Quy định các chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 84 - 87)

Luật Hôn nhân gia đình nên dự liệu một chế độ tài sản của vợ chồng luật định (đối với các cặp đôi kết hôn theo kiểu truyền thống) và các chế độ tài sản của vợ chồng dành cho các cặp đôi kết hôn bằng hợp đồng hôn nhân.

Theo tác giả, chế độ tài sản vợ chồng theo luật định có thể giữ nguyên các quy định hiện hành của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Đối với hợp đồng hôn nhân, pháp luật nên cho các bên lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng có sẵn được pháp luật dự liệu hoặc chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận.

Sau đây, là một số chế độ tài sản của vợ chồng nên được quy định đối với các cặp đôi muốn ký kết hợp đồng hôn nhân:

- Chế độ hôn nhân phân biệt về tài sản: Vợ chồng không có tài sản chung. Tất cả những gì vợ, chồng sở hữu trước và trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng. Họ có quyền cho thuê, tặng cho hoặc bán mà không chịu bất

kỳ hạn chế nào (Nhưng mà, người vợ tương lai sẽ không thể bán căn hộ mà không có sự đồng ý của người chồng mặc dù căn họ đó thuộc sở hữu riêng của người đó khi nó trở thành căn hộ của gia đình). Những tài sản đã mua cùng nhau sẽ không phải là tài sản chung nhưng phải theo các quy định về tài không chia thông thường.

Tương ứng với việc không có các hoạt động chung thì cũng không có các khoản nợ chung. Mỗi người vợ, chồng sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của riêng họ. Người khác không có trách nhiệm và không phải trả các khoản nợ này (Tuy nhiên, khi liên quan đến một khoản nợ thuế, vợ chồng sẽ có trách nhiệm liên đới. Họ liên đới cùng nhau cho các khoản nợ cần thiết để sống của gia đình).

Chế độ hôn nhân này đảm bảo sự độc lập hoàn toàn về tài sản giữa vợ và chồng; bảo vệ vợ và chồng trước các chủ nợ của người phối ngẫu của họ; có thể tạo ra một tài sản không chia; đơn giản hóa việc thanh toán khi chấm dứt hôn nhân; phù hợp với các thương nhân hoặc có vợ chồng là thương nhân, với những người có những đứa con ở cuộc hôn nhân trước. Tuy nhiên, chế độ hôn nhân này cũng tạo ra cơ hội để những vợ chồng thương nhân mưu toan mua một vài tài sản, đặc biệt là bất động sản với tên người phối ngẫu của họ với vốn của họ do sự buôn bán của họ để trốn tránh các chủ nợ riêng; lợi ích, lương và thu nhập của một người không làm lợi cho người khác; bất lợi đối với những tài sản mua bởi hai người nhưng không thể chia.

- Chế độ cộng đồng tạo sản: Những nguyên tắc đặc trưng của nó là sự phân tài sản thành 03 khối tài sản (tài sản chung, tài sản riêng của vợ, tài sản riêng của chồng). Tài sản chung bao gồm tất cả những gì đã đầu tư hoặc mua trong thời kỳ hôn nhân gồm các khoản lợi và lương của vợ hoặc chồng, những lợi ích có được khi thực hiện một hoạt động tự do hoặc thương mại, những lợi

nhuận từ tài sản riêng. Tài sản riêng bao gồm tất cả những gì thuộc sở hữu của mỗi người khi kết hôn, những gì họ có được nhờ thừa kế, tặng cho và di tặng. Quyền quản lý và quyết định của vợ hoặc chồng đối với tài sản riêng của họ là tuyệt đối. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ: Nếu căn hộ của gia đình thuộc sở hữu riêng của một trong hai người vợ hoặc chồng thì họ sẽ không thể bán nếu không có sự đồng ý của người còn lại.

Có nợ chung và nợ riêng. Nợ riêng là những khoản nợ đã có trước khi kết hôn hoặc phải chịu do thừa kế, do vợ hoặc chồng xác lập. Nợ chung là những khoản nợ do hai vợ chồng xác lập.

Chế độ hôn nhân này đảm bảo lợi ích, thu nhập và lương của vợ hoặc chồng phục vụ cho người còn lại. Những tài sản nhận được bởi thừa kế và cho tặng vẫn là tài sản riêng. Bình đẳng về quyền của hai vợ chồng. Cần có chữ ký của người phối ngẫu đối với những văn bản quan trọng. Chế độ hôn nhân này thuận lợi đối với những vợ chồng trẻ mà chỉ có một người có một công việc có thu nhập. Tuy nhiên, chế độ này gây ra khó khăn, ràng buộc khi chia tài sản chung trong trường hợp có xung đột.

- Chế độ sở hữu chung hợp nhất: Đây là một chế độ rất giá trị và đơn giản. Tất cả những tài sản mà vợ chồng sở hữu trước khi kết hôn (những tài sản này có thể nhận được bởi thừa kế, tặng cho, di tặng) và sau khi kết hôn đều trở thành một khối tài sản chung. Những khoản nợ đều là trách nhiệm chung. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ như một số tài sản là tài sản riêng theo bản chất tự nhiên của nó (như: của hồi môn, tư trang cá nhân).

Chế độ hôn nhân này có sự đối xứng giữa cuộc sống chung và lợi ích. Người phối ngẫu còn sống có thể quản lý tất cả tài sản và các khoản lợi về thuế. Phù hợp với những người nhiều tuổi mà không có con. Tuy nhiên,

quyền thừa kế bắt buộc của những đứa con sẽ có thể bị xâm phạm khi người phối ngẫu còn sống có quyền quyết định toàn bộ tài sản.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)