1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nghiên cứu nồng độ hs CRP và một số chỉ số xét nghiệm hoá sinh liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương

56 609 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 557,5 KB

Nội dung

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG PHẠM THỊ LAN THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM, TRÙNG ROI ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH Đ

Trang 1

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

PHẠM THỊ LAN

THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM, TRÙNG ROI

ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ

TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2016.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM Y HỌC

HẢI DƯƠNG - 2016

Trang 2

BỘ Y TẾ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

PHẠM THỊ LAN

THỰC TRẠNG NHIỄM NẤM, TRÙNG ROI

ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ ĐẾN KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Thanh Hải Các số liệu và kết quả trình bàytrong khóa luận là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ởbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hải Dương, tháng 7 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận được hoàn thành là nhờ vào sự chỉ bảo tận tình của giáo viênhướng dẫn và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi đồng thời là sự nỗ lựccủa bản thân tôi cùng với sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kỹ thuật Y

tế Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Thị Thanh Hải vềđịnh hướng khoa học, cho tôi học hỏi thêm được nhiều bài học quý giá trongsuốt quá trình tiến hành đề tài khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn trưởng khoa và các nhân viên của khoa Visinh bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tạo điều kiện cho tôi thựchiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình

Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận tốt nghiệp không tránhkhỏi những sai sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét củaquý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Kính chúc Quý thầy cô và các bạn sức khỏe, thành công

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Lan

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 31.1.Giải phẫu sinh lý đường sinh dục 3

1.1.1 Giải phẫu 3

1.1.2 Đặc điểm sinh lý âm đạo 4

1.2 Đặc điểm mầm bệnh nhiễm trùng âm đạo do nấm và trùng roi 6

1.2.1.Đặc điểm chung 6

1.2.2 Nguồn truyền nhiễm 8

1.2.3.Đường truyền nhiễm 8

1.4.1 Điều trị nấm âm đạo 11

1.4.2 Điều trị trùng roi âm đạo 11

1.5 Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do nấm và trùng roi 11

1.6 Tình hình nhiễm trùng đường sinh dục do Candida và Trichomonas vaginalis 12

1.6.1 Trên thế giới 12

1.6.2 Tại Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 162.1.Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 16

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 16

Trang 7

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 16

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 16

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.4 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 17

2.7 Các biến số nghiên cứu 19

2.8 Đạo đức nghiên cứu 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 213.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21

3.2 Xác định tỷ lệ nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục của đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ 4 - 5/2016.22

3.3 Một số yếu tố liên quan tới viêm âm đạo do nấm và trùng roi ở đối tượng nghiên cứu 23

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 324.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32

4.2.Tỷ lệ nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (18-49) đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

từ tháng 4 – 5 năm 2016 33

4.3 Các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo ở đối tượng nghiên cứu

Trang 8

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21

Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục của đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí 22

Bảng 3.3 Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi với nhóm tuổi 23

Bảng 3.4 Liên quan giữa nhiễm nấm đường sinh dục với trình độ 24

văn hóa 24

Bảng 3.5 Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với nơi ở của đối tượng 25

Bảng 3.6 Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với nghề nghiệp của đối tượng 26

Bảng 3.7 Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục với tiền sử dùng thuốc kháng sinh 27

Bảng 3.8 Liên quan giữa nhiễm nấm và trùng roi với thói quen thụt rửa âm đạo 28

Bảng 3.9 Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với tình trạng thai nghén của đối tượng 29

Bảng 3.10 Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với sử dụng thuốc tránh thai 30

Bảng 3.11 Liên quan giữa nhiễm nấm, trùng roi đường sinh dục với thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh 31

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hình ảnh tử cung 4

Hình 1.2: Hình ảnh nấm Candida 7

Hình 1.3: Hình ảnh Trichomonas vaginalis 8

Hình 1.4: Viêm âm đạo do nấm 10

Hình 1.5: Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis 10

Hình 2.1 Trùng roi Trichomonas vaginalis trong nước muối sinh lý 18

Hình 2.2.Hình ảnh nấm Candida trên tiêu bản nhuộm gram 19

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm trùng đường sinh dục bao gồm các bệnh lý viêm nhiễm tại cơquan sinh dục, còn gọi là bệnh lây qua đường tình dục Đây là một bệnh lýkhá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân hàng đầu ởcác phòng khám phụ khoa Bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân trong đó mầmbệnh ký sinh trùng thường gặp và chiếm tỉ lệ tương đối cao như: nấm

Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis, tiếp theo là những vi khuẩn như E coli, Enterobacter, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu,…[4] [13] [20].

Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau vi khuẩn trong viêm

đường sinh dục mà chủ yếu gặp ở phụ nữ Khoảng 75% phụ nữ trong đời có ítnhất một lần bị viêm âm đạo do nấm với triệu chứng nhiều khí hư, đặc, màutrắng, ngứa âm hộ âm đạo khi giao hợp [8] Bệnh do nấm Candida thường xảy

ra ở phụ nữ có thai, đái tháo đường, uống kháng sinh phổ rộng, thuốc tránhthai đường uống [1] Nguyên nhân tiếp theo gây bệnh là do trùng roi

Trichomonas vaginalis Bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Hàng năm ước tính có 170 nghìn người nhiễm Trichomonas vaginalis trên thế giới.

Nghiên cứu của Lê Văn Thân, Thân Trọng Quang trên đối tượng là phụ nữđến khám phụ khoa tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bình Thuận có tỷ

lệ nhiễm: nấm Candida là 19.75%, Trichomonas vaginalis 6.82%, nhiễm phối

hợp là 1.95%[25]

Việc điều trị viêm sinh dục do nấm và trùng roi kéo dài và hay tái phát nên tốn nhiều chi phí thời gian đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của ngườiphụ nữ nhất là trong điều kiện nước ta còn nghèo, điều kiện vệ sinh, chăm sóc

y tế chưa được tốt Do đó vấn đề dự phòng cần được xem trọng Hiện nay đã

có nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh đường sinh dục do nấm và trùng roi ởnhiều địa điểm khác nhau

Trang 12

Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng nhiễm nấm, trùng roi và các yếu tố liên quan trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2016” với hai mục tiêu:

1/ Xác định tỷ lệ nhiễm nấm và trùng roi đường sinh dục ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49) đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tỉnh Quảng Ninh từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016.

2/ Đánh giá một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm đường sinh dục

do nấm và trùng roi trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4 – 5/2016.

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Giải phẫu sinh lý đường sinh dục.

1.1.1 Giải phẫu[16][12]

- Âm hộ: Được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở

trong Phía trong âm hộ (AH) có tuyến Bartholin và hai bên lỗ niệu đạo cótuyến skeine các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chốngnhiễm khuẩn của dịch âm đạo

- Âm đạo: Là một ống đi từ cổ tử cung tới âm môn (âm hộ) Âm đạo

nằm sau bàng quang và niệu đạo, nằm trước trực tràng Âm đạo và tử cungthường gấp theo một góc 90º Âm đạo dài khoảng 8 cm, chạy chếch ra trước

và xuống dưới, tạo cùng với đường ngang một góc 70º Âm đạo dẹt trước sau,bình thường thành trước dính vào thành sau thành một khe có nhiều nếp gấp.Biểu mô niêm mạc âm đạo (AĐ) là biểu mô lát tầng không sừng hóa có khảnăng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

Liên quan

- Mặt trước âm đạo liên quan ở phía trên với bàng quang Các tổ chứcliên kết ở giữa âm đạo và các tạng xung quanh tạo thành các vách (vách bàngquang - âm đạo, vách niệu đạo - âm đạo)

- Mặt sau chia ba đoạn: Đoạn trên liên quan với túi cùng Douglas vàvới vách trực tràng - âm đạo Đoạn giữa là nơi âm đạo chạy qua hoành cơnâng hậu môn Đoạn dưới là nơi âm đạo tách xa khỏi trực tràng để đi ra trước

- Cổ tử cung: gồm CTC trong và CTC ngoài.

 Cổ tử cung ngoài có cấu trúc biểu mô lát tầng giống biểu mô niêm mạc

AĐ nên cũng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

 Cổ tử cung trong có cấu trúc biểu mô tuyến có khả năng chế tiết chấtnhày, trong chất nhày của CTC chứa một số enzym kháng khuẩn

Trang 14

- Trong dịch AĐ có một vài bạch cầu, các vi khuẩn, đặc biệt là trựckhuẩn Doderlein (Lactobacilli ), ngoài ra có thể thấy các vi khuẩn khác Bìnhthường dịch âm đạo không màu, hoặc hơi trắng, hơi quánh và thay đổi theochu kỳ kinh nguyệt Vào thời gian phóng noãn, CTC mở rộng nhất, dịch tiếtlấp đầy CTC, dịch AĐ loãng, nhiều Dịch tiết sinh lý AĐ có đặc điểm làkhông gây triệu chứng cơ năng: Kích thích, ngứa, không chứa nhiều bạch cầuđoạn trung tính và không cần điều trị.

- Khi viêm nhiễm, dịch âm đạo thay đổi Xét nghiệm dịch âm đạo thấy

vi khuẩn Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn khác hay ký sinh trùng như

nấm, trùng roi [14]

Trang 15

1.1.2.2 Sinh hóa

Dịch âm đạo chứa các phân tử Carbohydrat (glucose, maltose ), protein,ure, acid amin, acid béo, các ion K, Na, Cl

1.1.2.3 Độ pH âm đạo.[14]

- Môi trường âm đạo mang tính acid có pH từ 3,8- 4,6 Niêm mạc AĐ

có khả năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn do AĐ có tính acid, pH AĐ đượcduy trì nhờ vi khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn trong âm đạo Các trực khuẩnnày sử dụng glycogen tích lũy trong tế bào biểu mô của AĐ và sinh ra acid

Lactic khiến môi trường AĐ có tính acid Nồng độ glycogen trong tếbào chịu ảnh hưởng của estrogen

Sự thay đổi của pH âm đạo

pH âm đạo bình thường và sự thay đổi của pH âm đạo do tác

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi hoạt động tình

1.1.2.4 Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo.

- Phụ nữ có thai: Biểu mô AĐ giải phóng ra nhiều glycogen, cùng vớitrực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid Lactic làm

pH âm đạo xuống thấp, tạo điều kiện cho nấm phát triển

- Điều trị kháng sinh kéo dài, nhất là kháng sinh hoạt động phổ rộng sẽgây loạn khuẩn âm đạo

- Điều trị liều cao hoặc kéo dài bằng corti-steroid

Trang 16

- Điều trị các bệnh nấm.

- Thuốc diệt virus

- Điều trị tia xạ

- Thụt rửa âm đạo

- Polyp, khối u trong âm đạo

1.2.1.1 Đặc điểm chung của nấm

Nấm (fungi) là những sinh vật có nhân và thành tế bào thực vật, dịdưỡng, sinh sản bằng bào tử Ước tính trên thế giới có 1 triệu loài nấm, hiệnnay khoa học đã phát hiện 400 loài gây bệnh cho người, những loài nấm gây

bệnh cho người thường gặp nhất là Candida sp gây các bệnh nấm nội tạng và

nấm da - niêm mạc

Hiện nay có khoảng 200 loài nấm Candida tuy nhiên chỉ có một số ít gây bệnh cho người Những loài gây bệnh cho người thường gặp là Candida albicans, Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida parapsilosis, Candida krusei, Candida guilliermondii Trên 90% trường hợp bệnh nấm hệ thống là do C.albicans, C.glabrata, C.parapsilosis, C.tropicalis, C.krusei [2] [9] [10] [27].

Candida là loại nấm men, khuẩn lạc thường nhẵn, có màu trắng hoặc

màu kem, không sinh sắc tố Các tế bào nấm men hình tròn hoặc bầu dục,kích thước 2 – 6 micromet, sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi Trong một số

Trang 17

điều kiện nấm có thể tạo sợi nấm giả hay sợi thực.

Hình 1.2: Hình ảnh nấm Candida[42]

Nấm Candida có thể sống hội sinh ở người hay ở ngoại cảnh Ở người

có thể tìm thấy Candida trên da quanh hậu môn, đường tiêu hóa, trong phếquản, trong dịch âm đạo Nhiễm nấm âm đạo thường ở người trẻ Tỷ lệ nhiễmcao ở phụ nữ có thai đặc biệt là 3 tháng cuối và giảm đi sau khi sinh, có thểthay đổi do pH âm đạo, nồng độ glycogen và trạng thái tế bào biểu mô âm

đạo đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Candida Ở ngoại cảnh ta cũng

có thể thấy nấm trong đất, thức ăn, môi trường bệnh viện…những nơi liênquan đến người, động vật [2][3][7][25]

1.2.1.2 Đặc điểm chung của trùng roi

Trichomonas vaginalis là đơn bào có nhân, có roi và chuyển động bằng roi, sinh sản vô tính, phân chia theo chiều dọc thân Trùng roi T vaginalis có từ 3

- 5 roi ở phía trước và một roi về phía sau đến giữa thân tạo thành màng vây

Trùng roi chỉ có một vật chủ duy nhất là người, ký sinh chủ yếu ở âmđạo, trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn của da, niêm mạc bộ phận sinh dục,gây nên triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục Ở nam giới, trùng roi cũng

có thể gây viêm sinh dục nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ ràng mặc dù

bị nhiễm ký sinh trùng Ngoài âm đạo, trùng roi còn ký sinh ở những nơi khácnhư buồng trứng, vòi trứng, tử cung, niệu đạo, niệu quản bàng quang,…đểgây bệnh Mặc dù trùng roi có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau nhưng ở

Trang 18

âm đạo chúng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và đóng vai trò quan trọng trongnguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ Bệnh lây truyền trực tiếp do giaohợp là chủ yếu Vấn đề vệ sinh cá nhân phụ nữ như tắm rửa ở nước ao hồhoặc sử dụng các nguồn nước, đồ dùng, quần áo…bị nhiễm bẩn; trùng roi cóthể xâm nhập vào đường sinh dục và gây bệnh [2][3][7][25].

Hình 1.3: Hình ảnh Trichomonas vaginalis[41]

1.2.2 Nguồn truyền nhiễm

Người là nguồn truyền nhiễm chủ yếu và là ổ chứa mầm bệnh của hầuhết các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nói chung và nhiễm ký sinh trùngđường sinh dục nói riêng bao gồm: Người bệnh, là những người đang có triệuchứng lâm sàng về bệnh hoặc đang điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng đườngsinh dục và người mang mầm bệnh nhưng chưa có các triệu chứng lâm sàng

rõ rệt Ngoài ra, ổ chứa mầm bệnh có trong một số môi trường như nước, đồdùng sinh hoạt, đất, dụng cụ y tế…[7][19][22]

1.2.3.Đường truyền nhiễm

Có 3 đường truyền các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục ở phụ nữ bao gồm:

- Lây truyền trực tiếp qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hội chứng

suy giảm miễn dịch mắc phải, nhiễm Chlamydia trachomatis, Candida sp và Trichomonas vaginalis.

- Do phát triển quá mức của các vi sinh vật sống cộng sinh trong đườngsinh sản: Viêm âm đạo không đặc hiệu do vi khuẩn, do nấm, chủ yếu là

Trang 19

Candida sp.

- Do thăm khám phụ khoa hoặc đặt các dụng cụ kế hoạch hóa gia đìnhkhông được vô trùng an toàn hoặc từ môi trường tự nhiên: Thiếu vệ sinh, sửdụng nguồn nước bẩn, tiếp xúc với phân, đất, ngâm mình trong nước… căn

nguyên thường gặp là nấm, đơn bào như: Candida sp và Trichomonas vaginalis…[2][3][7].

1.2.4 Khối cảm nhiễm

Mọi cơ thể khi chưa có miễn dịch đều có thể bị nhiễm bệnh Những đốitượng có nguy cơ cao gồm: những người sinh hoạt tình dục không an toàn, ngườithường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, đất, không khí ô nhiễm, người suy giảm

miễn dịch tiên phát hay thứ phát thường hay mắc Candida sp, Herpes…[24].

1.3 Chẩn đoán nhiễm trùng đường sinh dục do nấm Candida và

Trichomonas vaginalis.

1.3.1 Chẩn đoán lâm sàng

1.3.1.1 Bệnh viêm âm đạo do nấm

Khí hư: Khí hư nhiều màu trắng như váng sữa, không hôi thành mảngdày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết trợt đỏ

Ngứa: Ngứa vùng sinh dục hậu môn, bệnh nhân thường bị ngứa nhiều vàgãi làm xây xước vùng âm hộ và làm nấm lan rộng cả tầng sinh môn, bẹn đùi

Đau khi giao hợp: Khi giao hợp đau là triệu chứng hay gặp của bệnhnhân viêm âm hộ âm đạo do nấm, thường bệnh nhân có cảm giác đau nông,cần phân biệt với đau khi giao hợp do viêm tiểu khung thường có cảm giácđau sâu Đi tiểu khó khi nước tiểu đi qua vùng sinh dục bị viêm.[15]

Trang 20

Hình 1.4.Viêm âm đạo do nấm[39]

1.3.1.2.Bệnh viêm âm đạo do trùng roi

Nhiễm trùng roi có triệu chứng ngứa rát âm hộ, khiến phụ nữ gãi gâyxây xước, vùng viêm âm hộ có thể lan đến bẹn, khí hư trắng bọt Âm đạoviêm đỏ, đầy khí hư trắng, lổn nhổn như cặn sữa Cổ tử cung viêm, chạm vàochảy máu, bôi lugol nham nhở [15][21]

Hình 1.5 Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis[40]

1.3.2 Cận lâm sàng.

Đối với nhiễm đơn bào Trichomonas vagilanis thường sử dụng phương

pháp soi tươi với nước muối sinh lý

Đối với nhiễm Candida sp thường sử dụng nhiều phương pháp như:

Soi tươi trong môi trường nước muối sinh lý, nhuộm gram, nuôi cấy trong

Trang 21

môi trường Sabouraud.

1.4 Điều trị

1.4.1 Điều trị nấm âm đạo

Fluconazol 150mg/ngày 7 ngày, đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ và

sau khi đã vệ sinh sạch sẽ

Theo khuyến cáo fluconazol đường uống hàng tuần với liều 150mg, mà

đạt được kiểm soát triệu chứng > 90% bệnh nhân

1.4.2 Điều trị trùng roi âm đạo

Metroninidazol 2g uống trong một liều duy nhất

Không uống rượu, bia trong quá trình điều trị và 24 giờ sau đó

Tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

Không thụt rửa âm đạo vì có thể làm tăng nguy cơ tái phát

Ngày nay các chế phẩm có thể điều trị phối hợp nhiễm nấm và trùng roinhư Polygynax 1 viên/ngày 10 ngày đặt âm đạo buổi tối trước khi đi ngủ vàsau khi đã vệ sinh sạch sẽ [31]

1.5 Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do nấm và trùng roi [5][25]

Sử dụng thuốc kháng sinh: Môi trường âm đạo bình thường có tính

acid nó được duy trì là nhờ vào loài vi khuẩn Lactobacilii chuyển hóaglycogen thành acid lactic vì thế mà âm đạo tránh được sự gây bệnh của các

vi khuẩn khác Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày vô tình đã tiêu diệt nhóm

vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo, phá vỡ sự cân bằng của pH âm đạo tạođiều kiện cho bệnh viêm âm đạo xảy ra

Có thai: Trong khi mang thai, nồng độ hormone sinh dục (Estrogen)

tăng cao nhất là 3 tháng cuối thai kì làm biểu mô âm đạo quá sản giải phóng

ra glycogen, trực khuẩn Lactobacilli trong âm đạo phân hủy glycogen thànhacid lactic làm pH âm đạo xuống thấp 3,5 – 4,5 Đó là môi trường thuận lợi để

Trang 22

vệ sinh khó khăn hơn nên dễ viêm đường sinh dục hơn phụ nữ bình thường.

Thói quen thụt rửa âm đạo: Có nhiều phụ nữ có nhận thức không

đúng về thói quen vệ sinh, họ nghĩ rằng thụt rửa bên trong âm đạo thì sẽ sạch

sẽ hơn,tuy nhiên thói quen vệ sinh sâu vào âm đạo thì vô hình đã đưa vikhuẩn và các tác nhân khác vào đường sinh dục và diệt vi khuẩn có lợi trong

âm đạo, làm thay đổi môi trường bình thường trong âm đạo nên làm tăngnguy cơ nhiễm nấm

Sử dụng dung dịch vệ sinh: Môi trường âm đạo bình thường có pH là

3,8 – 4,6 Nếu sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có pH không phù hợp vớimôi trường âm đạo sẽ làm mất cân bằng âm đạo dễ là yếu tố thuận lợi cho cáctác nhân gây bệnh viêm âm đạo phát triển

Thuốc tránh thai: Có tác dụng tránh thai là vì thành phần của nó có

chứa 2 hormone là estrogen và progestin Sự thay đổi hormone làm mất cânbằng pH âm đạo tạo điều kiện cho các tác nhân gây viêm âm đạo phát triển

1.6 Tình hình nhiễm trùng đường sinh dục do Candida và Trichomonas vaginalis

1.6.1 Trên thế giới

Viêm âm đạo là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thếgiới Theo báo cáo của trung tâm phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ năm 2013,trên thế giới mỗi ngày có trung bình hơn 1 triệu người mắc bệnh lây qua đườngtình dục Mỗi năm, ước tính có khoảng 500 triệu người bị bệnh nhiễm trùng

đường sinh dục do: Chlamydia, lậu, giang mai và Trichomonas Đa số bệnh lây

truyền qua đường sinh dục thường có triệu chứng âm thầm Một số bệnh nhiễmtrùng đường sinh dục có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV gấp 3 lần hoặcnhiều hơn [33]

Theo nghiên cứu của Klein Catherine cho thấy khoảng 70-75% phụ nữnhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời và khoảng 5-8% trong số họ táiphát hàng năm [8]

Trang 23

Theo Mendling, tỷ lệ nấm Candidasp phân lập được ở âm đạo ở phụ nữ

trong độ tuổi hoạt động tình dục và không có triệu chứng viêm nhiễm rõ ràng

là 30% [34]

Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang X.J (2009), cho thấy tỷ lệ mắc do

viêm âm đạo do vi khuẩn và Trichomonas lần lượt là 12,0% và 4,5% [36].

Nghiên cứu ở Italia của Boselli và cộng sự (2004) trên 1644 phụ nữ, tỷ

lệ nhiễm trùng đường sinh sản là 87,5% trong đó nấm Candida sp chiếm tỷ lệ 51,3%, viêm âm đạo do vi khuẩn 19,9%, trùng roi Trichomonas vaginalis

chiếm 6,1% [32]

1.6.2 Tại Việt Nam

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam khoảng có 1 triệungười mắc các bệnh lây truyền các bệnh qua đường tình dục [35]

Nghiên cứu của Lê Thị Oanh (2001) trên 2534 phụ nữ độ tuổi 18 - 45tại 6 tiểu vùng sinh thái ở đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ cho thấy:

Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dao động từ 41,5% đến 64,1%

Tỷ lệ nhiễm thay đổi theo vùng: Hà Nội 41,8%, Hà Nam 58,39%, Thái Bình

56,98%, Nghệ An 64,04% trong đó căn nguyên do Candida sp thay đổi từ 14,7% - 42,8%, Trichomonas vaginalis dao động từ 8,7% đến 28,7%, các nguyên nhân khác ở tỷ lệ thấp <10% gồm: tụ cầu vàng, Ecoli, liên cầu nhóm

D và một số Enterobacili…[19].

Theo kết quả giám sát trọng điểm tại Việt Nam, giai đoạn 2006-2010[29], [30], tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnhQuảng Ninh:

- Tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis chung tại 5 tỉnh thành phố là

4,3%, trong đó cao nhất ở phụ nữ bán dâm ở thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệnhiễm là 15,1%, tiếp đến là Quảng Ninh (2,5%), Hà Nội (2,0%), Đà Nẵng(1,0%) và không phát hiện được trường hợp nào nhiễm trùng roi ở phụ nữ bán

Trang 24

- Tỷ lệ nhiễm nấm Candida sp ở phụ nữ bán dâm với tỷ lệ nhiễm chung

5 tỉnh thành phố là 4,6% Tỷ lệ nhiễm nấm trong nhóm phụ nữ bán dâm cũng

là khác nhau, trong khi Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ khá cao lần lượt

là 10,7% và 9,5% thì tỷ lệ này tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hà Nội rất thấplần lượt là 2,0%, 1,5% và 1,0%

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2007), trên 389 phụ

nữ tuổi từ 18-49 tại phường Mai Dịch, Hà Nội, tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường

sinh dục là 62,1%, trong đó viêm âm đạo do nấm Candida albicans là 31,8%,

do Trichomonas vaginalis là 3,8% [6].

Theo nghiên cứu của Phan Thị Thu Nga (2013), ở 960 phụ nữ từ 18-49tuổi đến khám bệnh tại Bệnh viện phụ sản Trung ương Hà Nội cho thấy83,1% số đối tượng nghiên cứu có tổn thương qua thăm khám lâm sàng, tỷ lệ

nhiễm nấm Candida sp là 35,3%, Trichomonas vaginalis 0,94%, các vi khuẩn

là 31,6% [17]

Nghiên cứu của Lê Văn Thân, Thân Trọng Quang cho kết quả: Trong

410 phụ nữ đến khám phụ khoa tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bình

Thuận có tỷ lệ nhiễm: Nấm Candida là 19.75%,T.vaginalis 6.82%, nhiễm

phối hợp là 1.95% Nhóm tuổi từ 26 – 39 có tỷ lệ nhiễm nấm là cao nhất so

với các nhóm tuổi khác Đối với nhiễm T.vaginalis tỷ lệ ở các nhóm tuổi

không có sự khác biệt.[25]

Nguyễn Thị Thịnh và cộng sự với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố liên

quan đến viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2014” Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida là

26,3%, phụ nữ có thai mắc nấm âm đạo là 44,4% Những phụ nữ ở tuổi < 30,

có tiền sử dùng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung đãsinh con và đang mang thai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 1,6 – 2,44 lần so vớinhững phụ nữ không có các yếu tố trên Phụ nữ dùng nguồn nước không sạch,không được hướng dẫn vệ sinh kinh nguyệt, thay băng vệ sinh < 3 lần/ngày,

Trang 25

có thói quen thụt rửa âm đạo, phơi quần lót nơi thiếu ánh sáng, giao hợp trongnhững ngày hành kinh, vệ sinh ngay sau giao hợp có nguy cơ mắc nấmCandida âm đạo cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các phụ nữ khác 1,68 –2,87 lần.[26]

Với đề tài: “ Tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo và các yếu tố liên

quan trên phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Châu Thành,Nam Tân Uyên, Bình Dương” của Đinh Ngọc Dung, Lê Ngọc Diệp cho kếtquả: Với 287 trường hợp nghiên cứu có 27,9% nhiễm nấm, tỷ lệ viêm âmđạo có triệu chứng là 82,5% Tình trạng viêm âm đạo do nấm trên phụ nữ cóthai có liên quan có ý nghĩa thống kê với một số yếu tố(p<0,05), như nghềnghiệp là công nhân, sử dụng nước ao,hồ, sông, không có nhà vệ sinh riêng,mặc quần áo chật, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tiền sử viêm âm hộ, âmđạo do nấm [5]

Trang 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 49 tuổi đến khám phụ khoa và

có chỉ định xét nghiệm tìm nấm và trùng roi đường sinh dục tại bệnh viện ViệtNam - Thụy Điển Uông Bí từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 49 tuổi đến khám phụ khoa và

có chỉ định xét nghiệm tìm nấm và trùng roi đường sinh dục tại bệnh viện ViệtNam - Thụy Điển Uông Bí, tự nguyện tham gia nghiên cứu thời gian từ tháng4/2016 – 5/2016

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Những bệnh nhân thần kinh không ổn định

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

- Thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016

- Địa điểm: Tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Mẫu thuận tiện: N = 522 (bệnh nhân)

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ 2 nguồn:

- Phát phiếu tự điền cho những phụ nữ có chỉ định làm xét nghiệm tìmnấm và trùng roi tại phòng khám phụ sản bệnh viện Việt Nam Thụy ĐiểnUông Bí từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016 do các nhân viên và sinh viên thựctập tại phòng khám phụ sản tiến hành

- Thu thập số liệu tại khoa xét nghiệm Vi sinh - bệnh viện Thụy ĐiểnUông Bí kết quả xét nghiệm của bệnh nhân

Trang 27

2.4 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

2.4.2 Xét nghiệm tìm Trichomonas vaginalis theo phương pháp soi tươi 2.4.2.1.Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, ống nghiệm, pipet

- Hóa chất: Nước muối sinh lý

- Tiêu chuẩn kết luận nhiễm T vaginalis: Thấy trùng roi T vaginalis di

chuyển trong dịch âm đạo (vừa quay tròn vừa lùi), kích thước khoảng 10 x 7

µm Vì số lượng trùng roi không nhiều nên thông thường khi soi thấy có trùngroi là bệnh lý, đi kèm là bạch cầu tăng

Trang 28

Hình 2.1 Trùng roi Trichomonas vaginalis trong nước muối sinh lý[43] 2.4.3 Xét nghiệm nấm Candida bằng phương pháp nhuộm gram

- Cố định bệnh phẩm bằng cách hơ ngang qua ngọn lửa đèn cồn từ 2đến 3 lần

- Nhuộm bằng dung dịch tím gentians từ 30 giây đến 1 phút, rửa nước

- Nhuộm bằng dung dịch lugol trong vòng 1 phút, rửa nước

- Nhỏ dung dịch alcol 90 độ lên lam kính trong 30 giây, rửa nước

- Nhuộm bằng dung dịch fucshin kiềm 1 phút, rửa nước, để khô

- Soi tiêu bản đã nhuộm bằng kính hiển vi ở vật kính 100x bằng dầu soi [18]

2.4.3.3 Đọc kết quả

Nấm Candida là những tế bào hình tròn hay hình trứng, gram (+),bắt

Ngày đăng: 20/07/2017, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ y tế (2013), Quy trình xét nghiệm Côn trùng – Ký sinh trùng Y học NXB Y học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình xét nghiệm Côn trùng – Ký sinh trùng Y học
Tác giả: Bộ y tế
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 2013
3. Bộ y tế (2013), Quy trình xét nghiệm vi sinh vật Y học. NXB Y học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình xét nghiệm vi sinh vật Y học
Tác giả: Bộ y tế
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
Năm: 2013
4.Vũ Đức Bình và cộng sự (2011), “Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49) đã có chồng tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, 2011”, Tạp chí phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, năm 2013,Tr 3 – 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh sảnở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49) đã có chồng tại huyện TamNông, tỉnh Phú Thọ, 2011”, "Tạp chí phòng chống bệnh Sốt rét và cácbệnh ký sinh trùng
Tác giả: Vũ Đức Bình và cộng sự
Năm: 2011
5. Đinh Ngọc Dung, Lê Ngọc Diệp (2003), Tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo trên phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Châu Thành, Nam Tân Uyên, Bình Dương, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr 50 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đinh Ngọc Dung, Lê Ngọc Diệp
Năm: 2003
6. Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ 18 - 49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội năm 2005”, Tạp chí y học thực hành, năm 2007, (12), tr. 93 - 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ 18 - 49tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội năm 2005”, "Tạp chí y học thực hành
Tác giả: Bùi Thị Thu Hà
Năm: 2007
7. Nguyễn Thị Hằng và cộng sự (2000), Kiểm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Sách tham khảo, NXB Quân đội Nhân dân, Tr 88 – 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát các bệnh lây truyền quađường tình dục
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng và cộng sự
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 2000
8. Đàm Thị Hòa (2000), Tình hình và đặc điểm nấm âm đạo tại viện da liễu từ 1996- 1999 và kết quả điều trị bằng Sporal. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình và đặc điểm nấm âm đạo tại viện da liễutừ 1996- 1999 và kết quả điều trị bằng Sporal
Tác giả: Đàm Thị Hòa
Năm: 2000
9. Học viện Quân y (2008), Ký sinh trùng và côn trùng y học, Giáo trình giảng dạy đại học, sau đại học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, Tr 53- 57; 75-84; 347-401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng và côn trùng y học
Tác giả: Học viện Quân y
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2008
10. Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam (2011) Ký sinh trùng y học, Giáo trình đào tạo bác sĩ đa khoa y học cổ truyền, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng y học
Nhà XB: NXB Y học Hà Nội
13. Lê Lan Hương (2003), Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế và Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn thạc sỹ y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dụcdưới ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế vàBệnh viện Trung ương Huế
Tác giả: Lê Lan Hương
Năm: 2003
14. Hoàng Thủy Long, (1991), Kỹ thật xét nghiệm vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Văn hóa , Hà Nội, tr.180-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thật xét nghiệm vi sinh vật y học
Tác giả: Hoàng Thủy Long
Nhà XB: Nhà xuấtbản Văn hóa
Năm: 1991
16. Trần Xuân Mai và cộng sự (2004), Vi nấm y học. Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Sách tham khảo, NXB Y học Chi nhánh TP HCM, Tr 107-120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Vi nấm y học
Tác giả: Trần Xuân Mai và cộng sự
Nhà XB: NXB Y học Chi nhánh TP HCM
Năm: 2004
17. Phan Thị Thu Nga và cộng sự (2013), “ Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp, tr. 120 – 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát những nguyên nhân gâyviêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnhviện Phụ sản Trung ương
Tác giả: Phan Thị Thu Nga và cộng sự
Năm: 2013
18. Đoàn Thị Nguyện (2004), Giáo trình vi sinh vật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 5 – 719 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật
Tác giả: Đoàn Thị Nguyện
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
19. Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001), “Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩn và ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinh đẻ”, Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y Tế, Số 7, Tr 32-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các căn nguyên vi khuẩnvà ký sinh trùng gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ tuổi sinhđẻ”, "Tạp chí Y học Thực hành
Tác giả: Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh
Năm: 2001
20.Vũ Thị Bình Phương (2005),“Nghiên cứu một số căn nguyên gây bệnh và đặc điểm lâm sàng của viêm sinh dục ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2004 - 2005”, Tập san Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học Y dược Việt Nam lần thứ VIII - năm 2006, trang 635 - 640 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu một số căn nguyên gây bệnh vàđặc điểm lâm sàng của viêm sinh dục ở phụ nữ đến khám tại bệnh việnĐại học Y Thái Bình năm 2004 - 2005
Tác giả: Vũ Thị Bình Phương
Năm: 2005
21. Lê Đình Ranh (2002), Các bệnh nhiễm khuẩn, Giải phẫu bệnh học, Sách tham khảo, NXB Y học, Hà Nội, Tr 183-195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bệnh nhiễm khuẩn
Tác giả: Lê Đình Ranh
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2002
22. Đỗ Lê Thăng (2011) Giáo trình di truyền học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình di truyền học
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
23.Vũ Quyết Thắng và CS (2013), “Phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn đường sinh sản với kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) đã có chồng tại xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (2013)”, Tạp chí phòng chống bệnh Sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, (3), năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mối liên quan giữa tình trạngnhiễm khuẩn đường sinh sản với kiến thức, thái độ, thực hành phòngbệnh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-49) đã có chồng tại xã QuảngYên, tỉnh Quảng Ninh (2013)”, "Tạp chí phòng chống bệnh Sốt rét và cácbệnh Ký sinh trùng
Tác giả: Vũ Quyết Thắng và CS
Năm: 2013
24. Ngô Đức Tiệp (2011), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 19 - 49 tuổi có chồng tại quận Lê Chân, Hải Phòng năm 2011. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II Quản lý Y tế, Đại học Y Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và cácyếu tố liên quan ở phụ nữ 19 - 49 tuổi có chồng tại quận Lê Chân, HảiPhòng năm 2011
Tác giả: Ngô Đức Tiệp
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w