- B Tài sản cố định và
4 Các chỉ tiêu về lợi tức
MÊ LINH-PGD SỐ
3.1.Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới
Trong những năm tới ngân hàng phải ổn định được tổ chức,biên chế lao động đầy đủ cho các phòng ban để có thể thực hiện được các công việc theo chức năng nhiệm vụ đã đề ra. Đẩy mạnh công tác kinh doanh, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng cả về địa bàn đầu tư và khách hàng…
Trong thời gian tới quyết tâm hiện đại hóa công nghệ khoa học, tiếp tục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giao dịch tiên tiến.
Tiếp tục đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên: cử CBNV tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ
chức với nội dung đào tạo đi sát thực tế và đảm bảo quá trình tác nghiệp của CBNV được nhanh, chính xác. Nâng cao khả năng giao tiếp, trình độ tư vấn của CBTD.
Lấy khách hàng truyền thống, uy tín của ngân hàng Ngân hàng Agribank làm trung tâm mở rộng đối tượng cho vay. Rà soát lại những doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với các khách hàng uy tín của Ngân hàng Agribank thông qua hệ thống tài khoản; tiếp cận các nhà cung cấp của nhóm khách hàng này để thu thập thêm các thông tin cần thiết để bổ sung cho quá trình thẩm định được hoàn chỉnh hơn.Tăng cường hợp tác mở rộng quan hệ với các cơ quan chức năng khác để tạo mối quan hệ tốt giúp ngân hàng thuận lợi trong việc thu thập thông tin liên quan.
3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại phòng giao dịch
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Do tính chất đặc thù là tín dụng, tuyển chọn những cán bộ có trình độ khá giỏi, học đúng chuyên nghành lên làm tiêu chí hàng đầu.
- Thực hiện phân quyền đề nghị cấp tín dụng theo kinh nghiệm.
- Thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo cán bộ nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ liên tục nhằm tránh tình trạng cán bộ quá thân thiết với khách hàng.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc, và định kỳ đánh giá, tổng kết tình hình, rút kinh nghiệm và trên cơ sở có chế độ khen thưởng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng thông tin đầu vào : Để nâng cao chất lượng thông
tin đầu vào thì:
- Ngân hàng cần tăng thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác nhau như CRV, C&R để có thể khai thác thông tin về các DN khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin liên quan đến các hợp đồng tín dụng của Ngân hàng.
- Ngân hàng nên mở rộng nguồn thu thập thông tin thông qua kênh của Nhà Nước cụ thể là cơ quan thuế. Nguồn thông tin từ cơ quan thuế thì xác thực và có độ tin cậy cao hơn.
- Các thông tin chung, có thể dùng nhiều lần như các chỉ số bình quân ngành, thông tin về ngành, tình hình kinh tế chung thì ngân hàng có thể tiến hành thu thập trước và cập nhật thường xuyên, khi có khách hàng thì chỉ việc đối chiếu so sánh.
Thứ ba, hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tài chính:
Duy trì và bổ sung phương pháp phân tích tài chính : Việc sử dụng kết hợp phương pháp Dupont với phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh sẽ cho thấy một cái nhìn toàn diện nhất về tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì thế ,ngân hàng cần tiếp tục duy trì phương pháp phân tích này.Ngoài ra cần chọn phương pháp phân tích cho phù hợp cho từng doanh nghiệp.
Thứ tư, hoàn thiện nội dung phân tích:
Cán bộ tín dụng cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng doanh nghiệp, từng điều kiện cụ thể các chỉ tiêu phân tích TCDN. Ðồng thời, cũng tùy thuộc vào từng khoản mục tín dụng mà chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng cần kết hợp phân tích cả ba báo cáo tài chính (BCĐKT, BCLCTT, BCKQKD ) để tạp nên bức tranh về tình hình tài chính doanh nghiệp minh bạch và rõ ràng . Ngoài ra, nếu kết hợp thêm bảng thuyết minh báo cáo tài chính nữa thì sẽ thấy được toàn cảnh hơn.
Thứ năm, hoàn thiện về quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp:
Ban lãnh đạo PGD cần phân công CBTD phù hợp, theo lĩnh vực hoạt động của DN hoặc theo quy mô, thời gian của khoản vay. Phân công CBTD phân tích, thẩm định DN theo quy mô của khoản vay, nghĩa là các CBTD có chuyên môn nghiệp vụ giỏi được cử để thẩm định các khoản vay lớn hoặc các khoản vay không cần TSĐB.
Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, Chi nhánh cần tăng cường công tác thanh tra giám sát: Thanh tra, giám sát là công việc phải tiến hành thường xuyên đối với quá trình thẩm định tín dụng nói chung cũng như công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng.
Thứ sáu, đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị:
NH cần đầu vào các trang thiết bị thuộc hệ thống thu thập thông tin của NH . Thường xuyên tìm hiểu, khai thác những công nghệ, phần mềm mới trong lĩnh vực NH giúp giảm bớt các công đoạn trong quá trình phân tích trong hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới mở cửa và hội nhập, việc giao lưu buôn bán của Việt Nam với các nước trên thế giới đã và đang diễn ra ngày càng sôi nổi. Đặc biệt 2016 là năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế AEC đã đem lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thì hoạt động tín dụng cũng có nhiều thành công, trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của các NHTM trong hoạt động TTQT và TTTM mà phương thức chủ yêu là tín dụng chứng từ. Nhờ có các NHTM mà quá trình thanh toán và thực hiện hợp đồng ngoại thương diễn ra thuận lợi, là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của các hợp đồng ngoại thương.
Nhận thức được sự cần thiết cho việc phát triển công tác phân tích đầu tư tài chính, đề tài đã đi vào nghiên cứu khái quát hoạt động này. Trên cơ sở đó, phân tích cũng như đánh giá các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như thực trạng phát triển của phương thức này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh - PGD số 1. Từ đó nêu lên các giải pháp và kiến nghị
nhằm phát triển mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mê Linh - PGD số 1.
Do những hạn chế về mặt lý luận cũng như hiểu biết và kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và có những đánh giá chủ quan. Vì vậy, em mong thầy cô và bạn bè, những người quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để nội dung của đề tài của em được hoàn chỉnh hơn về lý thuyết cũng như thực tiễn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Học viện Ngân hàng – nơi em đã gắn bó suốt 4 năm qua, đặc biệt là sự cảm ơn chân thành gửi đến TS. Nguyễn Thị Đào - người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình để hoàn thành bài học cuối cùng tại Học viện Ngân hàng này.