1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đánh giá mức độ nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn jasmine huế

86 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên trong khách sạn Jasmine Huế đối với các cấp độ văn hóa...29 2.2.2.1.. Để biết được văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn cóảnh hưởng

Trang 1

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quan trọng trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS Bùi Đức Sinh, là giảng viên hướng dẫn, đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giúp tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành đề tài của mình Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những thầy cô giáo ở thư viện Khoa Du Lịch – Đại Học Huế luôn tạo điều kiện để tôi có thể tìm kiếm tài liệu khi cần thiết phục vụ quá trình làm bài của mình.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh/ chị tại khách sạn Jasmine Huế, đặc biệt là chị Hồ Thị Thùy Nhi đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi được học hỏi nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập tại khách sạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Huế, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Trần Thị Hồng Giang

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Câu hỏi nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Bố cục của đề tài 4

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ L2UẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Các khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm về văn hóa 5

1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp 7

1.1.2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 7

1.1.2.2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp 8

1.2 Giai đoạn hình thành và cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 9

1.2.1 Giai đoạn hình thành 9

1.2.2 Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 10

1.2.2.1 Các giá trị hữu hình 11

1.2.2.2 Những giá trị được chia sẻ 14

1.2.2.3 Những triết lí 14

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 15

1.3.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với xã hội 15

1.3.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp 16

1.4 Ý nghĩa của sự nhận thức của nhân viên về VHDN 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN JASMINE HUẾ 19

2.1 Tổng quan về khách sạn Jasmine Huế 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Jasmine 19

Trang 4

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 20

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Jasmine 20

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn Jasmine 21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Jasmine Huế 22

2.1.4 Tình hình doanh thu của khách sạn Jasmine Huế giai đoạn 2014 – 2016 .23

2.2 Tình hình văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Jasmine 24

2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp của khách sạn Jasmine Huế 24

2.2.1.1 Các giá trị hữu hình 25

2.2.1.2 Giá trị vô hình 27

2.2.2 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên trong khách sạn Jasmine Huế đối với các cấp độ văn hóa 29

2.2.2.1 Khảo sát phần mức độ nhận thức của cán bộ, nhân viên đối với giá trị hữu hình 29

2.3 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 31

2.3.1 Giới tính 31

2.3.2 Chức vụ 31

2.3.3 Trình độ 32

2.3.4 Bộ phận công tác 32

2.3.5 Thời gian công tác 33

2.4 Khảo sát kênh thông tin để nhân viên có tiếp cận được các giá trị văn hóa doanh nghiệp của khách sạn 33

2.5 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) 34

2.6 Đánh giá của cán bộ nhân viên về cấp độ văn hóa mà khách sạn đang xây dựng 35

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN JASMINE 40

3.1 Chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của khách sạn trong giai đoạn tiếp theo 40

Trang 5

3.2 Giải pháp và đề xuất về cấp độ văn hóa hữu hình 40

3.3 Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi các giá trị văn hóa của khách sạn 41

3.4 Nâng cao tinh thần hợp tác trong nội bộ khách sạn 41

3.5 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong khách sạn 42

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

1 Kết luận 44

2 Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VHVHDNDNWTO

ILO

OTA

Văn hóaVăn hóa doanh nghiệpDoanh nghiệp

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

International Labour Organization

Tổ chức lao động quốc tế

Online Travel Agent

Đại lý du lịch trực tuyến

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Doanh thu của Khách sạn giai đoạn 2013 – 2015 23

Bảng 2.2.1 Quy định về giờ làm việc của cán bộ, công nhân viên tại khách sạn 25

Bảng 2.2.2 Mức độ nhận thức của cán bộ, nhân viên về cấp độ hữu hình của văn hóa 29

Bảng 2.2.3 Đặc trưng của khách sạn và biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 30

Bảng 2.3.4 Cơ cấu bộ phận làm việc của mẫu điều tra 32

Bảng 2.3.5 Thời gian công tác của mẫu nghiên cứu 33

Bảng 2.4 Kênh thông tin để nhân viên tiếp cận giá trị văn hóa doanh ngiệp 33

Bảng 2.5 Kiểm định độ tin cậy của hệ số Cronbach’s Alpha tổng 34

Bảng 2.6.1 Kiểm định giá trị trung bình của nhân viên về việc nhận thức các cấp độ văn hóa 35

Bảng 2.6.2 Kết quả kiểm định One – Way ANOVA và Independent Samples T – Test 37

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.2.1 Các lớp cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 10

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Jasmine Huế 23

Hình 2.2 Logo của khách sạn Jasmine Huế 25

Hình 2.3.1 Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu 31

Hình 2.3.2 Cơ cấu chức vụ của cán bộ nhân viên 31

Hình 2.3.3 Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu 32

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa của đất nước, văn hóa có sự giao thoa giữacác vùng miền và các quốc gia khác nhau do du khách trong và ngoài nướcmang đến nó làm ảnh hưởng đến phong cách và thái độ làm việc Điều nàycũng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, khách sạn và các cá nhân kinh doanh phảitìm cho mình một hướng đi đúng nhưng phải thể hiện được bản sắc và nétvăn hóa riêng của khách sạn nói riêng và doanh nghiệp nói chung

Có thể thấy văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi khách sạnmỗi doanh nghiệp, nó là một trong những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp gópphần quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp đó Nhữnggiá trị văn đó kết tinh trong phong cách ứng xử của mỗi người từ lãnh đạocấp cao cho đến từng nhân viên và từ mỗi người nhân viên đối với mỗi kháchhàng Mỗi người từ lãnh đạo và nhân viên nhận thức ra sao hiểu như thế nào

về văn hóa của doanh nghiệp, khách sạn Đi cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làmhết sức cần thiết và vô cùng ý nghĩa nhưng cũng không ít khó khăn vì phảilàm sao cho mỗi cá nhân có thể thực hiện đúng văn hóa của khách sạn

Xã hội ngày càng đề cập đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp do nhu cầucủa con người chuyển tới chú trọng vào mặt giá trị văn hóa, khi sự cạnhtranh về công nghệ không còn dữ được vị trí ưu thế do tính chất khuếch tánnhanh của kỹ thuật công nghệ Do đó, văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò thenchốt trong cạnh tranh vì văn hóa doanh nghiệp rất khó để có thể bắt chướcđiều đó tạo nên sự hấp dẫn riêng cho từng khách sạn và doanh nghiệp Trêncon đường hội nhập hiện nay các khách sạn khác nhau cần xây dựng chomình một nét văn hóa đặc trưng và nhất quán để điều chỉnh mọi hoạt độngkinh doanh của khách sạn và không bị “hòa tan” khi có sự “hòa nhập” bởicác nét văn hóa khác nhau từ các khách hàng của mình Qua đó có thể thấyrằng văn hóa doanh nghiệp khẳng định vị trí trong tâm trí của khách hàng

Trang 10

Thông qua văn hóa doanh nghiệp, có thể thấy được giá trị, nhận thức,

hệ thống ý nghĩa, niềm tin và phương pháp tư duy của từng khách sạn vàtừng doanh nghiệp Để biết được văn hóa doanh nghiệp trong khách sạn cóảnh hưởng như thế nào trong việc kinh doanh của khách sạn đó và tìm hiểuxem lãnh đạo và nhân viên ở khách sạn có nhận thức như thế nào về văn hóa

doanh nghiệp nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá mức độ

nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Jasmine Huế”.

2 Câu hỏi nghiên cứu

−Văn hóa doanh nghiệp có tác động đến sự quyết định của khách hàng?

−Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến việc kinh doanh củakhách sạn?

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát:

−Khảo sát sự hiểu biết và nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệpcủa khách sạn Jasmine Huế, từ đó đưa ra các giải pháp tốt hơn về văn hóa doanhnghiệp cho khách sạn

3.2 Mục tiêu cụ thể

−Làm rõ các yếu tố về văn doanh nghiệp

−Xác định mức độ cảm nhận của cán bộ nhân viên về văn hóa doanh nghiệp

−Tìm ra các giải pháp khắc phục các điểm yếu về văn hóa doanh nghiệp củakhách sạn

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

−Các nội quy, quy định của khách sạn

−Cán bộ nhân viên khách sạn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: khách sạn Jasmine Huế 08 – 10 Chu Văn An.

- Phạm vi thời gian: trong khoảng thời gian thực tập từ tháng 02/2017 –

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

● Thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi đối với nhân viên đang làmviệc tại khách sạn Jasmine

Xã định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

n= N

1+N e2 Trong đó:

n: quy mô mẫu

N: kích thước tổng thể, N= 47 (số nhân viên năm 2016)

e: độ sai lệch Chọn khoảng tin cậy là 95% nên mức độ sai lệch e=0,05

=> n=42, để trừ trường hợp có người không đánh bảng hỏi và bảng không hợp

lệ tôi tiến hành phát bảng hỏi cho 47 người, trong đó thu về được 45 phiếu hợp lệ cóhai người không đánh bảng hỏi

● Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, nội quy, quy định của kháchsạn Các báo kết quả kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của khách sạn trong 3năm 2014 – 2016 Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp còn được tập hợp từ các báo cáo,công trình nghiên cứu, các đề tài có liên quan đến nội dung nghiên cứu

5.2 Phương pháp điều tra

− Số liệu doanh thu của khách sạn qua 3 năm 2014 – 2016

− Điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ nhân viên tại khách sạn

− Phát bảng hỏi cho nhân viên đang làm việc tại khách sạn

5.3 Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi.

Để xây dựng được bảng câu hỏi tôi đã dựa vào các yếu tố then chốt cấu thànhnên văn hóa doanh nghiệp:

− Đặc tính nổi trội của văn hóa doanh nghiệp

− Người lãnh đạo trong khách sạn

− Nhân viên trong khách sạn

− Ý kiến của lãnh đạo về tình trạng hiện nay của khách sạn

5.4 Phương pháp phân tích số liệu

− Phương pháp phân tích đánh giá

Trang 12

− Phương pháp so sánh: So sánh tuyệt đối và tương đối mức độ nhận biết vềvăn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên tại khách sạn.

− Phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lí số liệu SPSS 22.0 sửdụng thang điểm Likert để xử lí thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứutrên đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu

6 Bố cục của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn jasmine huế

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệptại khách sạn Jasmine

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ L2UẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậyvăn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội nhưngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó làmột phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh

một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Hồ Chí Minh đã từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” ( Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất

bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994, trang 431)

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu xã hội học đồng ý với ý nghĩa của

Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sồng mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Khi tiếp cận khái niệm văn hóa, tùy từng mục tiêu, mục đích khác nhaucủa người nghiên cứu mà dựa trên các cách tiếp cận khác nhau và từ đó hình

Trang 14

thành các định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa Xem xét mối tươngquan giữa văn hóa và xã hội chúng ta có thể lựa ra bốn cách tiếp cận chủ yếusau, đó là: “tiếp cận giá trị học”, “tiếp cận hoạt động”, “tiếp cận nhân cách”

và “tiếp cận ký hiệu học” Cả bốn góc tiếp cận này tuy khác nhau nhưngchúng đều dựa trên những nguyên tắc chung đó là dựa trên mối quan hệ giữatồn tại xã hội và ý thức xã hội, dựa trên hình thái kinh tế xã hội và nhữngnguyên tắc hoạt động của triết học Mác như nguyên tắc thực tiễn

Trong bốn cách tiếp cận trên thì cách tiếp cận giá trị học có một lịch sửlâu đời, đa dạng và cho đến tận bây giờ nó vẫn thể hiện vai trò thống trị củamình Cách tiếp cận này không chỉ thâm nhập vào triết học mà còn có cả lýluận văn hóa, mỹ học, đạo đức học cùng nhiều bộ môn khoa học khác và đãdấy lên những cuộc tranh luận đến tận bây giờ V.Brômlây và R.C.Pađôlưi

đã khẳng định: “Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là tất cả những cái đã và đang được tạo ra bởi nhân loại”.

Ngoài ra có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Nhưng đến naychúng ta vẫn đang thống nhất sử dụng một khái niệm khái quát dựa trên tổng

hợp tất cả các khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản

giáo dục,1999, trang 10)

Tùy cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau mà có những địnhnghĩa khác nhau về khái niệm này Mỗi định nghĩa đều có điểm mạnh, điểmyếu của nó Có thể nó chỉ đề cập đến một khía cạnh này mà bỏ qua khía cạnhkia của khái niệm văn hóa Nhiệm vụ của chúng ta là phải xuất phát từ đốitượng nghiên cứu mà chọn định nghĩa cho phù hợp, để qua định nghĩa đó nó

sẽ giúp chúng ta có thể làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu và làm cho việcnghiên cứu thuận lợi và có hiệu quả hơn Nhưng dù các định nghĩa có khácnhau như thế nào đi chăng nữa thì bao giờ nó cũng có điểm chung như đã nói

ở phần đầu đó là văn hóa là cái do con người sáng tạo ra, cái đặc hữu của con

Trang 15

người Mọi thứ văn hóa đều là văn hóa thuộc về con người, các thứ tự nhiênkhông thuộc về khái niệm văn hóa Văn hóa là đặc trưng căn bản, phân biệtcon người với động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhântạo và sản phẩm tự nhiên.

1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố văn hoá luôn hình thành song song với quá trình phát triển củadoanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nókhông đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũngkhông phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng haytrong phòng họp Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên Nó là giátrị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗithành viên doanh nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này Mỗi nền văn hóakhác nhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cáchnhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp Theo Georges de saite marie,chuyên gia người Pháp tư vấn và nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ

cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” ( PGS.TS Dương Thị Liễu,

Văn hóa kinh doanh, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, trang 233)

Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ Văn hóa là sự trộn lẫn đặc biệt của các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng

xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất với một tổ chức đã biết”.

(PGS.TS Dương Thị Liễu, Văn hóa kinh doanh, nhà xuất bản Đại học kinh

tế quốc dân, trang 233)

Theo Đỗ Thị Phi Hoài: “Văn hóa doanh ngiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động

Trang 16

kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó” (Đỗ Thị Phi

Hoài, Văn hóa doanh nghiệp, nhà xuất bản Tài Chính, 2009)

Là một khái niệm trừu tượng, có nhiều cách hiểu khác nhau Tuy nhiêntất cả những khái niệm này đều đi đến một nhận định chung là: “Văn hóadoanh nghiệp là sản phẩm của những người làm cùng trong một doanhnghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững” Do đó chúng ta thấy mỗi doanhnghiệp sẽ có một bản sắc VH riêng cho mình, cách hành xử kinh doanh, tưduy nhận thức của các thành viên trong các công ty đều khác nhau

1.1.2.2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp

 Văn hóa doanh nghiệp tồn tại khách quan

VHDN tồn tại ngoài sự nhận biết của chúng ta Có con người, có giađình, có xã hội và có VH Văn hóa rất quan trọng, nó tồn tồn tại độc lập vớichúng ta Văn hoá không có nghĩa là cái đẹp Dù ta có nhận thức hay khôngnhận thức thì nó vẫn trường tồn Nếu ta biết nhận thức nó, xây dựng nó thì

nó lành mạnh, phát triển Có thể có văn hoá đồi trụy đi xuống và văn hoáphát triển đi lên, văn hoá mạnh hay văn hoá yếu chứ không thể không có vănhoá Người ta đồng nghĩa giữa văn hoá doanh nhân, văn hoá kinh doanh vànhiều người nghĩ văn hoá giao tiếp là VHDN Nhưng hoàn toàn không phảivậy Đặc điểm chung của VHDN cũng như bất kỳ loại hình văn hoá khác làvăn hoá tồn tại khi có một nhóm người cùng sống và làm việc với nhau Vậyvới tư cách là chủ DN hay nhà quản lý, bản thân chúng ta cần nhận thức:VHDN vẫn tồn tại và phát triển dù ta không tác động vào chúng Vì vậy,chúng ta nên tác động tích cực để nó mang lại những hiệu quả hoạt động tốtcho chúng ta

 Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong thời gian khá dài.Tức là văn hoá doanh nghiệp mang tính lịch sử: được hình thành thôngqua quá trình hoạt động kinh doanh

 Văn hóa mang tính bền vững

Tính giá trị: là sự khác biệt của một DN có văn hoá mạnh với một DN

“phi văn hoá” Giá trị văn hoá của DN có giá trị nội bộ, giá trị vùng, giá trị

Trang 17

quốc gia, giá trị quốc tế DN càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị chungcho cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy nhiêu.

 Văn hóa doanh nghiệp mang tính hệ thống

VHDN được xem xét mọi giá trị trong mối quan hệ mật thiết với nhau.Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn chỉnh với một tậphợp rời rạc các giá trị của VHDN Bản thân các yếu tố văn hoá liên quan mậtthiết với nhau trong những thời điểm lịch sử cũng như trong một thời giandài Do vậy, việc xem xét VHDN mang tính hệ thống giúp chúng ta có cáinhìn một cách đầy đủ nhất về văn hoá nói chung và VHDN nói riêng

1.2 Giai đoạn hình thành và cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp.

1.2.1 Giai đoạn hình thành

 Giai đoạn non trẻ:

Nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà sáng lập

và những quan niệm chung của họ Nếu như doanh nghiệp thành công, nềntảng này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, trở thành một lợi thế, thành nét nổibật, riêng biệt của doanh nghiệp và là cơ sở để gắn kết các thành viên vàomột thể thống nhất

Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trịvăn hóa khác biệt so với các đối thủ, củng cố nhữung giá trị đó và truyền đạtcho những người mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trịnày) Nền văn hóa trong những doanh nghiệp trẻ thành đạt thường được kế

thừa mau chóng do: Thứ nhất, những người sáng lập ra nó vẫn tồn tại Thứ 2,

chính nền văn hóa đó đã giúp doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển

trong môi trường đầy cạnh tranh Thứ 3, rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó

là thành quả đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển của doanhnghiệp

Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệphiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài như khủnghoảng kinh tế khiến doanh số và lợi nhuận sụt giảm mạnh, sản phẩm chủ lựccủa doanh nghiệp thất bại trên thị trường Khi đó, sẽ diễn ra quá trình thay

Trang 18

đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ người sáng lập – nhàlãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệp mới.

 Giai đoạn giữa:

Khi người sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giaoquyền lực cho ít nhất hai thế hệ Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thểxuất hiện những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những ngườimuốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tính và quyền lực củabản thân)

Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn này

là những “đặc điểm” của người sáng lập qua thời gian đã in dấu trong nềnvăn hóa, nỗ lực thay thế những đặc điển này sẽ đặt doanh nghiệp vào thửthách: nếu những thành viên quên đi rằng những nền văp hóa của họ đượchình thành từ hàng loạt bài học đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thànhcông trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay đổi những giá trị mà họ thật sự chưacần đến

Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanhnghiệp thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trường bên ngoài vàquan trọng hơn là môi trường bên trong

 Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái:

Trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa dothị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời Sự chín muồi khônghoàn toàn phụ thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo củadoanh nghiệp mà cốt lỗi là phản ảnh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm củadoanh nghiệp và những cơ hội và hạn chế của thị trường hoạt động

Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thayđổi văn hóa doanh nghiệp Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời giandài phát triển thành công và hình thành được những giá trị văn hóa, đặc biệt

là quan niệm chung của riêng mình, thì sẽ khó thay đổi vì những giá trị nàyphản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể

1.2.2 Các cấp độ biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

Trang 19

Hình 1.2.1 Các lớp cấu trúc văn hóa doanh nghiệp

(Nguồn: Edgar Henry Schein, Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnhđạo,2012)

Theo Edgar H Schein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp

độ khác nhau Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận đượccủa các giá trị văn hoá doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình củacác giá trị văn hoá đó Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bảnchất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắcnhững bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó

1.2.2.1 Các giá trị hữu hình

Đó là những quá trình, những yếu tố đầu tiên bắt gặp khi một ngườinhìn, nghe và cảm thấy được khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóanhư kiến trúc môi trường làm việc, ngôn ngữ, công nghệ, hoặc các chuẩnmực hành vi Lớp này cũng bao gồm cả những hành vi ứng xử của nhân viên

và các nhóm trong tổ chức Đặc trưng cơ bản của tầng bề mặt này là rất dễnhận thấy nhưng lại khó phán đoán được ý nghĩa đích thực của nó Các giátrị hữu hình này không tác động nhiều đến tư duy, hành vi của nhân viên vàhiệu quả hoạt động kinh doanh

● Logo của doanh nghiệp

Trang 20

Logo là biểu tượng của doanh nghiệp, phô trương sức mạnh và giá trịcủa doanh nghiệp vượt qua cả rào cản ngôn ngữ Logo là một tín hiệu thị giáchay là cách tạo hình tên một công ty, một tổ chức với những thuộc tính đặctrưng nhất, một hình ảnh tinh lọc đơn giản nhất để dễ nhận biết về một đơn vị,một cơ quan, một tổ chức xã hội nào đó khẳng định bản quyền của đơn vị, cơquan tổ chức xã hội đối với sản phẩm biểu trưng của mình Logo hay nhữngtấm danh thiếp chính là những điểm tiếp xúc quan trọng của bạn với kháchhàng hoặc đối tác, giúp bạn xây dựng những ấn tượng đầu tiên với họ Do đó,nếu logo hay danh thiếp của bạn được thiết kế thiếu tính chuyên nghiệp kháchhàng và đối tác sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp.

● Khẩu hiệu thương mại

Khẩu hiệu thương mại luôn được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị,xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng Nó là một tài sản vô hình songlại có giá trị rất lớn được bồi đắp qua thời gian Nó không chỉ nhắc nhởkhách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp, thúc đẩy khách hàng mua sảnphẩm mà còn trở thành tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp

● Nội quy, quy tắc, đồng phục

Khi vào một doanh nghiệp, ta thường có những cảm giác khác nhau:trang nghiêm, ấm cúng, vui vẻ hay nghiêm nghị… những cảm giác này thểhiện sức mạnh của nghững biểu tượng vật chất trong việc tạo tính cách củadoanh nghiệp Ví dụ như bảng nội quy, quy tắc của doanh nghiệp, cách ănmặc của nhân viên (mặc đồng phục hay không)

● Kiến trúc của doanh nghiệp

Đó là mặt bằng, cây cối, bàn ghế….tất cả được sử dụng nhằm tạo cảmgiác thân quen với khách hàng, với nhân viên cũng như tạo một môi trườnglàm việc tốt nhất cho nhân viên Kiến trúc trở thành biểu tượng cho sự pháttriển của doanh nghiệp, là ngôi nhà chung của toàn thể cán bộ nhân viêntrong doanh nghiệp

● Các hành vi giao tiếp

Trang 21

Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới: Văn hóa ứng xử của cấptrên đối với cấp dưới là hết sức quan trọng Nó quyết định tính chất mối quan

hệ giữa nhân viên với lãnh đạo: nếu xây dựng được mối quan hệ khăng khít,bền chặt thì sự hợp tác giữa hai bên là vô cùng thuận lợi; ngược lại nếu lãnhđạo chưa tạo được quan hệ bền vững với nhân viên thì sẽ tạo nên những ràocản trong công việc ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp Chính vì thế, lãnh đạo

nên tôn trọng những nguyên tắc làm việc sau: Thứ nhất, người lãnh đạo

dùng người đúng chỗ đúng việc sẽ phát huy được tài năng của họ tạo cho họ

niềm say mê trong công việc Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh Khen

thưởng sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên song cần dựa trên lợi íchchung, coi trọng công bằng Khi khiển trách cũng nên dựa trên lợi ích chung

làm như vậy cấp dưới sẽ nể phục, không chống đối và vui vẻ tiếp thu Thứ

ba, thu phục nhân viên dưới quyền, điều này đòi hỏi người lãnh đạo cần có

“nghệ thuật” quản lý, am hiểu tâm lý con người Thứ tư, lắng nghe phản hồi

từ phía nhân viên, nếu lãnh đạo không lắng nghe phản hồi từ nhân viên sẽ tạo

ra sự oán hận, tinh thần làm việc kém có thể dẫn đến bỏ việc

Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên: cấp dưới cần thể hiện sự tôn

trọng và cư xử đúng mực với cấp trên Ngoài ra, nhân viên cần nỗ lực, nhiệttình thực hiện tốt công việc được giao, thể hiện thái độ hợp tác với lãnh đạo

Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp: Doanh nghiệp không chỉ là môi

trường làm việc tốt mà còn là môi trường sống cho người lao động Trong đómối quan hệ giữa các thành viên cần hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kếtgiúp đỡ nhau cùng tiến bộ Mối quan hệ tốt đẹp dần hình thành hệ thống tậpquán, nề nếp, thói quen, chuẩn mực trong ứng xử trong công việc hàng ngàycủa nhân viên

Chăm sóc khách hàng: Theo nghĩa khái quát nhất, đó là tất cả những

chuỗi hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng Chămsóc khách phải bắt rễ từ văn hóa và niềm tin của doanh nghiệp, trong đó hìnhtượng khách hàng là trung tâm để mỗi nhân viên cần hướng tới chăm sóc.Nét văn hóa này thể hiện trong mọi hoạt động như thông tin, giao dịch, đàm

Trang 22

phán thái độ phục vụ,… và cần được thống nhất trong toàn bộ đội ngũ nhânviên.

● Những nghi thức

Nghi thức là những chuỗi hoạt động được lặp đi lặp lại nhằm thể hiện

và củng cố những giá trị cốt lõi của tổ chức, những mục tiêu quan trọng,những con người quan trọng Nghi thức bao gồm các kiểu sau:

Nghi thức chuyển giao: bao gồm các hoạt động như giới thiệu thànhviên mới hay ra mắt

Nghi thức củng cố: ví dụ như lễ phát phần thưởng củng cố bản sắcVHDN và tôn thêm vị thể của nhân viên trong doanh nghiệp

Nghi thức nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chuyên mônkhoa học Mục đích của các hoạt động này là nhằm duy trì cơ cấu xã hội vàtăng năng lực tác nghiệp của nhân viên

Nghi thức liên kết: như lễ, tết, liên hoan, dã ngoại, mục đích nhằm chia

sẻ tình cảm gắn bó giữa các nhân viên

● Giai thoại

Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thật của tổ chức, được cácthành viên chia sẻ, ví dụ như những câu chuyện truyền thuyết, giai thoại vềquá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Thông qua các giai thoạilãnh đạo có thể truyền đạt thông tin, làm cho nhân viên cảm thấy gần gũihơn, và cũng trong quá trình này, các giá trị niềm tin của lãnh đạo cũng đượckiểm nghiệm, công nhận

1.2.2.2 Những giá trị được chia sẻ

Các giá trị được chấp nhận (Epoused valuses) bao gồm những chiếnlược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp… được hình thànhtrong quá trình giải quyết các vấn đề thích ứng với bên ngoài và phối hợp bêntrong tổ chức Ban đầu, các giá trị này đơn giản chỉ là những tư tưởng, nhữngphương thức giả quyết vấn đề mới phát sinh của những người lãnh đạo Trảiqua một quá trình biến đổi, những giá trị này dần được các thành viên trong tổchức chấp nhận, trở thành những chỉ dẫn và phương pháp áp dụng phổ biến

Trang 23

cho những tình huống xảy ra tương tự Các giá trị này mang tính ổn địnhtương đối Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễnkinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của cácchủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh Nói một cách đơngiản đó là tổng hợp các nguyên tắc chuẩn mực có tác dụng định hướng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và ứng xử của nhân viên trong doanhnghiệp.

1.2.2.3 Những triết lí

Các giá trị nền tảng (Beliefs and assumptions) là tầng sâu nhất của vănhóa doanh nghiệp, là giá trị nền tảng của doanh nghiệp Ngược lại với nhữnggiá trị hữu hình, giá trị chấp nhận, các giá trị nền tảng là những yếu tố gầnnhư không thể thay đổi được Một khi có sự thay đổi những giá trị nền tảngthì tất yếu sẽ dẫn đến sự khủng hoảng, xáo trộn tổ chức Các giá trị này cótác dụng định hướng hành vi của các thành viên trong quá trình nhận thức, tưduy, cảm nhận về các vấn đề về quan hệ bên trong và bên ngoài doanhnghiệp Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp mỗi nhân viên định hướng cách suynghĩ và phương pháp hành động Ví dụ trong một tổ chức mà quyền lực tậptrung ở ban lãnh đạo không phân quyền thì một quyết định được đưa ra bởinhững nhân viên cấp dưới sẽ không hợp lệ và không được thực hiện Mộtdoanh nghiệp lấy quan điểm này làm nền tảng sẽ làm giảm mức độ sáng tạo

tự chủ của nhân viên và đôi khi sự chậm trễ trong việc mất thời gian giảitrình sự cố thông qua các ban lãnh đạo sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Niềm tin: Nếu không có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết

của ban lãnh đạo, thì chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo doanhnghiệp để phấn đấu, chấp nhận thách thức và xây dựng doanh nghiệp Cũng

có nhóm người có xu thế coi làm việc cho doanh nghiệp đơn thuần là côngviệc, chỉ cần trả lương cao đầy đủ, còn nếu hết lương, thì đi làm cho nơikhác Có thể điều này đúng với những người có tài và làm việc cho nhữngdoanh nghiệp lớn trên thế giới Nhưng với đa số các doanh nghiệp vừa vànhỏ, doanh nghiệp làm các ngành nghề sáng tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân

Trang 24

viên không có niềm tin vào thành công trong tương lai, thì thật khó có sứcmạnh trong hợp tác.

Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng Doanh nghiệpcũng vậy, không có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, doanh nghiệpkhó có thể tập hợp được lực lượng Vậy có phải niềm tin và văn hóa là quantrọng nhất đối với doanh nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quyếtđịnh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Giữa các tầng văn hoá này cómối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau Các nhà lãnh đạo doanh nghiệpmuốn xác lập các giá trị văn hoá nền tảng cho doanh nghiệp mình thì trướchết phải làm cho các thành viên chấp nhận và phổ biến Đến lượt mình, cácgiá trị văn hoá nền tảng sẽ quyết định việc lựa chọn các giá trị văn hoá ở cáctầng bên ngoài và chỉ những giá trị nào phù hợp với các giá trị văn hoá nềntảng mới có thể được lựa chọn và phổ biến

1.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

1.3.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với xã hội

Paul Haw Ken đã viết như sau: “Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải hay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá Kinh doanh hứa hẹn làm tăng thêm phúc lợi chung cho loài người thông qua hoạt động dịch

vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức Kiếm tiền bản thân nó nói chung

là vô nghĩa và chuốc lấy phức tạp và làm suy tàn thế giới mà chúng ta đang sống” DN là một tế bào của xã hội, DN không chỉ là một đơn vị kinh doanh,

DN là một cơ sở văn hoá và mỗi DN có VHDN của mình Sự nghiệp côngnghiệp hoá - hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà DN và hoạt động kinhdoanh quan tâm hơn nữa đối với văn hoá, đưa văn hoá vào lĩnh vực kinhdoanh Sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của các DN ở nước ta hiện nay

Văn hóa doanh nghiệp được khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được NhậtBản xây dựng và phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phảibám sâu vào nền văn hóa của mỗi dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm

Trang 25

văn hóa giao thoa, theo đó, các công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi íchcủa mình với văn hóa doanh nghiệp của nước chủ nhà Văn hóa của quốc gianày muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân tộc khác mà không ăn khớpvới bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn hóa bản địa bài xích, gạt bỏ.

Vì thế, văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp dứt khoát phải coi bản sắc văn hóadân tộc bản địa là cơ sở để phát triển Bản chất của văn hóa doanh nghiệp làđối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viênchức, khích lệ họ hăng say lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp,đối ngoại phải được xã hội sở tại chấp nhận Cả hai mặt này đều liên quan đếnvăn hóa dân tộc bản địa, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vi củadân tộc đó Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sởbản sắc văn hóa mà họ đang sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết môhình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn với văn hóa bản địa, họ sẽthất bại

Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâmđến việc xây dựng VHDN, thậm chí có những doanh nghiệp đã mời các công

ty nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình, điềunày đã làm thay đổi tư duy của các doanh nghiệp ở Việt Nam Đặc biệt, saukhi đất nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đất nước đã hộinhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu Điều đó đòi hỏi giới doanh nhânViệt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, sự đoàn kết, đồnglòng, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ, với hành trang “văn hóakinh doanh Việt Nam” vững vàng, chủ động, sẵn sàng trước những tháchthức mới để tránh sự cạnh tranh và đào thải của các doanh nghiệp trong nước

và trên thế giới

1.3.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp

Khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa thể có một nền văn hóa ổn định,chưa có bản sắc văn hóa riêng Qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải quanhững thành công thất bại, đấu tranh và xây dựng, các yếu tố văn hóa sẽđược hình thành, chắt lọc để rồi tồn tại thành một hệ thống, tạo ra đường lốikinh doanh riêng của bản thân doanh nghiệp đó, giúp phân biệt doanh nghiệpnày với doanh nghiệp khác và với tổ chức xã hội

Trang 26

− Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh

nghiệp, là nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững Văn hóa doanhnghiệp được nhìn nhận là phong cách, nề nếp tổ chức riêng của doanhnghiệp, là tài sản tinh thần của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính làbầu không khí hoạt động, môi trường bên trong của doanh nghiệp do cácthành viên của nó trước hết là ban lãnh đạo tạo ra, nó ảnh hưởng trực tiếpđến tinh thần, thái độ, lao động của mỗi thành viên và lòng trung thành của

họ đối với doanh nghiệp Những doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực sẽ tạo

ra bầu không khí làm việc hăng say hào hứng vì mục tiêu chung khiến chocác cá nhân thường xuyên phấn đấu để đạt được nhiều lợi ích cho bản thân

và doanh nghiệp

Nguồn lực của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm không chỉcon người, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, vốn… mà cả nguồn lực vôhình (nguồn lực mắt thường không nhìn thấy, nhưng lại có tác dụng cực kỳ

to lớn như: thương hiệu doanh nghiệp, cách quản lý, tinh thần lao động, nănglực sáng tạo của doanh nhân…) Bộ phận quan trọng nhất của nguồn lực vôhình là văn hóa doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại vàthành công đều phải có một hệ thống các giá trị Các giá trị là lớp sâu nhấtcủa văn hóa tổ chức

− Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên

doanh nghiệp Các chuẩn mực, giá trị được phản ánh trong văn hóa tổ chứcbao hàm cả những nguyên tắc đạo đức chung, xác định rõ đâu là hành vi đạođức của thành viên trong doanh nghiệp; biểu dương những hành vi tốt, lên ánnhững hành vi xấu, từ đó mọi người biết nên làm gì và không nên làm gì.Những nguyên tắc ấy hướng dẫn cách cư xử của các thành viên; bao hàm cả

về nghĩa vụ và bổn phận của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với doanhnghiệp nói riêng, đối với xã hội nói chung Trong hệ thống giá trị của cáccông ty mẫu mực, bao giờ cũng tạo nên những đức tính như trung thực, liêmchính, khoan dung, tôn trọng khách hàng, tôn trọng kỷ luật, tính đồng đội vàsẵn sàng hợp tác Nhờ có hệ thống tôn trọng, văn hóa doanh nghiệp còn có

Trang 27

tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp khi người quản lý của họ lạmdụng chức quyền hoặc có ác ý tư thù cá nhân.

− Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh

nghiệp Văn hóa doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thayđổi thường xuyên của cá nhân kể cả những người sáng lập và lãnh đạo doanhnghiệp Nó quan hệ sâu sắc tới động cơ hoạt động của doanh nghiệp, tạothành định hướng có tính chất chiến lược cho doanh nghiệp Văn hóa doanhnghiệp luôn đóng vai trò như một lực lượng tập trung, là ý chí thống nhất củatoàn thể nhân viên doanh nghiệp

Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp thể hiện rõnét ở triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng và là cơ sở pháp lý

để đưa ra những quyết định quản lý quan trọng

Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp một mặt đòi hỏi phải cóchiến lược kinh doanh với những mục tiêu lâu dài, mặt khác phải có sự mềmdẻo, dễ thích ứng trong môi trường kinh doanh dễ thay đổi Một khi đã xâydựng thành công văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ đủsức đối đầu Và chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất

1.4 Ý nghĩa của sự nhận thức của nhân viên về VHDN

Nhận thức về VHDN là giai đoạn đầu của việc xây dựng văn hóa doanhnghiệp Đây chính là cơ sở để thống nhất các hành động cũng như là suy nghĩ củatoàn thể người lao động Các cá nhân trong doanh nghiệp nhận thức văn hóa quanhững gì họ thấy, họ nghe được trong DN của mình Các thành viên trong tổ chức

có thể có trình độ, vị trí, trách nhiệm khác nhau nhưng vẫn có xu hướng mô tả vềVHDN theo những cách tương tự

Một khách sạn hay một doanh nghiệp không thể đem lại chất lượng tốt cho dukhách nếu như DN không có một nền tảng VHDN vững chắc Nếu nhân viên khônghiểu đúng và đủ về VHDN của khách sạn cũng như không thể chuyển tải đượcnhững giá trị mà bản thân khách sạn hay doanh nghiệp mong muốn đem lại chokhách hàng Tuy nhiên, khi gắn với mỗi công việc, mỗi chức vụ và mỗi bộ phận cụthể sẽ yêu cầu mỗi cá nhân phải có một mức độ nhận thức khác nhau về VHDN.Các nhà quả lý trong khách sạn phải là người có sự nhận thức với mức độ cao về

Trang 28

VHDN, ngoài việc dùng để thực hiện công việc quản lý của mình thì những nhàlãnh đạo còn là cá nhân tiên phong, phổ biến VHDN trong toàn khách sạn và cảnhững hình ảnh trong con mắt của khách hàng đối với toàn xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

TẠI KHÁCH SẠN JASMINE HUẾ

2.1 Tổng quan về khách sạn Jasmine Huế

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Jasmine

Địa chỉ : 08 – 10 Chu Văn An, phường Phú Hội, thành phố Huế.

Khách sạn Jasmine với kiến trúc mang vẻ thanh lịch kết hợp với không gianhiện đại và sang trọng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy giữa trung tâm du lịch củaHuế với 68 phòng ngủ đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao wifi miễn phí24/24, điều hòa, bồn tắm, mini bar, két an toàn, khóa từ,… Phòng ngủ thoáng mát,với ban công có hướng nhìn ra sông Hương êm đềm, khung cảnh hữu tình sông núiđặc trưng rất Huế và toàn cảnh thành phố

Khách sạn Jasmine có tiền thân là khách sạn Ngọc Hương được thành lậpngày 31/12/2003 do công ty TNHH DL Ngọc Hương đứng đầu, khách sạn được Sở

Du Lịch Thừa Thiên Huế công nhận là khách sạn 2 sao Năm 2006 công ty TNHH

Trang 29

tổng số phòng lên 75 phòng xếp hạng 3 sao với 9 tầng các bài trí tương đối khác vớitrước đây: tầng hầm là tiền sảnh khách sạn và quầy lễ tân, nhà hàng ở tầng 7 dukhách có thể hưởng bầu không khí trong lành mỗi sáng trong khi thưởng thức cácmón ăn ngon truyền thống Huế Đây cũng là nơi lý tưởng khi muốn trò chuyện vớibạn bè, người thân qua tách café thơm giữa khung cảnh đẹp hài hòa nổi tiếng SôngHương - Núi Ngự - Cồn Hến Các tầng còn lại bố trí phòng ngủ, đặc biệt ở tầng 8ngoài phòng ngủ còn bày trí hồ bơi cũng là nơi dành cho du khách những cảm xúcmới lạ khi vừa được đắm mình trong nước mát vừa được ngắm cảnh nên thơ và lãngmạn của Huế giữa đất trời mênh mông…

Tháng 1/2016 khách sạn Ngọc Hương đổi tên thành khách sạn Jasmine tiếptục sửa chữa, bổ sung và nâng cấp dịch vụ Hiện tại, khách sạn Jasmine hoạt độngvới công suất 68 phòng

Với các loại phòng Duluxe, Suite, Excutive đối tượng khách mục tiêu chủ yếucủa khách sạn là khách quốc tế đến từ các quốc gia: Thái Lan, Việt Nam (mùa hè),Pháp, Đức, Italia, Việt Kiều…(mùa đông) Trong đó nguồn khách mà khách sạnđược cung cấp chủ yếu là từ các công ty lữ hành liên kết, khách lẻ

− Nhà hàng phục vụ các món ăn Á – Âu ngon miệng, thực đơn phong phú, giá

cả hợp lý với sức chứa 150 người

− Cung cấp dịch vụ cho thuê phòng hội nghị, phòng hội thảo với phòng họp cósức chứa 150 người được trang bị hiện đại thanh lịch

− Cung cấp các dịch vụ như: giặt là, bán vé tour, đăng kí và mua vé máy bay,cho thuê xe máy

 Nhiệm vụ

Trang 30

− Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,giảm chi phí để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường vàxây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

− Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹthuật khách sạn

− Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinhthần đối với người lao động Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viênđáp ứng yêu cầu đặt ra của thị trường

− Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về kinhdoanh dịch vụ theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng cục DuLịch đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển theo kế hoạch vàmục tiêu của khách sạn

− Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn Jasmine.

● Ban Giám đốc: là những người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiệncông tác đối nội và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạnJasmine Huế Lập kế hoạch tổ chức và kiểm tra trong quá trinh hoạt độngkinh doanh

● Phòng kế toán: đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách sạn

● Phòng kinh doanh: thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá

và giới thiệu sản phẩm của khách sạn Jasmine Huế ở trong và ngoài nước nhằm thuhút khách và tối đa hóa lợi nhuận Tìm hiểu các mối khách hàng, các khách đặt hộinghị, hội thảo, tiệc…Đảm nhận việc đặt phòng trước cho khách hàng thông quađiện thoại, email, fax…Làm công tác thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinhdoanh, tham mưu cho Ban Giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề ra phươnghướng và chiến lược kinh doanh

● Tổ lễ tân: Có chức năng đại diện cho khách sạn Jasmine Huế trong mở rộngcác mối quan hệ, tiếp xúc với khách hàng Có vai trò quan trọng trong việc thu hútkhách, làm cầu nối liên hệ giữa khách hàng với các dịch vụ trong khách sạn Có

Trang 31

nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, làm thủ tục đăng ký phòng và trả phòng cho khách, kếthợp với các bộ phận dịch vụ khác có liên quan để đáp ứng các yêu cầu của khách.

● Bộ phận buồng: Có trách nhiệm làm vệ sinh phòng khách, các khu vực hànhlang, cầu thang và tiền sảnh của khách sạn Theo dõi tình hình sử dụng các trangthiết bị trong phòng ngủ, khu vực trong khối phòng ngủ Báo cáo tình hình phòngcủa khách sạn cho lễ tân hàng ngày

● Tổ bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong khách sạn cũng như bảo

vệ tính mạng, tài sản của khách Giúp khách mang hành lý khi ra và vào khách sạn

● Bộ phận kĩ thuật: Theo dõi, bảo trì thường xuyên các trang thiết bị và sửachữa các công cụ khi các bộ phận khác có yêu cầu Thực hiện các khâu trang trí sânkhấu, âm thanh cho hội trường để phục vụ cho các hội nghị, hội thảo

● Tổ kho: thực hiện nhập xuất trang thiết bị, vật tư, đề xuất mua mới, tu bổhay thanh lý tài sản

● Bộ phận nhà hàng: Tổ chức phục vụ khách đến ăn uống trong nhà hàng,phòng tiệc, hội nghị và phục vụ bên ngoài cho khách khi có yêu cầu Tổ chức sắpxếp bàn ghế và phối hợp với Tổ kỹ thuật để chuẩn bị cho các hội trường hoặc phònghọp theo hợp đồng đã ký kết

● Bộ phận bếp: Chịu trách nhiệm chế biến các món ăn theo thực đơn do kháchyêu cầu hoặc theo thực đơn của nhà hàng, thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh antoàn thực phẩm

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức này rất chặt chẽ đảm bảo chuyên môn hóa đượccác bộ phận trung gian, cho phép sử dụng đúng quyền hạn của các bộ phận lãnhđạo tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các bộ phận trong mọi hoạt động

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của khách sạn Jasmine Huế

Khách sạn gồm 03 bộ phận là: Bộ phận Văn phòng, Bộ phận Khách sạn

và Bộ phận Nhà hàng Trong đó Bộ phận Văn phòng gồm: phòng Kế toán,phòng Kinh doạnh và 7 tổ trực thuộc: Tổ lễ tân, Tổ buồng, Tổ bảo vệ, Tổ kỹthuật, Tổ kho, Tổ bàn, Tổ bếp

Trang 32

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn Jasmine Huế

(Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn Jasmine Huế, 2017)

2.1.4 Tình hình doanh thu của khách sạn Jasmine Huế giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 2.1 Doanh thu của Khách sạn giai đoạn 2013 – 2015

ĐVT: Triệu đồng

Năm

So sánh 2015/2014 2016/2015

Tổlễtân

Tổbuồng

Tổbảo vệ

Tổ

kỹ thuật

Tổkho

Tổbàn

Tổbếp

Trang 33

Dựa vào bảng 2.1 Giai đoạn 2014 – 2016 có doanh thu năm sau luôn cao hơnnăm trước Giai đoạn 2014 – 2015 doanh thu tăng 746 triệu đồng tương ứng tăng17,29%, giai đoạn 2015 – 2016 doanh thu tăng 1.037 triệu đồng tương ứng tăng20,49% Trong bối cảnh du lịch Thừa Thiên Huế không ngừng phát triển mạnh vàthu hút càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, khách sạn Jasmine Huế cũng đãthực hiện tốt các kế hoạch đặt ra, ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, giá cả,ngày càng có uy tín với đối tác nên doanh thu ngày càng tăng trong những năm qua.Xem xét doanh thu theo từng quý ta thấy: Năm 2015 so với năm 2014 códoanh thu tăng dần từ cao đến thấp lần lượt là: quý II, quý I, quý IV và quý III Quý

II doanh thu tăng khá cao 365 triệu đồng tương ứng tăng 24,24%, quý I tăng 170triệu đồng tương ứng tăng 19,61%, quý IV doanh thu tăng 119 triệu đồng tương ứngtăng 19,83% và quý III tăng ít nhất với 92 triệu đồng tương ứng tăng 6,86% Kếtquả này cho thấy, năm 2015 khách sạn đã có những biện pháp cải thiện tình hìnhdoanh thu vào các quý thấp điểm như quý I và quý IV Năm 2016 so với năm 2015doanh thu có tăng dần từ cao đến thấp lần lượt là: quý II, quý I, quý IV, quý III.Quý II doanh thu tăng cao nhất 526 triệu đồng tương ứng tăng 28,11% và thấp nhấtquý III với doanh thu là 120 triệu đồng tương ứng tăng 8,37%

Trong cả 3 năm 2014, 2015 và 2016 ta thấy doanh thu quý II và quý III luôncao nhất trong năm, tiếp đến là quý I và doanh thu đạt thấp nhất là vào quý IV, điềunày tương xứng với số lượt khách đến khách sạn theo quý

Như vậy, quý II và quý III chính là thời gian cao điểm mà khách sạn thu hútnhiều khách nhất và đạt doanh thu lớn nhất Do đó, cần tập trung nguồn lực và đưa

ra những giải pháp hữu hiệu để phục vụ khách hàng tốt nhất vào thời gian này Quý

I và quý IV là thời gian thấp điểm, nên số lượt khách và doanh thu thấp hơn so vớihai quý còn lại Khách sạn cần đưa ra giải pháp trong mùa thấp điểm

2.2 Tình hình văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Jasmine

2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp của khách sạn Jasmine Huế

Trong phần này đề tài sẽ tập trung đi sâu vào phân tích các biểu hiệncủa văn hóa bao gồm: giá trị hữu hình và giá trị vô hình

Trang 34

2.2.1.1 Các giá trị hữu hình

● Biểu tượng, logo, slogan:

Câu slogan của khách sạn: Với phương châm “Thân thiện – Lịch sự – Chuyên nghiệp”, khách sạn Jasmine Huế cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để nâng

cao chất lượng dịch vụ, giữ vững niềm tin, để xứng đáng là sự lựa chọn lýtưởng cho quý khách hàng – đối tác trong hành trình tham quan, nghỉ dưỡngtại miền Trung, Việt Nam

Hình 2.2 Logo của khách sạn Jasmine Huế.

Logo của khách sạn được cách điệu từ bông hoa nhài cùng với từ

“Jasmine” tên của khách sạn cũng có nghĩa tiếng việt là hoa nhài và ba ngôisao là xếp hạng của khách sạn đạt chuẩn 3 sao

● Nội quy, quy tắc, đồng phục

Giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân được quy định rõ trong quychế hoạt động của khách sạn Theo đó, các cán bộ phòng ban triển khai vànghiêm chỉnh chấp hành quy định giờ giấc giờ giấc làm việc được khách sạnban hành như sau:

Bảng 2.2.1 Quy định về giờ làm việc của cán bộ, công nhân viên tại khách sạn.

Trang 35

Với ca làm việc D7 là dành cho các trưởng bộ phận và nhân viên khốivăn phòng, họ tới làm việc trước ca làm việc chính của khách sạn là M8 30phút để dành thời gian sắp xếp kiểm tra số lượng phòng và phân chia côngviệc cho mọi người.

Tình hình chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công nhân viênkhách sạn phản ánh ý thức của người lao động Việc nhân viên không chấphành đúng giờ giấc làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanhcủa khách sạn Trên thực tế, tình hình này đôi lúc còn phụ thuộc vào nhiềunguyên nhân khác nhau như: khoảng cách từ nhà đến khách sạn, phương tiện

đi lại của nhân viên, công việc đột xuất, thói quen của từng người, tình trạnggiao thông và quan trọng nhất vẫn là ý thức của nhân viên Để hạn chế tìnhtrạng đi làm không đúng giờ giấc này phía lãnh đạo đã đưa ra các quy định

xử phạt về đi trễ như: trễ 5 – 10 phút có thể chấp nhận được, những nếu kéodài sẽ bị trừ lương, trễ 30 phút vẫn phải đi làm nhưng không được tính lươngngày đó

Nhìn chung, tình hình chấp hành giờ giấc làm việc của nhân viên trongkhách sạn là rất tốt Hầu như không có một nhân viên nào đi trễ hơn giờ quyđịnh Đó cũng phản ảnh ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của cán bộcông nhân viên trong khách sạn nhưng cũng là nhờ sự nỗ lực rất lớn từ phíalãnh đạo công ty đã đưa ra thời gian làm việc hợp lý

Đồng phục: Đồng phục là một phần nối quan trọng tạo ra nét riêng biệt

về văn hóa của khách sạn Khách sạn rất chú trọng đến việc tạo đồng phụccho cán bộ công nhân viên, hiện khách sạn đang cho may mới đồng phục chonhân viên Đồng phục của khách sạn được áp dụng chung cho cả nam và nữ

và theo từng bộ phận khác nhau Bộ phận lễ tân, nhà hàng áo sơ mi trắng càchân váy, bộ phận buồng phong áo thun vàng có in logo của khách sạn vàquần tây đen Trang phục của khách sạn tạo ra được sự thoải mái và tự tincho nhân viên và đó cũng là cách quảng bá hiệu quả về hình ảnh của kháchsạn Ngoài ra, việc đeo thẻ nhân viên trong công ty được thực hiện rất

Trang 36

nghiêm túc Thẻ đều ghi rõ họ tên của cán bộ nhân viên và bộ phận làm việc.Tất cả tạo nên một nét văn hóa rất riêng của khách sạn.

Kiến trúc của khách sạn: khách sạn có kiến trúc cổ điển đạt tiêu chuẩn 3sao với phong cách thanh lịch và lãng mạn kết hợp với không gian hiện đại vàsang trọng

● Nghi thức: các nghi thức, nghi lễ của khách sạn là những hoạt độngthường kì mang màu sắc riêng của khách sạn Khách sạn đã tạo ra nét vănhóa đặc trưng thông qua các nghi lễ như:

− Giới thiệu thành viên mới

− Giới thiệu quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo,quản lý mới

− Các cuộc họp giao ban thường kỳ

− Các dịp lễ kỷ niệm, tổng kết năm

Như vậy nghi lễ đã tạo nên một nét văn hóa riêng và hết sức độc đáocủa khách sạn, nó cũng nói lên khả năng lãnh đạo tốt và chú trọng quan tâmrất lớn của khách sạn đối với cán bộ nhân viên

● Các hành vi giao tiếp: Trong giao tiếp và ứng xử, khách sạn quy địnhcán bộ, công nhân viên phải có thái độ lịch sự, tôn trọng Ngôn ngữ giao tiếpphải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt Hầu hết cácnhân viên trong khách sạn đều thực hiện tốt nội quy này nên quá trình giaotiếp giữa các cán bộ, công nhân viên luôn diễn ra rất thoải mái, không vănchương hình thức nhưng cũng không quá suồng sã Mọi người trong từng bộphận như một gia đình, luôn vui vẻ với nhau

● Giai thoại: hiện tại khách sạn Jasmine chưa có giai thoại riêng chomình

Trang 37

− Mở thêm các dịch vụ: gym, spa, massage.

− Tăng cường quảng bá hình ảnh của khách sạn trên các trang OTA(Booking.com, Traveloca, Agoda,…)

Khách sạn luôn nỗ lực trong việc tạo dựng niềm tin đối với kháchhàng thông qua các sản phẩm dịch vụ của mình để giữ vững niềm tin xứng

đáng với sự lựa chọn và tin tưởng của khách hàng Khách sạn xác định rõ: “

Sự hài lòng của quý khách hàng chính là thước đo thành công của chúng tôi” đây cũng chính là giá trị cốt lõi mà khách sạn cam kết tiến tới, phục vụ

khách hàng một cách tốt nhất làm cho họ thực sự hài lòng về những gì màkhách sạn đã mang lại cho họ trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn Nângcao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên để họ yên tâm phục vụkhách hàng

Sản phẩm: sản phẩm cũng là một trong những yếu tố cấu thành vănhóa Tạo ra nét đặc trưng cho sản phẩm là một điều có ý nghĩa sống còn đốivới khách sạn nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nói chung Sảnphẩm của khách sạn ở đây là các dịch vụ mà khách sạn cung cấp như: nhàhàng, lưu trú, phòng hội nghị, bể bơi…mang phong cách thanh lịch hứa hẹngóp phần giúp cho sự trải nghiệm của quý khách hàng tại khách sạn đượchoàn thiện và trọn vẹn hơn, đây chính là điểm riêng trong dịch vụ mà khinhắc tới người ta sẽ nghĩ ngay tơi khách sạn Jasmine

Trang 38

2.2.2 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp của cán bộ nhân viên trong khách sạn Jasmine Huế đối với các cấp độ văn hóa

2.2.2.1 Khảo sát phần mức độ nhận thức của cán bộ, nhân viên đối với giá trị hữu hình

Bảng 2.2.2 Mức độ nhận thức của cán bộ, nhân viên về cấp độ hữu hình

của văn hóa

(%) Gam màu chủ đạo

liên hoan nổi bật

Tổ chức các bữa tiệc ăn uống 34 75.6

Các cuộc thi trao giải thưởng 4 8.9

Các phong trào văn

hóa, đoàn thể văn

nghệ, thể thao do

khách sạn tổ chức

Rất sôi nổi và hữu ích vì chúnggiúp mọi người thoải mái, gầngũi và hiểu nhau hơn

Không cần thiết phải tổ chức cho

đỡ tốn kém về thời gian và tiền bạc 1 2.2

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, 2017)

Dựa vào bảng 2.2.2 ta thấy được gam màu chủ đạo của khách sạn là màutrắng với 41 người lựa chọn chiếm tỉ lệ 91.% còn mầu nâu không có ngườ nàolựa chọn Kiểu đồng phục mà khách sạn được thiết kế theo kiểu hiện đại với

38 sự lựa chọn chiếm tỉ lệ 84.8%, kiểu mùa vụ được ít người lựa chọn nhất có

3 người lựa chọn chiếm tỉ lệ 6.7% Các dịp lễ, kỉ niệm hình thức liên hoan nổibật của khách sạn là tổ chức các bữa tiệc ăn uống với tỉ lệ người lựa chọn là

Trang 39

75.6% và các hoạt động văn nghệ được lựa chọn ít nhất với tỉ lệ 4.4% Cácphong trào văn hóa, đoàn thể văn nghệ, thể thao được khách sạn tổ chức: Rấtsôi nổi và hữu ích vì chúng giúp mọi người thấy thoải mái, gần gũi và hiểunhau hơn 40 người lựa chọn chiếm tỉ lệ 88.9% và có một người cho rằngkhông có gì đặc sắc và không cần thiết phải tổ chức (Phụ lục 2).

Bảng 2.2.3 Đặc trưng của khách sạn và biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp

(%)

Biểu hiện của

văn hóa doanh

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, 2017)

Dựa vào bảng 2.2.3 ta thấy phần lớn nhân viên khách sạn đều chorằng tất cả các ý kiến được nêu đều là biểu hiện văn hóa của khách sạnJasmine chiếm 56.5% tuy nhiên có 4 người cho rằng biểu hiện văn hóa ởkhách sạn là khác chiếm 6.4% Đặc trưng có ở khách sạn đa số mọi ngườiđều cho là làm đúng giờ, mặc đồng phục và đeo thẻ với số người lựa chọnlần lượt là 41 và 37 Bên cạnh đó có 1 người cho rằng đặc trưng của kháchsạn là ý kiến khác

2.3 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

2.3.1 Giới tính

Trang 40

Theo hình 2.3.1 ở dưới tổng số lượng của mẫu điều tra là 45 trong đó nam là

13 người chiếm tỷ lệ 29%, nữ là 32 người chiếm tỷ lệ 71% Số lượng nam và nữ củakhách sạn có sự chênh lệch khá lớn

Nam; 28.89%

Nu; 71.11%

Giới tính

Hình 2.3.1 Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu

( Nguồn: xử lý số liệu điều tra, 2017)

Hình 2.3.2 Cơ cấu chức vụ của cán bộ nhân viên

(Nguồn: xử lý số liệu điều tra, 2017)

Kết quả thống kê từ hình 2.3.2 cho thấy số lượng nhân viên chiếm tỉ lệ cao74%, còn lại là cán bộ quản lý và giám sát mỗi chức vụ chiếm 13%

2.3.3 Trình độ

Theo hình 2.3.3 bên dưới thì trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu tương đốicao, số lượng nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng chiểm tỷ lệ khá cao lần lượtlượt là 33% và 47%, số lượng nhân viên học nghề, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 7%

Ngày đăng: 05/07/2017, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w