1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

65 936 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Các khái niệm 4 2.1.2 Phân tích khung sinh kế 6 2.1.3 Vai trò của rừng ngặp mặn trong việc cải thiện sinh kế của người dân 8 2.1.4. Các khung sinh kế hiện có tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 10 2.2 Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1 Trên thế giới 11 2.2.2 Các địa phương khác tại Việt Nam 12 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 26 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26 3.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 26 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1 Hiện trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Tiền Hải, Thái Bình 28 4.2 Hiện trạng sinh kế của người dân vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 32 4.3 Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ảnh hưởng tới sinh kế của người dân ven biển 37 4.3.1 Ảnh hưởng của hệ sinh thái về các hoạt động sinh kế của người dân ven biển 38 4.3.2 Tác động ngược lại của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới sinh kế 40 4.4 Các biện pháp giúp hệ sinh thái phát triển bền vững và sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển 40 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1 Kết luận 46 5.2 Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 49

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

* * * * *

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn

trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển

ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS LÊ XUÂN TUẤN

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TRÀ MY

Chuyên ngành đào tạo : Quản lý biển

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các cáckết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan

và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào

Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõnguồn gốc

Hà nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Môi trường – Trường Đạihọc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự giúp đỡ quý báu của các thầygiáo, cô giáo và bạn bè, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chuyên đề :“ Nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình” đã hoàn thành, cho phép em được bày tỏ lòng cảm

ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học biển và hải đảo – Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thựctập này Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt về sự hướng dẫn tận tìnhcủa giảng viên PGS-TS Lê Xuân Tuấn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ emtrong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo này

Cùng sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cán bộ, nhân viêncủa Uỷ Ban nhân dân huyện Tiền Hải, Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở

Tuy vây, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạnchế của một sinh viên thực tập nên trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp nàycũng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định Vì vậy, emmong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để en có điềukiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tếsau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trà My

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm 4

2.1.2 Phân tích khung sinh kế 6

2.1.3 Vai trò của rừng ngặp mặn trong việc cải thiện sinh kế của người dân 8

2.1.4 Các khung sinh kế hiện có tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 10

2.2 Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1 Trên thế giới 11

2.2.2 Các địa phương khác tại Việt Nam 12

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 26

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 27

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 Hiện trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Tiền Hải, Thái Bình 28

Trang 5

4.2 Hiện trạng sinh kế của người dân vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái

Bình 32

4.3 Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn ảnh hưởng tới sinh kế của người dân ven biển 37

4.3.1 Ảnh hưởng của hệ sinh thái về các hoạt động sinh kế của người dân ven biển 38

4.3.2 Tác động ngược lại của hệ sinh thái rừng ngập mặn tới sinh kế 40

4.4 Các biện pháp giúp hệ sinh thái phát triển bền vững và sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển 40

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Kiến nghị 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 49

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt/ kí hiệu Nội dung diễn giải

IUCN Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

MFF Chương trình Rừng ngập mặn vì tương lai

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tăng trưởng GDP giai đoạn (2006 - 2015) 18

Bảng 4.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp 29

Giai đoạn 2010-2015 29

Bảng 4.2 Hiện trạng rừng phòng hộ ven biển huyện Tiền Hải 31

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của DFID (2001) 6

Hình 2.2 Khung sinh kế vùng ven biển 7

Hình 2.3 Khung sinh kế bền vững, nguồn DFID 2001 10

Hình 2.4: khung cảnh shyamnagar 12

Hình 2.5 Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định 12

Hình 3.1 bản đồ thành phố Thái Bình 14

Hình 3.2 Phân tích SWOT 27

Hình 4.1: các loại cây sú, vẹt, phi lao, bần 32

Hình 4.2 các hoạt động nuôi trồng thủy sản 34

Hình 4.3 Các đại biểu tham quan mô hình nuôi luân canh tôm sú - rong câu trong ao nước lợ năm 2015 tại hộ ông Tô Văn Tiến (xã Đồng Minh, Tiền Hải, Thái Bình) 35

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260km tính trên phần lãnh thổ đấtliền và có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới (sau rừng ngập mặn ởcửa sông Amazon - Nam Mỹ) Rừng ngập mặn mang lại các giá trị và dịch vụ

vô cùng to lớn cho đời sống, là vườn ươm phát triển thủy hải sản, cung cấpnguyên liệu cho các hoạt động sản xuất

Rừng ngập mặn không chỉ có tác dụng lớn là bảo vệ bờ biển, hạn chếtác hại của thiên tai mà nó mang đến một nguồn lợi trong hệ sinh thái cũng rấtdồi dào, tác dụng của mùn bã thực vật ngập mặn trong chuỗi thức ăn, làmsạch môi trường, bảo vệ các đối tượng nuôi như tôm, cua, sò Tài nguyênthủy sản không chỉ được khai thác trực tiếp mà còn cả một vùng ven biểnrộng lớn xung quanh

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi một vùng lãnh thổtheo hướng phát triển bền vững, vấn đề sử dụng hợp lý tiềm năng tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ môitrường và phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề mang tính thời sự, có ýnghĩa quan trọng, cấp thiết

Thái Bình là một tỉnh nằm ở đồng bằng bắc bộ thuộc vùng biển và venbiển phía bắc với 49,25 km đường bờ biển là tỉnh giàu tiềm năng, phát triểnmột nền kinh tế tổng hợp nông nghiệp – lâm nghiệp - ngư nghiệp- dulịch Với chiều dài bờ biển hơn 23 km, 3 mặt tiếp giáp với sông, biển - đây lànhững thuận lợi để huyện Tiền Hải, Thái Bình phát huy thế mạnh của mìnhvới hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú dồi dào sẵn có Phát triển kinh tếlâm nghiệp của xã cũng như của huyện Tiền Hải có ý nghĩa quan trọng đốivới người dân và môi trường Rừng tạo độ che phủ, là “lá chắn xanh”góp

Trang 10

nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Sinh kế là mối quan tâm hàngđầu của người dân, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đờisống của người dân nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môitrường tự nhiên Việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịuảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, kết cấu

hạ tầng,…

Tuy nhiên do những khó khăn về điều kiện điều kiện tự nhiên- xã hội,con người mà hệ sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá một cách đáng báođộng và cũng ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động sinh kế của ngườidân khu vực nơi đây

Vì vậy việc “ nghiên cứu, đánh giá vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển ở huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình” là rất cần thiết nhằm đưa ra cái nhìn và các giải

pháp giúp cho cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời giúp cho sinh

kế của cộng đồng dân cư ven biển cũng ổn định hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá được hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn tại địa phương

- Đánh giá được hiện trạng sinh kế của người dân tại địa phương

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và vaitrò ảnh hưởng của nó tới sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển

- Đề xuất được các biện pháp giúp hệ sinh thái phát triển bền vững và

sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển cũng phát triển ổn định

Trang 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

+) hệ sinh thái rừng ngập mặn

+) các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.2.1 Phạm vi nội dung

Hệ thống hóa, làm sáng tỏ các vấn đề lí luận và thực tiễn về vai trò củarừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế của cộng đồng ven biển khu vựchuyện Tiền Hải, Thái Bình

Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và vaitrò ảnh hưởng của nó tới sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển

Đề ra được những giải pháp cải thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn giúp

cải thiện sinh kế của người dân khu vực hyện Tiền Hải trong tương lai

1.3.2.2 Phạm vi không gian

Huyện Tiền Hải, Thái Bình

1.3.2.3 Phạm vi thời gian

Ba tháng từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017

Trang 12

2.1.1.2 Khái niệm rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái bao gồm các loại cây và bụi sống trongcác vùng nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếugiữa vĩ độ 25 độ Bắc và 25 độ Nam Năm 1983, một nhà sinh vật học đã đưa

ra khái niệm về rừng ngập mặn, ông đã mô tả rừng ngập mặn như là hệ câyrừng ven biển của vùng duyên hải nhiệt đới và á nhiệt đới

2.1.1.3 Khái niệm về hệ sinh thái

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triểntrong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môitrường đó

2.1.1.4 Khái niệm sinh kế

Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồntài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống.Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trướctác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường nhữngnăng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làmsuy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Chambers, R And G Conway,1992)

Trang 13

Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ,bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thànhviên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppala,1996).

Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của cácnguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và nhữnghoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mụctiêu đa dạng hơn Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay mộtcộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó

2.1.1.5 Khái niệm về sinh kế bền vững

Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID và một số tổ chức xây dựng,

là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế Nó cũng giúp tổchức nghiên cứu và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ Theo Khung này,các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh

kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương.Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro như bão lụt, các khuynhhướng và tác động theo thời vụ

Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sảnsẵn có để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống (VD: một hộ ngư dân kiếmsống bằng nghề đánh cá) Để làm điều này, hộ gia đình cần sử dụng một sốnguồn lực sinh kế như:

 Nguồn lực vật chất – thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu

 Nhân lực – tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá, sức khỏe, nguồnlao động

 Nguồn lực xã hội – bán cá cho những đầu mối thị trường

 Tài nguyên thiên nhiên – bắt cá từ tự nhiên

 Nguồn lực tài chính – tiền vay từ ngân hàng, bà con thân thích,thương lái

Trang 14

2.1.2 Phân tích khung sinh kế

Khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khíacạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế Khung sinh kế làmột công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh

kế của con người và tác động qua lại giữa chúng

Hình 2.1 Phân tích khung sinh kế của DFID (2001)

Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn lựcchính: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực con người; (3) Nguồn lực xãhội; (4) Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực vật chất Nguồn vốn sinh kếkhông chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổitrong tương lai Chính vì thế khi xem xét nguồn lực, con người không chỉ xemxét hiện trạng các nguồn lực sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơhội thay đổi của nguồn lực đó như thế nào ở trong tương lai

2.1.2.2 Khung sinh kế bền vững vùng ven biển

Vòng tròn bao quanh cộng đồng ven biển thể hiện các nguồn lực (conngười, tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất) mà họ có thể sử dụng

Một số các yếu tố ảnh hưởng có thể liên quan đến đặc điểm cá nhân, ví

dụ tuổi tác, giới tính, tôn giáo Các yếu tố khác có thể liên quan tới khía cạnhcủa xã hội mà họ đang sống, cơ cấu chính trị, chính quyền, khu vực kinh tế tư

Trang 15

nhân mà họ có tương tác trực tiếp, do đó có thể kiểm soát Các yếu tố nàythuộc vòng tròn thứ 2 bao quanh cộng đồng ven biển, là các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp Trong vòng tròn thứ 3 là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp – mùa vụ,biến đổi cảnh quan theo chu kỳ và trong dài hạn, tương ác trực tiếp và tácđộng đến Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như sự tiếp cận nguồn lực, do

đó quyết định tính dễ bị tổn thương và những rủi ro mà cộng đồng phải đốimặt Các lựa chọn chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển, dựa trên cơ sởnhững nguồn lực họ có, là kết quả tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng phứctạp và biến thiên này

Hình 2.2 Khung sinh kế vùng ven biển

Trang 16

Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích chocon người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh

-Cung cấp sinh kế cho con người

Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần.Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trongrừng ngập mặn

Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thườngxuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốcnhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái Rừng ngập mặn có giá trị về vănhóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch Rừng ngập mặnđang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựavào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn

-Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai

Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tainhư bão, ngập lụt và sóng triều Những thân cây, cành và rễ của rừng ngậpmặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngậplụt và gió mạnh

-Giảm xói lở và bảo vệ đất

Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo

vệ bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng Thường tại nhữngkhu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượngxói lở xảy ra rất mạnh

Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúptăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sôngmang ra Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mìnhmôi trường sống thích hợp Loài Mắm là cây tiên phong trong việc phát triểnrừng ngập mặn, chúng giúp cốt kết đất bùn loãng và giữ phù sa ở lại, sau đó là

Trang 17

các loài khác phát triển theo như Đước, Bần, ô rô, quá trình xảy ra liên tục,rừng ngập mặn ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi ven biển.

-Giảm ô nhiễm

Rừng ngập mặn giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ônhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước chonhững hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển) Rừngngập mặn được ví như là quả Thân của môi trường Bằng các quá trình sinhhóa phức tạp, rừng ngập mặn phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất độc hại

-Giảm tác động của biến đổi khí hậu

Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy racủa những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽtrở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏinhững thiên tai này

Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhàkính (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khíquyển

-Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật

Rừng ngập mặn cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiềuloại cá, động vật có vỏ (như nghêu, sò,cua,ốc ), chim và động vật có vú Mộtvài động vật có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại

cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ

Rừng ngập mặn còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡngquan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm Lá và thân cây ngậpmặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức

ăn quan trọng cho các loài thủy sinh Tương tự như vậy, các loài sinh vật phù

du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiềuloài cá

Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thươngmại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mụcđích bảo vệ con của chúng Quan trọng hơn, 75% các loài cá đánh bắt thương

Trang 18

mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời củamình tại các khu rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức

ăn phức tạp Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có tácđộng rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dương Sự suy kiệt củarừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh

vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm

ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thểđược tái tạo Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tíchrừng giảm Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa làkhông có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai

2.1.4 Các khung sinh kế hiện có tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID và một số tổ chức xây dựng,

là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế (xem Hình 4)

Nó cũng giúp tổ chức nghiên cứu và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ.Theo khung này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vàonhững nguồn lực sinh kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhấtđịnh ở địa phương Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro nhưbão lụt, các khuynh hướng và tác động theo thời vụ

Hình 2.3 Khung sinh kế bền vững, nguồn DFID 2001

Trang 19

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Trên thế giới

Shyamnagar là một trong những phó huyện dễ bị tổn thương nhất venbiển ở Bangladesh, lưu trữ hơn 300.000 người - một phần lớn trong số đósống dưới mức nghèo khổ Các cộng đồng phụ thuộc vào nguồn tài nguyênnhư cua, cá, mật ong và dừa nước từ rừng ngập mặn Sundarbans lân cận, màcòn bảo vệ các cộng đồng từ những cơn bão mùa

Khuyến khích để bảo vệ rừng và các dịch vụ nó cung cấp, đại diện cótầm nhìn xa của người dân Shyamnagar phát triển kế hoạch hành động củaCông dân Shonar Shyamnagar 2050 (CAPSS2050)

Cùng với CAPSS2050, dự án này đã được phát triển với mục đích vậnđộng cộng đồng Shymangar thành lập 20 khu rừng làng 2016-2017 Dự áncũng nhằm thiết lập 219 khu rừng làng vào năm 2030

Ngoài ra, trong một nỗ lực để thúc đẩy phục hồi rừng ngập mặn bêntrong kè, và với sự hỗ trợ của Mostofa tôm hữu cơ Ltd, 5-10 người nông dân

sẽ được đào tạo để thực hành nuôi trồng thủy sản ngập mặn và để chứng minhkhả năng làm cho hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản có trách nhiệmhơn Đây là tất cả phù hợp với mục tiêu CAPSS2050

Dự án sẽ xây dựng năng lực tổ chức của các nhóm cộng đồng để duy trìrừng ngập mặn được phục hồi, đồng thời tạo cơ hội để đa dạng hóa sinh kếnhư một phương tiện của việc tạo ra khả năng phục hồi

Dự án dự kiến sẽ mang lại nhiều "tiếng nói" với phụ nữ Shyamnagar,đặc biệt là trong các diễn đàn quyết định đối với quản lý tài nguyên thiênnhiên tại địa phương thông qua các ủy ban

Trang 20

Hình 2.4: khung cảnh shyamnagar

2.2.2 Các địa phương khác tại Việt Nam

Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và Chương trình Rừngngập mặn vì tương lai (Mangrove for the future - MFF) vừa quyết định tài trợgần 20.000 USD cho dự án Xây dựng và triển khai mô hình cộng đồng (đặcbiệt là đối tượng phụ nữ) sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sảndưới tán rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Hình 2.5 Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định

Trang 21

Dự án nhằm tạo lập cơ chế đồng quản lý tài nguyên thủy sản dưới tánrừng ngập mặn và đất ngập nước khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy, gópphần thực hiện chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững cho khu vực.

Dự án được triển khai trong năm 2012 với nhiều hoạt động như khảosát đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên thủy sản của cộng đồng địaphương; xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và cộng đồng trách nhiệm trong sửdụng tài nguyên đất ngập nước, với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng địaphương thông qua các chuỗi đối thoại và tham vấn cộng đồng; thể chế hóaquy chế này và tổ chức phổ biến, thực hiện, giám sát đánh giá tác động củaquy chế; tuyên truyền các hình thức khai thác bền vững thủy sản dưới tánrừng cho phụ nữ thông qua Hội Phụ nữ và các ấn phẩm truyền thông; nângcao nhận thức của thanh thiếu niên - chủ nhân tương lai của rừng ngập mặn,

về các vấn đề liên quan

Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy có diện tích rừng ngập mặn rộnggần 3.000ha và gần 10.000ha đất ngập nước Hàng ngày, hàng trăm ngườitrong đó đa phần là phụ nữ nghèo vào đây khai thác thủy sản

Đặc biệt, vào lúc cao điểm của mùa vụ khai thác ngao giống và cua bểgiống, số người tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản ở đây lên tới hàngnghìn người mỗi ngày

Hoạt động này đã tạo ra những tác động tiêu cực như làm suy giảmnghiêm trọng chất lượng hệ sinh thái rừng ngập mặn và ảnh hưởng đến sinh

kế của cộng đồng dân cư địa phương sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thủysản ở đây

Trang 22

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tiền Hải giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình về phía tây.Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ (biển Đông Việt Nam) Phía bắc giáp huyện TháiThụy Thái Bình (Ranh giới là sông Trà Lý.) Phía nam giáp tỉnh Nam Định.(Ranh giới là sông Hồng.) Huyện Tiền Hải nằm kẹp giữa hai cửa biển Trà Lý

và Ba Lạt của sông Hồng Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc NinhBình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua

Hình 3.1 bản đồ thành phố Thái Bình

Trang 23

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam; độcao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m; địa mạo được phân thành 2 khuvực:

- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý đất được hình thành sớm chịu ảnhhưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối

cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng).

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn sovới khu vực phía Bắc, đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng

Nhìn chung địa hình, địa mạo tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, sựchia cắt ít, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sôngHoá, sông Trà Lý do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là lúa nước

3.1.1.3 Chế độ thủy, hải văn

Hệ thống sông ngòi của tỉnh với mật độ dòng chảy chung là 0,322km/km2, cùng với lượng mưa mỗi năm khoảng 290 tỷ m3 nước là nguồn tàinguyên lớn cho phát triển kinh tế - xã hội

Là tỉnh ven biển nên các sông trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng của thuỷtriều trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mỗi chu kỳthuỷ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình của triều cao là 1m về mùa mưa, thuỷtriều không ảnh hưởng nhiễm mặn đối với nước tưới cho nông nghiệp

Nhìn chung hệ thống thuỷ văn của tỉnh thuận lợi về nguồn nước tướicho sản xuất nông nghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đấtngoài đê thuộc các hệ thống sông Với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo sự lắngđọng phù sa và bù đắp phù sa ven biển là thế mạnh lấn biển của tỉnh TháiBình Mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư sức người, sức của vào việc đắp

đê, tu bổ đê sông, đê biển đồng thời phải đầu tư cho việc thau chua, rửa mặnđất nông nghiệp ở ven biển do bị ảnh hưởng của thuỷ triều

Trang 24

3.1.1.4 Khí hậu, biến đổi khí hậu

Trang 25

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặttrời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm Số giờ nắng trung bình từ 1.600

- 1.800 giờ/năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ trungbình trong năm từ 23 - 240C; lượng mưa trung bình trong năm 1.500 - 1.900mm; độ ẩm từ 80 - 90%:

- Mùa hè, bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10

Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mưa mùa hè có cường

độ lớn 200 - 300 mm/ngày Mưa lớn thường xẩy ra trong ngày có bão vàdông, mưa không ổn định, có tháng không mưa, có tháng mưa suốt tuần nên

có thể gặp úng và hạn

Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C; mùa hè thường gặphai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào Nhữngngày dịu mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo

Gió thịnh hành là gió Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 2 - 4 m/giây.Vào mùa này thường hay xuất hiện bão, kèm theo gió mạnh và mưa to có sứctàn phá lớn Bình quân mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm tới 6 cơnbão

Độ ẩm không khí, mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu

(tới 90%) Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).

- Mùa đông lạnh, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3

Mưa chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm Cáctháng 12 và tháng 01 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi Tháng 02 vàtháng 3 là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt Nhìn chung lượng mưa giữa cáctháng trong năm không đều Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho câytrồng, nhất là vào đầu mùa

Trang 26

Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông, tuy gió không mạnh nhưng thườnggây ra lạnh đột ngột.Độ ẩm không khí, ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốchơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa; thời kỳ này thường gặp hạn nhưng cóđiều kiện làm ải đất; ngày thời tiết nồm thường xẩy ra vào cuối đông và thời

kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%

- Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa:

Đông Bắc (mùa đông) và Tây Nam (mùa hè) Do có các đặc tính khí tượng,

thời tiết rất không ổn định Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gầnnhư mùa hè Như vậy, khí hậu ở đây là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm rấtthuận tiện cho phát triển nông nghiệp Tuy nhiên tính biến động mạnh mẽ vớiđiều kiện thời tiết như bão, dông, gió Tây Nam, gió bấc, đòi hỏi phải cóbiện pháp phòng tránh úng, bão, hạn, lụt

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

_ Dân số của huyện Tiền Hải – Thái Bình là 209,8 nghìn người ( năm2015) , có trên 90% thuộc diện nông nghiệp, số lượng người trong độ tuổi laođộng khá nhiều, nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ lao động còn hạn chế

_ Mật độ dân số trong huyện trung bình là 907 người/1km² phân bốkhông đồng đều giữa các xã , tập trung chủ yếu ở Nam Trung, Nam Hải , VânTrường

_ Nền kinh tế luôn trên đà phát triển nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kĩthuật vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất , năng suất lúa ngày các tăng,nhiều ngành công nghiệp sản xuất : gạch men, gốm sứ, nước khoáng … ngàycàng phát triển

_ Cùng với phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng vàđánh bắt thuỷ hải sản cũng phát triển mạnh

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, giá so sánh năm 2010) tăngtrưởng bình quân 5 năm (2011 - 2015) đạt 8,05%/năm Tổng sản phẩm năm

2015 (GRDP-theo giá so sánh 2010) đạt 42.816,5 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so vớinăm 2010, vượt kế hoạch (tăng 8%), là mức tăng trưởng cao nhất trong giai

Trang 27

đoạn 2011-2015, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước và một sốtỉnh Đồng bằng sông Hồng Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 (giáhiện hành) ước đạt 30,15 triệu đồng/người, gấp 1,85 lần so với năm 2010

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2011-2015) đạt khoảng8,05%/năm, trong đó:khu vực nông, lâm, thủy sản đạt bình quân 3,67%/năm,công nghiệp - xây dựng đạt 13,51%/năm, dịch vụ tăng 8,37%/năm

Bảng 3.1 Tăng trưởng GDP giai đoạn (2006 - 2015)

2005

Năm 2010

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ tăng trưởng (%)

2006 2010

2011 2015

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 3.1.2.1.Điều kiện kinh tế

Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp của huyện Tiền Hải luôn giữ vị trí quan trọng trongnền kinh tế, là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư Trong những nămgần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định Cơ

sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những

Trang 28

sản xuất cùng với sụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tíchcực nhằm đưa hiệu quả kinh tế cao.

*Về trồng trọt

Năm 2015 năng suất lúa đạt 130,46 tạ/ha Sản xuất rau, màu… cũngchuyển dịch nhanh theo cơ chế thị trường, cây có giá trị thu nhập cao như dưachuột, dưa gang, sa lát, củ cải…liên tục tăng về diện tích, sản lượng Tổng sảnlượng lương thực quy thóc đạt 147.608 tấn, tăng 5,5%so với kế hoạch, tăng21,4% so với năm 2014 Lương thực bình quân đầu người đạt 685kg

Đến cuối năm 2015 có 20 xã đã xây dựng được cánh đồng đạt giá trịsản xuất 50 triệu đồng/ha/năm, với diện tích trên 700 ha; diện tích chuyển đổi

742 ha, chủ yếu là diện tích làm muối và cấy lúa năng suất thấp chuyển sangnuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế đã tạo ra vùng sảnxuất tập trung mang tính sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả gấp 4 – 5 lần trồnglúa Phong trào cải tạo vườn tạp trong khu dân cư để trồng cây ăn quả, trồnghoa, cây cảnh, các loại cây có giá trị kinh tế cao đang được phát triển mạnh ởtất cả các xã trong huyện

* Về chăn nuôi

Năm 2015 chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tăng hơn năm 2003 cả

về tổng số lượng gia súc, gia cầm và tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi.Tổng đàn lợn 114.027 con đã tăng 3% Tổng đàn trâu bò 4.633 con tăng 8,3%

so với năm 2014

Lâm Nghiệp

Với đặc thù của một huyện đồng bằng ven biển, phần diện tích đất lâmnghiệp không lớn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chắn gió,chắn sóng, chắn cát, bảo vệ hệ thống đê điều, khu dân cư, điều hào khí hậumôi trường và bảo vệ hệ thống đê điều, khu dân cư, điều hòa khí hậu môitrường và bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước ven biển Năm 2015 diện tíchrừng trồng mới 524 ha tăng 19% so với năm 2014, trong đó : Vẹt 260 ha;Bần, đước 240 ha;Phi lao 24 ha

Trang 29

Kinh tế biển

Kinh tế biển : Đã quy hoạch và cải tạo lại vùng bãi triều, vùng chuyểnđổi, tháo gỡ những khó khăn về cơ chế quản lý, mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôitrồng, tổ chức đi tham quan học tập mô hình kinh tế, khuyến khích nhân dânđầu tư vốn phát triển sản xuất Năm 2015 tổng sản lượng nuôi trồng và đánhbắt đạt 16.495 tấn, tăng 8% so với năm 2014

Kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục dc đẩy mạnh vàphát triển với tốc độ khá Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpnăm 2004 đạt 248 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2003 Trong đó : khu vựcquốc doanh 6,3 tỷ đồng, tăng 9,3% khu vực ngoài quốc doanh241,7 tỷ đồng,tăng 18,1% Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có bướcphát triển mạnh với các loại sản phẩm như : Sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ, sứ vệsinh, thuy tinh pha lê, gạch men cao cấp, mây tre đan, nón mũ lá… Sản xuấttiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển ở tất cả các xã, thị trấn Đến nay có

25 làng nghề được tỉnh công nhận, một số nghề cũ được khôi phục, nhiềudoanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất được thành lập, sản xuất kinh doanh cóhiệu quả làm nòng cốt cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Khu vực kinh tế dịch vụ

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế thoe cơ chế thị trường đã thúc đẩy cáchoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hóa Các hoạtđộng thương mại, dịch vụ du lịch của huyện những năm qua phát triển trênmọi lĩnh vực phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân Tạo ra thịtrường hàng hóa phong phú, giá cả tương đối ổn định Tổng giá trị sản xuấtngành dịch vụ năm 2004 đạt 104 tỷ đồng

3.1.2.2 Đặc điểm xã hội: dân số, lao động, tình hình vệ sinh, sức khỏe

Dân số

Đến cuối năm 2015 toàn huyện có 215.000 người, với 55.868 hộ, trong

Trang 30

người/km2 và phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện Tập trungnhiều nhất ở thị trấn Tiền Hải 3.600 người/km2 , Nam Thanh 2.080người/km2, Nam Trung 1.480 người/km2 và thấp nhất ở Nam Phú 186người/km2, Nam Hưng 390 người/km2.

Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, UBND huyện và các xã, phongtrào kế hoạch hóa gia đình được triển khai, thực hiện tích cực trên toàn huyện

Tỷ lệ sinh năm 2015 là : 1,4% giảm 0,22%; Do nhận thức chưa đầy đủ củamột số người nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao 22%, tăng 3,4% so vớinăm 2014

Lao động – việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2004 toàn huyện có 115.000 người trong độtuổi lao động chiếm 54,6% dân số trong đó lao động làm việc tại trong ngànhnông – lâm nghiệp chủ yếu 71,5% số còn lại lực lượng lao động tham gia vàocác ngành sản xuất khác Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vựchoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa hợp lý, lực lượng tham giavào các ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp

Thực hiện chương trình giải quyết việc làm, hàng năm số lao độngtrong huyện được giải quyết việc làm ngày càng tăng trong đó có giải quyếtviệc làm tại chỗ và đưa lao động ra tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động Trong 3năm, từ năm 2012 đến 2015 tổng số lao động xuất khẩu toàn huyện là 956người sang các thị trường Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc và một số nướckhác Do đó thu nhập cao hơn, đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ khá,giàu tăng đáng kể, số hộ nghèo giảm xuống còn 6% Bình quân thu nhập trênđịa bàn huyện năm 2015 đạt 6,4 triệu đồng và mức thu nhập phân bố cũngkhông đồng đều giữa các khu vực đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị

Tình hình phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thực trạng phát triển đô thị

Tiền Hải hiện có 1 thị trấn (Tiền Hải) với tổng diện tích tự nhiên158,21 ha Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và cũng là địa bàn xây

Trang 31

dựng trụ sở khối cơ quan của huyện Thị trấn Tiền Hải ngày càng được pháttriển đồng thời với các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ thương mại đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng giá trị tổng sảnphẩm của huyện Thu nhập bình quân trên đầu người tăng, đời sống của nhândân được nâng cao, tỷ lệ số hộ có ti vi, xe máy, điện thoại … tăng rõ rệt Tuynhiên quy mô của thị trấn còn hẹp Đa phần nhà ở còn xây dựng kiểu nhà cổtruyền có diện tích chiếm đất lớn

Ở một số khu vực như : Nam Thanh, Nam Trung, Đông Minh, ĐôngLâm, Đông Cơ đã hình thành tụ điểm kinh tế có ưu thế hơn về phát triển kinh

tế Đây là khu vực có dịch vụ thương mại tương đối phát triển, mang sắc tháicủa một đô thị nhỏ, trong tương lai sẽ trở thành các thị tứ, thị trấn

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Tiền Hải là huyện có 34 xã với bình quân 318m2/hộ gia đình nôngthôn Trong những năm qua các xã trong huyện đã được đầu tư đồng bộ cả về

cơ sở hạ tầng văn hóa, phúc lợi công cộng Diện mạo nông thôn có nhiều thayđổi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn khu dân cư nông thôn đều

ở mức chưa thực sự hoàn thiện Diện tích các công trình phúc lợi công cộngcòn hạn hẹp và đang trên đà bị xuống cấp Hầu hết trong các thôn, xóm chỉmới được đầu tư, xây dựng một số công trình thiết yếu thời gian tới cần cónhững chính sách tăng cường đầu tư cho các khu vực nông thôn hơn nữanhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Giao thông

Tiền Hải có mạng lưới giao thông tương đối hoàn thiện bao gồm đườngtỉnh lộ 39B, tỉnh lộ Đồng Châu, tỉnh lộ 221A, tỉnh lộ 221D, nối liền với cáchuyện phía Tây, Bắc của tỉnh và ra biển cùng với hệ thống đường huyện,đường liên xã, thôn xóm đan xen đi lại khá thuận tiện, chất lượng đường tốt

Trang 32

đường trong đó : Đường đá láng nhựa 113.681 km; đường bê tông 53.209,8km; đường đất 67.036 km Như vậy, cho đến nay hầu hết các xã trong huyệnđường đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại và vậnchuyển hàng hóa của nhân dân Một số tuyến đường giao thông đã và đangđược làm mới và nâng cấp phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại củanhân dân.

Giao thông đường thủy có những điều kiện rất thuận lợi trong việc giaolưu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của huyện Ngoài 23 km đê biển TiềnHải còn có hệ thống sông Trà Lý, sông Hồng, sông Lân và sông Long Hầuđóng vai trò khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đườngbộ

Thủy lợi

Qua nhiều năm đến nay huyện đã có một hệ thống kênh mương kháhoàn chỉnh, đáp ứng cơ bản việc tưới tiêu cho đại bộ phận diện tích đất canhtác của huyện Bên cạnh đó toàn huyện còn có 91 trạm bơm lớn nhỏ và hàngtrăm km đê, trong đó gần 30 km đê biển có tác dụng ngăn mặn, chống lũ lụt…bảo vệ sản xuất và đời sống Về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu tưới tiêu trong sảnxuất Tuy nhiên, nhiều tuyến kênh mương đã bị xuống cấp Do đó cần cứnghóa kênh mương để đảm bảo 100% diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động

Thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu phục

vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triểnkinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương Năm 2015 đã lắp đặt mới2.200 máy điện thoại, đến nay toàn huyện đã có 6.665 máy điện thoại Hàngnăm phát hành gần 500 ngàn tờ báo các loại Xây dựng mạng cáp quang đếncác vùng trọng điểm, cáp ngầm khu vực thị trấn, mở rộng dung lượng máy ởcác bưu cục, các xã cơ bản có nhà Bưu điện văn hóa

Ngày đăng: 04/07/2017, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w