Hiện trạng đầu tư các công trình xử lý nước thải, kh thải, c ht thải rắn

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương (Trang 48)

nuôi lợn) cho thấy, tất cả những người được phỏng vấn đều mong muốn được sống

trong một môi trường trong lành. Từ thực tế này cho thấy, yêu cầu về xử lý mùi và chất thải trong chăn nuôi của các hộ sản xuất trong làng nghề là rất cần thiết.

3.2.4. Hiện trạng đầu tư các công trình xử lý nước thải, kh thải, ch t thải rắn làng nghề làng nghề

Làng nghề bóng bì Bình Lương

Đối với nƣớc thải

- Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Bình Lương

Theo kết quả khảo sát, trong làng nghề Bình Lương bao gồm 130 hộ sản xuất bóng bì, còn lại là các hộ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ buôn bán, cửa hàng tạp hóa. Do vậy, nước thải của làng nghề chỉ bao gồm nước thải từ sinh hoạt và nước thải từ sản xuất bóng bì.

Bảng 3.4. Đặc điểm phát sinh nƣớc thải làng nghề Bình Lƣơng

TT Dữ liệu đầu vào Làng nghề Bình Lƣơng Nguồn tham khảo

1 Dân số/hộ gia đình có 430 hộ gia đình với dân số 1.600 dân

UBND xã Tân Quang

2 Số hộ làm nghề Số hộ làm nghề bóng bì: 130 với 650 người lao động.

UBND xã Tân Quang

3 Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt từ các hộ không làm nghề Mỗi người sử dụng 80 l/người/ngày, thải ra 64 l/người/ngày TCXDVN 33:2006 về C p nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế

thải sinh hoạt từ các hộ không làm nghề 60,8 m3/ngày. 5 Định mức nước thải phát sinh từ hộ làm nghề

Thời điểm bình thường từ 3-4 m3/ngày/hộ; vào cao điểm sản xuất nhiều 10-15 m3/ngày/hộ.

UBND xã Tân Quang

6 Nước thải phát sinh từ các hộ làm nghề Trung bình: 130 hộ x 4 m3/ngày = 520 m3/ngày; Cao điểm 130 hộ x 15 m3/ngày = 1950 m3/ngày; 7 Tổng lượng nước thải phát sinh Trung bình: 60,8 + 520 = 580,8 m3/ngày; Cao điểm: 60,8 +1950 = 2010,8 m3/ngày; 8 Điểm xây dựng hệ thống XLNTTT 01 ao ở giữa làng, diện tích khoảng 3.000 m2 Khảo sát thực tế

- Hiện trạng xử lý nước thải

Hệ thống đường cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, sản xuất của thôn đã được đầu tư các nắp đậy, tuy nhiên ở một số chỗ nắp đậy đã bị hư hỏng nên xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt bị tràn xuống rãnh, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải, ô nhiễm môi trường.

Nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong làng nghề được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại. Toàn bộ nước thải sản xuất của 130 hộ sản xuất bóng bì, khoảng 520 m3/ngày vào mùa sản xuất từ tháng 4 đến tháng 10 và khoảng 1.950 m3/ngày vào mùa sản xuất từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm không được xử lý thải thẳng vào hệ thống thoát nước của thôn, trong đó chỉ có 40/130 hộ sản xuất bóng bì có xây dựng bể lắng, tách mỡ ba ngăn, dụng cụ chắn rác trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thôn.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích môi trƣờng nƣớc thải của làng nghề bóng bì Bình Lƣơng TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) BLNT1 BLNT2 1. pH - 7,0 7,1 5,5 - 9,0 2. Nhiệt độ oC 22,6 22,9 40 3. DO mg/l 2,4 2,1 - 4. TSS mg/l 298 301 100 5. BOD5 mg/l 200 190 50 6. COD mg/l 559 550 150 7. Amoni (NH4+) mg/l 13,26 24,9 10 8. Clorua (Cl-) mg/l 28 83 1.000 9. Florua (F-) mg/l <0,001 <0,001 10 10. Nitrit (NO2-) mg/l 0,03 <0,01 - 11. Nitrat (NO3-) mg/l 0,079 0,021 - 12. Photphat (PO43-) mg/l 0,401 1,277 - 13. Xianua mg/l 0,0013 0,0011 0,1 14. Asen (As) mg/l 0,0123 0,0242 0,1 15. Cadimi (Cd) mg/l 0,0007 0,0006 0,1 16. Chì (Pb) mg/l 0,0248 0,0122 0,5 17. CromIII (Cr3+) mg/l 0,007 0,005 1 18. Crom VI (Cr6+) mg/l <0,005 <0,005 0,1 19. Đồng (Cu) mg/l 0,178 0,226 2 20. Kẽm (Zn) mg/l 0,424 0,223 3 21. Niken (Ni) mg/l 0,011 0,012 0,5 22. Sắt tổng (Fe) mg/l 1,708 2,222 5 23. Thủy ngân (Hg) mg/l 0,006 0,001 0,01 24. Phenol mg/l 1,24 0,54 0,5 25. Dầu mỡ động thực vật mg/l 48,2 42,13 20* 26. Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,55 0,62 - 27. E. Coli MPN/ 100ml 5.200 4.300 - 28. Coliform MPN/ 100ml 43.000 12.000 5.000

Ghi chú:

*: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

BLNT1: Rãnh thoát nước ở giữa làng (Tọa độ: 20º58’38,17” N; 105º58’39,58” E);

BLNT2: Rãnh thoát nước ra sông (cạnh cầu vào làng) (Tọa độ: 20º58’45,66” N; 105º58’34,28” E ).

* Nhận xét:

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại rãnh thoát nước của làng nghề so với QCCP cho thấy nước thải tại làng nghề đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng bởi các thông số TSS, COD, BOD5, Amoni và Coliform, cụ thể: TSS vượt QCVN xấp xỉ 3 lần; BOD5 vượt 3,8 – 4 lần; COD vượt 3,67 – 3,73 lần; Amoni vượt 1,33 – 2,49 lần; coliform vượt 2,4 – 8,6 lần.

Hiện nay, thôn Bình Lương có 01 ao diện tích khoảng 3.000 m2

để xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đề tài sẽ hướng tới việc lựa chọn công nghệ xử lý sinh học cho nước thải làng nghề tại đây.

Khí thải

Trong hoạt động sản xuất bóng bì của làng nghề Bình Lương có sử dụng nhiên liệu than ở các công đoạn luộc, sấy, nổ bì, than được các hộ gia đình mua lẻ của các cơ sở và không rõ nguồn gốc than và không kiểm soát được chất lượng than. Lượng than sử dụng phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, nếu thời tiết khô, nắng ráo thì lượng than sử dụng ít hơn do các hộ đem bì lợn phơi khô tự nhiên. Tổng khối lượng than tiêu thụ của cả làng nhỏ, khoảng 4 tấn/ngày, vào mùa vụ sản xuất cao điểm thì lượng tiêu thụ khoảng 15 tấn/ngày.

Tại tất cả các hộ sản xuất bóng bì đều không áp dụng bất k biện pháp nào để thu bụi và xử lý khí thải phát sinh từ bếp than. Lượng bụi và khí thải này không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong làng nghề, nhất là các lao động trực tiếp.

Qua khảo sát thực tế, tính khả thi áp dụng các công nghệ xử lý khí thải cho các bếp than tại hộ gia đình là thấp, nên sẽ hướng tới giải pháp thay đổi nhiên liệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và phải có giá thành rẻ hơn sử dụng nhiên liệu than.

Chất thải rắn

Chất thải rắn của làng nghề bao gồm: chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động sản xuất bóng bì gồm: xỉ than và lông, mỡ, bì vụn.

Bảng 3.6. Phƣơng án xử lý chất thải rắn làng nghề Bình Lƣơng STT Chất thải Phƣơng án xử lý

1 Chất thải sinh hoạt Thu gom, vận chuyển, xử lý tại khu xử lý tập trung 2 Xỉ than San lấp mặt bằng, thu gom, vận chuyển, xử lý cùng

chất thải sinh hoạt

3 Lông, mỡ, bì vụn Bán cho cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; nuôi cá Theo khảo sát thực tế và thông tin do UBND xã Tân Quang cho thấy hiện nay lượng chất thải rắn phải xử lý của thôn Bình Lương chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Năm 2011, UBND xã Tân Quang đã xây dựng 01 điểm tập kết rác thải cho thôn Bình Lương với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh, huyện, xã.

Thôn đã thành lập được 01 tổ đội vệ sinh môi trường tự quản gồm 04 người, đảm nhận hoạt động thu gom rác thải từ các hộ gia đình, vận chuyển ra điểm tập kết của thôn, tần suất thu gom rác từ các hộ gia đình là 02 lần/tuần. Kinh phí chi trả cho công lao động thu gom, vận chuyển rác được lấy từ nguồn thu phí của các hộ dân với mức thu phí là 3.000 đồng/người/tháng, mức lương khoảng 1.000.000 - 1.100.000 đ/người/tháng. Sau đó, Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 11 (URENCO11) sẽ cho xe chở rác chuyên dụng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại Khu xử lý chất thải Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Kinh phí để chi trả cho Công ty URENCO 11 thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được ngân sách sự nghiệp môi trường tỉnh, huyện phân bổ. Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt thôn Bình Lương được thu gom, vận chuyển, xử

lý 06 tháng đầu năm 2014 là 231,28 tấn (Số liệu do Phòng Tài nguyên và Môi

trường huyện Văn Lâm cung c p).

Từ kết quả thu gom rác thải thực tế là 231,28 tấn/06 tháng, tính bình quân lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên đầu người là 0,8 kg/người/ngày, cao so bình quân lượng rác thải phát sinh trên đầu người ở khu vực nông thôn (khoảng 0,56-0,6 kg/người/ngày). Điều này, được giải thích là trong số lượng rác thải sinh hoạt trên có cả lượng xỉ than phát sinh trong hoạt động sản xuất bóng bì.

Hình 3.9. Điểm tập kết rác thải của thôn Bình Lƣơng

Qua khảo sát thực tế tại làng nghề, người dân tập kết chất thải rắn sinh hoạt ở đường ngõ xóm chờ xe thu gom rác của tổ đội vệ sinh môi trường đến thu gom 02 lần/tuần vào thứ 3 và chủ nhật hàng tuần và rác thải được thu gom triệt để, không có tình trạng rác vứt bừa bãi không được thu gom, xử lý. Do tần suất thu gom của tổ đội vệ sinh môi trường còn thưa nên rác thải hữu cơ để lưu cữu từ 2 – 3 ngày ở đường làng, ngõ xóm có thể bị phân hủy, bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến mỹ quan làng xóm.

Làng nghề sản xu t đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi

Đối với nƣớc thải

- Đặc điểm phát sinh nước thải làng nghề Xuân Lôi

Làng nghề Xuân Lôi hiện có 120/300 hộ sản xuất đậu phụ và thực hiện chăn nuôi lợn để tận dụng bã đậu, nước thải từ đậu phụ. Do vậy, nước thải của thôn bao

Bảng 3.7. Đặc điểm phát sinh nƣớc thải làng nghề Xuân Lôi

TT Dữ liệu đầu vào Làng nghề Xuân Lôi Nguồn

tham khảo

1 Dân số/hộ gia đình có 300 hộ với dân số 1.100 người dân UBND xã Đình Dù 2 Số hộ làm nghề 120/300 hộ chuyên nghề làm đậu và chăn

nuôi với 600 lao động (tổng số đầu lợn nuôi khoảng 1.600 đầu lợn)

UBND xã Đình Dù

3 Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt từ các hộ không làm nghề

Mỗi người sử dụng 80 l/người/ngày, thải ra 64 l/người/ngày

TCXDVN 33:2006

4 Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ các hộ không làm nghề (1100 – 600) x 64 /1000 = 32 m3/ngày. 5 Định mức nước thải phát sinh từ hộ làm nghề

Trung bình khoảng 3 m3/ngày/hộ.

6 Nước thải phát sinh từ các hộ làm nghề

120 hộ x 3 m3/ngày = 360 m3/ngày đêm.

7 Tổng lượng nước thải phát sinh 32 + 360 = 392 m3/ngày đêm 8 Điểm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung Cánh đồng có diện tích 2 ha (đất công điền của xã, không phải thực hiện đền bù)

Khảo sát thực tế

- Hiện trạng xử lý nước thải

Hệ thống đường cống rãnh tiêu thoát nước của thôn là cống rãnh hở, chưa có nắp đậy nên xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt bị tràn xuống rãnh, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.

Nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong làng nghề được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại. Trong số 120 hộ sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn, có 30 hộ đã đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, còn lại 90 hộ thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước của thôn. Toàn bộ nước thải của làng nghề hiện nay thải ra cánh đồng của thôn Xuân Lôi, khu vực này đã được UBND xã, thôn dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của làng nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Hình 3.10. Hiện trạng thoát nƣớc, nguồn tiếp nhận nƣớc thải làng nghề Xuân Lôi

Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc thải tại làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) XLNT1 XLNT2 1. pH - 8,0 7,9 5,5 - 9,0 2. Nhiệt độ oC 17,1 16,8 40 3. DO mg/l 0,6 0,5 -

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) XLNT1 XLNT2 5. BOD5 mg/l 900 880 50 6. COD mg/l 1.457 1.356 150 7. Amoni (NH4+) mg/l 156,5 156,65 10 8. Clorua (Cl-) mg/l 142 156 1.000 9. Florua (F-) mg/l <0,001 <0,001 10 10. Nitrit (NO2-) mg/l <0,01 <0,01 - 11. Nitrat (NO3-) mg/l 0,015 0,012 - 12. Photphat (PO43-) mg/l 4,98 10,34 - 13. Xianua mg/l <0,01 <0,01 0,1 14. Asen (As) mg/l 0,0073 0,0331 0,1 15. Cadimi (Cd) mg/l 0,0013 0,0021 0,1 16. Chì (Pb) mg/l 0,0141 0,0864 0,5 17. CromIII (Cr3+) mg/l 0,011 0,147 1 18. Crom VI (Cr6+) mg/l 0,005 0,105 0,1 19. Đồng (Cu) mg/l 1,227 1,115 2 20. Kẽm (Zn) mg/l 1,055 2,55 3 21. Niken (Ni) mg/l 0,036 0,074 0,5 22. Sắt tổng (Fe) mg/l 4,996 4,55 5 23. Thủy ngân (Hg) mg/l 0,008 0,006 0,01 24. Phenol mg/l <0,01 <0,01 0,5 25. Tổng dầu, mỡ mg/l 1,92 3,23 10 26. Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,55 0,42 - 27. E. Coli MPN/ 100ml 11.000 23.000 - 28. Coliform MPN/ 100ml 400.000 430.000 5.000

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, 2014)

Ghi chú:

XL NT1: Nước thải giữa làng, gần đình Làng Tọa độ: 20º58’11,12” N;

106º58’16,38” E XLNT2: Nước thải ở mương thoát ra cánh đồng

ở cuối làng

Tọa độ: 20º58’38,67” N; 106º00’33,48” E

Nhận xét:

so với QCCP cho thấy nước thải tại làng nghề đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng bởi các thông số TSS, COD, BOD5, Amoni và Coliform, cụ thể: TSS vượt QCVN từ 3,65 - 3,78 lần; BOD5 vượt 17,6 – 18 lần; COD vượt 9,04 – 9,7 lần; Amoni vượt 15,65 – 15,66 lần, đặc biệt hàm lượng coliform vượt 80 – 86 lần.

Hiện nay, thôn Xuân Lôi có cánh đồng khoảng 2 ha, là đất công điền của xã để xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đề tài sẽ hướng tới việc lựa chọn công nghệ xử lý sinh học cho nước thải làng nghề tại đây.

Khí thải

Trong hoạt động sản xuất của làng nghề Xuân Lôi có sử dụng nhiên liệu than ở các công đoạn đun sôi trong quy trình sản xuât đậu phụ và nấu cám cho lợn, được các hộ gia đình mua lẻ của các cơ sở và không rõ nguồn gốc than và không kiểm soát được chất lượng than sử dụng Tổng khối lượng than tiêu thụ của cả làng nhỏ, khoảng 1 tấn/ngày.

Tại tất cả các hộ sản xuất bóng bì đều không áp dụng bất k biện pháp nào để thu bụi và xử lý khí thải phát sinh từ bếp than. Lượng bụi và khí thải này không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong làng nghề, nhất là các lao động trực tiếp.

Qua khảo sát thực tế, nhận định của tác giả đề tài về tính khả thi áp dụng các công nghệ xử lý khí thải cho các bếp than tại hộ gia đình là thấp, nên sẽ hướng tới giải pháp thay đổi nhiên liệu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn

Chất thải rắn của làng nghề bao gồm: chất thải sinh hoạt và một lượng xỉ than phát sinh từ hoạt động sản xuất đậu phụ.

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)