lượng chì được đưa vào biển cả có tới 98% là nguồn gốc từ khí quyển Khí quyển còncung cấp cả các chất đồng, sắt, kẽm, niken, chất hóa học… vào biển nhiều hơn là từcác dòng sông Các vụ thử hạt nhân cũng đưa những chất phóng xạ vào biển, vào khíquyển thông qua những cơn mưa

Trang 24

PHẦN V: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN

CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM

5.1 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tp Hồ Chí Minh

5.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độbắc và 106022’ – 106054’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắcgiáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh BàRịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1730km đường bộ, nằm ở ngã

tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, là tâmđiểm của khu vực Đông Nam Á Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 kmđường chim bay Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửangõ quốc tế Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với nănglực hoạt động 10 triệu tấn /năm Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đườngbay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km

5.1.2 Điều kiện tự nhiên

5.1.1.1 Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ

và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuốngNam và từ Ðông sang Tây Nó có thể chia thành 4 tiểu vùng địa hình:

Dạng đất gò cao lượn sóng, độ cao thay đổi từ 4 đến 32m, trong đó từ 4 - 10mchiếm khoảng 19% tổng diện tích Phần cao trên 10m chiếm khoảng 11%, phân bốphần lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh

Dạng đất bằng thấp, độ cao xấp xỉ 2 đến 4m, điều kiện tiêu thoát nước tươngđối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theosông Sài Gòn và Nam Bình Chánh chiếm khoảng 15% diện tích

Dạng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ 1 đến 2m, phân

bố dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ cáchuyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã của

Trang 25

Thủ Đức và Bắc Cần Giờ, ước tính chiếm khoảng 34% diện tích.

Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển, độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1m,nhiều nơi dưới 0m, đa số chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày, ước tính chiếmkhoảng 21% diện tích

Ngoài các dạng nói trên là hệ thống sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài 7.955

km Tổng diện tích mặt nước ước chiếm khoảng 16% tổng diện tích TP Mật độ dòngchảy trung bình 3,80 km/km2 Như vậy, phần diện tích thấp, trũng, có độ cao dưới 2 m

và mặt nước chiếm đến 61% diện tích tự nhiên, lại nằm ở vùng cửa sông với nhiềucông trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập, úng rất lớn

5.1.1.2 Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũngnhư các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP.HCM là nhiệt độ caođều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnhquan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tốkhí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh nhưsau:

Bảng 2.1 Khí hậu bình quân của TP.HCM

Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh

Trung bình

thấp

°C (°F)

21(70) (72)22 (73)23 (75)24 (77)25 (75)24 (77)25 (75)24 (73)23 (73)23 (72)22 (72)22

Lượng mưa

mm (inch)

14(0.6)

4(0.2)

12(0.5)

42(1.7)

220(8.7)

331(13)

313(12.3)

267(10.5)

334(13.1)

268(10.6)

115(4.5)

56(2.2)

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn TP.HCM

Ngày đăng: 27/07/2017, 07:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển (2009), Các vùng, tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương – tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vùng, tỉnh thành phốtrực thuộc Trung Ương – tiềm năng và triển vọng đến năm 2020
Tác giả: Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược phát triển
Nhà XB: Nhà xuất bản chínhtrị quốc gia
Năm: 2009
2. Bộ xây dựng, Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2010 , Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2010
4. Lê Văn Cát (2007), Xử lý nước thải giàu hợp chất, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải giàu hợp chất
Tác giả: Lê Văn Cát
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiênvà Công nghệ Hà Nội
Năm: 2007
5. Chi cục Bảo vệ môi trường (2005), Báo cáo ô nhiễm môi trường năm 2005, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ô nhiễm môi trường năm 2005
Tác giả: Chi cục Bảo vệ môi trường
Năm: 2005
1.Giáo trình kinh tế nông nghiệp - NXB đại học kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình kinh tế thuỷ sản - NXB lao động xã hội Khác
3. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam - NXB chính trị quốc gia Khác
4. Đinh Đức Minh, 2011. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010” Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w