1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương

95 462 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề một cách tự phát như hiện nay đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, trong đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất,

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn tài liệu trích dẫn

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Thị Thanh Hương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Đặng Kim Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài này

Trong quá trình thực hiện luận văn, Tôi đã nhận được rất nhiều sự đóng góp

ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân Tôi

xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tôi xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng nghiệp tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Tôi xin cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, UBND xã Đình Dù, UBND xã Tân Quang, trưởng thôn Xuân Lôi, trưởng thôn Bình Lương đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực

tế tại làng nghề, thu thập thông tin nghiên cứu luận văn./

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lương Thị Thanh Hương

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Làng nghề Việt Nam và các đặc trưng của làng nghề 3

1.1.1 Một số khái niệm về làng nghề 3

1.1.2 Phân loại nghề và làng nghề 3

1.1.3 Tổng quan làng nghề Việt Nam 4

1.2 Vấn đề quản lý môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam 6

1.2.1 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề 6

1.2.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề 8

1.2.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề Việt Nam 10

1.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và làng nghề tỉnh Hưng Yên 12

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 12

1.3.2 Phát triển kinh tế - xã hội 13

1.3.3 Khái quát về làng nghề tỉnh Hưng Yên 16

CHƯƠNG II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Mục đích nghiên cứu 22

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

2.3 Nội dung nghiên cứu 22

2.4 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ áp dụng 23

2.4.1 Phương pháp thu thập và phân t ch tài liệu th c p 23

2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát tại hiện trường 23

2.4.3 Phương pháp chuyên gia 24

2.4.4 Phương pháp phân t ch so sánh 24

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Hiện trạng sản xuất của các làng nghề nghiên cứu 25

3.1.1 Hiện trạng sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương 26

3.1.1.1 Vị trí địa lý 26

Trang 4

3.1.2 Hiện trạng sản xu t của làng nghề sản xu t đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã

Đình Dù 34

3.1.2.1 Vị trí địa lý 34

3.1.2.2 Tình hình sản xuất của làng nghề Xuân Lôi 34

3.2 Hiện trạng quản lý môi trường của các làng nghề nghiên cứu 37

3.2.1 Tổ ch c bộ máy quản lý môi trường làng nghề 37

3.2.2 Các hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề 38

3.2.3 Nhận th c của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường và người dân về bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường 39

3.2.4 Hiện trạng đầu tư các công trình xử lý nước thải, kh thải, ch t thải rắn làng nghề 41

3.2.5 Tình hình y tế và chăm sóc s c khỏe tại làng nghề 51

3.3 Những tồn tại cần giải quyết tại hai làng nghề 53

3.3.1 Trong hoạt động sản xu t của làng nghề 53

3.3.2 Trong công tác quản lý môi trường 53

3.3.3 Trong xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề 54

3.4 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề 55

3.4.1 Làng nghề sản xu t bóng bì Bình Lương 55

3.4.2 Làng nghề sản xu t đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi 68

3.5 Kế hoạch quản lý môi trường cụ thể cho hai làng nghề nghiên cứu 77

3.5.1 Thành lập Ban chỉ đạo về bảo vệ môi trường làng nghề 77

3.5.2 Tổ ch c đóng góp kinh ph xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải tập trung và thu gom, vận chuyển ch t thải rắn làng nghề 79

3.5.2.1 Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung 79

3.5.2.2 Duy trì vận hành công trình xử lý nước thải tập trung 80

3.5.3 Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào hương ước của làng nghề 80

3.5.4 Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

LTTP : Lương thực thực phẩm

TCCP : Tiêu chuẩn cho phép

TCMT : Tiêu chuẩn môi trường

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

QCCP : Quy chuẩn cho phép

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 6

Bảng 1.2 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 9

Bảng 1.3 Số lượng làng nghề tỉnh Hưng Yên phân theo huyện 16

Bảng 3.1 Số hộ dân tham gia lĩnh vực sản xuất tại làng nghề Bình Lương 26

Bảng 3.2 Lượng nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất bóng bì thực phẩm của một số hộ sản xuất điển hình trong làng nghề Bình Lương 33

Bảng 3.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất của làng nghề Bình Lương theo mùa vụ 33

Bảng 3.4 Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Bình Lương 41

Bảng 3.5 Kết quả phân tích môi trường nước thải của làng nghề bóng bì Bình Lương 43

Bảng 3.6 Phương án xử lý chất thải rắn làng nghề Bình Lương 45

Bảng 3.7 Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Xuân Lôi 47

Bảng 3.8 Kết quả quan trắc môi trường nước thải tại làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi 48

Bảng 3.9 Tình hình sức khỏe của người dân thôn Bình Lương 52

Bảng 3.10 Tình hình sức khỏe của người dân thôn Xuân Lôi 52

Bảng 3.11 Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải tập trung 63

Bảng 3.12 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải 64

Bảng 3.13 Tổng hợp khái toán kinh phí xây lắp hệ thống xử lý nước thải 65

Bảng 3.14 Chi phí vận hành 66

Bảng 3.15 Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi của hệ thống bãi lọc trồng cây 70

Bảng 3.16 Các hạng mục xây dựng của hệ thống xử lý nước thải tập trung 71

Bảng 3.17 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải 72

Bảng 3.18 Tổng hợp khái toán kinh phí xây lắp hệ thống XLNT 74

Bảng 3.19 Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung 75

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Loại hình sản xuất của các làng nghề 5

Hình 1.2 Biểu đồ loại hình sản xuất làng nghề tỉnh Hưng Yên 17

Hình 3.1 Vị trí làng nghề bóng bì Bình Lương và làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi 25

Hình 3.2 Hiện trạng sản xuất làng nghề bóng bì Bình Lương 27

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì dùng làm keo (kèm dòng thải) 28

Hình 3.4 Hình ảnh phơi bóng bì ở làng nghề Bình Lương 29

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì thực phẩm (kèm dòng thải) 30

Hình 3.6 Hiện trạng thoát nước và nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề Bình Lương 31

Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ làm đậu phụ kèm dòng thải 35

Hình 3.8 Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi 36

Hình 3.9 Điểm tập kết rác thải của thôn Bình Lương 46

Hình 3.10 Hiện trạng thoát nước, nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề Xuân Lôi

48

Hình 3.11 Điểm tập kết rác thải của thôn Xuân Lôi 51

Hình 3.12 Sơ đồ mô hình xử lý nước thải cho làng nghề Bình Lương 56

Hình 3.13 Hình Minh họa bể BASTAF cải tiến 59

Hình 3.14 Sơ đồ đất ngập nuớc kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang (vẽ lại theo Vymazal, 1997) 62

Hình 3.15 Một số loại bếp sử dụng nhiên liệu là trấu 67

Hình 3.16 Sơ đồ mô hình xử lý nước thải cho làng nghề Xuân Lôi 68

Hình 3.17 Mô hình sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn 76

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, các làng nghề ngày càng được mở rộng, phát triển cả về quy mô và số lượng Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề một cách

tự phát như hiện nay đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, trong đó ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, chế biến tại các làng nghề thực

sự đã đến mức báo động, nó đã và đang đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ của người dân trong khu vực Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch; chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, các bệnh về mắt,… Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề [1]

Hưng Yên là một tỉnh có số lượng làng nghề lớn, gồm 66 làng nghề, trong

đó có 32 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề [6] Các ngành nghề sản xuất tập trung theo các nhóm như sau: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, gốm sứ; Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Dệt, may; Nội thất gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng; Tái chế các chất thải và các loại hình

Trang 9

sản xuất khác Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nhất là trong tình hình hiện nay, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng hạn hẹp do chính sách thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh thì tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nghề đáng báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân Theo kết quả điều tra của

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây cho các mẫu nước mặt ở các làng nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất

Vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã

lựa chọn đề tài: “Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương”

2 Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường phù hợp cho làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3 Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp, nội dung nghiên cứu Chương 3 Kết quả và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Làng nghề Việt Nam và các đặc trưng của làng nghề

1.1.1 Một số khái niệm về làng nghề [9]

Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,

phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau

Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề

chiếm ưu thế tuyệt đối

Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số nghề tiểu

thủ công nghiệp khác cùng tồn tại

Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành

từ lâu đời

Làng nghề mới là làng nghề được hình thành cùng sự phát triển của nền kinh

tế, chủ yếu do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định

để hình thành và phát triển

* Tiêu ch công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm

Trang 11

- Theo tính chất kỹ thuật:

+ Nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP…)

+ Nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm…)

* Phân loại làng nghề

Có nhiều cách phân loại làng nghề như:

- Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống, làng nghề mới…

- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề TTCN, làng nghề cơ khí chế tác, làng nghề dịch vụ…

- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ…

- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề truyền thống chuyên doanh, làng nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền thống vừa phát triển ngành nghề mới…

- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp; các làng nghề thủ công chuyên nghiệ; các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.3 Tổng quan làng nghề Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến tháng 7 năm 2011 thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận Các làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền trong cả nước Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ…

Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành

Trang 12

Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da 5%

Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng 3%

Loại hình khác 25%

Loại hình tái chế

chất thải 1%

Loại hình thủ công,

mỹ nghệ 37%

Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc 1%

Loại hình gia công

cơ kim khí 4%

Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 24%

Hình 1.1 Loại hình sản xuất của các làng nghề [1]

 Xu thế phát triển

Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây [1]

Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong Bảng 1.1:

Trang 13

Bảng 1.1 Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015

Vùng kinh tế

Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ

Tái chế phế liệu

Thủ công

mỹ nghệ

Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)

Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển;

1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh

1.2 Vấn đề quản lý môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam

1.2.1 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của làng nghề [1]

Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở

hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:

- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng

Trang 14

được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ;

- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng

để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân;

- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường;

- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt, ;

- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT;

- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản

xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm” Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra;

- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ Hơn nữa, để hạ giá

Trang 15

thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu

rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động

1.2.2 Ô nhiễm môi trường làng nghề

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”, hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liệu không gây ô nhiễm như thêu, may ) Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất [1]

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xẩy ra ở mấy loại phổ biến sau đây:

- Ô nhiễm nước: ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dòng sông nhận nước thải, có mùi rất khó chịu Hơn nữa là sự vượt quá TCCP đối với các hàm lượng BOD, COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở

cả nước mặt và nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con người

- Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ

- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc

do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa,

Trang 16

k dòng nước hoặc khu đất trống nào Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm:

* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,…)

Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát

* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 1.2) và tác động trực tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực

Bảng 1.2 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề Loại hình

sản xuất

Các dạng chất thải Khí thải Nước thải Chất thải rắn Các

dạng ô nhiễm khác

Xỉ than, chất thải rắn từ nguyên liệu

Ô nhiễm nhiệt

BOD5, COD, độ màu, Tổng N, hóa chất, thuốc tẩy, Cr6+

(thuộc da)

Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn và bao bì hóa chất

Ô nhiễm nhiệt, tiếng

BOD5, COD, TSS, độ màu, dầu mỡ công

Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hóa chất

Ô nhiễm nhiệt

Trang 17

- Bụi, hơi kim loại, hơi axit, Pb,

Zn, HF, HCl

- pH, BOD5, COD, TSS, Tổng

N, Tổng P, độ màu

- Dầu mỡ, CN-, kim loại

- Bụi giấy, tạp chất từ giấy phế liệu, bao bì hóa chất

- Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng

Ô nhiễm nhiệt

ồn, độ rung

(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)

* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất làng nghề thường không được kiểm soát, không áp dụng các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm Người lao động làm việc phải trực tiếp tiếp xúc với các chất ô nhiễm, nhất là bụi, nhiệt, hóa chất nên bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng [1]

1.2.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề Việt Nam

Hiện nay, vấn đề quản lý môi trường làng nghề Việt Nam đang được quan tâm chú ý rất nhiều do tình trạng ô nhiễm môi trường và những hệ lụy do ô nhiễm

Trang 18

đã ban hành được các văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề, quy định trách nhiệm trong BVMT làng nghề, ngoài các ngành trực tiếp quản lý làng nghề là Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Công an, còn có một số ngành có liên quan khác như Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông cũng đang tham gia vào công tác quản lý các làng nghề nói chung và môi trường làng nghề nói riêng; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

và Hội Nông dân Việt Nam là hai tổ chức có liên quan trực tiếp và có các hoạt động tham gia vào công tác BVMT làng nghề như tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng mô hình xử lý chất thải…[1] Tuy nhiên, cũng do có rất nhiều ngành cùng quản lý làng nghề, nhưng lại chưa có quy định về việc giao cho cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề cho nên vấn đề quản lý môi trường làng nghề trong những năm qua vẫn chưa thực sự có những giải pháp hữu hiệu

Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường hiện nay trên cả nước còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Môi trường tiến hành năm 2010, số lượng cán bộ tham gia vào công tác quản lý môi trường trên phạm vi toàn quốc ở địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) là 2.601 cán bộ Hơn nữa, các cán bộ này phải triển khai rất nhiều nhiệm vụ, công việc như: thanh tra, kiểm tra; thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; thẩm định phí bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường và xây dựng báo cáo hiện trạng,…Có thể nói số lượng cán bộ tham gia và thời gian đầu tư trực tiếp cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn rất hạn chế Tại địa phương, nhất là cấp huyện, xã, rất ít cán bộ quản lý môi trường có chuyên môn trực tiếp về môi trường Chưa kể hầu hết cán bộ mới được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ năng lực

và kinh nghiệm quản lý còn rất hạn chế Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề), cán bộ môi trường thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm, do đó trình độ chuyên môn về môi trường

Trang 19

rất hạn chế; công việc chính là quản lý đất đai, việc thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường chưa được chú trọng Tại cấp thôn, mọi trách nhiệm trong đó có trách nhiệm về môi trường đều được giao cho trưởng thôn, với trình độ hạn chế, với quan

hệ dòng tộc, làng xã ở địa phương thì hiệu quả thực thi các hoạt động bảo vệ môi trường còn rất thấp

Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản để quản lý môi trường làng nghề, đưa công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề vào Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường làng nghề…

1.3 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và làng nghề tỉnh Hƣng Yên

1.3.1 Điều kiện tự nhiên [12]

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, không có biển, không có rừng, tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm Thành phố Hưng Yên và 09 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ và Tiên Lữ, với tổng diện tích tự nhiên 923,09 km2 Trên địa bàn Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5A, đường 39A, đường 38 và đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông thủy khá thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại

Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình tương đối đơn điệu Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông nam và không thật bằng phẳng Độ dốc trung bình là 8cm/1km Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập Vùng cao không giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa Với từng vùng cũng có sự phân hoá ít nhiều về địa hình Vùng

Trang 20

như ở Nhật Quang (Phù Cừ) Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng một mạng lưới thuỷ lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt

Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m – 160m

Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, gồm sông Hồng, sông Luộc và sông Kẻ Sặt, trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất miền bắc, chảy qua Hưng Yên theo hướng tây bắc – nam đông nam với chiều dài 67 km, có chứa lượng phù sa khá lớn Ngoài sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải

Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hưng Yên còn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Qu nh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị

Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa

rõ rệt Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn hòa Nhiệt

độ trung bình trong vòng 5 năm qua (2009-2013) dao động từ 22,9 – 24,7oC, độ ẩm dao động từ 82 – 85%, tổng số giờ nắng từ 973,1 – 1.476,0 giờ, tổng lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm - 1.700mm [2]

1.3.2 Phát triển kinh tế - xã hội [4]

Trang 21

Về tăng trưởng kinh tế [4]

Cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Hưng Yên là một trong số những tỉnh có kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được tăng cao Năm 2013, tổng sản phẩm (GDP theo giá năm 2010) tăng 7,1%; GDP bình quân đầu người 30,5 triệu; cơ cấu kinh tế nông nghiệp 17,05%- công nghiệp, xây dựng 48,21% - dịch vụ 34,74% Với sự phát triển của công nghiệp trong những năm qua đã giúp thay đổi bộ mặt

phát triển kinh tế của tỉnh, đóng góp lớn, quan trọng vào tổng thu ngân sách tỉnh

Năm 2013, giá trị công nghiệp đạt 69.742 tỷ đồng, chỉ số sản xuất tăng 7,31% so với năm 2012 Một số sản phẩm tăng khá: công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước 680 tỷ đồng, tăng 20,35%; sản phẩm bằng kim loại khác tăng 11,1%; dây điện tăng 13,55% Tỉnh Hưng Yên với điều kiện thuận lợi

về giao thông, là cửa ngõ giao thương với các thành phố phát triển đã thu hút được các dự án sản xuất công nghiệp thực hiện đầu tư vào địa bàn, từ đầu năm đến nay đã cấp phép thêm 84 dự án mới (54 dự án trong nước, 30 dự án nước ngoài) với tổng

số vốn đăng ký 2.980 tỷ đồng và 129 triệu USD; đưa tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh lên 1.095 dự án (trong đó 836 dự án trong nước, 259 dự án ngoài nước), với tổng số vốn đăng ký 58,29 nghìn tỷ đồng và 2,314 tỷ USD Đã có thêm 75 dự án mới đi vào hoạt động, đưa tổng số dự án đi vào hoạt động lên 675 dự án, tạo việc làm thường xuyên cho gần 10 vạn lao động, trong đó dự án đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 3,6 vạn lao động trực tiếp

Sản xuất nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tư hỗ trợ Chăn nuôi, thủy sản phát triển khá ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn Các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, góp phần giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và được nhân dân tích cực hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới

Trang 22

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn Khu vực nông thôn đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp Một số vùng sản xuất sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát triển ngành nghề, làng nghề:

Thuận lợi

Vị trí của tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi về giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, phát triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng Yên nói riêng, cụ thể:

- Tận dụng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ngành nghề, làng nghề như: chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh, đồ gỗ…

- Thuận lợi trong việc tiếp cận được với sự phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất, tập quán sản xuất lạc hậu

- Đất đai của tỉnh tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục

vụ cho các ngành nghề, làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

- Lực lượng lao động của tỉnh dồi dào và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn

Khó khăn, thách thức

- Lao động có trình độ khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng chưa cao, nhất là lao động trong lĩnh vực ngành nghề ở khu vực nông thôn, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp…đây là khó khăn không nhỏ đối với việc thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề

- Do vị thế gần thủ đô Hà Nội, nên các sản phẩm ngành nghề, làng nghề tỉnh Hưng Yên cũng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của Hà Nội

Trang 23

1.3.3 Khái quát về làng nghề tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên hiện nay có 66 làng nghề và làng có nghề, trong đó UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32 (hiện nay có 02 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đã dừng hoạt động) Tất cả các huyện và thành phố Hưng Yên đều có làng nghề, nhưng sự phân bố các làng nghề trên địa bàn tỉnh không đồng đều: Tập trung nhiều nhất là ở huyện Tiên Lữ có 17 làng nghề, huyện Văn Lâm 10 làng nghề, các huyện: Mỹ Hào, Phù Cừ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động có từ 05- 07 làng nghề, các huyện: Văn Giang, Ân Thi và thành phố Hưng Yên có từ 02-03 làng nghề

Bảng 1.3 Số lƣợng làng nghề tỉnh Hƣng Yên phân theo huyện

TT Huyện Số làng nghề chƣa đƣợc công Số làng nghề

nhận

Số làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - 2011)

Về loại hình làng nghề cũng rất đa dạng, các ngành nghề sản xuất chủ yếu là: nghề mộc và thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng, tái chế phế liệu, cơ kim khí và các ngành nghề khác

Trang 24

Hình 1.2 Biểu đồ loại hình sản xuất làng nghề tỉnh Hƣng Yên

Sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tạo công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, tạo giá trị kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Các ngành nghề TTCN đã thu hút được lực lượng lao động ngày càng tăng: năm 2005 các cơ sở TTCN đã thu hút được 39.332 lao động và đến năm 2011 là 76.846 lao động, trong đó có 31.965 lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề, chiếm 41,45% Năm 2011, giá trị sản xuất làng nghề đạt 1.184,3 tỷ đồng, chiếm 18,24% giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn [8] Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2010 cơ cấu kinh tế nông nghiệp 27,0% - công nghiệp, xây dựng 42,4% - dịch vụ 30,6% và đến năm 2013 cấu kinh tế nông nghiệp 17,05% - công nghiệp, xây dựng 48,21% - dịch vụ 34,74% [4]

Tuy nhiên, sự phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chủ yếu quy mô hộ gia đình với trình độ sản xuất lạc hậu, thủ công đã tạo áp lực lớn đến vấn đề môi trường Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên đã ngày càng trở lên bức xúc và rất khó giải quyết, 04 làng nghề có tên trong danh sách

cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg

ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt

để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng": Làng nghề thuộc da Liêu Xá,

Mộc, thủ công mỹ nghệ 38%

Chế biến nông sản, thực phẩm 30%

Xây dựng 11%

Tái chế phế liệu

5%

Cơ kim khí 5%

Ngành nghề khác 11%

Trang 25

huyện Yên Mỹ; làng nghề sản xuất bột dong giềng Tứ Dân, huyện Khoái Châu; làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo huyện Văn Lâm, ngoài ra còn tồn tại một số làng nghề đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường

mà phần lớn là các làng nghề chế biến thực phẩm như: Làng nghề miến dong Lại Trạch, huyện Yên Mỹ; làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi, huyện Văn Lâm; làng nghề bóng bì Bình Lương, huyện Văn Lâm…

* Công tác quản lý môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên:

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan đã quan tâm, chú trọng hơn đến công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, tỉnh đã ban hành một số văn bản như: Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 về ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

về tăng cường quản lý, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 01/2/2013 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, xử

lý tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và Chương trình hành động số 51/CTr-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy…

Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh đã được tăng cường Cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã có cán bộ địa chính – xây dựng kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về môi trường

Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề của tỉnh đã có những kết quả đáng kể Thời gian qua, tỉnh đã bố trí nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của khu vực nông thôn ở 09 huyện của

Trang 26

tỉnh, trong đó có các làng nghề; đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải của CCN làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Qu nh, huyện Văn Lâm

Nói chung, công tác bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh đã được quan tâm, đầu tư Nhưng hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên vẫn đang trở lên nghiêm trọng

* Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên hiện nay:

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển CCN làng nghề còn chậm, hầu hết các làng nghề chưa được di dời ra khu sản xu t tập trung được đầu tư hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

Để từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường cho làng nghề, UBND tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó chuyển đổi 9 khu-cụm công nghiệp làng nghề đã có quyết định thành lập thành tên gọi chung là cụm công nghiệp Đến năm 2015, tỉnh phát triển xây dựng mới 17 cụm công nghiệp và mở rộng 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm 784,3 ha để thực hiện di dời hoạt động sản xuất của các làng nghề ra xa khu sản xuất riêng, xa dân cư, được đầu

tư cơ sở hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường tập trung Tuy nhiên, đến nay trong

số 09 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập mới có 01 CCN có Ban quản

lý và được xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải tập trung, các CCN còn lại chưa đi vào hoạt động, các làng nghề vẫn còn hoạt động trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân chủ yếu là do rất khó khăn trong việc tìm chủ đầu

tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN làng nghề và nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp còn rất hạn chế

Áp dụng các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh gặp r t nhiều khó khăn

Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề của tỉnh đã tồn tại từ hàng chục năm nay và ngày càng gia tăng Các cơ sở sản xuất làng nghề có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng tài chính kém nên việc bắt buộc áp dụng các giải pháp xử lý chất thải phát sinh đảm bảo QCVN về môi trường rất khó Ngoài ra, việc

Trang 27

di dời các cơ sở sản xuất làng nghề vào các CCN rất khó, do các hộ làm nghề thường gắn với các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, hầu hết các hộ sản xuất làng nghề không có đủ kinh phí để trả chi phí đầu tư xây dựng, di chuyển các công đoạn sản xuất đến vị trí mới

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhưng việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề quy mô hộ gia đình rất hạn chế do “quan hệ dòng tộc”, làng xã…và các cơ sở không có khả năng thực hiện các hình thức xử phạt về tiền, đầu tư công trình xử lý môi trường

Đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường làng nghề còn hạn chế

Nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp môi trường tỉnh đã tăng dần trong các năm nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, và chủ yếu mới là đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt Kinh phí đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom, hệ thống xử lý chất thải, nhất là nước thải tại các làng nghề lớn, trong khi đó cơ chế xã hội hóa trong việc duy trì vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề còn chưa tốt, các cơ sở sản xuất làng nghề chưa có ý thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý môi trường làng nghề còn quá mỏng và chưa đáp ng về chuyên môn nghiệp vụ

Cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế về số lượng, hầu hết UBND cấp xã chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường mà vẫn do cán

bộ địa chính – xây dựng kiêm nhiệm nên việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cấp cơ sở còn mỏng

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên chưa có bộ máy tổ chức riêng về quản lý môi trường làng nghề nên việc triển khai thực hiện công tác quản lý môi trường làng nghề còn rất hạn chế

Sự phối hợp trong công tác quản lý môi trường làng nghề giữa các cơ quan hữu quan của tỉnh còn chưa chặt chẽ; Vai trò chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo

Trang 28

Sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các cấp, các ngành chưa thật chặt chẽ, việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa quyết liệt Cấp uỷ, chính quyền một số địa phương còn chưa chú trọng trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, còn bị động, trông chờ

hỗ trợ của cấp trên

* Lựa chọn đối tƣợng làng nghề nghiên cứu

Loại hình làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ

lệ lớn Qua kết quả điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011, toàn tỉnh có 8.924 cơ sở sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm, tổng doanh thu của các cơ sở sản xuất ước đạt 1.391,61 tỷ đồng (giá thực tế) chiếm 34,07% tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn Yêu cầu về mặt bằng của các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm đối với các hộ gia đình là không lớn, trang thiết bị đầu tư không nhiều, chủ yếu là sản xuất thủ công Nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành nghề sẵn

có của địa phương như lúa, gạo, đậu phộng, đậu nành, gia súc, gia cầm…Sản phẩm đầu ra khá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội Trong Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2015, định hướng 2020, ngành nghề chế biến thực phẩm là một trong các ngành nghề ở nông thôn được ưu tiên phát triển

Tuy nhiên, làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường lớn trên địa bàn tỉnh Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là loại hình làng nghề chế biến thực phẩm và chọn làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm, là một địa phương phát triển công nghiệp và đang phải chịu ô nhiễm môi trường nặng nề nhất, nguồn nước mặt các con sông chảy qua địa bàn huyện đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do thường xuyên phải tiếp nhận lượng nước thải lớn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: Làng nghề bóng bì Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm và làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm

Trang 29

CHƯƠNG II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

Tổng quan làng nghề và công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Trên cơ sở khoa học và các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại hai làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: về hiện trạng sản xuất, chất thải phát sinh và thực trạng công tác quản lý môi trường… đánh giá một cách khách quan những mặt đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý môi trường tại hai làng nghề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện của địa phương

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát đánh giá tại 02 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, cụ thể:

+ Làng nghề sản xuất bóng bì thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

+ Làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn thôn Xuân Lôi, xã Đình

Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

2.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:

- Điều tra, khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên:

+ Hiện trạng hoạt động sản xuất của hai làng nghề

+ Hiện trạng công tác quản lý môi trường, vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải làng nghề

- Xác định những tồn tại cần giải quyết và đề xuất các giải pháp quản lý môi

Trang 30

+ Tồn tại trong hoạt động sản xuất

+ Tồn tại về công tác quản lý môi trường

+ Tồn tại trong xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề + Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại của làng nghề nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường của làng nghề

- Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương

Từ những kết quả nghiên cứu về hiện trạng quản lý môi trường và những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường đối với từng làng nghề nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý môi trường nhằm tổ chức thực hiện các giải pháp môi trường đã đề ra

2.4 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật sẽ áp dụng

2.4.1 Phương pháp thu thập và phân t ch tài liệu thứ c p

Thu thập, phân tích và xử lý thông tin về làng nghề Việt Nam và làng nghề Hưng Yên

Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu về hiện trạng sản xuất, kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước, không khí tại làng nghề sản xuất bóng bì thôn Bình Lương và làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn thôn Xuân Lôi Thu thập các tài liệu như báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, UBND xã Đình Dù, UBND xã Tân Quang và các số liệu về xã hội của thôn Bình Lương, thôn Xuân Lôi như: tổng dân số, số hộ dân, số hộ tham gia sản xuất làng nghề, tổng số lao động, lượng chất thải phát sinh Ngoài ra, còn thu thập các tài liệu, báo cáo từ các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát tại hiện trường

Là phương pháp thực địa tại hai làng nghề nghiên cứu: Làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương và Làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi, lấy thông tin trực tiếp từ người dân, các hộ làm nghề, cán bộ phụ trách tại địa phương (trực tiếp là Trưởng thôn) về hiện trạng sản xuất, hiện trạng công tác vệ

Trang 31

sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật về môi trường, công tác quản lý môi trường địa phương

2.4.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường để đánh giá các tác động cũng như đưa

ra những biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và những giải pháp về quản lý thích hợp với điều kiện địa phương

2.4.4 Phương pháp phân tích so sánh

Trên cơ sở thu thập các kết quả phân tích môi trường của Làng nghề sản

xuất bóng bì Bình Lương và Làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi đã có, so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Dựa trên những so sánh với quy chuẩn môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề

Trong đề tài nghiên cứu này, đã sử dụng những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về môi trường để đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực nghiên cứu:

+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

Trang 32

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng sản xuất của các làng nghề nghiên cứu

Hình 3.1 Vị trí làng nghề bóng bì Bình Lương và làng nghề sản xuất đậu phụ

Xuân Lôi

Trang 33

3.1.1 Hiện trạng sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương

3.1.1.1 Vị tr địa lý

Thôn Bình Lương là một trong 08 thôn của xã Tân Quang, nằm ở phía Tây của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, giáp với thành phố Hà Nội, cách Quốc lộ 5 khoảng 1,2 km, vị trí của thôn rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển làng nghề Thôn Bình Lương có 03 xóm với 430 hộ, 1.600 nhân khẩu

3.1.1.2 Tình hình sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương

Thôn Bình Lương từ lâu vốn nổi tiếng với nghề làm bóng bì Làng này trước đây có nghề truyền thống làm bóng bì, nem chua, nhưng nay có thêm nghề làm bì lợn khô, và nghề này trở thành nghề chủ yếu, sản phẩm được xuất bán cả trong và ngoài nước… Kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công từ khâu rửa, đánh lông, luộc chín… Hiện toàn làng có 130/430 hộ sản xuất với 500 lao động tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình

Làng nghề Bình Lương sản xuất mặt hàng Bóng Bì tập trung vào 2 sản phẩm chính là Bóng Bì làm keo và Bóng Bì thực phẩm với số hộ tham gia sản xuất như sau:

Bảng 3.1 Số hộ dân tham gia lĩnh vực sản xuất tại làng nghề Bình Lương Loại hình sản xuất Số hộ dân tham gia sản xuất

(Nguồn: UBND xã Tân Quang, 2014)

Từ bảng trên ta thấy tổng số hộ tham gia sản xuất Bóng Bì chiếm 30% trong tổng số hộ của cả làng Trong đó số hộ sản xuất Bóng Bì làm keo chiếm 20,93%, hộ

Trang 34

sản xuất Bóng Bì thực phẩm chiếm 9,3 % Hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 58,13%, các hoạt động dịch vụ chiếm 11,67%

Hình 3.2 Hiện trạng sản xuất làng nghề bóng bì Bình Lương

Nước thải sản xuất của các hộ sản xuất chỉ được đi qua bể lắng cặn, vớt dầu

mỡ nổi; các bể được xây dựng trong khuôn viên gia đình, nước thải được thải ra hệ thống rãnh thoát nước của thôn sau đó thải ra sông Như Qu nh, cuối cùng là sông Bắc Hưng Hải Qua khảo sát và phỏng vấn cho thấy, các hộ sản xuất ở làng nghề chủ yếu sử dụng than làm nhiên liệu sản xuất, các lò đốt than xả bụi, khí thải trực tiếp ra môi trường xung quanh mà không được xây dựng, lắp đặt thiết bị thu hồi bụi,

xử lý khí thải

Các lao động tham gia sản xuất chỉ là lao động phổ thông, có tính chuyên môn kĩ thuật nhưng chủ yếu mang tính kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp không toàn diện Theo phỏng vấn 130 hộ sản xuất hầu hết các công nhân trong xưởng sản

xuất không được đào tạo qua trường lớp dạy nghề nào

Trang 35

Quy trình sản xuất của làng nghề Bình Lương

Sản phẩm chủ yếu hiện nay của làng nghề Bình Lương là chế biến bóng bì làm nguyên liệu keo và chế biến bóng bì thực phẩm

- Chế biến bóng bì làm nguyên liệu sản xu t keo:

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì dùng làm keo (kèm dòng thải)

- Nước thải

- Bụi, khí thải từ bếp lò sử dụng than

- Xỉ than

Nguyên liệu (bì tươi)

Rửa, cạo lông

Nước, than

Sản phẩm (dùng làm keo)

Phơi khô, thái nhỏ

Ngâm tẩy trắng

Trang 36

Thuyết minh quy trình sản xu t:

Bì lợn được các hộ sản xuất thu gom từ các chợ khu vực lân cận tại địa phương và các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh… sau đó sẽ rửa, cạo lông và lọc

mỡ còn sót lại ở bì Bì sau khi được rửa và sơ chế sẽ được mang đi luộc chín, sau khi luộc chín sẽ tiến hành gạt bì cho hết hoàn toàn lớp mỡ còn sót lại trên bì và rửa qua nước trước khi được ngâm tẩy trắng bằng nước tẩy (H2O2) với nồng độ 10ml nước tẩy hoà với 0,5lít nước, thời gian ngâm bì trong dung dịch nước tẩy khoảng 2 giờ đến 3 giờ, đây là công đoạn độc hại nhất trong quá trình sản xuất bì Công đoạn cuối cùng là đem bì phơi khô, thái nhỏ, tùy vào điều kiện thời tiết mà có thể phơi khô tự nhiên, trong trường hợp thời tiết ẩm, mưa thì người dân phải tiến hành sấy bì bằng bếp than Sản phẩm được bán cho các đơn vị làm keo dán công nghiệp (chủ yếu xuất đi Trung Quốc)

Hình 3.4 Hình ảnh phơi bóng bì ở làng nghề Bình Lương

Trang 37

- Sản phẩm bóng bì thực phẩm:

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì thực phẩm (kèm dòng thải)

Nguyên liệu (bì tươi)

Rửa, cạo lông

- Nước thải

- chất thải rắn: lông,

mỡ, máu Nước

Nước sạch

Lò nổ

Ép cho phẳng miếng bì, phơi khô

Tẩy trắng

chất tẩy, mỡ Luộc chín

Than (khi thời tiết

ẩm, mưa)

- Xỉ than

- Bụi, khí thải lò sấy than

Bóng bì thực phẩm

Nước thải

Trang 38

Thuyết minh quy trình:

Bì lợn tươi được mua từ các lò mổ (bì mông, thăn của con lợn to>70kg), sau

đó sơ chế (làm lông, cạo lớp mỡ bám, tiết máu ), rửa bằng nước sạch, luộc chín, ngâm tẩy trắng bằng dung dịch H2O2 Sau khi được tẩy trắng sẽ chuyển sang công đoạn ép cho phẳng miếng bì và mang đi phơi khô tự nhiên ngoài trời hoặc được sấy khô bằng lò sấy, tiếp đó bì lại được làm sạch lại bằng giấy ráp và cho vào các lò nổ bóng bì

- Các phụ phẩm phát sinh trong quá trình làm bóng bì như mỡ thừa được tận dụng cung cấp cho các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; lông, da, tóp mỡ thì bán cho các gia đình làm thức ăn cho cá

- Nước thải sản xuất của các hộ sản xuất chỉ được lắng cặn, dầu mỡ qua các

bể được xây dựng trong khuôn viên gia đình, thải ra hệ thống rãnh thoát nước của thôn sau đó thải ra sông Như Qu nh, cuối cùng là sông Bắc Hưng Hải

Hình 3.6 Hiện trạng thoát nước và nguồn tiếp nhận nước thải làng nghề

Bình Lương

Trang 39

Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xu t

Trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải từ các công đoạn như: sơ chế, đánh lông; ngâm; rửa; gạt mỡ:

- Giai đoạn sơ chế, đánh lông: Tại công đoạn này bì tươi sẽ được rửa, đánh

lông và lọc bớt mỡ trên bề mặt Đây là công đoạn phát sinh nhiều chất thải rắn bao gồm lượng mỡ thừa và lông

- Giai đoạn ngâm, rửa: Bì sau khi sơ chế sẽ được tiến hành ngâm trong dung

dịch H2O2 do đó nước thải ra từ công đoạn này có pH thấp Nước rửa bì có chứa hàm lượng chất hữu cơ và mỡ cao

- Giai đoạn luộc ch n, s y: trong 2 công đoạn này có sử dụng một lượng lớn

than do đó chất thải phát sinh từ công đoạn này là xỉ than, bụi, khí thải chưa được

xử lý thải trực tiếp ra môi trường Đặc biệt và mùa mưa lượng than sử dụng để sấy càng nhiều hơn

Nguyên, nhiên liệu, hoá ch t sử dụng trong làng nghề Bình Lương

- Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm keo và Bóng bì thực phẩm

của làng Bình Lương là bì lợn tươi được thu mua từ các lò giết mổ, chợ của địa phương và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Nước dùng cho hoạt động sản xuất là nước giếng khoan đã qua bể lọc của các hộ gia đình Theo kết quả điều tra cho thấy mỗi hộ sản xuất chế biến khoảng 40 kg bì tươi 1 ngày, hoạt động sản xuất của làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị trường, thường vào dịp lễ tết nguyên đán, nhu cầu sử dụng bì bóng thực phẩm nhiều thì lượng sản xuất nhiều lên và có thể lên đến 01tấn bì tươi/1 ngày ở một số hộ sản xuất lớn Qua hoạt động sản xuất thực tế cho thấy chế biến khoảng 4 kg bì tươi sẽ ra được 1 kg bì khô hoặc bóng bì thực phẩm

- Nhiên liệu: Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất là than, gas, nhưng

đa số các hộ sản xuất sử dụng than

- Hóa ch t sử dụng: Hóa chất dùng để tẩy trắng bì là H2O2 với lượng sử dụng

là 1kg nước tẩy/1 tạ bì tươi nguyên liệu

Trang 40

Bảng 3.2 Lượng nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất bóng

bì thực phẩm của một số hộ sản xuất điển hình trong làng nghề Bình Lương STT Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng Số lượng Đơn vị

Hoạt động sản xuất của làng nghề Bình Lương mang tính mùa vụ khá cao, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Đối với mặt hàng bì làm keo phụ thuộc chủ yếu vào thương lái Trung Quốc đến thu mua, còn mặt hàng bóng bì thực phẩm thì hoạt động nhộn nhịp nhất là vào dịp tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ lớn, nhất là ở thị trường thủ đô Hà Nội

Bảng 3.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng

trong sản xuất của làng nghề Bình Lương theo mùa vụ

STT Nguyên, nhiên liệu và

hóa chất sử dụng

Mùa sản xuất

từ tháng 4 đến tháng 10

Mùa sản xuất

từ tháng 10 đến tháng 4

(Nguồn: UBND xã Tân Quang, 2014)

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đặng Kim Chi (2013). Làng nghề Việt Nam và Môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và Môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2013
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2013 và định hướng giải pháp, nhiệm vụ năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2013)
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
Năm: 2013
5. Sở Công thương tỉnh Hưng Yên (2012). Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Công thương tỉnh Hưng Yên (2012)
Tác giả: Sở Công thương tỉnh Hưng Yên
Năm: 2012
15. US Environmental Protection Agency (1998). Design Manual Constructed Wetlands and Aquatich Plant Systems for Municipal Wastewater treatment Sách, tạp chí
Tiêu đề: US Environmental Protection Agency (1998)
Tác giả: US Environmental Protection Agency
Năm: 1998
14. Constructed wetland Guidelines, Melbourne Water http://www.clearwater.asn.au/user-data/resource-files/constructed_wetlands_guidelines.pdf Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Báo cáo môi trường Quốc gia, môi trường làng nghề Khác
2. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên. Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2013 Khác
6. Sở Tài nguyên và Môi trường (2013). Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2013 Khác
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tình hình ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên Khác
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2020 Khác
9. Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn Khác
10. Trần Hiếu Nhuệ (2005). Giáo trình thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
11. Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội. Tài liệu Hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w