Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUONG DAI HOC SU PHAM
DO THI DUNG
XAY DUNG HE THONG BAI TAP NHAM HINH THANH
NANG LUC TAO LAP VAN BAN THUYET MINH CHO HỌC SINH LỚP 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUONG DAI HOC SU PHAM
DO THI DUNG
XAY DUNG HE THONG BAI TAP NHAM HINH THANH
NANG LUC TAO LAP VAN BAN THUYET MINH CHO HOC SINH LOP 8
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ THU THỦY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thu Thủy Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố đưới bất kỳ
hình thức nào
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm vê nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Dung
XAC NHAN CUA _ XÁC NHẬN CỦA _
KHOA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đặc biệt, với tất cả tắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn TS Nguyễn Thị Thu Thủy - người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn nay
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn
Đỗ Thị Dung
Trang 5MỤC LỤC
iUfv 00 001 ố.ố 4 i
iu il
MMỤC ÌỤC ;¿z2ssiccgists0tiáï8181833130314314110Ä1083ã14391tQYdG11314G1306014013GQX4G G01134S371111088E 11 NIỢ TY non ggnngogonngtgng08 0050101 600002101600006538007380873008000055000.881GE.030.9501GI4090016H 1
1 Ly do chon d€ tai e cceccccccsesssessssecssesssessssesssesssesssseessesssssssesseeesseessesesnesssesesesees 1
2 Lich sir van G6 eeeeeeccccsssssssssssssssseeseseeseceeesssssssssnsnmueessseseeeeeeeessssssnnsnmnneecess 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứ -. 2- 2 ©s+2++x++E£+EE+EE+rxz+rxerresrsee 7
“00 i6iii (i0: 1 7
Đ› Nhiệm-vụ nghiÊn GỮU ;ssxsesicnssssni00558306140201000031155003885Đ1401S5SESSNSESEAXRSSY409EM95XE 7
6 Phương pháp nghiên CỨU 5 5 5+ 3+ + E + E*EESEESEEESkEEkkSkkrrkerkkrkkrrkrrkee 7
7 Cấu trúc của luận văn -:-5++2t+E+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEESEESEEEEEEEEEEEErrkerkerrrrrree 8 NỘI DŨNG::‹::::ccccczennnesivindiinddiito pHt111085610110181000101151503361811018008908000838 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 9 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Văn thuyết minh và năng lực tạo lập văn bản thuyết minh 9 1.1.1.1 Văn thuyết minh . 2 s2+£+E+++EEE22EEE2EEEEEEEEEEECEEEEEELrrrkrrrrrres 9 1.1.1.2 Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh ¿- 2 5z s++zzzcxzzzz 11 1.1.2 Bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản - - c+c<+<+x<x+ 19
1121; Bal TẬP tu ssasnssntititisxst4g00XE0160 0014545300318 11531015TSS4001110G031018Đ12488 19
1.1.2.2 Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản 22
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh I0 23
1,3 Dư sử thựb(HỂNgngrennaenndddtingotratidDigE2101003550000159060098.2003038300003683G090083805 24 1.2.1 Nội dung dạy học văn bản thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 24 1.2.2 Thực trạng dạy học văn thuyết minh ở lớp 8 -z- 2 BẢO
1.2.2.1 Khảo sát hoạt động nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản
Trang 61.2.2.2 Khảo sát năng lực tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh lớp 8 3 Í Chương 2: HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN
THUYÉT MINH CHO HỌC SINH LOP 8 THONG QUA HE THONG
7) 0V 4 36
2.1 Bài tập và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập -c -c+ 36 2.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của bài tập -©cc+cccccecrkrreerrrrrrres 36 2.1.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập -. ¿©2-©sz+csscrrrxcrrs 36 2.1.2.1 Hệ thống bài tập phải phù hợp với mục tiêu của môn học 36 2.1.2.2 Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng và tính
2.1.2.4 Hệ thống bài tập phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
CAO CUA HOC SIM 00277578 41 2.2 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh 2-2 ©+2+EE++EEE+2EESEE122E122211271127112711271111171122111 2112 Le 4I 2.2.1 Bài tập hình thành năng lực tìm hiểu đề -.2- ¿z2 z5: 4I
2.2.1:1; Bài tập nhận dIỆN::ssesxssrssssssossbiissiSH.13D00155SĐ005S8510535IGSIXEEDESSSVSLSSES/.4S2 8365 41
2.2.1.2 Bal tap ta0 44
,ÿ/h N: ác nà 0u n 45
2.2.2 Bài tập hình thành năng lực tìm ý .-. - 655 +csxkskeeerseerrske 46 2.2.2.1 Bài tập nhận diỆn - + + tt SE ng nưêt 46
Trang 72.2.4.1 Bài tập hình thành năng lực viết mở bài -2¿5z5c5s+2 60 2.2.4.2 Bài tập hình thành năng lực viết thân bài -¿ z- 52 62 2.2.4.3 Bài tập hình thành năng lực viết kết bài -¿- 2z: 69 2.3 Vận dụng hệ thống bài tập vào việc hình thành năng lực tạo lập văn
bản thuyết minh cho hoc sinh lớp 8 2-22 52 £2+E£2EE££E£+£E£zEEzzzzrxzzrs 72 2.3.1 Vận dụng trong giờ lý thuyẾt 2-22 ++cEk+EEcEEEeEEEeEkrrkrrrrrrrrres 72 2:3.2: Vận dụng trong piờ thực hằnhh.:-s:‹¿::-¿szx:s2xx6245125552565334530425538131563564565381556 78
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55555 ccccscsrsxsree 81
3.1 Muc dich va yéu cầu thực HEHIỆH ac ccesssvesceenenseesaveaxenovaseyseecenavevavecusasteorvers 81 3.1.1 Mục đích thực nghiỆm - - + 5 2S 11 St x1 ng ng ng rry 81
3.1.2 Yêu cầu thực nghiGm .c.cccscscesssessssesssesssessssesssesssessssecssecssesssseesseesseeesee 82
3.2 Đối tượng và đĩa bàn thực nghÏỆTHssssscscssnsisssnnttiginiie1010ã11032556 82 3.2.1 Đối tượng thực nghiệm - ¿2£ ©z+2E++2EEE+EEEt2EEeSEEEtrrrrrrkerrvee 82 3.2.2 Dia ban thurc nghiém cecccecescescesceseseeeeeeeseeseeseeeeseeeeeeeeeesesaeeeeeeeseeaeees 82 3:2.3 Lhời gian 'Thực;nphÏỆI:¿¿::ss:seczzxz:r6si1500558564113135106153113316393861G1813933301E158884 83
3.3 Nội dung và cách thức thực nghiệm - 6 5< + *+£seeekreeseree 83 3:3.1„ Nội! dung thực THIỆN sxsxxcszzsxzzz:s13502556650160133053000053853555991439336150858804583E0© 83 E900) vỗ) 201) 1 83
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm - 2 2¿+++++2+++£x++z+xrzrxezrxee 99 3.4.1 Đánh giá kết quả thực hiện giáo án thực nghiệm -. 99 3.4.2 Kết quả đo nghiệm 2-2-2 2+EE£+EESEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerrkrrrerree 100 3.5 Kết luận chung về thực BH: sccnng55050001216161653855959539915550135135143888550E 101
$5 009/ 900058 5œ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 222©22292EE22EEZt2EEEeSEEEevEEEzrrrkrrrrree 106
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Người xưa từng nói “?7?ên học lễ, hậu học văn”, dạy học văn luôn
chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học Cũng như dạy Ngữ văn nói chung,
dạy tập làm văn còn rất nhiều tồn tại cần được các giáo viên khắc phục Tập làm văn là phân môn được học ở tất cả các cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông Phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng giúp hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Ở cấp Trung học cơ sở Tập làm văn là phân môn chiếm nhiều số tiết: miêu tả, biểu cảm cho đến tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ Trong những kiểu văn bản ấy thì kiểu văn bản thuyết minh được dạy và học ở lớp 8 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình
Tập làm văn là môn thực hành tổng hợp Dạy Tập làm văn không chỉ dạy
cho học sinh nắm được kiến thức lí thuyết mà chủ yếu là hình thành và rèn
luyện những năng lực như: Năng lực tiếp nhận văn bản; năng lực giao tiếp, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề; năng
lực thâm mĩ; năng lực tạo lập văn bản Trong đó năng lực tạo lập văn bản,
đặc biệt là năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 là một nội dung quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có hiểu biết về kiến thức sâu sắc và có phương pháp giảng dạy phù hợp theo tỉnh thần đổi mới
Thông qua việc học kiểu văn bản thuyết minh, học sinh sẽ nâng cao khả năng tư duy, quan sát, điều tra, nghiên cứu, tích lũy tri thức Đồng thời học sinh
cũng nắm được các tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng dé trau dồi thêm
Trang 9Thuyết minh là một hoạt động quan trọng trong đời sống của con người Tìm hiểu về văn thuyết minh, khảo sát thực trạng của phương pháp dạy học kiểu văn bản thuyết minh là một dịp để hiểu hơn về kiểu văn ban này và vai trò của nó đối với đời sống
Từ tầm quan trọng của văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn
8, chúng ta thấy việc hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh 1a diéu can thiét trong day hoc lam van cho học sinh Thông qua đó chuẩn bị điều kiện
để học sinh học tốt văn bản này
1.2 Dạy học Tập làm văn là dạy kiến thức lí thuyết của từng kiểu văn bản, cách xây dựng, tạo lập các kiểu văn bản, trong đó có dạy học kiểu văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 Vì là phân môn mang tính chất thực hành, lí thuyết Tập làm văn là lí thuyết về kỹ năng, lí thuyết của những cách thức, phương pháp cho nên giáo viên ở trường phô thông phần lớn là ngại dạy, học sinh ngại học, hay i nại thoái thác Có một số ít các em bắt tay vào luyện tập viết theo yêu cầu của giáo viên nhưng chỉ là đối phó và không có hiều biết thấu đáo về nội dung kiến thức của kiểu văn thuyết minh Vì thế các em không viết đúng, viết hay, do vậy mà hiệu quả giờ học cũng chưa cao
Đề dạy và học Tập làm văn hiệu quả đòi hỏi yêu cầu rất lớn đối với người dạy Trong khi đó giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8 còn lúng túng trong
việc hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản Làm sao đề một giờ học vừa đảm bảo
định hướng tích hợp, vừa không khô khan, cứng nhắc mà vẫn cung cấp những kiến thức cơ bản, hình thành năng lực và rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh Đó là vấn đề tương đối khó đặt ra cho phía người dạy Về phía học sinh chất lượng làm bài về kiểu văn thuyết minh còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở các kỹ năng: phân tích đề, chọn ý, lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh, liên kết đoạn văn thuyết minh thành một bài văn hoàn chỉnh
Trang 10lập văn bản, phù hợp với điều kiện giảng day trong nha trường Trung học cơ sở hiện nay
Đưa ra hệ thống bài tập thích hợp, chúng ta vừa giúp cho giáo viên có thêm tài liệu, điều kiện giảng dạy vừa giúp cho học sinh có khả năng, phương
tiện và điều kiện vận dụng lý thuyết đề hình thành những kĩ năng cần có trong
việc tạo lập văn bản nói chung và tạo lập văn bản thuyết minh nói riêng Do đó chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bán thuyết mình cho học sinh lóp 8” làm vẫn đề nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu về văn thuyết minh và dạy học văn thuyết minh Nghiên cứu về văn thuyết minh đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu đề cập đến Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá, đề xuất một số nội dung cơ bản về văn thuyết minh và dạy học văn thuyết minh ở trường phô thông
Đầu tiên phải kể đến sách giáo khoa Ngữ văn 8, sách giáo viên Ngữ văn 8 (2004) Đây là hai cuốn sách mang tính chất công cụ của người giáo viên Văn bản thuyết minh được đưa vào phô thông bắt đầu từ lớp 8 và cũng là tài liệu đầu tiên sách giáo viên tiếp cận, hướng dẫn học kiểu văn bản này
Các nhà biên soạn đã đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 các bài như: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết mình, phương pháp thuyết mình, để văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, viết đoạn văn trong văn bản thuyết
mình làm tiền đề cho việc dạy và học kiểu văn bản này
Các nhà biên soạn sách giáo viên định hướng cách dạy học những bài Tập làm văn thuyết minh cụ thể trong chương trình là chủ yếu, phương pháp dạy
văn thuyết minh xem ra vẫn còn mờ nhạt và sơ lược Việc phân biệt văn bản
thuyết minh với một số dạng văn bản có trong chương trình như văn bản tự sự,
miêu tả, nghị luận nằm ở mức độ sơ lược, người biên soạn chưa đưa ra được
Trang 11giáo viên cũng chỉ dừng lại ở những nét cơ bản nhất chứ không đi vào cụ thê Tuy nhiên, công bằng mà xét, dù ở mức độ sơ giản, nhưng các nội dung về văn bản thuyết minh được đề cập trong sách giáo khoa và sách giáo viên 8 là những tư liệu hết sức quan trọng cho người dạy, người học và là một cơ sở cho chúng tôi thực hiện đề tài này
Tiếp đó, năm 2005, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản cuốn sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 9 Hai cuốn sách đề cập đến cách dạy đối với những bài học về văn thuyết minh trong chương trình Wgữ văn 9, chẳng hạn như: Sử
dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết mình, sử dụng yếu tô miêu
tả trong văn thuyết minh
Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên 10 lại tiếp tục đề cập đến văn bản thuyết minh như bài: Các hình thức kết cầu của văn bản thuyết minh, lập dàn ý bài văn thuyết minh, phương pháp thuyết mình, luyện tập viết đoạn van thuyét minh
Điểm lại có tính chat sơ lược những nội dung được đề cập trong sách giáo khoa, sách giáo viên của chương trình Ngữ văn 8, 9, 10 như vậy đề thấy một thực tế rằng do đặc thù có tính chất công cụ, những bộ sách này cũng chỉ nêu lên những định hướng dạy học Làm văn thuyết minh những bài văn cụ thể giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, có sự hiểu biết cơ bản về phương pháp thuyết minh, về văn bản thuyết minh, còn để rèn luyện cho học sinh cách tạo lập văn bản thuyết minh một cách có hệ thống thì các tài liệu này vẫn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu
Bên cạnh sách giáo khoa, sách giáo viên trong chương trình phổ thông còn có những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác viết về văn bản thuyết minh Phải kế đến đó là cuỗn “Làm văn” của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi Tài liệu này cũng đã đề cập đến lý thuyết về văn bản thuyết minh như khái niệm, đặc điểm và cách
Trang 12Theo nhóm tác giả “Văn thuyết minh là loại văn trình bày, giới thiệu, phổ
biến hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tuong, cung cấp trì thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội [47, 241] Cũng
theo nhóm tác văn bản thuyết minh có 5 đặc điểm: Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức khách quan về sự vật hiện tượng; các dạng bài thuyết minh rất đa dạng, phong phú; văn thuyết minh rất cần sự kiện và số liệu; ngôn ngữ và văn phong thuyết minh phải trong sáng, rõ ràng và đơn nghĩa, trọng thông tin, không rườm rà Ngoài việc đưa ra hướng dẫn chung cách làm văn bản thuyết minh theo 5 bước, nhóm tác giả còn đưa ra 6 phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa; phương pháp nêu ví dụ; viện dẫn ý kiến người khác; dùng số liệu để chứng minh; phân loại để thuyết minh; so sánh để thuyết minh Tuy nhiên ở công trình nghiên cứu này việc chưa có hệ thống bài tập đề hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh
Cũng bàn về vấn đề này nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Trí trong cuốn “Làm văn”, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội đã giới thiệu khái quát về văn bản thuyết minh, về hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản của kiểu bài thuyết minh Đồng thời trong công trình này các tác giả đã dành một số trang để giới thiệu những kiểu bài thuyết minh thường gặp trong cuộc sông Tuy nhiên ở công trình này cũng chưa đề cập đến việc dạy tạo lập văn bản thuyết minh
Trong cuốn “Làm văn” của Đình Cao, Lê A cũng đã đưa ra một hệ thống
khái niệm, đặc điểm của văn bản thường gặp Bên cạnh đó, nhóm tác giả này
còn nghiên cứu về cách thức tạo lập văn bản nói chung và văn bản thuyết minh nói riêng Nhưng ở công trình này cũng chưa đề cập đến việc xây dựng hệ thống bài tập hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh
Trang 132.2 Tình hình nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết mình cho học sinh lóp 8
Nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 phải kế đến trước tiên đó là hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn Tuy đã tương đối khái quát nhưng sách giáo khoa chỉ đưa ra các đoạn văn thuyết minh và yêu cầu học sinh
trả lời mà chưa đưa ra cách để viết đoạn văn thuyết minh Bên cạnh đó, bài tập
còn khá sơ lược, chưa thành một hệ thống đề từ đó có thể rèn cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản
Cùng với đó là sách bài tập Ngữ văn 8 cũng đã phần nào đưa ra được những bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh, tuy nhiên bài tập đó một nửa là trong sách giáo khoa, còn lại cũng không có bài tập nhận diện, sửa chữa
Trong cuốn “Hướng dẫn tập làm văn 8” tác giả Vũ Nho đã đưa ra cách làm một bài văn thuyết minh, ngoài tri thức và quy trình của bài văn thuyết minh tác giả cũng chỉ ra một số phương pháp thuyết minh có thể sử dụng khi làm kiểu văn bản này Tuy nhiên ở tài liệu này tác giả chỉ hướng dẫn một cách chung nhất cách xây dựng bài văn thuyết minh mà chưa đưa ra hệ thống bài tập
nhằm hình thành và rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho học sinh
Bên cạnh đó phải kê đến cuốn “Bồi dưỡng Ngữ văn 8” của Nguyễn Kim Dung, Đỗ Kim Hảo; cuốn “Kiến thức, kĩ năng cơ bản tập làm văn THCS” của Huỳnh Thị Thu Ba; Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10° của Hoàng Thị Dung
Các tài liệu, công trình nghiên cứu này dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đề cập đến nội dung của văn bản thuyết minh Tuy nhiên phần lớn các công trình chưa thật đi sâu và cụ thể vào vấn dé xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài này để góp
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nội dung, cách thức tổ chức nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8
Đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng năng lực tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh lớp 8 ở một số trường Trung học cơ sở Trên cơ sở
ấy, chúng tôi bước đầu đưa ra những biện pháp, cách thức và hệ thống bài tập
nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh Trung học
co so
4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài tập hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh nhằm nâng cao năng lực viết văn thuyết minh cho học sinh lớp 8, góp phần nâng cao chất lượng dạy học làm văn ở trường phô thông 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết mình cho học sinh lớp 8” có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
bài tập
- Đề xuất nội dung, phương pháp cách hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 Đồng thời đưa ra các dạng bài tập, từ đó chỉ ra cách thức vận dụng chúng vào việc dạy và học văn bản thuyết minh
- Tổ chức thực nghiệm đề kiểm tra tính khả thi của kết quả nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Ở đề tài này, chúng tôi tập hợp các tài liệu có liên quan đến chương trình
Trang 15những bài văn mẫu của các tác giả viết văn thuyết minh, những tài liệu lý thuyết văn bản
- Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm, tuyển chọn những bài tập, những bài văn
mẫu hoàn thiện cả về nội dung và hình thức thuộc kiểu văn bản thuyết minh
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê đề xử lý số liệu thu thập được trong quá trình điều
tra khảo sát và thực nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn để nắm bắt thực trạng dạy học văn bản thuyết minh ở nhà trường Trung học cơ sở Qua đó phục vụ cho nghiên cứu đề tài được sát thực hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
Trong quá trình khảo sát bài làm về kiểu văn bản thuyết minh cần phải
biết được: học sinh viết theo hình thức nào, năng lực tạo lập văn bản được các
em vận dụng ra sao, năng lực sử dụng ngôn ngữ như thế nào để có thể đưa ra phương pháp phù hợp giúp học sinh học tốt văn thuyết minh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu Thông qua thực nghiệm, chúng tôi có được những dự cảm ban đầu về tính đúng đắn, khả năng áp dụng vào thực tiễn cũng như tính thiết thực của vấn đề nghiên cứu Phương pháp này sẽ góp phần làm cho dé tài nghiên cứu có tính khách quan và khoa học
7 Cầu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết mình cho học sinh lớp 8 thông qua hệ thống bài tập
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 16NỘI DUNG Chương 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Văn thuyết mình và năng lực tạo lập văn bản thuyết mình 1.1.1.1 Văn thuyết mình
Thuyết minh là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống và nhiều ngành khoa học Ở đây “huyết” có nghĩa là “nói lí lẽ làm cho người ta nghe theo”, còn “minh” nghĩa là “sáng fở” (mình xét, mình chứng)
Theo “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các: “Thuyết mình nghĩa là nói
rõ, giải thích, giới thiệu, hay còn có nghĩa là hướng dẫn cách dàng” [14, 89] Vậy có thể hiểu thuyết minh là nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã được đưa ra
Thuyết minh là loại văn bản thông dụng trong cuộc sống hàng ngày Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến Chẳng hạn như mua một cái tỉ vi, máy giặt, tủ lạnh đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu được tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản Mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tĩnh Đến một danh lam thắng cảnh, ta bắt gặp các bảng
quảng cáo, giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh Ra ngoài phố ta bắt gặp bảng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Tất cả đều là văn bản thuyết minh
Trang 17dòng chữ: “Chủ tịch Hồ-Chí-Minh ” bằng đá hông màu mận chín Lăng được
xây theo kiểu kiến trúc hiện thực xã hội chủ nghĩa, lấy nguyên bản của Lang Lénin” [28, 122]
Đó cũng có thể là hướng dẫn cách làm các món ăn Chẳng hạn như “Món canh xúp tổng hợp”:
* Nguyên liệu: (I0 suất)
100 gam thịt lợn, 100 gam thịt bò, cà chua, cà rối, khoai tây, su hào, can
tây, tỏi tây, bột ngọt, dâu thực vật
* Cách làm:
- Thịt lợn, thịt bò rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ, tớp với một chút bột ngọt - Các loại rau sơ chế sạch Cà rốt, khoai tây, su hào thái hạt lựu Cà
chua cắt ngang bỏ hạt rồi cắt miễng nhỏ Cân tây, tỏi tây cắt khúc ngắn
- Cho chút dầu vào nổi đun nóng, cho cà chua vào chưng một lúc cho nổi
mau do, roi cho thịt vào xào Chú ý đảo nhanh déu tay dé thit không bị vón cục
Đảo một lúc thì đồ lượng nước vừa đủ vào nổi, cho cà rốt, su hào, khoai tây
vào đụn vừa lửa Nêm chút gia vị vừa ăn Khi thịt và các loại rau củ chín mém
(nhưng không được bở, nát), thì cho cẩn tây, tỏi tây vào đảo nhẹ tay, chờ canh chớm sôi trở lại thì tắt bếp, múc ra bát ăn nóng
* Chất lượng: Canh có vị ngọt mát của các loại rau, củ; day mui thom của thịt bò và các nguyên liệu khác [52 39]
Sách giáo khoa Wgữ văn 8 đã định nghĩa: “Thuyết mình là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp trì thức (kiến thức) về
đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên,
xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích” [LI, 117]
Theo cuốn “Làm văn” - Đỗ Ngọc Thống chủ biên: “Văn thuyét minh la loại văn trình bày, giới thiệu, phổ biến hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đổi tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tu nhiên và x hoi” [47, 241]
Trang 18Như vậy văn thuyết minh giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ
về bản chất của sự vật, hiện tượng
Thuyết minh nhằm làm cho người đọc hiểu đúng về đối tượng chứ không cốt giúp người đọc hình dung, có những xúc cảm chủ quan về đối tượng như miêu tả, biểu cảm Thuyết minh không xây dựng cốt truyện, diễn biến sự việc, như kế chuyện (tự sự) Thuyết minh trình bày nguyên lý, cách thức, quy luật của đối tượng chứ không dùng lập luận, suy luận, lý lẽ để giải quyết vấn dé bằng luận điểm, luận cứ như văn nghị luận
Tóm lại, trong văn bản thuyết minh có dùng giải thích nhưng là giải thích
bằng tri thức khoa học: cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức sử dụng và bảo
quản một cách khách quan còn giải thích trong văn nghị luận là dùng dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm trình bày cách hiểu, quan điểm đánh giá đối tượng của người viết
Đối tượng của văn thuyết minh là các hiện tượng xã hội như lịch sử, con người, chính trị, tôn giáo ; là các hiện tượng tự nhiên như: địa lý, động vật, thực vật, hiện tượng thời tiết ; là các vật dụng trong đời sống như: cách làm (nấu) một
món ăn, gieo trồng 5 la van hoc nghệ thuật Có thể nói, đối tượng của văn thuyết
minh vô cùng phong phú, mọi hiện tượng, sự vật trong đời sống đều có thê là đối tượng của thuyết minh, mọi ngành nghề đều cần đến thuyết minh
1.1.1.2 Năng lực tạo lập văn bản thuyết mình * Năng lực
Năng lực định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Ở góc độ tâm lý học, nhiều tác g1ả có quan niệm chung về năng lực như sau: “Năng /ực là tổ hợp các
thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu câu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả cao”
Theo cuốn “Từ điển Giáo duc học”, Bùi Hiền và các tác giả cho rằng: “Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một
nhiệm vụ Năng lực chỉ có hiệu quả khi nó được chứng mình, trong trường họp
Trang 19ngược lại nó chỉ là giả định hoặc không có thực Nó phát triển bởi kinh nghiệm
hoặc bởi việc học tập phù họp với tính riêng biệt của cá nhân Năng lực được
coi như khả năng của con người khi đối mặt với những vấn đề mới và những
tình huống mới, gợi tim lai được tin tức và những kĩ thuật đã được sử dụng
A
trong những thực nghiém trudc day” [23, 158] Như vậy, ở góc độ giáo duc hoc
năng lực được hiểu là một hệ thông các cấu trúc tỉnh thần bên trong và khả
năng huy động các kiến thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện thành công
các hoạt động trong một bối cảnh cụ thể
Theo “7 điển tiếng Việt”, Hoàng Phê có giải thích khái niệm năng lực theo hai ý: “J Khả năng hoặc điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn có để thực hiện một loạt hoạt động nào đó: năng lực tư duy, năng lực tài chính 2 Phẩm chất sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hình thành một loại
hoạt động nào đó với chất lượng cao: năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên
môn, năng lực sư phạm” [36]
Theo PGS TS Nguyễn Huy Tú “Năng lực phát triển trên nên khả năng và là bậc cao hơn Năng lực là những phẩm chất quá trình của hoạt động tâm lý tương đối ồn định và khái quát của nhân cách nhờ đó con người giải quyết được ở mức này hay mức khác một hay nhiều yêu cầu loại mới nhất định Năng
lực biểu lộ ở tính nhanh, tính dễ dàng, chất lượng tiếp nhận và thực hiện hoạt động, ở bề rộng của di chuyển, tính sáng tạo, tính độc đáo của hoạt động cũng
như của sản phẩm hoạt động giải quyết yêu câu mới”
Theo cuốn “Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông” năng lực được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tô tạo thành khả năng hành động để định nghĩa: “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân,
đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định ”
- Nhóm lấy dấu hiệu về các yếu tô tạo thành khả năng hoạt động để định nghĩa: “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái
Trang 20độ và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc
giải quyết hiệu quả vấn đê đặt ra của cuộc sống” [10, 12]
Cũng theo tài liệu tập huấn thì năng lực gồm hai loại chính đó là năng lực chung và năng lực chuyên biệt Vì vậy mà môn Ngữ văn cần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cơ bản sau:
Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học
Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tạo lập văn bản
* Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh
Chương trình môn Wgữ văn từ trước đến nay, từ cách hiểu chung về năng lực, có thể nói nang luc Ngi van 1a trinh d6 van dung kiến thức, kỹ năng cơ bản về Văn học và tiếng Việt để thực hành giao tiếp trong cuộc sống Năng lực Wgữ
văn gồm hai năng lực bộ phận là: năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản Trong phân môn Làm văn, rèn luyện cho học sinh năng lực tạo lập văn bản là nhiệm vụ chủ yếu Trong quá trình tạo lập văn bản, người tạo lập
cần xác định rõ mình sẽ đạt được mục đích nào Sau khi tạo lập xong cần đối chiếu với những mục đích đó đề đạt hiệu quả giao tiếp trong văn bản Muốn đạt hiệu quả giao tiếp, người viết phải lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp với đối tượng giao tiếp Trong khi tạo lập văn bản người viết, người nói phải trả lời được câu hỏi: Viết cho ai đọc? Nói cho ai nghe? Những câu trả lời là căn cứ để người viết, người nói lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và thậm chí điều chỉnh cả nội dung giao tiếp sao cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận Bên cạnh đó, khi tạo lập văn bản cần chú ý cả hoàn cảnh giao tiếp
Tóm lại, hoạt động tạo lập văn bản để giao tiếp bị chỉ phối bởi rất nhiều yếu tố, nhân tố giao tiếp khác nhau Các nhân tố đó không chỉ chỉ phối tới việc tạo lập văn bản ở người nói, người viết mà còn là căn cứ cho việc tiếp nhận văn bản ở người nghe, người đọc Đây chính là tiền đề quan trọng giúp giáo viên xây dựng những định hướng trong việc dạy Làm văn
Trang 21Năng lực tạo lập văn bản tức là khả năng nói lên, viết ra những gì mình suy nghĩ Đề nói và viết trước hết học sinh phải biết suy nghĩ đúng, sâu sắc và
biết dùng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo đề diễn đạt, trình bày lại những suy nghĩ đó một cách rành mạch, thuyết phục Để rèn luyện năng lực tạo lập văn
bản cần chú ý những kỹ năng cơ bản như kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề văn; kỹ năng tìm ý và lập dàn ý chỉ tiết cho bài viết; kỹ năng phát triển ý; kỹ năng trình bày
Đối với văn bản thuyết minh, để tạo lập văn bản cũng cần rèn luyện những kỹ năng trên thông qua các bước: Bước 1: Phân tích đề; bước 2: Tìm ý,
lập dàn ý; bước 3: Viết thành văn
* Bước 1: Phân tích đề
Trong thực tế, đề văn thuyết minh rất đa dạng, phong phú với nhiều cấu trúc diễn đạt khác nhau Tuy nhiên đặc điểm chung nhất và cũng là đặc điểm dùng đề phân biệt với các loại đề văn khác là đề văn thuyết minh thường được diễn đạt bằng một câu văn, thậm chí nhiều khi chỉ là một câu đặc biệt
Ví dụ: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
Phân tích đề là thao tác đầu tiên khi tiếp cận với một đề văn thuyết minh Phân tích đề rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng bố cục và
triển khai nội dung văn bản Vì vậy, trước khi làm một bài văn thuyết minh cần: - Cần doc ki dé biết đề bài có yêu cầu thuyết minh không? Nếu là bài văn thuyết minh thì thuyết minh về đối tượng nào?
- Phạm vi thuyết minh là gì? Những yêu cầu về nội dung bài nếu không
cụ thể thì cần dựa vào đề bài mà xác định cho hợp lí
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý
Đây là bước quan trọng cần phải có tri thức và có cái nhìn sâu sắc để xây dựng dàn ý một cách đúng và đầy đủ nhất Dàn ý là khung xương của bài văn Bài văn có tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào việc xây dựng dàn ý có đầy
Trang 22đủ hay không Việc tìm ý cho bài văn thuyết minh là tri thức về đối tượng được trình bày trong bài viết Tri thức được tích lũy nhờ quan sát, đọc tài liệu và hỏi han những người có kinh nghiệm, hiểu biết Những tri thức đó sẽ được huy động khi làm bài Hiểu càng phong phú thì nội dung bài viết càng có sức thuyết phục
Tìm ý cho bài văn thuyết minh cũng dùng cách đặt câu hỏi Những câu hỏi được đặt ra để định hướng tìm ý thường là: Đối tượng thuyết minh là gì? Đặc điểm nào tiêu biểu của đối tượng? Đối tượng có những đặc điểm phụ nào?
Nguồn gốc, cấu tạo của đối tượng có gì đáng chú ý? Đối tượng có giá trị, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai? Dĩ nhiên, câu hỏi phải phù hợp với đối tượng và mục đích của bài văn thuyết minh Câu hỏi tìm ý cho bài thuyết minh về một phương pháp không thể giống với câu hỏi tìm ý cho bài văn thuyết minh về một đồ vật
Để tìm kiếm kiến thức cho bài viết, trước hết ta phải quan sát đối tượng để tìm ra đặc điểm chính cũng như đặc điểm phụ phục vụ cho việc viết bài Tiếp đến, ta có thể tìm đọc tài liệu tham khảo từ sách báo, các trang mạng điện tử uy tín để chọn lọc thông tin chính xác về đối tượng cần thuyết minh Sau khi đã có kiến thức về đối tượng, cần sắp xếp những kiến thức ấy thành hệ thống
- Lập dàn ý
Sau khi tìm ý thì cần phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý thành dàn ý của bài văn thuyết minh Đây là một công việc cần thiết trong quá trình làm một bài văn thuyết minh Dàn ý là một hệ thống các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý nhằm giải quyết những yêu cầu đề bài đặt ra
Cũng giống như kiểu văn bản khác, đàn ý bài văn thuyết minh cũng gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
Mo bai:
+ Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh Cách giới thiệu cũng khá linh hoạt, có thể đi thắng vào vấn đề, giới thiệu bằng cách nêu định nghĩa hoặc những thông tin chính, khái quát khái niệm về đối tượng được thuyết minh Có
Trang 23thể sử dụng cách mở bài gián tiếp, sử dụng phương pháp đòn bấy nhằm làm nổi bật đối tượng thuyết minh hoặc dùng cách nói tranh luận đề nêu vấn đề
+ Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về đối tượng thuyết minh + Giới hạn phạm vi thuyết minh nếu cần thiết
Thân bài:
+ Về nội dung: Trình bày nguồn gốc, cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích của
đối tượng Cần trình bày các ý cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung
thuyết minh Sử dụng các phương pháp thuyết minh một cách linh hoạt
+ Về hình thức: Thân bài gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn
văn trình bày một mặt của đối tượng, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức diễn đạt
Kết bài:
Có nhiệm vụ khép lại vấn đề thuyết minh
+ Bày tỏ thái độ với đối tượng, khẳng định về ý nghĩa, công dụng, lợi ích của đối tượng thuyết minh
+ Nhận xét về tương lai của đối tượng
Mỗi bài thuyết minh có thể theo một kết cấu khác nhau Việc lựa chọn kết cấu cho bài tùy thuộc vào đối tượng thuyết minh Giúp cho nội dung thuyết phục
được trình bày khúc triết, mạch lạc Những cách kết cầu thường gặp: theo trình tự thời gian, theo trình tự không gian, theo trình tự logic, theo trình tự hỗn hợp
* Bước 3: Viết thành bài văn
Sau khi đã lập xong dàn ý chỉ tiết, cần dựa vào đó để viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh
Bài văn thuyết minh gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, có sự liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức Bài văn thuyết minh gồm ba phần chính: Mở bài, Thân bài, Kết bài Trong mỗi phần có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn
văn có thê được trình bày theo nhiều cách khác nhau như: diễn dịch, quy nạp,
song hành, tông - phân - hợp
Trang 24Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh nói riêng là một khâu đột phá dé hoàn thiện một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh Mỗi đoạn văn trong bài thuyết minh trình bày một ý lớn của
bài Khi viết đoạn văn, cần làm rõ chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý giữa các đoạn
văn Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự hợp lý như: theo thứ tự cầu
tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phan; từ ngoài vào trong; từ xa đến gan), hoặc theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước
sau hoặc theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau)
Ngôn ngữ trong đoạn văn cũng như trong ca bai văn cần chính xác, rõ ràng và hấp dẫn người đọc Các phương pháp thuyết minh cần được sử dụng
nhuần nhuyễn, linh hoạt
Văn bản thuyết minh nhằm mục đích giúp người đọc hiểu về đặc trưng,
tính chất của sự vật, hiện tượng Thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học nên bài thuyết minh yêu cầu cao về tính chính xác, mạch lạc
Khi thuyết minh, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau đề bài văn thuyết minh hấp dẫn, giàu sức thuyết phục Thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau:
+ Phương pháp định nghĩa, giải thích
Muốn thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa, người viết cần nắm vững
đối tượng thuyết minh thuộc loại sự vật, hiện tượng nào? Tính chất cơ bản của đối tượng trong loại sự vật hiện tượng đó ra sao? Từ đó, bằng những lời lẽ ngắn
gọn, chỉ ra đặc trưng của đối tượng một cách chuẩn xác
Trong văn thuyết minh, phương pháp định nghĩa dùng để nêu lên những đặc trưng riêng, tính chất, những nhận xét đánh giá xác định về vị trí vai trò
công dụng giá trị của sự vật hiện tượng
Giải thích thường đi kèm với định nghĩa để bổ sung cụ thé cho định nghĩa + Phương pháp liệt kê: Liệt kê dùng dé kế ra những thuộc tính, biểu hiện cùng loại của đôi tượng
Trang 25+ Phương pháp nêu ví dụ, dẫn chứng: Phương pháp này được dùng để
chứng minh cho một đặc tính, ý nghĩa, giá trị của sự vật hiện tượng Phương
pháp này giúp người đọc hiểu và tin hơn vào đối tượng thuyết minh
+ Phương pháp dùng số liệu: Phương pháp này đưa ra những con số để người đọc hiểu rõ về sự vật Đây là phương pháp thường được sử dụng khi sự vật được giới thiệu có những biểu hiện đặc trưng ở số liệu Việc đưa ra những số liệu giúp bài văn thuyết minh thêm chính xác và đáng tin cậy hơn
+ Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác ở điểm giống và khác nhau đề nêu bật những nét riêng, đặc trưng của đối tượng thuyết minh
+ Phương pháp phân loại phân tích: Phân loại để phân tích từng mặt, từng khía cạnh của sự vật hiện tượng cần thuyết minh Tách loại lớn thành nhiều loại nhỏ dựa vào những đặc điểm khác nhau của chúng rồi theo đó mà thuyết minh Phân loại, phân tích giúp người đọc hiểu được cụ thể, chỉ tiết từng mặt, từng khía cạnh của đối tượng thuyết minh
Các phương pháp thuyết minh trên luôn được sử dụng linh hoạt trong văn thuyết minh Khi giới thiệu về một phong cảnh, một loài vật hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật thì việc tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc lại cần được chú ý đến Để làm được điều đó, người viết thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khi diễn đạt nội dung như: Miêu tả, an dụ, tự thuật, đối thoại Sử dụng các biện pháp nghệ thuật chỉ góp phần làm tăng hứng thú, lôi cuốn người đọc chứ không làm sự thật bị mắt đi hay bị phóng đại
* Bước 4: Đọc lại và chữa bài
Đây là khâu quan trọng cuối cùng để hoàn tất bài viết Sau khi hoàn chỉnh bài viết cần đọc lại xem có chỉ tiết nảo không chính xác, câu văn và cách dùng từ có đúng không để sửa chữa lại cho phù hợp Điều đó giúp năng lực sửa chữa
bài viết của học sinh được rèn luyện hiệu quả hơn
Trang 261.1.2 Bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản
1.1.2.1 Bài tập
a Khái niệm bài tập
Bài tập là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực dạy học, một bài học
lý thuyết thường có phần lý thuyết và phần bài tập Phần bài tập thường có vị trí sau phần lý thuyết, có nhiệm vụ củng có kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh Ở phần bài tập thực hành rèn luyện kỹ năng thì phần bài tập là chính
Theo cuốn ““Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, khái niệm bài tập có nghĩa là “Bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học” {[36, 33]
Trong cuốn “Lý luận dạy học đại cương”, tác giả Nguyễn Ngọc Quang xem xét khái niệm bài tập trong mối quan hệ với chủ thể nhận thức — người giải bài tập: “Bài tập trở thành đối tượng hoạt động của một chủ thể khi bài tập đó làm nảy sinh ở người nào đó nhu cầu chọn và giải quyết nớ” [37, 30]
Theo cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, tác giả
Phan Trọng Ngọ quan niệm: “Bài fập bao gốm các hoạt động của học viên
được thực hiệ theo yêu cầu của giáo viên, hướng đến việc củng có những tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động đã học” [32 3101
Trên cơ sở các quan niệm trên, theo chúng tôi: Bài tập là một dạng nhiệm vụ do giáo viên đặt ra cho học sinh, trên cơ sở những thông tin đã biết hoch sinh phải tư duy, suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết nhằm lĩnh hội nội dung bài tập, rèn luyện kỹ năng
b Khái niệm hệ thống bài tập
Khái niệm hệ thống bài tập được hiểu là: tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục
Bản chất cốt lõi của khái niệm hệ thống được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất là mối quan hệ nội tại có tính logic rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trong một dãy các thành tố; thứ hai là tính chất tổng thể, hợp thành của một đối tượng từ những thành tố bộ phận cùng loại hay có cùng chức năng
Trang 27Như vậy, khái niệm hệ thống được hiểu là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể mới Và hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được sắp xếp thành các nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự có chủ đích nhất định Thông thường để đảm bảo tính khoa học về quá trình nhận thức của người học, hệ thống bài tập sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức đơn lẻ đến những kiến thức tổng hợp nhằm rèn luyện, phát triển những kỹ năng cụ thể cho người học
b Vi tri cua hệ thong bai tap
Van dé thiét ké va sir dung hé thong bai tap trong day hoc da duoc nhiéu nhà khoa học trên thế giới quan tâm Ngay tir thé ki XVIII, nhà giáo dục Thụy Sĩ (1746 - 1827) Pestalogi đã khẳng định: “Khả năng thực hiện những điễu mà trái tìm và khối óc đòi hỏi phần lớn là tùy thuộc vào những kỹ năng hành động của con người Những kỹ năng này được hình thành là nhờ một hệ thống các
bài luyện tập đặc biệt, có hệ thống và mức độ khó khăn, phức tạp tăng dân với
yêu câu từ kỹ năng đơn giản đến kỹ năng phức tạp” [44 120]
Tác giả Sharma và R Ahmer cho rằng: “Ban chat hoạt động hoc tập của học sinh là hoạt động tự học, tự nghiên cứu, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh phương pháp học tập bằng nhiêu hình thức khác nhau tùy theo tính chất,
đặc thù môn học và nội dung của mỗi bài học ” [40] Theo ông dù với hình thức dạy học nào cũng đều phải thực hiện các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giáo viên thiết kế bài tập, cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho bài tập và chỉ dẫn cụ thé những gì học sinh phải làm đề hoàn thành bài tập
Giai đoạn 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu, tự làm bài tập
với sự hỗ trợ của những thông tin sẵn có
Giai đoạn 3: Giáo viên làm việc với học sinh trên lớp theo hình thức cá
nhân hay tập thể thông qua những hình thức khác nhau: Thảo luận, xemina, củng cố ôn tập, kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá
Trang 28Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, một số tác giả Liên Xô như: G.C Koschuc, G.A Avanhexop coi quá trình dạy học là quá trình tổ chức cho học
sinh thực hiện các bài tập
Việc đa dạng hóa các loại hình bài tập không chỉ bồi dưỡng cho học sinh
kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách linh hoạt, mà còn phát huy
tính sáng tạo cho học sinh xử lý trong cùng một tình huống Bản chất của rèn luyện kỹ năng không phải là môn học lý thuyết mà là môn học thực hành Việc cung cấp những kiến thức về lý thuyết cho học sinh là bước chuẩn bị đầu tiên, không phải là mục đích cuối cùng Lš đương nhiên muốn viết một bài văn tốt, học sinh phải nắm được lý thuyết, khái niệm về bài văn mình cần làm Nhưng điều quan trọng hơn là phải xác định được yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn Vì vậy mà việc đưa ra hệ thống bài tập giúp học sinh hình thành năng lực tạo lập văn bản là rất cần thiết
c Tam quan trong cua hé thong bai tap
Trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rat quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học vô cùng hiệu quả Nó không chỉ cung cấp
cho học sinh kiến thức mà còn khơi gợi sự tìm tòi, khám phá của học sinh trong
quá trình tìm câu trả lời Không những thế bài tập còn đem đến niềm say mê hứng thú trong quá trình học tập Yếu tố tâm lý là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh
Trong dạy học, sử dụng bài tập là yêu cầu bắt buộc trong chương trình
của mỗi môn học, bài tập chứa đựng nội dung dạy học, vì vậy kiến thức trong
mỗi bài tập phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định trong chương trình môn học Giáo viên có thể sử dụng bài tập trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: Mở bài tạo tình huống có vấn đề, tổ chức lĩnh hội tri thức mới, củng cố, ôn tập nhằm hoàn thành các chức năng giáo dục, giáo dưỡng và phát triển dạy học Vì vậy, bài tập có vai trò giúp học sinh nắm vững kiến thức
Trang 29hơn, bài tập cũng là một phương tiện giáo dục tốt Bên cạnh đó, bài tập còn có
khả năng phát triển trí tuệ, tình cảm của học sinh rất hiệu quả
Như vậy, tổ chức thực hành qua hệ thống bài tập sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá nhận thức chung của học sinh cả lớp, cũng như trình độ nhận thức cụ thể của từng học sinh Đồng thời học sinh cũng được bổ cứu kịp thời những ưu khuyết điểm trong cách viết của mình ngay ở từng tiết học
1.1.2.2 Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản
a Bài tập nhận diện
Bài tập nhận diện là dạng bài tập cơ bản đầu tiên giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng tạo lập văn bản Bởi muốn học sinh có thể tạo lập văn bản một cách tốt nhất, giáo viên cần phải đưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Từ đó, giúp các em dần làm quen với các kiểu văn bản mà giáo viên đưa ra Bài tập nhận diện là dạng bài tập đơn giản nhất mà học sinh có thể dễ dàng hoàn thành Loại bài tập này cho trước một ngữ liệu có sẵn hoặc các văn bản mẫu và yêu cầu học sinh nhận diện một hoặc một vài yếu tố theo như dé bài đưa ra
Khi dạy về văn bản thuyết minh, giáo viên có thể đưa ra bài tập nhận diện để tìm hiểu dé; bài tập nhận diện đề tìm ý, lập dàn ý và bài tập nhận diện các đoạn mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản đó
Khi làm dạng bài tập này, học sinh vừa được khắc sâu lý thuyết và vừa biết vận dụng lý thuyết vào thực hành
b Bài tập tạo lập
Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo ra sản phẩm
ngôn ngữ theo yêu cầu nào đó
- Trước tiên là nhóm bài tập tạo lập theo mẫu: Bài tập yêu cầu học sinh tạo
lập sản phẩm theo mẫu Mẫu là ngữ liệu cho trước hoặc một mô hình khái quát
Khi thực hiện loại bài tập này cần phân tích đề hiểu mẫu đã cho, vận dụng kiến
thức lý luận và ngôn ngữ để tạo ra sản phẩm theo mẫu Sau đó, cần kiểm tra sản phẩm xem có tương xứng với mẫu hay không
Trang 30- Bài tập tạo lập theo những yêu cầu nhất định: Bài tập này cho sẵn một phần của sản phẩm và yêu cầu học sinh tạo lập tiếp theo yêu cầu của đề bài đưa ra
- Bài tập tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định: Loại bài tập này không có mẫu, cũng không có bộ phận nào cho trước mà chỉ có những yêu cầu về một phương diện nào đó của sản phẩm Có thể có nhiều mức độ yêu cầu từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp
c Bài tập sửa chữa
Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh phân tích và sửa chữa lỗi theo yêu cầu nào đó Loại bài tập này được sử dụng khá linh hoạt: có thể dẫn ra những lỗi trong cách diễn đạt, dùng từ, dùng câu; lỗi thiếu ý, nhằm ý, những lỗi mà học sinh hay mắc phải trong quá trình giải quyết bài tập cũng cần được giáo
viên đưa ra Học sinh sẽ dựa vào yêu cầu của từng bài cụ thể đề tiến hành sữa
chữa các lỗi cho đúng Dạng bài tập này giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để tạo lập văn bản
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lóp 8
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, cụ thể là học sinh lớp 8 có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chat lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời ấu thơ để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong
mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức của thời kỳ này
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự phát triển song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều
kiện sống, hoạt động của các em Vì thế việc giáo dục đạo đức cũng như việc định hướng học tập cho các em là điều hết sức cần thiết
Ở lứa tuổi này các em có nhu cầu phát triển năng lực rất cao, các em cũng khao khát được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh Vì vậy giáo viên phải là người định hướng, khơi nguồn để các em học tập trau dôi kiến thức Bên cạnh đó, cần rèn luyện cho các em những năng lực cần thiết trong học tập như
Trang 31năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tưởng tượng, năng lực quan sát, năng lực cảm thụ thâm mỹ, năng lực tạo lập văn bản
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý học lứa
tuổi học sinh lớp 8 là cơ sở để đưa ra hệ thống bài tập phù hợp giúp học sinh hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung dạy học văn bản thuyết mình trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Sách giáo khoa Ngữ văn 8, đã phân bố 13 tiết dạy về văn bản thuyết minh tương ứng với các bài học:
- Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh - Phương pháp thuyết minh
- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh - Thuyét minh về một thể loại văn học
- Trả bài làm văn số 3
- Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ôn tập về văn bản thuyết minh
- Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh
- Trả bài làm văn số 5
Qua việc khảo sát sách giáo khoa Wgữ văn 8, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cần được chú ý khi đề xuất hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh trong luận văn của mình:
Phần Làm văn trong sách giáo khoa Wgữ văn 8 chương trình chỉnh lý, hợp nhất 2000 có phần lý thuyết và thực hành đan xen nhau Bên cạnh việc đưa ra lý thuyết của văn thuyết minh như: khái niệm, vai trò và đặc điểm chung, các
Trang 32phương pháp thuyết minh; sách giáo khoa Ngữ văn 8 còn đưa ra cách làm các
dạng bài văn thuyết minh như: thuyết minh về một thứ đồ dùng, thuyết minh về một thê loại văn học, thuyết minh về một phương pháp, thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Tat ca cdc bài tập lý thuyết đều có hai phần rõ rệt: phan lý thuyết và phần
thực hành Phần kiến thức lý thuyết được trình bày theo kiểu giải thích minh họa, chỉ cung cấp lý thuyết có sẵn mà ít quan tâm đến việc gợi mở, tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh các tri thức Phần thực hành tách riêng, không xen kẽ vào quá trình học lý thuyết Chính việc này đã không phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
Nội dung các bài tập về làm văn trong sách giáo khoa còn thiên về lý thuyết trong khi đó phương pháp dạy học làm văn khẳng định “Bản thân những tiết học lý thuyết không thể tạo nên được những kỹ năng làm văn” Và “Làm văn cần thực hành tong hop, can dat yêu cầu kỹ năng thực hành cao hơn yêu cẩu tri thức” Vì vay, lý thuyết không phải là mục đích cuối cùng của làm văn mà chỉ là cơ sở để rèn luyện các kỹ năng làm văn
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống bài tập đề hình thành và rèn luyện
năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh cũng ít được quan tâm Do
đặc thù có tính chất công cụ, sách giáo khoa cũng chỉ nêu lên những định hướng dạy học làm văn thuyết minh giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, có sự hiểu biết cơ bản về văn bản thuyết minh, còn đề hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực tạo lập văn bản thuyết minh một cách có hệ thống thì sách
giáo khoa vẫn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu 1.2.2 Thực trạng dạy học văn thuyết mình ở lớp 8
1.2.2.1 Khảo sát hoạt động nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết
minh cho hoc sinh lop 8
* Khảo sát tình hình dạy của giáo viên
Đề có thêm tư liệu cho luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình
hình dạy của giáo viên qua phiếu điều tra
Trang 33Trả lời Câu hỏi Số lượng Tỉ lệ : : : Cá)
Thay cé cam thay như thê nào khi dạy các bài học về văn bản thuyết minh?
A Khó 5 25
B Dễ 4 20
C Binh thường 11 55
, Thầy cô thây học sinh có hứng thú trong giờ học văn thuyết minh khơng?
A Có § 40
B Không 12 60
Theo thay cô, học sinh hứng thú nhât với phân nao khi học về văn bản thuyết minh?
A Học lý thuyết về văn thuyết minh 6 30
B Viết bài văn thuyết minh 4 20
C Luyện nói về văn thuyết minh 10 50
Theo thầy cô, văn bản thuyết minh cần những yêu cầu gì?
A Tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và 1 5 hữu ích đối với con người
B Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn 0 0
C Cả ý A và B 19 95
Thay cô thường định hướng cho học sinh sử dụng các phương pháp nào khi làm bài văn thuyết minh?
A.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; 18 90 Phương pháp liệt kê; Phương pháp nêu ví dụ;
Phương pháp dùng số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân loại phân tích
B Phương pháp định nghĩa, giải thích 1
C Phương pháp phân loại phân tích 1 5
D Phương pháp dùng số liệu 0 0
Trang 34
Trả lời
Câu hỏi Số lượng tị
6 Khi rèn luyện cho học sinh việt bài văn thuyêt minh, thầy cô tiến hành theo phương pháp nào?
A Tự ra đề để học sinh làm bài tập 3 15 B Học sinh làm bài tập theo sách giáo khoa và 5 25
sách bài tập Ngữ van 8
C Ca 2 phương án trên 12 60
‘ts Thay cô có nhận xét gì về bài tập được đưa vào trong sách giáo khoa?
A Quá ít 7 35
B Đa dạng 5 25
C Tương đối phù hợp 12 60
8 Thây cô hình thành và rèn luyện năng lực tạo lập
văn bản thuyết minh vào lúc nào?
A Trong giờ lý thuyết 2 10
B Trong giờ thực hành 7 35
Œ Trong giờ trả bài 1 5
D Cả 3 phương án trên 10 50
9 Thây cô đánh giá như thê nào về phân ly thuyét va phần thực hành làm văn thuyết minh trong sách giáo khoa?
A Nội dung đề cập chưa sâu, thời gian dành cho 6 30
thực hành còn ít
B Kiến thức đưa ra còn chung chung 10
C Hệ thống bài tập chưa đa dạng về mức độ 15
D Cả 3 phương án trên 45
10 Thầy cô có nhận xét gì về bài làm của học sinh sau khi học phần này?
A Học sinh không biết cách lập dàn ý 7 35 B Ngôn ngữ nghèo nàn, yếu về cách diễn đạt 10 50 C Thông tin đưa ra thuyết minh không chính xác 3 15
Trang 35
Căn cứ vào những gì khảo sát được của giáo viên lớp 8 ở một số trường, chúng tôi có những nhận xét như sau:
Hầu hết các giáo viên đều nắm được phương pháp dạy học tích hợp Quá trình lên lớp đã áp dụng các phương pháp dạy học này còn nhiều hạn chế Giáo
viên chỉ lấy những ví dụ trong sách giáo khoa trong khi đó nhiều bài cần lấy
thêm ví dụ ở ngoài đề giờ học sinh động hơn
Việc dạy lý thuyết tập làm văn còn nhiều lúng túng: lúng túng về nội dung khoa học, lúng túng về phương pháp tiến hành Bên cạnh đó, không ít giáo viên tách bạch giữa lý thuyết và thực hành Hình thành lý thuyết một cách có hệ thống là cần thiết, nhưng lý thuyết thực sự được củng cô qua hệ thống bài tập
Với tiết dạy thực hành, giáo viên đều cho học sinh thực hành vào sách
giáo khoa hoặc sách bài tập Wgữ văn, còn các hình thức khác thì ít được sử dụng, đặc biệt là hình thức thực hành theo tiễn trình “xây đựng các kỹ năng làm văn” Điều đó giúp học sinh củng cô được kiến thức vừa học nhưng kiểu thực hành đó không tạo cho người học một cái nhìn tổng quát
Giáo viên hầu hết đều nắm được lý thuyết về văn bản thuyết minh nhưng
việc đưa vào thực hành, rèn luyện cho học sinh năng lực viết văn, năng lực tạo lập văn bản vẫn còn nhiều thiếu sót Một phần vì giờ thực hành quá ít so với giờ lý thuyết, một phần vì bài tập được đưa ra trong sách giáo khoa chưa đa dạng về mức độ và chưa hệ thống * Khảo sát tình hình học của học sinh Trả lời Câu hỏi Số lượn Tỉ lệ ong % 1 Em có thích làm văn thuyêt minh không? A Có 84 33 B Khong 172 67
2 Khi học về văn bản thuyết minh em có cảm thấy dễ tiếp thu không?
A Có 135 53
B Khong 121 47
Trang 36
Trả lời Câu hỏi Số lượn Tỉ lệ ong %
3 Theo em, đê rèn luyện kỹ năng tao lap van bản
thuyết minh ta cần tiến hành lần lượt những bước nào? A Phân tích đề; Viết thành văn; Đọc lại và 20 8 chữa bài B Tìm ý và lập dàn ý; Phân tích đề; Viết 40 16 thanh van C Phân tích đề; Tìm ý và lập dàn ý; Viết thành 167 65 van; Doc lại và chữa bai D Tìm ý và lập dàn ý; Viết thành văn 29 11
4 Em có thực hiện đây đủ các bước khi làm bài văn thuyết minh không?
A Thường xuyên 15 6
B Thỉnh thoảng 89 35
Œ Không bao gio 152 59
5 Kỹ năng thuyêt minh nào mà em cảm thây yêu nhất? \ 40 16 A Phân tích đê Em nh 152 59 Tìm ý và lập dàn ý CỐ 4ý 52 20 C Việt thành văn 12 5
D Đọc lại và chữa bài
6 Kiểu văn bản thuyết minh nào em thích làm nhất?
A Thuyết minh vẻ Thuyêt minh vê một ¥ an Pp h phương ng pháp h pháp 189 2 74 °
B Thuyêt minh vê một thứ đô dùng TU :
C Thuyết minh về một thể loại văn học 30 TH
D Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Trang 37
Trả lời Câu hỏi Số lượng Tỉ lệ %
7 Theo em, thời gian dành cho việc thực hành rèn
luyện năng lực tạo lập văn bản thuyết minh hiện nay như thé nao?
A Nhiều 10 4
B Vừa đủ 132 52
C Ít 114 45
§ Em có nhận xét gì vê bài tập được đưa vào sách giáo khoa nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh?
A Bài tập tương đối hay và đầy đủ 80 31
B Bài tập chưa đa dạng về mức độ và cũng 168 66 chưa thành một hệ thống
C Bai tập quá nhiêu 8 3
9 Để viết bài văn thuyết minh em thường làm như thế nào?
A Dựa vào Dài văn mẫu (chép hoặc học thuộc) 70 37
B Tu tim kiém tài liệu và suy nghĩ tìm ý và lập <6 Số dàn ý sau đó việt thành bài văn C Nghĩ đến đâu viết đến đó 180 °° 10.Theo em, van thuyêt minh có thiệt thực không? A Có 188 73 B Không 68 27
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh còn mơ hồ về về cách thức làm bài văn thuyết minh Các em chưa năm được cụ thê từng bước để làm một bài văn thuyết minh Các kỹ năng tạo lập văn bản thuyết minh chưa được rèn luyện thành thạo như: Phân tích đề; tìm ý và lập dàn ý; viết thành bài
Trang 38văn; đọc lại và sửa lỗi Học sinh tuy được giảng dạy khá kĩ nhưng vẫn còn khá lơ mơ về kiểu bài văn này
Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa cũng như do giáo viên đưa ra vẫn
chưa đa dạng về mức độ Vì thế mà học sinh cũng khó có thể hình thành cho
mình năng lực tạo lập văn bản thuyết minh một cách hoàn thiện
Đề khắc phục những hạn chế trên việc xây dựng hệ thống bài tập cho học
sinh hình thành và rèn luyện năng lực là hết sức cần thiết
1.2.2.2 Khảo sát năng lực tạo lập văn bản thuyết mình của học sinh lóp 8 Để khảo sát năng lực tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh lớp 8, chúng tôi đã đi thực tế ở một số trường
a) Uu diém
Theo như kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy học sinh ở thành phố có khả năng viết văn thuyết minh tốt hơn so với học sinh vùng nông thôn Chúng
tôi có thể trích dẫn một số bài văn của học sinh khá, giỏi để minh họa:
Đề bài I: Thuyết mình về cái phích nước
Bài làm: Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có
cấu tạo và hình đáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đồ
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tỉnh Ở giữa là môi trường chân không làm mắt khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm
khả năng truyền nhiệt của nước Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể
làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước
Trang 39Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng
đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt đề pha chế trà, cà phê tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cỗ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ Vì vậy, vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tắm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thé lam bang tre, may, sat, nhôm Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế
dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt Gắn trên vỏ phích là một
chiếc quai bằng nhựa, sắt tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay
đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách đi chuyên đi chỗ khác mà không phải bưng bê Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng Nút phích bằng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ đề đặt phích và giữ chặt lấy phích Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em Nếu để phích không đúng quy cách có thê gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nút phích, vì nút phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích
Trang 40Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong
mỗi gia đình Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình Sáng sớm bác nông
dân mang phích nước nóng ra đồng pha ấm trà nong, rit diéu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở
Việt Nam
Nhận xét: Số học sinh làm khá đầy đủ các ý từ cấu tạo, hình đáng, chất liệu đến công dụng, chức năng không nhiều Tuy nhiên bài văn này vẫn thiếu ý về nguồn gốc, xuất xứ của phích nước Cách trình bày tương đối chặt chẽ, súc tích
Đề bài 2: Thuyết mình về chiếc bàn học
Bài làm: Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết
với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng - chiếc bàn học phù hợp với mọi
lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, giá cả phù hợp với túi tiền của người mua Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngay còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bản học trên lớp và bàn học ở nhà Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẫn Nếu mặt bàn gồ ghẻ thì chắc hắn mỗi
học sinh đều thấy chán nản với việc học, không thích góc học tập của mình
Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ
thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bản
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đỗ Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều đài