Cựu sinh viên Học viện ngân hàng chia sẻ những Tài liệu hữu ích cho các em khóa sau và các em sinh viên nói chung. Bài Chuyên đề tốt nghiệp chuẩn mẫu về hình thức và nội dung đã được GVHD duyệt để nộp lên Khoa. Đảm bảo hữu ích cho các em.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của em, các số liệu là trungthực và được cập nhật từ hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh - PGD số 1
Ngày 27 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Khúc Thị Quỳnh
Trang 2LỜI CẢM ƠN Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh-PGD số 1” đã được hoàn
thành sau quá trình thực tập, nghiên cứu số liệu và thu thập thông tin của em tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh-PGD số 1.Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô giáo hướngdẫn của em là Tiến sỹ Nguyễn Thị Đào Mặc dù, Cô bận rất nhiều công việc nhưng cô
là người luôn chỉ bảo và giúp đỡ em nhiệt tình trong việc định hướng và hoàn thànhkhóa luận Đồng thời, em cũng muốn bày tỏ sự biết ơn với tất cả các thầy cô giáo tạitrường Học viện Ngân hàng đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Tài Chính Nhờnhững kiến thức mà các thầy, cô đã truyền đạt cho em đã giúp đỡ em rất nhiều trongviệc hoàn thiện chuyên đề này
Do thời gian nghiên cứu và trình độ của em còn hạn chế, do đó chuyên đề khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để emđạt được kết quả tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU A.DANH MỤC SƠ ĐỒ
B DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang 4DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
11 BCTC Báo cáo tài chính
12 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của để tài
Trước ngưỡng cửa hội nhập ngày càng lớn vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tếViệt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đang đứng trước những
cơ hội và khó khăn rất lớn Thời gian qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhữngchuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam
dù phát triển đến đâu thì hoạt động đem lại thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng
Và trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng luôn phải đối mặt vớinguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng Do đó, vấn đề mà các NHTM hiện nay quan tâm là làmthế nào để hoạt động tín dụng có thể mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng vớimức rủi ro thấp nhất Có rất nhiều biện pháp được sử dụng để hạn chế và phòng ngừarủi ro tín dụng như lựa chọn khách hàng mục tiêu, trích lập quỹ dự phòng rủi ro,…Trong đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thông qua công tác phân tích tàichính khách hàng mà đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp được đặt ra như một yêucầu cấp thiết đối với các NHTM Xuất phát từ tính cấp thiết và tầm quan trọng củacông tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, em đã chọn đề tài nghiên cứu
chuyên đề là : “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh-PGD số 1” nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn
đề phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp hướng tới sự phát triển toàn diện củangân hàng Agribank chi nhánh Mê Linh-PGD số 1 nói riêng và AgriBank nói chung
2.Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
+ Phân tích thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngânhàng Agribank chi nhánh Mê Linh-PGD số 1
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp đối với chi nhánh Agribank Mê Linh -PGD số 1 , đồng thời đưa ra kiếnnghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt nam và Ngân hàng Agribank trong quá trìnhphân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 6+ Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng công tác phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp phục vụ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank chinhánh Mê Linh - PGD số 1.
+ Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, chuyên đề nghiên cứu tại Agribank chinhánh Mê Linh-PGD số 1
+ Về thời gian: chuyên đề sử dụng các thông tin hiện tại của Ngân hàng Agribankchi nhánh Mê Linh - PGD số 1 liên quan đến phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp, số liệu minh họa từ năm 2014 đến năm 2016
4.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng cho mục tiêu nghiên cứu đềtài này: là thu thập số liệu tại Agribank chi nhánh Mê Linh-PGD số 1, sau đó tiến hànhphân tích, tổng hợp và xử lý số liệu đã thu thập được
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Agribank chi nhánh Mê Linh - PGD số 1
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Mê Linh - PGD số 1
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.1.Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại NHTM
1.1.1.Khái niệm phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác hoạt động kinh doanh
Một doanh nghiệp có thể được hiểu như một pháp nhân, một thực thể pháp lýđược thừa nhận bởi pháp luật, có năng lực tiến hành giao dịch kinh doanh Một điềuhết sức cần thiết là cán bộ tín dụng phải quen thuộc với các loại hình doanh nghiệpkhác nhau vì loại hình doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng có liên quan rất lớn đếncấu trúc tài chính và tổ chức quản lý, cũng như những ảnh hưởng tới các loại giấy tờcần thiết để đảm bảo cơ sở pháp lý cho khoản vay Ví dụ như: doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,…
Người đi vay có thể là một cá nhân với tư cách là một thể nhân, hoặc một quanchức trong một công ty, hoặc người đi vay có thể hành động theo năng lực trung giannhư đại lý, người nhận ủy thác, người điều hành quản lý bất động sản Cán bộ tín dụng
có trách nhiệm tìm hiểu ngay lần tiếp xúc đầu tiên về loại hình doanh nghiệp và nănglực pháp lý của người đi vay
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các các quan hệ kinh tế dưới
hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệptrong quá trình kinh doanh và vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học
để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượngquan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dựđoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính màdoanh nghiệp có thể gặp phải
1.1.2.Mục đích của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM nhằm xác định cácmục tiêu :
Nhằm giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đầu tư đúng đắn
Trang 8 Góp phần xác định khả năng thanh toán của khách hàng, làm cơ sở cho khả năng thuhồi lãi và vốn vay của các ngân hàng.
Làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại tín dụng và có các biện pháp phòng ngừa thíchhợp
1.2.Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
a Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tìnhhình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại mộtthời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm)
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kếtoán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cân đối kế toán đượcchia làm hai phần là phần tài sản và phần nguồn vốn:
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kếtoán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quátrình kinh doanh Các khoản mục của bên tài sản được sắp xếp theo khả năng chuyểnhoá thành tiền giảm dần từ trên xuống
Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạchtoán Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sảncủa đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp - vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốnchiếm dụng )
Ngoài ra để phân tích được cụ thể, thường cán bộ tín dụng trong các ngân hàngthường yêu cầu khách hàng cung cấp thêm bảng chi tiết các tài khoản 131 – Các khoảnPhải thu, tài khoản 331 – Các khoản phải trả
b.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Phân tíchbáo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy tiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu và sửdụng vào những mục đích gì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin cho người
sử dụng đánh giá được các vấn đề sau:
• Đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, khả năng chuyển đổitài sản thành tiền
Trang 9• Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng trả cổ tức.
• Đánh giá khả năng đầu tư của doanh nghiệp
• Đánh giá về nhu cầu huy động vốn bên ngoài
• Đối chiếu sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lưu chuyển tiền mặt
• Đánh giá và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của cácluồng tiền trong tương lai
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền vào và chi rachủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Các khoản thu bằng tiền như: tiền thu bán hàng, thu từ các khoản thu thươngmại; chi phí bằng tiền như: tiền trả cho nhà cung cấp, tiền thanh toán cho công nhânviên, chi phí khác bằng tiền
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền vào và chi ra chủyếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp gồm 2 phần: đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chobản thân doanh nghiệp, đầu tư vào các đơn vị khác
Lưu chuyển từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền vào và chi ra chủ yếucủa doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm thay đổi quy mô và kết cấu nguồn vốncủa doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn, phát hành cổ phiếu tráiphiếu…
c Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cânbằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kếtquả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạtđộng kinh doanh chính Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làphương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 10Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanhnghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy củahoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định.
Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận haykhông - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm Đó là lý do tạisao báo cáo kết quả kinh doanh thường được xem là báo cáo lỗ lãi Ngoài ra, nó cònphản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuốitháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó Đồng thời, nó còn cho biết công ty đóchi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trêndoanh thu của công ty đó
d Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài các báo cáo tài chính về cân đối tài khoản, lưu chuyển tiền tệ, xác định kếtquả kinh doanh, để cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin phục vụ việc xemxét, đánh gía một cách cụ thể hơn về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, khi lập báo cáo tài chính còn phải lập bản thuyết minh báo
cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằmmục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưađược trình bày chi tiết, đầy đủ trong báo cáo tài chính khác
1.3.Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 1.3.1.Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên
ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu vàphân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theotừng giai đoạn Qua đó, nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấpđầy đủ hơn Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạtcác tỷ lệ như:
+Tỷ lệ về khả năng thanh toán: Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Trang 11+Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phảnánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng choviệc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
+Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợpnhất của doanh nghiệp
Kết luận Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích chúng ta sẽ sử
dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như phương pháp liên
hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiệnmục đích nghiên cứu một cách tốt nhất
1.3.2.Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và thường được thực hiện ở bướckhởi đầu của việc phân tích để đánh giá kết quả, vị trí và xu hướng biến đổi của cácchỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Thực tế so với kế hoạch: Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanhnghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉtiêu kỳ kế hoạch
Kỳ này so với kỳ trước: Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kếtquả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước
Bộ phận với tổng thể: Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách sosánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình củatổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùngquy mô hoạt động, trong cùng lĩnh vực hoạt động
Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý là khi thực hiện phép so sánh, để đưa ra các quyếtđịnh tài chính đúng đắn, hai số liệu đưa ra so sánh phải đảm bảo các điều kiện có thể
so sánh được Các điều kiện đó là : cùng nội dung kinh tế, phải thống nhất về phươngpháp tính, phải cùng đơn vị đo lường và phải được thu thập trong cùng một độ dài thờigian
Các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh, nếu chỉ phân tích dựa trênnhững trị số tuyệt đối hoặc trị số tương đối thì sẽ không có được kết quả một cáchchính xác nhất Vì vậy, để kết quả phân tích khách quan và đầy đủ, các nhà phân tíchthường sử dụng kết hợp cả các trị số tuyệt đối và các trị số tương đổi
Trang 121.3.3 Phương pháp Dupont
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tách đoạn, theo phương pháp nàythì từ một chỉ tiêu tổng hợp (được gọi là thứ cấp) phân tách thành nhiều chỉ tiêu bộphận (gọi là sơ cấp) Với phương pháp này, nhà phân tích có thể tìm được những nhân
tố, những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong mỗi hoạt động cụ thể củadoanh nghiệp, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong các hoạt động của doanhnghiệp Ngoài ra, nhà phân tích còn thấy được mối liên hệ giữa các hệ số tài chính,thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu Chẳng hạn phân tíchnhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu về khả năng sinh lời :
ROA = = x = ROS x AU
Trong đó:
ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROS: là tỷ suất lợi nhuận doanh thu
AU: là hiệu suất sử dụng tổng tài sản
ROE = = x = ROA x EM
Trong đó:
ROE: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA: là tỷ suất lợi nhuận doanh thu
EM: là hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Đây là phương pháp mang tính chất đặc trưng riêng so với các phương pháp nêutrên bởi chính ưu điểm của nó là giúp các nhà phân tích tài chính biết được nguyênnhân chính dẫn đến sự thay đổi của ROE và ROA
1.3.4 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế
Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố
bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích
để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêuvừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽtính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó
Trang 13Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng
và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra việc sắp xếpcác nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tíchphải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất lượng Trình tự thay thế các nhân
tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiêncứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố Trình tự thựchiện phương pháp thay thế liên hoàn:
Bước 1: xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu
kinh tế
Bước 2: cần sắp xếp thứ tự các nhân tố theo một trình tự nhất định: Nhân tố số
lượng xếp trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị; trườnghợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước nhân tốthứ yếu xếp sau và không đảo lộn trình tự này
Bước 3: xác định đối tượng phân tích Đối tượng phân tích là mức chênh lệchgiữa các chỉ tiêu kỳ phân tích( kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặcnăm trước)
Bước4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
Ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế Sau mỗi lầnthay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó Kết quả của phép trừ này làảnh hưởng của nhân tố thay thế
Bước 5: tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố.Tổng mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh lệch giữa thực tếvới kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích)
Phương pháp số chênh lệch: Đây là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên
hoàn Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phươngpháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung.Vì vậy, khi thực hiện phươngpháp số chênh lệch, phải tuân thủ đầy đủ nội dung, các bước tiến hành của phươngpháp thay thế liên hoàn
1.3.5 Phương pháp phân tô
Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận,nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định Thông thường trong phân tích, người ta có thểphân chia các kết quả kinh tế theo các tiêu thức sau:
Phân chia theo thời gian: tháng, quí, năm
Trang 14 Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích
1.3.6 Các phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích nhà phân tích có thể sửdụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp hồi quy, mô hình Z-score, phương pháp bảng, biểu, sơ đồ
Khi sử dụng phương pháp phân tích, nhà phân tích có thể sử dụng mộ hoặc tổnghợp các phương pháp, kỹ thuật phân tích khác nhau phù hợp với mục tiêu phân tích
1.4.Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
1.4.1.Phân tích bảng cân đối kế toán
Cán bộ tín dụng xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tănggiảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tập trung vào các yếu
tố sau:
Thứ nhất, với danh mục tài sản cần chú ý đến :
-Loại tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và giá trị của chúng
-Sự luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi của các khoảnmục :
+Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền
+Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do khách hàng cung cấp, phântích tình trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu có giá trị lớn, khoảnphải thu khó đòi, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu.Đây là chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích cẩn thận vì chúng có thể là nguồn trả nợchủ yếu chi trả các khoản vay ngắn hạn của khách hàng
+Trên cơ sở bảng kê chi tiết các hàng tồn kho : phân tích tình trạng hàng tồnkho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàngtồn kho Có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho nhưng loại tài sản này nên địnhgiá ở mức thấp nhất giữ giá trị nguyên giá và giá trị thị trường
+Đối với tài sản cố định, thông thường ngân hàng không quan tâm đến việc bántài sản cố định để tài trợ cho các khoản vay nhưng nếu tài sản cố định được dung làmtài sản đảm bảo cho những khoản vay thì giá trị của tài sản cố định là một chỉ tiêuđáng quan tâm Giá trị này thường phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và cán bộ tíndụng cần đi kiểm tra trực tiếp để có sự tham khảo giá thị trường
Trang 15Thứ hai, với danh mục nguồn vốn, cán bộ tín dụng chú ý đến các vấn đề sau:
-Về tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp : Khi xem xét nợ phải trả của kháchhàng, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ Nợ phải trả đượcchia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời gian
ngắn sắp tới thường là 1 năm hay một chu kì kinh doanh Nợ ngắn hạn bao gồm cákhoản vay và nợ ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí chưa thanhtoán, khoản phải trả, nợ dài hạn đến hạn trả
Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vay ngắn hạncủa ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác Cán bộ tín dụng cần có một danh sách
về các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo cho khoản vay đó để tránh tìnhtrạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ở nhiều ngânhàng khác nhau
Đối với nợ dài hạn, cán bộ tín dụng chú ý đến số tiền vay và thời hạn các khoản
nợ dài hạn Tuy nhiên, cán bộ tín dụng thường không quan tâm nhiều như nợ ngắn hạnnhất là đối với mục đích cho doanh nghiệp vay ngắn hạn
Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sách các chủ nợcủa khách hàng Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khả năng thu hồi nợ khidoanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên
Đối với vốn chủ sở hữu, đây là một khoản mục được chủ các ngân hàng quantâm Việc tăng vốn chủ ở là một biểu hiện của sự tiến bộ về tài chính của doanhnghiệp Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm vàquy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủ của luồng tiền , tài sản đảm bảo vàcác nhân tố khác Một số ngân hàng cho rằng doanh nghiệp cần có vốn chủ sở hữu trêntổng nguồn vốn lớn hơn nợ vay Tuy nhiên trong một số ngành đặc biệt mang tính thời
vụ, quy tắc này có thể không phù hơp
Thứ ba, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Cán bộ tín dụng nhận xét xem cơ cấu
của nguồn vốn và tài sản hợp lý, phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không? Đểtiến hành phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, cán bộ tín dụng có thể sử dụngbảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Để lập được bảng kê nguồn vốn và sử dụngnguồn vốn, cán bộ tín dụng cần tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng
Trang 16cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ Mỗi một sự thay đổi của cáckhoản mục trong bảng cân đối kế toán đều được xếp vào một cột diễn biến nguồn vốn
và sử dụng nguồn theo cách thức sau:
-Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu cũng như giảm tài sản củadoanh nghiệp, chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn và được sắp xếp vào cột diễn biếnnguồn vốn
-Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được sắpxếp vào cột diễn biến nguồn vốn
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần xem xét các mối quan hệ trên bảng CĐKT Các mốiquan hệ trên bảng CĐKT được thể hiện qua 3 chỉ tiêu : Vốn lưu động thường xuyên,nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền
Vốn lưu động thường xuyên = Nguốn vốn dài hạn– Tài sản dài hạn
Hoặc = Tài sản ngắn hạn- Nguồn vốn ngắn hạn + Vốn lưu động thường xuyên >0 thể hiện đây là phần nguồn vốn dài hạn trong
doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn Đây là điều cần thiết nhawmfduytrì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
+ Vốn lưu động thường xuyên <0 chứng tỏ trong doanh nghiệp có một phần tàisản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, thông thường việc DN dùng nguồnvốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ tạo nên một cơ cấu vốn rất mạo hiểm
Nhu cầu vốn lưu động= Tài sản kinh doanh- nợ kinh doanh
+ Khi tài sản kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động >0 thể
hiện DN phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợbởi bên thứ ba
+ Khi tài sản kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động <0 thểhiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của DN nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốnngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn bằng tiên = Vốn lưu động thường xuyên – Nhu cầu vốn lưu động
+ Khi vốn bằng tiền >0, nhu cầu vốn lưu động >0, chứng tỏ ngoài việc tài trợ cho tàisản dài hạn, nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp chưa sử dụng còn để trên khoảnmục tiền hoặc đang dùng cho đầu tư chứng khoán ngắn hạn Ngược lại, vốn bằng tiền
>0, nhu cầu vốn lưu động <0, thể hiện DN dư thừa ngân quỹ một phần do thừa nguồn
Trang 17vốn dài hạn chưa sử dụng vào sản xuất, một phần do chiếm dụng được vốn của bênthứ ba.
+ Khi vốn bằng tiền <0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ một phần nhucầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng
1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp được tổng hợptrên Báo Cáo KQHĐKD Sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽphụ thuộc vào tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Tình trạng tài chính của doanhnghiệp sẽ tốt nếu bán được hàng, quản lý tốt chi phía và tạo lợi nhuận Tình trạng tàichính của doanh nghiệp sẽ xấu đi nếu nó không tiêu thụ được hàng hóa dịch vụ củamình hoặc không quản lý tốt chi phí để tạo lợi nhuận
Một nhà phân tích muốn hiểu rõ sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, trướctiên cần tìm hiểu về tình hình và kết quả kinh doanh của DN đó thông qua các báo cáoKQHĐKD dạng so sánh Báo cáo so sánh ngang giúp cho các nhà phân tích thấy được
sự thay đổi cũng như xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh tình hình vàKQHĐKD của doanh nghiệp Báo cáo so sánh dọc cho thấy tỷ lệ phần trăm doanh thuthuần đã phải chi cho các loại chi phí như thế nào và phần lợi nhuận còn lại là baonhiêu Các báo cáo này sẽ giúp nhà phân tích có được cái nhìn tổng quát về nhữngthay đổi trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian, đồng thời cũng có đượccái nhìn mang tính so sánh giữa doanh nghiệp đang phân tích với các đối thủ cạnhtranh khác trong ngành của nó Nói cách khác, phân tích khái quát báo cáo KQHĐKD
là phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích doanh thu: Doanh thu bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh thu tài chính và thu nhập khác, là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng vì nó đảmbảo cho doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí, thực hiện tái sản xuất và thực hiệncác nghĩa vụ đối với nhà nước Vì thế, việc tìm hiểu sự thay đổi của doanh thu có ýnghĩa đặc biệt trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp Dựa vào kết quả củacác báo cáo so sánh ngang, các nhà phân có thể thấy được sự biến động tăng hay giảm,mức độ ra sao của doanh thu, từ đó đem ra so sánh với các doanh nghiệp khác, các đốithủ cạnh tranh trong cùng ngành Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý đến một số yếu tố
Trang 18ảnh đến doanh thu như: giá cả, nhóm hàng kinh doanh, khu vực địa lý, và một số cânnhắc khác, …
Phân tích chi phí: Trong những trường hợp mà doanh thu thuần rất khó tăng trưởngnhanh do mức độ cạnh tranh cao trên thị trường hoặc ngành hàng đã ở thời kỳ suythoái thì việc quản lý chi phí tốt chính là chìa khóa để doanh nghiệp thành công Đểquản lý chi phí tốt thì phân tích chi phí chính là công cụ để giúp doanh nghiệp thựchiện điều này Cũng dựa vào các báo cáo so sánh, nhà phân tích xác định tỷ trọng cácloại chi chí, xu hướng thay đổi chi phí, từ đó để ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạgiá thành sản phẩm Các loại chi phí cần phân tích bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, … Giá vốn hàng bán là chiphí đầu tiên mà nhà phân tích cần quan tâm vì đối với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt
là những doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, sản xuất thì giá vốn hàng bán chiếm
tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí Mặt khác, giá vốn hàng bán là chỉ tiêu tổng hợp,phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa: giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán Đây
là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận chính là thước đo cho sự thành công của một doanhnghiệp Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Vì vậy, mối quan tâmlớn nhất của các nhà phân tích đó là chất lượng lợi nhuận được đánh giá cao, tăngtrưởng bền vững và có chiều hướng thay đổi luôn tăng lên sẽ là những dấu hiệu đểđánh giá một doanh nghiệp hoạt động tốt trên thị trường Lợi nhuận của doanh nghiệpbao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác Trong đó,lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cơ bản nhất, quyết định đến sự thànhcông hay thất bại của một doanh nghiệp
1.4.3 Phân tích các tỷ số tài chính trong báo cáo tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng và sức mạnh tàichính của DN, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn vềtài chính mà DN đang phải đương đầu, nhất là khả năng thanh toán qua đó giúp cácnhà quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liênkết, mua bán, cho vay…
Để đánh giá tình hình tài chính của DN thì người phân tích chú trọng các nhóm tỷ
số tài chính sau:
Trang 19a.Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính
Các chỉ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu DN so vớiphần tài trợ của các chủ nợ đối với Doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong thẩmđịnh tài chính Ngân hàng nhìn vào số vốn của các chủ sở hữu DN để thể hiện mức độtin tưởng và sự đảm bảo an toàn cho các món nợ Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính baogồm:
Hệ số nợ =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc về vốn của DN đối với các chủ nợ Hệ
số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu tham gia càng lớn, vốn chủ chính công
ty càng tốt Tuy nhiên,nếu hệ số này quá cao, DN sẽ gặp rủi ro lớn trong việc thanhtoán các khoản nợ đến hạn Trong trường hợp thanh lý giải thể DN, hệ số này cho biếtmức độ được bảo vệ của các chủ nợ Các chủ nợ được hưởng quyền ưu tiên đòi lạiphần của mình trong tài sản công ty
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn=
Tỷ suất này lớn hơn 1, thể hiện khả năng tài chính vững vàng Nếu nhỏ hơn 1
có nghĩa là có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay Nếu nguồnvốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạohiểm
Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu=
Hệ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ Một
hệ số càng cao thì rủi ro tài chính của DN càng tăng do DN phụ thuộc nhiều vào chủ
nợ hoặc mức độ hoàn trả vốn cho các chủ nợ càng khó khi doanh nghiệp lâm vào tìnhtrạng kinh doanh thua lỗ Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngành hoạt động
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay=
Hệ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay bằngcác khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ Hệ số này càng cao thì rủi romất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại Thông thường này hệ số nàyđược các ngân hàng chấp nhận ở mức hợp lý khi nó ≥ 2
b.Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Tỷ số hoạt động là những tỷ số tài chính được xác định dựa vào thông rút ra từ cảbảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
• Hệ số quay vòng các khoản phải thu: =
Trang 20Chỉ tiêu này cho biết : hệ số quay vòng nhanh thì tốc độ thu hồi các khoản nợnhanh Nhưng cần lưu ý rằng chỉ tiêu này có thể không phản ánh được thời hạn tíndụng bình thường trong năm của doanh nghiệp nếu bảng cân đối được lập ra ở mộtthời điểm đặc biệt:
• Hệ số vòng quay hàng tồn kho =
Chỉ tiêu này cho cán bộ tín dụng biết doanh nghiệp có quản lý hàng tồn kho hiệuquả hay không Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệpbán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa
là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàngtồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vìnhư thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trườngtăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranhgiành thị phần Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuấtkhông đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồnkho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
• Hiệu suất sử dụng tông tài sản=
Hệ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNcàng lớn, điều đó có ý nghĩa là cầu ít tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt ddoaongj kinhdoanh mà DN đã đặt ra
• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=
Hệ số này cho biết một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinhdoanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
c.Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
• Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) = x 100%
Tỷ số trên cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận
• Tỷ suất sinh lời trên tông tài sản (ROA) = x 100%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản hiện có trongdoanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tùy theo mục đích của nhà phân tíchlợi nhuận trước thuế có thể chỉ là lợi nhuận danh cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổnglợi nhuận trước thuế mà tài sản tạo ra trong một kỳ kinh doanh, bao gồm cả phần lợi
Trang 21nhuận tao ra cho người đi vay Trong trường hợp này, tử số được tính là lọi nhuận điềuchỉnh gồm lợi nhuậ trước hoặc sau thuế cộng với chi phí trả tiền lãi vay.
• Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) = x 100%
Chỉ số này nói lên với một trăm đồng VCSH đem đầu tư mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận
d.Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn
Các chỉ tiêu phản ánh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củacông ty Các tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán là đủ Đứng trêngóc độ ngân hàng, các tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp ngân hàng đánh giá đượckhả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp
• Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =
Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắnhạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoán nợ đến hạn Trong cáctài sản ngắn hạn trên, khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho thường đượccoi là kém nhất Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn, cóthể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh
• Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn( không kể hàng tồn kho) thành tiền
Tỷ lệ này nên ở mức bằng 1
• Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Hệ số này cho biết khách hàng có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo trả nợ ngắnhạn Một doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngắn hạn thìdoanh nghiệp đó dù có các số liệu tài chính bên ngoài lành mạnh và có lãi cũng có thể
bị buộc phải dừng mọi hoạt động kinh doanh vì mất khả năng thanh toán
Các ngân hàng thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp nên ở mức 0,5 làhợp lý nhưng lớn hơn bao nhiêu thì tốt còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
ở từng ngành nghề khác nhau
Tóm lại, nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm
xác định khả năng sẵn sàng trả nợ của doanh nghiệp, điều này rất quan trọng đối với
Trang 22ngân hàng khi ra quyết định cho vay khách hàng và đảm bảo chất lượng tín dụng củakhoản vay.
1.4.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bằng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Ngân hàng có thể dự báo, ướctính lượng tiền lưu chuyển trong tương lai, đánh giá chất lượng thu nhập của DN, đánhgiá khả năng DN duy trì một mức độ sản xuất kinh doanh nhất định, đánh giá độ linhđộng tài chính và thanh khoản của DN
Sự vận động của dòng tiền được thể hiện qua ba hoạt động :
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh : >0 doanh thu tăng,tốc độ doanh thu bằng tiền > tốc độ tăng sản phẩm được bán ra, tăng phải thu kì trước.Thể hiện sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: >0 do thu lãi đầu tư, thu tiền bán tàisản cố định, thu hồi đầu tư không có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu, tìm nguồn hoạtđộng từ bên ngoài
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: >0 tăng vay vốn,góp thêm vốn
1.5 Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Phân tích tài chính DN là một hoạt động hết sức phức tạp, liên quan đến nhiềungười, nhiều bộ phận bên trong và bên ngoài DN Để có được thông tin hữu ích choviệc ra quyết định tài chính, công tác phân tích tài chính cần được tổ chức một cáchkhoa học Các bước chủ yếu trong một quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1: Quy trình phân tích tài chính
1 Lập kế hoạch phân tích
2 Thu thập thông tin và xử lý thông tin
3 Xác định những biểu hiện đặc trưng
4 Tiến hành phân tích
Trang 23Bước 1: Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích là xác định trước về nội dung, phạm vi, thời gian và cáchthức tổ chức phân tích Đây là bước đầu tiên nhưng lại là bước cần có sự chuẩn bị mộtcách kỹ càng vì có tầm ảnh hưởng lớn đến cả quá trình phân tích và kết quả phân tích.Nội dung phân tích cần được xác định rõ các vấn đề, xác định rõ mục tiêu, xây dựngchương trình phân tích Tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định phạm viphân tích có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn để phân tích Trong kếhoạch phân tích cần phân công trách nhiệm cho các bộ phận trực tiếp thực hiện và bộphận phục vụ công tác phân tích nhằm đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủtiềm năng giúp doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả
Bước 2: Thu thập thông tin và xử lý thông tin
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thôngtin, thông tin từ nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin từ bên ngoài, từ những thôngtin số lượng đến những thông tin giá trị, từ những thông tin lượng hó được đến nhữngthông tin không lượng hóa được
Bước 3: Xác định những biểu hiện đặc trưng
Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, tùy thuộc vào yêu cầu và nội dungphân tích, nhà phân tích cần tính toán các tỷ số tài chính phù hợp, lập các bảng biểutheo từng nội dung đã đặt ra, so sánh với các chỉ số kỳ trước, các chỉ số của ngành, củacác doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động Trên cơ sở đó, đánh giákhái quát điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, xác định những vấn đề, những yếu
tố trọng tâm cần được phân tích
Bước 4: Tiến hành phân tích
Đây là quá trình triển khai, tiến hành thực hiện những công việc đã được xác định
ở các bước trên Nội dung cần được triển khai trong bước này là:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng, xem xét mối liên hệ giữa các nhân tố
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích
5 Tổng hợp và dự đoán
Trang 24Từ góc độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đánh giá các nguyên nhân thành công,nguyên nhân thất bại.
Bước 5: Tổng hợp và dự đoán
Ở bước này, các nhà phân tích sẽ tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, dựbáo xu hướng phát triển Từ đó, đề ra các giải pháp tài chính cũng như các giải phápkhác nhằm thực hiện mục tiêu
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính khách hàng
Thứ nhất: Trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của cán bộ tín dụng.
Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đóng vai tròhết sức quan trọng bởi họ là người đầu tiên tiếp xúc với doanh nghiệp, trực tiếp thuthập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và cũng là người tham gia vào quá trìnhphân tích Vì vậy có thể nói chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào trình độ củacán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàngnên có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân tích Điều này đòi hỏi cán bộ tíndụng phải có kinh nghiệm, năng lực và tư chất đạo đức nghề nghiệp Trình độ chuyênmôn cho phép cán bộ tín dụng có thể sử dụng linh hoạt, hợp lý các công cụ phân tích,
dễ dàng nắm bắt tình hinh của doanh nghiệp, các nhân tố tác động và ảnh hưởng của
cá nhân tố đó tới tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra cácphân tích và nhận định đúng đắn; trong khi kinh nghiệm nghề nghiệp cho phép cán bộtín dụng cảm nhận được các thông tin đáng ngờ, cũng như các rủi ro tiềm ẩn, xử lý tốtcác số liệu nghi vấn Bên cạnh đó, nếu cán bộ tín dụng là người có tư cách đạo đức tốt,
họ sẽ trung thực với các số liệu tài chính của doanh nghiệp, không vì lý do nào khác
mà làm sai lệch kết quả nhận định Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng là người không cótrình độ chuyên môn vững vàng, thiếu kinh nghiệm và tư cách đạo đức yếu kém, chắcchắn chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
Ngoài ra, số lượng cán bộ phải phù hợp với khối lượng công việc Nếu số lượngcán bộ nhỏ so với khối lượng công việc thì rất có thể một cán bộ sẽ phải kiêm nhiệmnhiều doanh nghiệp dấn đẻn giảm hiệu quả phân tích, nhất là khi các doanh nghiệphoạt động ở những ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Ngược lại, số lượng cáng bộ quánhiều thì sẽ làm lãng phí nguồn nhân lực, gây tốn kém và làm năng suất hoạt động củangân hàng
Trang 25Thứ hai: Chất lượng thông tin được sử dụng để phân tích
Chất lượng thông tin đươc sử dụng để phân tích là yếu tố có ảnh hưởng lớn đếncác kết quả phân tích bởi đây là yếu tố đầu vào để các cán bộ phân tích tiến hành phântích và đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp Chất lượngcủa thông tin sử dụng được xác định bởi tính chính xác, đầy đủ và tính thời sự củathông tin Thông tin không chính xác sẽ làm cho kết quả phân tích bị sai lệch hoàntoàn với thực tế, gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng Thông tin không đầy đủ sẽ làm choquá trình phân tích bị ảnh hưởng và không thể đưa ra kết luận trong khi thông tinkhông được cập nhật sẽ ảnh hưởng đến dự đoán của ngân hàng Nếu như doanh nghiệphoạt động theo hướng không tốt mà ngân hàng có được thông tin về vấn đề này thì sẽhạn chế được rủi ro cho ngân hàng, vì đó sẽ là yếu tố hạn chế ngân hàng cho vay Nhưvậy, có thể thấy nguồn thông tin chính xác kịp thời đóng một vai trò then chốt trongquá trình phân tích
Chất lượng của nguồn thông tin hiện nay các ngân hàng dùng để phân tích phụthuộc vào nhiều thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các doanhnghiệp cung cấp nguồn thông tin cho ngân hàng với mục đích xin được tài trợ dự án,xin được cấp vốn kinh doanh, nên thường điều chỉnh các số liệu làm cho các báo cáotài chính phản ánh về tình hình của công ty tốt hơn so với thực tế Do vậy, các ngânhàng khi tiếp cần nguồn thông tin này nên có một sự thận trọng nhất định Hiện chỉ cócác của các doanh nghiệp được kiểm toán là tương đối tin cậy, các báo cáo chưa quakiểm toán cần được ngân hàng xem xét cẩn thận trước khi sử dụng Thực tế, có khôngít các doanh nghiệp che dấu được những khó khăn của mình để có thể vay vốn Đây làmột thực trạng đáng lo ngại, bởi nó mang lại rui ro cho ngân hàng
Ngoài nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng còn sử dụng thểmnhiều nguồn thông tin khác như thông tin từ các đối tác, các ngân hàng cùng hệ thốnghay nguồn thông tin do ngân hàng lưu trữ Đây là nguồn thông tin được sử dụng làm
cơ sở để ngân hàng đối chiếu lại khi có các kết quả phân tích từ nguồn thông tin màdoanh nghiệp cung cấp
Thứ ba: Khoa học công nghệ của ngân hàng thương mại áp dụng trong phân tích