Các nước như Pháp, Đức, Bỉ và tỉnh bang Québec, không đưa ra một định nghĩa về hôn nhân trong Bộ luật Dân sự nhưng dành hẳn một chương quy định về hợp đồng hôn nhân và hợp đồng hôn nhân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN QUỐC VIỆT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG HÔN NHÂN
VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Quốc Việt
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1 Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân
1.1 Bản chất pháp lý của hôn nhân 11
1.1.1 Một số quan niệm về hôn nhân 11
1.1.2 Bản chất của hôn nhân 18
1.1.3 Hệ quả của việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân 31
1.2 Một số vấn đề lý luận về Hợp đồng hôn nhân 32
1.2.1 Khái niệm 32
1.2.2 Đặc điểm 33
1.2.3 Chủ thể 39
1.2.4 Đối tượng 40
1.2.5 Hiệu lực 41
1.2.6 Nội dung 48
1.2.7 Phân loại 51
Chương 2 Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng hợp đồng hôn nhân tại Việt Nam 56
2.1.1 Cơ sở lý luận 56
2.1.2 Cơ sở thực tiễn 61
2.2 Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 80
2.2.1 Thừa nhận Hôn nhân là một hợp đồng 81
2.2.2 Định nghĩa về hợp đồng hôn nhân 81
Trang 52.2.3 Cho phép xác lập tư cách vợ chồng bằng hợp đồng hôn nhân 82
2.2.4 Quy định hợp đồng hôn nhân là một lựa chọn không bắt buộc 82
2.2.5 Bổ sung các quy định về nội dung của hợp đồng hôn nhân 82
2.2.6 Bổ sung các quy định về đăng ký hợp đồng hôn nhân 83
2.2.7 Quy định các chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận 84
2.2.8 Cho phép vợ chồng chọn luật áp dụng 87
2.2.9 Thừa nhận ly thân 87
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
xã hội loài người Cũng giống như các hiện tượng xã hội khác, hôn nhân cũng
có quá trình hình thành và phát triển từ thấp đến cao Sự vận động và phát triển của hôn nhân gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội Trong xã hội Việt Nam hiện đại, sự phát triển của kinh tế kéo theo sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân Do đó, nhận thức về hôn nhân cũng cần phải thay đổi Nhiệm vụ của khoa học pháp
lý là phải tìm ra cơ sở lý luận cho sự thay đổi đó Hơn nữa, khoa học pháp lý phải đi trước thực tiễn của xã hội một bước để dự báo xu hướng vận động và phát triển của các quan hệ xã hội
Mục tiêu của tác giả khi tham gia khóa học này là bổ sung cho mình tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý và kiến thức khoa học pháp lý Theo tác giả, con đường chân chính để đạt được mục tiêu này là nghiên cứu một vấn đề mới, một vấn đề chưa được nghiên cứu tại Việt Nam Cách đặt vấn đề nghiên cứu như vậy giúp tác giả định hình cho mình một phong cách nghiên cứu khoa học pháp lý riêng, tạo nên những quan điểm riêng về vấn đề được nghiên cứu, tránh đi vào lối mòn trong nghiên cứu khoa học đồng thời chủ động phát hiện ra những hướng nghiên cứu mới, những cách tiếp cận mới
về một vấn đề pháp lý Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Những vấn đề
lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” để tiến hành nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân
Trang 7cho rằng hôn nhân là một thiết chế pháp luật; (2) Quan niệm cho rằng hôn nhân là một hợp đồng Quan niệm hôn nhân là một hợp đồng được thừa nhận rộng rãi và phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp,
Bỉ, tỉnh bang Québec (Canada) Về mặt học liệu, đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các nhà lập pháp, luật gia, luật sư và các nhà nghiên cứu về hợp đồng
hôn nhân như: Contrats de mariage et régimes matrimoniaux của tác giả Lucie Guchet do nhà xuất bản Puits Fleuri phát hành năm 2000, Régimes
matrimoniaux et contrats de mariage của tác giả Jean Champion (tái bản lần
thứ 10 do nhà xuất bản Delmas phát hành), Le contrat de mariage réinventé
perspectives socio-juridiques pour une réforme xuất bản năm 2002 của tác giả
Alain Roy (khoa Luật, Đại học Montréal, Québec), Trait Du Contrat de
Mariage: Livre III, Titre V, Du Code Civil, Volume 3 của Louis Guillouard do
Nabu Press phát hành năm 2010, The Islamic Marriage Contract: Case
Studies in Islamic Family Law (Harvard Series in Islamic Law) do chương
trình nghiên cứu pháp lý hồi giáo của Đại học luật Havard phát hành năm
2009, The Marriage Contract: Spouses, Lovers, and the Law ( 1982) của
Linda S Mullenix (Trường Luật - Đại học Texas) Tuy nhiên, đa số các cuốn sách, bài viết trên chỉ tập trung phân tích các quy định của pháp luật một số nước về hợp đồng hôn nhân mà chưa đưa ra một hệ thống lý luận chung về
Trang 8định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Điều đó cho thấy, các nhà nghiên cứu, nhà lập pháp cũng đang từng bước tiếp cận hôn nhân dưới góc độ hợp đồng Về mặt học liệu, rất tiếc, hiện tại ở Việt Nam, số lượng các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về hợp đồng hôn nhân còn khá hạn chế Trong những năm gần đây, sau một số
vụ việc kiện tụng, tranh chấp liên quan đến “hợp đồng tình cảm” được đăng tải trên báo chí thì vấn đề hôn ước (hợp đồng tiền hôn nhân) được đặt ra và bàn luận Lúc này, các nhà lập pháp, nhà nghiên cứu, luật gia, luật sư mới đề cập nhiều hơn về hợp đồng hôn nhân và cho rằng đã đến lúc pháp luật Việt Nam cần thừa nhận hợp đồng hôn nhân Trong giới khoa học pháp lý Việt Nam, có một số bài viết đề cập đến những vấn đề liên quan đến hợp đồng hôn
nhân như: Một số vấn đề về hôn ước và quan điểm áp dụng ở Việt Nam hiện
nay của TS Nguyễn Văn Cừ đăng trên Tạp chí Luật học (Trường Đại học
Luật Hà Nội) số 10/2012; Chế định hôn ước trong pháp luật của một số nước
trên thế giới của tác giả Trương Hồng Quang đăng trên Tạp chí Kiểm sát
(Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) số 21 năm 2013 Tuy nhiên, các bài viết trên vẫn né tránh chất hợp đồng của quan hệ hôn nhân Mặt khác, do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Việt Nam nên hợp đồng hôn nhân chưa được nghiên cứu sâu và là một khái niệm còn xa lạ với đại bộ phận người dân
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu tác giả đặt ra cho luận văn này là làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng, xây dựng khái niệm và chỉ ra các đặc trưng của hợp đồng hôn nhân Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng được một khái niệm
cơ bản về hợp đồng hôn nhân và phân tích những lý luận chung nhất về hợp đồng hôn nhân đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành khác để giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng hôn nhân Trong đó chú trọng sử dụng phương pháp logic pháp lý, phương pháp lịch sử, phương pháp phân loại pháp lý và phương pháp tự biện pháp lý
Tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ hợp đồng và góc độ hôn nhân Bên cạnh việc phân tích làm rõ hôn nhân mang các yếu tố đặc trưng của một hợp đồng, tác giả cũng phân tích hôn nhân theo các tiêu chí như cách thức hình thành, các yếu tố tác động, xác lập, duy trì, chấm dứt, các hệ quả
6 Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về hợp đồng hôn nhân, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chế định hợp đồng hôn nhân trong pháp luật Việt Nam Với ý nghĩa khoa học như vậy, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật hôn nhân và gia đình trong các cơ sở đào tạo ngành luật
7 Những điểm mới của luận văn
Trang 10- Một là, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng;
phân tích làm rõ nội hàm và xây dựng khái niệm “hợp đồng hôn nhân” Xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về hợp đồng hôn nhân
- Hai là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định hợp đồng
hôn nhân trong pháp luật Việt Nam
- Ba là, đưa ra được các giải pháp cụ thể để áp dụng hợp đồng hôn nhân
tại Việt Nam
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân
- Chương 2: Hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Mọi ý kiến góp ý, phản biện và trao đổi về các nội dung có liên quan đến luận văn xin liên hệ tác giả theo Số điện thoại 0888.11.22.15 hoặc Email: viettranhp86@gmail.com
Trang 11Chương 1 Những vấn đề lý luận về Hợp đồng hôn nhân
Hôn nhân, thành tố cơ bản tạo thành nền văn minh của một xã hội, là một cơ chế tự nhiên có trước khi nhà nước ra đời Các nhà nước công nhận hôn nhân chứ không tạo ra hôn nhân Hôn nhân là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như luật học, nhân chủng học, xã hội học, văn hóa học, thần học Do đó, trong Chương này, tác giả sẽ nghiên cứu một cách khái quát nhất về bản chất của hôn nhân nói chung và bản chất pháp lý của hôn nhân nói riêng Từ đó, tác giải tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận
chung nhất về hợp đồng hôn nhân
1.1 Bản chất pháp lý của hôn nhân
1.1.1 Một số quan niệm về hôn nhân
1.1.1.1 Một số quan niệm pháp lý về hôn nhân
- Hệ thống Common Law
Ở các nước theo hệ thống Common law, định nghĩa về hôn nhân được đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde & Hyde Đây là một trường hợp mang tính bước ngoặt của Tòa di chúc và ly hôn Anh Trường hợp này được chấp nhận vào 20/3/1866 bởi thẩm phán Lord Penzance và thiết lập nên định nghĩa của Common law về hôn nhân
John Hyde (một Mormon người Anh) đã yêu cầu ly hôn với vợ của ông
ấy là Lavinia vì tội ngoại tình Sau đó, ông ấy đã rời khỏi Giáo hội và bắt đầu viết và xuất bản Anti-Mormon material (một tài liệu chống lại Mormon) Đó
là một động thái khiến ông bị Giáo hội trừng phạt Vợ ông ấy đã rời bỏ ông ấy
và sau đó tái hôn ở Utah Territory Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kiện tụng của John Hyde [16]
Trang 12Trích dẫn Warrender v Warrender, Lord Penzance đã thấy rằng: các thiết chế ở nước ngoài (bao gồm hôn nhân) không được xem là có hiệu lực theo English Law trừ phi chúng giống với các thiết chế của Anh Về hôn nhân, English Law có thể không thừa nhận chế độ nhiều vợ nhiều chồng hoặc việc lấy vợ lẽ như là hôn nhân Bởi vậy, ông ấy thấy rằng: theo truyền thống văn hóa, Tòa án không có đủ kiến thức để hình thành cơ sở cho các quyết định của Tòa án Tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Hyde [16]
Thẩm phán Lord Penzance đã tuyên bố: Tôi quan niệm rằng, hôn nhân, được hiểu theo đạo Cơ đốc, với mục đích này, có thể được định nghĩa như là
sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà [16] Sau này, định nghĩa trên đã được thừa nhận rộng rãi trong hệ thống Common Law Tuy nhiên, theo thời gian, nhận thức về “tính suốt đời” của hôn nhân có nhiều thay đổi Ngày nay, vợ chồng có thể ly hôn nếu không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân
Dưới góc độ của người vợ, người chồng, hôn nhân được hiểu là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà để thiết lập một cam kết lâu dài và riêng biệt cùng nhau được hoàn thành một cách tự nhiên bằng việc sinh
đẻ và nuôi nấng con cái Nhiều người cho rằng, hôn nhân gồm sự liên kết toàn diện giữa vợ chồng, mối liên kết đặc biệt với con cái, tiêu chuẩn về tính bền vững lâu dài, chế độ một vợ một chồng và riêng biệt [15, tr246]
Đối với một số người theo quan điểm xét lại, hôn nhân là sự liên kết giữa hai người (không phân biệt giới tính) cùng cam kết một tình yêu lãng mạn, chăm sóc lẫn nhau và chia sẻ gánh nặng cũng như lợi ích trong cuộc sống gia đình Bản chất hôn nhân là sự liên kết giữa trái tim và lý chí [15, tr246]
Luật Hôn nhân của New Zealand định nghĩa hôn nhân là sự liên kết giữa
Trang 13tính của họ [17] Luật Hôn nhân của Australia quy định: Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà, tự nguyện ràng buộc suốt đời [25] Hôn nhân tại Fiji là sự liên kết tự nguyện giữa một người đàn ông và một người đàn bà [18]
“Notes and Queries on Anthropology” định nghĩa: Hôn nhân là sự liên
kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, khi đó đứa trẻ sinh ra từ người đàn bà được thừa nhận là con hợp pháp của hai vợ chồng [23]
Tại Mỹ, quan niệm phổ biến cho rằng: Hôn nhân là một hợp đồng dân sự giữa hai người [22, RCW 26.04.010] [28] U S Code định nghĩa về hôn nhân như sau: Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa người đàn ông và người đàn bà
(hiện nay Mỹ đã công nhân hôn nhân đồng tính) với tư cách là vợ, chồng
(Sec 7, Chapter 1, Title 1) California Family Code (Art 300a) định nghĩa: Hôn nhân là mối quan hệ cá nhân nảy sinh bằng một hợp đồng dân sự giữa hai người
- Hệ thống Civil law
Hệ thống Civil law tồn tại quan niệm phổ biến cho rằng hôn nhân là một hợp đồng Louisiana Civil Code định nghĩa: Hôn nhân là một mối quan hệ pháp lý giữa một người đàn ông và một người đàn bà được tạo bởi một hợp đồng dân sự [34, Art 86] Các nước như Pháp, Đức, Bỉ và tỉnh bang Québec, không đưa ra một định nghĩa về hôn nhân trong Bộ luật Dân sự nhưng dành hẳn một chương quy định về hợp đồng hôn nhân và hợp đồng hôn nhân phải tuân theo các quy định như đối với hợp đồng
Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: Hợp đồng hôn nhân chứa
đựng các thỏa thuận về hôn nhân, điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng, các thỏa thuận về tài sản mà vợ chồng xác lập khi họ thấy cần thiết (ngoại trừ những quy định trái với phong tục tốt đẹp và trật tự công) Vợ chồng không
Trang 14thể có bất kỳ thỏa thuận hay từ chối nào làm thay đổi trật tự luật định về thừa
kế Vợ chồng có thể chỉ rõ luật áp dụng đối với chế độ hôn nhân của họ [32] Tại Bỉ, hợp đồng hôn nhân được hiểu là một giấy tờ cho phép các cặp vợ chồng tương lai lựa chọn chế độ hôn nhân đặc biệt Văn bản này phải được soạn thảo bởi một công chứng viên Hợp đồng này cho phép các bên quy định các mối quan hệ về kinh tế và tài chính giữa vợ chồng, chứng minh sở hữu về tài sản, xác định cách thức quản lý tài sản của vợ chồng, nghĩa vụ tài chính của người này với người khác, thiết lập các quy tắc về chia sẻ kinh tế, sự tham gia của mỗi vợ chồng đối với các khoản nợ do một trong hai bên vợ chồng ký hợp đồng, thiết lập các quy tắc về số phận tài sản khi chấm dứt hôn nhân hoặc tặng cho giữa vợ chồng Vợ chồng không bắt buộc phải ký kết một hợp đồng hôn nhân [31]
Bộ luật Dân sự tỉnh bang Québec (Canada) quy định: Hợp đồng hôn
nhân cho phép thiết lập tất cả các quy định, ngoại trừ các quy định trái với các quy định bắt buộc của pháp luật và trật tự công [33]
Bộ luật Dân sự Cộng hòa liên bang Đức quy định: Với việc ký một hợp đồng hôn nhân, vợ chồng không những có thể quyết định về một chế độ hôn nhân thỏa thuận mà còn thay đổi những quy định cá nhân về chế độ hôn nhân riêng biệt [30]
- Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Luật Hôn nhân Trung Quốc không đưa ra một định nghĩa về hôn nhân nhưng quy định hôn nhân được hình thành trên cơ sở sự tự do lựa chọn, bình đẳng, không bị ép buộc giữa một người đàn ông và một người đàn bà [19] Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã có các quy định về thỏa thuận tài sản của
vợ chồng (Điều 19 Luật Hôn nhân năm 1980 sửa đổi bổ sung năm 2001)
Trang 15Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Hôn nhân là
quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn” Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân là một
hợp đồng dân sự
Qua việc tìm hiểu một số quan niệm pháp lý về hôn nhân, có thể thấy rằng, quan niệm pháp lý về hôn nhân rất đa dạng và phong phú Mỗi hệ thống pháp luật, trường phái pháp luật có quan niệm khác nhau về hôn nhân Nhưng tựu chung lại, các quan niệm về hôn nhân đều thừa nhận hôn nhân có các đặc
trưng sau: (1) Sự liên kết đặc biệt giữa hai người; (2) Sự đồng thuận, thỏa
thuận, ý chí chung của hai bên; (3) Sự tự nguyện, tự do, bình đẳng bày tỏ ý chí, nguyện vọng; (4) Làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự Về cơ
bản, các quan niệm đều đề cao sự thiêng liêng, ý nghĩa đặc biệt và vai trò quan trọng của hôn nhân trong xã hội Sự khác biệt trong các quan niệm về hôn nhân nằm ở việc xác định hôn nhân là một hợp đồng hay không phải là một hợp đồng
1.1.1.2 Hôn nhân trong Kitô giáo
Trong đời sống hôn nhân, hai người nam và nữ hợp nhất với nhau kiến tạo mái ấm vững bền, đáp ứng cho nhau nhu cầu sinh lý trong yêu thương, từ
đó sinh ra con cái Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc vợ chồng phải trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly Chính mục đích này mà trong đời sống hôn nhân đã được Thánh Kinh trong Sáng Thế Ký xác định và thuật lại, nó xảy ra trong vườn địa đàng Lý do tại sao Thiên Chúa phú ban một người nội trợ và cũng là bạn đường cho người đàn ông, là để nâng đỡ lẫn nhau và để trở nên bạn đồng hành "Người nam ở một mình không tốt Ta sẽ làm cho nó một
Trang 16người trợ tá tương xứng với nó" Vì vậy, Thiên Chúa đã dựng nên một người
nữ Nhìn thấy người phụ nữ, Adam đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" Và Thánh Kinh đã kết luận: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" Điều đó ngụ ý rằng hôn nhân không chỉ là một sự ràng buộc, nhưng nó là một thực thể mới, hay là một đời sống mới, một cuộc sống chung với nhau, đã được cấu tạo và trong thực tế chúng ta không bao giờ có thể tháo gỡ Sự giúp
đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân, không chỉ trong những khi vui tươi phấn khởi hay là hạnh phúc ngập tràn, mà ngay cả những khi gặp khốn khó, hoạn nạn hay ưu sầu [12] Nhìn chung, trong Kitô giáo, hôn nhân
do Chúa sắp đặt, là sự cam kết giữa hai người trước Chúa
1.1.1.3 Hôn nhân trong Phật giáo
Hôn nhân và gia đình cũng là một vấn đề lớn được Phật Thích Ca giảng dạy trong kinh điển Phật giáo không xem hôn nhân như là một bổn phận tôn giáo mà cũng không phải một lễ ban phước được an bài nơi cõi Trời Hôn nhân là một bổn phận cá nhân và xã hội, nó không phải là bắt buộc Người đàn ông hoặc người phụ nữ có quyền tự do kết hôn hoặc ở độc thân Ðiều này không có nghĩa là Phật giáo chống lại hôn nhân
Một xã hội phát triển qua một mạng lưới của những mối quan hệ có mối liên kết và hỗ tương lẫn nhau Mỗi mối quan hệ là một sự cam kết chân thành
để hỗ trợ và bảo vệ những người khác trong một nhóm hoặc một cộng đồng Hôn nhân đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới của những mối quan
hệ đem lại sự hỗ trợ và bảo vệ Một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần phải nuôi dưỡng và phát huy dần dần từ sự hiểu biết chứ không phải bốc đồng, từ lòng chân thành thật sự chứ không phải là sự thỏa mãn nhất thời Tập quán hôn nhân mang lại một nền tảng tốt đẹp cho sự phát triển văn hóa, một sự kết hợp
Trang 17đầy thú vị giữa hai cá nhân được chăm sóc và thoát khỏi cô đơn, mất mát và
sợ hãi Trong hôn nhân, người này phát huy một vai trò kết hợp hài hòa, đem lại sức mạnh và dũng khí cho người kia, mỗi người thể hiện sự nhận thức đầy thông cảm và giúp đỡ người khác trong việc chăm sóc và cung cấp cho gia đình Ðừng có ý tưởng cho là đàn ông hoặc đàn bà là kẻ cả - người này kết hợp hài hòa với người kia, hôn nhân là một sự kết hợp bình đẳng, dịu dàng, bao dung, và an vui [24]
1.1.1.4 Hôn nhân trong Hồi giáo
Hôn nhân trong Hồi giáo được gọi là Fâtiha hay Nikâh tùy thuộc vào mỗi cộng đồng Hồi giáo trên thế giới Hôn nhân, theo pháp luật Hồi giáo, là một hợp đồng song phương, theo đó, hai người thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau Sự tương hợp và giống nhau về ý nghĩ và nhu cầu của người chồng và người vợ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hôn nhân [26] Trong thế giới Ả Rập, quan niệm về hôn nhân đã có bước ngoặt quan trọng, theo đó, đề cao uy tín, sự thừa nhận và chấp thuận giữa hai người, đặc biệt là cô dâu Hôn nhân được xem như là hợp đồng xã hội và kinh
tế giữa hai gia đình [21]
Ngày nay, quan niệm về hôn nhân và bản chất của hôn nhân có sự thay đổi mạnh mẽ Hôn nhân ngày nay không còn chỉ được hiểu theo nghĩa truyền thống như trước đây Ví dụ như: Nếu như trước kia hôn nhân chỉ được công nhận giữa những người khác nhau về giới tính thì nay hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng được công nhận Đồng thời, hôn nhân không chỉ được hiểu như là một thiết chế pháp luật mà còn được xem xét dưới góc độ một hợp đồng Việc thay đổi quan niệm về hôn nhân đã đem lại cho hôn nhân
sự sáng tạo, đa dạng và khả năng thích nghi Theo quan điểm cá nhân của tác
giả, hôn nhân là một hợp đồng được giao kết trên cơ sở sự tự do, tự nguyện,
Trang 18đồng thuận, bình đẳng giữa hai người, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự
Cũng xin lưu ý thêm rằng, hôn nhân là một hiện tượng xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chính trị, kinh tế - xã hội, lịch sử Quan niệm về hôn nhân vận động và phát triển qua từng thời kỳ của lịch sử loài người và phải phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội Những quan điểm, quan niệm lỗi thời
về hôn nhân sẽ được xem xét loại bỏ (như quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong xã hội phong kiến, chế độ hôn nhân đa phu đa thê của một số nước Hồi giáo…) Trong phạm vi của đề tài này, tác giả không đi sâu nghiên
cứu lịch sử hình thành và phát triển của hôn nhân (đây là đối tượng nghiên
cứu của các đề tài khác về hôn nhân) cũng như không đề cập đến các quan
điểm hôn nhân đã lỗi thời mà nghiên cứu, phân tích các quan niệm hôn nhân phù hợp với xu thế tiến bộ của xã hội Có nghĩa là, tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hay chế độ hôn nhân “đa phu đa thê” không được xem là những đặc trưng của hôn nhân
1.1.2 Bản chất của hôn nhân
Hôn nhân là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội - nhân văn Chính vì lẽ đó, bản chất của hôn nhân được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Với mỗi cách tiếp cận ta sẽ có cái nhìn khác nhau về hôn nhân Sau đây, tác giả sẽ tìm hiểu về bản chất hôn nhân dưới góc
độ nhân học, triết học và pháp lý
1.1.2.1 Bản chất hôn nhân dưới góc nhìn nhân học
TS Đặng Thị Kim Oanh, trong bài viết “Đặc tính của hôn nhân từ
những dữ liệu nhân học” đăng trên Tạp chí phát triển Khoa học & Công
nghệ, tập 9, số 3-2006, cho rằng: Hôn nhân là việc kết hợp tính giao giữa nam
Trang 19chính trị xã hội, lại đồng nhất hôn nhân với quan hệ tính giao Hôn nhân đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của nhân lọai là tái sản xuất con người Khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục của con người sẽ thúc dục hai giống tính khác nhau xích lại gần nhau để sinh sản, bảo tồn nòi giống và, do
đó, hình thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ Không ai thay đổi được điều tự nhiên ấy Đứng trước tử hệ những yếu tố nhân văn-xã hội của con người phải nhường ưu thế định đọat cho sinh lý tự nhiên Nhưng quan hệ giới tính (mating) để sinh sản ra con người theo nghĩa sinh vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được Hôn nhân không đồng nghĩa với quan hệ giới tính ở chỗ hôn nhân đem lại ý nghĩa xã hội - văn hóa cho quan hệ giới tính Trong hôn nhân, không phải với bất kỳ ai cũng có thể xích lại gần Hôn nhân giới hạn và xác định những người đàn ông, đàn bà nào được phép hay không được phép lấy nhau làm vợ hay chồng Sự giới hạn ấy hoàn toàn do yếu tố văn hóa chi phối, không phụ thuộc vào yếu tố sinh lý tự nhiên
Trong “Nhân học, một quan điểm về tình trạng nhân sinh”của Emily A
Schultz và Robert H Lavenda, do nhà xuất bản Mayfield (USA) phát hành
năm 2001, thì viết: “Một hôn nhân mẫu đòi hỏi phải có một người nam và
một người nữ và quy định mức độ quan hệ tính giao các thành viên trong hôn nhân có thể có với nhau, xếp từ quan hệ độc quyền đến quan hệ ưu tiên Hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng”
E Adamson Hoebel, trong công trình Nhân chủng học khoa học về con
người, do nhà xuất bản Mc Graw.Hill (USA) phát hành năm 2007 cho rằng:
“Hôn nhân là một phức hợp của các tiêu chuẩn xã hội, nó định nghĩa và kiểm soát những quan hệ của một cặp vợ chồng đối với nhau, đối với thân quyến, con cái, và với xã hội nói chung”
Trang 20Như vậy, dưới góc độ nhân học, bản chất của hôn nhân là quan hệ tính giao mang ý nghĩa văn hóa - xã hội Hôn nhân được hình thành trên cơ sở bản năng giới tính của con người và chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa - xã hội Hôn nhân tạo ra sự ràng buộc giữa hai cá thể và hình thành nên một hệ thống các mối quan hệ xã hội mới Mục đích của hôn nhân là sinh sản và duy trì nòi giống Việc lựa chọn người kết hôn do thiên hướng tình dục và giá trị văn hóa và xã hội của mỗi người quyết định
1.1.2.2 Bản chất hôn nhân dưới góc nhìn triết học
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”, Ăngghen cho rằng: Khi chế độ tư hữu xuất hiện, mẫu quyền bị sụp đổ
và cùng với đó là bước chuyển sang chế độ thừa kế theo hệ cha Thông qua hình thức trung gian của hình thái gia đình gia trưởng, chế độ hôn nhân cá thể
và gia đình một vợ một chồng đã xuất hiện và duy trì cho đến tận ngày nay Tuy nhiên, khi chế độ hôn nhân cá thể mới xuất hiện, theo Ph.Ăngghen, nó tuyệt nhiên không phải là “kết quả của tình yêu cá nhân giữa trai và gái” và cũng tuyệt nhiên “không dính dáng gì đến thứ tình yêu này cả”, không phải là
“sự liên kết hoà hợp giữa đàn ông và đàn bà, và càng không phải là hình thức liên kết cao nhất” mà trái lại, “nó thể hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đột giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử” Trong xã hội tư sản, trong các giai cấp bị áp bức, trước hết là giai cấp vô sản, đang hình thành những cuộc hôn nhân mà trong đó, tình cảm yêu thương và kính trọng lẫn nhau giữ vai trò quyết định Đó là sự liên kết tự nguyện của những con người bình
đẳng Ph.Ăngghen khẳng định: Trong lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ
ca, không một quan niệm nào được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào không dựa trên tình thương
Trang 21yêu lẫn nhau và trên sự thỏa thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng đều là vô đạo đức cả
Ăngghen cho rằng, khi các tư liệu sản xuất được chuyển thành tài sản xã hội thì “gia đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa” và
“nền kinh tế gia đình tư nhân biến thành một ngành lao động xã hội”, “việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội” Khi đó, “một thế hệ mới sẽ
lớn lên: một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của người đàn bà, và một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến mình cho đàn ông vì một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chính, hoặc phải từ chối không dám hiến mình cho người yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của sự hiến thân đó” [3] Như vậy, Ăng ghen khẳng định hôn nhân là những giá trị cao quý của con người, nền tảng của hôn nhân là tình yêu, tình thương thực sự giữa hai người
Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung giữa hai người, cuộc sống chung này bao gồm những thành phần vật chất: ở chung trong một ngôi nhà, cùng hưởng thụ những giá trị vật chất, cùng đóng góp những vật chất để duy trì cuộc sống chung, cùng nhau tạo ra những vật chất Hôn nhân hình thành trên
cơ sở tình yêu do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp nhau và khi cảm thấy hợp nhau, yêu nhau và lấy nhau Từ hai người xa lạ, họ hợp lại thành một gia đình Từ một tình yêu mạnh mẽ, họ đối xử với nhau như đối xử với chính bản thân mình, chia vui sẻ buồn cùng nhau, chăm sóc nhau những lúc ốm đau, che trở và bảo vệ nhau Từ sự kết hợp của hai tâm hồn dẫn đến sự kết hợp của hai thể xác Hôn nhân không phải là một hình thức thoả mãn sự khoái cảm của xác thịt mà là tình yêu thương nồng nhiệt, sự kết hợp hoàn hảo
và đầy đủ của lí trí lẫn trái tim
Trang 22Đối với loài người, hôn nhân là một tất yếu khách quan được hình thành
từ bản chất tự nhiên của con người Đó là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai cá thể người Hôn nhân cũng có quá trình vận động và phát triển từ thấp đến cao,
từ chế độ quần hôn đến chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” Hôn nhân là một quá trình biến đổi về chất và lượng giữa hai cá thể Đời sống hôn nhân đem lại cho các cá thể những nhận thức mới và sự thay đổi Hôn nhân không chỉ có mối quan hệ giữa vợ và chồng mà nó còn là một phức hợp các quan hệ
xã hội Sự hình thành, duy trì và chấm dứt hôn nhân luôn được đặt trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng xã hội khác
1.1.2.3 Hôn nhân dưới góc nhìn pháp lý
Nhìn từ góc độ pháp lý, cuộc sống của con người trong xã hội được tạo lập nên bởi các hợp đồng Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội Xã hội càng phát triển, hợp đồng ngày càng được sử dụng như là một chuẩn mực ứng xử phổ biến Một trong những quan niệm về hợp đồng phổ biến được nhiều người thừa nhận đó là: Hợp đồng là thỏa thuận tạo ra nghĩa vụ trên cơ sở trao đổi và thống nhất ý chí giữa ít nhất hai bên [6] Hôn nhân, dưới góc độ pháp lý, cũng là một loại hợp đồng
- Hôn nhân là một thỏa thuận
Trong khoa học pháp lý, thỏa thuận là sự hòa hợp ý chí giữa hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) và dẫn đến các hậu quả pháp lý [35] Có bốn điều kiện để một thỏa thuận có hiệu lực: sự ưng thuận của các bên, năng lực giao kết, có một đối tượng cụ thể và có nguyên nhân hợp pháp hình thành nghĩa vụ Có thể thấy, hôn nhân mang trong nó đầy đủ các yếu tố của một thỏa thuận Ngay từ thuở sơ khai của loài người, hôn nhân được hình thành trên cơ
Trang 23thuận bị che giấu bởi bản năng giới tính của con người Khi đó, một hoặc nhiều cá thể người chung sống với một hoặc nhiều cá thể người khác giới tính
để săn bắt chung, hái lượm chung và bảo vệ nhau trước tự nhiên Hôn nhân là một hình thức tập hợp, đoàn kết giữa các cá thể người để cùng giải quyết những vấn đề của cuộc sống
Cùng với sự phát triển của xã hội, giữa người với người hình thành nên một thứ gọi là “tình cảm”, “tình yêu” Theo thời gian, hai cá thể người không chỉ chung sống với nhau vì quan hệ tính giao hay đối phó với tự nhiên mà còn
vì tình yêu Bản chất của tình yêu là hấp dẫn về giới tính và sự tương hợp về các nhận thức và nhu cầu xã hội Tình yêu mang tính tự nguyện Một tình yêu chỉ có thể được xây dựng khi hai cá thể tự nguyện, tự do tìm hiểu Khi đó, hôn nhân không chỉ hướng tới mục đích quan hệ tính giao mà còn là nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và che chở cho nhau cũng như hưởng thụ các giá trị của cuộc sống Trong xã hội hiện đại, hôn nhân không chỉ được hình thành trên cơ
sở bản năng giới tính, tình yêu mà còn được hình thành trên cơ sở các yếu tố kinh tế Với những cuộc hôn nhân không được hình thành trên cơ sở tình yêu, hai bên đều nhận thức được rằng họ không có tình cảm với nhau và họ nhất trí rằng cuộc hôn nhân chỉ mang tính tạm thời và là “bình phong” che giấu cho mục đích thực sự của các bên
Như vậy, dù hình thành trên cơ sở nào thì hôn nhân, trước hết, phải là sự thống nhất, hòa hợp ý chí giữa hai bên Giữa hai cá thể người chỉ hình thành hôn nhân nếu có những nhu cầu chung, những điểm tương đồng và khi họ muốn kết hôn với nhau
Ngày nay, trước khi kết hôn các bên đã trải qua một quá trình tìm hiểu
và đi đến thống nhất về các vấn đề như: thời điểm kết hôn, cách thức tổ chức hôn lễ, nơi ở chung của hai người sau khi kết hôn; việc sinh sản, chăm sóc và
Trang 24giáo dục con cái; tài sản chung và tài sản riêng của mỗi người, chuẩn bị các điều kiện kinh tế để lo cho cuộc sống chung sau này…Những điều này chắc chắn không thể do ý chí đơn phương của một bên quyết định Việc họ đồng ý lấy nhau, đó cũng là kết quả của một quá trình thỏa thuận Họ tìm hiểu lẫn nhau và trao đổi với nhau về những vấn đề mình quan tâm để tìm kiếm sự phù hợp và tương thích về nhu cầu Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại cho đến khi cả hai bên tìm thấy được đối tượng mà mình mong muốn và họ cảm thấy hòa hợp với nhau trong các vấn đề quan trọng Theo phong tục tại nhiều nước,
trước khi kết hôn thường sẽ có một bên cầu hôn bên kia (đây được xem như là
một đề nghị giao kết hợp đồng) Nếu bên còn lại đồng ý thì tức là họ đã thiết
lập nên một thỏa thuận chấp nhận các ưu nhược điểm của nhau, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần và vật chất cho nhau, chấp nhận là vợ là chồng của nhau Hôn nhân là tất yếu khách quan đối với loài người nhưng không phải là bắt buộc đối với mỗi cá thể người và không phải cá thể người nào cũng có thể kết hôn Chỉ những cá thể người phát triển “con người sinh học” đến một giai đoạn nhất định mới hình thành những xúc cảm về giới tính và “con người xã hội” phát triển đến một giai đoạn nhất định mới hình thành nên tình yêu Đó gọi là khả năng kết hôn Do vậy, để xảy ra hôn nhân, các bên phải có năng lực kết hôn
Cơ sở hình thành hôn nhân cũng chính là các điều kiện duy trì hoặc chấm dứt hôn nhân Bên cạnh đó, việc duy trì và chấm dứt hôn nhân còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa - xã hội Đó là: nhu cầu tình dục, nhu cầu tình cảm, nhu cầu về kinh tế và các nhu cầu xã hội Muốn duy trì hôn nhân các bên phải giữ gìn sự tương hợp trong các nhu cầu trên Đó là quá trình học hỏi, trao đổi lẫn nhau Khi hai người không thể tìm được tiếng nói chung trong một hoặc tất cả các nhu cầu trên thì hôn nhân có thể chấm dứt
Trang 25Trong quá trình chung sống, giữa vợ và chồng có rất nhiều các thỏa thuận về quản lý, chăm sóc và giáo dục con cái; về tham gia vào các giao dịch dân sự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; về kinh tế gia đình Mọi việc trong gia đình phải có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng (kể cả việc giao cho một trong hai người tự ý quyết định thì đó cũng là một thỏa thuận) Khi không đạt được sự thống nhất giữa vợ và chồng thì vợ chồng sẽ gặp khó khăn trong duy trì và vận hành gia đình chung Nói đơn giản như việc sinh con, nếu không có sự nhất trí của hai vợ chồng thì không thể có những đứa con chung Đến một thời điểm nào đó, khi sự bất đồng lớn lên và trở thành mâu thuẫn đến mức không thể giải quyết được thì hôn nhân sẽ chấm dứt bằng việc ly hôn Như vậy, nếu không có sự hòa hợp ý chí, sự thỏa thuận thống nhất thì hôn nhân không thể tồn tại Hôn nhân là một chuỗi các thỏa thuận từ trước khi kết hôn cho đến khi kết thúc
Quan niệm hôn nhân là một thỏa thuận được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận: Bộ luật Dân sự Pháp, Đức, Bỉ và Québec (Canada) dùng từ giao kết (Contracter) chỉ việc kết hôn [32, Art 148] [31, Art 143] [33, Art 365] và việc thiết lập một thỏa thuận [32, Art 1108], một hợp đồng [32, Art 1123] Bộ luật Dân sự Pháp dùng khái niệm “les conventions matrimoniales”
để chỉ về các thỏa thuận hôn nhân [32, Art 1394] Đồng thời quy định Hợp đồng hôn nhân điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng, các thỏa thuận về tài sản mà vợ chồng xác lập khi họ thấy cần thiết, ngoại trừ những quy định trái với phong tục tốt đẹp và trật tự công [32, Art 1387]
Đặc điểm này của hôn nhân cũng được Ph.Ăngghen khẳng định: “Trong
lý thuyết đạo đức cũng như trong thơ ca, không một quan niệm nào được xác lập bất di bất dịch và vững chắc bằng quan niệm cho rằng bất cứ cuộc hôn nhân nào không dựa trên sự thoả thuận thật sự tự do giữa hai vợ chồng, đều
là vô đạo đức cả” [2, tr 126] Ông cũng viết: “Hệ thống pháp luật của các
Trang 26nước văn minh hiện đại ngày càng thừa nhận rằng, một là, hôn nhân muốn có giá trị, phải là một giao kèo do hai bên tự nguyện ký kết, và hai là, suốt trong thời gian kết hôn với nhau, cả hai bên đều phải có những quyền lợi, những nghĩa vụ như nhau đối với nhau” [2, tr 114]
Từ sự phân tích trên có thể thấy, hôn nhân là một thỏa thuận Tính thỏa thuận được thể hiện qua nguồn gốc, cơ sở hình thành, các điều kiện duy trì và chấm dứt hôn nhân
- Hôn nhân được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự do, bình đẳng,
sự ưng thuận của cả hai bên
Về cơ bản, hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu mặc dù trong
xã hội hiện đại, cơ sở hình thành hôn nhân còn có thể là các yếu tố khác như: nhu cầu sinh lý, tiền bạc Chính vì nhu cầu yêu thương, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau, hưởng các lợi ích hoặc nhu cầu đạt được các mục đích khác nên họ mới xuất hiện nhu cầu thiết lập một hôn nhân Và nhu cầu đó phải xuất phát từ cả hai bên, tức là hai bên phải có nhu cầu giống nhau, nhận thấy bên kia có thể đáp ứng được nhu cầu của mình Khi đó các bên có thể kết hôn với nhau Nếu chỉ có nhu cầu của một phía thì không thể có hôn nhân Bởi lẽ, hôn nhân không phải là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các cá nhân Cá nhân có thể kết hôn và cũng có thể sống độc thân Do đó, trước hết, cả hai bên phải tự nguyện, ưng thuận thì hôn nhân mới xảy ra Tức là, mỗi cá nhân tự mình muốn kết hôn, tự do lựa chọn người phối ngẫu theo mong muốn của mình và đồng ý thiết lập hôn nhân với người đó Vì thế họ bình đẳng với nhau Tuy nhiên, sự tự do, tự nguyện không được đi đi quá giới hạn mà nhà nước đặt ra
đó là: trật tự công cộng và phong tục tốt đẹp Bởi vì, sự vi phạm giới hạn này
có thể phá vỡ sự ổn định của xã hội
Trang 27Vậy, đối với các trường hợp kết hôn giả tạo thì nguyên tắc này có đúng hay không khi về mặt pháp lý, hôn nhân đó vẫn là hôn nhân hợp pháp nếu không chứng minh được sự giả tạo? Theo tác giả, suy cho cùng đó vẫn là sự
tự nguyện, tự do và ưng thuận Vì họ tự nguyện chấp nhận sự giả tạo này Mục đích họ mong muốn đạt được từ hôn nhân không phải là tình yêu, tình cảm, xây dựng gia đình chung mà là lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác, nhu cầu khác Và rõ ràng rằng đây không phải là hôn nhân theo đúng nghĩa tự nhiên của nó
Cần nói thêm rằng, nguyên tắc này là phù hợp với lẽ tự nhiên của con người Tuy nhiên, nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố như chính trị, kinh tế - xã hội, tôn giáo và nhận thức cá nhân Đặc biệt là trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến Theo đó, nhà nước phong kiến không cho người phụ nữ có quyền tự do kết hôn vì vậy người phụ nữ và người đàn ông phải chấp nhận những gì mà cha mẹ sắp đặt Và trong nhận thức của họ, họ cho rằng làm như vậy là hợp đạo lý
Loài người đã trải qua rất nhiều hình thái kinh tế - xã hội và hôn nhân cũng vận động và phát triển theo sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội Hegel từng nói: “Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại” Ngày
nay, sự ép buộc theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã không được thừa nhận rộng rãi và không được pháp luật quy định (nó chỉ còn tồn tại trong tư tưởng có một số nhóm người) Sự ép buộc trong hôn nhân mất đi bởi đó là xu thế tất yếu của xã hội và nó không còn phù hợp với hôn nhân Xã hội hiện đại đòi hỏi hôn nhân phải tự nguyện, tự do, bình đẳng Và có thể đến một thời kỳ nào đó của xã hội loài người, chúng ta lại đặt ra một nguyên tắc khác cho hôn nhân Theo tác giả, đến một lúc nào đó chúng ta có thể sẽ phải xem xét đến việc hôn nhân giữa một thể nhân với một robot hoặc búp bê
Trang 28Trở lại với vấn đề, nguyên tắc về sự ưng thuận trong hôn nhân đã được ghi nhận trong pháp luật La Mã cổ đại: Vào giai đoạn cuối của nền Cộng hòa,
theo sự phát triển của tục lệ, hôn nhân cum manu dần bị thay thế bằng sine
manu, một hình thức hôn nhân dựa trên sự ưng thuận, dễ thiết lập mà cũng dễ
chấm dứt [8] Các nguyên tắc này trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc [19, Art 2- Art 5], Việt Nam [11, Điều 2], Pháp [32, Art.148-Art.164], Bỉ [31, Art 146-Art 148]
Ph.Ăngghen viết: “Kết hôn vì tình yêu đã được tuyên bố là quyền của con người; hơn nữa, không những là droit de l’homme (quyền của người đàn ông), mà còn là - đây là ngoại lệ - droit de la femme (quyền của người đàn bà)” [2, tr 126] Phân tích tình trạng hôn nhân và quan niệm về tình yêu trong
xã hội tư bản, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, để có được tình yêu và hôn nhân thực sự
tự do, trước hết cần phải xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xoá bỏ mọi
sự áp bức, bóc lột, bởi đây chính là cơ sở dẫn đến sự mất tự do trong tình yêu
và hôn nhân Ông cho rằng, trong một xã hội mà tình yêu và hôn nhân còn “bị
chi phối bởi những ảnh hưởng kinh tế” thì không thể có được tình yêu và hôn
nhân thực sự tự do, nếu có chăng thì đó cũng chỉ là những trường hợp ngoại
lệ Do vậy, theo ông, để “cho quyền hoàn toàn tự do kết hôn được thực hiện
đầy đủ và phổ biến” thì cần phải “xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra, phải gạt bỏ được tất cả những
lý do kinh tế, - những lý do phụ - hiện vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn vợ kén chồng” Chỉ đến lúc ấy, theo ông “mới không còn động cơ nào khác, ngoài tình thương yêu lẫn nhau” [3]
Từ năm 1888 Tòa án tối cao Mỹ đã xác định hôn nhân là quyền cơ bản
của mỗi cá nhân thông qua một số án lệ, đó là: Skinner v Oklahoma ex rel
Williamson (1942), Griswold v Connecticut (1965), Loving v Virginia
Trang 29LaFleur (1974), Moore v City of East Cleveland (1977), Carey v Population Services International (1977), Zablocki v Redhail (1978), Turner v Safley
(1987), Planned Parenthood of Southeastern Pennsylvania v Casey (1992),
M.L.B v S.L.J (1996), Lawrence v Texas (2003) Những án lệ này đã khẳng
định quyền tự do lựa chọn của cá nhân về hôn nhân, hôn nhân là một quyền dân sự cơ bản của con người
Điều 16 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng ghi nhận: Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự
- Hôn nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ dân sự
Dưới góc độ kinh tế-xã hội, hôn nhân là một quá trình mà trong đó hai bên liên quan phải thực hiện một chuỗi các quyền lợi và nghĩa vụ với nhau Khi hôn nhân được thiết lập, hai người sẽ tham gia vào một quan hệ mới là quan hệ giữa vợ và chồng Lúc này, hai chủ thể mới được hình thành sẽ có các quyền và nghĩa vụ ràng buộc lẫn nhau để đảm bảo đáp ứng được mục đích của hôn nhân Trước tiên họ sẽ phải chung thủy, tôn trọng lẫn nhau, yêu cầu nhau phải giữ gìn tình yêu giữa hai người (đây là các nghĩa vụ đạo đức) Đồng thời họ phải thiết lập các quy tắc cho cuộc sống chung như cách ứng xử giữa vợ và chồng; giữa vợ, chồng với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng Cũng
từ hôn nhân họ có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau như quyền hưởng thừa
kế, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu tình dục
Trong quá trình chung sống họ phải cùng nhau duy trì, vận hành cuộc sống chung Điều đó buộc họ phải tạo lập nên các tài sản cùng nhau (dù ít hoặc nhiều) và thiết lập các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản đó Để duy trì
Trang 30và vận hành gia đình, họ có thể sẽ phải kinh doanh hoặc vay nợ, khi đó sẽ hình thành nên nghĩa vụ và quyền của họ đối với bên thứ ba như quyền hưởng
cổ tức từ vốn góp hay nghĩa vụ trả nợ Khi hai vợ chồng sống chung họ phải cùng nhau chịu trách nhiệm về thuế đối với nhà nước Ngoài ra, hôn nhân còn tạo nên hệ thống các mối quan hệ mới, đó là quan hệ giữa chồng với họ hàng của vợ và ngược lại Từ đó tạo nên cơ sở để xác định tư cách pháp lý của các thành viên trong dòng họ đối với việc thừa kế Do vậy, tác giả cho rằng, hôn nhân là cách thức liên minh xã hội hoàn hảo nhất Nhờ hôn nhân mà một gia đình có thể xây dựng mối liên hệ với một gia đình khác
Hôn nhân còn tạo ra những đứa trẻ Một đứa trẻ được sinh ra là kết quả của quan hệ giới tính nhưng chế độ hôn nhân sẽ xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đứa trẻ đó cũng như quyền thừa kế những quyền lợi về kinh tế và xã hội Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, hai bên có quyền đòi hỏi lẫn nhau về quyền lợi, nghĩa
vụ và trách nhiệm liên quan đến địa vị xã hội, tài sản
Pháp luật các nước đều có các chương riêng để quy định về những nghĩa
vụ sinh ra từ hôn nhân cũng như các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau Điều đó cho thấy, hôn nhân là tạo ra các quyền và nghĩa vụ dân sự Có một số quan điểm cho rằng: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng không phải sinh ra từ hôn nhân mà do pháp luật quy định Theo tác giả, quan niệm trên là không chính xác Bởi lẽ: Hôn nhân tồn tại trước khi nhà nước và pháp luật ra đời Hơn nữa, pháp luật được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, dù có hay không
có pháp luật thì những quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng vẫn tồn tại một cách tự nhiên Như vậy, dưới góc độ pháp lý, hôn nhân là một hợp đồng Kết luận này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng hôn nhân Đây là cơ sở để đặt ra vấn đề hợp đồng hôn nhân
Trang 311.1.3 Hệ quả của việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, bản chất của hôn nhân là một hợp đồng
Từ kết luận trên, tác giả xin rút ra một số hệ quả pháp lý sau: (1) Hôn nhân có thể được xác lập, thay đổi bằng một hợp đồng dân sự; (2) Nội dung của hợp đồng hôn nhân do các bên thỏa thuận miễn là không trái với trật tự công cộng
và đạo đức xã hội; (3) Các quy định về hợp đồng hôn nhân có thể được pháp điển hóa trong Bộ luật Dân sự; (4) Những người có nhu cầu kết hôn với nhau hoặc những người đã là vợ, chồng của nhau có thể là chủ thể của hợp đồng; (5) Lời cầu hôn được xem như một đề nghị giao kết hợp đồng; (6) Lời chấp nhận kết hôn được xem như là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả không thể giải quyết hết được những vấn đề pháp lý nêu trên Sau đây, tác giả chỉ trình bày sơ lược về hai vấn đề chính là: lời cầu hôn và lời chấp nhận lời cầu hôn
Về lời cầu hôn: Các học thuyết pháp lý trên thế giới có nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu lực của đề nghị Nhìn chung, theo quan niệm của đa số các học giả trên thế giới, đề nghị có thể bị hủy bỏ nếu hủy bỏ được đưa tới người được đề nghị trước khi người được đề nghị chấp nhận [6, trang 249] Quan niệm khác lại cho rằng: Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ cho người được đề nghị khả năng ký kết hợp đồng bằng cách chấp nhận nó đồng thời cho phép bên đề nghị thay đổi, hủy ngang hay thu hồi đề nghị trong mọi thời điểm mà không phải chịu trách nhiệm gì [6, trang 254]
Theo tác giả, lời cầu hôn có thể rút lại bất kỳ lúc nào trước khi hai bên giao kết hợp đồng Bởi lẽ, theo học thuyết “consideration”, các thành tố của thỏa thuận bao gồm: đề nghị, chấp nhận, “something in return” Consideration
là sự trao đổi hoặc thỏa thuận Là vấn đề trung tâm trong Luật Hợp đồng của Common Law Theo lý thuyết “Consideration” là yêu cầu đề một hợp đồng có
Trang 32hiệu lực Có hai học thuyết chính về vấn đề này: Thuyết “Benefit-Detriment”
và thuyết “Bargain” Trong lý thuyết hợp đồng hiện đại, thuyết Bargain đã thay thế thuyết “Benefit-Detriment”
Theo lý thuyết “Consideration”: Khi một bên có thỏa thuận hứa hẹn làm một việc gì đó , người đó phải kiếm lại được một điều gì đó “Something in return” Là những gì một người hứa đòi hỏi như là cái giá cho lời hứa của anh
ta Hiểu một cách đơn giản, đó là lợi ích nhận được từ một bên của hợp đồng được kiếm lại từ lời hứa của bên kia Một lời hứa mà không có
“Consideration” được xem là một lời hứa suông không có giá trị pháp lý Do
đó, không có nghĩa vụ được thiết lập giữa hai bên Một hợp đồng phải là sự gặp gỡ giữa các “Consideration” Trong hôn nhân bao giờ cũng tồn tại một người biểu lộ ý chí về một đối tượng nhất định mà chỉ có thể được đáp ứng bởi một người khác Tức là, một người biểu lộ tình cảm, nhu cầu kết hôn với một người khác và sự biểu lộ đó có thể được chấp nhận hay từ chối Hôn nhân
là kết quả của sự gặp gỡ giữa các ý chí
Với lập luận tương tự trên cơ sở học thuyết “Consideration”, lời chấp nhận lời cầu hôn có thể được thay đổi, hủy ngang hay thu hồi trong mọi thời điểm mà không phải chịu trách nhiệm gì
1.2 Một số vấn đề lý luận về Hợp đồng hôn nhân
1.2.1 Khái niệm
Trên thế giới, hợp đồng hôn nhân còn được biết đến với những tên gọi như hôn ước, thỏa thuận trước hôn nhân, thỏa thuận hôn nhân hoặc thỏa thuận sau hôn nhân Ngay từ thời La Mã cổ đại đã xuất hiện những dạng thức đầu tiên của hợp đồng hôn nhân Đó là việc hoàn trả tài sản hồi môn theo thỏa thuận: Từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, người ta bắt đầu thấy những người
Trang 33trong chứng thư lập khối tài sản hồi môn, theo đó người chồng cam kết hoàn trả tài sản hồi môn cho người vợ trong tất cả các trường hợp chấm dứt hôn nhân hoặc ít nhất trong trường hợp ly hôn [8, tr.93] Đối với các bất động sản tọa lạc trên lãnh thổ Italia, người chồng chỉ có thể chuyển nhượng khi có sự đồng ý của người vợ Nếu người chồng tự ý chuyển nhượng các tài sản ấy, người vợ có thể yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu [8, tr.95]
Dưới thời kỳ Hạ Đế quốc, người chồng tiếp tục có quyền chuyển nhượng các động sản hồi môn; trái lại, người chồng không có quyền tự ý chuyển nhượng bất động sản hồi môn nào, kể cả bất động sản nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Italia Từ năm 537, luật còn quy định rằng việc chuyển nhượng một bất động sản hồi môn với sự đồng ý của người vợ chỉ có giá trị nếu người này khẳng định lại sự ưng thuận của mình trong vòng hai năm sau đó [8, tr.96] Sau này hợp đồng hôn nhân đã được các nước phương Tây kế thừa và hoàn thiện Trên cơ sở phân tích tại Mục 1.1, hợp đồng hôn nhân được định
nghĩa như sau: Hợp đồng hôn nhân là một thỏa thuận pháp lý giữa vợ và
chồng hoặc giữa hai người có nhu cầu kết hôn với nhau nhằm xác định vị trí
và số phận các tài sản trước, trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi chấm dứt hôn nhân đồng thời cho phép thiết lập các quy định về chế độ hôn nhân của
vợ chồng cũng như các vấn đề khác liên quan đến tài sản và trách nhiệm phát sinh từ hôn nhân
1.2.2 Đặc điểm
1.2.2.1 Hợp đồng hôn nhân là một hợp đồng song vụ
Hợp đồng song vụ là hợp đồng làm phát sinh hiệu lực với tất cả các bên đối ước, tức là họ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau [6, Mục 2] Hợp đồng hôn nhân làm phát sinh nghĩa vụ đối với cả hai bên trong hợp đồng Theo đó,
vợ và chồng đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau Do vậy, hợp đồng
Trang 34hôn nhân là một hợp đồng song vụ Xuất phát từ đặc điểm trên, các bên trong hợp đồng hôn nhân vừa là trái chủ vừa là người thụ trái của nhau Do tính chất song vụ nên khi nghiên cứu về hợp đồng hôn nhân, tác giả thấy xuất hiện một số vấn đề pháp lý sau:
- Một bên có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia không thực hiện nghĩa vụ?
Đối với hợp đồng hôn nhân được ký kết giữa vợ và chồng, khi một bên không thực hiện nghĩa vụ thì bên còn lại cũng có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình Tuy nhiên, các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba như: con chung, các chủ nợ chung, nghĩa vụ thuế với nhà nước Đối với hợp đồng tiền hôn nhân, rõ ràng là khi hai bên chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng này chưa phát sinh hiệu lực Vậy,
có thể xảy ra sự vi phạm nghĩa vụ hay không? Theo tác giả, tại giai đoạn này, chưa có nghĩa vụ nào khác ngoài nghĩa vụ các bên phải đăng ký kết hôn với nhau để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng này Và nếu xảy ra sự vi phạm nghĩa vụ đó thì hợp đồng trên sẽ bị vô hiệu
- Một bên có thể hủy bỏ hợp đồng khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ?
Người vợ hoặc người chồng có thể hủy bỏ hợp đồng hôn nhân trong trường hợp bên kia không thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng hôn nhân không giống như những hợp đồng song vụ khác Đối với các hợp đồng song vụ thông thường, các bên có thể hủy bỏ hợp đồng mà không cần sự đồng ý hoặc công nhận của Tòa án Nhưng với hợp đồng hôn nhân, việc hủy bỏ hợp đồng phải được sự đồng ý của Tòa án Bởi lẽ, hôn nhân không chỉ là mối quan hệ dân sự đơn thuần mà nó còn là cơ sở hình thành nên gia đình, nền tảng cơ bản của xã hội Sự tự do ý chí của các bên cần phải được
Trang 35giới hạn để đảm bảo một xã hội ổn định và phát triển trong trật tự Sự tùy tiện hủy bỏ hợp đồng hôn nhân sẽ làm xã hội trở lên rối loạn
Dưới góc độ xã hội học và tâm lý học chúng ta thấy nhiều mối quan hệ hôn nhân vẫn được duy trì mặc dù có sự không thực hiện nghĩa vụ của một trong các bên Sự duy trì hôn nhân không chỉ nằm ở việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ mà còn nằm ở tâm lý, tình cảm của mỗi người và những giá trị văn hóa của cộng đồng nơi người đó sinh sống
Đối với các hợp đồng tiền hôn nhân, đây cùng là một dạng của hợp đồng hôn nhân, chủ yếu thỏa thuận các vấn đề về tài sản, theo đó các bên xác định khối tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của mỗi người Một trong hai bên có thể hủy bỏ hợp đồng hay không? Việc hủy hợp đồng này có cần sự đồng ý hoặc công nhận của Tòa án? Khi nào một bên bị coi là vi phạm nghĩa vụ? Về vấn đề này, tác giả cho rằng: Một bên vi phạm nghĩa vụ khi kết hôn với một người khác không phải là người đã ký hợp đồng tiền hôn nhân với mình Khi đó, hợp đồng này đương nhiên bị hủy bỏ mà không cần sự đồng ý hoặc công nhận của Tòa án
- Một bên không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng nếu bên kia do gặp phải trường hợp bất khả kháng mà không thực hiện nghĩa vụ?
Với hợp đồng hôn nhân, điều này không hoàn toàn chính xác Một bên không còn bị ràng buộc bởi hợp đồng hôn nhân khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: (1) Một trong hai bên chết; (2) Các bên thỏa thuận chấm dứt hôn nhân và được sự công nhận của Tòa án; (3) Quyết định ly hôn của Tòa án trong trường hợp các bên có mâu thuẫn không thể giải quyết được; (4) Các bên không đăng ký kết hôn (đối với hợp đồng tiền hôn nhân); (5) Khi các bên kết thúc việc ly thân (đối với hợp đồng hôn nhân khi ly thân sẽ chấm dứt)
Do đó, nếu một bên chỉ vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng
Trang 36và không xảy ra một trong các trường hợp đã nêu trên thì hợp đồng hôn nhân vẫn có giá trị ràng buộc đối với các bên
1.2.2.2 Hợp đồng hôn nhân là một hợp đồng xã hội
Hợp đồng xã hội là một học thuyết cơ bản trong các xã hội phương Tây
Về cơ bản, theo John Locke, Jean-Jacques Rousseau, hợp đồng xã hội là một thỏa thuận thực tế hoặc giả định giữa các thành viên của một xã hội có tổ chức hoặc giữa các thành viên của một cộng đồng để xác định và giới hạn các quyền và nghĩa vụ của mỗi người
Khi chúng ta tồn tại trong một nhà nước, chúng ta tồn tại như là một sinh vật đơn độc Sau đó, hôn nhân trở thành sự lựa chọn có lý trí đầu tiên trong xây dựng một xã hội, là yếu tố thiết yếu trong sự ổn định của xã hội Hôn nhân không yêu cầu tất cả các cá nhân trong xã hội Hôn nhân còn có vai trò thúc đẩy, bảo vệ xã hội Trong Quyển thứ 4 về Hợp đồng xã hội, Rousseau
nói: Hôn nhân là một hợp đồng dân sự với các hậu quả dân sự mà nếu thiếu
nó không một xã hội nào có thể tồn tại Quan điểm của Rousseau hướng tới
việc coi hôn nhân là một hợp đồng xã hội Hôn nhân là một phần của hợp đồng xã hội và đó là phần đầu tiên của hợp đồng xã hội Tahar Ben Jelloun
(một nhà văn, nhà thờ, họa sĩ người Ma Rốc) cũng nói rằng: Hôn nhân là một
họp đồng xã hội thường không phù hợp với các tình yêu lớn
1.2.2.3.Mục đích cơ bản của hợp đồng hôn nhân là hướng tới hạnh phúc
Hợp đồng hôn nhân làm phát sinh các vấn đề về tài sản, có thể làm tăng thêm, giảm đi hoặc giữ nguyên tài sản của các bên Tuy nhiên, đó không phải
là mục đích chính yếu Bao trùm lên toàn bộ hợp đồng hôn nhân đó là nhu cầu hướng tới hạnh phúc Chính vì nhu cầu đó mà người ta kết hôn với nhau Việc giữ nguyên, tăng thêm hay bớt đi một phần tài sản khi kết hôn là những hệ
Trang 37quả của nhu cầu đó Về cơ bản, nếu không có nhu cầu hướng tới hạnh phúc, không có tình yêu thì hôn nhân không xảy ra
1.2.2.4 Là một hợp đồng pháp lý với các nghĩa vụ đạo đức
Bên cạnh những nghĩa vụ pháp lý thì hợp đồng hôn nhân còn chứa đựng những nghĩa vụ đạo đức, tức là những nghĩa vụ thuộc về lương tâm của vợ và chồng Những nghĩa vụ này tuy pháp luật không điều chỉnh nhưng vì yếu tố tình cảm nên các bên phải thực hiện Những nghĩa vụ này được điều chỉnh bằng dư luận xã hội và đạo đức như vợ và chồng phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ vợ (chồng), quan tâm đến sức khỏe, tâm trạng và cảm xúc của nhau, động viên nhau những lúc mệt mỏi…Nghĩa vụ đạo đức không thể là sự ép buộc từ bên ngoài, mà gắn bó chặt chẽ với ý thức của con người về lẽ sống, lý tưởng về hạnh phúc và về những quan niệm mang tính triết lý của cuộc sống Những quan niệm đúng đắn giúp con người trước hết là nhận thức được sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích gia đình
1.2.2.5 Hợp đồng hôn nhân mang tính kinh tế
Hôn nhân đem lại lợi ích kinh tế cho những người kết hôn so với việc độc thân và việc sống chung như vợ chồng Bởi lẽ, khi kết hôn họ sẽ cùng tiết kiệm và đầu tư trong thời gian sống cùng nhau Khi kết hôn, họ sẽ bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ với nhau và phải có nghĩa vụ đối với con cái Với hôn nhân, các cặp vợ chồng có điều kiện và ý thức tiết kiệm để chăm lo cho con cái hơn là việc sống chung với nhau như vợ chồng Hôn nhân tạo ra động lực để vợ, chồng phấn đấu và phát triển sự nghiệp Vợ, chồng sẽ phải tính toán để tăng thu nhập cho gia đình, lo đời sống sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm cho tuổi già và phục vụ cho các nhu cầu khác của mình Ở khía cạnh khác, khi kết hôn, vợ chồng có thể có tư cách để hưởng tài sản do gia đình vợ hoặc chồng cho hoặc hưởng thừa kế từ gia đình nhà vợ (chồng) Hơn nữa, khi kết
Trang 38hôn, vợ chồng sẽ cùng nhau chia sẻ những chi phí để duy trì và vận hành gia đình như bảo hiểm, cư trú, phương tiện đi lại, thức ăn, đồ dùng sinh hoạt Hôn nhân khuyến khích phân công lao động giữa các bên nhằm tạo ra các sản phẩm và những gì tốt nhất cho gia đình Cho dù một trong hai người không đi làm thì họ vẫn có thể thực hiện một hoạt động mang tính nghề nghiệp như là nội trợ và góp phần tiết kiệm cho gia đình Trong khi những người sống với nhau như vợ chồng thì ít có sự gắn bó và thống nhất hơn về kinh tế Mối quan hệ sống với nhau như vợ chồng chỉ mang tính tạm bợ chứ không mang tính bền vững lâu dài Những người độc thân hoặc những ông bố đơn thân hoặc bà mẹ đơn thân sẽ khó khăn hơn trong việc duy trì gia đình và thực hiện hoạt động nghề nghiệp Bên cạnh đó nội dung của hợp đồng hôn nhân còn bao gồm các vấn đề về tài sản Chính vì vậy, hợp đồng hôn nhân mang tính kinh tế
1.2.2.6 Hợp đồng hôn nhân là một hợp đồng dài hạn
Tính dài hạn của hợp đồng hôn nhân xuất phát từ mục đích của hôn nhân
là che chở, bảo vệ, giúp đỡ, chia sẻ với nhau, nương tựa vào nhau giữa vợ và chồng, chăm sóc và giáo dục con cái Các cặp vợ chồng luôn có xu hướng và mong muốn xây dựng một gia đình bền vững và lâu dài Việc ly hôn được xem như là một điều ngoài ý muốn ban đầu của các bên khi xác lập hôn nhân Khi cuộc sống chung bế tắc đến mức không thể giải quyết được thì họ mới tìm đến giải pháp ly hôn Thời gian sống chung của các cặp vợ chồng thường tính bằng năm, có thể là hàng chục năm và cũng có thể là cho đến lúc một trong hai người chết Trong khi đó, với những hợp đồng khác, thời hạn của hợp đồng thường ngắn và xác định rõ được thời điểm kết thúc Tính dài hạn của hợp đồng hôn nhân được xem xét trong mối tương quan với các loại hợp đồng khác Những lợi ích mà các bên đạt được trong hôn nhân cũng là sợi dây
Trang 39liên kết, ràng buộc họ với nhau Ví dụ: Người phụ nữ phụ thuộc chồng về kinh tế thường ít yêu cầu ly hôn và muốn duy trì hôn nhân lâu dài
1.2.3 Chủ thể
Với tính chất đặc biệt của hôn nhân nên chủ thể của hợp đồng hôn nhân, chỉ có thể là hai thể nhân Đó có thể là những người có nhu cầu kết hôn với nhau hoặc những người đã là vợ, chồng của nhau muốn thay đổi chế độ hôn nhân của họ Bởi vì, hợp đồng hôn nhân có thể được xác lập trước khi kết hôn cũng như trong thời kỳ hôn nhân
Hiện nay, trên thế giới, đa số các nước quy định hôn nhân chỉ có thể diễn
ra giữa hai người khác nhau về giới tính Tuy nhiên, một số nước còn cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính như Mỹ, Pháp, Đức…Theo quan niệm của cá nhân, tác giả ủng hộ quan điểm cho phép kết hôn giữa hai thể nhân có cùng giới tính Bởi lẽ, khái niệm “vợ”, “chồng” là những khái niệm mang tính quy ước chứ không phải được xác định theo các yếu tố mang tính di truyền, tự nhiên Hơn nữa, bất kỳ ai cũng có quyền có nhu cầu lập gia đình, hưởng hạnh phúc còn vấn đề họ chọn ai làm người bạn đời thì đó lại càng là quyền tự do của họ Nếu trước đây ta hiểu “vợ” phải là người mang giới tính nữ, “chồng” phải là người mang giới tính nam thì bây giờ điều đó nên được thay đổi Đối với những người cùng giới tính, ai là vợ ai là chồng sẽ
do họ tự quy ước với nhau Giới tính của họ chẳng hề ảnh hưởng đến quyền
và nghĩa vụ của chồng và vợ Vì quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng mang tính chất giao hoán, đối xứng với nhau
Chủ thể của hợp đồng phải đảm bảo nguyên tắc “một vợ một chồng” Ở Thời đại của chúng ta, chúng ta đều ước muốn tham gia vào một chế độ hôn nhân một vợ một chồng và thấy rằng những quy định của pháp luật có vẻ như không cần thiết Tuy nhiên, pháp luật Hồi giáo đã ban bố cách đây 1400 năm,
Trang 40và được điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại Chế độ đa thế là không bắt buộc trong pháp Hồi giáo, nó được duy trì vì người phụ nữ Hồi giáo đồng
ý với điều đó Tất cả những người phụ nữ có thể đòi hỏi người chồng tương lai của mình duy trì chế độ một vợ một chồng trong hợp đồng hôn nhân trong suốt thời kỳ sống chung của họ bởi vì hôn nhân không thể xảy ra nếu không
có sự đồng ý của họ
1.2.4 Đối tượng
Bất kỳ một hợp đồng nào cũng phải có một đối tượng nhất định hoặc là
về tài sản hoặc là một công việc phải làm hoặc là một công việc không phải làm Hợp đồng hôn nhân cũng vậy, nó cũng có đối tượng riêng của mình Không giống như các loại hợp đồng thông thường, đối tượng của hợp đồng hôn nhân khá trừu tượng và khó tách bạch Nó bao gồm cả tài sản, công việc không được làm cũng như công việc phải làm Ví dụ như công việc chăm sóc, giáo dục con cái là đối tượng điều chỉnh của hợp đồng hôn nhân Tuy nhiên, việc chăm sóc, giáo dục con như thế nào, trách nhiệm của vợ, chồng đối với việc này ra sao lại thuộc về nội dung của hợp đồng Trong hợp đồng hôn nhân, có sự dịch chuyển lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau
Tựu chung lại ta có thể tóm tắt đối tượng của hợp đồng hôn nhân gồm: các thỏa thuận về tài sản (tài sản riêng của vợ, chồng; tài sản chung của vợ chồng); cuộc sống chung, gia đình chung Khái niệm cuộc sống chung, gia đình chung bao hàm rất nhiều đối tượng của hợp đồng hôn nhân như việc xác lập và thanh toán các khoản nợ chung; chăm sóc, giáo dục con cái; duy trì cuộc sống chung; quan hệ giữa vợ và chồng với nhau và với bên thứ ba…
Về đối tượng của hợp đồng hôn nhân, trong Luận án tiến sĩ luật học
“Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia đình - Vấn đề lý luận và thực