Khởi đầu từ tác phẩm ít nhiều in dấu ấn tự thuật như Lâm tuyền vãn của Phùng Khắc Khoan thuật lại cảnh sống nơi núi rừng khi bị lưu đày ở Thành Nam Con Cuông, Nghệ An; Mai đình mộng ký c
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU CHẤT
ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM
TỰ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX
Ngành: Văn học Việt Nam
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Mọitrích dẫn trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất cứhình thức nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Trần Hữu Chất
Trang 3Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Văn học – Học viện Khoa học xã hội đãđào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, đồng nghiệp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hƣng Yên đãtạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quátrình thực hiện luận án
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Trần Hữu Chất
Trang 4MỤC LỤC Trang
1.2 Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật 091.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án 28
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đầy biến động do sự
khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến, sự rạn nứt của hệ tư tưởng Nho giáo
và sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân cần lao Song, xéttrong tiến trình lịch sử văn học, các nhà nghiên cứu nhận thấy đây lại là giai đoạnphát triển rực rỡ nhất Thành tựu nổi bật, đánh dấu nốt son của văn học giai đoạnnày là sự ra đời và nở rộ thể loại truyện thơ Nôm độc đáo, gắn liền với hàng trăm
tác phẩm lưu truyền qua nhiều thế hệ như Hoa tiên, Phan Trần, Nhị độ mai, Trinh Thử, Truyện Kiều và vẫn tràn đầy sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu văn học, văn hóa ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều công trình,bài viết nghiên cứu chuyên sâu về thể loại
1.2 Với tinh thần thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ, các tác gia trung đại
thường thích mô phỏng, diễn đạt lại những cái đã có theo khuôn mẫu định sẵn màngại nghĩ ra đề tài hoặc cốt truyện mới Tìm hiểu nguồn gốc đề tài truyện thơ Nôm,giới nghiên cứu nhận thấy hầu hết tác phẩm lấy đề tài từ truyện cổ dân gian như
Trương Chi, Tấm Cám, Chàng Chuối, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ những sự tích, nhân vật lịch sử có thật ở nước ta như Tống Trân – Cúc Hoa, Tướng quân Phạm Ngũ Lão, hoặc lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc như Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai
Trong khi đa số sáng tác dựa trên cơ sở vay mượn cốt truyện, sự xuất hiện một
số ít tác giả bác học viết truyện thơ Nôm bằng chất liệu đời sống dân tộc, thậm chíbằng chính câu chuyện riêng tư của bản thân đã đem lại một sắc thái mới cho thể
loại Khởi đầu từ tác phẩm ít nhiều in dấu ấn tự thuật như Lâm tuyền vãn của Phùng
Khắc Khoan thuật lại cảnh sống nơi núi rừng khi bị lưu đày ở Thành Nam (Con
Cuông, Nghệ An); Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ghi lại giấc mơ khi đi
thăm người anh trai đang dạy học ở Nam Đàn (Nghệ An); rồi phát triển đến Phạm
Thái với trang đời dang dở trong Sơ kính tân trang và kết thúc ở Nguyễn Đình Chiểu với câu chuyện hành đạo trong Lục Vân Tiên truyện, đã hình thành một tiểu
loại mới trong gia đình truyện thơ Nôm - truyện thơ Nôm tự thuật Với kiểu loại tựthuật này, chủ nhân sáng tạo ra nó vừa đi trên con đường của truyền thống, vừa đưathể loại phát triển theo hướng ly tâm, phi truyền thống Việc sử dụng dữ kiện thuộctiểu sử cá nhân để xây dựng cốt truyện, truyện thơ Nôm tự thuật đã bộc lộ nét cábiệt trong tư duy sáng tạo, đây là sự tiếp nối, mở rộng đường biên thể loại, phát
Trang 6triển khả năng khai thác yếu tố hiện thực và vị thế con người tác giả trong giai đoạnlịch sử biến động.
1.3 Như đã nói, sự thể hiện, hướng tới cuộc sống đương thời, những yếu tố
thuộc tiểu sử cá nhân, chiều kích sâu thẳm bên trong con người trong loại truyệnthơ Nôm tự thuật không chỉ khẳng định tài năng, cá tính tác giả mà còn nói lên sựphát triển của một trào lưu nhân văn mới đang hình thành và đánh dấu sự phát triểnvượt lên cung cách lý tưởng hóa về không – thời gian trong sáng tạo nghệ thuật.Tuy nhiên, đến nay, giới nghiên cứu, phê bình mới chủ yếu đi vào những khái quátriêng lẻ cho từng tác phẩm mà chưa có công trình, chuyên luận, bài viết đặt vấn đềtìm hiểu, đánh giá tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật Từ đó, sự cần thiết phải tìmhiểu, nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX trong tương quanvới dòng truyện thơ Nôm đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề
Phác thảo diện mạo và khẳng định đóng góp của loại truyện thơ Nôm tự thuật– một bông hoa vừa quen vừa lạ - trong thể loại truyện thơ Nôm là yêu cầu có tínhcấp thiết Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn thực
hiện đề tài luận án Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới nhận diện và làm rõ hơn đặc điểm của loại truyện thơ Nôm
tự thuật Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu về loại truyện thơ Nôm tự thuật,chúng tôi sẽ góp phần xác định vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm đối với lịch sửvăn học cổ điển Việt Nam nói chung và thể loại truyện thơ Nôm nói riêng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quan niệm, khái niệm, hướng phân loại truyện thơ Nôm,
luận án xem xét khái niệm và nhận diện diện mạo loại truyện thơ Nôm tự thuật
Thứ hai, tổng thuật lịch sử tiếp nhận về loại truyện thơ Nôm tự thuật qua
những tác phẩm tiêu biểu; đánh giá sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật của cánhân tác giả, dẫn đến sự ra đời tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, một “nguồn riênggiữa dòng chung” thuộc kho tàng truyện thơ Nôm
Thứ ba, nghiên cứu và đánh giá vấn đề liên quan đến đặc điểm nội dung và
phương thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật; so sánh sự tương đồng vàkhác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật và truyện thơ Nôm thuộc dòng cốttruyện vay mượn
Trang 73 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm cơ bản loại truyện thơ Nôm tựthuật Chúng tôi tập trung phân tích những biểu hiện, nét đặc trưng về sự hìnhthành, nội dung và phương thức nghệ thuật loại truyện thơ Nôm tự thuật, nhất làlàm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật vớitruyện thơ Nôm bác học khác
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung khảo sát ba tác phẩm
mà chúng tôi xếp vào loại truyện thơ Nôm tự thuật: Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) và Lục Vân Tiên truyện (Nguyễn Đình Chiểu).
Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số truyện thơ Nôm khác, nhất làtruyện thơ Nôm bác học để so sánh với loại truyện thơ Nôm tự thuật
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tác giả
Vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả nhằm tìm hiểu tác phẩm thông quamối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật của nhà văn đó Qua đó, chỉ ra điểmgiống và khác biệt trong các sự kiện, tình tiết của nhân vật với cuộc đời tác giả, thấyđược khả năng, sức sáng tạo của người nghệ sĩ khi sử dụng chất liệu cá nhân đểđưa vào tác phẩm
4.2 Phương pháp lịch sử - xã hội cụ thể
Nghiên cứu truyện thơ Nôm tự thuật không thể tách rời môi trường địa lí,hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể mà tác giả đã sống và ký thác dòng tự thuật vềcuộc đời vào truyện Nhiệm vụ của phương pháp này để thấy cơ sở tiền đề dẫn đến
sự xuất hiện loại truyện thơ Nôm tự thuật và thấy rõ bức tranh hiện thực xã hộiđương thời được tái hiện trong truyện thơ Nôm tự thuật
4.3 Phương pháp loại hình
Truyện thơ Nôm tự thuật là bộ phận không tách rời của nền văn học trung đạiViệt Nam nói chung, của thể loại truyện thơ Nôm nói riêng Thông qua phươngpháp loại hình để thấy sự vận động và phát triển của truyện thơ Nôm trong tiến trìnhphát triển văn học Việt Nam, cũng như thấy được sự đa dạng, phong phú trong nộidung và phương thức nghệ thuật thể loại
Trang 84.4 Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để đối sánh trong nội bộ tác phẩm thuộc loại truyệnthơ Nôm tự thuật và giữa loại truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm khác đểlàm nổi bật một số nét đặc trưng mang tính kế thừa và sự khác biệt độc đáo về nộidung phản ánh và phương thức miêu tả Kết quả thu được từ sự so sánh là luận cứkhảo chứng cho các luận điểm mà chúng tôi đề xuất trong đề tài
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật, kết quảnghiên cứu của luận án góp phần đặt tiền đề về lý thuyết nghiên cứu loại truyện thơNôm tự thuật, trước hết là trên phương diện xác định khái niệm và diện mạo loạitruyện thơ Nôm tự thuật
- Luận án đánh giá sự chi phối của ngòi bút tự thuật, chỉ ra sự sáng tạo của cánhân tác giả trong việc khai thác tiểu sử đời tư để xây dựng cốt truyện Trên nềntảng đó, luận án tập trung phân tích đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật củaloại truyện thơ Nôm tự thuật trong tương quan so sánh với loại truyện thơ Nôm báchọc có cốt truyện vay mượn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án
Thực hiện đề tài nghiên cứu Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷXVIII - XIX góp phần tiếp tục làm rõ sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền vănhọc, dẫn đến sự xuất hiện yếu tố tự thuật trong truyện thơ Nôm; khái quát về tác giả,diện mạo tác phẩm loại truyện thơ Nôm tự thuật
Nghiên cứu chuyên sâu về loại truyện thơ Nôm tự thuật, luận án tập trung vào
ba tác phẩm là Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện, từ đó
khái quát đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật; sự tương đồng vàkhác biệt của truyện thơ Nôm tự thuật với truyện thơ Nôm có cốt truyện vay mượn.Cũng từ truyện thơ Nôm tự thuật để hiểu thêm vấn đề về con người cá nhân trongvăn học trung đại Việt Nam, vấn đề phong cách tác giả và phong cách thể loại
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng hệ thống luận điểmđánh giá về tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII – XIX Những đánh giá
về tác giả, tác phẩm thuộc tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật cũng từ đó góp thêmmột tiếng nói vào trình diễn nghiên cứu truyện thơ Nôm vốn đã, đang và vẫn có sứchấp dẫn đối với những người quan tâm đến di sản văn học của ông cha
Trang 9Ngoài ra, những vấn đề khoa học được nghiên cứu và trình bày trong luận án
về Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký, Lục Vân Tiên truyện nói riêng, truyện thơ
Nôm nói chung là tư liệu tham khảo có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nghiên cứu,học tập, giảng dạy trong nhà trường các cấp
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận ángồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Vấn đề phân loại truyện thơ Nôm và diện mạo loại truyện thơ Nôm
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Truyện thơ Nôm Việt Nam là một hệ quả tất yếu, là thể loại nội sinh Trong đó,
sự xuất hiện của loại truyện thơ Nôm tự thuật đánh dấu những sáng tạo cá nhân,những đổi mới về quan niệm thẩm mỹ của các tác giả nhà nho trong tiến trình pháttriển của tư tưởng nghệ thuật dưới sự ảnh hưởng các yếu tố lịch sử, văn hoá dântộc và ý thức cá thể Để có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học, thấu đáo
về loại truyện thơ Nôm tự thuật, một bộ phận không thể tác rời của thể loại truyệnthơ Nôm, trước tiên cần thấy được thành tựu nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm,nhất là truyện thơ Nôm bác học
1.1 Khái quát thành tựu nghiên cứu truyện thơ Nôm
Ngay từ khi xuất hiện, thể loại truyện thơ Nôm đã được giới hàn lâm, giới tinhhoa đón nhận dưới dạng sưu tầm, tập hợp, phiên âm và bước đầu đưa ra lời giớithiệu khái quát, phát biểu ý kiến ngắn gọn dưới dạng bài tựa, đề tựa, đề từ, bài bạt
Ví dụ, Phạm Quý Thích có bài thơ Đoạn trường tân thanh đề từ; Tiên phong Mộng Liên đường chủ nhân soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1820); Phong Tuyết chủ nhân Thập thanh nhị soạn Tựa Đoạn trường tân thanh (1828); Vũ Đài Vấn viết Tựa Hoa tiên ký (1829); Cao Bá Quát viết Tựa truyện Hoa Tiên (1843) Sang những
năm 20 của thế kỷ XX, truyện thơ Nôm tiếp tục được giới nghiên cứu quan tâm sưutầm, giới thiệu, khảo luận với các loại bài được đăng trên Nam phong tạp chí, ĐôngDương tập chí, Hữu Thanh Như vậy, truyện thơ Nôm dù được giới hàn lâm quantâm tìm hiểu, nghiên cứu, song bình diện lý luận chưa được chú ý nhiều Nhữngtiếp nhận bước đầu của họ là tiền đề, đặt nền tảng để đẩy mạnh quá trình nghiêncứu truyện thơ Nôm ở chặng tiếp theo
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, nhất là sau năm 1954 trở lại đây, nghiêncứu truyện thơ Nôm gặt hái được nhiều thành tựu cả về mặt số lượng bài viết, côngtrình nghiên cứu, cả về lực lượng giới chuyên môn và người yêu thích cổ văn tìmđọc, bày tỏ quan điểm về một tác giả, một truyện thơ Nôm cụ thể, hoặc về nhữngvấn đề của truyện thơ Nôm nói chung Nghiên cứu truyện thơ Nôm ở giai đoạn saunày, ngoài việc vẫn tiếp tục đầu tư tâm sức và đã nâng cao hơn chất lượng khảo sát,sưu tầm, phiên âm, hiệu đính, dịch chú và giới thiệu, giới nghiên cứu, phê bình vănhọc đã chú ý đến việc luận bàn đặc điểm loại hình, những lý thuyết mới về nghiêncứu tác phẩm văn học được vận dụng vào việc giới thiệu truyện thơ Nôm
Trang 11Công trình văn học sử có bàn về thể loại truyện thơ Nôm phải kể đến Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn (1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của Văn Tân, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1959); Lịch sử văn học Việt Nam của Lê Hoài Nam, Lê Trí Viễn (1965), Văn học dân gian của Đinh Gia Khánh (1972), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình Trị (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1979), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm; Lịch sử văn học Việt Nam của Trường Đại học Tổng hợp; Lịch sử văn học Việt Nam của Ủy ban Khoa
học xã hội Việt Nam (1980)
Tiếp đến, là những bài nghiên cứu thể loại truyện thơ Nôm nói chung, hoặcnhững bài nghiên cứu truyện thơ Nôm cụ thể được đăng tải trên ấn phẩm Tập sanNghiên cứu Văn Sử Địa, Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Văn học, Tạp chí Khoa học
xã hội, Tạp chí Văn hóa dân gian Trên phương diện viết về những vấn đề của
truyện thơ Nôm nói chung, có thể nêu tên những bài như: Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (1960), Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1968), Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân của Nguyễn Lộc (1969), Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và văn học dân gian của Vũ Tố Hảo (1980), Sự tiến triển của truyện thơ
cổ điển Việt Nam và sự vay mượn cốt truyện của N.I.Niculin (1983) Trên phương diện viết về truyện thơ Nôm cụ thể, có thể kể đến: Tìm hiểu truyện Quan Âm thị Kính của Nguyễn Đức Đàn (1956), Xung quanh cuốn Nhị độ mai của Trương Chính (1956), Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê Hoài Nam (1960), Một số ý kiến về đánh giá Sơ kính tân trang của Triêu Dương (1960), Nguyễn Cảnh và truyện Phương Hoa của Ninh Viết Giao (1961), Vài ý kiến về truyện Phan Trần của Trần Nghĩa (1962), Truyện Tây sương phải chăng là Lý Văn Phức của Hoa Bằng (1962), Bàn về giá trị truyện Hoàng Trừu của Đặng Thanh Lê (1965), Tìm hiểu truyện Bạch Viên – Tôn Các của Hoa Bằng (1968), Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn hóa dân gian của Nguyễn Quang Vinh (1972), Nhớ lại quá trình phát hiện và công bố truyện Nôm Song Tinh – Bất Dạ của Mộng Tuyết (1987), Truyện Mã Phụng – Xuân Hương của Phạm Đình Ân (1984), Bàn về Nguyễn Đình Chiểu, người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm của Trần Đình Hượu (1988) Ý kiến
về truyện thơ Nôm rất phong phú và đa dạng Tựu chung lại phần nào cho thấy sự
Trang 12hình thành và phát triển của thể loại, góp phần làm sáng tỏ các phương diện nộidung, ý nghĩa xã hội và hình thức nghệ thuật.
Trên nền tảng những thành tựu đạt được, sau hòa bình lập lại, đặc biệt là sauđất nước Đổi mới 1986, nghiên cứu truyện thơ Nôm tiếp tục có nhiều chuyển biến
và đóng góp trên phương diện văn bản học và cả giải minh các giá trị thể loại.Trong đó, phải kể đến đóng góp của Đặng Thanh Lê và Trần Đình Hượu, mà kếtquả nghiên cứu mang tính phát hiện của họ về truyện thơ Nôm như viên đá tảng chonhiều công trình đến tận ngày nay Mở đầu là công trình nghiên cứu truyện thơ Nôm
từ góc độ thể loại với tiêu đề Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (1979) Ở đây, qua nghiên cứu Truyện Kiều dưới tư cách là một tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường
phát triển của thể loại truyện thơ Nôm, Đặng Thanh Lê đã giải thích những nền tảngchủng loại của thành tựu ấy trong mối quan hệ giữa nhà văn và đội ngũ, giữa tácphẩm và thể loại Đồng khuynh hướng nghiên cứu về thể loại, loại hình truyện thơ
Nôm còn có công trình Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992) và sau này là Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của Kiều Thu
Hoạch Trên cơ sở nhìn lại chặng đường lịch sử tiếp nhận, Kiều Thu Hoạch đi đếntổng kết trên các phương diện nghiên cứu truyện thơ Nôm, mà cụ thể là cội nguồnlịch sử, thi pháp thể loại, vấn đề tên gọi và phân loại, chức năng tư tưởng thẩmmỹ Tiếp cận truyện thơ Nôm dưới bình diện hình thái học, Nguyễn Phong Nam
cho xuất bản công trình tâm huyết Truyện thơ Nôm – những nghiên cứu hình thái học (2008) Trong mối tương quan loại hình, Nguyễn Phong Nam đưa ra sơ đồ
phân loại và từ đó lí giải các giá trị về cấu trúc của truyện thơ Nôm
Cùng đối tượng nghiên cứu, Trần Đình Hượu lại chọn một hướng đi khác, đặt
ra vấn đề lý luận quan trọng về nghiên cứu truyện Nôm, mà ông gọi là mẫu hình
“nhà nho tài tử”, “truyện thơ Nôm tài tử giai nhân” được thể hiện trong bài Hoa tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm Theo ông, đó là sự gắn kết của mẫu
hình nhà nho tài tử với sức hấp dẫn của ca bản, tiểu thuyết Trung Hoa mà Nguyễn
Huy Tự với truyện Hoa tiên là điểm khởi phát, đặt nền tảng cho chủ đề tình yêu tài
tử giai nhân ở truyện thơ Nôm về sau Hướng tiệm cận này đã trở thành công cụ
cho công trình nghiên cứu về loại hình học tác giả văn học trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam (1999) của Trần Ngọc Vượng, về Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân (1993) của Nguyễn Thị Chiến, về Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn Ở bài viết Bàn về Nguyễn Đình Chiểu – người nghệ sĩ từ và trong truyện Nôm, Trần Đình Hượu cho
rằng
Trang 13truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu mà cụ thể là Lục Vân Tiên truyện, Dương
Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp đều khác đến trái ngược với truyện thơ Nôm
tài tử giai nhân trước đó, cái đích hướng đến của của nhân vật, nói đúng hơn là củaNguyễn Đình Chiểu là chữ Nghĩa và các phạm trù đạo đức chứ không phải là tìnhyêu trai gái nên nhân vật trong truyện “không khát khao yêu đương và không đi tìmkiếm tình yêu” Có thể nói, truyện thơ Nôm bác học đến trường hợp Nguyễn ĐìnhChiểu ở cuối thế kỷ XIX đã có chuyển hướng, từ phạm trù thân, tình, mang yếu tố
cá nhân chuyển sang phạm trù cộng đồng xã hội
Gần đây, trên những thành tựu, vấn đề giới nghiên cứu đi trước đã đặt ra, gợi ý
và còn để lại, Nguyễn Thị Nhàn đã tìm đến một cách tiếp cận riêng, chuyên sâu về
một phương diện kết cấu cốt truyện trong công trình Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều (2009) Với con đường này, tác giả đã tìm hiểu và xác lập bổ sung những mô hình kết cấu mới tiêu biểu trong truyện thơ Nôm và Truyện Kiều ngoài mô hình đã được xác lập từ trước Luận án Truyện Nôm bác học từ góc nhìn
cổ mẫu (2017) của Nguyễn Quang Huy đặt truyện thơ Nôm bác học trong sự liên hệ
với truyền thống trước đó, trong kiểu tư duy tiền hiện đại, xem xét cổ mẫu như một
mã để đi vào miền mộng tưởng văn chương truyện thơ Nôm bác học, đặc biệt làchiều sâu tư tưởng, ở các cấu trúc của nó Nhìn nhận truyện thơ Nôm trong quan hệ
so sánh loại hình – lịch sử với truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng nhưtruyện thơ khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Hoa cũng được một số tác
giả quan tâm Tiêu biểu là công trình Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (2007) của Kiều Thu Hoạch; Nghiên cứu một số truyện thơ của các dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (2013) của Ngô Thị Phượng; Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại
(2015) của Vũ Anh Tuấn Đây là khuynh hướng mở rộng phạm vi tiếp cận trongtính đối sánh đồng hiện để nhìn nhận sâu rộng hơn con đường phát triển cũng nhưbản chất và giá trị của truyện thơ Nôm
1.2 Tình hình nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật
Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ và Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu được nhận định là ba tác phẩm tiêu
biểu của loại truyện thơ Nôm tự thuật, đã dành được sự quan tâm của giới nghiêncứu văn học, văn hóa Tìm hiểu về nghiên cứu loại truyện thơ Nôm tự thuật, ngoàiviệc khái quát những công trình, bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm, chúng tôichú trọng tìm hiểu và nhấn mạnh những nhận định, đánh giá khía cạnh tự thuật của
Trang 14tác phẩm và sự chi phối của ngòi bút tự thuật trên phương diện nội dung và hìnhthức biểu hiện, làm cơ sở để đánh giá đặc điểm loại truyện thơ Nôm tự thuật.
1.2.1 Về truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang
Nhìn từ góc độ chức năng, văn học trung đại Việt Nam có sứ mệnh đặc biệt làtải đạo, nói chí của người quân tử Tuy nhiên, không phải tất cả thơ văn, nhất là ởchặng cuối tập trung vào những đề tài lớn của đất nước, nhiều tác phẩm không chỉ
để chở đạo mà còn xuất hiện nhiều tác phẩm diễn tả những cung bậc tình cảm,những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống đời thường, gắn với cuộc đời cá nhân Điển
hình là trường hợp Phạm Thái Ông viết Sơ kính tân trang vào năm đầu thế kỷ XIX.
Là tác phẩm đặc biệt, thiên truyện thơ Nôm này đã được giới học thuật và độc giảyêu văn thơ chọn làm đối tượng khảo cứu Đáng chú ý là một số bộ văn học sử,giáo trình lịch sử văn học ở trường đại học, chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu củaTriêu Dương, Nguyễn Nghiệp, Trần Nghĩa, Tế Hanh, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên
Ân, Phạm Thế Ngũ, Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Nguyễn ThịNhàn, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Đình Sử, Phạm Nam Trung, Đặng Thị Hảo
1.2.1.1 Đọc Sơ kính tân trang, các nhà nghiên cứu luôn thống nhất đây “là một thiên tự truyện” [230, tr.134] Thanh Lãng khẳng định với Sơ kính tân trang,
“Phạm Thái đã đem hết tâm tư thầm kín của ông ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốntruyện tự thuật truyện đời ông và đời của người yêu ông” [109, tr.570] Nguyễn Lộccho rằng tác phẩm “diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [123,tr.311] với nỗi vui, buồn, được, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp Hoàng Hữu Yên,
người dày công nghiên cứu, hiệu đính, chú giải Sơ kính tân trang khẳng định:
“Tính độc đáo trước tiên của Sơ kính tân trang cần được nhấn mạnh là tính tự
truyện của tác giả Phạm Thái không vay mượn cốt truyện ở đâu cả Ông viết lạichuyện của chính bản thân mình” [243, tr.161] Đồng quan điểm, Kiều Thu Hoạchthấy tính tự thuật hiện hữu và coi đây là trường hợp thú vị, “là một tác phẩm có tínhchất tự truyện của Phạm Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoanày với Trương Quỳnh Như Những nhân vật chính trong tác phẩm như PhạmKim, Trương Quỳnh Thư… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật tronghiện thực là Phạm Thái và Trương Quỳnh Như” [74, tr.170]
Viết Sơ kính tân trang dù với mục đích “nhằm thuật lại mối tình lỡ dở với
Trương Quỳnh Như nhưng đồng thời tự an ủi mình bằng một giấc mơ” [11, tr.18]hay “không nhằm mục đích giãi bầy bi kịch của đời mình bằng việc tái sinh lại đoạnđời buồn đau đó qua những trang viết” [149, tr.82] thì cũng không thể phủ nhận tính
Trang 15tự thuật của tác phẩm Rõ ràng, đây là việc “sử dụng đời tư của bản thân như chấtliệu để nhận thức, khám phá toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hoạt động tâm lý
và tình cảm của mỗi cá nhân con người” [163, tr.330] như nhận xét của nhóm tác
giả Từ điển thuật ngữ văn học Vì thế, tính tự thuật của Sơ kính tân trang đưa Phạm
Thái trở thành hiện tượng chưa từng có ở văn học trung đại, “là người duy nhấttrong các nhà văn cổ điển xây dựng truyện thơ bằng chất liệu đời sống dân tộc, vàbằng chính câu chuyện thầm kín của riêng mình” [18, tr.1369], đồng thời, đánh dấubước đột phá trong phong cách khai thác đề tài của văn học trung đại Việt Nam.1.2.1.2 Nghiên cứu tác phẩm tiêu biểu nhất của Phạm Thái không phải lúc nàocũng có những nhận định thống nhất, thậm chí trái ngược Áp chiếu lập trường, tưtưởng Phạm Thái vào văn bản nghệ thuật, Nguyễn Nghiệp chỉ thấy điểm yếu nên
đánh giá thấp: “Xét về toàn bộ tác phẩm mà nói, thử hỏi tác dụng giáo dục Sơ kính tân trang đối với thế hệ chúng ta phỏng được bao nhiêu Một con người với tư
tưởng căn bản là phản động và tiêu cực như Phạm Thái làm sao có thể tạo ra nhữnggiá trị nhân đạo cao cả, có tác dụng cho thế hệ được” [147, tr.57] Ý kiến trên khôngnhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu Vẫn biết tác phẩm còn điểmhạn chế, song họ đều nhận thấy nét khả thủ là dấu ấn mà tác giả để lại Theo Đặng
Thị Hảo, “Sơ kính tân trang độc đáo và nổi tiếng đến mức về sau hễ cứ nhắc đến tên
Phạm Thái, người ta không thể không hình dung về ông – một nhà thơ đầy phongcách và cá tính” [67, tr.52] Không chỉ là đỉnh cao sự nghiệp của Phạm Thái, HoàngHữu Yên coi đó là “hiện tượng văn học hiếm có trong thể loại truyện thơ, một thểloại lớn, phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật của nền văn học cổ điển rựcrỡ” [11, tr.58] Ông đánh giá tác phẩm là “bản tình ca độc đáo” [244, tr.16]
Theo Lại Ngọc Cang, bên cạnh những lệch lạc phải vạch rõ, tác phẩm vẫn xứngđáng có một vị trí đặc biệt trong văn học nước nhà, nhất là trên phương diện chủ đề
tình yêu Ông viết: “Với Sơ kính tân trang, văn chương cổ điển có thêm một tiếng nói
rất táo bạo về tình yêu Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, có nhà văn đãcông khai thuật lại mối tình “ngoài vòng lễ giáo” của chính mình” [11, tr.18] Từ đó,
ông nhận định: “Ý định của Phạm Thái đã rõ rệt Trước sau, Sơ kính tân trang chỉ là một câu chuyện tình bắt nguồn từ thực tế và đó là một mối tình tự do, trong trắng, chung thủy, vượt ra ngoài vòng thao túng của lễ giáo phong kiến Sơ kính tân trang, vì vậy có thể coi là tác phẩm lãng mạn đầu tiên của văn học Việt Nam Nó là kết quả của
quá trình đấu tranh của văn chương cổ điển chống sự đè nén của lễ giáo phong kiến và
có thể xem như dấu hiệu báo trước sự xuất hiện một sớm
Trang 16một chiều của Đoạn trường tân thanh Vị trí đặc biệt của nó trong lịch sử văn học
nước ta là ở chỗ đó” [11, tr.27]
Nhiều nhà nghiên cứu chung nhận định đây là truyện ngợi ca tình yêu tự do,
phóng túng, vượt ra ngoài khuôn khổ của luân lý, lễ giáo phong kiến Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ chú ý phân tích mối tình Phạm -
Quỳnh với lời nhận xét đó là “một giấc mơ trong phòng văn của một nghệ sĩ thấttình trên mỗi trang truyện tâm hồn của tác giả bộc lộ đằm thắm” Cuối cùng, ôngkhông quên đánh giá “người trai thời loạn ấy đã đeo gương tráng sĩ, đã khoác áothiền sư, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi đương tuổi thanh xuân, đeo nặngcuộc đời như một cùm xích, con người ấy quả cũng đã hội họp được tất cả những
gì là lãng mạn trong quan niệm con người chúng ta ngày nay” [144, tr.316] Bàn vềphương diện này, Nguyễn Lộc có phát hiện thú vị là tình yêu không phải độc quyềncủa giai nhân tài tử Phạm Kim, Quỳnh Thư, Thụy Châu mà “những người thuộctầng lớp dưới, những người ở, người hầu như Hồng nương, Yến đồng cũng biếtyêu và tình yêu của họ cũng tế nhị, trong sáng không kém gì tình yêu của các bậcgiai nhân tài tử” [123, tr.240] Các nhân vật “đã chứng tỏ một quan niệm yêu đương
tự do, bạo dạn đến mức thật hiện đại” [19, tr.326] Đặng Thị Hảo nhận thấy Phạm
Thái là người tài hoa nhưng bi kịch, điều này thể hiện rất rõ trong “Sơ kính tân trang - câu chuyện của tình yêu Gặp và yêu Trương Quỳnh Như, Phạm Thái bước
vào mối tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và như một “tiếng sét”, đến khi tìnhyêu thì còn mà người tình thì mất Phạm Thái đành ký thác nỗi hận tình quá lớn ấyvào trang thơ, công khai kể lại mối tình ngoài vòng lễ giáo đẹp đẽ và oan nghiệt củamình cùng nhân thế” [67, tr.52]
Đánh giá đóng góp của Sơ kính tân trang, ngoài mục đích tìm hiểu giá trị bản tình
ca lãng mạn, một số nghiên cứu bước đầu quan tâm đến tính dân tộc đậm đà, tính hiệnthực sâu sắc được thi sĩ họ Phạm khéo léo phản ánh thông qua câu chuyện cá nhân.Tính dân tộc được thể hiện không chỉ qua nội dung cốt truyện độc đáo xuất phát từ bảnthân người nghệ sĩ mà còn biểu lộ qua phong cảnh đất nước và con người trong tácphẩm Hoàng Hữu Yên viết: “Đây là một cuốn truyện về người thực, cảnh thực diễn ratrên đất Việt vào một thời điểm cụ thể: cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX” [244, tr.36-37] Ngoài tìm hiểu thiên nhiên, con người Việt Nam trong tác phẩm, Hoàng Hữu Yênkhông quên tìm hiểu Phạm Thái tái hiện bức tranh hiện thực xã hội phong kiến ViệtNam thời đó Ông thấy Phạm Thái dù khoác áo thiền sư nhưng vẫn “phơi bày bộ mặtghê tởm của bọn thống trị ác bá thường tác oai
Trang 17tác quái ghê gớm” [243, tr.29] Tính chất và mức độ hiện thực được Lại Ngọc Cangđánh giá cao thông qua hành động Phạm Thái “phản ánh rất đúng tình trạng suy sụpcủa Phật giáo nước ta đã bắt đầu từ lâu Chùa chiền mọc lên khắp nơi Sư môkhông còn hiểu “giáo lý” đạo Phật là gì nữa mà chỉ biết “giữ chùa, ăn oản” lấy chùachiền làm nơi buôn thần, bán thánh, lừa dối nhân dân” [11, tr.35-36].
1.2.1.3 Kết cấu Sơ kính tân trang là vấn đề thú vị, tồn tại những đánh giá đối lập Lại Ngọc Cang đánh giá thấp nghệ thuật kết cấu: “Kết cấu Sơ kính tân trang rất
lỏng lẻo Có nhiều đoạn rời rạc đến mức có thể nói là chắp vá Phạm Thái khôngxây dựng tác phẩm của mình theo sự phát triển hợp lý của sự việc, theo sự diễn biếnhợp tình của tâm lý nhân vật Có nhiều đoạn cần tả kỹ thì chỉ nói gọn trong vài câu.Ngược lại có những chi tiết phụ lại được diễn tả dài dòng” [11, tr.15] Cùng quanđiểm, Nguyễn Lộc cho rằng điểm hạn chế là chưa tạo dựng thành công một kết cấuhoàn chỉnh, nhiều chỗ xộc xệch, lỏng lẻo Theo ông, hạn chế xuất phát “một phần vìcảm hứng của nhà thơ không liền mạch, mà có tính chất chắp nối Một phần khác có
lẽ quan trọng hơn là tác giả viết rất tùy tiện Dường như Phạm Thái gặp đâu viết
đó, không cân nhắc bố cục, không chọn lọc chi tiết” [123, tr.233] Nguyễn VănXung phê bình lối kết cấu có phần ước lệ, thiếu chặt chẽ Tác giả chỉ “ước lệ ở thểthức đính ước lược gương và những sáo ảnh trích tiên lưu luyến hồng trần, ở chitiết hậu thân tái hợp; thiếu chặt chẽ và vá víu vì một mối tình mà chia làm hai đoạnvới hai nhân vật khác nhau và cùng đều là họ Trương; cuối cùng không vẹn toàn vìcâu chuyện gần như không có đoạn kết” [242, tr.54] Ngoài việc cho “kết cấu khôngđược chặt chẽ, phân minh” với “bao nhiêu chi tiết không cần thiết tác giả khôngbiết loại đi” [230, tr.136], Lê Trí Viễn thấy “cuốn truyện như cắt làm đôi, mất nhấttrí trong động tác” [229, tr.397] khi chủ thể hư cấu thêm phần hoàn duyên
Ngược lại, Nguyễn Thị Nhàn một lần nữa coi điểm hạn chế mà người trước
chỉ ra là điểm mạnh trong sáng tạo mà Phạm Thái có được: “Sơ kính tân trang
không theo cốt truyện trải qua một diễn biến thường lệ: Hội ngộ, tai biến, tái hợp,
mà chỉ để lại những ấn tượng đẹp, những xúc động thẩm mĩ làm sao xuyến lòngngười, chính đó là nét mới của nghệ thuật tả tình ít thấy trong truyện thơ tình yêu”[149, tr.79] Đặng Thị Hảo cho đây là điểm độc đáo khi có sự hòa quyện giữa thực
và ảo: “Đó là một kết cấu hoàn toàn mới so với kết cấu truyền thống của truyệnNôm: cũng có ba phần là gặp gỡ - tai biến và đại đoàn viên nhưng kết thúc đại đoàn
viên của Sơ kính tân trang chính là phần ảo - phần hư cấu của tác giả Như vậy,
truyện vừa có kết cấu mới mẻ, lại vẫn giữ được mô hình của kết cấu truyền thống”
Trang 18[67, tr.53] Từ đó, bà đánh giá đó là“một kết cấu lạ và phá cách như thế dự báo rằng
hình thức quy phạm của kết cấu cốt truyện thơ lục bát đang chuyển động theohướng rạn vỡ và sẽ đến thời điểm tự nó sẽ mở ra một chiều hướng kết cấu mới làm
phong phú thêm cho mô hình kết cấu của thể loại” [67, tr.65] Triêu Dương cũng
tâm đắc màn kết thúc Người viết cho rằng, giấc mơ tương phùng không phải doPhạm Thái bịa ra để câu chuyện có hậu mà “đây quả là một cuộc tái sinh duyên cónhiều ý vị bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của tác giả cũng như của ngay nhân vậtQuỳnh Thư” [36, tr.48]
1.2.1.4 Một số nghiên cứu cũng đánh giá Phạm Thái còn hạn chế trong xây dựngnhân vật Nguyễn Văn Xung nhận xét “tâm lí nhân vật cũng không được nhất trí Phạm Kim được giới thiệu như một thanh niên kiêu dũng ở phần đầu truyện, đã thấytinh lực của mình lụi tàn trong những bước phiêu du ngoạn cảnh rồi chết đuối trong haimối tình, một ngang trái và một đoàn viên; Quỳnh Thư và Thụy Châu đều chưa biểuhiện một cá tính nào rõ rệt Quỳnh thư mới vừa xuất hiện đã bị nhấn chìm ngay trongmột biến cố đau thương, và Thụy Châu chỉ là một đạo sĩ chưa cho ta biết được gìnhiều về cái nữ tính của mình Còn các nhân vật khác đều là những cái bóng mờ lướtqua” Từ đó, nhân vật “chưa có được cái kích thước, cái chiều sâu tâm lý đáng kểtrong những tiểu thuyết lớn” [242, tr.54-55] Đồng tình, Nguyễn Lộc thấy nhân vật
“còn nghèo nàn, sơ lược, không có bản sắc riêng” [123, tr.233] Theo Lại Ngọc Cang,nhân vật “chưa có bản sắc cá nhân” là bởi “Trương Công, Thụy Châu, Quỳnh Thư,Phạm Kim đều mang hoặc nhiều hoặc ít tư tưởng và tình cảm của chính Phạm Thái.Ông chưa thoát được ra ngoài cái tâm sự của riêng mình để sáng tạo nên những nhânvật có cá tính rõ ràng, có sức sống độc lập” [11, tr.46]
Tuy nhiên, Nguyễn Thị Nhàn không coi đó là hạn chế mà là đóng góp của tácgiả Bà phát hiện đặc điểm loại nhân vật thể hiện tính tự thuật sâu sắc nhất Theo bà,Phạm Thái “muốn khám phá ra chính mình thông qua việc xây dựng hệ thống nhânvật Đặc biệt là bộ ba Phạm Kim, Thụy Châu, người khách giang hồ Một nhân vật
ở giữ cõi nhân gian, một nhân vật trong cõi mộng, một nhân vật thoáng lướt qua trongđời Bộ ba này là bóng hình, là máu thịt do nhà thơ sinh ra Họ là nơi nương náu phầnhồn của Phạm Thái” [149, tr.82] Như vậy, nhân vật trong tác phẩm là có thật, khôngthay đổi nhiều như Thanh Lãng từng nhận xét trước đó: “Tên của ông và của ngườiyêu được dùng hầu như nguyên vẹn trong tác phẩm Nếu ở ngoài xã hội tên ông làPhạm Thái và tên người yêu là Trương Quỳnh Như thì ở trong truyện, ông lấy tên làPhạm Kim và người yêu lấy tên là Trương Quỳnh Thư” [109, tr.570]
Trang 19Ngoài ra, một số bài bước đầu chú ý đến tuyến nhân vật phản diện Đó là đám đông
tu hành với lối sống trụy lạc, bọn sinh đồ ba quan dốt nát lại hay khoe chữ, bọn họcđòi theo lối tu tiên, đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của tên Đô đốc, hình ảnh đạidiện cho giai cấp thống trị Họ tuy là “cái bóng mờ lướt qua câu chuyện” [242,tr.55] nhưng là một thành công khác của Phạm Thái không chỉ trên phương diệnbút pháp mà hơn thế nữa là tái hiện rõ nét hiện thực xã hội đương thời
1.2.1.5 Yếu tố thần kỳ trong Sơ kính tân trang được đề cập song chưa trở
thành đối tượng nghiên cứu chính Phân tích đặc điểm chung về vấn đề kết thúc cóhậu của truyện thơ Nôm, Kiều Thu Hoạch đưa dẫn chứng việc Phạm Thái sử dụngyếu tố thần kỳ và cả những môtíp dân gian Một số chi tiết thần kỳ được ông chỉ ranhư “Thụy Châu mà có chữ “Quỳnh” trong lòng bàn tay chứng tỏ Thụy Châu chính
là Quỳnh Thư tái sinh, đó là một chuyện lạ kỳ Tình tiết Trương Công đã ngoài sáumươi tuổi lại sinh con, đó cũng là chuyện khác thường Còn tình tiết viết chữ tronglòng bàn tay trước khi chết và khi tái sinh vẫn còn dấu chữ trong lòng bàn tay làmôtíp thần kỳ khá phổ biến trong các truyện cổ dân gian” [75, tr.171] Cũng trên
bình diện này, thưởng thức khúc vĩ thanh Sơ kính tân trang, Nguyễn Thị Nhàn đặt
ra câu hỏi “tái thế tương phùng – kết thúc có hậu hay giấc mộng tôn giáo?” [149,tr.81] Lí giải, bà thấy cái kỳ được Phạm Thái sử dụng một cách có ý thức như mộtthủ pháp nghệ thuật, như một hạt nhân tự sự quan trọng thuộc kết cấu tác phẩm.Theo bà, “sự hòa trộn phức tạp giữa tín ngưỡng dân gian, kiếp luân hồi của nhàPhật, cộng với cuộc đời từng trải đầy bi kịch, trong đó có bi kịch tình yêu của PhạmThái đã đem đến cho tác phẩm của ông nét độc đáo” [149, tr.81-82]
Ở khía cạnh khác, Nguyễn Nghiệp nhận xét Sơ kính tân trang có đóng góp rất
đáng chú ý, “một nghệ thuật khá độc đáo từ cách sử dụng các thể tài thơ rất phong phú
và mạnh dạn” [147, tr.47] Sự đa dạng thể tài đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, đếnNguyễn Văn Xung, người luôn phủ định giá trị tác phẩm cũng thừa nhận: “Nhịp thơ đinhư triều lên gió loạn, bẻ gãy mọi tiết tấu hiền hòa êm dịu của thể thơ lục bát vốn mềmmại để tạo ra một nhịp điệu mới, hỗn độn và ngang tàn” [242, tr.63] Về sau, khi hiệuđính, Hoàng Hữu Yên đánh giá sự đa dạng của thể tài văn thơ, “lúc cần thì tác giả sửdụng thể song thất lục bát, thể thất ngôn luật Đường, thể từ khúc và cả đối liên nữa Sựxuất hiện của những thể như vậy điểm xuyến tác phẩm, phần nào góp phần hạn chế sựđơn điệu của một thể thơ, dù thể đó đã đạt đến trình độ thuần thục” [244, tr.33] Đồngtình với người đi trước, Đặng Thị Hảo nhận định: “Ngòi bút của ông luôn chịu sự chiphối sâu sắc bởi một tư duy nghệ thuật hết sức
Trang 20nhậy cảm Dòng cảm súc, ý tưởng thơ đưa nhà thơ đến đâu thì ngòi bút của ôngtheo đến đấy Khi cần vận dụng thể tài nào là nhà thơ đưa ngay vào trang thơ, do đó
Sơ kính tân trang của ông bao gồm rất nhiều thể tài, là một tác phẩm “hỗn dung thể
loại”: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn luật, từ ” [67, tr.64-65]
1.2.2 Về truyện thơ Nôm Mai đình mộng ký
1.2.2.1 Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số bộ sáchvăn học sử xuất bản từ những năm 1943 trở về trước như của Dương Quảng Hàm với
Quốc văn trích diễm, Văn học Việt Nam và Việt Nam văn học sử yếu, của Kiều Thanh
Quế với Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam đều có bàn về truyện thơ Nôm nhưng không thấy nói đến Nguyễn Huy Hổ và truyện Mai đình mộng ký Người đọc chỉ biết đến Mai đình mộng ký xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Thanh Nghị, số Xuân năm 1943
qua sự giới thiệu của Tiến sĩ văn khoa Pháp Hoàng Xuân Hãn trong loạt bài viết
“Nguồn gốc văn Kiều” in trên tờ báo do Vũ Đình Hòe chủ nhiệm Thời gian Mai đình
mộng ký “ở ẩn” lên đến “gần trăm rưởi năm” Người có công đưa câu chuyện gói gọn
chưa đầy 300 câu thơ lục bát, kèm theo hai bài thơ ngũ ngôn Đường luật của NguyễnHuy Hổ đến gần hơn với độc giả cũng thấy lạ về sự mai một của áng văn chương tuyệt
diệu, không lời nào non, vần nào ép: “Ai cũng biết Truyện Kiều, nhiều người biết Hoa
tiên Đến như Mai đình mộng ký thì không mấy ai được đọc trừ một số ít người ở La
Sơn và Can Lộc” [64, tr.28] Và ngay cả sau này, khi Mai đình mộng ký đã được một số
nhà nghiên cứu hiệu đính, chú thích và xuất bản rộng rãi thì sự quan tâm dành cho tácphẩm vẫn chưa thật tương xứng
Xét thấy là một trong “ba tác phẩm hay nhất trong văn học quốc âm, và Kiều
chỉ là giai đoạn cuối cùng của trong văn phái” [63, tr.5], năm 1951, Mai đình mộng
ký đã được Hoàng Xuân Hãn lựa chọn in thành sách, Nghiêm Toản chú thích, nhà
xuất bản Sông Nhị, Hà Nội ấn hành Trong lần giới thiệu này, ông có cơ hội tu chỉnhlại một số phần phiên âm trên cơ sở các bản mà bản thân sưu tầm được Ấn phẩmcủa Hoàng Xuân Hãn là cơ sở để Vũ Bằng hiệu đính, chú thích thêm và Nhà xuấtbản Phạm Văn Tươi (Sài Gòn) phát hành năm 1956 [10] Tiếp đó, đến năm 1997,
Viện Văn học và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp xuất bản cuốn sách Nguyễn Huy
Hổ với Mai đình mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú và giới thiệu [83].
Sau đó, năm 1998, Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền đã tập hợp và in lại toàn bộ bản
Mai đình mộng ký trong công trình La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn [141].
1.2.2.2 Như vậy, Hoàng Xuân Hãn có lẽ là người đầu tiên “hiến độc giả” vàcũng là người đầu tiên có những nhận xét, đánh giá xung quanh tác giả và tác phẩm
Trang 21Mai đình mộng ký mà ông cho rằng chẳng kém Hoa tiên và Kiều Cụ thể, trong bài viết “Nguồn gốc văn Kiều (văn phái Hồng Sơn)”, Hoàng Xuân Hãn đặt vấn đề xem
xét mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ và Nguyễn Du, dẫn đến sự
liên lạc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa ba tác phẩm truyện thơ Nôm từ Hoa tiên đến Mai đình mộng ký và sau là Đoạn trường tân thanh Ông cho rằng ngôn ngữ trong ba
áng văn ấy, từ cách dùng chữ đến cách đặt câu có nhiều điểm giống nhau, xuất phát
từ sự giao lưu giữa văn sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền với văn sĩ Nguyễn Huy ở Trường
Lưu Ông viết: “Từ Hoa tiên đến Đoạn trường tân thanh còn có bài Mai đình mộng
ký cũng theo lối văn Hoa tiên và có nhiều câu giống văn Hoa tiên Bài ký ấy lại làm vào năm 1809, trước Đoạn trường tân thanh Văn lại y như văn Hoa tiên và văn Kiều Vậy thì ta thấy sự liên lạc của ba tập văn ấy Ông Nguyễn Huy Hổ tác giả Mai đình mộng ký chắc đã thuộc lòng Hoa tiên trước lúc làm bài ký ấy, và cụ Nguyễn
Du cũng đã thuộc lòng Hoa tiên và Mai đình mộng ký trước lúc làm tập Đoạn trường tân thanh [63, tr.54] Từ lập luận hoàn toàn có cơ sở khoa học về mối liên hệ
giữa sáng tác của các danh sĩ ở một vùng đất Trường Lưu - Tiên Điền, Hoàng XuânHãn khẳng định sự tồn tại một văn phái Hồng Sơn trong nền văn học dân tộc
Năm 1967, khi tạo dựng bản lược đồ văn học Việt Nam làm tư liệu học tậpcho học sinh văn khoa, Thanh Lãng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Nguyễn Huy Hổ và
trích tuyển Mai đình mộng ký với tư cách là một tác phẩm tiêu biểu cho chặng
đường văn học mà ông gọi đó là “văn học thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820 – 1892)”
Là bản lược đồ nên Thanh Lãng chỉ vắn tắt nội dung cốt truyện, từ đó rút ra ý nghĩa
cốt lõi của Mai đình mộng ký mà tác giả muốn gửi gắm qua hoạt động tự thuật một
giấc mơ Ông viết: “Mang nặng tư tưởng của nhà Phật, Nguyễn Huy Hổ vẫn là mộtnhà nho theo truyền thống cũ, sống với dĩ vãng nhiều hơn là với hiện tại Xem raông chưa muốn chấp nhận cái hiện tại của triều Nguyễn, hay ít ra ông mong muốn
có những ông vua nhà Nguyễn hành động theo ý ông Đối với người xưa, mộngngười đẹp là mộng thánh đế Bởi vậy, người đẹp của ông là vị vua thánh Tiếc thay,trong giấc mơ, cũng như trong thực tế, người đẹp hay thánh đế chỉ là một hình
bóng chập chờn, hiện rồi mất, mà mất để chẳng bao giờ trở lại Mai đình mộng ký
nói lên tâm thức buồn mơ của Nguyễn Huy Hổ” [109, tr.795-796] Đồng quan điểm
với Thanh Lãng, Nguyễn Lộc ở mục từ Mai đình mộng ký trong Từ điển văn học có
nhắc đến giá trị của tác phẩm là “thể hiện tâm sự hoài Lê của tác giả Khuynhhướng hoài Lê hay hoài cổ nói chung trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế
kỷ XIX, một phần thể hiện quan niệm nhân sinh của những tác giả này, nhưng một
Trang 22phần cũng thể hiện sự bất mãn kín đáo của họ đối với triều đại nhà Nguyễn” [122,tr.946] Ông ca ngợi hết mực lối sử dụng câu chữ, mạch văn của Nguyễn Huy Hổ:
“Mai đình mộng ký sử dụng nhiều từ Hán và điển cố Nói chung, lời thơ rất điêu
luyện, trau chuốt, bóng bảy, có nhiều đoạn tả thiên nhiên rất đẹp” [122, tr.946] Như
vậy, Nguyễn Lộc đã phác thảo giá trị cốt yếu của Mai đình mộng ký ở khía cạnh nội
dung và nghệ thuật Tuy nhiên, trong phạm vi của cuốn từ điển, tác giả không cóđiều kiện để khai thác và trình bày sâu hơn giá trị tác phẩm
Từ gợi mở của nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn về những áng văn của ngườimột nhà, Nguyễn Hữu Sơn đã có một bài viết trình bày sự tiếp nối trong sự thể hiệnmôtip tài tử giai nhân kỳ ngộ từ truyện thơ Nôm của người cha Nguyễn Huy Tự là
Hoa tiên đến truyện thơ Nôm của người con thứ Nguyễn Huy Hổ là Mai đình mộng
ký, được in trong sách Nguyễn Huy Tự và truyện Hoa tiên năm 1997 [177] và sau lần lượt được tuyển in trong Điểm tựa phê bình văn học năm 2000 [178], Văn học trung đại Việt Nam – Quan niệm con người và tiến trình phát triển năm 2005 [180].
Từ sự phân tích, lập luận khoa học, Nguyễn Hữu Sơn chỉ rõ tác giả Mai đình mộng
ký đã tiếp thu một số thao tác nghệ thuật từ truyện Hoa tiên và thể hiện môtip tài tử
giai nhân kỳ ngộ theo lối đi riêng, thể hiện căn bản như một chủ thể sáng tạo chứkhông phải chuyển dịch một tác phẩm nước ngoài
Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện một số công trình luận bàn về dòng
văn Nguyễn Huy, trong đó nói đến trường hợp Nguyễn Huy Hổ và Mai đình mộng
ký Công trình Dòng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu của Lại Văn Hùng giới thiệu
chung về văn nghiệp dòng họ và tập trung đánh giá tác giả, tác phẩm tiêu biểu củaNguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ [84] Trong đó, Nguyễn Huy
Hổ thuộc thế hệ cuối của dòng văn Nguyễn Huy nên tác giả công trình này đã dành
công sức phân tích một số nét đặc sắc của Mai đình mộng ký, nhất là trên phương diện sử dụng ngôn từ, bút pháp tả cảnh Công trình Tìm hiểu quan niệm và sự hình thành dòng văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Thị Băng
Thanh, Lại Văn Hùng (chủ biên) đề cập về dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu
cũng như tác giả Nguyễn Huy Hổ và tác phẩm Mai đình mộng ký [194] Công trình Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, ngoài lựa chọn, cung cấp cho độc
giả một số bài nghiên cứu trước đó, những tư liệu lịch sử của dòng họ, Nguyễn Huy
Mỹ (chủ biên) cùng nhóm tác giả còn tập trung khảo luận tiểu sử, sự nghiệp vănhọc, giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của dòng văn, mà Nguyễn Huy Hổ, chủ nhân của
Mai đình mộng ký là trường hợp không thể không quan tâm [135].
Trang 23Gần đây nhất, trong chuyên luận Thi pháp cốt truyện truyện thơ Nôm và Truyện Kiều, Nguyễn Thị Nhàn khảo sát, phân định Mai đình mộng ký cùng với Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai và Từ Thức thuộc tiểu loại kết cấu cốt truyện bắt nguồn từ
giả tưởng siêu thoát thế tục Theo bà, cốt truyện Nguyễn Huy Hổ xây dựng khá đơngiản, “tác giả thuật lại câu chuyện trong chiêm mộng, nhưng đó là giấc mộng về
quá khứ Mai đình mộng ký không miêu tả trọn vẹn cuộc đời nhân vật Sắc thái thẩm
mỹ trong Mai đình mộng ký nảy sinh từ một thế giới ảo chập chờn Cái hư ảo này
(giấc mơ) lồng ghép, chồng lên cái hư ảo, xa mờ kia (chiêm mộng) Chiêm mộng cóthể là sự kiện xảy ra thật đối với nhân vật, song truyện trong mộng được kể không
có đầu cuối” [151, tr.144] Và ý nghĩa của hướng khai thác cốt truyện này, theo bà
là “lấy quá khứ làm điểm tựa, mượn mộng ảo và cõi tiên để né tránh thực tại, ở Mai đình mộng ký, nghệ sĩ đã phơi trải dòng hoài niệm quá khứ, bi quan về một hiện tại
phù du, không hi vọng về ngày mai tốt đẹp” [151, tr.144]
Quá trình tiếp nhận Mai đình mộng ký chưa thật phong phú, thiếu hẳn những
công trình hệ thống giá trị tác phẩm Và, chúng tôi cũng thấy thiếu hẳn những
chuyên luận tìm hiểu sự tương tác của Mai đình mộng ký trong dòng truyện thơ
Nôm bác học nói chung, trong loại truyện thơ Nôm tự thuật nói riêng Ở phươngdiện này, duy nhất có Nguyễn Hữu Sơn đề cập đến hành động khai thác cốt truyệncủa Nguyễn Huy Hổ, đặt tiền đề, mở đường cho loạt tác phẩm tự thuật về sau Ông
viết: “Trong dòng lịch sử văn học, Mai đình mộng ký có ý nghĩa kích thích cho sự sáng tạo những tác phẩm văn học giàu tính tự thuật như Sơ kính tân trang của Phạm Thái, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ… Ngoài ra, Mai đình mộng ký còn thể hiện một phương diện quan trọng của quy luật tiếp nhận văn
hóa: sự khúc xạ cả về nội dung tác phẩm, cách thức tư duy, hình thức thể loại củavăn học chữ Hán qua khâu chuyển dịch ở văn bản Nôm rồi mới đến quá trình họctập, sáng tạo theo lối riêng mà chính Nguyễn Huy Hổ cũng là một người góp phầnvào công cuộc thử nghiệm, mở đường” [180, tr.344] Dù mới dừng ở đánh giá bướcđầu, được rút ra trong bài viết hướng đến mục đích nghiên cứu khác, song ý kiếnnày đặt vấn đề cho một việc làm khoa học cần thiết, từ đó khẳng định giá trị, xác
định vị trí Mai đình mộng ký trong kho tàng văn học dân tộc, và qua đó thấy được
sự phong phú, đặc sắc của một thể loại văn học như truyện thơ Nôm
1.2.3 Về truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên
Truyện Sơ kính tân trang và Lục Vân Tiên truyện ra đời trong hoàn cảnh xã hội
- lịch sử khác nhau, môi trường địa lý khác nhau, nhưng lại chung một nguồn
Trang 24mạch được làm nên bởi tính tự thuật thấm đẫm Nếu Sơ kính tân trang còn tồn tại những ý kiến khác nhau, thì những ý kiến về Lục Vân Tiên truyện lại luôn thống nhất Giá trị của truyện Lục Vân Tiên được nhìn nhận một cách rộng rãi Trong đó,
phải kể đến một loạt thế hệ nối tiếp nhau đã có những đóng góp nổi bật trên chặng
đường nghiên cứu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên truyện: Vũ
Đình Liên, Lê Trí Viễn, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, TrầnVăn Giàu, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Khiêu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại,Nguyễn Đình Chú, Cao Huy Đỉnh, Bảo Định Giang, Trần Nghĩa, Nguyễn VănHoàn, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thạch Giang, Thanh Lãng, Nguyễn Bá Thế, Bùi ĐứcTịnh, Hoàng Giật Cầu (Trung Quốc), Niculin (Nga)
1.2.3.1 Lục Vân Tiên truyện được xây dựng trên cơ sở truyện Tây Minh? Đó
là câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xuất phát từ câu thơ mở đầu “Trước đèn xem truyện Tây Minh” Lí giải điều này, xuất hiện hai dòng ý kiến Thanh Lãng
nhận định: “Trong lúc mù, nghĩa là quãng 1848, ông thường bảo học trò đọc cho
nghe quyển tiểu thuyết Tàu nhan đề là Tây Minh Nhận thấy vai truyện là chàng Lục
Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thương tựa thân thế mình, ông bèn theo đấy mà
soạn ra bản truyện Nôm Lục Vân Tiên” [109, tr.819] Tương tự, Dương Quảng Hàm cho rằng Nguyễn Đình Chiểu “nhân đọc cuốn tiểu thuyết Tàu nhan là Tây Minh thấy vai chính trong truyện là Lục Vân Tiên gặp nhiều cảnh ngộ thảm thương tựa thân
thế mình, bèn theo đấy mà thảo ra truyện Nôm” [201, tr.359-360]
Không thỏa mãn với nhận định trên, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí
Viễn, Vũ Đình Liên đã dụng công truy tìm và xác định không tồn tại truyện Tây Minh trong văn học Trung Hoa: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là Truyện Tây Minh… Nhưng Truyện Tây Minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay không vì những bảng
kê tác phẩm trong văn học sử Trung Quốc không thấy đâu nói đến Cũng có thể là
chẳng có cuốn Tây Minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào
thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm của tác giả và các tiểuthuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra” [160, tr.10] Với nỗ lực tìm kiếm, các nhà
nghiên cứu chỉ tìm thấy hai chữ Tây Minh với lời chú thích là cuốn sách do người
đời Tống tên là Trương Tái soạn với nội dung thuộc phạm trù đạo đức, triết học
Trần Nghĩa khẳng định không hề có truyện Tây Minh - truyện hiểu theo nghĩa là
một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự để Nguyễn Đình Chiểu dựa vào mà sángtác: “Chúng ta có thể chắc chắn rằng mấy chữ “Truyện Tây Minh” là do Nguyễn
Trang 25Đình Chiểu tự đặt Truyện Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu tự sáng tạo Và
nguồn gốc của tác phẩm có lẽ cũng chẳng phải tìm ở đâu xa, mà hãy quay về vớithực tế Việt Nam thời Nguyễn Đình Chiểu với cả cuộc đời và tâm tư tình cảm của
tác giả” [201, tr.365] Lý giải thế nào là truyện, thế nào là Tây Minh, Phạm Mạnh Hùng khẳng định: “Lục Vân Tiên là do Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn sáng tạo ra,
chứ không hề vay mượn ở một truyện nào sẵn có Như vậy, rõ ràng Nguyễn Đình
Chiểu sáng tác Lục Vân Tiên không theo đường lối thông thường như các nhà nho khác đã làm trước đây, như Nhị độ mai, Kim Vân Kiều tức là từ lam bản (bản gốc)
để viết ra thanh bản (bản mới) nội dung phần lớn không thay đổi mấy so với bản
gốc, chủ yếu thay đổi hình thức Trong lúc đó, Lục Vân Tiên là một tác phẩm hoàn
toàn do sáng tác, nếu có mượn thì chỉ mượn danh từ ước lệ, chứ không mượn nộidung” [153, tr.96-98] Khi bàn về truyện của Nguyễn Đình Chiểu, Trần Đình Hượumột lần nữa ghi nhận ông “không chọn cách diễn Nôm chuyện nước ngoài mà tựđặt lấy cốt truyện, ông cần và có thể gửi gắm vào đó nhiều điều hơn Truyện Nômcủa ông có rất nhiều sắc thái tự truyện, chứa chất rất nhiều ước mơ thầm kín của tácgiả” [85, tr.184] Tác giả còn cho rằng ông “sáng tác không phải vì tác giả bị hấpdẫn bằng một câu chuyện, không phải là dịp để trổ tài kể chuyện, tả cảnh tả tình.Nguyễn Đình Chiểu trao cho truyện Nôm cả chức năng của văn chương Chính đạo,
kể chuyện để nêu gương, trình bày biện luận để giáo dục” [85, tr.193]
Từ trước đến nay, một số người đề cập đến sự giống nhau giữa cuộc đời nhânvật Lục Vân Tiên và tác giả Nguyễn Đình Chiểu, những sự kiện trong quãng đờithanh xuân của tác giả với những tình tiết trong truyện Huỳnh Ngọc Trảng so sánh
và thấy “Lục Vân Tiên rõ ràng là hình bóng của Nguyễn Đình Chiểu Điều đó cho
phép khẳng định rằng, trong truyện Lục Vân Tiên có những tình tiết mang tính chất
tự truyện, đặc điểm này không chỉ góp phần tạo nên tính hiện thực mà còn làm cho
tác phẩm Lục Vân Tiên có tính tự truyện” [201, tr.387] Lâm Vinh nhận thấy hình
bóng tác giả không chỉ duy nhất ở Lục Vân Tiên: “Cuộc đời Lục Vân Tiên gần nhưphản ánh cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, nhưng ngoài ra, ở mỗi nhân vật khác cũng
có một số nét nào đó của tác giả, nhất là ở thái độ triệt để, mãnh liệt của tình cảm vàhành vi đạo đức như: Hớn Minh, Tử Trực, ông Quán, tiểu đồng” [201, tr.384]
Đồng quan điểm, Đặng Thai Mai viết: “Lục Vân Tiên một phần nào có tính cách
một cuốn tiểu thuyết tự truyện Chàng thư sinh Lục Vân Tiên có hiếu rất mực, bỏthi về chịu tang mẹ, khóc đến nỗi mù mắt, rồi bị vợ chưa cưới bội ước Đó cũng
là một đoạn cuộc đời của tác giả” [201, tr.76] Lí giải vì sao là tác phẩm tự thuật
Trang 26nhưng được viết dưới danh nghĩa câu chuyện nước ngoài, Nguyễn Lộc cho rằng:
“Sở dĩ một tác phẩm có yếu tố tự truyện lại được viết dưới danh nghĩa phóng tácdựa theo câu chuyện nước ngoài, là vì các nhà thơ xưa của ta, theo quan niệmphong kiến, không muốn công khai nói những điều riêng tư thuộc con người cánhân của mình, và một “nhãn hiệu” sáng tác dựa theo tác phẩm nước ngoài, vìnhững lý do riêng của nó, vốn là một truyền thống trong loại truyện Nôm của ViệtNam các thế kỉ trước” [123, tr.637]
1.2.3.2 Các nhà nghiên cứu luôn thống nhất Lục Vân Tiên truyện là loại tiểu
thuyết luận đề nhằm minh định tư tưởng chủ đạo, như nhận định của Đặng Thai
Mai: “Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ nhằm giải quyết một
bi kịch cá nhân, hoặc gửi gắm một tâm sự riêng tây Với Lục Vân Tiên, Nguyễn
Đình Chiểu muốn nêu cao ngọn cờ đạo đức nhằm cứu vãn lấy thế đạo nhân tâm”[201, tr.77] Tìm hiểu từ nhân sinh quan đến thẩm mỹ quan cụ Đồ, Vũ Đình Liên đã
có cái nhìn khái quát về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông: “Điểm lại toàn bộ thơvăn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta phải ngạc nhiên thấy không có một bài thơnào, không có đến cả một câu thơ nào là không có ngụ ý giáo dục tư tưởng, xâydựng tình cảm, cải tạo con người, cải tạo xã hội, vì nước, vì dân Ba tác phẩm dàicủa Nguyễn Đình Chiểu có thể xếp vào loại các tiểu thuyết luận đề nhằm chứngminh, khẳng định một tư tưởng, một lý tưởng chủ đạo: trung hiết, tiết nghĩa, yêunước, thương dân” [201, tr.141] Nam Mộc bàn về vấn đề chở đạo của Nguyễn
Đình Chiểu cũng đồng tình và tóm gọn trong một câu: “Lục Vân Tiên là bức tranh
chủ để trung hiếu tiết nghĩa tập trung nhất” [201, tr.202]
Đồng quan điểm, Mai Cao Chương trên hành trình khám phá sự vận dụng quan
điểm của Nguyễn Đình Chiểu vào thực tiễn sáng tác đã thừa nhận nội dung truyện Lục
Vân Tiên “chủ yếu thể hiện cuộc đấu tranh trên bình diện đạo đức, giữa thiện và ác,
người tốt và kẻ xấu Người tốt được đánh giá theo tiêu chuẩn đạo đức trung, hiếu, tiết,hạnh của Nho gia” [201, tr.201] Lê Thước chung nhận định “tác giả truyện này vẫn đềcao tiết, nghĩa, trung, hiếu, là những đạo lý nói chung vẫn được người thời bấy giờ coitrọng Hình ảnh người thanh niên họ Lục được mọi người ca ngợi, xem như một nhânvật tượng trưng cho những đạo đức cao cả: trung thành với đất nước, hiếu thảo với cha
mẹ, trọn đạo với vợ, trọn nghĩa với ân nhân và với bạn bè, tôi tớ” [201, tr.136] Như
vậy, các cứu đều thống nhất Lục Vân Tiên truyện hướng đến đề cao đạo lý làm người,
đúng như lời tổng kết sâu sắc “là bản
Trang 27trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi nhữngngười trung nghĩa” [201, tr.73] của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
1.2.3.3 Nhân vật Lục Vân Tiên truyện là phương diện được nhiều nhà phê
bình luận bàn Trong số đó là Hoài Thanh, từng viết Nguyễn Đình Chiểu ném racuộc đời cả một loại nhân vật Có thể nói là cả một đạo quân bừng bừng khí thế,kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng [232] Huỳnh Ngọc Trảngnhận thấy tác phẩm có lượng nhân vật phong phú, đa dạng, vừa mới mẻ, vừa gầngũi với kiểu nhân vật truyện cổ dân gian Thống kê, so sánh, ông thấy: “Số lượng
nhân vật của truyện Lục Vân Tiên lớn hơn, đa dạng hơn Đáng chú ý là bên cạnh
những nhân vật có tên riêng nhiều lần đã xuất hiện những khối quần chúng - tuy chỉthoáng qua nhưng lại đầy ý nghĩa, và có tác dụng quan trọng đến số mệnh của cácnhân vật chính diện Hàng loạt những nhân vật phiếm chỉ như ông Quán, ông Ngư,ông Tiều, lão bà,… rất gần gũi với những nhân vật trong truyện kể dân gian, loạinhân vật mang tính chất tượng trưng ước lệ và phiếm chỉ” [201, tr.393-394] Trêntinh thần đó, Phong Nam nhận định tác phẩm “có một số lượng nhân vật khá lớnvới những nguồn gốc xuất thân, lai lịch, tính tình, chức năng… rất khác nhau, được
tổ chức một cách có hệ thống và quan hệ với nhau rất chặt chẽ” [154, tr.222]
Đề cập đến tính cánh nhân vật, Nguyễn Lộc viết: “Phương thức sáng tác để kể
ảnh hưởng đến việc xây dựng tính cách nhân vật, một yêu cầu đặc biệt quan trọngcủa thể loại tự sự Nói chung trong phương thức sáng tác để kể, tính cách nhân vậtđược biểu hiện thông qua giới thiệu ngoại hình và miêu tả hành động, chứ không
phải thông qua việc đi sâu phân tích tâm trạng của nhân vật Trong Lục Vân Tiên có
trường hợp nhà thơ đặt nhân vật vào những hoàn cảnh có kịch tính, đòi hỏi phảibiểu hiện tâm trạng, thì hành động của nhân vật có chỗ không thể hiện được tâmtrạng ấy” [123, tr.648] Nguyễn Lộc cho rằng Đồ Chiểu đã quá chú trọng miêu tảhành động và ngoại hình nên tính cách nhân vật có phần chưa thật sắc nét: “Do đặcđiểm của phương thức sáng tác, nhà thơ có thể nghiêng về miêu tả hành động vàngoại hình, nhưng phải thông qua việc miêu tả hành động và ngoại hình ấy để biểuhiện cá tính và tâm trạng của nhân vật Không làm như thế, nhân vật không sinhđộng được Nguyễn Đình Chiểu phần nào đã không chú ý đúng mức đến đặc điểm
này, cho nên nhân vật của ông trong Lục Vân Tiên nói chung chưa thật đậm nét Thành tựu chủ yếu của việc xây dựng tính cách nhân vật trong Lục Vân Tiên là ở
chỗ trên mức độ nhất định, những nhân vật của ông đã thể hiện được một vài néttính cách của người dân Nam Bộ” [123, tr.648] Cùng quan điểm với Nguyễn Lộc,
Trang 28Hà Như Chi nhận định: “Vì quá chăm lo về phương diện luân lý nên tác giả Lục Vân Tiên tỏ ra ít dụng công tìm tòi về phương diện tâm lý nhân vật Những nhân vật
trong truyện đều có những tâm lý ước lệ, sơ lược, không sâu sắc phức tạp một chútnào Cái tài trí đức độ của Lục Vân Tiên, cái tiết hạnh của Nguyệt Nga đều là nhữngviên ngọc vô cùng trong trẻo, không tì không vết, lý tưởng của tinh thần Nho học
chính thống cổ truyền… Tâm lý nhân vật Lục Vân Tiên còn có một đặc tính khác là
trước sau như một, không có những biến đổi bất ngờ” [33, tr.205-206]
Lâm Vinh thấy nhân vật trong truyện tuy chưa thoát ra được tính ước lệ của nghệthuật trung cổ phương Đông theo kiểu một tôi trung, một hiếu tử, một liệt nữ, mộtnghĩa bộc, nhưng “mỗi nhân vật đều có một nét độc đáo, có khi một cá tính, khôngtrùng lặp Nét độc đáo này, tuy không nhiều về mặt số lượng, nhưng cũng đã làm chongười ta nhớ mãi các nhân vật đó” [153, tr.381-382] Từ nhận định ấy, tác giả liệt kêhành động của hai nhân vật trung tâm: “Vân Tiên giữa đường bẻ cây đánh cướp, khóc
mẹ, thương tiểu đồng, tha thiết với tình bạn Vân Tiên hiện lên tuấn tú rực rỡ “đầu độikim khôi, tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”, hình ảnh của người con trai đi từ giantruân đến ngày vinh hiển Nguyệt Nga có tấm tình chung thủy, trong sáng như gương,nết na và chu đáo mọi bề, đối với người đã một lần hẹn ước, đối với cha mẹ chồng, đốivới vong linh chồng…” [153, tr.382] Cuối cùng ông kết luận chỉ cần vài hành vi thậtđột xuất, độc đáo như vậy cũng đủ cho nhân vật trở thành một tính cách nghệ thuậtsống lâu trong lòng người đọc Còn, Trần Thị Ngọc Lang tìm hiểu nghệ thuật xây dựngnhân vật của Nguyễn Đình Chiểu ở khía cạnh ngôn ngữ Qua ngôn ngữ nhân vật, thi sĩ
“đã khắc họa được tính cách của từng nhân vật Đó chính là nghệ thuật tả người củaNguyễn Đình Chiểu” [153, tr.417]
1.2.3.4 Cốt truyện Lục Vân Tiên truyện được nhiều bài viết đề cập Trong một
bài viết, La Yên chỉ ra kết cấu quen thuộc như truyện Nôm khuyết danh, một truyện
cổ dân gian gồm gặp gỡ - tai biến, ly biệt - hội ngộ, công thưởng - tội phạt [153]
của Lục Vân Tiên truyện Nguyễn Khuê thấy “Lục Vân Tiên được kết cấu theo một
bố cục cổ điển quen thuộc gồm có ba phần rõ rệt: gặp gỡ, lưu lạc, đoàn viên Các
tình tiết được sắp đặt theo một cách để cho truyện diễn tiến đúng với bố cục nóitrên” [153, tr.106] Cũng vậy, Huỳnh Ngọc Trảng khẳng định: “Việc sắp đặt các tìnhhuống cốt truyện cũng không thoát khỏi trật tự thông thường: Gặp gỡ, Tai biến,
Đoàn tụ và truyện Lục Vân Tiên cũng là loại truyện kết thúc “có hậu” như các
truyện thơ khác” [201, tr.387] Ở bài tâm sự Đồ Chiểu, Hà Như Chi viết như sau:
“Kết cấu truyện Lục Vân Tiên không có gì đáng nói vì đó là cách kết cấu cổ điển,
Trang 29chia cốt truyện làm ba phần như ta thường thấy trong những cuốn truyện Á Đông.
Lục Vân Tiên có mục đích biểu dương luân lý Nho học rất rõ ràng, nên cốt truyện
dùng để nâng đỡ cái luân lý ấy Cũng vì lý do nói trên nên cốt truyện tiến triểnkhông phải do tâm lý nhân vật tác động lẫn nhau, mà phải nhờ đến sự can thiệp củanhững quyền lực nhiệm mầu huyễn hoặc” [33, tr.201]
Tuy nhiên, bên cạnh tính chất truyền thống trong tư duy sáng tạo, HuỳnhNgọc Trảng đã thấy cái riêng, cái đặc thù ở tiểu tiết của các tình huống giống nhautrong từng chặng đường ấy Tác giả thấy “tình tiết gá duyên của Kiều Nguyệt Nga
và Lục Vân Tiên phong phú và sinh động hơn Cuộc gá duyên này không chỉ có tình
mà còn có nghĩa Cái tai biến của Lục Vân Tiên không do nguyên nhân giống như
Mai Lương Ngọc (Nhị độ mai), như Lương Sinh (Hoa tiên), hoặc vì không chịu kết duyên với con Đỗ phò mã (Song Tinh bất dạ), con vua Tống, con vua Tề (Thoại Khanh - Châu Tuấn), con vua Tề Sở (Phạm Công - Cúc Hoa) Ở truyện Lục Vân Tiên, cái tai biến này không do lòng chung thủy của nhân vật nam mà do lòng hiếu thảo đối với mẹ” [201, tr.388] Từ đó, Lục Vân Tiên truyện là một truyện thơ vừa
mới mẻ lại vừa quen thuộc với truyện thơ truyền thống Đặng Văn Lung đã nhậnthấy những chi tiết Nguyễn Đình Chiểu sử dụng mang ý nghĩa nghiêm túc hơn, thời
sự hơn: “Lục Vân Tiên tuy có diệt Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga, song đánhPhong Lai có ý nghĩa xã hội cụ thể hơn nhiều, thời sự hơn nhiều so với Thạch Sanhđánh Đại Bàng Lục Vân Tiên tuy có diệt Cốt Đột để cứu nước, vẫn có gì khác hơnThạch Sanh đánh đàn làm cho bọn giặc giải giáp quy hàng” [153, tr.341]
Đặc biệt, từ cái nhìn tổng quát về thế giới nghệ thuật, La Yên đánh giá cao sựsáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong xây dựng cốt truyện: “Với Nguyễn ĐìnhChiểu, trước hết là một sự kết thúc Trong mạch truyện thơ Nôm bắt đầu từ thế kỉ
XVII, Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu là những truyện thơ Nôm cuối cùng…
Nhưng với Nguyễn Đình Chiểu, kết thúc cũng đồng thời là mở ra cái mới Truyệnthơ của Nguyễn Đình Chiểu, không như tuyệt đại đa số các truyện Nôm khác dựavào cốt truyện có sẵn của Trung Quốc hoặc của văn học dân gian, của truyện ngắn
truyền kì… đã là một sáng tạo về cốt truyện mới Trường hợp Dương Từ - Hà Mậu
là một sáng tác kì diệu của trí tưởng tượng, và Lục Vân Tiên ngỡ là dựa theo một
“truyện Tây Minh” nào đó bên Tàu, kỳ thực đó là một cốt truyện mới có phần mangtính cách tự truyện của tác giả” [153, tr.384] Đây là thành công của Đồ Chiểu mà
Đặng Văn Lung muốn nhấn mạnh: “Ở cốt truyện Lục Vân Tiên, ta nhận dạng được
sự kết hợp thật là độc đáo giữa truyện dân gian và tự truyện của tác giả Chí ít cũng
Trang 30có thể tìm thấy mấy nét tương đồng sau đây: A (1) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứuNguyệt Nga Lục Vân Tiên diệt Phong Lại cứu Kiều Nguyệt Nga (2) Thạch Sanh bịhại, sau thắng, lấy Nguyệt Nga Ngoại xâm kéo đến, Thạch Sanh đánh thắng, đượcnhường ngôi Lục Vân Tiên bị hại, sau thắng, lấy Kiều Nguyệt Nga Có ngoại xâm,Lục Vân Tiên đánh thắng, được nhường ngôi B (1) Nguyễn Đình Chiểu xa nhà đihọc, học xong về thăm cha mẹ, trên đường có ghé thăm vị hôn thê Lục Vân Tiên xanhà đi học, học xong về thăm cha mẹ, trên đường có ghé thăm vị hôn thê (2)Nguyễn Đình Chiểu sắp thi được tin mẹ mất, bỏ thi về cư tang, khóc, mù mắt,vịhôn thê bội ước Lục Vân Tiên sắp thi được tin mẹ mất, bỏ thi về cư tang, khóc, mùmắt, vị hôn thê bội ước” [153, tr.338].
Không chỉ kế thừa kết cấu ba dòng sự kiện, Nguyễn Đình Chiểu cũng khaithác kết cấu song tuyến đối lập để nổi rõ chủ đề tác phẩm Vũ Khiêu bình luận:
“Theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, những nhân vật chính diện cuối cùng sẽthành công, còn những kẻ độc ác nhất định sẽ gặp “quả báo” Trịnh Hâm đẩy VânTiên xuống sông một cách tàn ác, thì rồi lại bị chính ngay những đợt sóng thần củadòng sông dìm chết Mẹ con Võ Thể Loan vứt bỏ Vân Tiên vào hang đá chờ chocọp tha đi, thì cọp lại bắt mẹ con y đem vào hang đá… Qua hai tuyến nhân vật, mộtbên chính diện được báo đáp và một bên phản diện đền tội như trên, Nguyễn ĐìnhChiểu đã thể hiện một cái nhìn dứt khoát giữa chính và tà” [201, tr.301-302] Trùngquan điểm, Nguyễn Ngọc Bích nhận thấy: “Nguyễn Đình Chiểu nhìn cuộc đời theocon mắt “nhân tình thế thái”, ông chia nhân vật thành hai tuyến chính - tà (thiện -ác) rõ rệt Tất cả các nhà nho dù chính thống cũng khó mà chê được Nguyễn ĐìnhChiểu đã “lỗi đạo” ở đâu” [153, tr.293] Trần Văn Giàu kết luận: “Tất cả nhữngnhân vật này đã tròn thì ra tròn, đã vuông thì ra vuông, dứt khoát rõ ràng như rựachém đất” [201, tr.366]
Theo Nguyễn Lộc, “kết cấu truyện Lục Vân Tiên không ra ngoài cái thông lệ”
[123, tr.637] trên cả phương diện kết cấu song tuyến rất tiêu biểu của truyện thơNôm Ông nhận định: “Nhân vật trong truyện cũng được sắp xếp thành hai tuyến rất
rõ Một bên là những con người chính nghĩa Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, TửTrực, tiểu đồng, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều, và bên kia là những kẻ bất nhân, bấtnghĩa như gia đình Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, và một lô những thầy langbăm, thầy pháp, thầy bói” [123, tr.643] Nguyễn Lộc một mặt chỉ rõ kết cấu songtuyến - kiểu kết cấu cổ điển, một mặt cho người đọc thấy nét mới đáng chú ý trongkiểu kết cấu ấy dưới tài năng của Đồ Chiểu Ông thấy “sự đối lập ở đây không phải
Trang 31nói chung giữa hai tuyến nhân vật, mà đối lập trong từng cặp nhân vật Có gia đìnhKiều Nguyệt Nga thủy chung, tình nghĩa, thì có gia đình Võ Thể Loan phản trắc, lọclừa Có Hớn Minh, Tử Trực, những người hết lòng vì bạn, thì có Trịnh Hâm, BùiKiệm, những tên sẵn sàng phản bạn” [123, tr.643-644].
1.2.3.5 Việc sử dụng yếu tố thần kỳ tuy không chiếm vị trí ưu thế trong hầuhết bài viết, công trình nghiên cứu nhưng cũng có một số nhận định cần chú ý
Nguyễn Quang Vinh liệt kê và phân tích yều tố thần kỳ trong Lục Vân Tiên truyện:
“Các yếu tố thần kì (bao gồm nhân vật thần kì, con vật thần kì, đồ vật thần kì) đãxuất hiện mười hai lần trong suốt cuộc hành trình phiêu dạt của Vân Tiên, củaNguyệt Nga Nó đã thực sự tiếp sức, tiếp tay cho mỗi người trên các ngả đườngsóng gió của họ Các lực lượng thần kì cũng đã kết liền với nhau làm một, và kếtliền với cuộc chiến đấu của các lực lượng chính nghĩa bao quanh hai nhân vật trungtâm ấy” [201, tr.374] Theo Nguyễn Quang Vinh, yếu tố thần kỳ trong truyện
“không phải vấn đề thuần túy tín ngưỡng Trong cách cảm nghĩ truyền thống củadân gian, những yếu tố phù trợ cho quá trình thành đạt những mục đích cao cả,chẳng qua chỉ là sự biểu hiện thẩm mĩ một cách khúc xạ cho ý chí và niềm tin củanhân dân vào sự tất thắng của lẽ phải” [201, tr.375]
Nói đến yếu tố thần kỳ, Huỳnh Ngọc Trảng đồng quan điểm với NguyễnQuang Vinh Ông thấy “trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật, từđầu đến cuối truyện, các yếu tố thần kì đã được tác giả “nhờ cậy” đến mười hai lần
để phù trợ cho người tốt, trừng phạt kẻ xấu” [201, tr.394] Ông khẳng định lựclượng thần kỳ trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian miền Nam,đồng thời đó cũng là “biểu tượng thẩm mĩ của quan niệm ở hiền gặp lành, trờichẳng phụ người ngay” [201, tr.395] Vấn đề này còn được Kiều Thu Hoạch đề cập
tại chuyên luận lịch sử phát triển và thi pháp thể loại: “Cùng tính chất với Sơ kính tân trang còn có thể kể thêm một trường hợp nữa, đó là truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên cũng là một truyện thơ mang tính tự truyện, và
cũng sử dụng các yếu tố thần kì như một thủ pháp nghệ thuật theo truyền thống củathể loại truyện Nôm” [75, tr.173] Sau khi dẫn lại kết quả thống kê của NguyễnQuang Vinh, Kiều Thu Hoạch kết luận: “Tất cả những yếu tố khác thường, lạ kỳ,
thần kỳ… được sử dụng trong Sơ kính tân trang cũng như trong Lục Vân Tiên như
thế cũng chính là những yếu tố nghệ thuật thường sử dụng trong thể loại truyện thơNôm, nhất là truyện Nôm bình dân Đặc biệt, yếu tố thần kỳ chẳng những chỉ là mộtbiện pháp nghệ thuật quan trọng để thực hiện mô hình cấu trúc gặp gỡ - tai biến –
Trang 32đoàn tụ của truyện Nôm, mà còn là một đặc trưng thi pháp không thể thiếu đượccủa thể loại này” [75, tr.173].
1.2.3.6 Tác phẩm có sức sống lâu bền và phổ biến rộng rãi trong đời sốngnhân dân Nam Bộ phần lớn nhờ vào nghệ thuật kể Cho nên phương diện này được
nhiều nhà phê bình quan tâm Huỳnh Ngọc Trảng nhận định: “Lục Vân Tiên được
phổ cập trong đông đảo nhân dân chủ yếu gắn liền với hình thức diễn xướng, ởNam Bộ thường gọi là “nói thơ Vân Tiên” Đặc điểm này có thể xuất hiện ngaytrong quá trình sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu Tác giả chỉ có thể đọccho người khác chép Tất nhiên chúng ta không thể xác định là cụ Đồ đã đọc suông
hay kể theo giọng điệu nào, nhưng Lục Vân Tiên là một tác phẩm chủ yếu dùng để
kể (diễn xướng) hơn là để đọc” [201, tr.392-393] Ông chỉ rõ chi tiết thể hiện tínhchất diễn xướng trong cách kể: “Ảnh hưởng của diễn xướng dân gian trong truyện
Lục Vân Tiên đậm nhất, và rất dễ nhận ra thể hiện rõ rệt nhất ở cách phân truyện ra làm sáu thứ minh bạch: Truyện này xin hãy còn lâu/ Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra/ Đoạn này đến thứ ra đời/ Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga/ Thứ này đến thứ Vân Tiên” [201, tr.397] Tác giả đề cao lối kể chuyện mang tính diễn xướng, nhờ đó tác phẩm đến trực tiếp với người nghe một cách nguyên vẹn Đồng thời, theo Huỳnh Ngọc Trảng lối kể chuyện Lục Vân Tiên “đã sản sinh ra một hình thức diễn
xướng truyện thơ mang tên gọi của nó, mà sau này trở thành hình thức độc xướngtruyện thơ chủ yếu của các truyện thơ ở Nam Bộ” [201, tr.399]
Cùng quan điểm, theo Ca Văn Thỉnh nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến là “lối
kể chuyện có tính chất biểu diễn, nói thơ, rất thích hợp với tâm lý nông dân” [232,
tr.155] Đoàn Xuân Kiên cũng cho rằng “đọc Lục Vân Tiên, nghe nói Vân Tiên, hiểu
liền, cảm liền, chẳng thấy chút khó khăn trắc trở nào hết, trên cả hai mặt chữ nghĩa
và ý nghĩa Điều này cũng thuận chiều với thẩm mĩ của quần chúng nữa Nam Bộ cóhình thức diễn xướng dân gian gọi là “nói thơ Vân Tiên”; lối diễn xướng này đòi
hỏi tính giản dị trong phong cách nói, kể và trong tính kịch của tác phẩm Lục Vân Tiên đáp ứng được yêu cầu trên đây: các thứ lớp trong truyện được chuyển một
cách dễ dàng như hơi thở, không màu mè mà vẫn duyên dáng” [153, tr.336] Từ đó,
Vũ Đức Phúc đánh giá “lối kể chuyện trong Lục Vân Tiên có rất nhiều sáng tạo khác với tất cả các truyện Nôm khác, kể cả Truyện Kiều” [232, tr.600].
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án
Trải qua những thăng trầm lịch sử, truyện thơ Nôm đã mất mát khá nhiều.Song, với số lượng còn lưu truyền đủ để thế hệ hôm nay nhận thấy một thể loại đặc
Trang 33sắc, một di sản quý báu của kho tàng văn học dân tộc Với vị trí và tầm quan trọngđặc biệt, từ lâu truyện thơ Nôm đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học với trên trăm công trình lớn nhỏ Những bài viết, công trình nghiên cứucủa các học giả thuộc nhiều thế hệ, qua từng giai đoạn, đã có những đóng góp quýbáu, từng bước làm sâu sắc hơn và mở rộng hơn các góc độ nghiên cứu về thể loạitruyện thơ Nôm, trong đó có loại truyện thơ Nôm tự thuật.
Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái và Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm tiêu biểu trong chặng
đường phát triển của thể loại truyện thơ Nôm Ba truyện thơ Nôm đều đã trở thànhđối tượng nghiên cứu trong một số công trình, chuyên luận, bài viết của học giả,nhà nghiên cứu và độc giả yêu thơ văn Trên cơ sở khảo sát lịch sử tiếp nhận thiphẩm của Nguyễn Huy Hổ, so với một số truyện thơ Nôm bác học khác, mức độphổ biến và số lượng công trình nghiên cứu chưa thật tương xứng Từ đó, giá trịnội dung và phương diện nghệ thuật của tác phẩm chưa được đánh giá đầy đủ, đaphần mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu và phân tích sơ lược một số nét tiêu biểu.Các nhận xét, đánh giá ít ỏi của một số nhà nghiên cứu tựu chung lại đều khẳng
định giá trị của Mai đình mộng ký, và tác phẩm xứng đáng có một vị trí quan trọng trong kho tàng truyện thơ Nôm Với Sơ kính tân trang, dù chưa nhiều nhưng cũng
không thật hiếm hoi những công trình, bài viết chọn làm đối tượng nghiên cứuchính Trong các công trình hiệu đính, chú giải hay những bài báo khoa học, ngoài
đề cập đến cuộc đời hành trạng cũng như sự nghiệp sáng tác của Phạm Thái, cáchọc giả đã dành thời lượng để viết về tác phẩm tiêu biểu nhất của sự nghiệp cầm bút
là Sơ kính tân trang Tuy nhiên, cũng giống như chính chủ nhân, những nhận định, đánh giá về Sơ kính tân trang lại chưa thống nhất, luôn tồn tại quan điểm đối lập trên mọi phương diện nội dung và phương thức nghệ thuật theo hướng hoặc đề cao, khẳng định, hoặc hạ thấp, phủ định Nếu Mai đình mộng ký bị tạm “bỏ rơi” trong hơn một thế kỷ, Sơ kính tân trang trúc trắc trên con đường tiếp nhận thì Lục Vân Tiên truyện dù ra đời muộn hơn nhưng lại sớm được chú ý trên cả phương
diện phổ biến lẫn nghiên cứu Có bề dày tiếp nhận trải dài từ trước Cách mạngTháng Tám đến nay, mỗi công trình nghiên cứu, tác giả đều mang đến một cái nhìn
trọn vẹn hơn về tác phẩm Lục Vân Tiên truyện, từ đó hiểu sâu sắc hơn về một ngôi
sao sáng trên bầu trời văn học dân tộc - Nguyễn Đình Chiểu
Như vậy, nhìn lại chặng đường nghiên cứu, tác phẩm truyện thơ Nôm tự thuật
đã được tiếp cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể, phục vụ cho mục đích
Trang 34nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, hướng nghiên cứu độc lập tác phẩm dưới góc độ
tự thuật thì chưa có mà thi thoảng chỉ được đề cập trong bài viết dưới dạng nhậnđịnh hết sức khái quát Ở góc độ kết hợp tác phẩm để tạo thành loại truyện thơ Nôm
tự thuật chủ yếu cũng dừng lại ở khâu sắp xếp theo tiêu chí phân loại Nói cáchkhác, việc nghiên cứu tác phẩm trên bình diện loại truyện thơ Nôm tự thuật mộtcách toàn diện thì càng hiếm Chúng tôi chỉ tìm thấy hai bài viết in trên tạp chíchuyên ngành đã bước đầu đề cập đến đến đề tài mang tính tự thuật trong tương
quan với đề tài vay mượn Đó là bài nghiên cứu Sự tiến triển của truyện thơ cổ Việt Nam và sự vay mượn cốt truyện của N.I Niculin (Nga) [158] và Hiện tượng vay mượn cốt truyện ở các truyện Nôm bác học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Trần Nho Thìn [203] Song, tất cả mới chỉ dừng lại ở nhận định
và giới hạn trong khung phạm vi bài báo nên không tránh khỏi những hạn định vềnội dung khoa học, hoặc có phần sơ lược, hoặc có phần chung chung, hoặc mới chỉ
có tính chất đặt, đề xuất, khơi mở vấn đề
Để có được những đánh giá cụ thể về tác phẩm thuộc tiểu loại truyện thơ Nôm
tự thuật, chúng tôi cho rằng cần giải quyết vấn đề: Thứ nhất, xác định rõ nội hàm và
đặc trưng thuật ngữ loại truyện thơ Nôm tự thuật Đây là khái niệm công cụ, góp
phần phân định truyện thơ Nôm, nhận diện loại truyện thơ Nôm tự thuật Thứ hai,
hệ thống các cơ sở, tiêu chí được sử dụng để đánh giá, minh định giá trị nội dung,phương thức nghệ thuật của truyện thơ Nôm tự thuật Từ đó, xác định điểm trội bậtcủa loại truyện thơ Nôm đối với lịch sử phát sinh và phát triển thể loại nội sinh tiêu
biểu của văn chương Việt Nam Thứ ba, từ đặc trưng về tính tự thuật trong sáng tác,
xác định vai trò, vị trí của tiểu loại truyện thơ Nôm tự thuật trong tiến trình pháttriển thể loại
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi mong muốn đề tài Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật thế kỷ XVIII - XIX sẽ là công trình vừa kế thừa những
thành tựu chung, vừa tiến hành những nhiệm vụ khoa học mới, theo hướng nghiêncứu có hệ thống loại truyện thơ Nôm tự thuật, góp phần làm rõ hơn sự đa dạng,phong phú của thể loại truyện thơ Nôm
Tiểu kết Chương 1
Sơ kính tân trang đến Mai đình mộng ký và Lục Vân Tiên truyện, một câu chuyện, một số phận tựu chung lại ở loại truyện thơ Nôm tự thuật Trong khi Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự và một số truyện thơ Nôm bác học khác sớm được phổ biến ngay sau khi ra đời thì Mai đình mộng ký, như trên đã nói chưa rõ lý do cụ thể
Trang 35dẫn đến sự chậm muộn trong hành trình tiếp nhận, từ đó tác động trực diện đến bềdày nghiên cứu tác phẩm Vấn đề cuộc đời và sáng tác nói chung của Phạm Thái
cũng như tác phẩm Sơ kính tân trang vốn là hiện tượng khá “phức tạp”, được các
nhà nghiên cứu tìm hiểu, thậm chí đã trở thành vài cuộc tranh luận trên báo vănchương giai đoạn nửa sau thế kỷ XX So với Phạm Thái, cuộc đời, sự nghiệp của
Nguyễn Đình Chiểu và ba tác phẩm truyện dài, trong đó có Lục Vân Tiên truyện
được đông đảo giới học thuật quan tâm sưu tập và nghiên cứu, đặc biệt nhân cácdịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của ông, việc thảo luận, nghiên cứu càng được đẩymạnh, khơi sâu
Dưới cái nhìn của chuyên gia và phương pháp luận chuyên ngành, các khíacạnh về tác giả và tác phẩm truyện thơ Nôm tự thuật ngày càng được mở rộng vàđào sâu trên cơ sở tư liệu được thẩm định kỹ càng Qua kết quả thống kê và phân
tích về lịch sử nghiên cứu tác giả Nguyễn Huy Hổ với Mai đình mộng ký, Phạm Thái với Sơ kính tân trang và Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên truyện, chúng
tôi nhận thấy hầu hết các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung đánh giá các nội dungliên quan đến thi pháp thể loại, tiểu sử tác giả và bước đầu phân tích những ảnhhưởng của tác phẩm này đến văn học đời sau Những vấn đề liên quan đến yếu tố tựthuật tuy có đề cập nhưng còn ở mức độ khiêm tốn và chưa thành hệ thống Đâyvừa là thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn cho tác giả luận án khi triển khainghiên cứu đề tài Từ góc độ tự sự học, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai những vấn đềcòn bỏ ngỏ, góp phần đánh giá một cách hoàn thiện hơn giá trị tiêu biểu của tiểuloại truyện thơ Nôm tự thuật trong dòng truyện thơ Nôm nói riêng, thơ văn trung đạiViệt Nam nói chung
Trang 36CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM
VÀ DIỆN MẠO LOẠI TRUYỆN THƠ NÔM TỰ THUẬT
2.1 Truyện thơ Nôm và loại truyện thơ Nôm tự thuật
Là thể loại nội sinh, truyện thơ Nôm có nhiều điều kiện thuận lợi để thế hệ họcgiả khám phá, song không vì thế mà không có khó khăn nhất định, dẫn đến nhữngcách hiểu khác nhau, ngay cả trên phương diện tên gọi thể loại và vấn đề phân loạitác phẩm
2.1.1 Truyện thơ Nôm và vấn đề phân loại truyện thơ Nôm
2.1.1.1 Đến nay, trong giới nghiên cứu vẫn tồn tại ý kiến khác nhau về thuậtngữ định danh thể loại Đó là truyện Nôm, truyện thơ Nôm, truyện dài, truyệnngâm, truyện quốc âm, truyện diễn ca, tiểu thuyết diễn ca…, trong đó gọi truyệnNôm, truyện thơ Nôm là phổ biến, thông dụng Theo Dương Quảng Hàm, truyệnthơ Nôm “là tiểu thuyết viết bằng văn vần”, sử dụng thể “lục bát”, “biến thể lục bát”[61, tr.202] Xét thấy “tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng phương thức tự sự”,Đặng Thanh Lê xếp thể loại này vào “hệ thống tự sự - tiểu thuyết”, “thể loại tiểuthuyết này sử dụng ngôn ngữ văn tự dân tộc: chữ Nôm và với tư cách tác phẩm tự
sự bằng văn vần, đại bộ phận các tác phẩm đều sử dụng một thể loại thơ dân tộc thể lục bát” [112, tr.55-56] Lê Trí Viễn và các tác giả khác định nghĩa đó “là nhữngsáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết, và viết bằng thể thơ lụcbát, có khi bằng thất ngôn bát cú” [222, tr.227] Kiều Thu Hoạch quan niệm:
-“Truyện Nôm cũng còn có thể được gọi/gọi được là truyện thơ Gọi là truyện Nômchẳng qua là một cách gọi theo tập truyền, và là gọi theo hình thức ghi chép đặc thùcủa thể loại - đó là ghi chép bằng chữ Nôm Còn gọi là truyện thơ là gọi theo bảnchất thể loại - một loại hình tự sự” [75, tr.263] Nguyễn Hồng Quang đưa ra cáchhiểu “đây là một loại văn học viết theo văn vần, có cốt truyện (tức là một loại tiểuthuyết văn vần) Truyện Nôm sử dụng thể thơ lục bát là chủ yếu, song cũng có một
số ít tác phẩm dùng thể Đường luật” [166, tr.23.]
Ngoài các chuyên luận, bài nghiên cứu, một số bộ từ điển cũng đưa ra khái
niệm về thể loại Nhóm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: “Truyện Nôm hoàn toàn dùng các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát” [78, tr.632] Trong
Từ điển Văn học Việt Nam, các tác giả định nghĩa như sau: “Một thể loại sáng tác
tiếng Việt (chữ Nôm) thời trung đại, phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ XVIII và
Trang 37suốt thế kỷ XIX Mỗi tác phẩm ở thể loại trước là một liên hoàn gồm một loạt bàithơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt (thơ Đường luật)… Các tác phẩm thuộc loại sauhầu như hoàn toàn dùng thơ lục bát, chỉ đôi khi mới xen một vài đoạn ngắn các thể
khác (như nói lối, thơ Đường luật, từ khúc)” [6, tr.491] Trong Từ điển thuật ngữ văn học, hiểu truyện thơ Nôm là “thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn
học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằngtiếng Việt ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm Truyện Nôm có tácphẩm viết bằng thể thơ Đường luật… nhưng phổ biến nhất là viết bằng thể thơ lụcbát” [163, tr.315]
Như vậy, những định nghĩa trên đã thể hiện được bản chất thể loại truyện thơNôm: truyện thơ Nôm thuộc loại hình tự sự, được viết bằng chữ dân tộc (chữ Nôm)theo hình thức văn vần, theo thể lục bát (đôi khi xen đoạn thuộc thể thơ Đường luật,
từ khúc…), thể Đường luật (thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt) nhưng chủ yếu là thểlục bát dân tộc Ra đời và tồn tại với phương thức đầu tiên là truyện thơ Nômtruyền khẩu, sau này các nhà nho bình dân và bác học dựa trên cơ sở cốt truyện đã
có để tái tạo lại, vì thế truyện thơ Nôm viết xuất hiện và phát triển Giá trị của thểloại được khẳng định qua sức mạnh trường tồn với sự hâm mộ của quần chúngnhân dân nhiều thế hệ, kéo dài đến ngày nay
2.1.1.2 Cũng như cách định danh, vấn đề phân loại truyện thơ Nôm dù được chú
ý nhưng chưa có kết luận cuối cùng Trước những năm 60, dựa trên tiêu chí xác địnhhay chưa xác định chủ thể sáng tác, truyện thơ Nôm được chia thành truyện hữu danh
và truyện khuyết danh (vô danh) Quan điểm này được nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn
thể hiện trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam [157], sau Bùi Văn Nguyên viết trong Truyện Nôm khuyết danh, một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam [145].
Từ những năm 60, các nhà nghiên cứu tìm đến cách phân chia mới là bác học và bình
dân Theo Kiều Thu Hoạch, phân chia theo tiêu chí bình dân - bác học được Lê HoàiNam đặt vấn đề, có điều tác giả không sử dụng cách gọi đó Người sử dụng thuật ngữ
truyện bình dân sớm nhất là Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu [61] Đến năm 1972, Đinh Gia Khánh, tác giả công trình Văn học dân gian [98] và đến năm
1974, Cao Huy Đỉnh, tác giả công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam [41], dù không giải thích nhưng thừa nhận quan điểm bác học - bình dân trong phân chia thể loại Phải đến năm 1978, trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Lộc mới giải thích rõ thế nào là truyện thơ Nôm
bình dân, truyện thơ Nôm bác học
Trang 38Ông cho rằng kho tàng truyện Nôm tồn tại song song hai loại truyện cần đượcnghiên cứu theo hai chủng loại của một chỉnh thể Truyện Nôm bình dân là sảnphẩm nghệ thuật của nhà nho không thành đạt sống gần gũi với nhân dân lao động
và thường khuyết danh Truyện Nôm bác học là sản phẩm nghệ thuật của giới nhànho có trình độ học vấn cao Sự khác biệt về chủ thể sáng tác dẫn đến sự khác nhau
về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật: một bên hướng đến giải phóng tìnhcảm, tình yêu tự do vượt khỏi khuôn khổ lễ giáo phong kiến được truyền tải quahình thức mang tính nghệ thuật cao, một bên thể hiện đạo đức trung hiếu tiết nghĩa
và cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình được truyền tải qua hình thứcnghệ thuật ít cầu kỳ
Dù sự phân loại truyện thơ Nôm được quan tâm từ sớm, song đến nay giớinghiên cứu văn học vẫn còn băn khoăn Thực tế cho thấy phương cách định danh,phân loại như khuyết danh - hữu danh, hoặc bác học (Trần Quang Huy còn gọi làtruyện Nôm của sĩ đại phu; Trần Đình Sử gọi là truyện Nôm văn nhân) - bình dân đãdẫn đến không ít mâu thuẫn Bàn vấn đề này, trước đây, Lê Hoài Nam bày tỏ khôngnên vì lí do hữu danh hay khuyết danh mà tách rời hai bộ phận truyện Nôm, xét vềcăn bản, chúng giống nhau “hoặc về nguồn gốc đề tài, hoặc về khuynh hướng tưtưởng, hoặc là về phương pháp sáng tác” [222, tr.214] Sau này, Kiều Thu Hoạch,người dành tâm huyết nghiên cứu và xuất bản nhiều chuyên luận về truyện thơNôm đã có ý kiến, việc phân truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác họcchỉ nên xem là biện pháp tạm thời chứ không nên tuyệt đối hóa Ông viết: “Dù làtruyện Nôm bình dân (hoặc khuyết danh) hay truyện Nôm bác học (hoặc hữu danh)thì xét cho cùng, chúng cũng vẫn nằm trong khuôn hình của thể loại truyện Nôm, vàvẫn có chung một số thuộc tính nhất định của thể loại này Do đó, giữa chúng vẫnkhông thể không tồn tại một vùng giáp ranh tương đồng giữa hai vòng tròn phânloại” [75, tr.58]
Qua khảo sát truyện thơ Nôm còn lại, có thể thấy nguồn gốc truyện bắt nguồn
từ nhiều hướng Tiếp cận phương diện này, một số nhà nghiên cứu đã phân chia tácphẩm thành nhóm khác nhau để thay thế cho lối phân loại bác học và bình dân, vốn
nhiều tranh cãi vì chưa phản ánh hết đặc trưng thể loại Trong cuốn Giáo trình lịch
sử văn học Việt Nam, Lê Hoài Nam chia làm ba loại: Loại dựa vào truyện cổ tích, thần thoại hay sự tích thần, phật, như Trương Chi; loại dựa vào các tiểu thuyết Trung Quốc, như Nữ tú tài; loại sáng tác hoàn toàn dựa vào thực tế Việt Nam, như
Sơ kính tân trang, Mai đình mộng ký [139] Về sau, Đặng Thanh Lê trong Truyện
Trang 39Kiều và thể loại truyện Nôm cũng chia thành ba loại tương ứng với ba khuynh
hướng: Khuynh hướng bao gồm tác phẩm có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đời
sống mà tiêu biểu nhất là Phạm Thái với Sơ kính tân trang, Nguyễn Đình Chiểu với Lục Vân Tiên truyện…; khuynh hướng bao gồm tác phẩm tiếp thu cốt truyện từ kho tàng văn học dân gian, như Lưu Bình Dương Lễ; khuynh hướng bao gồm tác phẩm
có cốt truyện vay mượn từ Trung Quốc, như Phan Trần [112] Đồng quan điểm
trên, Nguyễn Thị Giang cho rằng căn cứ vào tiêu chí có tên tác giả hoặc khuyếtdanh để phân loại thì chưa thuyết phục, căn cứ vào nguồn gốc đề tài, cốt truyện sẽ
hợp lý hơn Trong Thể loại truyện Nôm và sự phát triển của thể loại văn học trung đại Việt Nam, bà chia ba nhóm: nhóm tiếp thu từ cốt truyện văn học dân gian, như Tiên Dung thánh mẫu; nhóm tiếp thu từ văn học Trung Quốc với đề tài tài tử - giai nhân trong tiểu thuyết Minh – Thanh, như Truyện Kiều; nhóm tiếp thu từ hiện thực đời sống, như Truyện Bà vợ ba Cai Vàng, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên [53].
Theo Hoàng Hữu Yên, “đến lúc chúng ta không nên sử dụng khái niệm truyệnthơ Nôm khuyết danh và truyện thơ Nôm hữu danh nữa bởi lẽ khái niệm ấy vừakhông chính xác, vừa mang tính hình thức đơn thuần, không có một nội dung khoahọc nào cả” [245, tr.232] Dù vẫn sử dụng khái niệm truyện thơ Nôm bác học vàtruyện thơ Nôm bình dân nhưng ông lí giải tạm gọi như vậy trong khi chờ đợi cách
phân loại mới Trong Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, tuy không đề
cập đến sự phân loại theo nguồn gốc, song ông đã khái quát thành ba loại truyện:loại là những bản diễn ca truyện cổ tích, thần tích hay Phật tích được lưu danh từ
lâu trong nhân dân dưới hình thức truyện kể bằng miệng như Tống Trân - Cúc Hoa;
loại truyện thế sự ghi lại chuyện tác giả từng mắt thấy tai nghe, nổi tiếng mảng này
thuộc về “Sơ kính tân trang là một bản tình ca, Lục Vân Tiên là một tráng ca về chí
làm trai” [245, tr.234]; loại truyện bắt nguồn từ sự phản ánh gián tiếp, đó là tácphẩm mượn đề tài và cốt truyện trong kho tàng văn học cổ điển Trung Quốc như
Trang 40như Trê Cóc; truyện sử tích (khu biệt với diễn ca lịch sử), như Trung quân đối diễn ca; truyện tôn giáo, như Quan Âm tống tử bản hạnh Theo ông, phân chia trên cơ sở
nguồn gốc đề tài sẽ “không vướng phải những trường hợp “khó xử”, hay khiêncưỡng khi phân loại Ngoài ra, mỗi một nhóm loại như thế có những đặc tính riêng
và ta có thể thuận lợi hơn khi dùng thi pháp nghiên cứu từng nhóm loại Thứ nữa,chúng ta có thể xây dựng cho truyện thơ Nôm một phương pháp luận nghiên cứuthích hợp, không chỉ đơn thuần ở địa hạt văn học” [76] Ở công trình khác, ông khubiệt truyện thơ Nôm thành hai loại lớn, gọi đó là truyện có nguồn gốc bản địa vàtruyện có nguồn gốc Trung Quốc [77]
Bình diện nội dung và nghệ thuật là một căn cứ để nhận diện, phân loại Từgóc độ này, Lê Hoài Nam chia truyện thơ Nôm làm hai loại Một loại mang tínhchất quần chúng nhiều hơn, gồm truyện có nội dung phản ánh vấn đề xã hội liênquan mật thiết với quần chúng được truyền tải qua hình thức nghệ thuật thô sơ, mộcmạc, nhiều khi vụng về Một loại có tính chất quần chúng ít hơn, gồm truyện có tínhnghệ thuật cao hơn nhưng về mặt tư tưởng lại chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệphong kiến cùng với các tư tưởng tôn giáo, triết học khác [222] Năm gần đây,
trong bài Hoa tiên và vấn đề của nó trong lịch sử truyện Nôm, Trần Đình Hượu xếp truyện thơ Nôm có nguồn gốc vay mượn như Truyện Kiều vào loại mà ông định danh là truyện tài tử giai nhân Sau này, ở chuyên luận Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, ông tiếp tục nhấn mạnh, và giải thích: “truyện Nôm, dầu là bác
học hay bình dân, thường được lựa chọn là sự thủy chung của một đôi trai gái Hainhân vật chính trải qua những tình tiết hội ngộ, gặp trắc trở, chịu gian nan để giữthủy chung, cuối cùng được đoàn viên hạnh phúc Sự khác nhau giữa các truyện cókhi thành loại truyện là khá lớn, không những khác nhau về tính cách của nhân vật
mà còn khác nhau về nội dung lòng chung thủy theo tình yêu hay theo nghĩa vợchồng Sự khác nhau đó kéo theo sự khác nhau về nhiều mặt Giữa các truyện Nômnhư vậy tôi nghĩ rằng có một loại đáng đặc biệt lưu ý về mặt nội dung và về mặtlịch sử Để phân biệt với các truyện Nôm khác tôi gọi loại này là truyện Nôm tài tửgiai nhân, loại truyện Nôm này chiếm hầu hết các truyện Nôm bác học theo cáchphân loại của nhiều người hiện nay và cốt truyện của nó hầu hết cũng lấy từ khotàng tiểu thuyết Trung Quốc” [85, tr.182] Tiệm cận cách này, xét ở góc độ sáng tác
và chủ đề, Nguyễn Thị Chiến chia thành truyện Nôm tài tử giai nhân, gồm tác phẩm
có nội dung luyến ái tự do như Sơ kính tân trang và truyện Nôm trung hiếu tiết nghĩa, gồm tác phẩm có nội dung trung hiếu tiết nghĩa như Lục Vân Tiên truyện