Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - Khảo sát khối lượng, thành phần chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, phát sinh của từng đơn vị hoạt động tại Cảng,
Trang 1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ SỰ PHÁT SINH CHẤT THẢI 10
1.1.HIỆN TRẠNG, TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 10
1.1.1 Tình hình tăng trưởng hàng không trên thế giới - 10
1.1.2 Hiện trạng ngành hàng không dân dụng Việt Nam - 10
1.1.3 Hiện trạng tăng trưởng của hàng không dân dụng Việt Nam - 13
1.2.CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG 17
1.2.1 Các hoạt động hàng không - 17
1.2.2 Các hoạt động phi hàng không - 17
1.2.3 Một số doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh dịch vụ tại Cảng hàng không - 18
1.3.CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH 21
1.3.1 Chất thải rắn - 22
1.3.2 Chất thải nguy hại - 25
1.3.3 Nước thải - 27
1.3.4 Khí thải - 28
1.3.5 Tiếng ồn, độ rung - 30
1.4.NHỮNG NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI 33
1.4.1 Những nội dung quản lý và xử lý chất thải rắn thông thường. - 33
1.4.2 Những nội dung quản lý và xử lý chất thải nguy hại - 33
1.4.3 Những nội dung quản lý và xử lý nước thải - 34
1.4.4 Những nội dung quản lý, giảm phát thải khí thải - 35
1.4.5 Những nội dung quản lý, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung - 35
Trang 2Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CẢNG HKQT NỘI BÀI 37
2.1.TỔNG QUAN CẢNG HKQTNỘI BÀI 37
2.1.1 Vị trí địa lý - 37
2.1.2 Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Cảng HKQT Nội Bài - 40
2.2.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CẢNG HKQTNỘI BÀI 42
2.2.1 Hiện trạng môi trường đối với phát sinh chất thải rắn - 42
2.2.2 Hiện trạng môi trường đối với phát sinh chất thải nguy hại - 45
2.2.3 Hiện trạng môi trường đối với phát sinh nước thải - 47
2.2.4 Hiện trạng môi trường đối với phát sinh khí thải - 50
2.2.5 Hiện trạng môi trường đối với phát sinh tiếng ồn, độ rung - 55
2.3.KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CẢNG HKQTNỘI BÀI 57
2.3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn - 57
2.3.2 Hiện trạng quản lý CTNH - 60
2.3.3 Hiện trạng quản lý, xử lý nước thải - 62
2.3.4 Hiện trạng quản lý khí thải - 71
2.3.5 Hiện trạng quản lý tiếng ồn, độ rung. - 72
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CẢNG HKQT NỘI BÀI 74
3.1.CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI 74
3.1.1 Các chính sách, quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn. - 74
3.1.2 Các chính sách, quy định liên quan đến quản lý CTNH - 75
3.1.3 Các chính sách, quy định liên quan đến quản lý nước thải - 75
3.1.4 Các chính sách, quy định liên quan đến quản lý khí thải - 76
3.1.5 Các chính sách, quy định liên quan đến quản lý tiếng ồn - 77
Trang 3Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
3.2.ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG 79
3.2.1 Đánh giá những tồn tại của các giải pháp quản lý chất thải rắn - 79
3.2.2 Đánh giá những tồn tại của các giải pháp quản lý CTNH - 80
3.2.3 Đánh giá những tồn tại của các giải pháp quản lý nước thải - 80
3.2.4 Đánh giá những tồn tại của các giải pháp quản lý khí thải - 81
3.2.5 Đánh giá những tồn tại của các giải pháp quản lý tiếng ồn, độ rung - 82
3.3.KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA CẢNG HKQTNỘI BÀI 82
3.3.1 Các giải pháp chung - 82
3.3.2 Các giải pháp cụ thể: - 84
3.3.3 Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự rủi ro, sự cố cháy nổ - 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 4Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
VOC Chất hữu cơ dễ bay hơi
Trang 5Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 5 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khối lượng, thành phần chất thải rắn tại Cảng HKQT Nội Bài 44
Bảng 2.2 Khối lượng, thành phần phát sinh CTNH tại Cảng HKQT Nội Bài 46
Bảng 2.3 Thống kê lượng nước thải phát sinh tại Cảng HKQT Nội Bài 48
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt Cảng HKQT Nội Bài 49
Bảng 2.5 Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt Cảng HKQT Nội Bài 49
Bảng 2.6: Vị trí các điểm lấy mẫu khí xung quanh 52
Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh (08 vị trí) 53
Bảng 2.8 Vị trí lấy mẫu tiếng ồn, độ rung 56
Bảng 2.9: Kết quả đo độ ồn, độ rung 56
Trang 6Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 So sánh tăng trưởng vận chuyển hành khách và hàng hóa của hàng không
dân dụng qua các năm 16
Hình 1.2 Sơ đồ tóm tắt về sự phát sinh chất thải rắn tại một Cảng hàng không 24
Hình 1.3 Sơ đồ tóm tắt về sự phát sinh CTNH tại một Cảng hàng không 26
Hình 1.4 Chu trình vận hành tàu bay 29
Hình 1.5 Công nghệ tàu bay và sự giảm thiểu tiếng ồn động cơ 31
Hình 1.6.Tác động của tiếng ồn tới con người [9] 32
Hình 2.1 Vị trí sân bay quốc tế Nội Bài 38
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn tại Cảng HKQT Nội Bài 58
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình quản lý CTNH tại Cảng HKQT Nội Bài 61
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình thu gom nước thải tại Cảng HKQT Nội Bài 63
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình thu gom, xử lý nước thải Nhà ga T1 65
Hình 2.7 Sơ đồ Qui trình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của các đơn vị tại Cảng HKQT Nội Bài 66
Hình 2.8: Sơ đồ Qui trình xử lý nước thải tại Công ty CP suất ăn hàng không Nội Bài 68
Hình 2.9 Sơ đồ Qui trình thu gom xử lý nước thải từ tàu bay 71
Hình 3.1 Sơ đồ đề xuất quy trình quản lý chung chất thải rắn tại Cảng HKQT Nội Bài 85 Hình 3.2 Sơ đồ đề xuất quy trình quản lý chung CTNH tại Cảng HKQT Nội Bài 87
Trang 7Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 7 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề lớn nhất mà loài người hiện
nay rất quan tâm, từ các vấn đề khu vực như ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước,…đến toàn cầu như vấn đề nóng lên của trái đất và sự phá hủy tầng ôzôn
Hàng không dân dụng là ngành kinh tế quan trọng đã có tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua, với sự gia tăng nhanh chóng của lưu lượng hành khách, hàng hóa, tàu bay thông qua các cảng hàng không, môi trường tại các Cảng hàng không đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân cư trong khu vực, sức khỏe của hành khách và nhân viên Cảng hàng không Hoạt động hàng không gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí, tiếng ồn
Hiện nay hầu hết các đơn vị đều tự thu gom và quản lý chất thải của đơn vị mình Cho đến nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ lượng chất thải phát sinh hàng ngày tại các cảng hàng không, và quy trình, kế hoạch quản lý chặt chẽ
Để đáp ứng được mục tiêu quản lý, khai thác sử dụng các Cảng hàng không một cách hợp lý nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường Cảng và môi trường khu vực lân cận Cảng hàng không, bảo đảm sự phát triển bền vững của các Cảng hàng không, việc nghiên cứu xây dựng một Đề tài đánh giá, đề xuất các giải pháp trong việc quản lý, xử lý chất thải là rất cần thiết
Đề tài “Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý chất thải tại một cảng hàng không, đề xuất xây dựng kế hoạch quản lý và xử lý chất thải”sẽ có ý nghĩa thực tiễn
trong hoàn cảnh hiện nay Cảng HKQT Nội Bài là một trong ba cảng hàng không lớn nhất Việt Nam được lựa chọn thí điểm trong Đề tài này
Đề tài được xây dựng với mục đích điều tra khảo sát, đánh giá đầy đủ về hiện trạng quản lý chất thải tại một cảng hàng không, từ đó đề xuất xây dựng kế hoạch quản lý và xử lý chất thải tại cảng hàng không trên, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động, bảo vệ môi trường khu vực dân cư xung quanh, giảm các chi phí cho quá
Trang 8Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
trình xử lý khắc phục ô nhiễm đồng thời, góp phần xây dựng quảng bá hình ảnh về ngành hàng không hiện đại luôn tăng trưởng và phát triển bền vững Đề tài lựa chọn Cảng HKQT Nội Bài để nghiên cứu thí điểm
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về hiện trạng, tình hình tăng trưởng của ngành hàng không dân dụng, các loại hình sản xuất tại một Cảng hàng không, các vấn đề về môi trường phát sinh tại Cảng hàng không
Mục tiêu cụ thể: Khảo sát, điều tra, đánh giáhiện trạng môi trường đối với sự phát sinh chất thải và các vấn đề môi trường của Cảng HKQT Nội bài: Chất thải rắn, Chất thải nguy hại, nước thải, khí thải, tiếng ồn và độ rung Nghiên cứu, đánh giá các chính sách quy định có liên quan đến quản lý chất thải, đánh giá những tồn tại của các giải pháp đã áp dụng tại Cảng HKQT Nội Bài Từ đó đề xuất, xây dựng
kế hoạch quản lý và xử lý chất thải Cảng HKQT Nội Bài
3 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường tại một Cảng hàng không
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp phân tích các số liệu kết quả, đánh giá
- Phương pháp tổng hợp
6 Nội dung thực hiện
- Nghiên cứu tổng quan về ngành hàng không dân dụng Việt Nam, các loại hình sản xuất và các vấn đề về môi trường phát sinh tại Cảng hàng không
- Tìm hiểu về Cảng HKQT Nội Bài: Tổng quan, vị trí địa lý, các đơn vị hoạt động tại Cảng và các loại hình sản xuất hàng không và phi hàng không, hạ tầng công trình bảo vệ môi trường tại Cảng, sản lượng thông qua Cảng HKQT Nội Bài
Trang 9Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Khảo sát khối lượng, thành phần chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, phát sinh của từng đơn vị hoạt động tại Cảng, tình trạng phát sinh khí thải, tiếng ồn tại Cảng HKQT Nội Bài
- Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải tại Cảng HKQT Nội Bài: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung tại Cảng
- Các chính sách bảo vệ môi trường, quản lý chất thải đang áp dụng tại Cảng HKQT Nội Bài
- Đánh giá kết quả điều tra, khảo sát: Các thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm của Cảng HKQT Nội Bài, và các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung của Cảng, công tác phối hợp thực hiện giữa các cơ quan đơn
vị tại Cảng, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
* Đề xuất các giải pháp trong quản lý, xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường:
- Khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý chất thải
- Các giải pháp về cơ chế, chính sách, các giải pháp về quản lý, các giải pháp
kỹ thuật, vận hành, khai thác, phối hợp nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý, xử
lý chất thải, giảm thiểu phát thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Trang 10Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 10 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ SỰ PHÁT
SINH CHẤT THẢI 1.1 Hiện trạng, tình hình tăng trưởng hàng không dân dụng
1.1.1 Tình hình tăng trưởng hàng không trên thế giới
Với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây (trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bình quân 4,1%/năm), nền kinh tế thế giới đã tác động và tạo nên nhu cầu rất lớn đối với sự phát triển của hoạt động hàng không dân dụng, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi có các nền kinh tế lớn, phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới Nếu không tính năm
2001 năm mà hoạt động hàng không thế giới bị giảm sút nghiêm trọng do sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ và năm 2003 do dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) thì tốc
độ tăng trưởng hàng không dân dụng (tính theo hành khách luân chuyển) trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng GDP trên thế giới từ 1,5 tới 1,8 lần Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới, nền kinh
tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ bình quân trên 3,5%, đây là tiền đề rất quan trọng để hàng không dân dụng thế giới và khu vực
có điều kiện tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao [10]
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như sự tiếp tục phát triển theo các xu thế chung và phải vượt qua nhiều thách thức phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, hàng không dân dụng thế giới trong những thập kỷ qua có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và công nghệ hàng không Trong nhiều thập kỷ tới, hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo các xu thế chung và phải vượt qua nhiều thách thức mà hàng không dân dụng thế giới đã, đang và sẽ phải đối mặt [10]
1.1.2 Hiện trạng ngành hàng không dân dụng Việt Nam
Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Thủ tướng phủ, đây được xem là ngày thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tạị Trải qua chặng đường 57 năm xây dựng, trưởng thành, phát
Trang 11Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 11 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
triển, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã từng bước phát triển, xây đắp lên những thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử vẻ vang của đất nước, của ngành GTVT, góp phần phát triển kinh tế đất nước từ những giai đoạn gian khó sau chiến tranh
Cùng với việc thực hiện chính sách “Đổi mới” do Đảng Cộng sản Việt Nam
đề xướng, thị trường hàng không Việt Nam thực sự đã có sự khởi sắc và mặc dù có những giai đoạn khó khăn, chững lại do các yếu tố khách quan, nhưng về tổng thể trong thời gian 15 năm trở lại đây thị trường hàng không Việt Nam vẫn đang trong
xu thế phát triển mạnh mẽ [10]:
Giai đoạn 1990-1994, do xuất phát điểm của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam còn thấp nên tốc độ tăng trưởng rất cao, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều đạt từ 20-45%/năm Đây là thời kỳ đánh dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam - giai đoạn phát triển và hội nhập vào cộng đồng hàng không dân dụng quốc tế
Từ 1995 đến nay, vận tải hàng không Việt Nam đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: Phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc tế được củng cố và từng bước phát triển vững chắc Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2006, thị trường hàng không Việt Nam đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của hàng không thế giới
và khu vực, đạt tổng số 74,5 triệu khách (tăng bình quân 11,7%/năm), 1,62 triệu tấn hàng hoá (tăng bình quân 14,2%/năm), với mạng đường bay quốc tế rộng khắp của
2 doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam và 29 hãng hàng không nước ngoài, nối Việt Nam với 27 thành phố thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, và châu
Úc
Hiện nay, cả nước có 21 Cảng hàng không được khai thác bay dân dụng, trong đó có 06 Cảng hàng không quốc tế và 15 Cảng hàng không nội địa, chia làm 3 khu vực; khu vực miền Bắc có 6 cảng hàng không, khu vực miền Trung có 6 Cảng hàng không, khu vực miền Nam có 9 Cảng hàng không Cảng vụ hàng không miền Bắc đang quản lý 6 Cảng hàng không: Cảng HKQT Nội Bài và 5 Cảng hàng không
Trang 12Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 12 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
nội địa (Vinh, Điện Biên, Cát Bi, Đồng Hới, Thọ Xuân) Cảng vụ hàng không miền Trung đang quản lý 7 Cảng hàng không: 3 Cảng HKQT (Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh) và 3 Cảng hàng không nội địa (Chu Lai, Phù Cát, Pleiku) Cảng vụ hàng không miền Nam đang quản lý 9 Cảng hàng không, bao gồm: 03 Cảng HKQT (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc) và 07 Cảng hàng không nội địa (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Côn Sơn, Cà Mau và Tuy Hòa)
Hệ thống Cảng hàng không Việt Nam phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả nước Các cảng hàng không quốc tế có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các trung tâm trung chuyển của khu vực Quy mô và năng lực khai thác của các cảng hàng không về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại
Tính đến Lịch bay mùa Đông 2012/2013, có 51 hãng hàng không nước ngoài khai thác 68 đường bay từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam; Mạng đường bay nội địa do 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác có 41 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh tới 17 cảng hàng không địa phương Riêng Việt Nam khai thác 48 đường bay quốc tế đến 28 cảng hàng không thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ Các hãng hàng không Việt Nam hiện khai thác
97 tàu bay hiện đại: B777, A330, A321, A320, B737, ATR72 với độ tuổi trung bình
là 6,5 tuổi, trong đó 40% là sở hữu với độ tuổi trung bình là 5,9 tuổi Tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không Việt Nam từ mức 6 triệu hành khách năm 2000
đã nâng lên mức 52 triệu hành khách vào năm 2012 [10]
Bước vào thế kỷ 21, hàng không Việt Nam có những thuận lợi cơ bản làm tiền đề cho bước phát triển mới, thể hiện ở bốn yếu tố [10]:
- Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy sức mạnh, tạo
đà cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết
Trang 13Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 13 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Việt Nam là một nước đông dân, với dự báo đến năm 2010 nước ta đạt 94,7 triệu người và năm 2020 là 104,2 triệu người, trong điều kiện mức sống ngày càng cao, thị trường Vận tải hàng không sẽ hứa hẹn sự phát triển vượt bậc
- Kinh tế Việt Nam phát triển ở mức cao (bình quân 7 - 8%/năm), tình hình chính trị ổn định Việt Nam là điểm an toàn và du lịch từ sau sự kiện 11/9/2001
- Tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, với lợi thế về đa dạng địa hình và khí hậu, với một bề dầy lịch sử oai hùng của đất nước, sẽ thu hút nguồn khách quốc
tế to lớn cho hàng không Việt Nam
Vì vậy, với những ưu điểm trên, theo dự báo, ngành hàng không dân dụng nước ta tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian sắp tới
1.1.3 Hiện trạng tăng trưởng của hàng không dân dụng Việt Nam
Điểm qua một vài số liệu thể hiện hiện trạng tăng trưởng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, như sau [10]:
* Giai đoạn 1995-2007, sản lượng khai thác tại các Cảng hàng không đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm về hành khách, 13,7%/năm về hàng hóa và 6,9%/năm về phục vụ máy bay cất hạ cánh
* Năm 2007, tổng sản lượng hành khách thông qua hệ thống Cảng hàng không Việt Nam đạt trên 20,2 triệu lượt khách, trong đó riêng lưu lượng hành khách tại 03 Cảng HKQT: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 85% tổng sản lượng Sản lượng tại từng Cụm Cảng được thống kê như sau:
- Các cảng hàng không miền Bắc: 6,6 triệu khách - chiếm 32,6% tổng sản lượng
- Các cảng hàng không miền Trung: 2,6 triệu khách - chiếm 13,5% tổng sản lượng
- Các cảng hàng không miền Nam: 10,9 triệu khách - chiếm 53,9% tổng sản lượng
* Từ chỗ điều hành 127.074 lần chuyến bay tương ứng 63,2 triệu km điều hành vào năm 1995, sau 10 năm Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã nâng sản lượng điều hành lên gấp hơn 2 lần về số lần chuyến và gấp hơn 5 lần về
Trang 14Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 14 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
km điều hành quy đổi Năm 2007 đạt 299.345 lần chuyến bay và 378 triệu km điều hành Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6,9% về số lần chuyến và 16,2%
về km điều hành
* So sánh sản lượng vận chuyển của các cảng hàng không trong cả nước tại các năm 2009, 2010, 2011 và 2012, 2013 theo thống kê tại các báo cáo tổng kết cuối năm của Cục Hàng không Việt Nam, cụ thể như sau [10]:
- Năm 2009: Tổng thị trường vận chuyển: vận chuyển trên 17,5 triệu lượt khách, 354 nghìn tấn hàng hóa
- Năm 2010: Tổng thị trường vận chuyển:Tổng thị trường Hàng không Việt Nam vận chuyển đạt trên 21 triệu lượt khách, 460 nghìn tấn hàng hóa, tăng tương ứng 20% và 30% so với năm 2009 Thị trường vận chuyển quốc tế đạt 10,7 triệu lượt khách, 340 nghìn tấn hàng hóa, tăng tương ứng 20% và 37% so với năm 2009 Vận chuyển của các Hãng hàng không Việt Nam: Đạt trên 14,5 triệu khách, 188 nghìn tấn hàng hoá, tăng lần lượt 24% và 33% so với năm 2009 Thị phần vận chuyển hành khách, hàng hoá quốc tế đều tăng, ước đạt 39% và 19,4%
- Năm 2011: Sản lượng điều hành bay: 420.121 chuyến, tăng 17% so với năm 2010 Sản lượng thông qua các cảng hàng không: 190 nghìn lần hạ cất cánh, 35,7 triệu lượt hành khách, 600 nghìn tấn hàng hóa, bưu kiện, tăng tương ứng 19%
về hạ cất cánh, 13% về hành khách và 3,2% về hàng hóa so với năm 2010 Sản lượng vận chuyển: 23,7 triệu lượt hành khách, 474 nghìn tấn hàng hóa tăng tương ứng 12,3% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2010 Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam: 16,6 triệu lượt hành khách, 195 nghìn tấn hàng hóa tăng tương ứng 13,6% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm
2010 Thị phần hành khách, hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đạt 39,3% về hành khách tăng 0,4 điểm và 17,8% về hàng hóa giảm 0,27 điểm
- Năm 2012 [5]: Sản lượng thông qua các cảng hàng không: 310 nghìn lần hạ cất cánh, 37,4 triệu lượt hành khách, 649 nghìn tấn hàng hoá, bưu kiện tăng tương ứng 5,1% về hạ cất cánh, 4,79% về hành khách và 6,32% về hàng hoá so với năm
2011 Tổng thị trường vận chuyển: 25,3 triệu lượt hành khách, 527 nghìn tấn hàng
Trang 15Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 15 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
hoá tăng tương ứng 6,5% về hành khách và 10,9% về hàng hoá so với năm 2011 (Quốc tế: 13,2 triệu khách, 404 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 11,2% về hành khách và 17% về hàng hoá so với năm 2011 Nội địa 12,1 triệu khách, 122 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 1,8% về hành khách và giảm 5% về hàng hoá so với năm 2011) Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam: 17,5 triệu lượt hành khách, xấp xỉ 201 nghìn tấn hàng hoá tăng tương ứng 5,2% về hành khách và 1,98% về hàng hoá so với năm 2011 (Quốc tế: 5,3 triệu khách, 78,9 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 13,9% về hành khách và tăng 15,2% về hàng hoá so với năm 2011 Nội địa: 12,2 triệu khách, 122 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 1,8% về hành khách
và giảm 5% về hàng hoá so với năm 2011) Thị phần hành khách, hàng hoá quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đạt 40,4% về hành khách tăng 0,9 điểm và 19,5% về hàng hoá giảm 0,3 điểm so cùng kỳ Sản lượng điều hành bay ước đạt 420.121 lần chuyến, tăng 17% so với năm 2011
- Năm 2013 [6]: Sản lượng thông qua các cảng hàng không: 330 nghìn lần hạ cất cánh, 44 triệu lượt hành khách, 761 nghìn tấn hàng hoá tăng tương ứng 6,8% về
hạ cất cánh, 17,3 % về hành khách và 17,2% về hàng hoá so với năm 2012 Tổng thị trường vận chuyển: 29,6 triệu lượt hành khách, 625,8 nghìn tấn hàng hoá tăng tương ứng 16,8% về hành khách và 18,7% về hàng hoá so với năm 2012 (Quốc tế: 15 triệu khách, 490,8 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 13,7% về hành khách và 21 % về hàng hoá so với năm 2012 Nội địa 14,5 triệu khách, 135 nghìn tấn hàng, tăng tương ứng 19,3 % về hành khách và giảm 11% về hàng hoá so với năm 2012)
Trang 16Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 16 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Hình 1.1 So sánh tăng trưởng vận chuyển hành khách và hàng hóa của hàng
không dân dụng qua các năm
Qua số liệu thống kê từ các năm trên, ta có thể thấy sản lượng vận chuyển hàng không tăng trưởng từng năm Năm 2010, tăng trưởng vận chuyển hành khách
và vận chuyển hàng hóa tương ứng 20% và 30% so với năm 2009 Năm 2011, tăng tương ứng 12,3% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2010 Năm 2012,tăng tương ứng 6,5% về hành khách và 10,9% về hàng hoá so với năm 2011 Năm 2013, tăng tương ứng 17,3% về hành khách và 17,2 % về hàng hoá so với năm
2012
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên thị trường vận tải hàng không Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức trung bình thấp trong khu vực cũng như trên thế giới So sánh số liệu năm 2003, tổng thị trường hàng không Việt Nam đạt 6,6 triệu khách, thấp hơn nhiều so với Thái lan (35,6 triệu), Ma-lay-sia (29,8 triệu), In-đô-nê-xia (26,6 triệu), Xinh-ga-po (25,5 triệu) và Phi-líp-pin (18 triệu) Xét trong khu vực Đông Nam Á, thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 6, trên 04 nước là Bru-nây, Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma Xếp hạng thế giới, chúng ta đứng vị trí thứ 45 [10]
Trang 17Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 17 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
1.2 Các loại hình sản xuất tại Cảng hàng không
Các hoạt động tại cảng hàng không bao gồm: Hoạt động của tàu bay; hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ mặt đất trong khu bay; hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị phù trợ dẫn đường phục vụ bay; hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị thi công tại cảng hàng không; hoạt động của các đơn vị bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, hoạt động bảo dưỡng các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật; hoạt động của các thiết bị điều hành bay; hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị trong nhà ga hành khách và hàng hoá; hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không: Kinh doanh hàng hóa, kho hàng hóa, cung cấp suất ăn cho tàu bay, dịch vụ mặt đất …; hoạt động của con người tại cảng hàng không
Các hoạt động tại Cảng hàng không có thể phân loại thành các loại hình hoạt động hàng không và phi hàng không
1.2.1 Các hoạt động hàng không
Các hoạt động hàng không tại các Cảng hàng không bao gồm: Dịch vụ làm thủ tục hàng không; Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị hàng không; Dịch vụ an ninh hàng không; Dịch vụ bán vé, đặt chỗ, giữ chỗ bổ sung; Dịch vụ hành khách quá cảnh; Dịch vụ trông, giữ hành khách không được phép nhập cảnh; Dich vụ trả hành lý; Dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý; Dịch vụ cầu ống lồng hành khách; Dịch vụ khai thác nhà ga/kho hàng hóa; Dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng máy bay; Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; Dịch vụ kỹ thuật hàng không; Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; Dịch vụ đào tạo và huấn luyện hàng không…[11]
1.2.2 Các hoạt động phi hàng không
Các hoạt động phi hàng không tại Cảng hàng không bao gồm các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho hành khách tại Cảng hàng không như:Dịch vụ phòng khách; Dịch vụ kinh doanh hàng miễn thuế; Dịch vụ ăn, uống; Dịch vụ bán lẻ; Dịch vụ sách báo, đồ lưu niệm; Dịch vụ ngân hàng; Dịch vụ đổi tiền, ATM; Dịch vụ bưu điện, điện thoại; Dịch vụ massage body, foot; Dịch vụ đóng gói hành lý; Dịch vụ y
Trang 18Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 18 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
tế; Dịch vụ văn phòng (bussiness centre); Dịch vụ cho thuê xe ô tô; Dịch vụ taxi; Dịch vụ khách sạn; Dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ vé máy bay; Dịch vụ du lịch; Dịch vụ quảng cáo; Dịch vụ hướng dẫn…[11]
1.2.3 Một số doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh dịch vụ tại Cảng hàng không
a.Dịch vụ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng
Công ty TNHH Kỹ thuật máy ay
+ Đảm bảo toàn bộ công tác bảo trì, sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị và cung cấp các dịch vụ khác trong lĩnh vực đảm bảo hoạt động bay
+ Mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa trang thiết
bị kỹ thuật cho các đơn vị đầu mối khác trong ngành hàng không
+ Nghiên cứu chế tạo và tiến tới sản xuất các sản phẩm (đèn hiệu hàng không, biển báo, bàn console…), máy móc, dụng cụ, thiết bị, phần mềm cung cấp cho nhu cầu của ngành hàng không và từng bước tiếp cận thị trường chung
+ Liên kết với các cơ sở kỹ thuật trong nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu chính viễn thông và Bộ Giao thông vận tải để phối hợp thực hiện sửa chữa lớn và chế tạo các phương tiện thiết bị sử dụng trong hàng không dân dụng
+ Tập trung phát triển các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, sản xuất của ATTECH tại 02 khu vực chính là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh song song với việc phát triển các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật tại các CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng, Long Thành và Tân Sơn Nhất
b.Các doanh nghiệp vận tải Hàng Không
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines): Là nòng cốt của
lực lượng vận tải hàng không Việt Nam trở thành hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực châu Á - Tây Thái Bình Dương; có bản sắc, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả và được ưa chuộng; lấy thị trường quốc tế khu vực và thị trường nội địa là trọng tâm, kết hợp với phát triển từng bước thị trường xuyên lục địa và liên khu vực Vietnam Airlines có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được cấp chứng chỉ người khai thác, bảo dưỡng máy bay Sớm triển khai cổ phần hoá Vietnam
Trang 19Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 19 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Airlines trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối [11]
Jetstar Pacific Arilines: Là hãng hàng không cổ phần giá rẻ khai thác thị
trường nội địa và các đường bay tới các thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) và thị trường Đông Nam Á Thực hiện tăng vốn điều lệ
và mở rộng thành phần cổ đông tham gia bao gồm cả cổ đông nước ngoài trên quan điểm các cổ đông quốc tịch Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên Nhà nước có chính sách đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh, cũng như có chính sách phân định hợp lý về thị trường để không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh chung của hàng không Việt Nam với quốc tế; đồng thời phải tạo khả năng hỗ trợ lẫn nhau
về thị trường, kỹ thuật, công nghệ, bảo dưỡng, nhân lực giữa hai hãng [11]
Công ty bay dịch vụ (VASCO): phát triển theo hướng kết hợp giữa cung
cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá thường lệ VASCO sẽ dần tiếp nhận từ Vietnam Airlines việc khai thác một số đường bay nội địa tới các hàng không nội địa (Vietnam Airlines chỉ giữ lại một vài đường bay nội địa quan trọng) Thực hiện cổ phần hoá VASCO trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối [11]
Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Aviation Joint Stock Company): Hoạt động với tên VietJet Air, là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của
Việt Nam VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn).Theo kế hoạch ban đầu, VietJet Air dự tính chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 nhưng do biến động làm giá xăng, dầu tăng cao nên VietJetAir quyết định hoãn lại và sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2009 (Quý IV) VietJet Air khởi động đường bay vào quý IV Cuối tháng 4 năm 2009, Sovico Holdings đã mua lại toàn bộ số cổ phần của Tập đoàn T&C và trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 70% cổ phần của VietJetAir Tháng 2 năm 2010, hãng Air Asia
mua lại 30% cổ phần của VietJetAir
Trang 20Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 20 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
c Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất:
Là các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất cho hành khách và tàu bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các hãng hàng không khác tại các Cảng hàng không cả nước như: Dịch vụ kỹ thuật tàu bay tại tại sân đậu, thủ tục hành khách, hành lý, bưu kiện, dịch vụ bốc xếp, vệ sinh thương mại tàu bay, thủ tục hàng hóa, thủ tục tài liệu chuyến bay, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị kỹ thuật …
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không sân bay: Như Công ty
CP Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài, Công ty CP Dịch vụ Hàng không sân bay
+ Dịch vụ phục vụ hành khách đặc biệt của cảng hàng không (khách hạng thương gia, hạng nhất ); Dịch vụ làm sạch, bảo vệ và làm đẹp môi trường khu vực Cảng hàng không; Dịch vụ quảng cáo thương mại
+ Dịch vụ khách sạn, du lịch, lữ hành; cửa hàng ăn uống Á - Âu; Dịch vụ giặt là công nghiệp và dân dụng; kinh doanh khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao; Đại lý bảo hiểm
+ Phòng kinh doanh hàng miễn thuế: Bán hành miễn thuế phục vụ khách xuất cảnh, quá cảnh, nhập cảnh tại Cảng hàng không; Bán hàng miễn thuế phục vụ khách trên các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
+ Dịch vụ làm thủ tục hàng không phục vụ hành khách; Dịch vụ kho ngoại
Trang 21Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 21 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
quan và thủ tục Hải quan; Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế
Các doanh nghiệp cung cấp suất ăn trên tàu ay như: Công ty TNHH
MTV Suất ăn Hàng không Việt Nam, Công ty CP Suất ăn hàng không Nội Bài, Công ty Liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay :
Chế biến suất ăn phục vụ hành khách của các hãng hàng không, các chuyến bay chuyên cơ; cung cấp suất ăn và dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài
ngành hàng không và suất nhập khẩu trực tiếp để phục vụ chế biến suất ăn
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng hóa như: Công ty CP dịch vụ
hàng hóa Nội Bài, Công ty THHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất, Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn :
Cung cấp dịch vụ hàng hóa cho các chuyến bay đi và đến Cảng hàng không, vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho các khách hàng đến các địa điểm trong và ngoài nước; Cung cấp hệ thống kho bãi quản lý hàng hóa; Dịch vụ vận chuyển mặt
đất; Dịch vụ hàng hóa chuyển phát nhanh
d Các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu
Các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu cho tàu bay tại các Cảng hàng không bao gồm: Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO),
Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex:
Cung cấp các dịch vụ xăng dầu và các dịch vụ tra nạp nhiên liệu máy bay, cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế; Cung cấp các dịch liên quan tới dầu nhờn, nhớt các loại liên quan đến hàng không trong nước và quốc tế; Cung cấp các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dùng phục vụ kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ nhờn hàng không
Trang 22Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 22 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
động phục vụ tại Cảng hàng không cũng lớn hơn dẫn tới những nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao
Các vấn đề về môi trường phát sinh tại Cảng hàng không bao gồm các vấn đề về: Khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại, nước thải Tiếng ồn, khí thải
1.3.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn là những chất thải ở dạng rắn hoặc bùn được sinh ra trong quá trình sinh hoạt, trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, trong dịch vụ của con người, cũng như trong quá trình sinh trưởng và phát triển và chết của động thực vật trong tự nhiên
Nguồn phát sinh chất thải rắn tại các các Cảng hàng không
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ
sở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn thích hợp Chất thải rắn phát sinh tại các Cảng hàng không từ các cơ sở sau [11]:
1 Khách sạn, nhà hàng, khu thương mại
2 Cơ quan, công sở
3 Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
4 Khu công cộng như nhà ga
5 Khu xử lý chất thải
6 Chất thải từ tàu bay
7 Khu sản xuất, chế biến
8 Khu vực sửa chữa, bảo dưỡng
9 Kho hàng hóa, nhiên liệu, khu vực chứa vật liệu xây dựng
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân chia thành 2 nhóm lớn: Chất thải từ tàu bay và chất thải dưới mặt đất (bao gồm: Chất thải sinh hoạt, và chất thải sản xuất)
a Chất thải từ tàu bay
Bao gồm các loại chất thải phục vụ hành khách trên các chuyến bay đến
Trang 23Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 23 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Cảng hàng không, thành phần chủ yếu gồm: Thức ăn thừa, túi nôn, khăn lau, thìa, dĩa đã qua sử dụng, chai nhựa, giấy báo, thủy tinh…
b Chất thải dưới mặt đất
Chất thải rắn sinh hoạt:
Bao gồm các loại chất thải phát sinh thường xuyên và có ở hầu hết tất cả các hoạt động hàng không và phi hàng không từ mặt đất lẫn trên máy bay:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng, hành chính, nơi làm việc, khu vệ sinh, … thành phần gồm có: Giấy báo, nhựa, thủy tinh, bao bì, nilon, thức ăn thừa
- Chất thải từ Nhà ga hành khách, khu vực công cộng, nhà hàng: Gồm các loại chất thải do hành khách mang đến, thành phần gồm có: Giấy báo, nhựa, thủy tinh, bao bì, nilon, thức ăn thừa
Chất thải hữu cơ dễ phân hủy phát sinh từ khu vực phục vụ ăn, uống thường gây mùi khó chịu trong thời gian ngắn và dễ gây bệnh dịch tả nếu không được thu gom, xử lý kịp thời
Chất thải rắn sinh hoạt như nhựa, kim loại, nilon,…khi thải vào môi trường không phân hủy sẽ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại…làm ô nhiễm nguồn nước, gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong đất
Một lượng lớn chất thải là giấy báo, chai nhựa phát sinh từ hoạt động của khu vực văn phòng, trên máy bay, nhà ga mặc dù không gây ô nhiễm trực tiếp đến môi trường nhưng đây là loại chất thải có khả năng tái chế Do vậy cần có biện pháp tận thu chúng
Trang 24Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Chất thải từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và các trang thiết bị mặt đất, bao gồm: Giấy, bao bì, carton, giẻ vụn, nhựa, da, cao su, gỗ, thủy tinh, lốp xe
- Chất thải từ từ khu vực kho hàng hóa, thành phần chủ yếu là các loại bao
bì, hộp gỗ, nhựa
Có thể chia thành các nhóm hoạt động phát sinh tại Cảng hàng không tại bảng dưới đây:
Hình 1.2 Sơ đồ tóm tắt về sự phát sinh chất thải rắn tại một Cảng hàng không
Chai lọ, túi nilon, giấy loại, vỏ lốp xe …
Thức ăn thừa, túi nôn, khăn lau, thìa, dĩa đã qua sử dụng, chai nhựa, giấy báo, thủy tinh…
Thực phẩm thừa, thức ăn hỏng: Rau, rễ cây, lông, ruột động vật, bao bì…
Trang 25Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 25 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
1.3.2 Chất thải nguy hại
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
Chính vì nguy cơ gây ô nhiễm do có một số chất độc hại của CTNH nên việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, tái sử dụng) phải luôn được quản lý chặt chẽ, khoa học và nghiêm ngặt
Nguồn phát sinh CTNH tại Cảng hàng không
Chất thải nguy hại sinh ra tại Cảng hàng không gồm các nguồn nguồn sau:
- Hoạt động bảo dưỡng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị, phương tiện hoạt động tại Cảng hàng không, cơ sở cung ứng nhiên liệu: CTNH phát sinh bao gồm: các loại dầu động cơ bôi trơn hộp số, dầu nhớt thải
… dẻ lau găng tay dính dầu mỡ, các dung môi hữu cơ thải, hộp đựng dầu, dầu thải
từ các thiết bị tách dầu; Các chất dễ cháy, các sản phẩm từ dầu mỏ;dung môi thải dùng để pha loãng sơn, để tổng hợp các chất mới và dung môi giúp truyền nhiệt tốt, các chất này có tính chất dễ cháy nổ, dễ tham gia các phản ứng thế, độ bay hơi thấp… hầu hết có khả năng ức chế enzime, cản trở gen, ngăn cản sự phân hoá tế bào dẫn đến bệnh tật; bình nén khí; Chất thải từ quá trình cạo, bóc, tách sơn; Nước thải nhiễm dầu và các thành phần nguy hại …
- Hoạt động tại các khu vực văn phòng làm việc: Thường phát sinh các loại CTNH như: Hộp mực in, bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin thải, vỏ hộp đựng chất tẩy rửa …
- Khu vực nhà hàng, khách sạn: Các chất thải chứa axít, bazơ mạnh, các chất thải có hoạt tính cao: hợp chất chứa natri, hợp chất H2O2, hợp chất sunfit, NaS2; chất tẩy rửa, bao bì đựng các hóa chất tẩy rửa; Dầu mỡ động thực vật thải từ quá trình chế biến thức ăn; Dẻ lau dính dầu mỡ, vỏ chai chứa hóa chất tẩy rửa…nước tẩy rửa vệ sinh dụng cụ, bóng đèn huỳnh quang vỡ, pin thải, ắc quy hỏng, bình nén khí, dầu mỡ thải của máy phát điện, …
- CTNH từ tàu bay: Dầu nhớt thải; Rác thải y tế phát sinh trên tàu bay
Trang 26Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 26 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Từ khu vực xử lý nước thải: Các loại bùn thải có chứa yếu tố nguy hại như dầu mỡ, cặn sơn …
Trong đó, hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị, phương tiện hoạt động tại Cảng hàng không là nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại lớn nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay
Kho, cửa hàng cung
cấp xăng dầu, nhiên
liệu
Hoạt động bảo
dưỡng, sửa chữa máy
móc
Chất thải tàu bay
Bóng đèn neon hỏng, bao bì đựng hóa chất tẩy rửa nhà vệ sinh, hộp mực in, linh kiện điện tử
Dầu mỡ thải từ hoạt động chế biến thức ăn, chai
lọ đựng hóa chất tẩy rửa, bóng đèn neon hỏng, pin thải, dẻ lau dính dầu mỡ
Cặn dầu mỡ, bùn thải lọc dầu mỡ, bóng đèn neon hỏng, pin thải, dẻ lau dính dầu mỡ, cao su hỏng, thùng phi dính dầu mỡ
Dẻ lau dính dầu mở thải, dầu mỡ thải, ắc quy hỏng, pin thải, vỏ hộp sơn, hộp dầu bùn cặn dính dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang
Dâù thải từ tàu bay, bông băng hộp thuốc y tế
Trang 27Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 27 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
Hình ảnh tại kho sửa chữa tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
1.3.3 Nước thải
a Nước thải sinh hoạt
Phát sinh từ hoạt động tắm rửa vệ sinh, ăn uống của cán bộ công nhân viên làm việc tại cảng hàng không, của hành khách và người nhà tại khách sạn, nhà ga, nhà hàng Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là lượng chất hữu cơ lớn (từ 50-55%), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh đồng thời nước thải còn chứa nhiều vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, chất bẩn trong nước, dầu mỡ, cặn lắng, mùi hôi và màu Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý triệt để thải ra môi trường (sông, suối, ao, hồ,… ) dẫn đến việc gây ô nhiễm nguồn nước Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản [11]
Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng COD, BOD, chất rắn lơ lửng, amoni, coliform cao
b.Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị như:
Trang 28Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 28 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Nước thải quả quá trình nấu nướng, chế biến suất ăn: Nước thải này phát sinh từ hoạt động sơ chế nguyên liệu chế biến thức ăn, rửa đồ dùng dụng cụ nhà bếp chứa hàm lượng COD, BOD, coliform cao;
- Nước thải của các đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng gồm có: Nước rửa lau chùi, rửa thiết bị, động cơ và nước rửa sàn Nước thải của ngành này chứa hàm lượng cặn
và dầu mỡ cao;
- Nước thải kho nhiên liệu, kho xăng dầu của các đơn vị cung cấp xăng dầu: nước thải phát sinh tại các khu vực có các hoạt động xuất nhập dầu, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng rơi vãi dầu như khu dàn xuất nhập dầu, nhà bơm, khu vực
bể chứa và hệ thống xả nước đáy bể chứa hàm lượng cặn và dầu mỡ cao
- Nước thải của các đơn vị phục vụ mặt đất: Nước thải từ hoạt động giặt ủi,
vệ sinh nhà xưởng … chứa hàm lượng cặn, dầu mỡ, COD, BOD, chất hoạt động bề mặt cao
c Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên mái nhà, mặt sân của toàn bộ sân bay cuốn theo các tạp chất, rác, đất cát vào nguồn nước Nước mưa chảy tràn có chứa hàm lượng các chất rắn lơ lửng cao và có thể bị ô nhiễm bởi dầu tại khu vực để xe
Lượng nước thải phát sinh tại khu vực cảng hàng không sân bay liên tục trong ngày với khối lượng lớn Lượng nước thải này nếu không được xử lý triệt để
là mối nguy hại tiềm tàng gây ô nhiễm môi trườn nghiêm trọng tới môi trường nước mặt khu vực và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong vùng
d Nước thải từ tàu bay:
Nước thải của hành khách phát sinh từ tàu bay của các hãng hàng không hoạt
động tại sân bay có nguy làm lây nhiễm dịch bệnh từ nơi này sang nơi khác
1.3.4 Khí thải
* Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Cảng hàng không bao gồm:
- Từ hoạt động của tàu bay trên khu bay, khi cất hạ cánh và khi thử nghiệm động cơ tàu bay Các chất ô nhiễm phát sinh từ động cơ tàu bay gồm có: Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), , CO, , , PM10, PM2,5, HAPs
Trang 29Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 29 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Từ hoạt động của các hệ thống, phương tiện, thiết bị tại Cảng hàng không: Khí thải của các phương tiện hoạt động trên khu bay; khí thải của các phương tiện vận chuyển hành khách; các phương tiện, trang thiết bị nhà ga Thành phần khí thải bao gồm: CO, , , , HC, bồ hóng, chì
- Từ các phương tiện giao thông đi/đến Cảng hàng không, các chất ô nhiễm phát sinh gồm: CO, , , , HC, bồ hóng, chì
- Từ hoạt động lưu giữ tại kho, bồn, hoạt động tra nạp xăng dầu: Các nguồn phát xả chính vào không khí bao gồm các khí thoát bay hơi của các hợp chất hữu cơ
dễ bay hơi (VOCs) của các sản phẩm nhiên liệu trong kho, đặc biệt là khi cấp phát lượng lớn và khi có các hoạt động pha chế Việc phát thải VOCs chủ yếu từ bồn chứa nhiên liệu lớn, các hệ thống bơm và đường ống
- Từ hoạt động của máy phát điện dự phòng, xe cung cấp điện cho tàu bay trên khu bay: Khí thải chính từ quá trình cháy nhiên liệu hoá thạch hoặc nhiên liệu sinh học gồm: Sulfua dioxide (SO2), khí nitơ oxit (NOx), bụi (PM), khí CO và khí nhà kính như khí CO2
* Quá trình vận hành của tàu bay thường được chia thành hai phần chính [2]:
Hình 1.4 Chu trình vận hành tàu bay
Trang 30Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 30 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Chu trình cất/hạ cánh: Bao gồm tất cả các hoạt động gần sân bay, xảy ra dưới độ cao 1000m Vì thế chu trình này bao gồm quá trình chạy đà chuẩn bị cất cánh và chạy đà lúc hạ cánh; cất cánh, nâng dần độ cao (climb – out), và hạ cánh
- Chu trình bắt đầu khi tàu bay chuẩn bị hạ cánh, tiếp cận đường băng trong quá trình hạ thấp độ cao từ độ cao trên 1000m, hạ cánh, chạy đà trên đường băng về phía cổng và chạy không tải trong suốt thời gian hành khách xuống tàu bay Chu trình này tiếp tục khi máy bay khởi động (chạy không tải) trong thời gian hành khách lên khoang tàu bay, chạy đà trên đường băng để chuẩn bị cất cánh, cất cánh
và nâng dần độ cao tới độ cao bay ổn định Vì vậy có thể tổng kết chu trình bay thành 5 bước cụ thể như sau: Chuẩn bị hạ cánh; chạy đà/chạy không tải trong lúc hành khách xuống tàu bay; chạy đà/chạy không tải trong lúc hành khách lên khoang tàu bay; cất cánh và nâng dần độ cao lên tới độ cao bay ổn định
Thời gian thải khí của động cơ tàu bay tương đối ngắn, chủ yếu trong giai đoạn tàu bay đáp xuống và nổ máy chuẩn bị cất cánh, còn trong thời gian đậu tại sân đỗ thì tàu bay tắt động cơ Thời gian tàu bay hạ cánh (từ khi đáp xuống đường băng đến khi tàu bay chạy vào sân đỗ tàu bay và tắt động cơ) khoảng 8÷10 phút, thời gian chuẩn bị cất cánh cũng khoảng 10 phút Khi tàu bay bay độ cao trên 1000m thì sẽ đạt tốc độ ổn định, tiết kiệm xăng
1.3.5 Tiếng ồn, độ rung
Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Cảng hàng không bao gồm:
- Tiếng ồn, độ rung phát sinh tại Cảng hàng không lớn nhất từ hoạt động của tàu bay khi cất hạ cánh, hoạt động của tàu bay trên đường lăn, sân đỗ, hoạt động thử nghiệm động cơ tàu bay;
- Từ các hoạt động của hệ thống, phương tiện trang thiết bị tại Cảng hàng không: Tiếng ồn phát sinh từ khu vực băng tải hàng hóa; tiếng ồn và chấn động phát sinh từ các phương tiện phục vụ mặt đất trong khu vực cảng hàng không như xe vận chuyển hành khách, xe đầu kéo, xe nâng hàng, xe xúc; hoạt động của các phương tiện, trang thiết bị thi công tại cảng hàng không ;
- Tiếng ồn, độ rung từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ tại Cảng hàng không;
Trang 31Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 31 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện giao thông đi/đến Cảng hàng không;
- Tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt, trao đổi của nhân viên hành khách tại Cảng hàng không
Tàu bay trong quá trình cất và hạ cánh là nguồn gây ồn, rung chủ yếu của hoạt động hàng không Mức độ ồn đã giảm nhiều trên từng máy bay nhưng tần suất bay lại tăng lên nhiều lần Vì thế tiếng ồn gây ra do hoạt động của máy bay vẫn tăng lên Đặc biệt quá trình hạ cánh của máy bay là nguồn gây ồn chủ yếu và chính là lý
do mà người dân thường phàn nàn Những hộ dân sống gần những sân bay rộng lớn cũng có thể cảm nhận thấy tiếng ồn vọng xuống đất từ quá trình trượt trên sân băng của máy bay, chạy thử động cơ, hay tiếng ồn từ các phương tiện chuyên chở hành khách bên ngoài sân bay
Hình 1.5 Công nghệ tàu bay và sự giảm thiểu tiếng ồn động cơ
Tại một số cảng hàng không quốc tế, vào thời điểm máy bay cất, hạ cánh mức ồn tại khu vực sân đỗ và hai đầu đường cất hạ cánh khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20-30 dBA Tuy nhiên, tiếng ồn có cường độ cao chỉ phát sinh trong khoảng thời gian ngắn nên thời gian tiếp xúc với mức ồn cao của những người làm việc ở các vị trí này không nhiều Mặc dù tiếng ồn từ sân bay không liên tục nhưng
Trang 32Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 32 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
cũng gây khó chịu cho cuộc sống của người dân xung quanh khu vực sân bay và họ phải sống chung với những phiền toái này [2]
Tác động của tiếng ồn đến còn người được mô tả như sau:
TIẾNG ỒN
TAI
HỆ THẦN KINH
CÁC CƠ QUAN CỦA CƠ THỂ
HỆ
HỆ TIÊU HÓA
HỆ TUẦN HOÀN
HỆ VẬN ĐỘNG
Gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây điếc nghề nghiệp
Gây những biến đổi sinh lý, sinh hóa, điện tâm ở não
Tăng nhịp
thở
Giảm khả năng phân biệt màu sắc, giảm nhìn rõ
Gây viêm dạ dày, giảm dịch vị
Tăng nhịp tim, gây rối loạn hệ tuần hoàn
Mệt cơ bắp, gây phản xạ chậm, gây rối loạn tiền đình
Hình 1.6.Tác động của tiếng ồn tới con người [9]
Mức ồn (dBA) Thời gian
85-90 Liên tục Gây cảm giác khó chịu
90-100 Tức thời Ảnh hưởng tạm thời tới ngưỡng nghe, phục hồi được
sau khi tiếng ồn ngừng
> 100 Liên tục Suy giảm hoàn toàn thính giác
Tức thời Ảnh hưởng tới thính giác nhưng có thể tránh được 100-110 Một vài năm Gây điếc
110-120 Một vài tháng Gây điếc
120 Tức thời Tác động lớn, gây cảm giác khó chịu
Trang 33Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 33 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
140 Tức thời Gây đau nhức tai
>150 Thời gian ngắn Gây tổn thương cơ học đến tai
1.4 Những nội dung quản lý và xử lý chất thải
1.4.1 Những nội dung quản lý và xử lý chất thải rắn thông thường
Hiện nay phương án quản lý chất thải rắn được áp dụng tại các Cảng hàng không trên cả nước được áp dụng như sau: Các đơn vị phát sinh chất thải tự thu gom, vận chuyển, phân loại và lưu giữ tạm thời tại đơn vị hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn của Cảng, định kỳ có đơn vị có chức năng đã được ký hợp đồng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý tại các bãi rác chung của địa phương
Do vậy nội dung quản lý chất thải rắn tại Cảng hàng không bao gồm các công đoạn: Thu gom và phân loại tại nguồn chất thải, lưu giữ tạm thời tại các điểm tập kết, điểm trung chuyển chất thải, giám sát không thường xuyên đối với các đơn
vị ký hợp động vận chuyển, xử lý chất thải Các quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ và quản lý chất thải của các đơn vị và quy trình chung cho toàn Cảng Xây dựng
kế hoạch quản lý chất thải rắn
Chất thải tại Cảng hàng không được thu gom trong các thùng chứa rác, tuy nhiên công tác phân loại tại nguồn thực hiện còn chưa tốt Đối với các chất thải như: Chai nhựa, vỏ hộp, thùng cattong, giấy báo phát sinh chủ yếu từ tàu bay, trong nhà ga và đơn vị chế biến xuất ăn được các cá nhân bên ngoài đến thu gom để tái chế
Việc phối hợp giữa doanh nghiệp khai thác Cảng hàng không và các doanh nghiệp hoạt động tại Cảng hàng không, cũng như với các cơ quan địa phương trong việc quản lý chất thải rắn cũng là một nội dung cần được quan tâm
1.4.2 Những nội dung quản lý và xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, hoạt động sửa chữa các phương tiện hoạt động trên khu bay, chứa các thành phần dầu mỡ nguy hại, ngoài ra còn các chất thải khác từ văn phòng làm việc như
ắc quy, bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thủy ngân, sơn, mực, chất kết dính và nhựa thải có chứa các thành phần nguy hại, chất tẩy rửa
Trang 34Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 34 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
thải có các thành phần nguy hại, các linh kiện, thiết bị điện, điện tử thải khác, bao bì thải, các loại dầu động cơ, dầu hộp số bôi trơn tổng hợp
Hiện nay chất thải nguy hại được quản lý, xử lý theo hình thức đơn vị phát sinh chất thải tự thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời tại đơn vị, ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại chuyển ra ngoài
Do đó, những nội dung cần quan tâm trong việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại bao gồm: Vấn đề về đăng ký Chủ nguồn thải nguy hại theo quy định pháp luật, quy trình thu gom, phân loại chất thải nguy hại, yêu cầu về kho, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, đặt biển cảnh báo, giám sát ký hợp đồng và hoạt động của đơn vị có đủ năng lực vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại Quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại, ứng phó sự cố môi trường: Sự cố tràn dầu, phòng cháy chữa cháy
1.4.3 Những nội dung quản lý và xử lý nước thải
Nước thải phát sinh tại Cảng hàng không bao gồm: Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt (chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của cán bộ, nhân viên từng doanh nghiệp), nước thải sản suất và chất thải lỏng từ tàu bay
Hiện nay, nước thải sinh hoạt tại các Cảng hàng không chủ yếu được các đơn
vị xử lý qua hệ thống bể phốt nhiều ngăn, chất lượng nước đầu ra thấp, không có nhiều đơn vị đầu tư hệ thống xử lý nước thải có quy mô, chất lượng Nước thải sau
xử lý và nước mưa chảy tràn hầu hết được thông ra hệ thống hạ tầng cống, rãnh do các Cảng hàng không đầu tư xây dựng, duy trì và quản lý trước khi đổ ra các nguồn tiếp nhận bên ngoài Đối với chất thải lỏng từ tàu bay, được các xe chuyên dụng hút
từ bồn khoang vệ sinh của tàu bay khi hạ cánh sau đó được đưa vào hệ thống xử lý chất thải lỏng từ tàu bay tại Cảng hàng không (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất), hoặc lưu giữ tạm thời trong bể có nắp đậy kín, định kỳ có đơn vị đã ký hợp đồng hút, vận chuyển đến nơi xử lý Tuy nhiên, chất thải lỏng từ tàu bay có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh từ nơi khác đến
Do vậy những nội dung cần quan tâm trong vấn đề quản lý, xử lý nước thải bao gồm: Hạ tầng hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung của Cảng, kiểm soát
Trang 35Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 35 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
nước thải đầu ra của các doanh nghiệp và của toàn Cảng trước khi đổ ra bên ngoài, quy chế phối hợp giữa các đơn vị xả thải vả doanh nghiệp Cảng trong việc đấu nối
xả thải vào hệ thống thoát nước chung của Cảng, kiểm soát chất lượng nước đầu ra của toàn Cảng Quan trắc, đánh giá chất lượng nước thải định kỳ hoặc đột xuất Quản lý, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay, tránh hiện tượng đơn vị thuê vận chuyển,
xử lý đổ trộm chất thải không đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hình ảnh của ngành hàng không, kế hoạch ứng phó khi có sự cố về dịch bệnh xảy ra
1.4.4 Những nội dung quản lý, giảm phát thải khí thải
Khí thải tại Cảng hàng không do hoạt động của động cơ tàu bay, hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh học từ các động cơ, máy móc, của các phương tiện, máy phát điện, thiết bị hoạt động trong khu vực sân bay hoặc phương tiện đi/đến Cảng hàng không, ngoài ra còn các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) từ hoạt động lưu giữ xăng dầu và các hoạt động khác
Do vậy những nội dung cần quan tâm trong vấn để quản lý, giảm phát thải khí thải bao gồm: Xây dựng, áp dụng quy trình khai thác giảm thiểu khí phát thải động cơ tàu bay tại Cảng hàng không, quy trình bảo dưỡng các phương tiện, trạng thiết bị có hoạt động đốt nhiên liệu, các biện pháp sử dụng năng lượng, nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, Ứng dụng công nghệ mới, năng lượng tái tạo trong ngành hàng không: Áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới cho các trang thiết bị hoạt động trên khu bay nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải chất
ô nhiễm ra môi trường, triển khai sử dụng năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống (CNG, LPG, LNG, nhiên liệu sinh học, năng lượng điện và các năng lượng có tiềm năng khác) đối với các phương tiện hoạt động trên khu bay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
1.4.5 Những nội dung quản lý, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, độ rung tại Cảng hàng không phát sinh chủ yếu do các hoạt động của động cơ tàu bay trên khu bay và khi cất hạ cánh, và từ các phương tiện, trang
Trang 36Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 36 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
thiết bị trong hoạt động sản xuất, cung ứng các dịch vụ tại Cảng hàng không, tiếng
ồn từ các phương tiện đi/đến Cảng hàng không
Hiện nay và vấn đề về quản lý, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù nó gây ra không ít phiền toái cho các hộ dân sống lân cận khu vực Cảng hàng không Các nội dung trong vấn đề quản lý, giảm thiểu tiếng ồn,
độ rung tại Cảng hàng không bao gồm: Thực hiện quy định, hướng dẫn của ICAO, quy định pháp luật của Việt Nam về tiếng ồn động cơ tàu bay, khuyến khích áp dụng quỹ đạo cất hạ cánh ít gây ồn nhất cho khu vực dân cư, giảm thiểu thời gian hoạt động của tàu bay vào ban đêm, quy định khu vực thử nghiệm động cơ tàu bay, hạn chế hoạt động của tàu bay trên khu bay bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ từ mặt đất: Kéo, đẩy tàu bay, sử dụng điện năng trên mặt đất, áp dụng các biện pháp hạ cất cánh giảm tiếng ồn động cơ tàu bay, xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, xây dựng các hàng rào giảm âm
Trang 37Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 37 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CẢNG HKQT NỘI BÀI 2.1 Tổng quan Cảng HKQT Nội Bài
Cảng HKQT Nội Bài là Cảng hàng không dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO Năm 1995, nhà ga T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm
2001 với công suất 6 triệu hành khách/năm, tháng 03/2012, công trình mở rộng nhà
ga T1 được xây dựng và đã đi vào vận hành với công suất 5 triệu hành khách/năm Trung bình Cảng HKQT Nội Bài đón khoảng 250 – 300 chuyến bay/ngày, trong đó bay quốc tế chiếm tới 40% Lượng hành khách qua Cảng ngày càng tăng đã gây nên
sự quá tải đối với nhà ga T1 Sắp tới, Nhà ga quốc tế T2 với công suất 10 triệu hành khách/năm đưa vào vận hành sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải và nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, phi hàng không một cách tương xứng Nhà ga T2 được khởi công xây dựng với công suất 10 triệu hành khách/năm và có thể mở rộng trong tương lai với công suất 15 triệu hành khách/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 12/2014
2.1.1 Vị trí địa lý
Cảng HKQT Nội Bài có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương của thủ đô Hà Nội với các nền kinh tế khác trên thế giới, là địa điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm trong địa giới hành chính thuộc xã Phú Minh và xã Phú Cường của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, vị trí của cảng cách trung tâm thành phố khoảng 30km
về phía Bắc theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài
Toạ độ điểm qui chiếu sân bay là giao điểm của đường lăn N3 và trục tim đường cất hạ cánh 11L/29R có toạ độ 21º13'17".57N - 105º48'19".70E [2]
Mức cao của điểm quy chiếu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài so với mực nước biển trung bình là 12,3m Vị trí Cảng tiếp giáp các khu vực như sau:
- Phía Bắc giáp các xã Quang Tiến, Mai Đình; cách TP Thái Nguyên 41km
- Phía Nam giáp xã Phú Cường, Phú Minh, cách thị trấn Đông Anh 11km
Trang 38Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 38 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
- Phía Đông giáp xã Mai Đình, Phú Minh: cách trục đường quốc lộ 2 khoảng 01km
- Phía Tây giáp xã Quang Tiến, Thanh Xuân: cách thị trấn Kim Anh 7 km Cảng HKQT Nội Bài hiện đang được sử dụng chung cho cả mục đích dân dụng và quân sự Hai hoạt động này được tách biệt hài hoà trong đó khu vực dân sự nằm ở phía Nam và khu vực nằm ở phía Bắc của đường cất hạ cánh Cảng HKQT Nội Bài hiện chỉ quản lý và khai thác khu vực dân sự
Theo Qui hoạch tổng thể Cảng HKQT Nội Bài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 20/05/2008: Tổng diện tích đất theo qui hoạch: 696.8 ha, hiện đang sử dụng: 544.0 ha
Hình 2.1 Vị trí sân bay quốc tế Nội Bài
Trang 39Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 39 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
*Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh [2]:
a Hệ thống đồi núi: Nằm ở phía Bắc và phía Tây Bắc cảng hàng không là núi thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn với độ cao trung bình khoảng 200-400m Khu vực này cách ranh giới Cảng khoảng 10km
b Hệ thống sông suối, ao hồ xung quanh:
- Sông Cà Lồ (còn gọi là sông Phủ Lỗ): Cách khu vực phía Nam của sân bay khoảng 2km, nằm trên địa bàn xã Thanh Xuân, làm thành ranh giới tự nhiên giữa ba huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh Sông Cà Lồ thuộc hệ thống sông Cầu, bắt nguồn từ phía Tây Nam dãy Tam Đảo, chảy qua vùng đồng bằng là chủ yếu, nhập vào sông Cầu ở Lương Phúc Toàn bộ diện tích tự nhiên của lưu vực là 881km2, tổng chiều dài sông là 89 km, độ cao trung bình lưu vực 87m, độ dốc trung bình lưu vực 4,7 %, mật độ lưới sông 0,73 km/km2 Lưu lượng bình quân của sông Cà Lồ rất nhỏ khoảng 30m3/s
- Hồ điều hòa Nội Bài: nằm ở phía Nam sân bay, đối diện với nhà ga T2 Hồ
có diện tích khoảng 2ha có chức năng tưới tiêu cho đồng ruộng khu vực xã Phú Cường
- Hệ thống ao, hồ của khu dân cư thuộc xã Phú Minh, Phú Cường, Quang Tiến: Nằm xung quanh Cảng, có hệ thống ao hồ của dân chủ yếu phục vụ việc tăng gia sản xuất như thả cá, nuôi vịt Diện tích các ao, hồ không lớn, trung bình khoảng 300-500m2
c Hệ thống đường giao thông: Các đường giao thông lớn xung quanh khu vực cảng gồm: Quốc lộ 2 nối Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Quốc lộ 3 nối Hà Nội với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quốc lộ 18 nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, ngoài ra, còn có các đường tỉnh lộ khác như quốc lộ 23, quốc lộ 35, đường tỉnh lộ
131 nối Sóc Sơn với các huyện khác như Đông Anh, Mê Linh
d Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ:
- Khu công nghiệp lớn nhất Sóc Sơn và cũng là khu sản xuất gần sân bay là Khu công nghiệp Nội Bài Khu công nghiệp cách ranh giới sân bay khoảng 2km về
Trang 40Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 40 Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật
phía Tây Bắc Khu công nghiệp có diện tích quy hoạch khoảng 100ha với các lĩnh vực ưu tiên như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học
- Ngoài ra, trong vòng bán kính 2km xung quanh cảng hàng không chủ yếu
là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ khác
e Các điểm dân cư, bệnh viện, trường học:
- Xung quanh Cảng có một số bệnh viện, trường học của địa phương như: Trường tiểu học Phú Cường, Trường tiểu học Quang Tiến, Trường THCS Phú Minh, Trường THPT Kim Anh…;trong bán kính 02km có một số cơ sở y tế như: Phòng khám đa khoa khu vực Kim Anh, Trạm y tế xã Mai Đình
- Trong phạm vi 2km xung quanh cảng không có vườn quốc gia, khu dự giữ thiên nhiên, khu dự giữ sinh quyển cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác
2.1.2 Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Cảng HKQT Nội Bài
Các doanh nghiệp có hoạt động phát sinh chất thải chủ yếu tại Cảng HKQT Nội Bài bao gồm:
1 Cảng HKQT Nội Bài (trực thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – ACV - là Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con): Khai thác, quản lí đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng Cảng hàng không,cung cấp các dịch vụ về cất hạ cánh, đậu lại, cầu ống dẫn khách, phục vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cho thuê mặt bằng, văn phòng, quảng cáo, kinh doanh hàng miễn thuế, kinh doanh dịch vụ ăn uống, an ninh Cảng, điện, nước, phục vụ vận chuyển, lưu giữ hàng hóa, các dịch vụ trang thiết bị phục vụ bay, thiết bị nhà ga và các các hệ thống điện, điện tử và thiết bị kỹ thuật khác Các đơn vị trực thuộc gồm:
- Trung tâm điều hành sân bay Nội Bài:
- Trung tâm đào tạo và huấn luyện Nội Bài;
- Trung tâm khai thác ga Nội Bài;
- Trung tâm khai thác khu bay Nội Bài;
- Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài