1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SLIDE VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN ĐẾN VÙNG VEN BIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG

21 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Giới thiệu chung Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. Việt Nam có diện tích đất liền: 331 698km2, từ 8o10’ tới 23o24’ vĩ Bắc, bờ biển dài 3260km, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 27oC ở miền Nam, 21oC ở miền Bắc; lượng mưa trung bình 2000mmnăm với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đồng Nai Vàm Cỏ, sông Cửu Long đã hình thành nên thảm thực vật RNM ven biển xanh tốt từ Quảng Ninh đến Hà Tiên. Bảo vệ đê biển và các vùng ven biển là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới. Tại các nước phát triển, đê biển đã được hoàn thiện ở mức độ cao, tuy nhiên có thể thấy rằng không có công trình nào đảm bảo tuyệt đối an toàn trước thiên tai. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp bảo vệ đê biển và vùng ven biển vẫn tiếp tục được mở rộng ở các nước phát triển và đang phát triển. Một trong các biện pháp kỹ thuật có giá thành rẻ mà lại rất hiệu quả là trồng cây chắn sóng. Khi cây ngập mặn phát triển tốt sẽ tạo thành những hàng rào xanh bảo vệ các vùng ven biển. Vì vậy, nhận thức đúng tầm quan trọng của rừng ngập mặn (RNM) là điều cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM. Trong bài viết này, em trình bày phân bố RNM ở Việt Nam và vai trò của RNM trong việc bảo vệ các vùng ven biển, phân tích những nguyên nhân làm suy thoái RNM và kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển RNM nước

Trang 1

VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN ĐẾN VÙNG VEN BIỂN VÀ GIẢI

PHÁP PHỤC HỒI RỪNG

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

LỚP: DH3KB1 Giảng viên hướng dẫn: TS BÙI ĐẮC THUYẾT

Trang 3

TỔNG QUAN

Giới thiệu chung

 Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới

và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày.

 Việt Nam có diện tích đất liền: 331 698km2, từ 8o10’ tới 23o24’ vĩ Bắc, bờ biển dài

3260km, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 27oC ở miền Nam, 21oC ở miền Bắc; lượng mưa trung bình 2000mm/năm với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ, sông Cửu Long đã hình thành nên thảm thực vật RNM ven biển xanh tốt từ Quảng Ninh đến

Hà Tiên.

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo vệ đê biển và các vùng ven biển là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước khác trên thế giới Tại các nước phát triển, đê biển đã được hoàn thiện ở mức độ cao, tuy nhiên có thể thấy rằng không có công trình nào đảm bảo tuyệt đối an toàn trước thiên tai Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp bảo vệ

đê biển và vùng ven biển vẫn tiếp tục được mở rộng ở các nước phát triển và đang phát triển Một trong các biện pháp kỹ thuật có giá thành rẻ mà lại rất hiệu quả là trồng cây chắn sóng Khi cây ngập mặn phát triển tốt sẽ tạo thành những hàng rào xanh bảo vệ các vùng ven biển Vì vậy, nhận thức đúng tầm quan trọng của rừng ngập mặn (RNM)

là điều cần thiết để từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM

Trong bài viết này, em trình bày phân bố RNM ở Việt Nam và vai trò của RNM trong việc bảo vệ các vùng ven biển, phân tích những nguyên nhân làm suy thoái RNM và kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển RNM nước

Trang 5

ĐỐI TƯỢNG VÀ PPNC

Đối tượng: Rừng ngập mặn vùng ven biển VN

Thời gian: 1940 đến nay

PPNC: Phương pháp thu thập thông tin

- Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố của RNM

- Các tài liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của RNM

- Số liệu về trạng thái và trữ lượng của RNM

Trang 6

PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG

 TRÊN THẾ GIỚI

- Theo bản đồ, diện tích RNM lớn nhất là ở khu vực Indonesia với diện tích là 2000001-3000000ha

- Tiếp theo là châu úc, Mĩ, Ấn Độ, Colombia, Việt Nam với diện tích là 1000001-2000000ha

Trang 7

PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG

Trong đó 5 quốc gia Indonesia, Australia, Brazil, Nigeria, Mexico chiếm 45% tổng diện tích toàn thế giới và 65% tổng diện tích RNM

thế giới

Nguồn: FAO 2006 (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp

Liên Hiệp Quốc)

- Theo phân tích dữ liệu hiện

có thì có khoảng 15.8ha RNM được đánh giá còn tồn tại trên thế giới năm 2005, giảm đi 18,8ha so với năm 1980

- Châu Á theo nghiên cứu của FAO (2006) là khu vực có diện tích RNM bị mất lớn nhất trên thế giới vào khoảng 6 triệu ha

Trang 8

PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG

Đây là biểu đồ qui mô RNM trong quá khứ và hiện tại theo từng khu vực trong giai đoạn 1980-2005

Nguồn: FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

Trang 9

PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG

 Ở Việt Nam

Trước chiến tranh, RNM chiếm diện tích tương đối lớn hơn 400.000 ha(Maurand,1943) chủ yếu là ở Nam Bộ: 250.000 ha Hai vùng có rừng ngập mặn tập trung là bán đảo Cà Mau 150.000ha và vùng Rừng sát (Biên hòa và tp Hồ Chí Minh) 40.000ha Do khai thác rừng để lấy than, gỗ, củi quá mức nên diện tích rừng giảm nhanh Đến cuối năm 1960,rừng chỉ còn lại 3/4 Từ năm 1962-1971, chiến tranh hóa học của Mĩ đã hủy diệt 104.123ha mà 52% ờ Mũi Cà Mau và 41% ờ Rừng Sát, còn lại là các tỉnh ờ miền Tây Nam BỘ Đến nay,phần lớn vùng bị rải chất độc hóa học,rừng đã tái sinh,nhưng thành phần chủ yếu là mắm và chà là.

Trang 10

PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG

Dựa vào các yếu tố địa lí,khảo sát thực địa và kết quả viên thám,RNM Việt Nam được chia làm 4 khu vực:

-Khu vực 1 :bờ biển Đông Bắc,từ Mũi Ngọc đến Mũi Đồ Sơn

-Khu vực 2:bờ biển đồng bằng Bắc Bộ,từ Mũi Đồ Sơn đến Lạch Trường

-Khu vực 3: bờ biển Trung Bộ,từ Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu

-Khu vực 4: bờ biển Nam Bộ,từ Mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên.

Hiện trạng:

- Việt nam có chiều dài bờ biển 3,200km nhưng tỉ lệ diện tích RNM lại không

tương xứng, có xu hướng giảm dần cả về diện tích lẫn chất lượng.

- Theo thống kê của viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, năm 1943, nước ta có

408,500ha RNM, nhưng đến hết tháng 12-2006 chỉ còn 209,740ha (51,34%)

Trang 11

- Cung cấp vật liệu làm nhà, nhuộm lưới, dụng

cụ đánh bắt trong nghề

cá, vật liệu xây dựng làm nơi ở cho làng đánh cá.

Trang 12

Nuôi trồng thủy hải sản

Ổn định kinh tế cho nông dân vùng ven biển và nâng cao chất lượng

cuộc sống

Trang 13

VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

Hạn chế xâm nhập mặn

Mở rộng diện tích đất bồi

Hạn chế xói lở

Tác dụng của các dải RNM vùng ven biển,

cửa sông đóng một vai trò quan trọng trong

việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế

xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và

dòng triều vùng có đê ven biển và trong

cửa sông Rễ cây ngập mặn, đặc biệt là

những quần thể thực vật tiên phong mọc

dày đặc có tác dụng làm cho trầm tích bồi

tụ nhanh hơn Chúng vừa ngăn chặn có

hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của

lở bờ sông và cả các chân đê Mặt khác nước mặn sẽ thẩm thẩu qua thân đê vào đồng ruộng khiến cho năng suất bị giảm, tình trạng thiếu nước ngọt ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng trong sinh hoạt (Phan Nguyên Hồng, 1997).

Trang 14

VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

RNM làm giảm thiểu tác hại của sóng, bão lụt

Trang 15

VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

Tác dụng của RNM đối với môi trường sinh thái

RNM góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, các quần xã cây ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn Cũng giống như các loài thực vật khác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp Chẳng hạn như RNM Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố

Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển RNM hấp thụ các chất này và tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người

Trang 16

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM SUY GIẢM RNM

tôm quảng canh

Do nhu cầu về tôm xuất khẩu rất lớn tronglúc sản lượng đánh bắt giảm sút, vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX ở hầu hết các vùng ven biển nước ta, nhân dân đã phá các khu RNM xanh tốt (Cà Mau, Sóc Trăng…) và các khu rừng phòng hộ tự nhiên hoặc trồng (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Khánh Hòa ) để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ

Ở nhiều địa phương RNM đã biến mất, thay vào đó là các đầm tôm và đất hoang hóa.

Ở miền Nam sau chiến tranh, nhân dân ven biển trở về quê cũ cùng với sự di cư ồ ạt từ nhiều nơi khác đến vùng RNM nên nhu cầu về xây dựng, củi, than đun nấu tăng gấp bội, dẫn đến việc phá hủy các khu rừng quí giá kể cả rừng mới trồng sau chiến tranh Ở một số vùng khác

do quản lý kém nên rừng bị chặt phá, nhiều chỗ không còn vết tích hoặc chỉ còn những cây nhỏ Mặt khác, việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng năm trong lúc tài nguyên giảm sút, khiến cho rừng ngày càng kiệt quệ.

Trang 17

kỹ thuật cho sản xuất;

Củng cố và hoàn thiện hệ thống Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ và đảm bảo hoạt động

có hiệu quả; Củng

cố và hoàn thiện hoạt động của các lâm ngư trường;

Đẩy mạnh bảo vệ hệ sinh thái RNM dựa trên các quy hoạch

có tính pháp lý và khoa học; cương quyết ngăn chặn các hoạt động phá RNM

để nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác;

Trang 18

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Cần chọn một số RNM điển hình đại diệncho từng vùng sinh thái làm khu bảo tồn để bảo

vệ các nguồn gen thực vật và động vật vùngtriều;

Lập kế hoạch phục hồi và trồng mới RNMtheo từng giai đoạn 5 năm, xác định rõ địa điểm

và phương thức phục hồi phù hợp, hiệu quả;

Trang 19

KẾT LUẬN

Việt Nam có trên 3250km bờ biển, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây ngập mặn sinh trưởng Vai trò của RNM trong việc bảo vệ đê biển, bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn, cải tạo môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã được khẳng định Vì vậy, cần có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ, khôi phục và phát triển hệ sinh thái RNM, sử dụng hợp lý RNM theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo các chức năng phòng hộ của rừng và tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường vùng ven biển.

Trang 20

KIẾN NGHỊ

1 Cần cấp thiết xây dựng một quy hoạch tổng thể sử dụng các vùng rừng ngập mặn, tiến hành khảo sát và nghiên cứu chi tiết về tình trạng hiện thời của rừng ngập mặn, diện tích ao nuôi tôm, diện tích đất lở, đất bồi ở tất cả các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn thông qua ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, và nghiên cứu thực địa thực hiện bởi cán bộ chuyên môn Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ cở khoa học cho quy hoạch tổng thể sử dụng đất và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững ở các vùng ven biển

2 Giới thiệu về rừng ngập mặn và giáo dục bảo vệ nguồn lợi động vật biển cần trở thành một phần trong giáo dục giảng dạy ở tất cả các bậc học

3 Tổ chức các khoá đào tạo về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong

tiến trình phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên cho các nhà quản lý địa phương và cán

bộ nòng cốt từ các phòng ban lâm nghiệp và thuỷ sản

Trang 21

LOGO

Ngày đăng: 17/07/2017, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w