1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NGHIÊN cứu đặc điểm bản đồ GIÁC mạc TRÊN BỆNH NHÂN tại BỆNH VIỆN mắt TRUNG ƯƠNG

82 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Do giác mạc có dạng phi cầu, nên việc biểu diễn các bán kính cong của giác mạc bằng một giá trị trung bình ở các phương tiện như máy đo khúc xạ tự động, máy Javal… chưa mô tả được đầy đủ

Trang 1

ĐINH THỊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BẢN ĐỒ GIÁC MẠC TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN

MẮT TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội – 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ THANH VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BẢN ĐỒ GIÁC MẠC TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN

MẮT TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành : Nhãn khoa

Mã số : 60 72 0157 LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Đức Anh

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học và Bộ môn Mắt Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng Ủy, Ban Giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện Mắt Trung ương, khoa Khúc xạ đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại bệnh viện

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Đức Anh là người Thầy - nhà khoa học đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:

PGS.TS Phạm Trọng Văn – Trường Đại học Y Hà Nội

TS.Vũ Anh Tuấn – Trường Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Vũ Thị Bích Thủy – Bệnh viện Mắt Trung ương

TS Phạm Thị Thu Thủy – Trường Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Lê Thị Kim Xuân – Bệnh viện Mắt Trung ương

Là những người Thầy, những nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu của tôi đã giúp đỡ, dành sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài này

Đinh Thị Thanh Vân

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đinh Thị Thanh Vân, học viên cao học khóa 23 Trường Đại học

Y Hà Nội, chuyên ngành Nhãn khoa, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Đức Anh

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2016

Người viết cam đoan

Đinh Thị Thanh Vân

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục i

Danh mục chữ viết tắt iv

Danh mục bảng v

Danh mục biểu đồ vi

Danh mục hình vii

Đặt vấn đề 1

Chương 1 Tổng quan 3

1.1 Lịch sử nghiên cứu 3

1.1.1 Đo độ cong giác mạc 3

1.1.2 Đĩa soi độ cong giác mạc 4

1.1.3 Soi độ cong giác mạc 4

1.2 Một số đặc điểm của giác mạc và sinh lý giác mạc có liên quan 6 1.2.1 Giải phẫu sơ lược giác mạc 6

1.2.2 Sinh lý khúc xạ giác mạc 9

1.3 Một sô khái niệm chụp bản đồ giác mạc 11

1.3.1 Khái niệm 11

1.3.2 Các phương pháp chụp bản đồ giác mạc 11

1.3.3 Thang quy ước màu trên bản đồ giác mạc 14

1.3.4 Một số chỉ số của bản đồ giác mạc 17

1.4 Một số phân loại theo hình dạng bản đồ giác mạc 18

1.4.1 Phân loại theo độ cong 18

1.4.2 Phân loại theo độ cao 20

1.5 Ứng dụng của bản đồ giác mạc: 22

Trang 6

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 23

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 23

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 23

2.2.3 Cách thức chọn mẫu 24

2.2.4 Các bước tiến hành 24

2.2.5 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 25

2.2.6 Phương tiện nghiên cứu 27

2.2.7 Các chỉ số nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 29

2.4 Đạo đức trong nghiên cứu 29

Chương 3 Kết quả 30

3.1 Phân tích đặc điểm bản đồ giác mạc 30

3.1.1 Đặc điểm chung về tuổi giới 30

3.1.2 Đặc điểm các tật khúc xạ 31

3.1.3 Các chỉ số thu được từ máy 32

3.1.4 Phân bố bản đồ giác mạc theo hình dạng 34

3.2 Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả của chụp bản đồ giác mạc 38

3.2.1 Phân tích các chỉ số thu được từ máy theo tật khúc xạ 38

3.2.2 Phân tích hình dạng bản đồ theo tật khúc xạ 45

Chương 4 Bàn luận 47

4.1 Phân tích đặc điểm bản đồ giác mạc 47

4.1.1 Đặc điểm chung về tuổi giới 47

Trang 7

4.1.2 Đặc điểm các tật khúc xạ 47

4.1.3 Các chỉ số thu được từ máy 49

4.1.4 Phân bố bản đồ giác mạc theo hình dạng 51

4.2 Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả của chụp bản đồ giác mạc 54

4.2.1 Phân tích các chỉ số thu được từ máy theo tật khúc xạ 54

4.2.2 Phân tích hình dạng bản đồ theo tật khúc xạ 56

Kết luận 58 Một số hướng nghiên cứu tiếp theo

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Bệnh án mẫu

Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

E (Eccentricity): Độ lệch tâm

Q (Coefficient of asphericity): Hệ số phi cầu

SAI (Surface Asymmetry Index): Chỉ số bất đối xứng bề mặt Sim K (Simulated Keratometry): Trị số giác mạc kế mô phỏng SRI (Surface Regularity Index): Chỉ số đều đặn bề mặt

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phân bố các nhóm tuổi 30

Bảng 3.2 Đặc điểm độ cầu tương đương 31

Bảng 3.3 Đặc điểm các chỉ số thu được từ máy 32

Bảng 3.4 Đặc điểm độ cong giác mạc theo Sim K 33

Bảng 3.5 Đặc điểm giá trị khúc xạ theo vùng 33

Bảng 3.6 Phân tích Q và E theo các nhóm tật khúc xạ 41

Bảng 3.7 Phân tích độ cầu vùng trung tâm và ngoại vi theo khúc xạ cầu 44

Bảng 3.8 Phân bố bản đồ độ cong theo theo các tật khúc xạ 45

Bảng 3.9 Phân bố bản đồ độ cao theo các tật khúc xạ 46

Bảng 4.1 So sánh công suất khúc xạ giả định trong các nghiên cứu 49

Bảng 4.2 So sánh hệ số phi cầu và độ lệch tâm trong các nghiên cứu 50

Bảng 4.3 So sánh SRI và SAI trong các nghiên cứu 50

Bảng 4.4 So sánh phân bố bản đồ độ cong trong các nghiên cứu 52

Bảng 4.5 So sánh phân bố bản đồ độ cao trong các nghiên cứu 53

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố về giới 30

Biểu đồ 3.2 Phân bố các tật khúc xạ 31

Biểu đồ 3.3 Phân bố bản đồ độ cong 34

Biểu đồ 3.4 Phân bố bản đồ độ cao 36

Biểu đồ 3.5 Phân bố Sim K1 giữa các nhóm tật khúc xạ 38

Biểu đồ 3.6 Phân bố Sim K2 giữa các nhóm tật khúc xạ 39

Biểu đồ 3.7 Phân bố Sim K giữa các nhóm tật khúc xạ 40

Biểu đồ 3.8 Phân bố SRI giữa các nhóm tật khúc xạ 42

Biểu đồ 3.9 Phân bố SAI giữa các nhóm tật khúc xạ 43

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vòng Placido [17] 3

Hình 1.2 Cách quy ước màu trong đo bán kính cong [19] 5

Hình 1.3 Hình ảnh vòng tiêu ở các thế hệ máy đo [20] 5

Hình 1.4 Thiết đồ cắt dọc qua giác mạc 6

Hình 1.5 Tâm giác mạc và đỉnh giác mạc [29] 7

Hình 1.6 Các vùng của giác mạc 8

Hình 1.7 Hình dạng giác mạc theo trục 9

Hình 1.8 Công suất từng phần của giác mạc 10

Hình 1.9 Hệ thống đĩa Placido với các vòng khác nhau [33] 11

Hình 1.10 Hình ảnh chiếu vòng Placido [17] 12

Hình 1.11 Thang màu tuyệt đối [41] 15

Hình 1.12 Thang màu bình thường hóa [41] 15

Hình 1.13 Thang màu chuẩn hóa [41] 16

Hình 1.14 Thang màu chuẩn hoá theo độ cao [41] 16

Hình 1.15 Phân loại theo độ cong của Bogan và cộng sự [45] 19

Hình 1.16 Phân loại kiểu nơ không đối xứng và kiểu nơ đối xứng [45] 19

Hình 1.17 Bản đồ độ cong quy ước theo thang màu bình thường hóa [27] 20

Hình 1.18 Phân loại bản đồ giác mạc theo độ cao [27] 21

Hình 2.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 24

Hình 2.2 Chụp bản đồ giác mạc trên máy Nidek OPD Scan III 27

Hình 3.1 Bản đồ hình tròn 35

Hình 3.2 Bản đồ hình bầu dục 35

Hình 3.3 Bản đồ hình nơ cân đối 35

Hình 3.4 Bản đồ hình nơ không cân đối 35

Hình 3.5 Bản đồ hình không đều 35

Trang 12

Hình 3.6 Bản đồ kiểu đảo 37

Hình 3.7 Bản đồ kiểu bờ đều 37

Hình 3.8 Bản đồ kiểu bờ không đều 37

Hình 3.9 Bản đồ kiểu bờ không hoàn toàn 37

Hình 3.10 Bản đồ kiểu bờ không xác định 37

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giác mạc là một thấu kính quan trọng trong quang hệ mắt, chiếm khoảng 2/3 tổng công suất khúc xạ nên việc đánh giá hình dạng và công suất của nó có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tật khúc xạ [1]

Do giác mạc có dạng phi cầu, nên việc biểu diễn các bán kính cong của giác mạc bằng một giá trị trung bình ở các phương tiện như máy đo khúc xạ tự động, máy Javal… chưa mô tả được đầy đủ các tính chất của hình dạng và bề mặt giác mạc [2] Máy chụp bản đồ giác mạc sử dụng đĩa Placido chiếu một loạt các vòng ánh sáng vào giác mạc, thu nhận lại bằng máy ảnh, với sự hỗ trợ của máy tính, diễn giải những đặc điểm về hình dạng giác mạc dưới dạng bản

đồ trực quan, giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận và đánh giá chính xác hơn những đặc tính đó [3]

Bản đồ giác mạc là một bản đồ mô tả sự thay đổi độ cong và công suất của bề mặt trước giác mạc [4] Nó bao gồm những hình ảnh quy ước về màu sắc kèm theo những thông tin về các lát cắt ngang, các đặc điểm vật lý và hình dạng của bề mặt trước hoặc sau giác mạc, giúp xác định được sự đều đặn, sự đối xứng của bề mặt giác mạc

Bản đồ giác mạc đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán và định hướng điều trị các bệnh lý tại giác mạc như giác mạc hình chóp, các tật khúc

xạ Bản đồ giác mạc là phương tiện giúp lập kế hoạch trong các can thiệp ở giác mạc như đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật lasik, các phẫu thuật đục thủy tinh thể

và đặt kính nội nhãn, cũng như giúp đánh giá sự thay đổi bề mặt giác mạc theo thời gian [5], [6], [7]

Tại Việt Nam, mới chỉ có những nghiên cứu mô tả những đặc điểm và hình dạng của bản đồ giác mạc hiện trên những mắt giác mạc bình thường với khúc xạ thấp, ở người trưởng thành [8] Với tỷ lệ tật khúc xạ còn cao, đặc biệt

Trang 14

ở trẻ em, đối tượng có tật khúc xạ còn đang tiến triển theo tuổi cùng những nhu cầu điều trị bằng các phương pháp mới như đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật Lasik đòi hỏi những dữ liệu đầy đủ hơn về bản đồ giác mạc ở những đối tượng này [9], [10], [11]

Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bản đồ giác mạc trên bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Trung Ương” với 2 mục tiêu sau:

1 Phân tích đặc điểm bản đồ giác mạc trên bệnh nhân có tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt Trung ương

2 Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả của chụp bản đồ giác mạc

Trang 15

độ [12] Từ đó đến nay, chụp bản đồ giác mạc trải qua 3 giai đoạn

1.1.1 Đo độ cong giác mạc

Dựa trên nền tảng mà Schneider đã đưa ra và sử dụng mặt trước giác mạc như một gương lồi, năm 1854, Helmholz chế tạo ra máy khúc xạ giác mạc đầu tiên [13] Máy khúc xạ giác mạc Helmholz chiếu ra 4 điểm vào giác mạc, tạo

ra một hình ảnh phản xạ, hình ảnh đó được phân tích và biến đổi thành các vòng giác mạc bằng cách sử dụng các phương trình mà được xem như khoảng cách

từ đĩa đến giác mạc, kích thước của hình ảnh và kích thước của vòng đĩa Năm

1881, Javal và Schiotz đã phát triển thiết bị Helmhotz và xây dựng một hệ thống

đo khúc xạ giác mạc dùng trong lâm sàng [14], [15] Và hãng “Bausch & Lomb” đã đưa ra thuật ngữ giác mạc kế (keratometer) dùng cho phương tiện đánh giá giác mạc Thuật ngữ này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay [16]

Hình 1.1 Vòng Placido [17]

Trang 16

Giác mạc kế xem giác mạc như là một thấu kính cầu – trụ, và chỉ đánh giá 4 điểm ở trung tâm giác mạc, trong khi giác mạc là một bề mặt phức tạp, do

đó giác mạc kế thực sự chỉ đánh giá khoảng 6% diện tích giác mạc Đối với trường hợp bề mặt giác mạc phức tạp, kết quả giác mạc kế là không chính xác

1.1.2 Đĩa soi độ cong giác mạc

Đĩa soi độ cong giác mạc giúp chúng ta thu được những hình ảnh định tính của giác mạc đầu tiên Trong khi giác mạc kế chỉ đánh giá được khoảng 6% bề mặt giác mạc thì máy soi độ cong giác mạc có thể đánh giá được khoảng 70% bề mặt giác mạc Máy keratoscopy được sử dụng từ năm 1870, khi Placido nghiên cứu bề mặt giác mạc bằng cách quan sát những hình phản chiếu của giác mạc những vòng sáng đồng tâm (gọi là vòng Placido) [3] Vào năm 1896, Allvar Gullstrand đã kết hợp công cụ để kiểm tra bản đồ giác mạc và tính độ cong giác mạc bằng những thuật toán số [18] Phụ thuộc vào khoảng cách giữa những đường tròn đồng tâm, người khám có thể tính toán ra các thông số về hình dạng giác mạc Một vùng giác mạc dốc nguyên nhân là do tập hợp những

ở vùng này, trong khi vùng giác mạc phẳng tạo bởi những hiệu ứng đối ngược

1.1.3 Soi độ cong giác mạc

Vào năm 1980, những bức ảnh được số hóa bằng tay và phân tích bằng máy tính Tuy nhiên quá trình tự động và lưu ảnh bởi máy ảnh kỹ thuật số đã sớm đi vào hiện thực Phương pháp này do Klyce sử dụng để tạo ra bản đồ giác mạc quy ước màu (color-coded map) vào năm 1984 (hình 1.2) đầu tiên dựa vào phân tích độ cong của từng điểm trên bề mặt giác mạc [19] Đây là một bước ngoặc trong kỹ thuật ghi hình ảnh giác mạc Bản đồ giác mạc quy ước màu cho phép ta nhận biết nhanh chóng dạng của bản đồ là bình thường hay bất thường

Trang 17

Hình 1.2 Cách quy ước màu trong đo bán kính cong [19]

Các bước của máy soi độ cong giác mạc bao gồm: Chụp những hình ảnh

từ đĩa soi độ cong giác mạc  dữ liệu hóa các điểm của từng vòng tiêu (mires)

 nhờ vào các thuật toán tính được độ cong tại từng điểm  biểu diễn dưới dạng bản đồ

Hình 1.3 Hình ảnh vòng tiêu ở các thế hệ máy đo [20]

Sự phát triển của công nghệ khiến việc chụp và phân tích hình ảnh đạt chất lượng cao Sự nâng cao về chất lượng chụp bản đồ giác mạc đã khiến nó trở thành một trong những xét nghiệm lâm sàng thường quy [21]

Trang 18

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁC MẠC VÀ SINH LÝ GIÁC MẠC

CÓ LIÊN QUAN

1.2.1 Giải phẫu sơ lược giác mạc

Hình 1.4 Thiết đồ cắt dọc qua giác mạc Trong các tài liệu kinh điển cho rằng giác mạc là một cấu trúc trong suốt, không mạch máu, có hình cầu, mặt lồi, đường kính ngang khoảng 11-12 mm, đường kính dọc khoảng 9-11 mm, và bán kính cong khoảng 6,7-9,4 mm Bán kính cong trung bình là 7,8mm [22], [23]

Trên thực tế, giác mạc là một bề mặt phi cầu, cong nhiều ở trung tâm, và

độ cong giảm dần ở ngoại vi Cả 2 phần trung tâm và ngoại vi đều có kích thước, hình dạng độ cong ở mỗi cá thể khác nhau Phần trung tâm có chức năng chính là khúc xạ tức là hội tụ ánh sáng vào hoàng điểm Phần ngoại vi là một cấu trúc cơ học nâng đỡ vùng quang học, nó chỉ có chức năng khúc xạ khi đồng

tử dãn, tuy nhiên sẽ cho hiện tượng hội tụ ngoài hoàng điểm [23]

Theo quy ước ta chia giác mạc làm bốn vùng giải phẫu: vùng trung tâm, cạnh trung tâm, vùng ngoại biên và vùng rìa Vùng trung tâm: có đường kính khoảng 4mm, độ dày khoảng 0,52mm, đây là vùng quang học quan trọng nhất

và nó cũng là vùng đối xứng và không cầu nhất Vùng trung tâm thường tương ứng với kích thước của đồng tử Tuy nhiên kích thước của đồng tử giảm theo

Trang 19

tuổi Ở môi trường sáng, kích thước đồng tử ở nhóm người 20 và 80 tuổi tương ứng là 4,5 mm và 3,5 mm Trong bóng tối kích thước đồng tử ở 2 nhóm người trên là 8mm và 5 mm [24], [25].

Vùng cạnh trung tâm có đường kính 4-7 mm, độ dày khoảng 0,67mm, ít cong hơn vùng trung tâm, và cũng có dạng phi cầu (aspheric) Vùng ngoại biên

có đường kính khoảng 11mm và dày khoảng 1,2mm Vùng rìa là vùng giác mạc

khoảng 0,5 mm, được phủ bởi mạch máu [22]

Ở vùng trung tâm, ta cần phân biệt tâm giác mạc (vertex) và đỉnh giác mạc (corneal apex), tâm giác mạc là giao điểm của trục nhìn và bề mặt giác mạc Nó tương ứng với tâm điểm của ảnh của vòng tròn thứ nhất trên bản đồ giác mạc (theo nguyên lý Placido) Còn đỉnh giác mạc được định nghĩa là điểm

ở vùng trung tâm có công suất trung bình mặt trước giác mạc cao nhất Ở giác mạc bất thường có thể không có đỉnh giác mạc Ngoài ra đối với bản đồ theo

độ cao giác mạc, khái niệm “summit” là điểm có độ cao mặt trước cao nhất so với mặt cầu chuẩn [26], [27], [28]

Hình 1.5 Tâm giác mạc và đỉnh giác mạc [29]

Trang 20

Giác mạc cũng có thể chia thành 3 vùng: vùng đỉnh, vùng chu vi và vùng rìa dựa vào sự thay đổi độ cong và công suất của giác mạc

Hình 1.6 Các vùng của giác mạc Đặc trưng của giác mạc là có độ cong cao ở trung tâm và phẳng dần khi

ra ngoại vi Còn gọi là dạng lồi (prolate), cấu tạo phi cầu của giác mạc này có tác dụng làm giảm cầu sai, do đó tăng chất lượng hình ảnh của mắt Thường bán kính cong giác mạc ở vùng trung tâm nhỏ hơn vùng cạnh trung tâm 2mm,

và nhỏ hơn vùng ngoại vi 4 mm Giác mạc phía mũi ít dốc hơn phía thái dương

Độ cong này làm cho giác mạc có dạng giống như một phần chóp dài của hình bầu dục Những đặc tính của bản đồ giác mạc rất quan trọng trong sử dụng kính tiếp xúc vì mặt sau của kính tiếp xúc phải phù hợp với bề mặt giác mạc và trong phẫu thuật khúc xạ vì tác động vào giác mạc ngoại biên, làm thay đổi độ cong

ở trung tâm giác mạc Tức tạo ra một bề mặt dạng dẹt (oblate) [26], [30]

Trang 21

Hình 1.7 Hình dạng giác mạc theo trục

Bên phải: giác mạc dạng prolate giống như một phần của hình bầu dục quay quanh trục dài Giác mạc bình thường có dạng này Bên trái: giác mạc dạng oblate giống như một phần của hình bầu dục quay quanh trục ngắn Giác

mạc dạng này thường gặp ở người sau khi mổ LASIK

1.2.2 Sinh lý khúc xạ giác mạc

Công suất trung bình mặt trước giác mạc là 48,83 D và mặt sau là -5,88D, tức công suất của giác mạc khoảng 42,95, để đơn giản người ta cho rằng công suất giác mạc là 42 – 44 D, khi công suất giác mạc nhỏ hơn 41D được gọi là giác mạc dẹt và khi giá trị này lớn hơn 46 được gọi là giác mạc cong [13], [31] Công suất giác mạc thay đổi theo tuổi rất ít Giác mạc bình thường ở người trưởng thành, kinh tuyến dọc thường dốc hơn kinh tuyến ngang 0,5D, do đó ở tuổi này thường có dạng loạn thị thuận Sự chênh lệch này giảm dần theo tuổi, đến 70 tuổi thì công suất theo 2 kinh tuyến bằng nhau

Công suất giác mạc thực sự phụ thuộc vào bán kính cong mặt trước và mặt sau giác mạc, độ dày giác mạc, và chỉ số khúc xạ của các bề mặt phân cách (giao diện) khác nhau (lớp không khí - màng nước mắt, lớp màng nước mắt - giác mạc, lớp giác mạc- thuỷ dịch) [23]

Trang 22

Hình 1.8 Công suất từng phần của giác mạc Giác mạc được coi là một thành phần quan trọng trong hệ thống quang học của nhãn cầu, nó chiếm khoảng 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu Công suất giác mạc khoảng 42-46, của thể thủy tinh khoảng 19,11 khi không điều tiết

và 33,06 khi điều tiết tối đa [27] Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ mối liên quan giữa công suất giác mạc và độ khúc xạ của người có tật khúc xạ Các nghiên cứu trước đây cho thấy bán kính cong của mặt trước giác mạc không có tương quan với độ cầu tương đương ở mắt Mắt có được độ khúc xạ được coi là chính thị nhờ nhiều yếu tố phối hợp cùng với nhau: công suất giác mạc, độ sâu tiền phòng, công suất thủy tinh thể, chiều dài trục nhãn cầu Cận thị được coi như bệnh lý khi mắt có độ cận > - 6 D, kèm các thoái hóa ở hắc võng mạc Do đó

độ cận < -6 D, không có tổn thương hắc võng mạc được coi như là tật khúc xạ (không phải bệnh lý) Miller còn ghi nhận có khoảng 36% dân số có tật cận thị nhẹ và trung bình (< 4D), hầu hết mọi người đều có độ loạn thị từ 0,25 – 0,5 D

và 15% dân số có độ loạn thị từ 1-3 D [32] Các nghiên cứu về giác mạc bình thường đều tiến hành trên những mắt có độ khúc xạ cầu < -6D

Trang 23

1.3 MỘT SÔ KHÁI NIỆM CHỤP BẢN ĐỒ GIÁC MẠC

Trang 24

Trong cách chụp này, các tia tới được chiếu từ đĩa Placido và các tia phản

xạ đi từ giác mạc; ảnh chụp được sẽ được phân tích Phương pháp này được sử dụng trong các máy như Nidek OPD Scan Diện tích giác mạc đo được càng lớn càng tốt, tuy nhiên, một đĩa Placido lớn không thể lắp đặt ở thiết bị này Nếu giác mạc là một hình cầu thì việc đo lường sẽ trở nên dễ dàng hơn Tuy nhiên, một giác mạc bình thường không phải dạng hình cầu nên mục đích của chúng ta là đo độ lệch khỏi hình cầu Để làm được điều đó, dữ liệu phải khớp với những hình dạng tính toán mẫu Những hình mẫu này có thể là hình cầu hoặc hình e-lip với giá trị độ lệch tâm e [7], [34]

Hình 1.10 Hình ảnh chiếu vòng Placido [17]

1.10a Giác mạc bình thường 1.10b Giác mạc cong phía dưới 1.10c Giác mạc không đều 1.10d Hình đĩa Placido Một trong những lỗi lớn trong cách đo này là vị trí của các vòng có được đặt thẳng với trung tâm giác mạc hay không Một chút lệch tâm có thể sẽ dẫn đến kết quả ảnh chụp hoàn toàn khác Một giác mạc bình thường với ảnh chụp

bị lệch tâm có thể biểu hiện như một giác mạc chóp Đĩa Placido được tạo ra

để ước lượng bán kính đường cong để có được bản đồ chiều cao lý tưởng và vì

Trang 25

vậy, các thiết bị hiện đại ngày nay đã cung cấp thêm bản đồ chiều cao Từ đó,

ta có thể biết được bán kính đường cong giác mạc ở một điểm bất kỳ, ví dụ 7,5

mm (tương đương 45,00 D) Điều này nghĩa là giác mạc cong, hoặc là chỉ cong cục bộ, hay có thể một vùng phẳng hơn trên một giác mạc cong ta đều có thể biết được dựa vào bản đồ chiều cao [25], [35] Tuy nhiên, bản đồ độ cao chỉ cho biết phần trung tâm giác mạc cao hơn phần chu biên, nó trở nên hữu dụng sau khi ghép bề mặt giác mạc với hình cầu hoặc hình oval khớp nhất Từ đó, những nơi cao hơn sẽ có màu ấm và những nơi thấp hơn sẽ có màu lạnh Vì vậy, hình dạng giác mạc của bệnh nhân sẽ được hiển thị

Tóm lại, chụp bản đồ giác mạc bằng phương pháp phản chiếu không đo được toàn bộ bề mặt giác mạc

1.3.2.2 Phương pháp chiếu

Cải thiện các nhược điểm của phương pháp phản chiếu, máy chụp bản

đồ giác mạc bằng phương pháp chiếu ra đời Mặc dù cách sử dụng hệ thống này phức tạp hơn, giá thành đắt hơn nhưng máy chiếu chụp bản đồ giác mạc đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và thực hành kính tiếp xúc Nguyên

lý hoạt động của máy có thể giải thích theo 2 cơ chế

Thứ nhất là các đường chiếu sáng trên giác mạc hoặc bề mặt mắt Nguyên

lý chiếu trên bề mặt mắt thể hiện được bản đồ chiều cao của toàn bộ diện tích được thu vào thiết bị Công cụ phân tích Fourier sẽ chuyển đổi thông tin ghi được thành dữ liệu chiều cao, và từ đó có thể tạo được những lát cắt của giác mạc và củng mạc Ưu điểm của nguyên lý này bao gồm việc đo lường trực tiếp hình dạng, điều này rất quan trọng trong thiết kế kính tiếp xúc; và nó cho thấy được thông tin chiều cao của toàn bộ bề mặt trước của mắt

Thứ hai là sử dụng khe quét như ở máy Orbscan, Pentacam và Galilei [6], [36] Nguyên lý này dễ dàng cho thấy lát cắt giác mạc Trong hình ảnh khe quét, dữ liệu mặt trước và sau giác mạc được cung cấp đầy đủ Để loại bỏ sự

Trang 26

biến dạng bởi các góc tới khác nhau, hệ thống chỉnh Scheimpflug được đưa vào

sử dụng [37], [38] Từ các khe ảnh, hình dạng mặt trước và sau giác mạc được tính toán Từ đó, việc đo độ dày giác mạc gián tiếp được tạo ra Kết quả hiện

ra dưới dạng bản đồ màu, bao gồm dữ liệu độ dày giác mạc

Ưu điểm của thiết bị này là khả năng hiển thị dữ liệu chiều cao ở cả mặt trước và sau giác mạc Ở máy Pentacam, khe xoay được dùng và cho ảnh của

cả giác mạc và tiền phòng Với phần mềm có sẵn, tiền phòng và giác mạc sẽ được miêu tả chi tiết bởi thuật ngữ Zernike Kết hợp với đo quang sai, hệ quang học của mắt được miêu tả hoàn thiện và chi tiết [39]

1.3.3 Thang quy ước màu trên bản đồ giác mạc

1.3.3.1 Độ cong giác mạc

Người ta tìm cách biểu diễn độ cong của giác mạc tương tự như bản đồ địa lý Ở vùng có độ cong nhiều được quy ước là các “màu nóng” ví dụ như màu đỏ, màu nâu Vùng có độ cong thấp được quy ước bằng “màu lạnh”: như màu xanh dương, và màu xanh lục Ban đầu người ta thường sử dụng hai loại thang màu (scale): thang tuyệt đối (absolute scale) và thang bình thường hóa (normalized scale), sau này có thêm thang màu chuẩn hóa (standardized scale)

Thang tuyệt đối mỗi màu thay thế cho quãng 1,5 D trong khoảng 35– 50

D Ở ngoài khoảng 35 –50 D, thì mỗi màu cách nhau 5 D Trước đây, thang tuyệt đối thường dùng trong những thăm dò thường quy ví dụ như đánh giá trước mổ Nhưng đối với các bệnh nhân có giác mạc hình chóp, sau ghép giác mạc xuyên, và sau phẫu thuật khúc xạ, có thể một số vùng có độ cong < 35 D hoặc > 50D, tác dụng thang màu tuyệt đối này lại bị hạn chế [40] Hình 1.11, cho thấy thang màu tuyệt đối ở một giác mạc bình thường (có kiểu tròn)

Trang 27

Hình 1.11 Thang màu tuyệt đối [41]

Thang bình thường hoá được mô tả trong hình 1.12: Khoảng biến thiên công suất giác mạc được chia làm 11 màu đều nhau Do đó mỗi một cá thể khác nhau có một thang riêng biệt Vì vậy cùng một màu có thể biểu hiện độ cong khác nhau ở 2 giác mạc khác nhau [30]

Hình 1.12 Thang màu bình thường hóa [41]

Thang màu chuẩn hóa (thang Wilson) hình 1.20: mỗi màu thay thế cho khoảng cách 1,5 D trong khoảng 28 – 65,5 D Thang này đã được chứng minh

là có khả năng kết hợp tốt giữa độ nhạy trong việc phát hiện các bệnh lý giác mạc và khoảng biến thiên về độ cong của các giác mạc bình thương, bệnh lý cũng như các biến đổi giác mạc do phẫu thuật [42]

Trang 28

Hiện nay thang màu chuẩn hóa là được dùng nhiều nhất

Hình 1.13 Thang màu chuẩn hóa [41]

1.3.3.2 Độ cao

Tatsuro Tanabe và cộng sự (2002) đã nghiên cứu sử dụng máy ORBSCAN II để dánh giá độ cao mặt trước và sau của giác mạc trong 2 nhóm bệnh nhân: giác mạc bình thường và giác mạc hình chóp, với từng loại thang màu 2 5, 10 và 20 m Sau đó tác giả cho rằng thang màu 10 và 20 m đủ để

đo độ cao của mặt trước và sau giác mạc [43]

Tuy nhiên trước đó, Naufal và Hess (1997) đã phân loại độ cao của giác mạc bình thường dựa trên thang màu 5m với máy đo lưới quét PAR-CTS Và

để có độ nhạy cao, máy ORBSCAN II sử dụng thang màu 5m để đo độ cao mặt trước và mặt sau coi như là một thang màu chuẩn [44] (Hình 1.13)

Hình 1.14 Thang màu chuẩn hoá theo độ cao [41]

Trang 29

1.3.4 Một số chỉ số của bản đồ giác mạc

1.3.4.1 Trị số giác mạc kế mô phỏng (Sim K )

Giác mạc có 2 giá trị tối đa và tối thiểu của độ cong giác mạc, đây là độ cong chính của giác mạc Khi thể hiện qua công suất khúc xạ giác mạc, chính

là Sim K1 và Sim K2

Độ cong trung bình của giác mạc là trung bình cộng của 2 giá trị độ cong chính, và khi thể hiện qua công suất khúc xạ giác mạc Sim K = K1 + K2 / 2

Sim K < 41: giác mạc dẹt

41 ≤ Sim K < 46: giác mạc bình thường

46 ≤ Sim K: giác mạc cong

1.3.4.3 Chỉ số đều đặn bề mặt (SRI)

Là tổng các dao động khu trú của công suất giữa 256 bán kinh tuyến cách đều nhau trên 10 tiêu sáng trung tâm

Giá trị trung bình của chỉ số SRI là: 0,0-0,56

Giá trị SRI cao có thể gặp trong các trường hợp: bệnh nhân bị khô mắt,

có đeo kính tiếp xúc, có các tổn thương hoặc cân thiệp vào giác mạc như chấn thương, sẹo giác mạc, tạo hình, ghép giác mạc…,

Trang 30

1.3.4.4 Hệ số phi cầu (Q) và độ lệch tâm (E)

Được dùng để mô tả hình dạng giác mạc Liên quan tới chỉ số Q, có giá trị độ lệch tâm E được thể qua công thức:

P=1+Q =1-E2

Hình 2.2 Hình dạng giác mạc và hệ số phi cầu giác mạc Q

1.4 MỘT SỐ PHÂN LOẠI THEO HÌNH DẠNG BẢN ĐỒ GIÁC MẠC 1.4.1 Phân loại theo độ cong

Năm 1990, Stephen J Bogan cùng cộng sự đã nghiên cứu 399 giác mạc của 212 đối tượng, sau đó ông đưa ra bản phân loại của giác mạc bình thường theo độ cong dựa vào hình dạng nổi trội nằm giữa bản đồ của 1 trong 4 màu trung gian thuộc thang màu bình thường hóa: nâu, vàng nâu, vàng tươi, và màu vàng là 4 màu ở giữa trong 11 màu của thang màu bình thường hóa [45] Từ cách phân tích đặc điểm các kiểu bản đồ theo độ cong của giác mạc bình thường, tác giả đã đề ra cách so sánh với bản đồ giác mạc bệnh lý Sở dĩ Bogan

và cộng sự sử dụng 4 mầu này vì đây là các màu thường gặp ở vùng trung tâm

và cạnh trung tâm

Trang 31

Thiết bị mà tác giả sử dụng được gọi là Cornea Modeling System có thể

đo lường chính xác trong vùng trung tâm và cạnh trung tâm

Hình 1.15 Phân loại theo độ cong của Bogan và cộng sự [45] Các tiêu chuẩn để phân loại (Hình 1.14):

1 Hình tròn: Tỷ lệ giữa vùng màu được chọn có đường kính ngắn nhất

4 Hình nơ không đối xứng: bao gồm tiêu chuẩn của kiểu nơ đối xứng,

và một trong hai tỷ lệ của tiêu chuẩn < 2/3

5 Hình không đều: là kiểu không đạt tiêu chí nào của 4 kiểu hình được

mô tả trên

Hình 1.16 Phân loại kiểu nơ không đối xứng và kiểu nơ đối xứng [45]

Trang 32

Đối với máy ORBSCAN II, để phân loại bản đồ giác mạc theo độ cong với thang màu chuẩn hóa, Z Liu và Pflugfelder đã chọn những màu vàng, vàng nâu, xanh lá cây là những màu trung gian trong thang màu chuẩn hóa từ 28 – 65,5 D [46]

Hình 1.17 Bản đồ độ cong quy ước theo thang màu bình thường hóa [27]

1.4.2 Phân loại theo độ cao

Năm 1997, Naufal SC và CSlần đầu tiên đưa ra bảng phân loại theo độ cao của bản đồ giác mạc [44] Thang mã hóa màu là thang 5 m, trong khoảng +65 m đến – 60m Các điểm có độ cao dương cao hơn mặt cầu quy chiếu có màu từ xanh lục đến màu đỏ và các điểm có độ cao âm thấp hơn mặt cầu chiếu

có màu từ xanh lục-lam (blue-green) đến màu tím, tạo thành một thang 25 màu Dạng của bản đồ được định nghĩa dựa vào vùng có màu trung gian gồm có 12 màu trung gian, trong số 25 màu

Trang 33

Hình 1.18 Phân loại bản đồ giác mạc theo độ cao [27]

a Kiểu bờ đều: là một dải màu vàng đồng nhất trải dài liên tục qua một đường kính cho trước Không có vùng cao nào nằm trong phạm vi dải này Kích thước chiều dài của dải này gấp đôi bề rộng Độ rộng của dải màu vàng này ít thay đổi Trên lâm sàng, dải màu này là thành phần trụ nếu như ta coi bề mặt giác mạc là có dạng cầu - trụ Nếu bờ có trục ngang, và phần giác mạc phía trên

và dưới bờ này có độ cao âm biểu hiện loạn thị thuận

b Kiểu bờ không đều: kiểu này thường có phương nằm ngang (cũng có thể có phương thẳng đứng và phương chéo), bao gồm 2 vùng chênh ở chu vi, nối với nhau ở trung tâm qua một dải có bề rộng nhỏ hơn 1/4 bề rộng nhất của mỗi vùng chu vi

c Kiểu bờ không hoàn toàn: giống kiểu b, nhưng dải màu xanh lục nối giữa 2 phần ngoại biên không liên tục

d Kiểu đảo: là một vùng cao có màu xanh lục, xung quanh là màu xanh dương Phần cao xanh dương chiếm không quá 75% bề mặt giác mạc, và có bờ hơi chênh âm Tỷ lệ đường kính dọc và ngang từ 1/2 đến 1

Trang 34

e Kiểu không phân loại: không nằm trong các kiểu nói trên, thường giác mạc có có dạng tương đối cầu Sự khác biệt giữa các độ cao khoảng 5 m

Ý nghĩa của cách phân loại này là để đặt ra một cách định danh các kiểu bản đồ theo độ cao của giác mạc bình thường giúp việc mô tả hình dáng bản đồ

dễ dàng, và đây là cơ sở nghiên cứu để so sánh với các giác mạc bệnh lý

1.5 ỨNG DỤNG CỦA BẢN ĐỒ GIÁC MẠC:

- Phát hiện và theo dõi tiến triển của bệnh giác mạc hình chóp

- Phát hiện bệnh lý và sự biến đổi bề mặt giác mạc trước và sau đặt kính tiếp xúc

- Theo dõi và xác định trục để rạch giác mạc trong loạn thị không đều

- Chẩn đoán và phân biệt các loại thoái hóa giác mạc: thoái hóa vùng rìa trong suốt và thoái hóa vùng rìa kiểu Terrien

- Đánh giá màng nước mắt

- Đánh giá trước và sau phẫu thuật khúc xạ: trước phẫu thuật giúp phát hiện, loại trừ các bất thường về hình dạng giác mạc và tiên lượng kết quả sau phẫu thuật Sau phẫu thuật: so sánh bản đồ trước và sâu phẫu thuật có thể phát hiện sớm các biến chứng sau mổ

- Giúp đánh giá mức độ của giác mạc chóp trước ghép giác mạc xuyên, theo dõi độ loạn thị sau mổ và nếu có loạn thị cao có thể dựa vào đó để rạch giác mạc nhằm giảm bớt loạn thị

- Xác định nguyên nhân chất lượng thị lực không tốt sau mổ: mức độ đường rạch và độ loạn thị sau mổ thay thể thủy tinh, độ loạn thị giác mạc trước

và sau cắt mộng, tính toán công suất thể thủy tinh nhân tạo trong mổ Phaco cho bệnh nhân đã từng mổ Lasik

Trang 35

Chương 2

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiến hành trên tất cả bệnh nhân đến khám tại khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Độ tuổi: 5-16 tuổi

- Có thị lực trước kính ≤ 20/25

- Thử kính tối đa có thị lực sau kính ≥20/25

- Có kết quả đo bản đồ giác mạc

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân bị mắc các bệnh cấp tính về kết - giác mạc

- Mắt có tổn thương giác mạc tại lớp biểu mô làm mất sự trơn nhẵn của bề mặt giác mạc, hoặc có sẹo giác mạc, khô mắt

- Có tiền sử đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật tại mắt, chấn thương

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu nghiên cứu

𝑛 = 𝑍∝/22 𝑝(1 − 𝑝)

∆2 = 1,9620,24(1 − 0,24)

0,052 = 280 Trong đó:

- Z2/2 là giá trị Z thu được từ bảng Z ; ứng với  = 0.05 thì Z2/2 = 1.96

Trang 36

-  là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thu được từ nghiên cứu trước đó (theo ý tưởng của người nghiên cứu)

- p là tỷ lệ bản đồ kiểu nơ không đối xứng trong nghiên cứu của Z Liu [46] Trên thực tế, chúng tôi nghiên cứu trên 284 mắt có tật khúc xạ của 150 bệnh nhân tới khám

Thị lực 20/20 Thị lực ≤ 20/25

Thử kính

Thị lực ≥ 20/25 Thị lực < 20/25

Xử lý và phân tích số liệu

Chuyển BS khám

Chuyển BS khám

Chuyển BS khám

Trang 37

2.2.5 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

- Thử cầu tối ưu: căn cứ vào thị lực ta thử với kính cầu cộng và trừ tương ứng để tìm ra số kính cầu trừ thấp nhất và kính cầu cộng lớn nhất cho thị lực tốt nhất có thể

- Thử kính trụ: từ kết quả thử cầu tối ưu, dùng kính trụ Jackson để xác định bệnh nhân có loạn thị hay không, tìm công suất và trục chính xác

Trang 38

của loạn thị, cân bằng cầu tương đương

- Thử lại kính với test +1: khi cho kính +1 vào 2 mắt, bệnh nhân đọc bảng thị lực giảm từ 2-4 hàng, giảm dần số kính xuống +0,75, +0,50, +0,25 và 0; quá trình thử kết thúc tại bước nào mà cho thị lực tương đương với sau thử kính trụ

- Với các bệnh nhân mà sau test +1 thấy có điều tiết nhiều hoặc sau thử kính mà thị lực nhỏ hơn 20/25, chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu vì

sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân loại độ khúc xạ của chúng tôi

- Ghi số kính vào bệnh án nghiên cứu

2.2.5.4 Khám mắt bằng máy sinh hiển vi

Mục đích: phát hiện các bệnh lý của mắt nằm trong tiêu chuẩn loại trừ

- Hướng dẫn bệnh nhân ngồi, đặt đầu vào giá tựa, cằm và trán đặt vào đúng vị trí

- Điều chỉnh máy từ độ phóng đại thấp đến cao, điều chỉnh đèn sáng và khe sáng phù hợp

- Đánh giá tình trạng cương tụ của kết mạc, độ trong suốt của giác mạc, tiền phòng, thủy tinh thể, dịch kính võng mạc để có thể phát hiện ra các bệnh lý của mắt như viêm kết, giác mạc, đục thể thủy tinh…

2.2.5.5 Chụp bản đồ giác mạc

- Hướng dẫn bệnh nhân ngồi, cằm và trán đặt đúng vị trí, mắt mở tối đa

- Người đo sẽ điều chỉnh tiêu điểm chuẩn sao cho đặt tiêu thẳng hàng

và đúng vào trung tâm giác mạc để giảm sai số Khi đó ta sẽ thấy xuất hiện các vòng sáng Placido đồng tâm hiện lên, tâm vòng sáng trùng với tâm giác mạc Những hình ảnh phản xạ lại từ giác mạc được phân tích và cho kết quả là bản đồ giác mạc của bệnh nhân

- In bản đồ giác mạc của bệnh nhân và lấy các chỉ số cần nghiên cứu vào bệnh án nghiên cứu

Trang 39

Hình 2.2 Chụp bản đồ giác mạc trên máy Nidek OPD Scan III

2.2.6 Phương tiện nghiên cứu

- Hồ sơ bệnh án nghiên cứu

- Các thiết bị khám chức năng mắt: Bảng thị lực Snellen, hộp kính và gọng kính thử

- Máy sinh hiển vi

- Máy chụp bản đồ giác mạc Nidek OPD Scan III: là loại máy kết hợp chụp bản đồ giác mạc, đo khúc xạ tự động và phân tích mặt sóng trong đó chụp bản đồ mặt trước giác mạc theo nguyên lý phản chiếu Máy có tầm đo rộng từ -20D đến +22D cầu và 12D trụ

Độ cầu tương đương tính theo công thức:

Độ cầu tương đương = Số kính cầu + Số kính trụ/2 Thị lực không kính:

Trang 40

Thị lực có kính:

Phân loại tật khúc xạ dựa theo:

- Mắt chính thị: là mắt có thị lực không kính ≥20/25

- Mắt cận thị: là mắt có sử dụng kính cầu âm

- Mắt cận loạn thị: là mắt có dụng kính cầu âm kèm theo kính trụ

- Mắt viễn thị: là mắt có sử dụng kính cầu dương

- Mắt viễn loạn thị: là mắt có sử dụng kính cầu dương kèm kính trụ

- Mắt loạn thị: là mắt chỉ sử dụng kính trụ

2.2.7.3 Các biến số thu từ máy chụp bản đồ giác mạc

- Sim K1

- Sim K2

- Sim K: Độ cong trung bình của giác mạc được tính theo công thức:

Sim K = (Sim K1 + Sim K2)/2

- Phân loại độ cong giác mạc theo Sim K:

o Sim K< 41: giác mạc dẹt

o 41 ≤ Sim K<46: giác mạc bình thường

o 46 ≤ Sim K: giác mạc cong

2.2.7.4 Phân loại theo hình dạng bản đồ giác mạc

Phân loại bản đồ độ cong theo Bogan (1990) [45] với thang màu chuẩn hoá có bước màu là 1,5D gồm 5 kiểu hình:

- Hình tròn

- Hình bầu dục

Ngày đăng: 21/06/2017, 13:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Pavan-Langston D (2008), Manual of Ocular Diagnosis and Therapy, Lippincott Williams &amp; Wilkins Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual of Ocular Diagnosis and Therapy
Tác giả: Pavan-Langston D
Năm: 2008
2. Hansen DW (2003). Evaluating the Eye with Corneal Topography. Corneal topography 2003 8/1/2003 [cited 30/11/2016]; Available from:http://www.clspectrum.com/articleviewer.aspx?articleid=12399 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluating the Eye with Corneal Topography
Tác giả: Hansen DW
Năm: 2003
3. Schornack MM,Patel SV (2010), Relationship between corneal topographic indices and scleral lens base curve, Eye Contact Lens, 36 (6), 330-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eye Contact Lens
Tác giả: Schornack MM,Patel SV
Năm: 2010
4. Millodot M (2014), Dictionary of Optometry and Visual Science, Elsevier Health Sciences UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dictionary of Optometry and Visual Science
Tác giả: Millodot M
Năm: 2014
5. Barr JT, Rah MJ, Jackson JM, et al. (2003), Orthokeratology and corneal refractive therapy: a review and recent findings, Eye Contact Lens, 29 (1 Suppl), S49-53; discussion S57-9, S192-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eye Contact Lens
Tác giả: Barr JT, Rah MJ, Jackson JM, et al
Năm: 2003
6. Sinjab MM (2012), Corneal Topography in Clinical Practice (Pentacam System) Basics and Clinical Interpretation, Jaypee Brothers,Medical Publishers Pvt. Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corneal Topography in Clinical Practice (Pentacam System) Basics and Clinical Interpretation
Tác giả: Sinjab MM
Năm: 2012
7. Agarwal A, Agarwal A, and Jacob S (2010), Dr Agarwal's Textbook on Corneal Topography, Jaypee Brothers,Medical Publishers Pvt. Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dr Agarwal's Textbook on Corneal Topography
Tác giả: Agarwal A, Agarwal A, and Jacob S
Năm: 2010
8. Phạm Nguyên Huân,Lê Minh Thông (2004), Phân tích đặc điểm bản đồ giác mạc bình thường ở người trưởng thành tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 8 (1), 145-149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Nguyên Huân,Lê Minh Thông
Năm: 2004
9. Đỗ Như Hơn (2014), Công tác phòng chống mù lòa năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2014, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc - Hà Nội 2014, tr. 6-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc - Hà Nội 2014
Tác giả: Đỗ Như Hơn
Năm: 2014
10. Nguyễn Thanh Triết (2012), Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và các nguyên nhân giảm thị lực ở học sinh tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc - Hà Nội 2012, tr. 82-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc - Hà Nội 2012
Tác giả: Nguyễn Thanh Triết
Năm: 2012
11. Lê Thị Thanh Xuyên (2007), Chương trình mắt học đường tại thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc, Đà Nẵng 2007, tr.37-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc, Đà Nẵng 2007
Tác giả: Lê Thị Thanh Xuyên
Năm: 2007
12. Mattioli R (1996). Apparatus for topographical analysis of cornea. 1996 [cited; Available from: http://www.google.ch/patents/US5526073 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apparatus for topographical analysis of cornea
Tác giả: Mattioli R
Năm: 1996
13. Khurana (2008), Theory And Practice Of Optics And Refraction, Elsevier India Pvt. Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theory And Practice Of Optics And Refraction
Tác giả: Khurana
Năm: 2008
14. Gutmark R,Guyton DL (2010), Origins of the Keratometer and its Evolving Role in Ophthalmology, Survey of Ophthalmology, 55 (5), 481- 497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Survey of Ophthalmology
Tác giả: Gutmark R,Guyton DL
Năm: 2010
15. Den Tonkelaar I, Van Leersum GK, and Henkes HE (1994), D.B. Kagenaar and the ophthalmometer by Javal-Schiứtz, Documenta Ophthalmologica, 86 (2), 167-171 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Documenta Ophthalmologica
Tác giả: Den Tonkelaar I, Van Leersum GK, and Henkes HE
Năm: 1994
16. Keirl A,Christie C (2007), Clinical Optics and Refraction: A Guide for Optometrists, Contact Lens Opticians and Dispensing Opticians, Baillière Tindall Elsevier/Butterworth-Heinemann Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical Optics and Refraction: A Guide for Optometrists, Contact Lens Opticians and Dispensing Opticians
Tác giả: Keirl A,Christie C
Năm: 2007
17. Prakash G,Feldman BH (2014). Corneal topography. 2014 [cited 2015 05/09/2015]; Available from:http://eyewiki.aao.org/Corneal_topography Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corneal topography
Tác giả: Prakash G,Feldman BH
Năm: 2014
18. Roberts AKCJ (2013), Corneal Topography: From Theory to Practice, Kugler Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corneal Topography: From Theory to Practice
Tác giả: Roberts AKCJ
Năm: 2013
19. Klyce SD (1984), Computer-assisted corneal topography. High- resolution graphic presentation and analysis of keratoscopy, Invest Ophthalmol Vis Sci, 25 (12), 1426-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Invest Ophthalmol Vis Sci
Tác giả: Klyce SD
Năm: 1984
20. Corbett M, O'Brart D, Rosen E, et al. (1999), Corneal Topography: Principles and Applications, Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Corneal Topography: "Principles and Applications
Tác giả: Corbett M, O'Brart D, Rosen E, et al
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w