Những năm gần đây, hợp tác kinh tế của ASEAN đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn mà một trong số đó là sự chênh lệch về khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên với nhau. Trong phạm vi bài viết này. Dựa trên cơ sở những kiến thức đã học. Em xin tìm hiểu về đề tài: : “Phân tích các nội dung pháp lí và thực tiễn về thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua Hiến chương ASEAN và Sáng kiến hội nhập ASEAN ( IAI)”
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ.
Những năm gần đây, hợp tác kinh tế của ASEAN đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn mà một trong số đó là sự chênh lệch về khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên với nhau Trong phạm
vi bài viết này Dựa trên cơ sở những kiến thức đã học Em xin tìm hiểu về đề tài: : “ Phân tích các nội dung pháp lí và thực tiễn về thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN thông qua Hiến chương ASEAN và Sáng kiến hội nhập ASEAN ( IAI)”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I Nội dung pháp lí về thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Thu hẹp khoảng cách phát triển trong AEC dựa trên hai cơ sở pháp lí quan trọng mà
ta cần đề cập tới đó là hiến chương ASEAN và Sáng kiến hội nhập ASEAN ( IAI)
Thứ nhất, theo khoản 6, Điều 1, Chương 1, Hiến chương ASEAN “ Giảm nghèo
và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.” Việc ghi nhận trong Hiến chương ASEAN nội dung thu hẹp khoảng cách phát triển
trong AEC dựa trên các vấn đề như sau:
Một là, nhận thức được khoảng cách phát triển kinh tế giữa các quốc gia ASEAN
nhất là khoảng cách giữa các nước phát triển hơn gồm, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philipin và Tháilan (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) Được thể hiện qua tiêu chí phát triển kinh tế-xã hội như: Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế hay tỉ trọng các ngành công nông
Hai là , nhận thức được các tác động tiêu cực của chênh lệch khoảng cách phát triển
đối với kinh tế AEC Cụ thể Nó có thể gây ra tình trạng bất đối xứng trong quá trình liên kết kinh tế khu vực thể hiện trong chính sách tài chính, điều tiết dòng vốn đầu tư đặc biệt
là sự thiếu hụt và khả năng bắt kịp tốc độ phát triển kinh tể các nước ASEAN -6 của CLMV Khoảng cách phát triển kinh tế còn làm cho CLMV thua thiệt trong việc nắm bắt các cơ hội và lợi ích của quá trình liên kết kinh tế ASEAN cũng như toàn cầu hóa kinh tế thế giới, đặc biệt khi có sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Ba là, quy định trên của Hiến chương chỉ ra cách thức thu hẹp khoảng cách phát triển
thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau Có nghĩa là ASEAN đã xác định để thực hiện đúng
Trang 2mục tiêu đề ra, các quốc gia thành viên cần thúc đẩy hợp tác nội khối, cùng nhau hợp tác và liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo các quốc gia thành viên được hưởng lợi bình đẳng từ các lợi ích trong hội nhập kinh tế của khối Giúp các nền kinh tế thành viên trở thành các thực thể kinh tế tồn tại thống nhất trong một thị trường và cơ sở thống nhất của AEC
Thứ hai, một cơ sở pháp lí chính, quan trọng nhất trong việc thu hẹp khoảng cách
phát triển trong AEC đó là sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) Sáng kiến này đã chỉ ra các phương hướng và nội dung trọng tâm trong thu hẹp khoảng cách phát triển không những giữa ASEAN với nhau mà còn giữa ASEAN với các khu vực khác trên thế giới IAI tập trung hỗ trợ các nước CLMV trên hai lĩnh vực chính là thúc đẩy việc triển khai các chương trình, dự án tiểu vùng ( tiêu biểu là Chương trình tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng GMS )và khuyến khích các nước đối tác của ASEAN tham gia, tài trợ cho các dự án về đầu
tư, thương mại Các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ cũng tích cực
hỗ trợ các dự án IAI
II.Thực tiễn thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Thực tế hiện nay, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển hơn,(ASEAN-6) và CLMVcó sự chênh lêch khá lớn.Đơn cử như: Về thu nhập, thu nhập đầu người của các nước ASEAN có sự tương phản rất sâu sắc Mức thu nhập bình quân đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 của Bru-nây, Xin-ga-po đạt xấp
xỉ 50 nghìn USD Mức thu nhập này cao gấp 17 lần so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp
50 lần so với Mi-an-ma (1.100 USD) - nước nghèo nhất khu vực Ma-lai-xi-a, Thái-lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với CLMV nhưng cũng chỉ bằng một phần ba của Xin-ga-po hay Bru-nây Đây chỉ là một số ví dụ thể hiện phần nào đó sự chênh lệch về khoảng cách phát triển kinh tế trong AEC Tuy nhiên, trong thời gian này Dựa trên quy định trong Hiến
chương ASEAN và IAI Việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong AEC thực tiễn được thể hiện qua những nỗ lực của các thành viên ASEAN do đó, ta có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, ở cấp độ quốc gia, nỗ lực tập chung vào tiến hành và đẩy mạnh các cải cách
kinh tế, mở cửa và tăng cường hội nhập với các mức độ khác nhau Tuy nhiên do trình độ phát triển và lợi ích thu được từ hội nhập kinh tế là khác nhau nên sự hội tụ về phát triển vẫn chưa được rõ nét Thể hiện ở chỗ, đơn cử giữa các nước CLMV với các nước ASEAN
-6 khi tiến hành hợp tác kinh tế với nhau, trình độ phát triển của CLMV thấp hơn rất nhiều ASEAN -6, do đó lợi ích mà ASEAN -6 thu được khi hợp tác so với những gì mà ASEAN-6
Trang 3bỏ ra là không cân bằng, vì yếu tố lợi nhuận cần được đặt lên hàng đầu, trong khi đó họ luôn mong muốn yếu tố đầu vào sao cho thấp nhất Do đó họ không “dại” gì mà tăng cường hợp tác với những đối tác không đem lại lợi ích cao nhất cho họ Thực tế đây cũng là biểu hiện liên quan tới xu hướng “ ly tâm” trong cộng đồng ASEAN
Thứ hai, ở cấp độ khu vực, các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển được thực hiện
bằng các hiệp định, chương trình và dự án khác nhau, mà tiêu biểu nhất là việc các nước
ASEAN -6 hỗ trợ thực hiện IAI Cụ thể: “Đến nay, đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ Các dự án đã đem lại kết quả cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước này xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.Các hoạt động trong khuôn khổ IAI cũng được thực hiện qua sự hỗ trợ của các nước ASEAN-6 dành riêng cho CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP) Nội dung của Chương trình này là các nước ASEAN-6 đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong một số sản phẩm Trên thực tế, từ năm 2010, việc giảm thuế xuống 0% đối với 99% số dòng thuế của các nước ASEAN-6 cũng cho thấy AISP đã hoàn thành sứ mệnh của mình Các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật” 1
Thứ ba, ở cấp độ quốc tế các nước ASEAN có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hợp
tác với bên ngoài như, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác đối ngoại và tổ chức quốc
tế để thực hiện hiệu quả các chương trình mà IAI đề ra trên các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, tài chính, du lịch, đầu tư thể hiện ở một số việc hợp tác quốc tế như sau: Đó là đã có
sự tăng cường liên kết ASEAN – Đông bắc á thông qua cơ chế ASEAN +3
Trên đây là một số đánh giá về thu hẹp khoảng cách phát triển trong AEC ta nhận thấy đó vừa là yêu cầu cấp bách vừa là mục tiêu quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN, bởi chỉ khi khoảng cách phát triển có xích lại gần nhau mới có thể đảm bảo cho chương trình liên kết mà ASEAN đưa ra được thực hiện trên thực tế Do đó ta cần tiến hành một số cách sau nhằm đưa nền kinh tế các nước thành viên ASEAN phát triển đồng đều, nhất là đưa các nước CLMV phát triển ngang tầm với các quốc gia còn lại Cụ thể:
Thứ nhất, cần hỗ trợ các nước kém phát triển theo những quy định tại Hiến chương và theo
Thương
Trang 4IAI Thứ hai, cần có các chương trình liên kết tiểu khu vực, có như vậy mới tận dụng tối
đa, ưu điểm, lợi thế của từng tiểu khu với nhau Thứ ba, phát triển các doanh nghiệp (DN)
vừa và nhỏ, vì trong ASEAN hội tụ nhiều nước đang phát triển, đây là nơi tập hợp nhiều các
DN vừa và nhỏ, với bản chất là có vốn ít, quy mô nhỏ, lao đồng trình độ thấp Như vậy, khi trong nền kinh tế có những biến động, như khủng hoảng kinh tế, các DN này sẽ có sức chống kém, dễ lâm vào phá sản Vì vậy việc phát triển, hỗ trợ tốt hơn các DN này sẽ đảm
bảo sự bền vững cho nền kinh tế ( Ví dụ: Thông qua Thuế mà các DN phải đóng cho nhà
nước, DN càng thu được lợi nhuận cao thì càng đóng nhiều thuế )
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Thu hẹp khoảng cách phát triển trong Cộng đồng kinh tế ASEAN được quy định cụ thể trong Hiến chương ASEAN và IAI là cơ sở pháp lí quan trọng cho việc thu hẹp nhất khoảng cách phát triển trong AEC Mà quan trọng hơn cả đó là.Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu như thành công đó được xây dựng bằng chính nỗ lực của các nước CLMV Là nhóm nước kém phát triển hơn trong ASEAN và là nhóm các nước có
sự chênh lệch khoảng cách phát triển nhất so với các nước còn lại trong ASEAN