1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiếp cận truyện thơ nôm Việt Nam thế kỷ XVII - XIX dưới góc nhìn văn hóa

240 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Bài luận án tiến sĩ Ngữ văn gồm 240 trang, tổng hợp rất nhiều nguồn thơ Việt Nam (chữ Nôm) trong thời kỳ XVIIXIX.Bài luận án bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo.Tóm tắtLuận án gổm ba chương: Chương 1: TRUYỆN THƠ NÔM – CỘI NGUỒN VĂN HÓA VÀ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI Ngoài phần giới thuyết một phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, nhằm góp phần tìm hiểu, từ một khía cạnh văn học để xác định những vấn đề diễn hóa nội tại của dân tộc, biểu thị bản sắc, bản lĩnh tiếp biến văn hóa (acculturation) dân tộc, một cách khách quan, luận án đã trình bày những vấn đề về nguồn gốc hình thành và diễn biến của truyện thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa. Chương 2: Ý NGHĨA VĂN HÓA QUA DẠNG THỨC TÍNH CÁCH NHÂN VẬT CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM Từ những phân tích về đề tài, chủ thể, cảm hứng, các dạng thức tính cách nhân vật của thể loại truyện thơ Nôm, cho thấy sự thể hiện ý nghĩa văn hóa ở mỗi tác phẩm như Nét sáng long lanh văn hóa Việt qua “Song Tinh”; “Phạm Công” là Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử trên đường Nam tiến; “Hoàng Trừu” là Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử đối với ngoại nhân; “Lục Vân Tiên” là đỉnh cao văn hóa ứng xử của người Việt phương Nam. Song đó là mẫu người phụ nữ lý tưởng qua các dạng thức: “Hồng nhan bạc phận” thể hiện quan niệm cố hữu và thực tế truyện Nôm; “Cải trang” là ý thức bình đẳng giới; “Cống Hồ” là bi kịch cuộc đời và khát vọng sống của nữ giới. .Chương 3: Ý NGHĨA VĂN HÓA QUA PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM Chúng tôi lý giải nội dung nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm bằng những yếu tố văn hóa, như sự phát triển của các phương tiện sáng tạo truyện thơ Nôm (Chữ Nôm – văn Nôm trong đời sống văn hóa dân tộc, thể lục bát với tính cách là phương tiện biểu đạt đa chức năng thể loại); ý nghĩa tiềm ẩn trong cấu tạo nhan đề và họ tên nhân vật trong truyện thơ Nôm; cùng dạng thức ước lệ của kết cấu cốt truyện thể loại truyện thơ Nôm.

Trang 1

TRẦN ANH TUẤN

TIẾP CẬN TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

Trang 2

TRẦN ANH TUẤN

TIẾP CẬN TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX

DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS Mai Cao Chương

Phản biện:

1 PGS.TS LÊ GIANG

2 PGS.TS ĐOÀN THỊ THU VÂN

3 PGS.TS NGUYỄN KIM CHÂU

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tài liệu, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

1 ĐH và THCN : Đại học và Trung học chuyên nghiệp

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài 1

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ NÔM – CỘI NGUỒN VĂN HÓA VÀ DIỄN TRÌNH

1.1.2 Định hướng văn hóa trong việc tiếp cận truyện thơ Nôm 21

1.2.1 Sự phát triển của yếu tố tự sự trong di sản văn học viết của người Việt - Kinh

27 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự chữ Hán thế kỷ XIII – XV 27

1.2.1.2 Thành tựu nghệ thuật của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán thế kỷ XVI 41 1.2.1.3 Những thể nghiệm của thể loại truyện thơ Nôm Đường luật 46

1.2.2 Sự phát triển thể thơ có yêu vận – phương tiện biểu đạt thể loại truyện thơ Nôm

49

1.2.2.2 Vần ở thơ ca các dân tộc miền Bắc Việt Nam: Tày, Nùng, … 51 1.2.2.3 Vần ở thơ ca các dân tộc miền Nam Việt Nam: Chăm, Khmer, … 54 1.2.2.4 Quá trình điển phạm hóa các thể thơ Việt: lục bát và song thất lục bát 61

Trang 6

CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM 73

2.1.1 Nét sáng “Song Tinh”: Long lanh văn hóa Việt 77

2.1.2 “Phạm Công”: Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử trên đường Nam tiến 86 2.1.3 “Hoàng Trừu”: Hành trình thể hiện văn hóa ứng xử đối với ngoại nhân 88

2.1.4 “Lục Vân Tiên”: đỉnh cao văn hóa ứng xử của người Việt phương Nam 94

2.2.1 “Hồng nhan bạc phận”: quan niệm cố hữu và thực tế truyện Nôm 109

2.2.3 “Cống Hồ”: bi kịch cuộc đời và khát vọng sống của nữ giới 129 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VĂN HÓA QUA PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG THỨC BIỂU

3.1.1 Chữ Nôm – văn Nôm trong đời sống văn hóa dân tộc 151 3.1.2 Thể lục bát với tính cách là phương tiện biểu đạt đa chức năng thể loại 161

3.2.2 Ý nghĩa của họ tên nhân vật truyện thơ Nôm 195

3.3 Dạng thức ước lệ của kết cấu cốt truyện thể loại truyện thơ Nôm 198

Trang 7

Đặc trưng và diễn trình thể loại có khả năng cung cấp những vấn đề diễn trình nội tại của văn học dân tộc, biểu thị bản sắc, bản lĩnh văn hóa dân tộc, một cách khách quan

Vấn đề những quy định tự thân “khuôn khổ nghệ thuật” thể loại phải được tìm hiểu, xác lập, khi nhận định giá trị nghệ thuật tác phẩm truyện thơ Nôm

Xác định thể loại truyện thơ Nôm, thì chính từ “Nôm” đã kéo theo những vấn

đề liên quan đến ngôn ngữ dân tộc (Việt – Kinh), liên quan đến lịch sử văn học, văn hóa Với tính cách tác phẩm tự sự, truyện thơ Nôm ghi lại diễn trình vận động của cuộc sống, khúc xạ theo quy phạm thể loại Quá trình xác định đặc trưng thi pháp thể loại truyện thơ Nôm cũng mang ý nghĩa là một quá trình dò dẫm, tìm hiểu – chí ít cũng là những dáng nét quy định cuộc sống tinh thần của dân tộc, trong quá khứ Xem xét truyện thơ Nôm với tư cách một thể loại, cũng còn có thể phát hiện ở mảng di sản văn học này một phương thức bảo tàng văn hóa dân tộc, trong phạm vi nhất định

Thể loại truyện thơ Nôm là một sản phẩm văn học đặc thù của dân tộc Nó thể hiện một nét đặc trưng văn hóa truyền thống rất đắc dụng cho cộng đồng dân tộc, trên con đường hội nhập văn hóa toàn cầu Hiện nay và hơn bao giờ hết, phải tích lũy vốn liếng văn hóa mà hội nhập, để dân tộc không bị tha hóa Đào thoát khỏi sự tha hóa văn hóa, chính là điều mà tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt đã nhiều lần làm được Kinh nghiệm đào thoát ấy còn nhiều chứng tích ở thể loại truyện thơ Nôm, đang rất cần thiết

Trang 8

khai quật, chắt lọc sử dụng

Thể loại truyện thơ Nôm cũng xứng đáng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đã tàng trữ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy bản sắc một cộng đồng

Việc tìm hiểu về thể loại truyện thơ Nôm, đến nay, vẫn chưa xứng tầm và đúng tầm giá trị của nó Đó là nỗi ưu tư có thật mà luận án này chỉ mong muốn được lên tiếng góp phần khơi gợi

1.2 Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX phát triển mạnh mẽ Đó là giai đoạn

kế thừa chắt lọc những thành tựu văn học gần ngàn năm về trước Đây cũng là giai đoạn mà truyện thơ Nôm nở rộ và định hình chỉnh thể thể loại

Cần có quyết tâm đầu tư xác lập và vận dụng một phương pháp nghiên cứu

khoa học phù hợp cho di sản văn học dân tộc này Tập trung khai thác những vấn đề

về thể loại và đặc trưng thể loại, dưới góc nhìn văn hóa (thiên về tiếp biến văn hóa), đối với văn học Việt Nam, là thuận lợi hơn cả

Tiến trình hình thành từng bước, bùng phát tập trung rồi tiêu vong đột ngột của mảng truyện thơ Nôm có mối quan hệ thăng trầm cùng vận nước, gắn kết hữu cơ với lịch sử văn hóa dân tộc Sự phát triển đồng bộ giữa các phương tiện, phương thức biểu đạt và nội dung biểu hiện, tạo nên tính hệ thống của những dạng thức, kiểu thức quen thuộc về cốt truyện, tính cách; về kết cấu tình tiết, chi tiết và sắc thái ngôn ngữ đã xác lập truyện thơ Nôm thành một thể loại độc đáo, hoàn chỉnh, thống nhất trên đa dạng thể tài1 Tiến trình này chủ yếu diễn ra ở văn học giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX Trong một báo cáo khoa học, trình bày tại Viện M Gorki (Moskva), từ tháng 3 1941, nhà nghiên cứu khoa học nhân văn nổi tiếng của Nga Mikhail Mikhailovits Bakhtin (1895 – 1975)

đã nhận định: “Thể loại nào cũng có những quy phạm tác động trong văn học như một sức mạnh lịch sử hiện thực” [3, tr.22] Và rằng, cũng theo Bakhtin: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận

      

1 Thể tài: được hiểu là “nhóm nội dung thể loại”; theo Trần Đình Sử, - …, Lý luận văn học, Tập2, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội, 1987 [106]

Trang 9

mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba” [3, tr.28]

Luận án tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm từ ý nghĩa đặc trưng của những yếu tố hình thức, nội dung theo tính khuynh hướng của tác phẩm, dưới góc nhìn văn hóa Đây là một trong những cách tiếp cận tối cần thiết, trong tình trạng hụt hẫng

nghiêm trọng, do tư liệu văn học không đáp ứng yêu cầu khảo chứng văn bản học

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đến nay, việc tìm hiểu truyện thơ Nôm với tính cách một thể loại, mang những yếu tố chung cấu thành chỉnh thể thống nhất, thật ra, chưa nhiều Những nhận xét có liên quan đến vấn đề thể loại truyện thơ Nôm thường xen giữa những công trình nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam, hoặc nghiên cứu chuyên sâu về một tác phẩm truyện thơ

Nôm Ở đây, tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề chỉ điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho một số vấn đề thể loại truyện thơ Nôm mà luận án có tập trung giải quyết

Mở đầu cho việc nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm là phần viết về

“Truyện thơ Nôm khuyết danh” trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [114] Sách đã

dành trọn chương I (hơn 100 trang, khổ 13x19 cm) nghiên cứu 11 truyện Nôm khuyết danh, mà nhóm biên soạn cho là xuất hiện ở thế kỷ XVIII Quan trọng nhất là hơn 10 trang “Nhận xét chung về truyện Nôm khuyết danh” và phần kết luận chương I Ở đây, phần chấp bút của nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong, chưa sử dụng thuật ngữ “thể loại”, mà chỉ gọi là “thể truyện”

Ngoài ra, những nhận xét quen thuộc hiện nay về thể loại truyện thơ Nôm cũng

đã có từ Nguyễn Hồng Phong:

Tác giả truyện Nôm đã chịu ảnh hưởng khá nhiều nghệ thuật dân gian…

Ta có thể thấy rõ hình dáng của nghệ thuật cổ tích trong lối kết cấu có hậu, lối lý tưởng hóa nhân vật, lý tưởng hóa cuộc đấu tranh giữa hai phe

tà và chính, lối sử dụng nghệ thuật thần thoại của truyện Nôm, và có

Trang 10

nhiều chỗ tác giả truyện Nôm mượn nguyên cả cốt truyện hoặc hình tượng của truyện dân gian nữa [114, tr.38]

Cuối cùng, nhà nghiên cứu đi đến kết luận: “Truyện Nôm là cái tiền thân của tiểu thuyết “mới” xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XX” [114, tr.38]

Năm 1962, Lê Hoài Nam đã đặt ra những vấn đề mới mẻ, có tính gợi mở

cho việc nghiên cứu truyện Nôm so với trước đó và sau này trong Giáo trình Lịch

sử văn học Việt Nam, Tập III [140], soạn chung với Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng

Thanh Lê và Phạm Văn Luận:

Cái gì đã làm cho các truyện Nôm qua bao nhiêu biến cố của xã hội, qua bao lần bị giai cấp thống trị cố tình bóp chết, qua sự gạn lọc đáng sợ của thời gian và mặc dù một số lớn truyện Nôm thực ra chỉ có một hình thức nghệ thuật đơn giản, mộc mạc, vụng về nữa, mà vẫn sống bền bỉ trong cái nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân lao động? Giải quyết được vấn

đề này tức là đánh giá được một bộ phận quan trọng trong gia tài văn học của dân tộc, đồng thời cũng tìm hiểu được cái khiếu thẩm mỹ, cái quan điểm và yêu cầu về văn học của nhân dân, để trên cơ sở đó hiểu thêm phương hướng xây dựng một nền văn hóa thật sự của nhân dân trong giai đoạn hiện tại [140, tr.228 – 229]

Lê Hoài Nam còn có nhận định rất xác đáng về truyện Nôm: “Đó là những

sáng tác văn học hầu hết có tính chất “trung thiên tiểu thuyết, và viết bằng thể thơ lục bát” [140, tr 227]

Chỉ sau đó ít năm, năm 1965, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản

ước tân biên đã đề cập đến vấn đề nguyên tác của những sáng tác Nôm qua hiện trạng

văn bản, công tác phiên âm Ông đã có những so sánh chí lý về nhiều phương diện giữa

văn Hán và văn Nôm Đặc biệt, trong chương III nói về những thể loại văn Nôm, ông

đã có những suy luận về việc dẫn đến sự ra đời của “loại truyện Nôm” và môi trường văn hóa chung quanh hiện tượng này trong dòng chảy văn học Việt

Hơn 10 năm sau, bộ Lịch sử văn học Việt Nam của nhà xuất bản Đại học và

Trung học chuyên nghiệp đã dành cho việc nghiên cứu “Văn học dân gian” hơn 800 trang (khổ 13 x 19) do hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên biên soạn Phần

“Văn học dân gian” chia thành hai tập, soạn từ năm 1972, in năm 1977 Phần “Những

Trang 11

đặc trưng của văn học dân gian” đề cập đến “tính tập thể trong văn học dân gian”

[46, tr.49 - 56] và vấn đề “tâm lý sáng tạo tập thể trong văn học dân gian” [46, tr.57 - 76] đã gợi mở nhiều ý tưởng cho luận án này Khi tìm hiểu “các thể loại tự sự dân gian”, sách có nhắc đến vè “bằng văn vần, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại” [46, tr.234] Vè đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén kịp thời, kể về người thật việc thật Sách còn nêu đặc trưng: “Vè phản ánh cuộc đấu tranh sôi nổi của nhân dân và những biến động của lịch sử” [46, tr.238] Vè có tính thời sự và tính địa phương Vè “nhiều khi chỉ là những sự việc, nhưng một số đã có tình tiết mạch lạc, một số đã trở thành truyện” [46, tr.238 - 239] Không chấp nhận thể loại truyện thơ Nôm vào các thể loại tự sự dân gian, nhưng chấp nhận vè có thể trở thành truyện Nhận xét này được hai tác giả đặt ở phần chú thích

Nguyễn Lộc, trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX,

Tập II, đã thể hiện khá rõ quan điểm phân loại cho tập hợp truyện thơ Nôm Ông cho

rằng từ trước đến nay, khi nói đến truyện Nôm, các nhà nghiên cứu thường chia ra làm hai loại: hữu danh và khuyết danh Và theo ông, lối phân chia này thuần túy có phần thiên về hình thức mà không nói lên một đặc điểm nào về nội dung hay về thể loại; đồng thời, nếu nghiên cứu truyện Nôm như một hiện tượng văn học sử thuần nhất về phương diện thể loại, thì cũng chỉ đưa đến những kết luận chung chung Và rằng:

“Thực tế kho tàng truyện Nôm của ta tồn tại song song hai loại truyện cần được nghiên cứu riêng, như hai chủng loại của một thể thống nhất … Truyện Nôm bác học phần lớn

có tên tác giả, chỉ một số ít là khuyết danh … Truyện Nôm bình dân lại là những truyện hầu hết khuyết danh” [72, tr.279- 280] Đối chiếu với truyện Nôm bác học, ở đây đã có một số phát hiện tương đối mới về đặc trưng truyện Nôm bình dân Dù mượn cốt truyện cổ tích, nhưng do tính chất của truyện bằng thơ, có quá trình sáng tác tập thể, truyện thơ Nôm có “kết cấu nội tại tương đối ổn định” và “vai trò của tác giả đầu tiên vẫn rất quan trọng” [72, tr.283- 284]

Không đề cập đến khái niệm “thi pháp”, nhưng khi biện giải cho kết thúc “có hậu” của truyện Nôm bình dân, nhà nghiên cứu đã thể hiện sự khẳng định vấn đề, qua

Trang 12

cái nhìn khái quát hóa từ hệ thống chỉnh thể của thể loại:

Nhân vật tích cực trong truyện Nôm bình dân nhiều khi rơi vào những tình thế bất lợi, nhưng về phương diện tinh thần, không bao giờ họ ở thế thua thế kém, mà họ chống đối đến cùng (…) có thể họ không thắng lợi ngay, nhưng họ không thất bại, các thế lực phản động không bẻ gãy được

ý chí phản kháng của họ và những nhân vật như thế, lô – gích tất yếu của

nó phải là kết thúc thắng lợi, phải “có hậu” [72, tr.301]

Chỉ từ những chương trong hai bộ lịch sử văn học Việt Nam, với hai nhóm tác giả tiêu biểu, biên soạn nghiêm túc, cách quãng 20 năm (1959 – 1978), việc tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm, cả trước lẫn sau, đều có nhiều phát hiện lý thú, đồng thời có những kiến giải bất đồng Đến cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ XX, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyện biệt về thể loại truyện thơ Nôm

Trong thời gian đó, nhà nghiên cứu văn hóa – văn học Việt Nam, người Nga,

N.I.Niculin đã hoàn thành hai công trình Văn học Việt Nam sơ thảo và luận án Văn học

Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Đặc biệt, trong luận án tiến sĩ, tác giả đã nghiên

cứu tiến trình phát triển văn học Việt Nam theo phương pháp loại hình Ông tìm hiểu mối liên quan cội nguồn của loại hình, so sánh những đặc điểm dị - đồng của cùng loại hình ở văn học của một vài dân tộc có mối tương quan xa gần bởi hoàn cảnh lịch sử - địa lý, hoặc bởi có tính cách xuất phát từ hoàn cảnh tương tự, để xác lập và kiến giải đặc trưng loại hình của văn học Việt Nam

Phát hiện và kiến giải sự chuyển hóa của loại hình văn học Việt Nam mới là hướng nghiên cứu mang lại những dáng nét chân thực mới mẻ của diện mạo văn hóa – văn học bản địa

Niculin khẳng định:

Vấn đề tiếp thu văn học Trung Quốc bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng

với các nhà văn và nhà thơ Việt Nam, thậm chí còn có thể nói đến việc chuyển giao hệ thống thể loại của văn học Trung Quốc sang mảnh đất Việt Nam vào thời Trung cổ Nhưng, khi làm sáng tỏ các mối quan

Trang 13

hệ tương hỗ bên trong khu vực văn hóa Viễn Đông, người ta khắc họa

được các đặc điểm và các quy luật chung – độc lập đối với tác động trực tiếp của văn hóa Trung Quốc – trong sự phát triển của văn học

giáo, Đạo giáo … ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thể loại của Trung Quốc và đến

sự biến đổi, làm chúng thích ứng trên cơ sở Việt Nam” [90, tr.48]

Tuy nhiên, ở đây, vấn đề giàu ý nghĩa mà Niculin đã nhận ra là: Thể loại truyện

thơ là thể loại quan trọng của truyền thống văn học Đông Nam Á

Ngoài sách văn học sử, việc tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm còn gắn kết với việc nghiên cứu một tác phẩm cụ thể Một năm sau sự nghiên cứu của Nguyễn Lộc và

ít nhất cũng hai năm sau, luận án tiến sĩ của N.I.Niculin, Đặng Thanh Lê cho ra đời

công trình Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm [61] Công trình “Góp phần khẳng định

những giá trị lớn lao của Truyện Kiều, cũng như giải thích những nền tảng “chủng loại” của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội ngũ, giữa tác phẩm và thể loại” Chuyên luận tìm hiểu truyện Nôm theo trình tự quen thuộc: từ quan điểm sáng tác, nguồn gốc đề tài, cốt truyện, chủ đề và tư tưởng triết lý; đến một số vấn đề trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, vấn đề thể loại và ngôn ngữ thi ca Chính Đặng Thanh

Lê cho rằng: “Việc nghiên cứu một tập hợp tác phẩm cho phép chuyên luận đi theo một hệ thống nghiên cứu có thể nói là có tính chất “cổ điển”, có nghĩa là đi từ những

Trang 14

vấn đề của nội dung đến những vấn đề của hình thức tác phẩm” [61, tr.11] Đi vào cụ thể, nhà nghiên cứu đã khái quát hóa những đặc điểm của thể loại truyện Nôm và tập trung vào các vấn đề: truyện Nôm và sự thể hiện một quan điểm sáng tác, nguồn gốc đề tài cốt truyện truyện Nôm và về chủ đề truyện Nôm

Ba đặc điểm nói trên, trong tiến trình phát triển, đều làm nên sự vận động bên trong chi phối nghệ thuật ngôn từ để hướng đến kết luận: “Truyện Nôm, sự trưởng thành của bút pháp tự sự trong văn học cổ Việt Nam” [61, tr.97] Nhà nghiên cứu cho rằng có sự gặp gỡ của thể loại truyện Nôm với thể loại Roman của văn học Pháp Ở thể loại này, người ta viết bằng “ngôn ngữ mới, thông tục như người ta nói hiện nay” [61, tr.97]

Từ đầu, tác giả đã xác nhận việc nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm đi theo một

hệ thống trình tự có thể nói: có tính chất “cổ điển” Và ngay sau đó, tác giả cũng cho rằng: việc nghiên cứu thể loại qua hệ thống trình tự ấy đã khẳng định một ý kiến của

tiểu luận Mấy vấn đề nghiên cứu Những nền văn học Trung cổ của phương Đông theo

phương pháp loại hình của B.L.Riptin [101]

Trước đó, từ một hướng nghiên cứu ngược lại, để nhận ra phong cách đặc thù của Nguyễn Du, Phan Ngọc đã đối chiếu, so sánh nhiều dạng đặc điểm nội dung và

nghệ thuật của Truyện Kiều với những đặc điểm tương ứng, có tính hệ thống của thể

loại tự sự và của cả một số thể loại khác, trong dòng chảy lịch sử văn học Tác giả đã

cố gắng chứng minh: “Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý và thể loại này dưới hình thức hiện đại của nó, đã bắt đầu bằng chính Truyện Kiều” [82, tr.107]

Không tập trung tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm, nhưng những khám phá về

phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã mang lại không ít những vấn đề về thể

loại truyện thơ Nôm

Có điều kiện tham khảo tư liệu và kiên trì tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm hơn

cả là Kiều Thu Hoạch Công trình Truyện Nôm – nguồn gốc và bản chất thể loại [37]

tuy không đồ sộ, nhưng là công trình chuyên khảo độc nhất từ trước đến nay về thể loại truyện thơ Nôm, được in thành sách Công trình này cũng được sửa chữa bổ sung, in

Trang 15

lại lần hai với nhan đề: Truyện Nôm – lịch sử phát triển và thi pháp thể loại [39]

Khởi đầu là việc nhìn lại những nhận định của “các thế hệ học giả” về truyện Nôm, mà theo Kiều Thu Hoạch, là nhằm để giải quyết vấn đề: Truyện Nôm là văn học viết hay là văn học dân gian, vấn đề truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học “Từ

đó đặt vấn đề nghiên cứu truyện Nôm như một thể loại, để nhằm xác định rõ bản chất thể loại” [39, tr.17] Chương II tìm hiểu nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển thể loại truyện thơ Nôm, làm rõ “những cơ sở xã hội – lịch sử và kinh tế - tư tưởng … những tiền đề văn hóa – nghệ thuật của truyện Nôm” [39, tr.18] Trong trường hợp khác, ông còn xác quyết “không thể không tìm hiểu sự xuất hiện và phát triển của thể thơ lục bát, trong khả năng tự sự” [39, tr.18]

Chương III tìm hiểu thi pháp truyện Nôm như: cấu trúc thể loại, thủ pháp nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ, phương thức sáng tác, lưu truyền, “làm sáng tỏ những đặc trưng thi pháp của truyện Nôm cũng tức là làm sáng tỏ cái phần cốt lõi nhất trong bản chất folklore của thể loại này” [39, tr.22]

Chương IV tìm hiểu chức năng tư tưởng - thẩm mỹ của truyện Nôm, “có nghĩa

là làm sáng tỏ giá trị phản ánh và giá trị nhận thức của truyện Nôm”, tác dụng của truyện Nôm trong đời sống xã hội; mà nhà nghiên cứu quan niệm: đó là “giá trị đích thực, cái giá trị tư tưởng – thẩm mỹ tiềm ẩn bên trong những câu thơ dân dã, nôm na” [39, tr.22]

Ở Kiều Thu Hoạch, ý kiến đáng lưu ý nhất là: “Tại sao truyện Nôm bình dân đã

có đầy đủ các phẩm chất của văn học dân gian như tính tập thể và tính truyền miệng,

mà truyện Nôm bình dân lại chưa phải là văn học dân gian?” [37, tr.39] Ý kiến này

cũng được lặp lại ở Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại [39] Cả hai lần

đều nhằm vào quan điểm xếp loại truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc

Vấn đề tiếp cận văn học Việt Nam với phương pháp nghiên cứu thi pháp học hiện đại, khai thác từ thành tố thể loại của tác phẩm văn học vốn đã được vận dụng từ

Trang 16

công trình của N.I.Niculin1

Trần Đình Sử trong Giáo trình thi pháp học đã bước đầu khái quát đặt ra vấn đề

thi pháp thể loại với giới nghiên cứu trong nước Vấn đề này được vận dụng cụ thể qua

công trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, có hàm ý bổ sung ít nhiều cho công

trình nghiên cứu của N.I.Niculin Trần Đình Sử không đồng ý xếp truyện thơ Nôm bình dân vào văn học dân gian, cho rằng các tác giả đã có ý thức làm “văn chương bác học”

Một số vấn đề thi pháp: “Thể loại truyện chữ Hán” (chương IV), thể loại “Diễn

ca lịch sử và truyện thơ Nôm” (chương V) từ công trình của Trần Đình Sử; đồng thời cũng còn nhiều vấn đề của những công trình liên quan khác như của Nguyễn Lộc, Kiều Thu Hoạch và N.I.Niculin, hẳn nhiên, là rất cần thiết được sớm giải quyết

Việc giới thiệu sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề, ở đây, có dụng ý chắt lọc cần thiết, cho công việc nghiên cứu vấn đề của luận án

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài này tập trung nghiên cứu là di sản truyện thơ Nôm hiện còn văn bản của dân tộc Việt (người Kinh) thế kỷ XVIII - XIX, chủ yếu xét về thể loại, dưới góc nhìn văn hóa Thể loại văn học là những quy định sáng tác văn học của cộng đồng, được cộng đồng hình thành và chấp nhận, theo cảm quan thẩm mĩ về nghệ thuật ngôn từ, khi biểu đạt hiện thực cuộc sống, với khát vọng của cộng đồng, bao hàm nhận thức và tình cảm của cộng đồng đối với tha nhân, tha vật Nói cách khác, chính sự tìm hiểu đặc trưng thể loại của truyện thơ Nôm là sự tiếp cận truyện thơ Nôm từ góc

nhìn văn hóa Về hình thức, truyện thơ Nôm là loại tự sự đặc thù của dân tộc Việt thời Trung – Cận đại được biểu đạt bằng ngôn ngữ dân tộc và chỉ sử dụng thể văn vần Về nội dung, truyện thơ Nôm thể hiện một sự diễn hóa từ truyện ký lịch sử đến tiểu thuyết cận hiện đại Đó cũng còn là những vấn đề cần thiết cho việc tìm hiểu về các

thể loại, nhưng chưa được giới nghiên cứu đặt ra hoặc chưa giải quyết thấu đáo, tạo sự       

1 N.I.Niculin, Luận án tiến sĩ khoa học, Matxcơva, 1976

Trang 17

đồng thuận

Trên cơ sở khảo sát tác phẩm truyện thơ Nôm, luận án phát hiện những dấu hiệu

có tính hình thức thể hiện những nét nội dung thường trực, nhất quán trong khuôn khổ nghệ thuật chung nhất của thể loại truyện thơ Nôm, ở dạng chỉnh thể

Xác lập những đặc trưng quy định khuôn khổ nghệ thuật chung nhất của chỉnh thể thể loại truyện thơ Nôm là để tiếp cận giá trị sáng tạo nghệ thuật, tránh đi vấn đề hụt hẫng nan giải về tư liệu chuẩn xác của văn học Việt Nam

Việc giải quyết vấn đề thể loại truyện thơ Nôm trên cơ sở khảo sát văn học thế

kỷ XVIII – XIX có sự thuận lợi và hợp lý Đây là giai đoạn văn học tập trung nở rộ tác phẩm truyện thơ Nôm, đưa đến nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao giá trị nghệ thuật, trước khi đột ngột lụi tàn Đây có thể xem là giai đoạn hình thành chỉnh thể thể loại truyện thơ Nôm, trước khi thể loại này trở thành di sản văn học

4 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất của đề tài, luận án đã vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn học – văn hóa dân gian và văn hóa học (bao gồm phương pháp nghiên cứu thi pháp lịch sử và lịch sử văn hóa); phương pháp nghiên cứu văn bản: so sánh các nguyên tác bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ (cũ và mới); phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: vì truyện thơ Nôm là sản phẩm của một điều kiện lịch sử - xã hội nhất định được vận dụng để xử lý các vấn đề về văn hóa – văn học

- Phương pháp loại hình, phương pháp so sánh được vận dụng tập trung ở chương 3 Thực ra, ở từng chương mục, từng vấn đề cụ thể, luận án đã vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu

5 Những đóng góp mới của luận án

Phần đóng góp của luận án, trước hết và có tính khái quát, chính là mở ra việc vận dụng một số thao tác nghiên cứu đa dạng mà thống nhất, trong sự phối kết những phương pháp nghiên cứu văn học, phù hợp với đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm văn học có nhiều tồn nghi nan giải về văn bản nguyên tác

Trang 18

Việc tìm hiểu thể loại truyện thơ Nôm của luận án đã phát hiện: thể loại truyện thơ Nôm là một thể loại văn học đặc thù của dân tộc Việt, chủ yếu là tộc Việt – Kinh,

mà trong thực tế lịch sử, hoàn cảnh địa lý – chính trị đã giao cho sứ mạng đấu tranh để bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa đa dạng của cộng đồng các tộc Việt, vốn thuộc chủng Đông Nam Á, sống chung trên lãnh thổ Việt Nam, khi phải tiếp biến cưỡng chế sâu nặng văn hóa ngoại lai từ Trung Quốc Thể loại này không lẫn lộn với thể loại truyện thơ của bất kỳ dân tộc nào khác Phát hiện này xuất phát từ vấn đề cội nguồn hình thành thể loại, với sự tích hợp hai thành tố cơ bản: Thể thơ có yêu vận thường chỉ gặp ở văn học Đông Nam Á và sự diễn hóa loại văn tự sự chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa Vấn đề tích hợp cội nguồn thể loại truyện thơ Nôm chẳng những góp phần làm rõ bản chất văn hóa của thể loại và cộng đồng đã sáng tạo, cùng chấp nhận sự tồn tại của thể loại, mà còn có tác động tích cực đến sự kế thừa những thể tài mà văn tự sự Việt – Hán chuyển giao Tính cộng đồng trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện thơ Nôm được khẳng định là tất yếu

Tìm hiểu truyện thơ Nôm với tính cách thể loại là tìm hiểu những quy định tự thân của khuôn khổ nghệ thuật thể loại, chi phối cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tạo tác phẩm thể loại Luận án phát hiện một số dạng thức, kiểu thức tồn tại thường xuyên trên nhiều tác phẩm thể loại truyện thơ Nôm, và xem đó như là những kiểu dáng bên ngoài (formalité extrinsèque) để biểu thị cho những kiểu dáng tính cách ý thức thường trực hàm ẩn bên trong (formalité intrinsèque) tác phẩm thể loại Đề tài có lựa chọn những kiểu dáng liên thuộc tính cách con người lý tưởng thường xuyên xuất hiện trong thế giới truyện thơ Nôm, để xem đó là nét đặc trưng truyền thống của chỉnh thể thể loại truyện thơ Nôm, biểu hiện khách quan đặc trưng ý thức văn hóa của cộng đồng

Luận án còn mong góp một phần nhỏ vào việc tìm ra sự phối kết có tính sáng tạo một vài phương pháp nghiên cứu phù hợp loại hình văn học với thực trạng tư liệu văn học nhiều hụt hẫng

Mặt khác, thông qua kết quả nghiên cứu, luận án cũng kỳ vọng, ở mức độ khái quát, sẽ góp phần tìm hiểu, từ một khía cạnh văn học để xác định bản lĩnh tiếp biến văn

Trang 19

hóa (acculturation) của dân tộc; củng cố niềm tin về sự giảm thiểu tha hóa văn hóa dân tộc, trên bước đường hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước

Với khuôn khổ một luận án, vấn đề thể loại truyện thơ Nôm chỉ có điều kiện phát hiện và giải quyết đến một chừng mực nhất định

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, trọng tâm của luận án gồm có 3 chương, được phân ra như sau:

Chương 1: Truyện thơ Nôm – cội nguồn văn hóa và diễn trình thể loại

Chương 2: Ý nghĩa văn hóa qua dạng thức tính cách nhân vật của thể loại truyện thơ Nôm

Chương 3: Ý nghĩa văn hóa qua phương tiện, phương thức biểu đạt của thể loại truyện thơ Nôm

Với kết cấu này, chương một là chương nền, trình bày những vấn đề về thể loại , nguồn gốc hình thành và diễn biến của truyện thơ Nôm từ góc nhìn văn hóa Chương hai, chương ba luận án sẽ đi sâu tìm hiểu những đặc trưng cụ thể của truyện thơ Nôm

về nội dung và phương tiện biểu đạt, dưới góc nhìn văn hóa

CHƯƠNG 1

TRUYỆN THƠ NÔM - CỘI NGUỒN VĂN HÓA

VÀ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI

1.1 VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN

Sự phân biệt – từng bước xác lập đặc trưng cơ bản – các thể loại văn học vốn có

Trang 20

từ cổ đại, với ít nhiều tính nguyên hợp của nghệ thuật ngôn từ bấy giờ Kết tập bởi

người sau, nhưng khác biệt giữa Veda và Upanisad vẫn tồn tại, dù chúng được xếp

chung loại s’ruti (nghe, qua truyền khẩu) Cũng khó lẫn lộn giữa trường ca sử thi

Mahabharata với tụng ca triết luận trữ tình Bhagavaghita, dù bản tụng ca cố lồng chen

vào tác phẩm sử thi quen thuộc của văn học cổ đại Ấn Độ Sự phân biệt Thi, Thư, Xuân

Thu đã hình thành từ hiện thực, qua phương tiện, phương thức tái hiện cuộc sống

Trung Quốc cổ đại

Ở phương Tây, từ Aristote ( 384 – 322 TCN) bàn về Nghệ thuật thơ ca, đã hình

thành khá rõ các thể loại văn học cơ bản Dựa theo cách diễn giải của Aristote, giới nghiên cứu nhận ra ba thể loại truyền thống: tự sự, trữ tình và kịch1

Thể loại văn học vốn hình thành ngay từ khi con người tự giác đặt vấn đề tìm hiểu và vận dụng nghệ thuật ngôn từ, với những quan hệ tự thân nhất định, tạo ra một

hiệu ứng xã hội nhất định; có xu hướng hoàn thành chỉnh thể làm nòng cốt của tác

phẩm văn học Mặt khác, do yêu cầu biểu đạt bằng ngôn từ của con người trong cuộc sống phát triển, các thể loại văn học ngày càng chuyển hóa, phức hợp những đặc điểm của thể loại truyền thống để xác lập thể loại mới Có thể thấy ở văn học phương Tây nửa đầu thế kỷ XX có thơ – văn xuôi, tiểu thuyết mới, kịch Brecht, …

Thể loại có thể khởi xướng từ một cá thể hoặc một nhóm sáng tạo văn chương cùng yêu cầu về phương thức biểu đạt Tuy nhiên, sự chuyển hóa định hình chỉnh thể thể loại thường có tính cộng đồng Sự tồn tại và phổ cập của thể loại phải phù hợp với nhận thức xã hội và nhu cầu thẩm mỹ của cộng đồng sáng tạo – cảm thụ văn học

Có thể loại gây huyên náo hoạt động sáng tạo văn học một thời, với một vài tác phẩm thể nghiệm, rồi nhanh chóng bặt tăm, vì sự lãnh cảm của tuyệt đại bộ phận quần chúng Có thể loại tạo nên khuôn khổ nghệ thuật cho một khối lượng lớn tác phẩm phổ

      

1 Tên tác phẩm theo âm tiếng Hy Lạp là “Pêri – Pôiêtikêtx” Pôietiketx (theo tiếng Latin là Poética; tiếng Pháp là Poétique): thời cổ dùng để chỉ cái “bản chất thi vị” của ngôn từ nghệ thuật, chung cho các thể loại văn học Ở chương III tác phẩm này, Aristote đã nêu lên ba cách để “bắt chước” cùng một đối tượng: “kể về một sự kiện coi như một cái gì tách biệt với mình (như Ô-me-rơ vẫn thường làm); hoặc người bắt chước nhân danh mình mà kể hay giới thiệu tất cả các nhân vật như những người đang hành động và hoạt động”

Trang 21

cập, trên bình diện văn học toàn cầu Đó là thể loại được xem như đã hoàn thành chỉnh thể tạo nên “khuôn mẫu rắn chắc nhất định để đúc kết kinh nghiệm nghệ thuật” [3, tr 21] Tuy nhiên cũng có thể loại đậm bản sắc dân tộc độc đáo, ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, mà sự tồn tại và cách thế tồn tại của nó hoàn toàn tùy thuộc điều kiện phát triển văn hóa - xã hội của cộng đồng dân tộc ấy

Khi nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử thừa nhận “gặp phải vấn đề hóc búa nhất là xác định hệ thống thể loại văn học” [105, tr 96], bởi sự diễn hóa đậm nhạt của từng thể loại qua từng thời kỳ, giai đoạn văn học Trong khi đó, chính ông cũng đã quan niệm: “Hệ thống này có vai trò cụ thể hóa khái niệm văn học” Vấn

đề hóc búa ở đây có lẽ là sự hỗn dung đặc điểm các thể loại đang diễn hóa trong văn học Trung đại Việt Nam

Vấn đề phải được nhìn nhận từ một góc độ khái quát hơn

Trước một hiện tượng vô cùng phong phú, đa diện nhiều chiều của thế giới văn học, M Bakhtin đã khẳng định: “Thể loại nào cũng có những quy phạm tác động trong văn học như một sức mạnh lịch sử hiện thực Tất cả những thể loại ấy, hoặc ít nhất là những thành tố cơ bản của chúng đều cao tuổi hơn chữ viết và sách nhiều và cho đến tận hôm nay chúng vẫn ít nhiều giữ được cái bản chất truyền khẩu sang sảng xa xưa của chúng” [3, tr 22] Do bản chất ấy, chúng liên tục diễn hóa và chỉ phải giữ được phần nào những đặc trưng cơ bản, vốn buộc phải tôn trọng những quy định của khuôn khổ nghệ thuật thể loại

Xem “tiểu thuyết” như một thể loại sinh động đặc thù, Bakhtin vẫn tin vào sức mạnh tác động những quy phạm nội tại của các thể loại đã định hình, luôn chi phối tác phẩm thể loại “Mọi sự răm rắp tuân thủ thể loại, ngoài ý chí nghệ thuật của tác giả” [3, tr.25] Đặc biệt, Bakhtin còn đề cập đến dấu ấn chứng minh cội nguồn folklore tối cổ trên các thể loại, hoặc từng thành tố của các thể loại ấy đến nay vẫn tồn tại Ở đây folklore là văn hóa dân gian, theo nghĩa hẹp được tiếp cận dưới giác độ thẩm mỹ, có

Trang 22

thể hiểu là nghệ thuật nguyên hợp của dân chúng.1

1.1.1 Vấn đề thể loại truyện thơ Nôm

Ở đây, trước tiên, phải giải quyết vấn đề nhận diện thể loại truyện thơ Nôm, từ một tập hợp tác phẩm được quen gọi truyện Nôm, truyện thơ, truyện thơ Nôm

Tên gọi “truyện Nôm” có lẽ xuất hiện sớm nhất Nó chú trọng khía cạnh biểu đạt bằng ngôn ngữ giao tiếp của nhân dân Trên văn bản Việt – Hán, tập hợp tác phẩm

này có tên gọi: Quốc âm chư truyện Tên gọi truyện Nôm cũng đã thâm nhập đại chúng

từ lâu, với thú vui “xem Nôm Thúy Kiều”, xếp sau thú “đánh tổ tôm” Sự giản lược vẫn để lại điểm nhấn về ngôn ngữ

Tên gọi “truyện thơ”, bao quát dễ dãi, có lẽ chỉ xuất hiện từ giữa nửa đầu thế kỷ

XX, đi kèm với phổ cập chữ quốc ngữ ghi âm bằng chữ cái Latin Nhiều truyện thơ Nôm được phiên âm, sao lục, “bổn cũ soạn lại” và cả sáng tác mới với chữ “quốc ngữ”

ấy, in thành những tập bìa mỏng, thường có 18 trang ruột, phổ biến đại trà ở Nam bộ

Quần chúng bình dân đọc, rồi “nói thơ” cho nhau nghe những truyện Tấm Cám, Phạm

Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Lục Vân Tiên, … tên thể loại có khi được rút

gọn thành mỗi chữ “thơ” như: thơ Tấm Cám, thơ Vân Tiên, …

“Truyện thơ Nôm” là cách gọi có cân nhắc, tổng hợp hai tên gọi trên Luận án

chọn tên gọi này vì muốn thể hiện sự quan tâm đầy đủ các thành tố thể, loại và ngôn ngữ biểu đạt mà trong sự phối hợp tương tác sẽ hình thành những đặc trưng của một khuôn khổ nghệ thuật Sự tồn tại những tên gọi giàu tính dân dã, nhưng luôn có

điểm nhấn trọng tâm ở hai cách gọi phiến diện, đã phần nào lý giải từ căn gốc vấn đề:

có hay không thể loại truyện thơ Nôm?

Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến trong Cổ xúy nguyên âm khi bàn về “thể cách riêng lối của ta, như là: lối “Kim - Kiều” thượng lục hạ bát; lối “Cung - oán”, lục bát

gián thất, vân, vân” [9, tựa] Có thể thấy ở đây thể loại truyện thơ Nôm đang ở bước

đầu được nhận diện, gọi là “lối” văn tương tự với Kim Vân Kiều, viết theo thể lục bát

      

1 Xem thêm Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989 [49,

tr 26]

Trang 23

Còn thể loại ngâm khúc trữ tình, như lối Cung oán thì làm theo thể song thất lục bát

Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính xếp các thể văn vần của dân tộc vào ca

ngâm khúc điệu chứ không phải là thơ (theo quan niệm văn học Trung Quốc) Về các thể văn không có vần, thì truyện ký và văn ký sự được xếp vào thể cách văn xuôi,

chung với văn nghị luận, văn tựa Không có một thể loại truyện thơ Nôm trong việc

khảo cứu của tác giả Chỉ có sự đánh giá khi tác giả khảo luận về văn chương ta ở tiết

VIII: “Văn lục bát hay nhất không có gì hay bằng Kim Vân Kiều Nguyên văn chuyện

Kiều của Tầu cũng đã hay ( ) Nguyễn Du dịch ra lối ca lục bát lại khéo nữa Ngòi bút

tài tình có lẽ lại hay hơn nguyên văn” [5, tr.169], và:

Thứ nhì là văn Chinh phụ ngâm và Tần cung oán Hai chuyện này

(chúng tôi nhấn mạnh) cũng luyện từng câu từng chữ Song mỗi chuyện

hay riêng một cách; ( ) Thứ ba là văn Phan Trần, văn Nhị độ mai, văn

Nhị thập tứ hiếu, văn Quan Âm, v.v… cũng đều là văn đại gia, nhời nhẽ

chín chắn, ý nhị thơm tho; đều có thể làm gương luân lý cho người ta

Chuyện Cúc Hoa, Trinh thử tuy nhời nhẽ quê mùa, nhưng còn có ý Còn như Bướm hoa, Xuân tình tưởng vọng v.v… thì toàn là nhời dâm đãng,

văn quê kệch, không đáng đem vào mắt người văn nhân Về Nam kỳ có

bài Hoài nam khúc, chuyện Sãi vãi, chuyện Lục Vân Tiên, cũng đều là

văn chương của danh nhân để lại, hiện còn truyền tụng đến giờ [5, tr.172]

Riêng Quốc văn cụ thể của Bùi Kỷ, ở thiên I, bàn về các thể của Việt văn, đã

mạnh dạn khẳng định: đó là “lối văn riêng của ta mà Tàu không có Lối văn này có thể lục bát, song thất lục bát và các biến thể của hai thể ấy.” [56, tr 26] Thể lục bát, cũng như các thể có yêu vận của dân tộc, vẫn chưa được xếp vào thơ Hơn thế nữa, ở thiên

III, bàn về Hán Việt hợp dụng thể, cụ Bùi Kỷ đi đến những nhận định thiếu chính xác

về mối liên quan “hợp dụng” giữa thể từ khúc của Trung Quốc và thể lục bát của dân

tộc:

Lối lục bát khác với lối từ khúc, là vì câu bát gieo vần ở chữ thứ sáu, mà từ khúc thì gieo vần ở cuối câu Song cứ xét nguyên về lối lục bát, thì thấy cứ trong bốn câu lục

Trang 24

Con cờ thắt túi bàn vây cũng thừa [56, tr.133-134]

Với quan niệm này thì thể lục bát, đáng lý phải gọi là … thể bát lục!

Đặc biệt, Quốc văn cụ thể không nhắc đến truyện thơ Nôm Phải chăng đây là

sự tránh né có ý thức? Nhà nghiên cứu bấy giờ chưa nhận diện được thể loại truyện thơ Nôm, xuất phát từ quan niệm: Truyện vốn viết bằng văn xuôi Nên nhớ: từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, đã có nhiều bản dịch chương hồi tiểu thuyết Trung Quốc ra Quốc ngữ (ghi âm theo chữ cái Latin) Cũng đã có những sáng tác, phóng tác truyện theo thể loại tiểu thuyết phương Tây, bằng văn xuôi Quốc ngữ

Trên báo Nông cổ mín đàm, từ tháng 10 năm 1906 đến tháng 3 năm 1907 còn

mở cả Cuộc thi viết truyện văn xuôi Quốc ngữ, nói rõ đó là thể loại, mà “người Lang

Sa gọi là Roman, nghĩa là lấy từ tiếng mình mà đặt ra một truyện, tùy theo nhân vật trong xứ, dường như từng có thật vậy”

Tìm hiểu văn học Việt Nam không thể không biết đến di sản truyện thơ Nôm, vì thế, sự lãng tránh, không đề cập đến truyện thơ Nôm, của cụ Bùi Kỷ, khi nghiên cứu cụ thể về quốc văn, đã nói lên rằng: có những đặc trưng của một thể loại dân tộc rất quen thuộc, phô bày nhan nhản, nhưng không dễ phát hiện, nếu thiếu đi cái nhìn khái quát,

từ góc độ văn hóa dân tộc

Người cùng đứng tên với cụ Bùi Kỷ, trong công trình nghiên cứu Văn phạm Việt

Nam, Trần Trọng Kim, đến lúc soạn Việt Thi (1946), mới khẳng định: “Thơ riêng của

t  khúc  

t  khúc    

 

t  khúc  

Trang 25

Việt văn có hai thể hay dùng hơn cả là thể lục bát và thể song thất lục bát”, khác với thơ Hán văn về “thể tài” và “cách gieo vần” Thơ Việt, vì có yêu vận và cước vận, “nên

có thể làm lối trường thiên” “Bởi vậy, các truyện bằng quốc âm đều làm bằng thơ lục bát hay song thất lục bát” [53, tr 22]

Sự phát hiện của Trần Trọng Kim có vẻ không mới lạ gì, đối với giới nghiên cứu văn học ngày nay, thế nhưng đây là một vấn đề liên thuộc văn hóa, có chiều sâu, làm nên những đặc điểm bản chất thể loại truyện thơ Nôm, rất cần được lý giải, nhận định, khi tiếp cận với thể loại đặc thù này của văn học dân tộc Việt

Dương Quảng Hàm trong Quốc văn trích diễm (1935), soạn theo chương trình

Việt văn trong các trường sư phạm và cao đẳng tiểu học lúc bấy giờ, đã có sự đánh

đồng Chinh phụ ngâm với Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Hoa Tiên, … xem như cùng một thể loại truyện Nôm [28, tr.IX] Đến năm 1939, Dương Quảng Hàm soạn Văn

họcViệt Nam“theo chương trình khoa giảng Việt văn ở năm thứ ba và thứ tư ban Cao

đẳng Tiểu học, do nghị định ngày 3 Février 1938 đã quy định”, đã sắp xếp hợp lý hơn

Ở bài thứ hai, chủ yếu khảo sát về lớp vỏ hình thức thể lục bát và biến thể lục bát, nhưng mang tên bài là TRUYỆN, và định nghĩa: “Truyện là tiểu thuyết viết bằng văn vần Các truyện Nôm của ta viết theo hai thể: 1 lục bát; 2 biến thể lục bát Hai thể này đều có vần và không đối nhau.” [28, tr.XIII] Ở bài thứ ba, chủ yếu là để xem xét về thể song thất lục bát, nhưng tên bài là NGÂM và định nghĩa: “Ngâm là một bài văn vần tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu, đau, thương Các ngâm khúc trong văn ta thường làm theo thể song thất lục bát, thường gọi tắt là song thất Thể này cũng là một thể văn có vần mà không có đối.” [28, tr.XVII] Đến khi hoàn

thành Việt Nam văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm vẫn giữ nguyên định nghĩa

trên

Dù thật sự chỉ quan tâm đến hình thức của Thể, nhưng Dương Quảng Hàm, với định nghĩa trên, đã phát hiện đôi nét đặc trưng của thể loại truyện và ngâm, trong văn

học chữ Nôm Ông tránh được cái hỗn dung phi lý giữa Kim Vân Kiều và Chinh phụ

ngâm, trong tập hợp truyện Nôm của Quốc văn trích diễm (1925); vốn bắt nguồn từ sự

Trang 26

“nhập nhằng” giữa “truyện” với “chuyện” của Việt – Hán văn khảo (1917) Phải mất

đến một phần tư thế kỷ để chắt lọc hỗn dung, qua việc khảo sát thơ văn thời ấy! Để rồi, nhà nghiên cứu – giảng dạy văn học lại rơi vào sự hỗn dung chưa hợp lý khác, khi xếp truyện và ngâm chung với hát nói, trong chương thứ mười lăm : Các thể văn riêng của

ta (thuộc năm thứ nhất ban Trung học Việt Nam)

Điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu về nghiên cứu văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, không khó để nhận ra mặt hạn chế của tác giả, ở khả năng khái quát hóa trước thực tiễn sinh động, đặc thù của thể lục bát và thể loại truyện thơ Nôm

Sự lúng túng: phải đặt truyện thơ Nôm vào “thể hay loại nào?”, đến giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, hầu như không còn là vấn đề được giới nghiên cứu văn học quan tâm Các nhà nghiên cứu cũng đã khái quát rằng truyện thơ Nôm không phải là sử thi cổ đại,

dù nó được sáng tác bằng văn vần; nó cũng mang hình thức khác với tiểu thuyết hiện đại, vì không được sáng tác bằng văn xuôi; nó lại tập trung “nở rộ” một lần, vào một thời điểm lịch sử nhất định Trong khi đó, truyện thơ Nôm lại có những đặc điểm thể loại đặc biệt, với nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ Các nhà nghiên cứu văn học sau cách mạng tháng Tám – nhất là sau 1954 – ở cả hai miền Nam Bắc, đều biết rõ điều ấy; nhưng vẫn hiếm những nỗ lực tìm hiểu và lý giải điều ấy

Lúng túng khi nhận diện thể loại truyện thơ Nôm quả là một vấn đề có tính lịch

sử của việc nghiên cứu văn học Việt Nam Nó đòi hỏi luận án phải làm sáng tỏ sự chuyển hóa các thành tố đã tích hợp nên thể loại và phải phát hiện được những đặc trưng của chỉnh thể thể loại.

1.1.2 Định hướng văn hóa trong việc tiếp cận truyện thơ Nôm

Từ nguồn cội xa xưa, văn học (văn chương) đã là một thành phần trong sự tích hợp nên văn hóa và chịu tác động của văn hóa

“Thực ra, bất kỳ một công trình nghiên cứu văn học nào cũng ít nhiều, xa gần viện dẫn tri thức văn hóa hoặc đề cập đến những vấn đề văn hóa …” [118, tr.17] Nhận định tương tự như trên, ngày nay không còn xa lạ Các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học thường xuyên tìm tòi tư liệu văn hóa ngoại vi văn học để củng cố, bổ sung luận

Trang 27

chứng văn học Thế nhưng, khi có ý thức tập trung xem xét văn học trong mối tương liên với văn hóa, thì vô số vấn đề đặc thù phát sinh Người ta có thể tìm hiểu văn học

“từ , dưới , qua, ở, … góc nhìn văn hóa” Với giới nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, trước hết đây cũng chỉ là việc khai thác chuyên sâu và cụ thể một khía cạnh quan trọng của mối quan hệ cố hữu giữa văn học và cuộc sống, theo yêu cầu đổi mới nghiên cứu văn học Trong sự đa dạng của nhiều phương pháp, phương thức, thao tác,… nghiên cứu từ bên ngoài, thời đổi mới và tiếp tục hoàn thiện đổi mới, chính việc xem xét văn học Việt Nam – nhất là văn học cổ - chú mục vào sự tương tác giữa đời sống văn hóa và tác phẩm, tác giả văn học, là con đường dễ hướng tới phát hiện khoa học những vấn đề văn học mới mẻ, lý thú mà vẫn gần gũi với nhận thức văn học đã trở thành truyền thống quen thuộc của giới nghiên cứu văn học Việt Nam ngày nay

Đi vào thế giới văn học, qua khung cửa văn hóa, dĩ nhiên, không chỉ để nhắm vào mục tiêu như thế; dù lúc khởi hành có những bước như thế Ở một số ít công trình chuyên khảo tiếp cận văn học Việt Nam cổ cận đại, trung đại, … nhìn từ góc độ văn hóa, đã có những nhà nghiên cứu trăn trở tìm tòi, qua di sản văn học, những điều “có thể gây hứng thú và hữu ích ở mức độ nào đó cho người đọc hiện đại” [118, tr.5] Mặc

dù chưa nhiều nhưng đã có hiện tượng dần dần hình thành lý luận nghiên cứu từ thực tiễn nghiên cứu ấy Có thể xem giáo sư Nguyễn Huệ Chi là một trong những người với những kỳ vọng, đặt vấn đề “làm thế nào đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học cổ” [12, tr.869 - 874] rất sớm, đã gợi ra định hướng nhìn văn học từ góc độ văn hóa, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Chính giáo sư cũng là nhà nghiên cứu hiện đại đã thẳng thắn khẳng định: “Con người Việt Nam chỉ có thể tiếp nhận các nhân tố tư tưởng bên ngoài đưa đến thông qua tinh thần tự chủ, thêm vào đấy là tinh thần thực dụng của mình” [12, tr 888] Chính những kỳ vọng và khẳng định của giáo sư đã gợi mở cho việc tiếp cận truyện thơ Nôm của luận án này

Với hơn 20 năm tiếp cận văn học theo một định hướng mở, mong phát hiện ở vốn cổ những vấn đề kỳ thú và bổ ích cho hiện đại, các nhà nghiên cứu chuyên sâu tập trung tìm hiểu, lý giải khái quát hóa, thường nhắm vào đối tượng chủ yếu là thời kỳ,

Trang 28

giai đoạn văn học trung đại, cổ cận đại Việc tiếp cận tác giả, tác phẩm, hình tượng nghệ thuật, …là những minh họa cụ thể để thể nghiệm hình thành phương pháp luận

Nhân danh tiếp cận văn hóa, người đọc vừa tìm hiểu những ý nghĩa nội tại, vừa tìm hiểu những ý nghĩa ngoại vi – bao gồm cả hiện tượng phát sinh và phát triển – của tác phẩm văn học; tất cả đều mang những tín hiệu văn hóa một thời, dưới mắt nhà nghiên cứu hiện đại

Do ý nghĩa phức tạp của khái niệm văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu “chỉ vận dụng một số kiến thức văn hóa mà họ cho là cần thiết để đọc văn học, chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất lý thuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hóa” [118, tr.11] Tự đặt cho mình nhiệm vụ “phải góp phần hoàn thiện

hệ thống vấn đề mà thế hệ đi trước đã khởi xướng”, Trần Nho Thìn “không chủ trương tìm một định nghĩa văn hóa của riêng mình” mà chỉ “đặc biệt lưu ý đến quan niệm giá trị của chủ thể văn hóa” [118, tr.12] Cái “quan niệm giá trị” ấy, thực ra lại luôn chuyển hóa theo thời đại và gắn bó hữu cơ với chủ thể văn hóa, trở thành bản chất của khái niệm văn hóa, một khái niệm mà nhà nghiên cứu cho rằng không cần định nghĩa thêm Quan niệm về “Một số vấn đề lý luận của văn học Trung đại nhìn từ góc độ văn hóa”

và luận chứng từ những bài viết “Tiếp cận văn hóa với một số tác giả, tác phẩm Trung đại tiêu biểu” của Trần Nho Thìn là những kinh nghiệm quý báu mà luận án này đã tiếp thu và phát triển để giải quyết vấn đề đặc thù thể loại truyện thơ Nôm

Để xác lập góc nhìn, luận án này buộc phải tạm chấp nhận: văn hóa là một hệ thống giá trị nhận thức của cộng đồng, tồn tại tương đối bền vững, biểu hiện thành thái

độ và phương thức ứng xử của con người đối với bản thân và đối với tha nhân, tha vật vào một thời kỳ lịch sử nhất định Từ đó, luận án phát hiện một số dạng thức (có thể gồm nhiều kiểu thức) ngôn ngữ có hiện tượng thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm văn học, như những hình thức nhất định, biểu đạt những nội dung nhất định, hướng đến những giá trị văn hóa, theo quan niệm của chủ thể sáng tác văn học

Văn học là một biểu hiện nghệ thuật bằng ngôn từ cách điệu nghệ thuật, những phương thức ứng xử xã hội nói trên, hàm chứa thái độ ứng xử với ít nhiều nhận thức

Trang 29

chủ quan Thể loại văn học, thành phần cốt lõi tích hợp làm nên văn học Thể loại có lịch sử tồn tại khách quan bền vững nhất, do sự chấp nhận của cộng đồng Trong văn học, chính thể loại đã tiềm ẩn, thấm sâu ý nghĩa chân thực nhiều quan niệm về giá trị của chủ thể văn hóa trong cộng đồng đương thời Tìm hiểu sự hình thành – phát triển

và đặc trưng thể loại văn học luôn gắn kết với tìm hiểu sự diễn hóa nhận thức về những giá trị văn hóa của cộng đồng đã sản sinh, sử dụng thể loại, qua đối chiếu với những vấn đề lịch sử và quy phạm thể loại

Điều này mở ra một hướng tiếp cận mới đối với hầu hết tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại, có thể tránh được nhiều tồn nghi nan giải về nguyên tác và tác giả,

cả về sự chân xác của hoàn cảnh sáng tác, mà vẫn không làm sai lạc về bản chất nghệ thuật của tác phẩm

Việc tìm hiểu tác phẩm văn học trung đại Việt Nam luôn phải vượt qua những thách thức về văn bản học nhưng không thể không căn cứ vào văn bản hiện tồn

Với di sản hàng trăm văn bản truyện thơ Nôm hiện còn, căn cứ danh mục của Kiều Thu Hoạch [37] đến nay cũng chỉ có khoảng 10 trường hợp tạm thời xác định được tác giả và khoảng thời gian tác phẩm ra đời Những tác phẩm nổi danh như

Truyện Kiều của Nguyễn Du, gần gũi như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu vẫn

tồn tại nhiều dị bản, có khi dài ngắn hơn hàng trăm câu thơ Các văn bản tác phẩm dù khuyết danh hay còn lưu tên tác giả thường đầy dẫy những “điểm xuyết” , “nhuận sắc”,

“hiệu đính” của người sau

Tìm hiểu truyện thơ Nôm, qua tiếp cận từ góc độ văn hóa sự hình thành thể loại, với các quy phạm tương tác giữa hình thức và nội dung thể loại, cái khuôn khổ nghệ thuật chung của các tác phẩm được xếp vào nhóm truyện thơ Nôm, người nghiên cứu vẫn có thể nhận định đúng đắn giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm Sự tìm hiểu vẫn có thể phát hiện cá tính sáng tạo, khi so chiếu việc vận dụng của từng tác phẩm với những nguyên tắc, những quy định chung của khuôn khổ nghệ thuật đã định hình

Vì không vượt qua được những tồn nghi về văn bản học, giáo sư Đinh Gia

Khánh (Chủ tịch Hội đồng biên tập Tổng tập văn học Việt Nam) đã đưa ra quan niệm:

Trang 30

“ … Việc phục chế văn bản gốc rất được coi trọng trong việc biên soạn bộ tổng tập này Tuy nhiên, do tình hình sáng tác và phổ biến tác phẩm Nôm ở nước ta, cho nên phục chế văn bản gốc là một việc, còn như xác định văn bản thích hợp nhất lại là một việc khác” [86, tr.211]

Đối với tác phẩm Nôm phổ cập đại chúng, Hội đồng biên tập cho rằng:

… lắm khi vai trò của phương thức truyền miệng lại còn quan trọng hơn phương thức văn bản, nhất là ngày xưa tác phẩm Nôm đa số là văn vần

Trong quá trình truyền miệng (…), công chúng đã ít nhiều sửa đổi dần tác phẩm theo những yêu cầu rất đa dạng của đời sống tinh thần ở những thời điểm và những địa phương khác nhau Những văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm đã hình thành như thế Và đã xảy ra tình hình “là một văn bản có nhiều điểm dị biệt với văn bản gốc lại rất quen thuộc với công chúng, tức là thích hợp với yêu cầu tinh thần cũng như thị hiếu thẩm mỹ của công chúng” [86, tr.212]

Chủ trương “trong sinh hoạt văn học không thể coi nhẹ tập quán xã hội”, Tổng

tập chọn “văn bản thích hợp nhất” làm văn bản chính thức công bố Còn những khác

biệt với văn bản gốc, nếu có (và nếu có thể phát hiện được văn bản gốc) sẽ được ghi ở phần chú thích Như vậy, tác phẩm văn học chỉ thực sự tồn tại và tồn tại bền vững khi

phù hợp với nhận thức xã hội và tình cảm thẩm mỹ của cộng đồng dân tộc Quan

niệm này giúp cho việc tiếp cận tác phẩm truyện thơ Nôm không sa vào ngụy tín về một giá trị nghệ thuật, vốn được giả định là thuộc về một tác giả, tác phẩm mà không

có cơ sở tư liệu chuẩn xác cao Tìm hiểu tác phẩm văn học, từ những quy phạm thể loại, được xác lập bởi cộng đồng, luôn có ý nghĩa là sự tiếp cận tác phẩm dưới góc

độ văn hóa Nó đáp ứng yêu cầu tôn trọng tính quần chúng, trong dạng tồn tại phổ cập

của tác phẩm mà các nhà biên soạn tổng tập rất tâm đắc khi tuyển chọn

Tiếp cận với thể loại truyện thơ Nôm, với cái nhìn khái quát, tìm sự đồng dạng tương cận từ những dạng thức, kiểu thức, tình tiết, chi tiết, … của truyện thơ Nôm, việc khảo sát tránh được hầu hết những tồn nghi nan giải về câu, chữ của

Trang 31

nguyên tác Do thể loại là một khuôn khổ nghệ thuật hình thành từ những quy phạm thể loại, sự tìm hiểu thường tập trung vào hiện tượng lặp lại, trùng hợp ở các tác phẩm Sự trùng hợp này, nhiều nhà nghiên cứu văn học trước đây thường phê phán là

sử dân tộc

Đó cũng còn là một hiện tượng văn hóa bùng phát nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thân của con người, trong cuộc sống dân tộc Việt thời ấy Nhu cầu sáng tạo một sản phẩm có khả năng ghi lại, tái hiện sâu sắc và sinh động bản chất cuộc sống; đồng thời, qua đó - thể hiện thái độ sống của chủ thể sáng tạo, một cách trung thực Nhu cầu sáng tạo ấy chính là một nhu cầu sống, tích lũy kinh nghiệm

để sống tốt hơn, thuận lợi hơn: một nhu cầu văn hóa của con người

Đến thế kỷ XVIII – XIX, thể loại truyện thơ Nôm bùng phát là tất yếu, do nhu cầu sáng tạo văn hóa dân tộc Việt đã có đủ điều kiện đặc trưng cho sự hình thành hiện tượng ấy

Để trở thành một “văn hiến chi bang”, đương nhiên, không thể không có một

nền tảng văn học vững vàng và phong phú Nền văn học ấy thể hiện một thái độ văn hóa trong nhận thức và ứng xử của dân tộc, trước hết phải bằng ngôn ngữ dân tộc làm nên hình tượng văn học

Thể loại truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX đã phát triển đến độ phong phú tột cùng và duy nhất, với xu thế đáp ứng và có phần bù đắp nhu cầu sáng tạo văn hóa ấy

Thực ra, nhu cầu kiến tạo văn hóa có bản sắc riêng, để không bị đồng hóa bởi

nguồn văn hóa lớn đổ xuống từ phương Bắc, đi kèm với bạo lực thống trị, vốn đã được

Trang 32

đặt ra – một cách không tự giác – ngay từ thời Bắc thuộc Như một tình cờ lịch sử, trên

cơ tầng văn hóa bản địa mong manh, văn hóa Phật– Ấn đã hóa giải văn hóa Khổng Lão – Trung Hoa ngay trong thời Bắc thuộc Kết quả dẫn đến việc hình thành văn hóa Tam giáo đồng nguyên – Lý Trần của dân tộc Việt, khi bước vào thời tự chủ Ở đây, “Tam

giáo đồng nguyên” đâu phải là một “khái niệm tưởng tượng”1 Nó chính là khái niệm

về một hiện thực tiếp biến văn hóa, chắt lọc những yếu tố có lợi ích cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc thời ấy Dân tộc Việt tồn tại và phát triển bằng cơ sở văn hóa linh hoạt đặc thù của mình, ngay cả khi đã bị lai tạp về chủng tộc

Đáng chú ý là: cách thế giải quyết các vấn đề thuộc nội dung tác phẩm thể loại truyện thơ Nôm thường có biểu hiện ý thức cố tránh rập khuôn mô hình Trung Quốc, mà vẫn được nhân dân thời ấy xem là chuẩn mực đời thường Thể loại

truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX đã phát triển theo định hướng văn hóa ấy

1.2 Ý NGHĨA VĂN HÓA TỪ CỘI NGUỒN VÀ DIỄN TRÌNH THỂ LOẠI

Thể loại truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX đã đạt đến giai đoạn cực thịnh trước khi vụt tắt Có thể xem thể loại này đã hoàn chỉnh vóc dáng và trở thành di sản văn học dân tộc

Đến nay, đã hơn một thế kỷ, những vấn đề của thể loại này có được những điều kiện thuận lợi để khảo sát với thái độ bình tĩnh khách quan và sáng tạo khoa học

Không thể tìm hiểu được bản chất của chỉnh thể thể loại truyện thơ Nôm, nếu không tìm hiểu sự vận động chuyển hóa của các thành tố tổng hòa làm nên chỉnh thể Ở

đây, cụ thể là phát hiện và lý giải tiến trình phát triển của thể văn vần lục bát và loại văn tự sự, theo xu thế tổng hòa như động lực tự hoàn chỉnh Đối với thể văn vần, có

thể dựa vào những văn bản truyền khẩu của cộng đồng Nhưng với các yếu tố tự sự       

1Trong khi “Nhận định về các trí thức Phật giáo trong nhóm Giao điểm Hoa Kỳ” (In trong Nhân đọc cuốn: Đối

thoại với Gíao hoàng Gioan – Phaolô II, 1977, ấn bản hải ngoại), ông Dương Ngọc Dũng có viết: “… tam giáo

đồng nguyên, một khái niệm tưởng tượng chưa hề có trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam” (trang 18, ấn bản điện tử) Ở đây, luận án không đặt vấn đề luận giải khái niệm “Tam giáo đồng nguyên” trên bình diện triết học Luận án chỉ đề cập đến ý nghĩa của khái niệm đã được vận dụng quen thuộc theo một dạng thức tiếp biến văn hóa đặc thù của dân tộc, như một thực tế lịch sử

Trang 33

được kể lại bằng văn xuôi, vốn không bị quy định bởi vần, điệu, tiết tấu, … luận án buộc phải sử dụng những tình tiết, chi tiết, … đã được cộng đồng chắt lọc bảo lưu trên

văn bản viết Sự tồn tại của thể và loại luôn là sự tương thích với nhu cầu văn hóa và

thể hiện bản lĩnh văn hóa của cộng đồng

Ngay từ bước đầu, khảo sát sự vận động – chuyển hóa của các thành tố thể và loại này, đã bộc lộ nhiều vấn đề thiết yếu chưa được giải quyết thỏa đáng, trong các

công trình nghiên cứu trước đây

1.2.1 Sự phát triển của yếu tố tự sự trong di sản văn học viết của người Việt - Kinh 1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán thế kỷ XIII - XV

Căn cứ vào tư liệu hiện còn, khó chỉ ra các nguyên tác truyện được ghi chép bởi các tác giả người Việt trước thế kỷ XIII Tuy nhiên, những đặc điểm yếu tố tự sự trước thế kỷ XV của cộng đồng dân tộc Việt hòa nhập vào định hướng văn hóa chủ đạo của dân tộc Việt, cơ bản vẫn được bảo lưu, trên số văn bản truyện ký, sử ký ghi chép bằng chữ Hán hiện còn, tuy không phải là phong phú

Sau phát hiện của học giả Trần Văn Giáp [160], Thiền uyển tập anh được xem là

tác phẩm có yếu tố tự sự cổ nhất của dân tộc Việt còn lưu lại văn bản Đây là tập truyện

ký truyền đăng lục, được ghi chép bởi nhiều thế hệ thiền sư vào thế kỷ XII – XIII Tuy nhiên, các ấn bản hiện còn đã là văn bản được “đính tử” (sửa trên bản khắc gỗ) của người đầu thế kỷ XVIII Dù tính cách truyền đăng lục thiền gia là lợi thế bảo vệ nguyên tác, nhưng trên lời tựa bản Vĩnh Thịnh (1705) đã có nhà Nho tự thú từng “sửa lại chỗ sai, bổ vào chỗ sót” để “ánh trăng càng thêm sáng tỏ” Dù sao, sự tu bổ này thận trọng hơn các trường hợp khác

Sách có 67 truyện ký về các cao tăng của hai dòng thiền Việt Dòng Nam Phương từ sơ tổ Tì ni đa lưu chi (… 594) đến sư Y Sơn (… 1216) được 19 đời với 28 truyện ký Dòng Quan Bích, từ sơ tổ Vô Ngôn Thông (…826) đến cư sĩ Ứng Vương (mất sau Hiện Quang …1221) gồm 15 đời với 39 cao tăng được chép truyện

Một tác phẩm ghi chép bằng Hán ngữ, thuộc thể loại truyện ký Thiền gia, tồn tại vào hàng xưa cổ nhất, trên dòng chảy văn học dân tộc, vốn nhiều hụt hẫng, đứt nối; quả

Trang 34

là một vấn đề có ý nghĩa văn hóa Nó vừa nói lên sự thất thoát lớn lao của văn học Việt khi bắt đầu ghi chép; vừa phản ánh một trình độ phát triển văn học của dân tộc Việt: đã hình thành sự phân biệt thể loại văn học, từ trước thế kỷ XIII

Thiền uyển tập anh đã tồn tại và xác nhận: từ thế kỷ XIII về trước, giới trí thức

ưu tú Đại Việt ( Thiền sư, …) đã tiếp thu thể loại ký sự tiểu truyện, bằng Hán ngữ, và

đã sử dụng khá thành thạo; đồng thời còn mang ý thức vận dụng thể loại Thiền gia để phát huy văn học, khẳng định văn hóa dân tộc Việt

Sự can thiệp đương thời của nhà sư gốc Hoa và cả sự nhuận sắc của hậu thế có khả năng mang lại dáng dấp chỉnh thể của thể loại truyện ký truyền đăng lục theo mẫu

mực Thiền – Hoa cho Thiền uyển tập anh Phong cách tinh gọn, thể hiện những giá trị

hiện thực được thăng hoá của thể loại truyện ký truyền đăng lục, tự thân vốn đã gần gũi với thể loại truyện ký lịch sử, truyện ký thần tích Nhưng hình thức công án hàm chứa bên trong thể loại truyện ký truyền đăng lục, có thể tích lũy nhiều kiểu thức đối thoại sinh động cho văn tự sự dân tộc, xuất hiện sau đó Dĩ nhiên, những kiểu thức ấy còn có

sự dung hợp với các kiểu thức đối thoại của truyện dân gian truyền miệng của dân tộc

Điều đáng nói, ở Thiền uyển tập anh, là sự can thiệp mang xu thế lớn mạnh của

văn hóa – văn học ngoại nhập không xóa nhòa được vết tích sáng tạo của văn hóa – văn học bản địa, đang hòa điệu cùng tiếng nói tự chủ của một dân tộc sau hàng ngàn năm lệ thuộc Trung Quốc, vừa giành lại nền độc lập và đang có yêu cầu tự khẳng định Yêu cầu tự khẳng định này thường trực hàm ẩn trong mọi hoạt động của nhân dân và thấm đẫm trong hoạt động văn hóa – văn học

Thể loại truyện ký truyền đăng lục của Thiền uyển tập anh, căn cứ tư liệu hiện

còn, vừa biểu hiện cố gắng vay mượn lốt vỏ thể loại ký sự Thiền – Hoa, lại vừa lấp lánh cảm hứng sáng tạo văn học của dân tộc Việt, đan xen nhiều yếu tố văn hóa

bản địa.Tác phẩm thể loại truyện ký Thiền gia sự Thiền uyển tập anh là một

chứng tích, biểu hiện ý thức khẳng định độc lập – tự chủ của dân tộc Việt, sau đêm trường lệ thuộc Trung Hoa; khẳng định sự phục hưng văn hóa và chủ động tiếp biến văn hóa của dân tộc Việt, vươn lên tìm cách thoát ly sự thống thuộc của

Trang 35

văn hóa phương Bắc

Tiểu truyện quốc sư Thông Biện là một ký sự lịch sử văn hóa, toát lên niềm tự hào về truyền thống Phật - Ấn lâu đời trên đất Việt, từ thế kỷ II – III vì đã có “Nhất phương thông Thiên trúc” Tùy Cao Tổ ( 581 – 604), vào thời phương Bắc trọng Phật, muốn truyền bá Phật pháp giáo hóa Giao Châu (vãng bỉ chư xứ hóa ), theo kiểu ban cho ân phước thấm nhuần (ký tứ phúc nhuận) Cái ảo tưởng bá quyền phân phối văn hóa của nước lớn mưu lợi ấy không khỏi ngỡ ngàng trước thực tế: “bỉ hữu nhân yên, bất tu vãng hóa” (nơi đó – xứ Giao Châu – đã có người – truyền bá đạo Phật - rồi; không cần nhà Tùy Trung Quốc – cử người đến để giáo hóa nữa)

Hai tiểu truyện liền kề về Lý Thái Tông và Thông Biện trong Thiền uyển tập

anh là dấu ấn minh chứng rõ nét về việc chuyển hóa Thiền – Hoa ra Thiền – Việt Vô

hình trung, việc chuyển hóa này mặc nhiên trở thành tư tưởng cốt lõi của Thiền uyển

tập anh, là dòng mạch kết nối các tiểu truyện, theo trình tự khá rõ giữa giai đoạn khởi

điểm (trước thế hệ thứ VIII Nam Phương và thế hệ thứ IV Quan Bích) với giai đoạn cao trào

Hình tượng trung tâm của chuỗi truyện là Thiền sư, tập hợp tính cách điển hình con người Đại Việt, với dũng khí dám nhận thức đúng đắn hiện thực và dám tự hào về chính bản thân; không ngừng trăn trở nâng tầm trí tuệ để khẳng định tiềm lực văn hóa của mình Sự phấn khích tinh thần dân tộc, nhiều lúc đã nảy sinh vóc dáng “Thiền sư khổng lồ”, qua cảm hứng trữ tình từ kệ, thi trong truyện Viếng sư Quảng Trí (quy tịch cuối thế kỷ XI ), Đoàn Văn Khâm, quan thượng thư triều Lý, để cho niềm hoài cảm cô đọng lại nên vóc dáng:

Lâm man bạch thủ độn kinh thành

Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh Cái đáng quan tâm không phải là mớ tóc bạc phơ vào rừng núi, lánh kinh kỳ Cái dáng dấp trên non cao, phất tay áo rộng, hương đưa bát ngát, mới thật vừa thanh thoát vừa kỳ vĩ Đó cũng chính là cái dáng Dương Không Lộ sừng sững đứng trên đầu núi cao đơn lẻ, một tiếng rít dài buốt giá đất trời:

Trang 36

Hữu thì (thời) trực thượng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư!

Ở Thiền uyển tập anh dáng dấp Thiền sư hòa nhập vào đất nước, rất thi vị mà

cũng rất bình thường, quen thuộc, như cuộc sống hàng ngày Nếu sông núi trước chùa

là hình ảnh chân thực của sư Quảng Trí (Điện tiền sơn thủy thị chân hình), thì bóng núi xanh in trên mặt nước hẳn phải là dáng cũ của Chân Không (1046 – 1100, thế hệ thứ

XV, dòng Nam Phương); dù cho kiếp hỏa có thiêu rụi đến tận tơ hào, thì “thanh sơn y cựu” vẫn đón chào mây trắng!

Sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, sự “sống lại” (Renaisance) của văn hóa Việt phải

có những người Việt “khổng lồ”

Thiền uyển tập anh đã tồn tại ngẫu nhiên mà tất yếu, lưu lại vết tích nỗi khát

vọng kiến tạo nền văn hóa cho dân tộc Việt, không cam chịu thua thiệt kẻ thù, trong tình thế ta vừa giành lại được độc lập – tự chủ, và buộc phải sử dụng những công cụ, phương tiện, phương thức văn hóa của Trung Quốc Tinh thần “bất tốn Trung Quốc”

qua truyện Thông Biện thì rất rõ, nhưng khi mà văn hóa Trung Quốc tràn về phương

Nam với ưu thế của kẻ thống trị, qua hơn 30 thế hệ, thì sự phục hưng văn hóa bản điạ hẳn không tránh khỏi cái nếp quen “bất dị Trung Quốc” Tầng lớp trí thức ưu tú, Thiền

sư Đại Việt, trong Thiền uyển tập anh, không khỏi lúng túng với mâu thuẫn hỗn dung

văn hóa này Và chỉ có thắng lợi trong những cuộc chiến chống xâm lược – lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh – của toàn dân Nam mới làm sáng ra và củng cố quy luật tiếp biến văn hóa đặc thù của dân tộc

Cái tinh thần “bất tốn Trung Quốc” đòi hỏi dân tộc Việt tìm về quá khứ ngàn xưa dựng nước Thế nhưng, những yếu tố tự sự, trong các tư liệu hiện tồn, từ thế kỷ

XV về trước, cho thấy hệ thống thần thoại suy nguyên về cội nguồn dân tộc chỉ là những mảnh vỡ và sự nỗ lực lắp ghép những mảnh vỡ ấy để phục chế hệ thống thần thoại Thật ra, trong văn học dân gian truyền miệng, thần thoại suy nguyên chỉ được tàng trữ có hệ thống qua các áng sử thi Sử thi thần thoại của dân tộc Việt – Kinh hiện

không tồn tại Hoặc giả chỉ tồn tại chen lẫn trong sử thi của các dân tộc anh em Tẻe tát

Trang 37

tẻe rảc của đồng bào Việt – Mường, dù qua bao biến dị vẫn còn nhiều kiểu thức hình

tượng trùng hợp với những mẩu thần thoại Việt phục chế

Muốn nhận diện những dáng nét đặc trưng – cả về nội dung lẫn hình thức, thể loại tự sự truyền thống cổ sơ, như thần thoại, cổ tích, … của người Việt – Kinh để có

mô hình, dạng thức đối chiếu với thể loại truyện thơ Nôm hiện còn, quả là khó có thể

làm được Những mẩu cổ tích trong An Nam chí lược của Lê Tắc, ghi chép khá sớm (vào khoảng 1285 – 1307) và khá đơn giản, vụn vặt Việt điện u linh là một tập hợp

thần tích liên quan đến nhân vật lịch sử, được thực hiện khoảng giữa của nửa đầu thế

kỷ XIV (vào khoảng 1329?) Những đoạn có tính truyền thuyết lịch sử trong Việt sử

lược, hoàn thành khoảng cuối thế kỷ XIV (vào khoảng 1377 – 1388? ) Ngòi bút Nho

gia tỉnh táo, vào khi đất nước thu hồi độc lập dân tộc khoảng 300 năm, đã có ý thức tái hiện không khí thần thiêng thời mở nước, để tác động đến việc bảo tồn đất nước, với

cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, đầy ắp niềm tự hào “văn hiến chi bang” Đặc biệt Lĩnh

Nam chích quái, mang ý thức suy nguyên lịch sử dân tộc, đã tập hợp có sáng tạo nhiều

thần thoại và truyền thuyết quan trọng Thời điểm ra đời của sách còn nhiều ức thuyết – sớm nhất cũng từ giữa thế kỷ XIV (khoảng 1341 – 1407?)

Dựa vào thần thoại và truyền thuyết tương tự, Ngô Sĩ Liên đã chuyển thành

quyển I, phần ngoại kỉ của Đại Việt sử ký toàn thư, vào giữa nửa cuối thế kỷ XV

(khoảng 1479?)

Tìm hiểu thể loại tự sự dân tộc Việt thuở ban sơ có lẽ cũng chỉ phải khảo sát những mẩu tư liệu như thế, hiếm hoi hiện còn Những nỗ lực biện giải về bản sắc dân tộc Việt, từ vài kiểu thức “đẻ trứng”, “lấy rồng”, trên những tác phẩm của nhà sư

Khương Tăng Hội vẫn chưa đủ sức thuyết phục rằng các câu chuyện trong Lục độ tập

kinh mang dáng dấp thể loại tự sự dân tộc nguyên sơ, đã ra đời từ thế kỷ III

Từ những mẩu tư liệu có mức độ tin cậy cần thiết còn tồn tại, được ghi chép bằng chữ Hán, ta chỉ có thể nhận dạng một vài dáng nét thể loại tự sự truyền thống cơ bản của dân tộc Việt, từ trước thế kỷ XVI

Nội dung những mẩu truyện này hầu như vắng bóng thần thoại suy nguyên về

Trang 38

sự hình thành vũ trụ và con người Một hệ thống thể loại truyện như thế, có thể tìm

thấy dễ dàng hơn ở sử thi hiện tồn của nhiều dân tộc anh em, như Đẻ đất đẻ nước Vết

tích thần linh trong truyện của dân tộc Việt thường là những truyền thuyết lịch sử gắn với núi sông, đền miếu, và một số hiện tượng đời sống văn hóa của nhân dân Đặc biệt, qua những truyền thuyết thần linh về nguồn gốc dân tộc và công trình dựng nước, giữ nước buổi đầu Từ các mẩu tư liệu trên, tinh thần dân tộc Việt “Bất tốn Trung Quốc, bất dị Trung Quốc” (không thua kém Trung Quốc, nhưng cũng không khác biệt Trung Quốc) đã biểu hiện khá rõ nét

An Nam chí lược vốn là một tác phẩm nghiên cứu khoa học văn hóa, phục vụ

cho sự tìm hiểu của ngoại nhân Lê Tắc vốn bị lịch sử dân tộc kết án phản quốc, nhưng vẫn phải mở đầu phần “tổng tự” bằng câu: “An Nam tự cổ giao thông Trung Quốc, …” (Từ xưa nước An Nam thông giao với Trung Quốc,…) [107, tr.23] Như vậy là núi sông bờ cõi đã chia, dù mạnh yếu có lúc khác nhau, có lúc nước Nam bị lệ thuộc, hoặc chịu thần phục triều cống phương Bắc; nhưng xét về cội nguồn dựng nước, thật khó phân ai trước ai sau!

Mục “Cổ tích” có đề cập đến Việt Vương Thành, tục gọi là Thành Khả Lũ, với

vị quốc vương “dụng thủy tẩy châu” (dùng nước làm sạch châu) Nơi đó có Lạc Điền, Lạc Dân, Lạc Vương, Lạc Tướng và có “đồng ấn, thanh thọ” (ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu) [107, tr.39] Không thấy nói đến 18 đời vua Hùng và các truyền thuyết liên quan, lại có chuyện Cao Thông giúp An Dương Vương làm nỏ thần, với lời dặn:“Năng trì dư nổ tắc hưng, phủ tắc vong” và chuyện thái tử Thủy “âm dịch nổ cơ”

(lén thay máy nỏ) Ở mục này còn có truyện Xung Thiên Miếu, tại “Phò Đổng hương”,

được chép không hơn 50 chữ, về “nhất nhơn hữu oai đức”, chợt xuất hiện trong thời loạn lạc (“hốt kiến”), khiến cho dân gian theo về Ông “toại lãnh chúng binh kỳ loạn” Xong việc, ông bay mất lên không, “hiệu là Xung Thiên Vương” Dân lập miếu để thờ

Là một tác phẩm khoa học - văn hóa, có tính đặc biệt1 :“Đông Sơn Lê Tắc nãi       

1 Ngoài việc ghi chép về núi sông, phong thổ, nhân vật, … Lê Tắc còn ghi chép quân số xuất – nhập ngũ của

Trang 39

thủ kỳ sơn xuyên, phong thổ, cổ kim nhơn vật thiên cách, dữ cận niên quân lữ xuất nhập chi số, biên vi nhất thư – Bài tựa của Hứa Thiện Thắng, viết năm 1367” [107,

tr.5] Ở những đoạn kể truyện, An Nam chí lược có bút pháp tinh gọn theo lối kinh,

truyện cổ điển Trung Quốc Phong cách kinh, truyện truyền thống này cũng đã buộc tác giả bỏ đi nhiều yếu tố “thần quái” khi chép truyện

Việt Điện u linh tập hợp những thần tích, mang nhiều tính chính thống “Nay

xét tập sách của ông Lý thì đều là những việc chép trong tự điển1 triều Trần” [72, tr.37]

Dù trải nhiều tăng bổ, tục biên, tác phẩm đã biểu hiện một thái độ văn hóa của dân tộc qua việc kính thần, ghi nhận công tích của các vị thần Đó là thái độ trân trọng sự ứng

xử khéo léo để tạo cuộc sống yên lành cho nhân dân (chuyện Sĩ Nhiếp), trân trọng đạo

nghĩa trinh liệt của người phụ nữ Chăm (chuyện Mỵ Ê), … Đó là những giá trị văn hóa có tính “phổ quát”, không phân biệt chủng tộc

Thần tích chống ngoại xâm cũng thể hiện rõ thái độ văn hóa giữ nước của dân tộc Phùng Hưng là một quan Lang, tập hợp dân các ấp tiến vào Đô Hộ phủ, được tôn vinh là Bố Cái Đại Vương Chống giặc mạnh thì phải “Tiềm ẩn trạch trung, dạ tắc kiếp doanh, trú tắc tiềm phục”2 Để tập trung sức đón giặc ngoài, phải dàn xếp hài hòa nội

bộ Giặc ngoài dễ đoán, giặc trong khó phòng Ở đây lại có bài học: “Vô tha ! Chi thị vương nữ … dĩ nga mao dẫn đạo ! Thị đại ác tặc, bất sát hà đắc?”3 (Triệu Việt Vương –

Lý Nam Đế) Tương tự với Mỵ Châu bị thái tử Thủy lừa gạt (trong An Nam chí lược);

nhưng ở đây đã có chiếc móng của Hoàng Long thần vương và công chúa Cảo Nương ngây ngô, chưa rõ trường đời sóng gió, dứt khoát không tránh khỏi phải bị trừng phạt Không chấp nhận sự ngây thơ, khi tiếp cận với kẻ thù giấu mặt; đó cũng là một thái độ văn hóa, trong việc chống giặc của người xưa Gọi là một thái độ văn hóa của cộng đồng cũng được, vì trước và trong thế kỷ XIV, chí ít truyện cũng đã xuất hiện hai lần,         quân lực triều Trần, có tính cập nhật Tác phẩm, quả thật, có giá trị đặc biệt cung cấp thông tin phục vụ cuộc chiến xâm lược của Nguyên Mông

1 Sách ghi chép (về các thần linh) dùng vào việc thờ cúng

2 Ẩn nấp giữa đầm lầy, đêm hãy đánh nhanh, ngày hãy rình rập

3 Không ai khác! Chính con gái vua, dùng lông ngỗng đưa đường! Đúng là đại ác tặc, không giết không xong!

Trang 40

với tên nhân vật khác nhau Và ngày nay vẫn tồn tại kiểu thức Trọng Thủy lừa Mỵ Châu Thái độ gọi là “nhân văn” để thông cảm cho “Tình yêu đôi lứa”, và nhất là thông cảm cho gã đàn ông gián điệp, hầu như chỉ xuất hiện trong văn học, sân khấu đầu thế kỷ XX, thời ngoại bang thống trị dân tộc, với những khuynh hướng tư tưởng chủ đề khá phức tạp Có điều được khẳng định là: nhân dân ta đã buộc kẻ phản bội hoặc lợi dụng tình nghĩa phải chịu hình phạt đau khổ và tự tìm cái chết

Qua Việt điện u linh, điều dễ nhận thấy là ý thức gom nhặt để xây dựng hệ

thống truyện thần linh Đại Việt Sự gom nhặt còn nhiều mảng chưa thích hợp, vết tích còn sơ sượng, hoặc thiếu hụt khá rõ Hoàn toàn vắng bóng sự tích thần nhân mở nước

Vua Hùng chỉ được nhắc một lần trong thần tích Tản Viên Sơn Tinh Lông ngỗng dẫn

đường cho Nhã Lang theo dấu Cảo Nương Không thấy chép chuyện thái tử Thủy và

Mỵ Châu Ở đây, lại có chuyện nhập nhằng giữa Đổng Thiên Vương và Sóc Thiên

Vương Thần tích đậm nét hỗn dung văn hóa Đổng Thiên Vương lại là “Kiến sơ tự thổ

địa thần giáng sinh” ứng linh nơi “Thần từ cổ thụ”, với những bài thơ có tính hộ trì

Phật pháp Thần tích Sóc Thiên Vương nói về cậu bé, khi giặc ngoại xâm đến, chóng ăn

chóng lớn, xin vua gươm và ngựa sắt; đánh tan giặc, đến núi Vệ Linh, rồi bay lên trời

Có điều, truyện chép rằng: “Cố lão tương truyền: bất ký hà thế, thiên vương sinh ư mỗ thôn …” (Các cụ ngày xưa truyền nhau: không rõ Thiên Vương sanh ở đâu, vào lúc nào …)

Nhìn chung, dù bị quy định bởi khuôn mẫu thần tích chính thống, Việt điện

u linh vẫn thể hiện được những nét sáng tạo độc đáo, những “hư cấu hoang

đường” rất thú vị, mang đậm bản sắc truyện kể Việt Nam, ghi nhận được từ giữa

thế kỷ XIV về trước Có thể khẳng định: Việt điện u linh là tư liệu viết hiện tồn, chứa

chan nhu cầu khát khao sáng tác thể loại Truyện của nhân dân Việt Nam từ thế kỷ

XIV trở về trước Tác phẩm này đã vận dụng phong cách sử ký cổ đại, dựa vào tính chất huyền thoại để phát triển yếu tố hư cấu văn học, với cảm hứng sáng tác văn học Ở

đây, có những vết tích hỗn dung về thể loại, mà tính chất truyện (Nhân vật thần linh

biểu hiện tính cách, qua ngôn ngữ và hành động, diễn biến theo hoàn cảnh không gian

Ngày đăng: 05/04/2017, 01:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote – Bản dịch của Lê Đăng Bảng – Thành Thế Thái Bình – Đỗ Xuân Hòa – Thành Thế Yên Báy (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote – Bản dịch của Lê Đăng Bảng – Thành Thế Thái Bình – Đỗ Xuân Hòa – Thành Thế Yên Báy
Nhà XB: Nxb Văn hóa nghệ thuật
Năm: 1964
2. Lại Nguyên Ân (1995), “Nhu cầu diễn Nôm – diễn ca và khả năng của thể lục bát”, Tạp Chí Văn học (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu diễn Nôm – diễn ca và khả năng của thể lục bát”, "Tạp Chí Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1995
3. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao – Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin M
Nhà XB: Nxb Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao – Trường Viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
4. Belik A.A. (2000), Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa, Nxb Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa
Tác giả: Belik A.A
Nhà XB: Nxb Tạp chí văn hóa nghệ thuật
Năm: 2000
5. Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, Nxb Mặc Lâm, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Hán văn khảo
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Mặc Lâm
Năm: 1970
6. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
7. Lê Ngô Cát - Bản Hoàng Xuân Hãn (1956), Đại Nam Quốc sử diễn ca, Nxb Trường Thi, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam Quốc sử diễn ca
Tác giả: Lê Ngô Cát - Bản Hoàng Xuân Hãn
Nhà XB: Nxb Trường Thi
Năm: 1956
8. Nguyễn Công Chánh (1928), Câu hò xay lúa, Nxb Thuận Hòa, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hò xay lúa
Tác giả: Nguyễn Công Chánh
Nhà XB: Nxb Thuận Hòa
Năm: 1928
9. Nguyễn Đông Châu (1916), Cổ xúy nguyên âm (cuốn thứ nhứt), Nxb Đông Kinh Ấn quán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổ xúy nguyên âm (cuốn thứ nhứt)
Tác giả: Nguyễn Đông Châu
Nhà XB: Nxb Đông Kinh Ấn quán
Năm: 1916
10. Nguyễn Đổng Chi (1970), Việt Nam cổ văn học sử , Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa tái bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cổ văn học sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1970
11. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Con đường giao tiếp của văn học cổ Trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí văn học (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp của văn học cổ Trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1992
12. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
13. Trương Chính (1973), “Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm”, Tuyển tập 40 năm tạp chí Văn học, 2, tr. 157 -166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm”, "Tuyển tập 40 năm tạp chí Văn học
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1973
14. Phan Huy Chú (1974), Lịch triều hiến chương loại chí – tập IX Văn tịch chí, Nxb Bộ Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí – tập IX Văn tịch chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Bộ Văn hóa Giáo dục Thanh niên
Năm: 1974
15. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1897), “Câu hát góp”, Imprimerie Commerciale REY, CURIOL, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hát góp”, "Imprimerie Commerciale REY, CURIOL
16. Chu Xuân Diên (1977), Văn học dân gian ( tập1), Nxb Đại học Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian ( tập1)
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Đại học Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1977
17. Chu Xuân Diên (1994), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (2 tập), Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (2 tập)
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1994
18. Chu Xuân Diên (2006), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2006
19. Nguyễn Dữ - Bản dịch Trúc Khê …(1988), Truyền kỳ mạn lục, Nhà xuất bản Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục
Tác giả: Nguyễn Dữ - Bản dịch Trúc Khê …
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Nghệ
Năm: 1988
20. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w