1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội nông dân xã quảng bình, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

29 418 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Đây là cuộc vận động đòi hỏi sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạochuyển biến mạnh mẽ để nông thôn phát triển theo hướng văn min

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường học Đại học Văn hóa thểthao và Du lịch Thanh Hóa, em luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của cácthầy, cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ và trang bị cho em những kiến thức vềQuản lý Nhà nước Những kiến thức đó là hành trang , là những kiến thức cơbản, nâng cao trình độ năng lực trong công tác hiện nay và mai sau

Trong thời gian học tập và được khảo sát thực tế ở địa phương, tại cơ sởHội, làm báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 Để hoàn thành chương trình em bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý nhà nước – Côngtác xã hội và nhà trường, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn Tiến sỹ Lê Thị Thảo đã

tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành báo cáo Với đề tài: “ Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội nông dân xã Quảng Bình”.

Với những kiến thức đã được học tại Trường học Đại học Văn hóa thểthao và Du lịch Thanh Hóa và khả năng của mình em xin hứa sẽ góp phần xâydựng cho công tác Hội nông dân và phong trào của Hội nông dân xã QuảngBình ngày một vững mạnh và phát triển hơn, đồng thời góp một phần nhỏ bécủa mình vào công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước

Để có được kết quả này em xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô đã giúp đỡ emtrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Vì thời gian và trình độ cóhạn nên báo cáo không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, Rất mong sựđóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để báo cáo này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trìnhlịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Qua các giai đoạn cáchmạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, gópphần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chỉ thị, Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,nâng cao đời sống của người nông dân Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghịquyết số 26 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa X về nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thônmới là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt Đây là cuộc vận động đòi hỏi sự

nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạochuyển biến mạnh mẽ để nông thôn phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.Với vai trò là trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộcxây dựng nông thôn mới, những năm qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh BắcGiang đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng cótrọng tâm, trọng điểm, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức Hội trongphát triển kinh tế - xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn

Xác định công cuộc xây dựng nông thôn mới, điều cốt lõi là phải nângcao đời sống của nông dân, thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đãđẩy mạnh “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúpnhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển sâu rộng và lan tỏa trongcộng đồng dân cư nông thôn với hơn 100 nghìn hộ đạt danh hiệu hộ sản xuấtkinh doanh giỏi mỗi năm Phong trào đã thu hút đông đảo hội viên tham gia,huy động và phát huy có hiệu quả các nguồn lực giúp đỡ hội viên nông dân như:quỹ hoạt động hội vận động đạt trên 30 tỷ đồng; nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân cáccấp đạt gần 40 tỷ đồng, triển khai cho hàng trăm dự án theo nhóm hộ ngànhnghề, giúp hàng nghìn hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu

Trang 4

nhập; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vay vốnphát triển kinh tế; đấu mối với các công ty phân bón để nhân dân tiếp cận đượcnguồn phân đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý trong sản xuất nông nghiệp.

Hội nông dân Việt Nam trải qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nộidung và hình thức hoạt động Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp vớichính quyền và tổ chức chính trị xã hội để xây dựng Hội và phát động cácphong trào phát triển kinh tế Đối với một đất nước nông nghiệp chiếm 70% dânsố thì vai trò của Hội nông dân càng quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các cơquan nhà nước và Hội nông dân các cấp nhằm tuyên truyền vận động nhân dânthực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước,từng bước nâng cao đời sống của nhân dân Hội nông dân là tổ chức chính trị xãhội của giai cấp nông dân Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhândân để tuyên truyền chiến lược phát triển kinh tế Lắng nghe tâm tư nguyện vọngcủa dân để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh kịp thời cácchính sách cho phù hợp với nông dân ở từng vùng, từng thời kỳ Sự phối hợp giữaHội nông dân với Ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất

Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình vào hội nhập vớikhu vực và trên thế giới thì vai trò của Hội nông dân càng trở nên quan trọnghơn góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước Trong thời giancông tác tại Hội nông dân xã Quảng Bình, tôi nhận thấy tầm quan trọng của hoạtđộng Hội nông dân cả nước nói chung và Hội nông dân xã Quảng Bình nóiriêng đang là một vấn đề cấp bách hiện nay Cần củng cố và phát huy tối đa vaitrò của Hội nông dân nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế từngbước nâng cao hiệu quả đời sống của hội viên và nhân dân Chính vì vậy qua

quá trình nghiên cứu và học tập em chọn đề tài: “Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội nông dân xã Quảng Bình” làm báo cáo thực tập nghề nghiệp 1 nhằm

nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củaHội nông dân ở địa phương

1 Lý do chọn đề tài :

Trang 5

Trong bất cứ công việc gì thì sự phối hợp hoạt động cụ thể đạt được mụctiêu chung là hết sức quan trọng, cần có sự phối hợp với nhau để xây dựng một nhànước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Hội nông dân Việt Nam trải qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nộidung và hình thức hoạt động Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp vớichính quyền, các tổ chức chính trị xã hội để xây dựng Hội và phát động cácphong trào phát triển kinh tế Đối với một đất nước nông nghiệp chiếm 70% dânsố thì vai trò của Hội nông dân càng quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các cơquan nhà nước và Hội nông dân các cấp nhằm tuyên truyền vận động nhân dânthực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước,từng bước nâng cao đời sống của nhân dân Hội nông dân là tổ chức chính trị xãhội của giai cấp nông dân Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhândân để tuyên truyền chiến lược phát triển kinh tế Lắng nghe tâm tư nguyệnvọng của dân để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh kịp thờicác chính sách cho phù hợp với nông dân ở từng vùng, từng thời kỳ Sự phốihợp giữa Hội nông dân ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất.Tronggiai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình vào hội nhập với khu vực vàtrên thế giới thì vai trò của Hội nông dân càng trở nên quan trọng hơn góp phầnđưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước Trong thời kỳ học tập và rènluyện tại trường Đại học Văn hóa, thể thao và Du lịch Thanh Hóa em nhận thấytầm quan trọng của hoạt động của Hội nông dân của cả nước chung và Hội nôngdân xã Quảng Bình nói riêng đang là một vấn đề cấp bách hiện nay Cần củng cốvà phát huy tối đa vai trò của Hội nông dân nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân pháttriển kinh tế từng bước nâng cao hiệu quả đời sống của nhân dân Chính vì vậyqua quá trình nghiên cứu và học tập em chọn đề tài này để làm báo cáo nghềnghiệp 1 nhằm nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động của Hội nông dân ở địa phương

2 Mục đích:

Trang 6

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động củaHội nông dân để đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay vàthực tiễn đào tạo bồi dưỡng Hội nông dân ở cơ sở Nhằm đề xuất những giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn xã QuảngBình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh hóa

4 Đối tượng nghiên cứu:

Hội nông dân xã xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh hóa

- Thời gian nghiên cứu: Năm từ năm 2016 – đầu năm 2017

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Duy vật biện chứng;

- Lôgic lịch sử;

- Nghiên cứu tài liệu;

- Hệ thống cấu trúc;

- Thống kê số liệu.

Kết cấu nội dung của đề tài chia làm 3 phần :

Trang 7

Chương 1: Giới thiệu khái quát về hội nông dân xã Quảng Bình huyện

Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Phát huy vai trò của hội nông dân xã Quảng Bình trong xây

dựng nông thôn mới

Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội nông

dân xã Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỘI NÔNG DÂN

XÃ QUẢNG BÌNH, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

1.1 Tên gọi, địa điểm, thông tin liên hệ

Tên gọi: Hội Nông dân xã Quảng Bình

Địa điểm: xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0979925336

Gmail: Hoinongdanqb@gmail.com

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

86 năm qua hội Nông dân xã Quảng Bình Cùng với Nông dân cả nước vàHội nông dân Quảng Xương cũng đã gặt hái nhiều thành công và góp phần xâydựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh

Trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, giai cấp nông dân xãQuảng Bình đã đóng góp sức người, sức của với tinh thần thóc không thiếu mộtcân, quân không thiếu một người, truyền thống cha truyền con nối kế tiếp nhaulên đường giết giặc Quê hương là hậu phương vững chắc với các phong tràophụ nữ “ba đảm đang”, Thanh niên “ba sẵn sàng”, lực lượng nông dân tham gia

du kích chiến đấu trên mặt trận Về sản xuất nông nghiệp trong những nămkháng chiến, năng suất đạt 5 tấn/ha, chăn nuôi ngày càng phát triển, lực lượngnông dân tham gia dân quân trực chiến bảo vệ các tuyến đường giao thông quantrọng, mọi gia đình đều đóng góp đầy đủ lương thực, thực phẩm, hoàn thànhvượt kế hoạch để tiếp viện cho tuyền tuyến

Trang 8

Chiến thắng Mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền nam thống nhất đấtnước, nông dân chúng ta lại tập trung vào xây dựng quê hương.

Với quyết tâm của Đảng bộ là dồn làng lập khu dân cư mới, trong lúc cơm

ăn, áo mặc còn thiếu thốn, có hàng ngàn hộ gia đình phải rời bỏ mảnh đất là nơichôn rau cắt rốn để chuyển nhà trả đất theo chủ trương của Đảng, chính quyềnđịa phương để lấy đất dư thừa quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp, đây là mộtchủ trương đúng lúc bấy giờ mà giai cấp nông dân trong xã đó tin tưởng và đoànkết một lòng cùng với Đảng bộ thực hiện thành công Theo chủ trương củahuyện để đảm bảo cho các xã bạn như Quảng Lưu, Quảng Nhân, Quảng Lộc,Quảng Thái có đất canh tác, chúng ta còn nhường đất cho họ sản xuất để đảmbảo đời sống chung trong huyện

Trong những năm từ 1969 đến 1978 Quảng Bình chúng ta là một trongnhững xã đầu tiên đi lên HTX so với các xã trong huyện với cánh đồng 5 tấn,trại chăn nuôi nổi tiếng cả nước đây là nguồn động viên lớn cho những người đichiến đấu ngoài chiến trường

Trong khoán 100 và trong thời kỳ đổi mới, nông dân xã Quảng Bình đóphát huy tinh thần yêu nước đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau thi đua lao động sản xuất,đóng góp xây dựng quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lýcủa chính quyền khi có chủ trương đúng và sát thực, hợp lòng dân thì giai cấpnông dân xã nhà không quản mọi khó khăn gian khổ tích cực tham gia đóng gúpsức người, sức của xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như điện, đường,trường trạm và nhiều công trình phúc lợi khác nhằm phục vụ đời sống dân sinhcho toàn thể nhân dân trong xã

Đến nay xã Quảng Bình đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới,là một tổ chức chính trị xã hội, Hội nông dân xã Quảng Bình đã tích cực tuyêntruyền vận động hội viên Hội nông dân đóng góp sức người sức của để xây dựngcác công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp Hộiviên hội nông dân xã Quảng Bình quyết tâm cùng Đảng Bộ và nhân dân xãQuảng Bình hoàn thành tốt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo kế hoạchđã đề ra

Trang 9

Trải qua 86 năm cùng với nông dân cả nước, hội nông dân xã QuảngBình luôn luôn củng cố và ngày càng vững mạnh, hiện nay Hội nông dân xã có

9 chi hội, 12 tổ hội hoạt động, hàng năm có 7/9 chi hội đạt vững mạnh và 2 chihội khá không có chi hội yếu kém

Tiếp bước cha anh, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự giúp đỡ củachính quyền, sự phối hợp của các tổ chức, sự đoàn kết chung sức chung lòng củatoàn thể hội viên hội nông dân xã Quảng Bình phấn đấu hoàn thành xuất sắc cácnội dung đã đề ra góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp

- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường

lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội,khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực,tự cường, lao động sáng tạo của nông dân

- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần của hội viên, nông dân

- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các

chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nướcở nông thôn Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nôngnghiệp Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nôngdân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường

Trang 10

- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và

nâng cao chất lượng hội viên Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt;đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước

- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Tham

gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế Kịp thời phản ánh tâm tư nguyệnvọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chínhđáng, hợp pháp của hội viên, nông dân Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữgìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàndân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội

- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng

cường hợp tác, trao đổi học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảngbá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế,các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới

1.4 Cơ cấu tổ chức

Ban chấp hành Hội nông dân xã Quảng Bình gồm 11 ủy viên Ban chấphành, Ban thường vụ gồm 3 đồng chí, trong đó 1 đồng chí là Chủ tịch, 1 Phóchủ tịch, 1 Ủy viên ban thường vụ

Hội nông dân xã gồm 9 chi hội, tổng số 702 hội viên, mỗi chi hội có 01chi hội trưởng - 01 chi hội phó để vận động và tổ chức cho hội viên thực hiệntheo chương trình hoạt động của các cấp hội, đồng thời có trách nhiệm tiếp thu,truyền đạt những tâm tư, ý chí, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của hội viên lêncác cấp Hội để kịp thời có những chính sách phù hợp; Hơn thế nữa chi hộitrưởng hoặc chi hội phó phải đảm nhận trách nhiệm làm tổ trưởng tổ vay vốncác ngân hàng để làm công tác rà soát, bình xét cho hội viên vay vốn phát triểnkinh tế xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hội viên…

Trang 11

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BAN THƯỜNG VỤ HỘI XÃ

PHÓ CHỦ TỊCH

ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ

BCH CHI HỘI 4

BCH CHI HỘI 5

BCH CHI HỘI 6

BCH CHI HỘI 7

BCH CHI HỘI 8

BCH CHI HỘI 9

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

- Chi hội trưởng

- Chi hội phó

Hội viên

Hội viên

Hội viên

Hội viên

Hội viên

Hội viên

1.5 Quy mô, năng lực

1.5.1 Quy mô

- Ban thường vụ Hội xã gồm 03 người: 01 chủ tịch; 01 Phó chủ tịch; 01

Ủy viên ban thường vụ

- Ban chấp hành gồm 11 người: cơ cấu từ xã xuống chi hội thôn

- Tại từng thôn có Ban chấp hành gồm: 01 Chi hội trưởng và 01 chi hội phó

Trang 12

- Chủ tịch Hội nông dân: Trình độ văn hóa: 12/12

Trình độ Chính trị: Trung cấpTrình độ chuyên môn: Trung cấp

- Phó Chủ tịch Hội nông dân: Trình độ văn hóa: 12/12

Trình độ Chính trị: Trung cấp

- 05 ủy viên BCH là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

- 01 ủy viên BCH hội: Trình độ văn hóa: 12/12

Trình độ chuyên môn: Trung cấp

- 03 ủy viên BCH hội: Trình độ 12/12

- 05 ủy viên BCH : Trình độ 9/12

Đa số các ủy viên trong BCH Hội nông dân luôn có lập trường, tư tưởng,quan điểm vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trungthành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Pháp luật của Nhà nước, luôn xác định rõ vai trò trách nhiệm của Hộinông dân, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước.Luôn thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Hội nông dân các cấp

1.5.2.2 Cơ sở vật chất

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Hội cấp trên và Đảng ủy xã Quảng Bình, cùng với sự vận động của tổ chức hội, hiện nay cơ sở vật chất của Hội cơ bản đã đầy đủ:

- Hội có phòng làm việc riêng đủ tiêu chuẩn;

- Bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách;

- Có máy tính làm việc riêng, đã kết nối mạng

* Tiểu kết: Nhìn chung Hội nông dân xã Quảng Bình hiện nay trong cơ cấu tổ

chức đã đảm bảo số lượng, chất lượng theo Điều lệ Hội Cán bộ hội đủ chuẩn đểđảm nhận công tác hội Hoạt động của Hội đã và đang được phát triển một cách mạnh mẽ theo đà chung của sự phát triển của đất nước và địa phương, Hội nông dân xã Quảng Bình luôn là lá cờ đầu của Hội Nông dân huyện Quảng xương, là đơn vị 5 năm năm liền đạt đơn vị xuất sắc toàn diện cơ sở vật chất của Hội đảm

Trang 13

bảo đủ điều kiện làm việc Hội viên luôn tích cực trong công tác hội và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại đại phương, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI NÔNG DÂN

XÃ QUẢNG BÌNH, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

2.1 Khái quát tình hình nông dân xã Quảng Bình

Xã Quảng Bình thuộc vùng đất thuần nông, nằm ở phía nam huyện QuảngXương, cách trung tâm huyện Quảng Xương 7 km, có diện tích 71.16 ha Dân số7.1675 người, với 1.721 hộ, hộ nghèo 78 hộ chiếm 4.6%, cận nghèo 107hộchiếm 6.2% Nghề nghiệp chính của nông dân trong xã là sản xuất nông nghiệpvà dịch vụ thương mại

Xã có 09 đơn vị thôn, 03 trường và 01 trạm y tế; có 09 chi bộ nông thôn,

03 chi bộ trường học, 01 chi bộ Trạm y tế, tổng số 308 đảng viên

Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân vềxây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện,các cấp Hội tập trung tuyên truyền mục đích, yêu cầu, ý nghĩa về xây dựng nôngthôn mới, vai trò chủ thể của nông dân, trách nhiệm của tổ chức Hội trong xâydựng nông thôn mới Tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện "dồn điền đổithửa", chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, tham gia đóng góp công sức, tiền của, đất đai, xây dựngkết cấu hạ tầng cơ sở; Cải tạo vườn tạp, cải trang nhà ở…

Hội Nông dân xã Quảng Bình đã đăng ký phát tin riêng của Hội Nông dânxã tại đài truyền thanh xã, trong đó có chuyên mục nông dân với xây dựng nôngthôn mới; tăng cường các tin, bài viết trên loa nhằm tuyên truyền về một số chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, những gương tậpthể và cá nhân điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn

Trang 14

chuyển giao KHKT, tiếp cận các nguồn vốn vay cho hội viên, cung ứng giống vàvật tư nông nghiệp trả chậm cho Hội viên và nhân dân

Hàng năm, Hội Nông dân xã đều tổ chức tập huấn, tham quan các môhình sản xuất kinh doanh giỏi ở trong tỉnh, ngoài tỉnh giúp cán bộ Hội nâng cao

kỹ năng, kiến thức tuyên truyền vận động nông dân phát huy vai trò chủ thểtrong xây dựng NTM và hướng dẫn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bềnvững nâng cao thu nhập Chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền như tổ chức

sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các hội thi "Dân vận khéo", "Kiến thức nhà nông"

thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia

Các phong trào thi đua do Hội phát động và tổ chức thực hiện như phongtrào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau làm giàu vàgiảm nghèo bền vững; phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, anninh; phong trào nông dân chung tay bảo vệ môi trường đều hướng vào thựchiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, Hội Nông dân xã Quảng Bình đãphối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức 15 buổi chuyển giao KHKT chođông đảo hội viên nông dân, góp phần tham gia các chương trình phát triển kinhtế nông thôn

Hội Nông dân xã đã cung ứng 100 tấn phân bón chậm trả cho nông dân;cung ứng 10 tấn giống lúa các loại cho hội viên geo; lắp đặt hàng trăm thùngchứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên khắp các cánh đồng củaxã Tuyên truyền và vận động 100% hội viên nông dân ký cam kết "Nói khôngvới thực phẩm bẩn" Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi, trồngtrọt, VAC tổng hợp đạt hiệu quả kinh tế cao và đang nhân ra diện rộng như môhình nuôi cá – lúa – vịt, nuôi cá lóc trên bể xi măng, nuôi trâu, nuôi lợn, nuôichim cút lấy trứng, nuôi bò sinh sản …Cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ănquả có hiệu quả kinh tế cao

Hội nông dân xã Quảng Bình đã tích cực xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dângiúp vốn cho nông dân phát triển sản xuất Hội đã tích cực phối hợp với các tổ

Ngày đăng: 17/07/2017, 13:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủban hành về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cả nước chung sứcxây dựng nông thôn mới
1. Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V Khác
3. Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam Khác
4. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủQuyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác
6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã quảng Bình lần thứ XXII Khác
7. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXII Khác
8. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII Khác
9. Giáo trình Chương trình Trung cấp Công tác xã hội, Chuyên ngành Công tác Hội Nông dân Khác
10. Sổ tay Cán bộ cơ sở Hội Nông dân Khác
11. Sổ tay Công tác Kiểm tra và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w