1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chế độ pháp lý các vùng biển các quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo Công ước Luật biển 1982. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

23 320 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 37,62 KB

Nội dung

- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giảiquyết và xử lý đối với một

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

A MỞ BÀI 2

B NỘI DUNG 3

1 Một số khái niệm 3

2 Vùng tiếp giáp lãnh hải 4

3 Vùng đặc quyền kinh tế 5

4 Thềm lục địa 12

5 Liên hệ thực tiễn Việt Nam 15

C KẾT LUẬN 21

D Danh mục tài liệu tham khảo 22

Trang 2

A.MỞ BÀI

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 được coi là hiến pháp củabiển Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia Công ướcquy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếpgiáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Chiều rộng của các vùngbiển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển.Công ước cũng quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển

Công ước Luật biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết cáctranh chấp biển, trong đó có phân định vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữacác nước xung quanh Biển Đông

Chính vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn các quy định của Công ước Luật biển 1982cũng như việc áp dụng Công ước này của Việt Nam, em xin chọn đề tài số 8: “Anh/chị hãy phân tích chế độ pháp lý các vùng biển các quốc gia có quyền chủ quyền vàquyền tài phán theo Công ước Luật biển 1982 Liên hệ thực tiễn Việt Nam.”

Trang 3

B NỘI DUNG

1 Một số khái niệm

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 thì có thể hiểu:

- Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ

của mình Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia đượcthực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó

- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở

chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khaithác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế,bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió

- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa

ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giảiquyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị vàcông trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết

bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biểntrong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó

Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán

là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiệnquyền chủ quyền được tốt hơn

Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trênvùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn,tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụngtrên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trongvùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác)

Trang 4

Theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển cóquyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia đối với: Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùngđặc quyền kinh tế; Thềm lục địa.

2 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Điều 33 Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 có quy định

“1 Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốcgia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:

a) Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa,

y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trênlãnh thổ hay trong lãnh hải của mình

2 Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng đểtính chiều rộng của lãnh hải.”

Theo quy định trên thì các quốc gia ven biển có quyền có một vùng tiếp giáplãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải được hiểu là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếpliền với lãnh hải Vùng biển này hợp với lãnh hải và có chiều rộng tối đa là 24 hải

lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Như vậy, việc xác địnhchiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác địnhđường cơ sở và chiều rộng lãnh hải

Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải:

Vì vùng này đã nằm ngoài vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển,nên quốc gia ven biển chỉ được thực hiện thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnhvực nhất định đối với các tàu thuyền nước ngoài mà khoản 1 Điều 33 đã quy định.Các quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn ngừanhững phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư

Trang 5

trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm đối với các luật

và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình

Ngoài ra, điều 303 của Công ước còn mở rộng quyền của quốc gia ven biển đốivới các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ, theo đó, việc lấy các hiện vật từ đáybiển trong vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển, sẽđược coi là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó trên lãnh thổ hoặctrong lãnh hải của mình

Phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982,Điều 13 Luật Biển Việt Nam 2012 cũng đã quy định “Vùng tiếp giáp lãnh hải làvùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từranh giới ngoài của lãnh hải.”

Điều 14 quy định chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam:

“1 Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyềnkhác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải

2 Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa

và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy

ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.”

3 Vùng đặc quyền kinh tế

Điều 55 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định: “Vùng đặcquyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải,đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền và quyềntài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do cácquy định thích hợp của Công ước điều chỉnh

Điều 57 của Công ước đã quy định chiều rộng của vùng đặc quyền về kinh tếkhông được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộnglãnh hải

Trang 6

Về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế:

Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghinhận trong Công ước Đây là một vùng biển đặc thù, trong đó quốc gia ven biển cónhững quyền chủ quyền và quyền tài phán theo những quy định của Công ước.Theo quy định tại Điều 56 của Công ước thì trong vùng đặc quyền kinh tế, quốcgia ven biển có những quyền sau:

- Các quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tàinguyên sinh vật và không sinh vật, của vùng nước trên đáy biển, của đáy biển vàlòng đất dưới đáy biển, cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thácvùng này vì mục đích kinh tế từ nước, hải lưu và gió

- Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; Nghiên cứu khoahọc về biển; Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; và các quyền và nghĩa vụ khác doCông ước quy định

a Quyền đối với tài nguyên thiên nhiên

Các quốc gia ven biển có các quyền sau:

Đối với tài nguyên sinh vật:

- Quốc gia ven biển ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đốivới các tài nguyên sinh vật ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của mình (khoản 1Điều 61)

- Quốc gia ven biển dựa vào các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình

có, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc duytrì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng

do khai thác quá mức Quốc gia ven biển và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các

tổ chức phân khu vực, khu vực hay thế giới, hợp tác với nhau một cách thích hợp

để thực hiện mục đích này (khoản 2 Điều 61)

Trang 7

- Quốc gia ven biển xác định mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc khaithác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế mà khôngphương hại đến các quy định về bảo tồn các nguồn lợi sinh vật theo như quy địnhtại Điều 61 (khoản 1 Điều 62).

- Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tàinguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế Nếu khả năng khai thác đó thấphơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép cácquốc gia khác, qua điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức,điều kiện, các luật và quy định nói ở khoản 4 Điều 62, khai thác số dư của khốilượng cho phép đánh bắt (khoản 2 Điều 62)

- Các quốc gia ven biển và các quốc gia khác có quyền và nghĩa vụ trong việcphối hợp, bảo tồn các loài cá di cư xa, các loài định cư, các đàn cá vào sông sinhsản, các loài cá ra biển sinh sản và các loài có vú ở biển

Đối với các tài nguyên không sinh vật thì các quốc gia ven biển tự khai tháchoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho mình và đặt dưới quyền kiểm soát củamình

b Quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và côngtrình

Điều 60 Công ước có quy định về quyền này gồm có một số nội dung chínhsau:

- Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hànhxây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: Các đảo nhântạo; các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặccác mục đích kinh tế khác; các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việcthực hiện các quyền của quốc gia ven biển trong vùng

Trang 8

- Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, cácthiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa,

- Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, cácthiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong cáckhu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm

an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình đó

- Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính đếncác quy phạm quốc tế có thể áp dụng được Các khu vực an toàn này được xác địnhsao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng của các đảo nhân tạo,các thiết bị và các công trinh, và không thể mở rộng ra một khoảng cách quá 500mxung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, tính từ mỗi điểm củamép ngoài cùng của các đảo nhân tạo, thiết bị và các công trình dó, trừ ngoại lệ docác vi phạm của quốc tế đã được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế

có thẩm quyền kiến nghị Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúngthủ tục

- Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo cáctiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực củacác đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an toàn

Trang 9

- Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình, khôngđược thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công trình đó khiviệc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừanhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

- Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế củacác đảo Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động

gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềmlục địa

c Quyền trong việc nghiên cứu khoa học biển

Điều 246 Công ước Luật biển 1982 đã quy định về việc nghiên cứu khoa họcbiển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa tương đối cụ thể bởi lẽ việcnghiên cứu khoa học biển là nhu cầu chính đáng của các quốc gia nhằm mở rộng hiểubiết về quá trình phát triển và biến đổi của biển và môi trường biển

- Các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tácnghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa củamình theo đúng các quy định tương ứng của Công uớc

- Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềmlục địa đuợc tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển nhằm vào những mụcđích hoàn toàn hòa bình và để tăng thêm kiến thức khoa học về môi truờng biển, vì lợiích của toàn thể loài nguời Vì mục đích này, các quốc gia ven biển thông qua các quytắc và thủ tục bảo đảm sẽ cho phép trong những thời hạn hợp lý và sẽ không khuớc từmột cách phi lý

- Quốc gia ven biển có thể tùy ý mình không cho phép thực hiện một dự án nghiêncứu khoa học biển do một quốc gia khác hay một tổ chức quốc tế có thẩm quyền đềnghị tiến hành ở vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình trong cáctruờng hợp sau:

Trang 10

+ Nếu dự án có ảnh huởng trực tiếp đến việc thăm dò và Khai thác các tài nguyênthiên nhiên, sinh vật và không sinh vật;

+ Nếu dự án có dự kiến công việc khoan trong thềm lục địa, sử dụng chất nổ hayđưa chất độc hại vào trong môi truờng biển;

+ Nếu dự án dự kiến việc xây dựng, khai thác hay sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị

và công trình đã nêu ở các Điều 60 và Điều 80 của Công ước;

+ Nếu những thông tin đuợc thông báo về tình chất và mục tiêu của dự án khôngđúng theo quy định tại Điều 248 Công ước, hoặc nếu quốc gia hay tổ chức quốc tế cóthẩm quyền, tác giả của dự án không làm tròn những nghĩa vụ đã cam kết với quốc giaven biển hữu quan trong một dự án nghiên cứu truớc đây

d Quyền tài phán về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển

Điều 193 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Các quốc gia có quyền thuộcchủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môitrường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển củamình.”

Như vậy, các quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Đểthực hiện trách nhiệm này, Công ước đã có một số quy định như: Các quốc gia cóquyền thi hành mọi biện pháp có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ônhiễm bắt nguồn từ đất, ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyềntài phán quốc gia gây ra, ô nhiễm do sự nhận chìm, ô nhiễm do tàu thuyền gây ra (Điều

207, 208, 210, 211)

e Quyền của các quốc gia khác

Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác (dù có biển hay không cóbiển) đều được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp

và ống dẫn ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích kháchợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù

Trang 11

hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai tháccác tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm (khoản 1 điều 58).

Ngoài ra, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia ven biển, các quốc gia khác còn cóquyền khai thác số dư tài nguyên thiên nhiên

Công ước 1982 cũng quy định các quốc gia khác có quyền thực hiện các quyền

tự do biển cả trên thềm lục địa của quốc gia ven biển với điều kiện tôn trọng cácquyền của quốc gia đó Đối với vùng nước phía trên hay vùng trời trên vùng nướccủa thềm lục địa thì Điều 78 Công ước Luật biển 1982 quy định:

“1 Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đếnchế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên vùng nước này

2 Quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa khôngđược gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các tự do khác của các quốc giakhác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực hiện cácquyền này một cách không thể biện bạch được”

Phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982,Luật Biển Việt Nam 2012 quy định cụ thể:

“Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoàilãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lýtính từ đường cơ sở.”

Luật Biển Việt Nam quy định chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam như sau:

“1 Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyênthuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạtđộng khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

Ngày đăng: 04/07/2017, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w