Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương (Trang 31)

Tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường, các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường...để đánh giá các tác động cũng như đưa ra những biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và những giải pháp về quản lý thích hợp với điều kiện địa phương.

2.4.4. Phương pháp phân tích so sánh

Trên cơ sở thu thập các kết quả phân tích môi trường của Làng nghề sản xuất bóng bì Bình Lương và Làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi đã có, so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Dựa trên những so sánh với quy chuẩn môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề.

Trong đề tài nghiên cứu này, đã sử dụng những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực nghiên cứu:

+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sản xuất của các làng nghề nghiên cứu

Hình 3.1. Vị trí làng nghề bóng bì Bình Lƣơng và làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi

3.1.1. Hiện trạng sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương

3.1.1.1. Vị tr địa lý

Thôn Bình Lương là một trong 08 thôn của xã Tân Quang, nằm ở phía Tây của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, giáp với thành phố Hà Nội, cách Quốc lộ 5 khoảng 1,2 km, vị trí của thôn rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển làng nghề. Thôn Bình Lương có 03 xóm với 430 hộ, 1.600 nhân khẩu.

3.1.1.2. Tình hình sản xu t của làng nghề bóng bì Bình Lương

Thôn Bình Lương từ lâu vốn nổi tiếng với nghề làm bóng bì. Làng này trước đây có nghề truyền thống làm bóng bì, nem chua, nhưng nay có thêm nghề làm bì lợn khô, và nghề này trở thành nghề chủ yếu, sản phẩm được xuất bán cả trong và ngoài nước… Kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công từ khâu rửa, đánh lông, luộc chín… Hiện toàn làng có 130/430 hộ sản xuất với 500 lao động tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình.

Làng nghề Bình Lương sản xuất mặt hàng Bóng Bì tập trung vào 2 sản phẩm chính là Bóng Bì làm keo và Bóng Bì thực phẩm với số hộ tham gia sản xuất như sau:

Bảng 3.1. Số hộ dân tham gia lĩnh vực sản xuất tại làng nghề Bình Lƣơng Loại hình sản xuất Số hộ dân tham gia sản xuất

Hộ dân %

Bóng Bì làm keo 90 20,93

Bóng Bì thực phẩm 40 9,30

Sản xuất nông nghiệp 250 58,13

Hoạt động dịch vụ 50 11,67

(Nguồn: UBND xã Tân Quang, 2014)

Từ bảng trên ta thấy tổng số hộ tham gia sản xuất Bóng Bì chiếm 30% trong tổng số hộ của cả làng. Trong đó số hộ sản xuất Bóng Bì làm keo chiếm 20,93%, hộ

sản xuất Bóng Bì thực phẩm chiếm 9,3 %. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 58,13%, các hoạt động dịch vụ chiếm 11,67%.

Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất của làng nghề Bình Lương dựa trên kinh nghiệm, “cha truyền con nối” và 100% là lao động thủ công. Hình thức tổ chức sản xuất là theo hộ gia đình, hoạt động sản xuất đặt tại khuôn viên gia đình, tận dụng các thùng nhựa, thau, xoong, chảo rán mỡ cỡ lớn để làm trang thiết bị sản xuất, tự xây, đắp bếp than để luộc, sấy bì lợn, nổ bóng bì.

Hình 3.2. Hiện trạng sản xuất làng nghề bóng bì Bình Lƣơng

Nước thải sản xuất của các hộ sản xuất chỉ được đi qua bể lắng cặn, vớt dầu mỡ nổi; các bể được xây dựng trong khuôn viên gia đình, nước thải được thải ra hệ thống rãnh thoát nước của thôn sau đó thải ra sông Như Qu nh, cuối cùng là sông Bắc Hưng Hải. Qua khảo sát và phỏng vấn cho thấy, các hộ sản xuất ở làng nghề chủ yếu sử dụng than làm nhiên liệu sản xuất, các lò đốt than xả bụi, khí thải trực tiếp ra môi trường xung quanh mà không được xây dựng, lắp đặt thiết bị thu hồi bụi, xử lý khí thải.

Các lao động tham gia sản xuất chỉ là lao động phổ thông, có tính chuyên môn kĩ thuật nhưng chủ yếu mang tính kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp không toàn diện. Theo phỏng vấn 130 hộ sản xuất hầu hết các công nhân trong xưởng sản xuất không được đào tạo qua trường lớp dạy nghề nào.

Quy trình sản xuất của làng nghề Bình Lƣơng

Sản phẩm chủ yếu hiện nay của làng nghề Bình Lương là chế biến bóng bì làm nguyên liệu keo và chế biến bóng bì thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế biến bóng bì làm nguyên liệu sản xu t keo:

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì dùng làm keo (kèm dòng thải)

- Nước thải - Bụi, khí thải từ bếp lò sử dụng than - Xỉ than Nguyên liệu (bì tươi) Rửa, cạo lông Luộc chín Gạt bì - Nước thải - chất thải rắn: lông, mỡ, máu Nước Nước, than Sản phẩm (dùng làm keo) Phơi khô, thái nhỏ Ngâm tẩy trắng

Nước, H2O2 Nước thải có chứa hóa

chất tẩy, mỡ Mỡ, lông

Than (khi thời tiết ẩm, mưa)

- Xỉ than.

- Bụi, khí thải từ lò sấy than

Thuyết minh quy trình sản xu t:

Bì lợn được các hộ sản xuất thu gom từ các chợ khu vực lân cận tại địa phương và các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh… sau đó sẽ rửa, cạo lông và lọc mỡ còn sót lại ở bì. Bì sau khi được rửa và sơ chế sẽ được mang đi luộc chín, sau khi luộc chín sẽ tiến hành gạt bì cho hết hoàn toàn lớp mỡ còn sót lại trên bì và rửa qua nước trước khi được ngâm tẩy trắng bằng nước tẩy (H2O2) với nồng độ 10ml nước tẩy hoà với 0,5lít nước, thời gian ngâm bì trong dung dịch nước tẩy khoảng 2 giờ đến 3 giờ, đây là công đoạn độc hại nhất trong quá trình sản xuất bì. Công đoạn cuối cùng là đem bì phơi khô, thái nhỏ, tùy vào điều kiện thời tiết mà có thể phơi khô tự nhiên, trong trường hợp thời tiết ẩm, mưa thì người dân phải tiến hành sấy bì bằng bếp than. Sản phẩm được bán cho các đơn vị làm keo dán công nghiệp (chủ yếu xuất đi Trung Quốc).

- Sản phẩm bóng bì thực phẩm:

Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất bóng bì thực phẩm (kèm dòng thải).

Nguyên liệu (bì tươi) Rửa, cạo lông - Nước thải - chất thải rắn: lông, mỡ, máu Nước Nước sạch Lò nổ Ép cho phẳng miếng bì, phơi khô

Tẩy trắng

Nước, H2O2 Nước thải có chứa hóa

chất tẩy, mỡ Luộc chín

Than (khi thời tiết ẩm, mưa)

- Xỉ than

- Bụi, khí thải lò sấy than

Đánh giấy ráp

Giấy ráp Giấy ráp thải

Than - Xỉ than - Bụi, khí thải lò sấy than Bóng bì thực phẩm Nước thải

Thuyết minh quy trình:

Bì lợn tươi được mua từ các lò mổ (bì mông, thăn của con lợn to>70kg), sau đó sơ chế (làm lông, cạo lớp mỡ bám, tiết máu...), rửa bằng nước sạch, luộc chín, ngâm tẩy trắng bằng dung dịch H2O2. Sau khi được tẩy trắng sẽ chuyển sang công đoạn ép cho phẳng miếng bì và mang đi phơi khô tự nhiên ngoài trời hoặc được sấy khô bằng lò sấy, tiếp đó bì lại được làm sạch lại bằng giấy ráp và cho vào các lò nổ bóng bì.

- Các phụ phẩm phát sinh trong quá trình làm bóng bì như mỡ thừa...được tận dụng cung cấp cho các Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi; lông, da, tóp mỡ...thì bán cho các gia đình làm thức ăn cho cá.

- Nước thải sản xuất của các hộ sản xuất chỉ được lắng cặn, dầu mỡ qua các bể được xây dựng trong khuôn viên gia đình, thải ra hệ thống rãnh thoát nước của thôn sau đó thải ra sông Như Qu nh, cuối cùng là sông Bắc Hưng Hải.

Hình 3.6. Hiện trạng thoát nƣớc và nguồn tiếp nhận nƣớc thải làng nghề Bình Lƣơng

Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xu t.

Trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải từ các công đoạn như: sơ chế, đánh lông; ngâm; rửa; gạt mỡ:

- Giai đoạn sơ chế, đánh lông: Tại công đoạn này bì tươi sẽ được rửa, đánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lông và lọc bớt mỡ trên bề mặt. Đây là công đoạn phát sinh nhiều chất thải rắn bao gồm lượng mỡ thừa và lông.

- Giai đoạn ngâm, rửa: Bì sau khi sơ chế sẽ được tiến hành ngâm trong dung

dịch H2O2 do đó nước thải ra từ công đoạn này có pH thấp. Nước rửa bì có chứa hàm lượng chất hữu cơ và mỡ cao.

- Giai đoạn luộc ch n, s y: trong 2 công đoạn này có sử dụng một lượng lớn

than do đó chất thải phát sinh từ công đoạn này là xỉ than, bụi, khí thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Đặc biệt và mùa mưa lượng than sử dụng để sấy càng nhiều hơn.

Nguyên, nhiên liệu, hoá ch t sử dụng trong làng nghềBình Lương

- Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm keo và Bóng bì thực phẩm

của làng Bình Lương là bì lợn tươi được thu mua từ các lò giết mổ, chợ của địa phương và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Nước dùng cho hoạt động sản xuất là nước giếng khoan đã qua bể lọc của các hộ gia đình. Theo kết quả điều tra cho thấy mỗi hộ sản xuất chế biến khoảng 40 kg bì tươi 1 ngày, hoạt động sản xuất của làng nghề phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị trường, thường vào dịp lễ tết nguyên đán, nhu cầu sử dụng bì bóng thực phẩm nhiều thì lượng sản xuất nhiều lên và có thể lên đến 01tấn bì tươi/1 ngày ở một số hộ sản xuất lớn. Qua hoạt động sản xuất thực tế cho thấy chế biến khoảng 4 kg bì tươi sẽ ra được 1 kg bì khô hoặc bóng bì thực phẩm.

- Nhiên liệu: Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất là than, gas, nhưng

đa số các hộ sản xuất sử dụng than.

- Hóa ch t sử dụng: Hóa chất dùng để tẩy trắng bì là H2O2 với lượng sử dụng là 1kg nước tẩy/1 tạ bì tươi nguyên liệu.

Bảng 3.2. Lƣợng nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất bóng bì thực phẩm của một số hộ sản xuất điển hình trong làng nghề Bình Lƣơng

STT Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng Số lƣợng Đơn vị

1 Bì lợn tươi 40 Kg/ngày

2 Nước 3-4 m3/ngày

3 Than 30 kg/ngày

4 Hóa chất tẩy rửa (H2O2) 0,4 kg/ngày Hoạt động sản xuất của làng nghề Bình Lương mang tính mùa vụ khá cao, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Đối với mặt hàng bì làm keo phụ thuộc chủ yếu vào thương lái Trung Quốc đến thu mua, còn mặt hàng bóng bì thực phẩm thì hoạt động nhộn nhịp nhất là vào dịp tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ lớn, nhất là ở thị trường thủ đô Hà Nội.

Bảng 3.3. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất của làng nghề Bình Lƣơng theo mùa vụ

STT Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng Số lƣợng Đơn vị Mùa sản xuất từ tháng 4 đến tháng 10 Mùa sản xuất từ tháng 10 đến tháng 4 1 Bì lợn tươi 50 190 Tạ/ngày 2 Nước 520 1.950 M3/ngày 3 Than 40 150 Tạ/ngày

4 Hóa chất tẩy rửa (H2O2) 50 190 Kg/ngày

3.1.2. Hiện trạng sản xu t của làng nghề sản xu t đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù

3.1.2.1. Vị tr địa lý

Thôn Xuân Lôi là một trong 04 thôn của xã Đình Dù, nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, cách Quốc lộ 5A khoảng 2 Km. Thôn có 02 xóm với 300 hộ dân, 1.300 nhân khẩu.

3.1.2.2. Tình hình sản xu t của làng nghề Xuân Lôi

Nghề sản xuất đậu phụ ở thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn lâm đã được UBND tỉnh Hưng Yên quyết định công nhận là làng nghề. Hiện nay, có 120/300 hộ chuyên nghề làm đậu và chăn nuôi với 650 lao động. Nghề làm đậu phụ ở thôn Xuân Lôi không chỉ giúp người dân ổn định cuộc sống, đem lại nguồn thu nhập chính, mà còn giúp địa phương giải quyết tốt nguồn lao động và tạo việc làm tại chỗ. Đồng thời với việc tận dụng tối đa sản phẩm phụ trong sản xuất vào chăn nuôi, giúp chăn nuôi ở địa phương ngày càng phát triển.

Đặc thù sản xu t:

Đặc thù sản xuất đậu phụ ở làng nghề Xuân Lôi mang tính thủ công, đơn giản, mỗi hộ làm nghề có bí quyết công nghệ trong các công đoạn sản xuất riêng. Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất. Sản xuất đậu phụ thải ra lượng bã đậu lớn, nhưng các hộ sản xuất đều tận dụng lượng bã đậu này để chăn nuôi lợn. Lượng nước thải từ quá trình làm đậu cũng có thể sử dụng trong chăn nuôi, lượng nước này để lâu sẽ có mùi chua rất khó chịu, trong nước thải làm đậu phụ có hàm lượng chất hữu cơ cao. Tất cả 100% hộ sản xuất đậu phụ ở thôn Xuân Lôi đều tận dụng các chất thải trong sản xuất đậu phụ để chăn nuôi nên nước thải cũng như phân rác từ chăn nuôi, mùi là nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân trong làng nghề.

Trang thiết bị để sản xuất đậu phụ của làng nghề hiện nay đã được cải tiến nhiều để giải phóng sức lao động như: thay thế các cối đá xay đậu tương bằng tay

Quy trình sản xu t đậu phụ thôn Xuân Lôi

Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ làm đậu phụ kèm dòng thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đóng khuôn - ép Lắng đậu, tách nước Đánh giấm Cắt Đun sôi Ngâm Xay Bã đậu Nước Nước chua Lọc, tách bã Đậu thành phẩm Nước thải Nước thải Đỗ tương Nước Than - Xỉ than.

- Bụi, khí thải: CO, NOx, SO2

Thuyết minh quy trình sản xu t:

Đỗ tương được thu mua từ trong và ngoài tỉnh, phơi khô, loại bỏ hạt lép, hạt thối, chọn những hạt đều nhau, có vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng, sau đó ngâm đỗ vào nước sạch đến độ vừa phải (theo kinh nghiệm, mùa hè ngâm khoảng 4 tiếng, mùa đông khoảng 6 tiếng). Tiếp theo đỗ tương được đem xay ướt, được thứ nước trắng như sữa, sau đó đem lọc bột, bột đậu nước được cho vào túi vải rồi ép để loại bã đậu. Nước đậu sống sau khi lọc được đun sôi. Nước đậu khi đun sôi, được đổ ra các chậu hoặc chum sành rồi chế nước chua. Khâu chế nước chua mang ý nghĩa quan trọng nhất vì nó quyết định phần lớn chất lượng đậu. Tùy thời tiết nóng hay lạnh để pha nước chua, nếu nóng cần cho thêm nước lã theo tỷ lệ 3/2. Sau khâu pha chế này, sữa đậu sánh lại thì cho vào khuôn ép, tạo thành các bìa đậu và được mang đi tiêu thụ.

Hình 3.8. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi

Các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xu t.

Trong quá trình sản xuất có phát sinh chất thải từ các công đoạn như: ngâm, xay, lọc, tách bã:

- Giai đoạn ngâm, xay: Tại công đoạn đỗ tương được ngâm cho trương lên

- Giai đoạn đun sôi: Công đoạn này có sử dụng than đun sôi, do dó chất thải

phát sinh từ công đoạn này là xỉ than, bụi, khí thải chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường.

- Giai đoạn lọc tách bã: Sử dụng các túi vải lọc để tách bỏ phần bã đậu, tại

công đoạn này có phát sinh chất thải rắn là bã đậu sử dụng cho chăn nuôi lợn của gia đình.

Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong làng nghề Xuân Lôi:

Một phần của tài liệu Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý môi trường một số làng nghề trên địa bàn tỉnh hưng yên xây dựng kế hoạch quản lý môi trường làng nghề phù hợp với điều kiện địa phương (Trang 31)