Bởi trong hai thế kể này, bản đồ đất nước Việt Nam được xác lập hoàn chỉnh, bằng công cuộc Nam tiến vĩ đại của các cư dân Việt; cũng trong thế kỷ này, cuộc tiếp xúc Đông – Tây đã thổi là
Trang 1Đề tài:
TIẾP XÚC ĐÔNG – TÂY Ở VIỆT NAM
THẾ KỶ XVII-XVIII
Trang 2DẪN NHẬP
Thế kỷ XVII-XVIII có thể coi là những thế kỷ bản lề trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam Bởi trong hai thế kể này, bản đồ đất nước Việt Nam được xác lập hoàn chỉnh, bằng công cuộc Nam tiến vĩ đại của các cư dân Việt; cũng trong thế kỷ này, cuộc tiếp xúc Đông – Tây đã thổi làn gió mới, đã tác động mạnh đến ý thức hệ tư tưởng phong kiến Viết Nam và tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc gần hơn với phương Tây và văn minh phương Tây nói riêng
Nghiên cứu về giai đoạn này trong lịch sử Việt Nam đã có rất nhiều công trình của các học giả, nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước, song kết quả đạt được chưa phải đã toàn diện Nếu các vấn đề về công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam đã được phục dựng khá hoàn chỉnh, thì việc nghiên cứu những vấn đề của cuộc tiếp xúc Đông – Tây ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII còn khá hạn hẹp Chỉ có thể tìm thấy “bóng dáng” của cuộc tiếp xúc Đông – Tây trong các ghi chép của các giáo sĩ, các thương đoàn hải ngoại phương Tây trong thế kỷ XVII-XVIII; trong các nghiên cứu hiện nay, những vấn đề của cuộc tiếp xúc Đông – Tây cũng được tìm thấy trong các tác phẩm, công trình nghiên cứu về các thương điểm của châu Âu ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, các nghiên cứu về lịch sử du nhập, phát triển của Thiên Chúa giáo,… Đến nay, chưa có tác giả nào chọn và coi cuộc tiếp xúc Đông – Tây ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII là đối nghiên cứu chính của đề tài
Vì vậy, trong thời gian học tập chuyên đề Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, học viên
chọn “Tiếp xúc Đông – Tây ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” làm đề tài nghiên
cứu, với mong muốn sưu tầm, tập hợp tư liệu để bổ khuyết kiến thức cho bản thân cũng như cung cấp thêm tư liệu cho các bạn đồng niên
Trang 3Tìm hiểu đề tài, học viên dựa trên những phương pháp cơ bản của khoa học Lịch
sử Trên cơ sở tìm hiểu, sắp xếp các sự kiện lịch sử theo lịch đại, đặt sự kiện trong bối cảnh lịch sử cụ thể mà nó diễn ra, học viên tập trung tìm hiểu các điều kiện thúc đẩy, chi phối và nội dung, cũng như tác động của cuộc tiếp xúc Đông – Tây diễn ra ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII
Trong quá trình học, học viên nhận được sự chỉ dạy tần tình của Thầy cô và các bạn đồng niên, song do khả năng còn hạn hẹp nên đề tài chắc chắn còn có thiếu sót Học viên kinh mong tiếp tục nhận được sự chỉ dạy của Thầy cô và các bạn
I YẾU TỐ LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC TIẾP XÚC ĐÔNG – TÂY Ở VIỆT NAM THẾ KỶ XVII-XVIII
1 Bối cảnh lịch sử
Phương Tây và văn hóa phương Tây nói riêng với cội nguồn, địa vực và cái nôi chính thống là châu Âu Nơi có đời sống kinh tế – xã hội theo hướng trọng động và trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh Phương Đông và văn hóa phương Đông là khu vực rộng lớn ngoài phương Tây Nơi có cơ tầng xã hội thiên hướng
tĩnh và là cái nôi của nền văn minh cổ xưa của nhân loại Đông – Tây hay văn hóa Đông – Tây là hai nửa của nền văn hóa nhân loại, bị khu biệt một cách tương đối
về địa lý cũng như về văn hóa Sư khu biệt ở đây thể hiện ở chỗ, trước khi diễn ra
sự tiếp xúc Đông – Tây, sự nhận thức của cả phương Tây và phương Đông còn rất
mở hồ và lệch lạc về vùng đất bên kia Và vì vậy, sự tiếp xúc giữa Đông và Tây được hiểu theo tư cách là hai thực thể văn hóa khu biệt, có cơ hội tiếp xúc gần
gũi và trực tiếp với nhau Mà để có sự tiếp xúc đó, đòi hỏi phải có các yếu tố cần
và đủ của sự phát triển lịch sử cả ở phương Tây và phương Đông
Thế kỷ thứ XVII và XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành của giai cấp tư sản Âu Tây Sau các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra những đất mới ở Mỹ,
Trang 4Á, Phi, tư sản Âu Tây càng phát triển mạnh mẽ Giai cấp tư sản thành hình, lấn vào chính quyền, xây dựng chế độ quân chủ độc đoán và chuẩn bị cho cuộc cách mạng
tư sản Tùy tương quan lực lượng giữa tư sản và quý tộc bấy giờ trong mỗi nước
mà phong trào tư tưởng chống Giáo hội, xây dựng một hệ thống lý tính khoa học
có tính chất quyết liệt hoặc dung hòa với tư tưởng tôn giáo Đồng thời, thế kỷ XVII-XVIII ở phương Tây cũng thừa hưởng thành quả rực rỡ của khoa học kỹ thuật sau thời kỳ trung cổ
Trong khi đó ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chế độ phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng Ở Việt Nam, sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến đã dẫn đến kết cuộc Nam – Bắc phân tranh Mà kéo theo đó là chiến tranh tương tàn, nhân dân ly tán, sống trong bần cùng, khổ cực Trong hoàn cảnh đó, ý thức hệ Nho giáo – ý thức hệ chủ đạo của chế độ phong kiến và xã hội Việt Nam thời điểm đó, đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với
sự phát triển của lịch sử
2 Điều kiện cho cuộc tiếp xúc Đông – Tây
Đến trước các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV, hai nền văn hóa Đông Tây bị khu biệt một cách tương đối Bao quanh Phương Tây lúc đó là biển cả, phía đông bị
chặn lại bởi thế giới Hồi Giáo ở Bán đảo Tiếu Á mênh mông yêu sa mạc, vì sa mạc mang lại cho họ sự tự do và nhiều thứ lợi nhuận do cướp bóc từ các thương đoàn của mạch đường tơ lụa trên đất liền Sự nhận thức của Phương Tây về thế giới Phương Đông xa xôi rất mơ hồ
Phải đến thế kỷ XV, khi mà nhiều cuộc phát kiến địa lý lớn diễn ra rất thành công,
cơ hội tiếp xúc và giao lưu giữa Đông và Tây mới thật sự mở ra Khoa học kỹ thuật
phát triển mạnh, cung cấp những phương tiện cơ bản, cần thiết cho các chuyến
Trang 5thám hiểm, cũng như cho các thương – giáo đoàn tới phương Đông, tạo tiền đề và
cơ sở vật chất quan trọng giúp cho “hai nửa” văn hóa đó xích lại gần nhau
Trên phương diện kinh tế, ngay từ giữa thế kỷ XV, những mầm mống kinh tế tư bản đã manh nha xuất hiện trong lòng nền kinh tế phong kiến Tây Âu Sự phát triển kinh tế hàng hóa tư bản trong giai đoạn đầu tự do cạnh tranh khiến thị trường truyền thống của các thương nhân nơi đây trở lên chật hẹp, thúc đẩy họ tìm kiếm thị trường mới ở phương Đông
Trên phương diện tôn giáo, sự chia rẽ của đạo Ky tô, khiến Giáo hội La Mã bị mất
dần vai trò ở châu Âu Vì vậy, nhu cầu hướng ra vùng đất rộng lớn ngoài châu Âu, mong muốn tìm lại vị thế đang mất dần của mình, thúc đây các Giáo hội Âu châu tìm đến phương Đông truyền bá đức tin.
Trong khi đó, phương Đông – một vùng đất rộng lớn, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên con đường hàng hải thế giới, cũng với nền văn hóa hài hòa, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc Đông – Tây diễn ra
Riêng với Việt Nam, cơ hội và thuận lợi cho sự giao lưu tiếp xúc văn hóa càng xuất hiện rộng rãi Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, là ngã
tư đường giao thoa các nền văn hóa lớn, là một nhịp cầu nối chính yếu giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo… Là quốc gia ven biển, vùng đất tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân của cuộc tiếp xúc Đông – Tây Đồng thời, ở Việt Nam còn có yếu tố thuận lợi, xuất phát từ đặc tính văn hóa của người Việt là văn hóa
mở, sẵn sàng đón nhận yếu tố mới
Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII cũng là một nhân tố thuận lợi cho cuộc tiếp xúc Đông – Tây được diễn ra liên tục và mạnh mẽ Sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII, thúc đẩy cả chúa Trịnh và
Trang 6chúa Nguyễn tích cực, chủ động giao thương và thiết lập quan hệ với các giá trị của phương Tây, đặc biệt là về quân sự và khoa học kỹ thuật
Bên cạnh cơ hội và yếu tố thuận lợi, cuộc tiếp xúc Đông – Tây ở Việt Nam cũng gặp một số trở ngại không nhỏ
Trước hết đó là sự khác biệt về văn hoá, chính trị, xã hội là những trở ngại sâu xa
và chính yếu nhất đối với cuộc tiếp xúc Đông – Tây, đặc biệt là sự du nhập của Thiên Chúa Giáo – một kênh tiếp xúc trực tiếp của phương Tây vào Việt Nam
Hai là, với lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, đã tạo cho dân tộc Việt tính
tự tôn dân tộc cao, từ đó tạo ra màng lọc mang tính tự nhiên trong giao lưu, tiếp nhận các luồng văn hóa ngoại lai Mà sự xung đột với đạo Thiên Chúa giáo là một minh chứng cụ thể
Ba là, bối cảnh chính trị Việt Nam vừa là thuận lợi như nêu trên, song cũng là trở ngại cho cuộc tiếp xúc Đông – Tây Sự tranh giành quyền lực của của chúa Trịnh
và chúa Nguyễn, một mặt tạo điều kiện cho các đoàn thương – giáo Tây phương vào Việt Nam Song, với mục đích lợi dụng các đoàn Tây phương nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, nên cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều tỏ ra nghi kỵ và
có những chính sách cấm đoán các đoàn này giao thương và quan hệ với phía đối phương Vì vậy, đã tạo ra sự ngăn trở nhất định đối với cuộc tiếp xúc Đông – Tây
II CÁC KÊNH TIẾP XÚC ĐÔNG – TÂY
Tiếp xúc văn hóa, văn minh giữa Phương Tây và Phương Đông ở Việt Nam đã diễn
ra từ rất sớm, những bằng chứng về sự tiếp xúc Đông – Tây được tìm thấy trong nền văn hóa Óc Eo tồn tài từ những năm đầu công nguyên Đó là những đồng tiền
La Mã xuất hiện ở di chỉ Ốc Eo, cho thấy các giá trị của phương Tây đã có mặt ở
Trang 7đây Song sự ít ỏi của các hiện vật cũng cho thấy, sự tiếp xúc Đông – Tây thời kỳ này còn rất nhỏ giọt và bị đứt quãng và phần nhiều nghiên về khía cạnh thương mại
Phải đến cuối thế kỷ XVI, sự tiếp xúc giữa Đông và Tây ở Việt Nam mới thực sự phát triển Đặc biệt là từ thế kỷ XVII, nó thực sử đã trở nên trực tiếp, liên tục và thường xuyên Đặc điểm của sự tiếp xúc Đông – Tây ở Việt Nam giai đoạn này là
sự tiếp xúc đó được trải ra trên hai “kênh” tôn giáo và thương mại Hai kênh này cùng được tiến hành song song và tương hỗ với nhau Mà các nhà nghiên cứu đã
đúc kết cho hiện tượng này: “Các giáo sĩ và nhà buôn là những người bạn đồng hành trên cùng một chiếc thuyền, cùng một ngọn nước để đến Việt Nam”[1].
1 Tôn giáo
Sự du nhập Thiên chúa giáo vào Việt Nam được diễn ra ngay từ thế kỷ XVI và được chia làm hai giai đoạn với nhiều thăng trầm Trong thế kỷ XVII-XVIII, sự truyền bá đạo Thiên chúa được coi là kênh tiếp xúc trực tiếp, chủ yếu của phương Tây vào Việt Nam Có thể chia sự truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII thành hai giai đoạn nhỏ
Giai đoạn thứ nhất là hoạt động của các giáo sĩ dòng Tên trong thế kỷ XVII:
Trong giai đoạn này, sự truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam có vai trò quan trọng của các giáo sĩ dòng Tên ở Việt Nam, cụ thể là hai giáo sĩ Francesco Busomi
và Diego Carvalho đến Đàng Trong vào năm 1615[2] Trong đó, giáo sĩ Francesco Busomi (hoạt động ở Đàng Trong từ 1615 đến 1639) được coi là người sáng thực
sự ra giáo đoàn ở Việt Nam Trong 10 năm đầu truyền giáo ở Đàng Trong, các giáo
sĩ đã nhận được sự cho phép của Sãi Vương, nên hoạt động truyền giáo được diễn
ra mạnh mẽ Trong thời gian này, có khoảng 20 giáo sĩ dòng Tên – chủ yếu là người Bồ Đào Nha, đã đến Đàng Trong truyền đạo
Trang 8Trước sự phát triển mạnh đó, năm 1625, các giáo sĩ dòng Tên quyết định mở rộng việc truyền đạo ra Đàng Ngoài Tại đây, các giáo sĩ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của chúa Trịnh, nên nhanh chóng thành lập được giáo đoàn vào năm 1626, do Alexandre de Rhodes đứng đầu
Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển mạnh đó, hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ dòng Tên bị ngăn cản bởi các chính sách cấm đạo của cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn Tử nửa sau thế kỷ XVII, mặc dù cố gắng truyền đạo Thiên chúa vào Việt Nam, song vai trò của các giáo sĩ dòng Tên ngày càng lu mờ dần Và vai trò của đạo Thiên chúa với tư cách là một kênh trực tiếp của sự tiếp xúc Đông – Tây cũng phai nhạt
Giai đoạn thứ hai là hoạt động của Hội truyền giáo Hải ngoại, từ nửa sau thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XVIII:
Trong khi vai trò của các giáo sĩ dòng Tên lu mờ, thì ở phương Tây xuất hiện sự tranh gianh của các nước tư bản đối với thị trường Việt Nam Sự tranh giành đó ảnh hướng đến cả hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ đạo Ky tô Và đưa đến sự hình thành Hội truyền giáo Hải ngoại, với nhiệm vụ truyền đạo Thiên chúa ở phương Đông, trong đó có Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XVII Đây có thể coi là giai đoạn thứ hai của sự du nhập đạo Thiên chúa vào Việt Nam
Trên thực tế, hoạt động của Hội truyền giáo Hải ngoại từ nửa sau thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII không đạt được kết quả lớn như trong giai đoạn đầu Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam Cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngày càng áp dụng chính sách gắt gao hơn với hoạt động truyền đạo Đặc biệt ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVIII, các chúa Trịnh áp dụng chính sách cực đoàn đối với việc truyền đạo Bên cạnh các biện pháp ngăn cấm việc giảng đạo, các vụ truy nã giáo
sĩ, giáo dân ngày càng xảy ra nhiều Ở Đàng Trong, chính sách cấm đạo của các
Trang 9chúa Nguyễn không diễn ra liên tục, mà tùy thuộc vào từng vị chúa Trong những đầu thế kỷ XVIII, chính sách của các chúa Nguyễn tỏ ra khoan dung hơn, hoạt động truyền đạo được diễn ra công khai và tự do Nhưng năm 1724, chúa Nguyễn Phúc Chu ban đạo dụ trục xuất giáo sĩ và cấm thần dân theo đạo Thiên chúa Sau đến chùa Nguyễn Phúc Chú, hoạt động truyền đạo lại được cho phép Từ năm
1750, dưới đời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông lại ban lệnh đuổi tất cả các giáo
sĩ ngoại quốc[3]
Nhìn chung, trong hai thế kỷ XVII-XVIII, hoạt động truyền bá đạo Thiên chúa không diễn ra suôn sẻ, liên tục bị đứt quãng bởi các chính sách của chúa Trinh và chúa Nguyễn Song, hoạt động truyền bá đạo Thiên chúa đã tạo ra nhiều yếu tố tích cực trong cuộc tiếp xúc giữa phương Tây và Việt Nam
Các giáo sĩ khi truyền bá đạo Thiên Chúa tới Việt Nam, đã mang theo cả một thế giới văn minh Phương Tây khác biệt và hiện đại, giới thiệu cho người dân Việt Những công nghệ, kỹ thuật và khoa học cũng được truyền bá cả về lý thuyết và phương tiện cụ thể Những thành tựu của khoa học kĩ thuật Phương Tây khiến cho không chỉ dân thường theo đạo bị cuốn hút mà ngay cả các phủ chúa cũng bị mê hoặc Rất nhiều tư liệu cho thấy việc các phủ chúa, đặc biệt là chúa Nguyễn, sử dụng các giáo sĩ như những vị cố vấn về khoa học
Đồng thời, Thiên Chúa Giáo khi du nhập vào nước ta đã làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam, cho dù có lúc nó đã đối mặt một cách gay gắt và quyết liệt với một số tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục của dân tộc Trong đó, có những giá trị văn hóa cụ thể, như: Chữ quốc ngữ, y học phương Tây, nhà in, nghệ thuật (kinh thánh, thánh ca…), kiến trúc
Song, là một tôn giáo nhất thần, Thiên Chúa giáo ngay từ buổi đầu vào Việt Nam
đã tỏ ra xa lạ và gặp phải những phản kháng nội thân của văn hóa bản địa Trên
Trang 10con đường phát triển của đạo Ki tô, nó gạt bỏ một cách lạnh lùng những giá trị văn hoá truyền thống có tính chất là trở lực đối với sự phát triển của nó Từ đó tạo ra các định kiến, còn kéo dài dai dẳng cho đến các thế kỷ sau – định kiến giữa Lương
– Giáo Mà Giáo sư Nguyễn Văn Trung, một trí thức Công giáo đã viết : “Chúng
ta trở nên xa lạ trước đồng báo không Công giáo, vì một người Việt Nam theo đạo chẳng những phải bỏ tôn giáo cổ truyền và tổ tiên, chấp nhận đức tin Công giáo còn phải bỏ gia tài văn hoá Việt Nam”.[4]
2 Thương mại
Kênh tiếp xúc Đông – Tây thứ hai cũng không kém phần quan trọng là kênh thương mại Đó là hoạt động giao thương của các thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài Theo các tài liệu, các thương nhân mới là những người đến Việt Nam trước nhất Họ có mặt ở Việt Nam ngay từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, trong đó, đâu tiên là các thương nhân Bồ Đào Nha Do mục đích giao thương, họ chủ yếu tập trung ở các đô thị, cảng thị như Phố Hiến, Kẻ Chợ, Hội An,… Ở những nơi này, họ thiết lập các thương điếm của người châu Âu và tiến hành trao đổi hàng hóa với các thương nhân người Hoa, người Nhật,… Đồng thời, thiết lập quan hệ giao thương với cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, trong đó chủ yếu là việc mua bán vũ khí
Trong thế kỷ XVII, việc buôn bán với các nước phương Tây không xuất phát từ yêu cầu chung của nền kinh tế mà từ lợi ích riêng biệt của chính quyền phong kiến, như về vũ khí phục vụ cho cuộc chiến, hoặc vì những lợi ích khác Nên trong thế
kỷ này, khác với các nhà truyền giáo, các thương nhân phương Tây nhận được sự chào đón của cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh Do mục đích về quân sự và tìm kiếm
sự trợ giúp từ phương Tây, cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều áp dụng chính sách cởi mở với các đoàn thương nhân phương Tây Song quan hệ giao thương của các thương nhân phương Tây với các phủ chúa giai đoạn này cũng tạo ra sự phân chia