1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

giáo dục môi trường

31 3,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 510,22 KB

Nội dung

Năm 1972, Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn được tổ chức ở Stockholm Thuỵ Điển và khái niệm GDMT chính thức ra đời, góp phầngiúp con người nhận thức rõ được tác động

Trang 1

M c l c ụ ụ

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường

GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường

GDTH: Giáo dục tiểu học

GDMT: Giáo dục môi trường

IEEP: Institute for European Environmental Policy (Viện chính sách

môi trường Châu Âu) IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

MT: Môi trường

PTBV: Phát triển bền vững

PTGT: Phương tiện giao thông

UNEP: The United Nations Environment Program (Chương trình Môi

trường Liên Hợp Quốc) UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

Trang 3

M Đ U Ở Ầ

Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn đề cấp bách trong những năm gần đây Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọngđặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của mộtđất nước, của cả nhân loại Đất nước càng phát triển, tham vọng của loài người ngày càng tăng lên Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi hành vi kể cả việc làm tổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiếm lợi nhuận trước mắt Họ không nhận thức được rằng chính những hành động đó đã đẩy môi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc có thể họ biết nhưng không thực sự quan tâm Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị ô nhiễm,

bị hủy hoại thêm Liệu những việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt ?

Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần

phải tập trung vào con người Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi,cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng

là thời gian Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức,

tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ

Trang 5

CH ƯƠ NG 1

T NG QUAN V N Đ NGHIÊN C Ổ Ấ Ề Ứ U

1.1 Những vấn đề chung về giáo dục môi trường

1.1.1 L ch s hình thành và phát tri n c a giáo d c môi tr ị ử ể ủ ụ ườ ng

Hai từ “giáo dục” và “môi trường” được chính thức kết hợp với nhau lần đầu tiên vào khoảng giữa những năm 1960 Khái niệm giáo dục môi trường (GDMT)được hình thành ở nước Anh là nhờ ở Sir Patrick Geddes, một giáo sư thực vật học người Scotland Ông đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục vào khoảng năm 1982

Năm 1972, Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn được tổ chức ở Stockholm (Thuỵ Điển) và khái niệm GDMT chính thức ra đời, góp phầngiúp con người nhận thức rõ được tác động của mình đối với môi trường Đến tháng 10/1975, IEEP tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Belgrade đưa ra nghị định khung và tuyên bố về mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn GDMT.Năm 1977, Hội nghị Liên chính phủ về GDMT được tổ chức ở Tbilisi (Liên Xô cũ) chính thức tán thành định nghĩa và các nguyên tắc của GDMT

Năm 1980, Chiến lược Bảo tồn Thế giới kêu gọi một “đạo đức” mới trong xã hộiloài người, nghĩa là con người hãy chung sống hài hoà với thế giới tự nhiên Xét cho cùng, chỉ có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn nếu toàn thể xã hội loài người thay đổi cách ứng xử với môi trường Nhiệm vụ lâu dài của GDMT là nuôi dưỡng, củng cố những thái độ và hành vi phù hợp với đạo đức mới

Năm 1987, Hội nghị thế giới lần thứ hai về GDMT do UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức ở trong số những sáng kiến đầu tiên đã bị thất bại Sau Hội nghị này, các hoạt động hiện trường bùng nổ Các hiệp hội được thành lập ở rất nhiềunước khác nhau và mọi nỗ lực đều đi theo định hướng “suy nghĩ ở cấp toàn cầu

và hành động ở cấp địa phương”

Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất được tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil Tại Hội nghị này, vấn đề GDMT được nhấn mạnh và đưa vào chương trình Nghị sự 21: đưa khái niệm về môi trường và phát triển vào tất cả các

Trang 6

chương trình giáo dục, xây dựng các chương trình đào tạo cho học sinh và sinh viên.

Mốc quan trọng cuối cùng trên quy mô toàn cầu là Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi năm 2002 Hội nghị thống nhất: Mục đích của GDMT giờ đây đã trở thành việc theo đuổi của tất cả các hoạt động giáo

dục (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011; Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục Hiền, 2005)

1.1.2 Các khái ni m v giáo d c môi tr ệ ề ụ ườ ng

Một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển định nghĩa GDMT là Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình học đường do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ năm 1970 Hội nghị này đã thông qua định nghĩa sau về

GDMT: “Là quá trình thừa nhận giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng

những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối

tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường lý sinh xung quanh mình GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và

tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường”.

Năm 1975, Martin bắt đầu cố gắng thay đổi một số hiểu biết về môi trường Trong định nghĩa của ông, chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị trong GDMT, cũng như đến đạo lý và giá trị Trên bình diện quốc tế, thuật ngữ “giáo dục môi trường” đã được sử dụng ở Stockholm năm 1972 tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn Nhưng chỉ đến Hội nghị ở Belgrade nó mới được định nghĩa trên quy mô toàn cầu Kể từ đó, cộng đồng quốc tế thừa

nhận định nghĩa về GDMT là “quá trình nhằm phát triển một cộng đồng dân

cư có nhận thức rõ ràng và quan tâm đến toàn bộ môi trường cùng những vấn đề liên quan, có kiến thức, kỹ năng, động cơ và cam kết để có thể làm việc độc lập hoặc hợp tác với người khác nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện có và phòng chống những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai

Những khuynh hướng mới trong GDMT thừa nhận rằng các hành vi môi trường không chỉ bị ảnh hưởng bởi kiến thức, mà còn bị chi phối bởi cách nhìn nhận về giá trị môi trường, phương án lựa chọn, kỹ năng, và những nhân tố thúc đẩy khác, như trong định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục môi trường Bắc Mỹ, năm 1993

Trang 7

Sau đây là một định nghĩa tương đối mới về GDMT có khả năng giải quyết đượcnhững thách thức đối với phát triển bền vững (PTBV):

“GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hữu ích giúp

người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến họ và tìm ra những câu trả lời dẫn đến một lối sống có trách nhiệm, được thông tin đầy đủ”.

Điều quan trọng là cần nhận thấy, rằng trong tất cả những định nghĩa khác nhau này, có một số điểm cơ bản chung có tính cố hữu

Thứ nhất, GDMT là một một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn,

ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng

những phương thức khác nhau; Thứ hai, rằng GDMT nhằm thay đổi hành vi; Thứ ba, rằng khung cảnh học tập là bản thân môi trường và những vấn đề có trong thực tế; Thứ tư, rằng GDMT bao gồm giải quyết vấn đề và ra quyết định

về cách sống Nói một cách gián tiếp, nhờ tập trung vào phát triển kỹ năng,

những định nghĩa này muốn nói rằng việc học phải tập trung người học và lấy

hành động làm cơ sở (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011)

1.2 Giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.1 Vai trò, v trí c a giáo d c đ i v i vi c b o v môi tr ị ủ ụ ố ớ ệ ả ệ ườ ng

Con người là một thành phần của môi trường (MT) và là chủ thể của BVMT Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử đối với MT là một trong các yếu tố nhân cách của người lao động Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là

“trồng người”, rèn luyện và phát triển nhân cách người lao động Thật vậy, quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục có hệ thống trong nhà trường đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành tư cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội,đối với MT của

mỗi cá nhân Một khi con người có những hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa MT và phát triển kinh tế - xã hội, giữa MT và sự tồn tại của xã hội, giữa

MT và chính cuộc sống của mình thì trong mọi hành động họ sẽ nâng niu và ứng

xử thân thiện với MT vì mục tiêu PTBV Mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đều có quan hệ với nhau và quan hệ trực tiếp với MT Tất cả đều có trách nhiệm trước MT Chính vì vậy, giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,

Trang 8

kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV đất nước.

Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không chỉ làm cho

mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự với MT Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ, từ gia đình tới nhà trường, từ trường tiểu học đến những năm học ở trường phổ thông (Lê Văn Khoa và các cộng sự, 2009)

1.2.2 Nhi m v và ph ệ ụ ươ ng pháp ti p c n trong giáo d c b o v ế ậ ụ ả ệ môi tr ườ ng

a, Nhiệm vụ trong giáo dục bảo vệ môi trường

Theo tuyên ngôn của Tổ chức UNESCO - UNEP năm 1998 “GDBVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu, mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình

đó GDBVMT là kết quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật,…), nó cung cấp một nhận thức toàn diện

về môi trường”

GDBVMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu

về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách nhiệm trong môi trường GDBVMT với không chỉ kiến thức mà còn cả tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động xã hội Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội

Trang 9

Tính phù hợp ở từng bậc học: Nội dung GDBVMT là việc cung cấp những

thông tin về MT cùng những biện pháp BVMT cần được cung cấp theo những cách thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng;nội dung GDBVMT cần là giáo dục trong môi trường và vì môi trường;

GDBVMT là nhìn thấy rõ trách nhiệm và rèn luyện kỹ năng để BVMT

Tính tổng hợp và đa dạng: Trong đời sống xã hội, những nhân tố tự nhiên và

nhân tố xã hội luôn luôn có những tác động qua lại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và của cộng đồng dân cư; do đó, nội dung

GDBVMT không chỉ bao hàm các nội dung về môi trường tự nhiên mà còn phải baohàm cả môi trường xã hội hay còn gọi là môi trường nhân văn

Tính hành động thực tiễn: GDBVMT không chỉ giúp học sinh - sinh viên có

thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để BVMT, mà còn phải biết vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào ngay các vấn đề cụ thể, phải biết làm điều gì đó cho môi trường xung quanh, nghĩa là GDBVMT phải được tiến hành bằng cả

phương thức lẫn hành động thực tiễn

Tính hợp tác, liên hệ và điểm nhân ra diện rộng: “GDBVMT là dạy người học

biết cách ứng xử và hành động vì môi trường Vì vậy, cần tận dụng các phương thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quá trình giáo dục Đồng thời hướng người học vận dụng ngay hiểu biết để tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề về môi trường” (Nguyễn Hữu Long, 2010)

Trang 10

CHƯƠNG 2

M c tiêu-đ i t ụ ố ượ ng c a Giáo d c môi tr ủ ụ ườ ng

2.1 M c tiêu c a giáo d c môi tr ụ ủ ụ ườ ng

Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân

tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng môi trường”..

Vì vậy có thể tóm tắt được mục tiêu của việc GDMT như sau:

a) Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các Kiến thức về môi trường

b) Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản thân họ cũngnhư đối với cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế, từ đó có thái độ, cách ứng

xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ Mục tiêu này có định hướng xây dựng Thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường

c) Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý

Trang 11

và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để họ có thể tham gia hiệu quả

vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi họ ở và làm

việc Đây là mục tiêu về khả năng Hành động cụ thể

Nói cách khác Giáo dục môi trường hoàn toàn không tách rời những giá trị

về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương

Thái độ đúng đắn với MT:

Nhận thức Thái độ ứng xử

Khả năng hành động hiệu quả vào BMMT:

Trang 12

hay khu vực về một quá trình tạo lập và phát triển bền vững Giáo dục môi trường luôn trân trọng những tri thức bản địa và ủng hộ việc giáo dục tương ứngvới việc học tập dựa trên môi trường địa phương, coi trọng việc giáo dục toàn cầu cũng như giáo dục môi trường địa phương, thậm chí về mặt cam kết và hành động lại hướng về cụ thể và địa phương: “Nghĩ – toàn cầu, Hành động – Địa phương”.

Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng

về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường

Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường

Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường

Trang 13

2.2 Đ i t ố ượ ng c a ủ Giáo d c môi tr ụ ườ ng

Học sinh,

sinh viên

Nhà quản lí các cấp, các cán bộ

Các doanh

nghiệp, nhà

kinh tế

Cộng đồng địa phương

Trang 14

2.2.1 Đ i v i h c sinh, sinh viên ố ớ ọ

a) Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và các năng lực chung,… nếu không được hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này, thì khó có cơ hội hình thành ở lứa tuổi sau

Hiện nay, cả nước có trên 10.000 trường mẫu giáo, mầm non với gần 3 triệu trẻ em và trên 15.000 giáo viên Một lực lượng khá đông đảo sẽ được trang

bị những kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường nếu đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầm non

b) Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc tiểu học

Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước Mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường Nếu ở cấp học này các em chưa hình thànhđược tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giớixung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi trường trong trường tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành những phẩm chất đó

Trang 15

c) Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc trung học

Ở cấp học này, nội dung giáo dục môi trường phải được coi là nội dung chính thống, có hệ thống, có chất lượng và phải hiệu quả Cách thức đưa vào chương trình phổ thông và phương thức đào tạo có thể mềm dẻo nhưng việc đánh giá kếtquả phải được đặt ra một cách tương xứng với tầm quan trọng của vấn đề Cần phải giúp cho các em tự mình chiếm lĩnh được tri thức, kỹ năng và tự thân các học sinh xác định thái độ phái đối xử đúng đắn với thiên nhiên như chính ngôi nhà của mình

d) Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc đại học và sau đại học

Giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc đại học và sau đại học có thể được thực hiện theo 3 phương thức:

− Tiến hành như một môn học mới, hoặc một chuyên đề mới được đưa vào chương trình: Phương thức này tương đối rõ ràng, đơn giản, nhưng gặp khókhăn do chương trình đào tạo đang có không còn thời lượng cho môn học mới

− Lồng ghép với các môn học khác: Phương thức này sẽ thuận lợi cho tính chất liên ngành, không đòi hỏi việc sắp xếp lại khung chương trình Tuy nhiên lại gặp khó khăn lớn là phải đào tạo giáo viên mới và huấn luyện bồi dưỡng giáoviên đương chức về mục tiêu, nội dung và phương pháp lồng ghép

− Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa: Phương thức này được vận dụng để giải quyết khó khăn về quỹ thời gian học tập của học sinh Giáo dục ngoại khóa có ưu điểm là sinh động, dễ gắn liền với thực tế, vừa cung cấp được kiến thức, kỹ năng, vừa có tác dụng rèn luyện nhận thức, thái độ Tuy nhiên có khó khăn là không liên tục, không hệ thống và bị động với nhiều nhân

tố bên ngoài

Ngày đăng: 07/07/2017, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w