1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

KHẢO sát tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm SÀNG rối LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ý ở TRẺ EM tại TRƯỜNG TIỂU học TRƯNG VƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

104 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Khái niệm về rối loạn tăng động giảm chú ý Theo ICD-10 1993, rối tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặcđiểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quámức, ké

Trang 3

TRẦN TIẾN THỊNH

KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Nhi Khoa

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI - 2016

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, các thầy cô Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội đã

giảng dạy những bài học quý giá, tạo điều kiện giúp đỡ và nhiệt tình đóng góp giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Thanh Mai là

người thầy đã hướng dẫn tận tình; giúp đỡ, chỉ dạy cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện, Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá

trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường tiểu học Trưng Vương, Trung tâm Nhi khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều

kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân, gia đình và bạn bè đã luôn là chỗ dựa vững chắc, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016

Học viên Trần Tiến Thịnh

Trang 5

Tôi là Trần Tiến Thịnh, lớp Cao học khóa 23 Trường Đại học Y Hà

Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS Nguyễn Thị Thanh Mai.

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đãđược công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sởnơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016

Người viết cam đoan Trần Tiến Thịnh

Trang 6

AAP Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics)ADD Rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder)

ADHD Rối loạn tăng động giảm chú ý

(Attention Deficit Hyperactivity Disorder)APA Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association)

CD Rối loạn hành vi (Conduct Disorder)

CPTTT Chậm phát triển tâm thần

DSM Sổ tay chuẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần

(của Hội tâm thần học Hoa Kỳ)

(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders)

ICD Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới

(The International Classification of Diseases - World HealthOrganization)

IQ Chỉ số trí tuệ (Inteligence Quotien)

NIMH Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Hoa Kỳ)

(National Institute of Mental Health)ODD Rối loạn chống đối thách thức (Oppositional Defiant Disorder)RLTĐGCY Rối loạn tăng động giảm chú ý

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát về rối loạn tăng động giảm chú ý 3

1.1.1 Khái niệm về rối loạn tăng động giảm chú ý 3

1.1.2 Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý 4

1.1.3 Dịch tễ học rối loạn tăng động giảm chú ý 6

1.1.4 Nguyên nhân 6

1.1.5 Lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em 12

1.1.6 Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý 16

1.1.7 Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý 22

1.1.8 Điều trị 23

1.1.9 Tiên lượng 27

1.1.10 Các thang đo được sử dụng trong chẩn đoán RLTĐGCY 28

1.2 Tình hình nghiên cứu về RLTĐGCY trên Thế giới và ở Việt Nam 31

1.2.1 Các nghiên cứu trên Thế giới 31

1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng thời gian, địa điểm nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng sàng lọc phát hiện RLTĐGCY 35

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng 35

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 37

2.1.4 Thời gian nghiên cứu 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 38

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 38

Trang 8

2.3.1 Công cụ thu thập số liệu 42

2.3.2 Các bước tiến hành thu thập số liệu 42

2.4 Xử lý số liệu 43

2.5 Đạo đức nghiên cứu 43

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45

3.1.1 Đặc điểm về giới tính và lứa tuổi 45

3.1.2 Đặc điểm về học vấn của đối tượng nghiên cứu 46

3.2 Khảo sát và xác định tỷ lệ mắc RLTĐGCY ở trẻ em tiểu học 47

3.2.1 Kết quả khảo sát qua test Vanderbilt cha mẹ và giáo viên 47

3.2.2 Tỷ lệ mắc RLTĐGCY 49

3.3 Đặc điểm lâm sàng của trẻ mắc RLTĐGCY 50

3.3.1 Phân bố đặc điểm lâm sàng theo thể mắc RLTĐGCY 50

3.3.2 Đặc điểm lâm sàng giảm chú ý ở môi trường trường học và gia đình 51

3.3.3 Đặc điểm lâm sàng tăng động/ xung động ở môi trường trường học và gia đình 53

3.3.4 Rối loạn khác kèm theo ở nhóm trẻ mắc RLTĐGCY 55

3.3.5 Đặc điểm về chỉ số IQ và các hoạt động khác ở trẻ RLTĐGCY .55 Chương 4: BÀN LUẬN 58

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 58

4.1.1 Tuổi 58

4.1.2 Giới tính 59

4.2 Tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý 59

4.2.1 Tỷ lệ mắc chung của RLTĐGCY 59

Trang 9

4.2.4 Tỷ lệ mắc RLTĐGCY theo thể bệnh 634.2.5 So sánh tỷ lệ nghi ngờ qua test Vanderbilt và chẩn đoán xác định 644.3 Đặc điểm lâm sàng của trẻ mắc RLTĐGCY 654.3.1 Đặc điểm lâm sàng của thể GCY chiếm ưu thế 654.3.2 Đặc điểm lâm sàng của thể tăng động/ xung động chiếm ưu thế 694.3.3 Chỉ số IQ và các đặc điểm khác của trẻ mắc RLTĐGCY 73

KẾT LUẬN 76 KIẾN NGHỊ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 45

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn 46

Bảng 3.3 Tỷ lệ nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt theo khối học 48 Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc theo thể bệnh và giới tính 49

Bảng 3.5: Tỷ lệ học sinh xác định mắc RLTĐGCY theo khối học 49

Bảng 3.6: Tỷ lệ học sinh mắc RLTĐGCY theo tuổi 50

Bảng 3.7 Đặc điểm giảm chú ý ở môi trường trường học 51

Bảng 3.8 Đặc điểm giảm chú ý ở môi trường gia đình 52

Bảng 3.9 Đặc điểm tăng động/ xung động ở môi trường trường học 53

Bảng 3.10 Đặc điểm tăng động/ xung động ở môi trường gia đình 54

Bảng 3.11 Chỉ số IQ của trẻ mắc RLTĐGCY 55

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của RLTĐGCY tới kết quả học tập 56

Bảng 3.13: Các hoạt động chung ở trường của trẻ mắc RLTĐGCY 56

Bảng 3.14: Các mối quan hệ của trẻ mắc RLTĐGCY 57

Trang 11

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 46Biểu đồ 3.2 : Tỷ lệ cha mẹ và giáo viên báo cáo có RLTĐGCY qua test Vanderbilt.47Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các thể nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt 47Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nghi ngờ mắc RLTĐGCY qua test Vanderbilt theo giới 48Biểu đồ 3.5: Phân bố theo thể bệnh mắc RLTĐGCY 50Biểu đồ 3.6: Các rối loạn kèm theo RLTĐGCY 55

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn tăng động giảm chú ý (RLTĐGCY) là một trong những rốiloạn hành vi khá phổ biến ở trẻ em Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý sẽgặp phải rất nhiều các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và trong sự phát triểncủa các em Trong một báo cáo thống kê gần đây nhất của Đại học BondAustralia (2015), tổng hợp từ 175 nghiên cứu về tỷ lệ mắc RLTĐGCY quacác ấn bản DSM, đã đưa ra ước lượng tỷ lệ mắc RLTĐGCY chuẩn là 7,2%,

và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) nghiên cứu trên 400 họcsinh ở bốn trường Tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ mắc RLTĐGCY 6,3% Một số nghiên cứu tại miền Nam, đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy sự phổbiến của RLTĐGCY ở lứa tuổi tiểu học chiếm tới 7,7% Nghiên cứu của tácgiả Nguyễn Thế Mạnh (2009) trên những trẻ RLTĐGCY đến khám tại phòngkhám Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 4 đến tháng 8 năm

2010 cũng ghi nhận 100% số bệnh nhân ở độ tuổi tiểu học

RLTĐGCY để lại các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến pháttriển tâm lý và nhân cách trẻ: Lo âu, trầm cảm, nhân cách chống đối, tự ti,thiếu động cơ Những trẻ này thường có hoạt động quá mức, khó kiểm soát,xung động, dễ bị tai nạn Bản thân trẻ thường có những vấn đề khó khăn trongmối quan hệ gia đình và xã hội, khó kết bạn, không vâng lời, thiếu tôn trọngcác quy tắc và vô kỷ luật ,

Bước vào cấp tiểu học là bước ngoặt đầu đời trong cuộc sống của trẻ,giai đoạn này sẽ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý Đây là giai đoạn chuyểntiếp từ hoạt động chủ đạo vui chơi sang hoạt động học tập một cách nghiêmtúc, với nhiều yêu cầu nghiêm ngặt trong thực hiện nội qui của nhà trường,nên trẻ lứa tuổi này thường phải đương đầu với các vấn đề về thích ứng Thực

Trang 13

tế cho thấy trẻ mắc RLTĐGCY rất khó khăn để hòa nhập và học tập đạt kết quảtốt như các bạn cùng lứa tuổi, gây ra nhiều hạn chế cho trẻ trong việc phát huyđược tối đa năng lực của bản thân, suy giảm thành tích học tập, cũng như rốiloạn rõ rệt các mối quan hệ xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, RLTĐGCY đã trở thành vấn đề ảnhhưởng đến sức khỏe của cộng đồng Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu vềRLTĐGCY, đặc biệt quan tâm về dịch tễ, căn nguyên và điều trị bệnh ỞViệt Nam, chưa có 1 nghiên cứu dịch tễ nào có tính chất hệ thống trên toànquốc, chỉ có 1 số nghiên cứu mang tính chất dịch tễ cho khu vực, vùng miền.Trong đó, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại khu vực miền núi phíabắc Việt Nam

Thái Nguyên là một tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía bắc, vớidân số trên 1 triệu dân, hiện chưa có một khảo sát nào đánh giá được tỷ lệmắc RLTĐGCY, cũng như đặc điểm lâm sàng của nhóm trẻ mắc rối loạn nàytại tỉnh Việc xác định tỷ lệ mắc, các yếu tố liên quan và nêu ra 1 số đặc điểmlâm sàng là những thách thức lớn trong việc định hướng các hình thức chămsóc, hỗ trợ, can thiệp và trị liệu cho trẻ em mắc RLTĐGCY tại Thái Nguyên,đặc biệt ở lứa tuổi phổ biến nhất là tuổi tiểu học

Do vậy, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: “Khảo sát tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em tại trường tiểu học Trưng Vương thành phố Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em tại trường Tiểu học Trưng Vương Thành phố Thái Nguyên.

2 Mô tả đặc điểm lâm sàng nhóm trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý được phát hiện

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát về rối loạn tăng động giảm chú ý

1.1.1 Khái niệm về rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo ICD-10 (1993), rối tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặcđiểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quámức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; vànhững đặc điểm hành vi lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài vớithời gian

Theo DSM-IV-TR (1994), thì rối loạn tăng động giảm chú ý là mộtmẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăngcường hoạt động một cách thái quá, khác biệt hẳn với một mẫu hành vi củanhững trẻ bình thường khác cùng lứa tuổi phát triển

Trong những năm gần đây người ta đưa ra thuật ngữ “rối loạn suy giảm

sự chú ý” để chẩn đoán hội chứng này Nhưng ở đây nó không được dùng bởi

nó đòi hỏi tri thức về các quá trình tâm lý mà chúng ta chưa có sẵn, và nó gợi

ý đưa vào chẩn đoán này những em bé thường hay lo lắng, bận tâm hoặc vôcảm, “mơ mộng” mà những khó khăn của chúng có lẽ có tính chất khác Tuynhiên, về phương diện hành vi, rõ ràng là những khó khăn trong chú ý là néttrung tâm của các hội chứng tăng động này

Người ta thường nghĩ rằng những nét bất thường về thể chất đóng mộtvai trò chủ yếu trong sự phát triển của rối loạn này, những nguyên nhân đặchiệu hiện nay chưa biết được Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phongchống đối xã hội và tự ti Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động

và các rối loạn hành vi khác, như rối loạn hành vi ứng xử, chống đối xã hội,

Trang 15

không thích ứng xã hội Tuy nhiên những bằng chứng hiện nay nghiêng về sựphân chia ra một nhóm rối loạn trong đó tăng động là một vấn đề trung tâm

Nhiều bất thường khác thường kết hợp với rối loạn này Những trẻ nàythường dại dột, xung đột, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường có nhữngvấn đề về kỷ luật, do thiếu tôn trọng các quy tắc, việc thiếu tôn trọng này làkết quả của việc thiếu suy nghĩ (hơn là cố tình chống đối) Các quan hệ củachúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế về mặt xã hội, thiếu thậntrọng và dè dặt, chúng không được các trẻ em khác thừa nhận và có thể trởnên bị cô lập Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và các trạng tháichậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều hơn mộtcách không cân xứng

1.1.2 Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý từ lâu đã được mô tả trong văn học y.Heinrich Hoffmann (1809-1894), một bác sỹ người Đức, là người đầu tiên mô

tả trẻ em có hành vi xung động và tăng động vào năm 1845 Ông đặt tên chobiểu hiện hành vi này là “bệnh tâm thần xung động” hay “ức chế khiếmkhuyết”

Năm 1902, sự quan tâm thực sự về mặt lâm sàng với những trẻ có cáctriệu chứng như vậy đã được một Bác sĩ nhi khoa người Anh là George Stillthuyết trình trước Viện Hàn lâm Y khoa Hoàng gia Ông đã đưa ra một loạtcác mô tả về trẻ em với động cơ kích động, vấn đề về chú ý, khó khăn trongviệc kiểm soát các xung động và nhu cầu cho lợi ích trước mắt Trong mô tảcủa mình, ông gắn các đặc điểm hành vi với thực tế rằng những trẻ này

“không xem xét tới những người khác” và được gọi là rối loạn “thiếu kiểmsoát đạo đức” Quan niệm sai lầm mang tính lịch sử này là biểu tượng của sự

kỳ thị liên quan với các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý: Trẻ em bị

Trang 16

ảnh hưởng thường bị hiểu sai là có kiểm soát trên hành vi của mình và chịutrách nhiệm về các triệu chứng của chúng

Trong những thập kỷ sau, hội chứng có liên quan đến tổn thương não vàcác rối loạn này được đặt tên là tổn thương não tối thiểu Khái niệm này đưađến rối loạn trạng thái sinh học cao hơn là vấn đề đạo đức, nhưng lại manggiả định không chính xác rằng RLTĐGCY là kết quả của chấn thương não.Sau đó người ta công nhận rằng không phải tất cả trẻ em đều có những tổnthương có thể quan sát được về mặt thể chất và do đó nó được đổi tên thànhrối loạn chức năng não bộ tối thiểu

Năm 1934, Kramer - Pollnow mô tả một hội chứng mà ông gọi làHyperkinetische Erkrankung (bệnh tăng vận động) được đặc trưng bởi sự bồnchồn và khả năng bị sao nhãng Năm 1937, phương pháp điều trị hiệu quả đầutiên cho bệnh RLTĐGCY đã được mô tả và báo cáo rằng Benzedrine có thểlàm giảm sự tăng động, nâng cao sự chú ý và kết quả học tập

Tăng động là triệu chứng được sử dụng để đặt tên cho các rối loạn khilần đầu tiên được nhắc đến trong bảng phân loại các bệnh của Tổ chức Y tếThế giới, tái bản lần thứ 9 (ICD-9) là “hội chứng tăng động của thời thơ ấu”,sau đó được gọi là “rối loạn tăng động” trong ICD-10 (1992) và trong chẩnđoán của Hiệp hội tâm thần Mỹ và cuốn sổ tay thống kê về các rối loạn tâmthần xuất bản lần thứ hai (DSM-II, 1969) có tên gọi là “phản ứng tăng độngcủa thời thơ ấu”

Từ năm 1980, sự không chú ý cũng được nhấn mạnh và các rối loạnđược định nghĩa là “rối loạn thiếu tập trung hoặc không tăng động” (DSM-III,1980) và sau đó là “rối loạn tăng động giảm chú ý” (DSM-III-R, 1987 vàDSM-IV, 1994) Cho đến nay rối loạn tăng động giảm chú ý hay ADHD đãtrở thành một khái niệm và đã được mô tả khá nhất quán, cụ thể trong cả 2tiêu chuẩn chẩn đoán là DSM-IV và ICD-10 ,

Trang 17

1.1.3 Dịch tễ học rối loạn tăng động giảm chú ý

1.1.3.1 Tỷ lệ mắc

Trên thế giới, ước tính tỉ lệ mắc của RLTĐGCY thay đổi tùy theo cáctiêu chí được sử dụng Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống gần đây tập hợp

dữ liệu từ 102 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới và tính toán một tỉ lệ 5%

số ca ghi nhận trẻ dưới 18 tuổi, 6% trẻ em ở độ tuổi đến trường và 3% thanhthiếu niên (Polanczyk và cộng sự, 2007) Mặc dù các ước tính không đồngnhất, không có bằng chứng rõ ràng của sự biến đổi theo các văn hóa khácnhau Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thống nhất với tỷ lệ 3-5% số trẻ đi học doHội Tâm thần học Hoa Kỳ đưa ra năm 1994

Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Thanh (2010),nghiên cứu trên 1.594 học sinh tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ mắc RLTĐGCY

là 1,63% Một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em tuổi học đường tại

Hà Nội, lứa tuổi từ 4-18 của Bệnh viện nhi Trung ương, cho biết tỷ lệ họcsinh có các biểu hiện RLTĐGCY tăng từ 3% năm 1997 lên 5,25% năm

2003 ,

1.1.3.2 Giới tính

Đối với trẻ mắc RLTĐGCY, tỷ lệ ở nam gấp 3-5 lần ở nữ Một số báocáo về tỷ lệ RLTĐGCY ở nam so với nữ là 5:1 Phần lớn là dạng giảm tậptrung của RLTĐGCY ở nữ nhiều hơn nam Đối với người lớn tỷ lệ RLTĐGCYcủa nam và nữ là ngang nhau

1.1.4 Nguyên nhân

Việc tìm kiếm nguyên nhân khá phức tạp bởi tính không thuần nhất củanhững trẻ đã được chẩn đoán RLTĐGCY Các bằng chứng cho thấy rằng mộtnguyên nhân duy nhất không thể giải thích được cho rối loạn này, một số giảthuyết đã được đề cập đến như sau:

Trang 18

1.1.4.1 Nguyên nhân nội sinh

- Yếu tố di truyền (gene)

Yếu tố di truyền (gene) được đề cập đến trong một nghiên cứu trên 238cặp song sinh (Goodman và Stevenson, 1989) đã tìm ra sự phù hợp cho chẩnđoán lâm sàng tăng động ở 51% các cặp sinh đôi cùng trứng và 33% các cặpsinh đôi khác trứng Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trường Đạihọc Cardiff (Anh) cho thấy, một trong những nguyên nhân của RLTĐGCY là

do gene xấu Nghiên cứu của một tác giả khác cho rằng có sự bất thường vềgene quy định thụ thể của dopamine là D4, D5, gen vận chuyển dopamine,gene thuỷ phân beta dopamine, gen quy định thụ thể alpha 2A, gene quy đinhprotein cấu trúc synapse, gene vận chuyển thụ thể 5 HT serotonin, gene quyđịnh thụ thể seretonin 1B…, được cho rằng đóng vai trò chính trong sự pháttriển tế bào thần kinh bất thường vùng trước trán của trẻ RLTĐGCY Pháthiện này cho thấy hướng nghiên cứu triển vọng về điều trị và bệnh sinh củarối loạn tăng động giảm chú ý ,,

- Sự khác biệt về chức năng trao đổi chất ở não

Nghiên cứu của Ernst và Cs (1994) cho rằng trao đổi chất thấp hơnmức bình thường ở nữ mắc RLTĐGCY Zametkin và Cs (1990) cho rằng có

sự tái hấp thu glucose trong não ở người lớn RLTĐGCY ,

- Hình ảnh học và chức năng thuỳ trán

Một nghiên cứu quan trọng khác trong suốt 10 năm của Viện sức khỏetâm thần quốc gia Hoa Kỳ đã so sánh những lớp chụp cộng hưởng từ não ở namgiới bình thường và mắc RLTĐGCY, cho thấy thùy trán ở những trẻ mắcRLTĐGCY nhỏ hơn Hàng loạt nghiên cứu trắc nghiệm tâm lí - thần kinh vềchức năng của thùy trán (việc kiềm chế đáp ứng hành vi) cho rằng, có sự suy yếuđáng kể ở phần này của não bộ trẻ RLTĐGCY Sự bất thường sóng chậm trênđiện não đồ có tỉ lệ cao hơn ở nhóm trẻ RLTĐGCY Điện thế sóng điện não cơ

Trang 19

bản vùng đỉnh ở các trẻ có rối loạn hành vi trong đó có RLTĐGCY thấp hơnbình thường trong trạng thái bị ức chế ,.

- Thuyết sinh hóa dẫn truyền thần kinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân lục cầu não, bao gồm chủ yếu

là các tế bào thần kinh noradrenin, đóng một vai trò lớn trong sự chú ý Hệthống noradrenin bao gồm hệ thống trung tâm (có nguồn gốc trong các nhânlục) và hệ thống dẫn truyền ngoại vi (sợi trục các neuron trung tâm phóng chiếuqua bó não trước giữa tới vỏ não thùy trán, đỉnh, hệ viền, đồi thị và dưới đồi).Các hệ thống dẫn truyền ngoại vi noradrenin được dẫn truyền bằng các chấtdẫn truyền thần kinh epinephrine và norepinephrrine, dopamine có vai trò quantrọng hơn trong RLTĐGCY Do đó, một rối loạn chức năng trong hệ thốngnoradrenin ngoại vi bị suy giảm hay quá thừa các tín hiệu kích thích có khảnăng tác động ngược trở lại hệ thống trung tâm và gây ức chế nhân lục Nhiềunghiên cứu thuốc điều trị RLTĐGCY chỉ ra cơ chế của những thuốc tâm thầntác động lên cả hai hệ noradrenin và hệ thống dopamine Dopamin liên quanvới việc duy trì các mức độ hoạt động và noradrenin là quan trọng đối với duytrì chú ý, kiểm soát các kích thích, lo âu và cảnh giác Methylphenidate là thuốckích thích catecholamine (dopamin, epinephrine và norepinephrrine được tổnghợp bởi 1 tiền chất là Tyrosine, gọi là nhóm catecholamine) Thuốc ức chế táihấp thu chọn lọc norepinephrine bao gồm: Atomoxetine và một số thuốc chốngtrầm cảm 3 vòng, ví dụ; Desipramine (Norpramin), Imipramine và thuốc ứcchế men MAO, Clonidine (Catapres), một chủ vận của norepinephrine Tất cảcác thuốc trên được cho là hữu ích trong điều trị tăng động Cơ chế của cácthuốc điều trị này là bằng cách làm tăng giải phóng norepinephrine và ngănchặn sự tái hấp thu norepinephrine - serotonin ở khe synapse, làm tăng nồng độnorepinephrine tại khe synapse, dẫn tới tăng dẫn truyền Do vậy, vai trò chủ yếu là do hệ thống dẫn truyền thần kinh Catecholamine trong não bấtthường ,

Trang 20

- Chậm trưởng thành não

Sự phát triển mạnh về số lượng synapse thần kinh vào các giai đoạn 3tháng đến 10 tháng, 6 tuổi, một số trẻ phát triển không đủ số lượng synapse ởcác thời gian này có thể biểu hiện bệnh cảnh tăng động giảm chú ý và sẽ qua

đi khi não hoàn thiện trưởng thành

1.1.4.2 Các nguyên nhân ngoại sinh

* Yếu tố chấn thương não, thai sản

- Con sinh non, nhẹ cân, phát triển chậm trong tử cung, bị ngạt khisinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, bị nhiễm độc chất qua mẹ trong bào thai vàlúc sơ sinh

- Mẹ lạm dụng chất ma túy, tiếp xúc với hóa chất đặc biệt là chì khimang thai, sẩy nạo phá thai, nhiễm độc thai, đẻ mổ, sử dụng các kỹ thuật lấythai foccep, giác hút làm tăng nguy cơ trẻ bị các rối loạn hành vi sau này

- Nghiêm trọng có thể gây chấn thương sọ não (tổn thương thực thể)hay di chứng như bại não, chậm phát triển tinh thần nhẹ và có thể gây tổnthương não tối thiểu hay loạn chức năng não tối thiểu (minimal braindysfuntion - MBD)

Trang 21

đưa giả thuyết rằng hút thuốc ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiếtDopamine của bào thai đang phát triển Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,nguy cơ cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá trước khi sinh làm cho trẻ mắcRLTĐGCY cao gấp 2,4 lần so với trẻ không tiếp xúc ,

+ Thực phẩm có các chất phụ gia

Một số giả thuyết về hóa sinh của tăng động đã được đưa ra và chorằng thực phẩm có các chất phụ gia có thể gây rối loạn cho hệ thần kinh trungương của trẻ tăng động Mặc dù không chắc là có sự nhạy cảm với các chấtphụ gia thực phẩm, nhưng dựa trên những nghiên cứu đối chứng chặt chẽ theochế độ ăn, các tác giả nhận thấy rằng một số trẻ RLTĐGCY đáp ứng tích cựcvới điều này ,

+ Nhiễm độc chì

Các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đều cho thấy chì ảnhhưởng đến sự phát triển thai nhi, gây nhiễm độc và làm tổn thương thần kinh.Nghiên cứu trên nhiều phương diện cho thấy độc tính chì ảnh hưởng đến sựphát triển của trẻ sơ sinh, phá vỡ sự ổn định của tế bào thần kinh, gây tổnthương đến vỏ não thuỳ trán trước, hồi hải mã, tiểu não, tác động lên hệ dẫntruyền thần kinh catecholamine ,

1.1.4.3 Nguyên nhân tâm lý học

M Beiser và cộng sự (2000) phân tích các số liệu trên 1.555 trẻ là dânbản xứ và 489 trẻ nhập cư ở Bắc Mĩ, các tác giả cho thấy yếu tố văn hóa nhưngôn ngữ, giá trị niềm tin, truyền thống, tập quán và tín ngưỡng của cộngđồng có ảnh hưởng đến việc sàng lọc, phát hiện, đánh giá, trị liệu và giáo dụctrẻ có RLTĐGCY

Bruno Bettelheim cho rằng, ở một số trẻ quá nhạy cảm, lại đi kèm vớicách giáo dục độc đoán của bố mẹ, đặc biệt người mẹ kém kiên trì, dễ bực bộihay cáu bẩn khi yêu cầu đứa trẻ phải vâng lời Nếu đứa trẻ lại không vâng lời,

Trang 22

thì quan hệ mẹ - con sớm trở nên xung đột và trẻ càng có biểu hiện tăng động.Theo Ross hành vi tăng động có thể được mô hình hóa từ hành vi của bố hayanh chị em ruột Mối quan hệ bố, mẹ - con cái là mối quan hệ hai chiều Chỉcần bố mẹ của những đứa trẻ RLTĐGCY ra nhiều mệnh lệnh và có nhữngtương tác tiêu cực với trẻ thì chúng sẽ biểu hiện ít phục tùng mệnh lệnh hơn

và có những tương tác tiêu cực hơn với bố mẹ

1.1.4.4 Những nguyên nhân khác

- Giảm chức năng tuyến giáp do các hóc môn tuyến giáp bị kháng lạitrong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

- Khuyết tật thính giác, thị giác gây trở ngại về chú ý Đó là những vấn

đề nghiêm trọng ở trung tâm nghe nhìn: xử lý, ghi nhớ, phân biệt và nhận biết

âm thanh, hình ảnh vào ở trong não)

- Yếu tố nhiễm khuẩn: yếu tố nhiễm khuẩn đóng vai trò khởi phát và táiphát các đáp ứng miễn dịch thần kinh, gây ra những rối loạn tự miễn tâm thầnkinh Hậu quả là tăng động và các triệu chứng tâm thần khác

- Tác động của rượu thời kỳ bào thai (Fetal alcohol effects): tác độngcủa rượu trong thời kỳ bào thai gây các rối loạn phát triển cho trẻ CPTTT, tổnthương não, tăng tỷ lệ các vấn đề rối loạn hành vi ,

- Tác dụng phụ của thuốc làm tăng hoạt động: phenobarbital, valproatsolium

Tóm lại, các bằng chứng về căn nguyên sinh học đã tăng lên nhiềutrong những năm qua làm thay đổi cách nghĩ liên quan đến bệnh nguyên củaRLTĐGCY Nhưng cùng với nhân tố tâm lý xã hội, nhân tố kinh tế (đó là môitrường tổng thể của trẻ) tương tác vòng tròn gây ra tính phức tạp và hậu quảcủa rối loạn Vai trò của các tác động tâm lý không tốt chắc chắn làm gia tăngcác triệu chứng

Trang 23

1.1.5 Lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

1.1.5.1 Triệu chứng lâm sàng đặc trưng

- Rối loạn về sự chú ý

+ Theo ICD- 10 (1993), trẻ có 9 nhóm triệu chứng rối loạn, biểu hiện

đa dạng ở nhiều tình huống Các triệu chứng mang tính chất của 3 loại theokhái niệm rối loạn chú ý

+ Rối loạn chú ý có tính chọn lọc: Theo Geoff Kewley, các triệu chứngnày dễ phân tán, chỉ chú ý cái gì gây ra sự quan tâm hứng thú hơn cho trẻnhưng thiếu kiên trì, không thể tập trung vào đối tượng gây chú ý được dẫnđến dễ bỏ qua các chi tiết, các hướng dẫn chi tiết Trẻ thường có biểu hiệngiảm chú ý lắng nghe hơn là chú ý nhìn

+ Trong rất nhiều các trường hợp, các rối loạn chú ý trong RLTĐGCY

dễ bị đánh giá nhầm với kém chú ý trong bệnh tự kỷ có khả năng nói vì thiếuhoà hợp, thiếu khả năng thích ứng xã hội (khả năng tự chăm sóc bản thân,tham gia hoạt động tập thể, khả năng giao tiếp kết bạn, công việc, tự kiểmsoát bản thân)

- Tăng hoạt động

Tiêu chuẩn ICD-10 đánh giá là mức hành động quá tăng, trong khuônkhổ người ta chờ đợi ở một đứa bé trong một hoàn cảnh nhất định (khi tĩnh,khi động) và so sánh với một đứa trẻ cùng lứa tuổi về mức độ trí tuệ Đặcđiểm hành vi này biểu hiện rõ ràng hơn trong những hoàn cảnh có tổ chức và

có trật tự đòi hỏi một sự kiểm tra bản thân ở mức cao (đặc biệt trong hoàncảnh đòi hỏi yên tĩnh) Tăng hoạt động trong RLTĐGCY có 2 loại biểu hiện:tăng vận động, động tác và tăng động lời nói

+ Tăng vận động động tác: chạy và nhảy liên tục liên tục quanh phòng,leo trèo trong hoàn cảnh không thích hợp, cựa quậy không ngừng trong khingồi hoặc đứng dậy khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên…

+ Tăng động lời nói (verbral hyperactivity): nói quá mức và làm ồn hoặc hét to.

Trang 24

- Tính xung động ở mức độ cao

Có rất nhiều các khái niệm và định nghĩa đã được đưa ra về đặc điểmxung động của những trẻ có RLTĐGCY, và nó được hiểu theo nhiều ý nghĩatrừu tượng khác nhau Theo Trần Đình Xiêm, xung động được định nghĩa như

là hành động nhanh chóng mà không suy nghĩ trước hoặc không có ý thức Đặc điểm xung động này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan tới cónguy cơ tham gia, thiếu suy nghĩ và quyết định một cách nhanh chóng haykhả năng phối hợp, tự khống chế kém

Theo nghiên cứu cuả tác giả Patton và cs, tính xung động tách thành bathành phần:

1) Hành động có động cơ kích hoạt

2) Hành động không tập trung vào các nhiệm vụ cần thiết

3) Không lập kế hoạch và không suy nghĩ cẩn thận

Theo Geoff Kewley biểu hiện xung động bao gồm: xung động lời nói(verbral impulsiveness), xung động hành động cơ thể (physical impulsiveness)

+ Xung động lời nói: cắt ngang những mẩu đối thoại, kêu thét trong

lớp, nói tục chửi bậy, thô lỗ làm tổn thương người khác, làm phiền ngườikhác quá mức dẫn tới nghèo nàn các mối quan hệ

+ Xung động cơ thể: là những hành động không nghĩ trước nguyênnhân và hậu quả Hành động dại dột như chạy trên đường đuổi theo bóngkhông cân nhắc những mối nguy hiểm hay trèo lên cây mà không nghĩ ra cách

để xuống

- Trở ngại về quá trình nhận thức

+ Đó là ảnh hưởng của tập trung chú ý kém, trí nhớ ngắn hạn, khả năngnắm bắt, sử dụng ngôn ngữ và kiểm soát hành vi kém trong khi trẻ mắcRLTĐGCY thường có trí tuệ bình thường (IQ bình thường), sự định hướng,trí nhớ dài hạn, ý nghĩ trừu tượng không bị ảnh hưởng

Trang 25

+ Biểu hiện của trở ngại hoạt động nhận thức: quên ngay, quên những

đồ vật thiết yếu, thời gian biểu, công việc hàng ngày, công việc sắp làm,đang làm dẫn tới tổ chức sắp xếp nhiệm vụ kém hay mắc lỗi cẩu thả phảilàm lại Trẻ thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào cáchoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ Trở ngại về nhận thức cũng làmột đặc điểm của RLTĐGCY làm ảnh hưởng đến chức năng xã hội và thànhtích học tập (suy giảm chức năng học tập hay chứng khó học - learningdisability; khó khăn về ngôn ngữ - language difficulties; khó học toán - mathdifficulties) ,

1.1.5.2 Các triệu chứng khác

- Cảm xúc và khí sắc: Trạng thái cảm xúc không ổn định, mang tínhbốc đồng, xung động (emotional impulsiveness) dễ khóc, dễ bị kích động,công kích, dễ hưng phấn quá mức vì những lý do nhỏ Điều này có thể khóphân biệt với rối loạn hành vi chống đối

- Các hội chứng rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu lan tỏa nếu cóchỉ là đi kèm, không bao giờ nổi trội bằng các biểu hiện giảm chú ý và tăngđộng là hạt nhân chính của RLTĐGCY Mặc dù trong trầm cảm, lo âu cũng

có giảm tập trung chú ý hay mệt mỏi, khó ngủ

- Nội dung tư duy bình thường: Phù hợp, logic, không có bằng chứng

về suy nghĩ tự sát, giết người hay triệu chứng loạn thần kinh

1.1.5.3 Các rối loạn phối hợp

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy 60-70% trẻ RLTĐGCY có rối loạn khác

đi kèm hoặc phải chung sống trong tình trạng của nhiều loại rối loạn khác

- Rối loạn hành vi, rối loạn cư xử, chống đối

Các nghiên cứu cho thấy rối loạn đi kèm RLTĐGCY thường là các rốiloạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder - ODD), rối loạn cư xử(Conduct Disorder- LD), rối loạn học tập (Learning Disorder- LD)… Trong

Trang 26

các trường phổ thông,70% học sinh RLTĐGCY cần phải giáo dục đặc biệt, sốhọc sinh có khó khăn về về hành vi cảm xúc cũng tương đương số học sinh cókhó khăn về học tập

Nghiên cứu của Susan Mackie và cộng sự cho thấy trẻ RLTĐGCY córối loạn hành vi (Behaviors Disorders), khoảng 54 - 67% trẻ 7 tuổi được gửiđến khám lâm sàng có RLTĐGCY và cũng được chẩn đoán có rối loạn chốngđối, 20-50% trẻ 8-9 tuổi và 44-50% trẻ ở tuổi vị thành niên RLTĐGCY có rốiloạn cư xử đi kèm

Tỷ lệ các rối loạn phối hợp hợp với RLTĐGCY đã được Học viện Nhikhoa Mỹ thống kê cho thấy: rối loạn chống đối (35%), rối loạn ứng xử(25,7%) - F 91.2, F91.3

- Khó khăn về ngôn ngữ, phát âm, viết và tính toán

+ Khó khăn phát âm: Nói ngọng, phát âm không rõ ràng, trì hoãn phát

âm (chậm nói), đặc biệt ở tuổi mẫu giáo

+ Khó khăn biểu đạt ngôn ngữ (vấn đề trong xắp xếp từ, diễn đạt từ):Nói lắp, nói ngập ngừng, nói khó với từ cuối một câu và những câu cuối, diễnđạt từ kém và sai

+ Khó khăn lý giải ngôn ngữ, đọc hiểu: Rối loạn phân biệt nghĩa của từ,không hiểu từ ngữ nhất định, khó học thuộc lòng Khó khăn về viết: viếtnhầm, chữ viết nghiêng ngả, sai lỗi chính tả, viết thiếu nét Thường gặp điểmkém ở các bài chính tả, tiếng Việt

+ Khó khăn vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia dẫn đến kếtquả học tâp dao động Các kỹ năng học tập các môn khác không thấy có trởngại khó khăn Các khiếm khuyết trên hay đưa đến suy giảm chức năng họctập (những trẻ có trí lực bình thường nhưng khả năng học tập không đạt được

kỳ vọng hoặc tồn tại một số khiếm khuyết) ,

Trang 27

- Rối loạn cảm xúc phối hợp

Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 10-40% trẻ đến khám lâm sàngRLTĐGCY có rối loạn lo âu, trầm cảm Sự hiện diện của rối loạn lo âu cókhuynh hướng làm giảm đi cường độ của những hành vi gây hấn và ít bốc đồnghơn Trẻ em thuộc loại kém chú ý thường có rối loạn lo âu đi kèm hơn

Học viện Nhi khoa Mỹ đưa ra các tỉ lệ phối hợp cảm xúc phối hợp củaRLTĐGCY là: Lo âu (25,8%), trầm cảm hay gặp (18,2%) có yếu tố gia đình,thường gặp hơn trên thể phối hợp và giảm chú ý nổi trội

- Rối loạn về khả năng bộc lộ cảm xúc và tương tác xã hội

Hơn 50% trẻ RLTĐGCY có vấn đề trong bộc lộ cảm xúc và kỹ năng xãhội Theo Fintan O’Regan (2002), khoảng 50-70% trẻ RLTĐGCY không/ ítbạn, 70-80% suy yếu khả năng lao động, 40-50% sẽ tham gia vào các hoạtđộng chống đối xã hội, bị nhiều tai nạn hơn và phóng xe nhanh hơn, dễ cónguy cơ sử dụng chất gây nghiện ở tuổi vị thành niên và dễ có hành độngphạm tội ở tuổi trưởng thành

Về tương tác xã hội, trẻ RLTĐGCY cũng khó khăn về giao tiếp với cácbạn cùng tuổi, kém các kĩ năng xã hội và tự điều chỉnh cảm xúc

- Ngoài ra RLTĐGCY còn kèm theo 1 số các rối loạn phối hợp khácnhư: Các loại Tic, Hội chứng Gille de la Tourette, phổ tự kỷ, Asperger:

1.1.6 Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

Hiện nay để chẩn đoán RLTĐGCY có 2 hệ thống chẩn đoán, đó là dựavào các tiêu chí chẩn đoán của ICD-10 và DSM-IV-TR

1.1.6.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán

* Chẩn đoán theo ICD-10

- Nguyên tắc chẩn đoán:

Theo ICD - 10 dành cho nghiên cứu rối loạn tăng động giảm chú ý đòihỏi biểu hiện rõ ràng những mức độ bất thường của sự mất chú ý, tăng vận

Trang 28

động và bồn chồn xuất hiện lan toả trong các tình huống, tồn tại trong thờigian dài và không bị gây ra bởi những rối loạn khác như phổ tự kỷ hoặc cácrối loạn cảm xúc Theo ICD - 10, RLTĐGCY được biệt định trong chương 9mục F90 - (F90.0, F90.1, F90.8, F90.9) như sau:

Rối loạn tăng động được ưu tiên chẩn đoán hơn các rối loạn hành vi,khi các tiêu chuẩn được đáp ứng Tuy nhiên, các thể nhẹ hơn của tăng hoạtđộng và thiếu chú ý cũng phổ biến trong rối loạn hành vi Khi cả hai nét tăngđộng và rối loạn hành vi đều có và tăng động lan tỏa và nặng thì chẩn đoán làrối loạn hành vi tăng động (F90.1)

Nếu các tiêu chuẩn cho rối loạn cảm xúc (F30 đến F39), một rối loạn lo

âu, trầm cảm (F40, F41, F43, hoặc F93) được thỏa mãn thì chẩn đoán nàyphải ưu tiên hơn chẩn đoán rối loạn tăng động, trừ khi có những bằng chứng

là có thêm rối loạn tăng động cùng kết hợp với trầm cảm lo âu Chỉ làm cả haichẩn đoán khi các triệu chứng trên không phải đơn thuần là của rối loạn cảmxúc và khi chúng cho thấy rõ ràng không phải là của rối loạn tăng động riêngbiệt Tương tự như với rối loạn phát triển lan tỏa (F84), rối loạn hành vi ứng

xử, chống đối (F91.), rối loạn cảm xúc lưỡng cực khởi phát sớm

Sự khởi phát cấp của một hành vi tăng động ở một đứa trẻ ở tuổi đi học

có thể là kết quả của một rối loạn phản ứng (tâm sinh hoặc thực tổn) một trạngthái hưng cảm, bệnh tâm thần phân liệt hay bệnh cơ thể nặng (thí dụ: bệnh thầnkinh, sốt do thấp khớp, thiếu máu, nhiễm độc cấp) thì phải loại khỏi chẩn đoán

Khi tăng động xuất hiện ở tuổi trẻ em nhưng đã mất để nhường chỗ chomột rối loạn khác như rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc lạm dụng matúy, thì người ta ghi mã ở trạng thái hiện tại hơn là trạng thái trước kia

Những đứa trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn trong một hoàn cảnh duy nhất (vídụ: chỉ ở nhà hoặc ở nhà trường) được coi là có biểu hiện rối loạn đặc hiệu ở nhàhoặc đặc hiệu ở truờng không đáp ứng tiêu chuẩn gọi là dưới ngưỡng chẩn đoán

Trang 29

- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10: (Phụ Lục 4)

G1 Giảm chú ý: Biểu hiện các triệu chứng tồn tại ít nhất sáu trong số

các triệu chứng giảm chú ý theo tiêu chí chẩn đoán

G2 Tăng hoạt động: Biểu hiện các triệu chứng tồn tại ít nhất ba trong

số các triệu chứng giảm chú ý theo tiêu chí chẩn đoán

G3 Xung động: Biểu hiện các triệu chứng tồn tại ít nhất một trong số

các triệu chứng giảm chú ý theo tiêu chí chẩn đoán

Các triệu chứng trên đã tồn tại ít nhất 6 tháng, theo một mức độ kémthích nghi và mâu thuẫn với mức độ phát triển của trẻ Kèm theo một số biểuhiện khác:

G4 Khởi phát của rối loạn không muộn hơn tuổi lên 7

G5 Toả khắp/lan tràn khắp Tiêu chuẩn nên được thấy ở hơn một

tình huống, ví dụ, sự kết hợp của tăng hoạt động và giảm tập trung cần biểuhiện cả ở nhà và ở trường, hoặc ở trường và một tình huống khác mà trẻ đượcquan sát, ví dụ như phòng khám (Bằng chứng cho các môi trường khác nhau

là nói chung là cần đến các thông tin từ hơn một nguồn; chẳng hạn như tườngthuật lại của cha mẹ về các hành vi ở lớp học, chưa chắc đã đầy đủ)

G6 Các triệu chứng ở G1-G3 gây ra các khó khăn đáng kể về phương

diện lâm sàng hay những suy yếu về mặt xã hội, học đường, hay chức năngnghề nghiệp

G7 Rối loạn cần không phải thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán cho các rối

loạn phát triển lan toả (F84.-), giai đoạn hưng cảm (F30.-), giai đoạn trầmcảm (F32.-) hoặc các rối loạn lo âu (F41.-)

* Chẩn đoán theo DSM-IV-TR

- Nguyên tắc chẩn đoán:

Để được chẩn đoán có RLTĐGCY, một người phải đáp ứng được đủ 5nguyên tắc sau:

Trang 30

Nguyên tắc 1: Đáp ứng ít nhất 6 triệu chứng của tiêu chuẩn A1- giảm

chú ý/ hoặc 6 triệu chứng của tiêu chuẩn A2- Quá hiếu động - Hấp tấp, tồn tại

ít nhất trong 6 tháng

Nguyên tắc 2: Một số triệu chứng Quá hiếu động - Hấp tấp hoặc triệu chứng

giảm chú ý gây ra suy giảm chức năng được nhận thấy hiện diện trước 7 tuổi

Nguyên tắc 3: Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được

thấy hiện diện trong ít nhất hai môi trường khác nhau (ở trường, ở nơi làmviệc, hoặc ở nhà)

Nguyên tắc 4: Phải có bằng chứng rõ ràng về tình trạng suy giảm chức

năng đáng kể về lâm sàng ở các hoạt động học tập và xã hội tương ứng vớitrình độ phát triển của trẻ

Nguyên tắc 5: Các triệu chứng này không phải do các rối loạn khác gây

ra như: rối loạn phát triển lan tỏa, tâm thần phân liệt, hay các chứng loạn thầnkhác, lo âu, trầm cảm

Trong phạm vi của đề tài, việc chẩn đoán RLTĐGCY được dựa vào cáctiêu chí của DSM-IV-TR

- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV-TR: (Phụ lục 5)

A Mắc phải (A1) hoặc (A2):

Tồn tại ít nhất sáu hoặc hơn các triệu chứng Giảm tập trung (A1) hoặc

Quá hiếu động - Hấp tấp (A2) theo tiêu chí chẩn đoán DSM-IV-TR Các triệu chứng tồn tại kéo dài ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển Kèm theo các các biểu hiện khác

B Một vài triệu chứng quá hiếu động - hấp tấp hoặc giảm tập trung gây

ra sự kém khả năng xuất hiện trước tuổi lên 7

C Có một dạng khuyết tật nào đó từ những triệu chứng này bộc lộ

trong hai môi trường hoặc hơn (như ở trường hoặc ở nơi làm việc và ở nhà)

D Phải có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong

các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp

Trang 31

E Những triệu chứng không xuất hiện riêng biệt trong các Rối loạn

phát triển lan toả, Tâm thần phân liệt hoặc Rối loạn tâm thần khác và khôngthể xếp vào một dạng rối loạn nào (như Rối loạn khí sắc, Rối loạn lo âu, Rốiloạn phân ly)

1.1.6.2 Một vài nét về chẩn đoán RLTĐGCY theo DSM-V

Hiện tại DSM-V đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được áp dụng

rộng rãi trong cộng đồng để chấn đoán RLTĐGCY Về cấu trúc tổng thể vàphương án đề xuất của DSM-V khi phát hành:

- Giữ cấu trúc tương tự như trong DSM-IV-TR (cả 3 loại: Kết hợp, dạngtăng động chủ yếu, dạng giảm chý ý là chủ yếu), giữ cấu trúc hiện tại nhưngkhông phân nhóm, có thể thay thế các cấu trúc hiện tại với chỉ 1 chẩn đoán:

“RLTĐGCY kết hợp”

- Số lượng, nội dung và phân phối các tiêu chí không thay đổi, đề xuấtxem xét bổ sung tăng thêm các triệu chứng bốc đồng mới (thường là nhữnghành động mà không suy nghĩ, thường là thiếu kiên nhẫn, vội vã thông quacác hoạt động hoặc các nhiệm vụ với nhịp độ nhanh, thường phải khó khănkhi ngay lập tức cưỡng lại các cám dỗ, hấp dẫn cơ hội, khi đáp ứng với nhữnghậu quả tiêu cực)

- Tuổi khởi phát triệu chứng: Đề xuất trong DSM-V tăng tuổi khởi phátcác triệu chứng của RLTĐGCY “vào hoặc trước tuổi 12” (thay vì hiện tại là

“trước khi 7 tuổi”)

1.1.6.3 Chẩn đoán phân biệt

- Các rối loạn hành vi ứng xử khác, rối loạn chống đối nguyên phát:Nét đặc trưng của các hành vi ứng xử này là mô hình hành vi lặp lại dai dẳng

vi phạm các quyền cơ bản của người khác hoặc chuẩn mực xã hội không phùhợp với lứa tuổi Chẩn đoán phân biệt dựa trên nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoántrên khi các biểu hiện rối loạn hành vi chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là rốiloạn hành vi tăng động (F90.1)

Trang 32

- Phân biệt với trẻ nghịch ngợm, quá hiếu động khi trên lâm sàng giữahai nhóm trẻ này có biểu hiện tăng động dễ nhầm lẫn và đặc biệt hơn khi trẻnghịch ngợm học kém và khiếm khuyết trong quan hệ xã hội Đặc trưng củatrẻ RLTĐGCY là tăng động do kém kiểm soát hay khả năng khống chế kém.Trẻ có hành động nghịch ngợm thường không liên tục, có chủ ý và khả năngkiểm soát tốt hơn, nếu hành vi tăng động quá mức mà trẻ nhận ra và bằng canthiệp đúng đắn trẻ sẽ sửa chữa kịp thời và nhanh Trong khi trẻ RLTĐGCYbiết hành động của mình là sai nhưng lại khó sửa Trẻ RLTĐGCY cố gắngsửa không có ý phản bác lại hay chống đối nhưng kết quả sửa chữa lại kém,tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống

- Rối loạn lưỡng cực khởi phát sớm (Early Onset Bipolar Disorder):Tìm sự khác nhau giữa RLTĐGCY và rối loạn lưỡng cực ở trẻ em là rất khókhăn Wozniak và Cs (1995) thấy 94% trẻ lẫn lộn các triệu chứng Gary S.Sachs và Cs lại cho rằng RLTĐGCY không liên quan với nguy cơ làm khởiphát sớm rối loạn cảm xúc lưỡng cực Các triệu chứng này giống với cáctriệu chứng tăng vận động, vui buồn thất thường thay đổi theo giờ, ngày vàtuần của RLTĐGCY Mặc dù vậy, theo một số tác giả cho rằng đặc tính phânbiệt của rối loạn lưỡng cực là tăng khí sắc và khoái cảm

- Chậm phát triển tâm thần nhẹ (chủ yếu phân biệt với trẻ CPTTT nhẹ

có biểu hiện tăng động) Trong CPTTT nhẹ các kỹ năng thích ứng xã hộikhiếm khuyết nhiều mặt, khả năng kiểm soát xung động tốt hơn, thành tíchhọc tập kém nhiều mặt, ít dao động

- Rối loạn tự kỷ hoặc Aspergers: mặc dù cả hai rối loạn đều giống nhau

ở đặc trưng thiếu các kỹ năng thích ứng xã hội Tuy nhiên bệnh lý tự kỷ cócác dấu hiệu khác với RLTĐGCY như là trở ngại ngôn ngữ mang tính toàndiện, hành vi thói quen, động tác rập khuôn lặp lại và có tính cưỡng chế, phátbệnh sớm hơn

Trang 33

- Tâm thần phân liệt: phân biệt với bệnh khó khăn ở giai đoạn sớm Tuynhiên, biểu hiện ở giai đoạn này thường là tính thiếu hòa hợp, cô độc Tâmthần phân liệt biểu hiện rõ ràng thường là sau 10 tuổi.

- Ngược đãi trẻ em hoặc rối loạn stress sau chấn thương tâm lý, các biểuhiện lo âu chia ly, lo âu ám ảnh sợ, lo âu do áp lực học tập căng thẳng, các biểuhiện sợ trường học, sợ người không quen biết Các rối loạn này cũng có cảmxúc không ổn định, lo lắng, dễ nóng nảy, mất tập trung, hoạt động quá nhiềuhoặc hành vi trốn tránh Đa số trẻ này có xuất hiện triệu chứng đặc trưng của lo

âu như căng thẳng, kích thích thần kinh thực vật: nhịp tim, nhịp thở tăng nhanh

Để phân biệt thêm, chúng ta cần khai thác bệnh sử kỹ càng sẽ cho thấy các biểuhiện lâm sàng phát sinh sau các yếu tố tâm lý

- Lạm dụng ma túy, ngộ độc thủy ngân, hóa chất độc hại, kim loạinặng, chấn thương đầu hay u não: dựa trên các bằng chứng khêu gợi, xétnghiệm và lâm sàng đặc trưng của các bệnh lý này

- Các triệu chứng rối loạn vận động tự động khác như trong các bệnhthấp não, bệnh thấp tim, bệnh Sydenham, bệnh Huntington, một số viêm não,bệnh hệ thống, bệnh chuyển hóa, di truyền như: múa vờn, múa giật; loạntrương lực cơ; run; giật rung Về cơ bản các rối loạn vận động này là nhữngrối loạn không có mục đích và có các đặc trưng riêng của các rối loạn vậnđộng tự động này trên lâm sàng ,

1.1.7 Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo như chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần DSM-IV-TR ta

có thể chia làm 3 thể, dựa trên mã phân loại bệnh:

314.04 Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng liên kết: Cả tiêu chí A1 và

A2 đều có trong 6 tháng qua

314.00 Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng giảm tập trung là chủ

yếu: Nếu có tiêu chí A1 nhưng không có tiêu chí A2 trong 6 tháng qua

314.01 Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng tăng động-xung động là chủ

yếu: Nếu có tiêu chí A2 nhưng không có tiêu chí A1 trong 6 tháng qua

Trang 34

1.1.8 Điều trị

1.1.8.1 Các nguyên tắc chung

- Như chúng ta đã biết, RLTĐGCY do rất nhiều nguyên nhân khácnhau gây lên, có rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra Vấn đề điều trị hiện nayđược đặt ra là chưa có 1 phương pháp đặc hiệu nào giúp khỏi bệnh, nhưng

có rất nhiều sự lựa chọn điều trị tỏ ra có hiệu quả cho 1 số trẻ Những chiếnlược hiệu quả đó bao gồm phương pháp hành vi, y dược và kết hợp nhiềuphương pháp

- Điều trị bằng thuốc được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt hơn so vớicác phương pháp khác Tuy nhiên, bệnh nhân là trẻ em khi dùng thuốc cầntránh lạm dụng thuốc vì nhiều tác dụng phụ

- Trong liệu pháp tâm lý có thể kết hợp nhiều liệu pháp với nhau, vừa cảliệu pháp hành vi điều trị triệu chứng vừa cả liệu pháp hướng tới loại trừ bệnhnguyên như sang chấn tâm lý và thay đổi ứng xử không phù hợp

- Điều trị phối hợp nhiều phương thức: liệu pháp tâm lý và thuốc cóhiệu quả hơn, đặc biệt cho trẻ mắc RLTĐGCY nặng và có rối loạn kèm theo

1.1.8.2 Các phương pháp điều trị đặc hiệu

* Liệu pháp hóa dược

Giả thuyết nguyên nhân quan trọng nhất, trực tiếp gây ra RLTĐGCY làrối loạn dẫn truyền hệ catecholamin trong não nên việc dùng thuốc tác độngvào quá trình này là cần thiết

Giải pháp sử dụng thuốc được các bác sĩ dùng nhiều, một số thuốckích thần như Methylphenidate (Rtalin), Dextroamphetamine (Dxedrin) đãđược các bác sĩ kê đơn cho RLTĐGCY từ đầu những năm 1960 Hiệu quảcủa các loại thuốc này là làm dịu sự tăng động và tăng cường khả năng tậptrung chú ý của trẻ Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loạithuốc này không cải thiện thành tích học tập hoặc tăng cường kỹ năng qua

Trang 35

một thời gian dài Việc sử dụng thuốc trong trị liệu trẻ RLTĐGCY đượcthực hiện ở khắp các nước Châu Âu, Châu Á ,,.

* Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý:

Các nhà trị liệu đã sáng tạo ra những can thiệp này dựa trên khái niệmcho rằng tăng động là sự suy yếu ở 1 số kỹ năng hơn là việc coi là sự thái quácủa những hành vi tiêu cực, phá rối Mặc dù những trẻ tăng động đáp ứng tốtvới những trương trình này, nhưng cách trị liệu tối ưu cho rối loạn này nên sử

Liệu pháp gia đình:

Mục đích của liệu pháp là nhằm làm giảm những căng thẳng cảm xúc,

để thay đổi những điều kiện làm khởi phát, làm nặng thêm hoặc tác độngtiêu cực đến hành vi rối loạn ở trẻ Thiết lập lại trạng thái cân bằng đã bịphá vỡ bên trong gia đình bằng cách thay đổi, cân bằng lại các mối quan hệgiữa các thành viên trong gia đình Liệu pháp nhóm và Liệu pháp gia đìnhkết hợp với điều trị thuốc cùng với các hướng dẫn can thiệp dạy trẻ học tựkiểm soát hành vi đang được áp dụng tại Bệnh viện Nhi Trung ương đem lạihiệu quả

Trang 36

1.1.8.3 Các phương pháp điều trị bổ trợ khác

- Các liệu pháp điều trị tổng hợp cảm giác:

Vận động, tâm vận động, cảm nhận 5 giác quan giúp trẻ điều hòa về cảmgiác Điều trị cảm giác vận động là một chương trình rất quan trọng và cần thiếtđối với trẻ tăng động, vì những trẻ này quá thiếu cảm giác vận động trong cơthể, dẫn đến tăng động Chính vì vậy, sự vận động (vận động có định hướng vàthời gian) sẽ giúp cho trẻ bù đắp lại sự thiếu cảm giác vận động trong cơ thể.Chẳng hạn cho trẻ đi bộ liên tục trong 30 phút (khoảng 100 m) hoặc khoảng 1-

2 tiếng/ ngày, cho trẻ đạp xe, bơi, chơi những trò chơi có luật

- Luyện tập chú ý:

Tác giả Semrud-Clikeman và cộng sự (1999) đã nghiên cứu thăm dòhiệu quả của chương trình giáo dục kết hợp với luyện tập giải quyết vấn đềtrong hệ thống trường học đối với những học sinh được xác định là có nhữngvấn đề về chú ý và không hoàn thành các công việc Kết quả của chương trìnhluyện tập cho thấy trẻ có tiến bộ trong các bài tập luyện, hoàn thành nhiềuhơn các bài tập trên lớp và các thầy cô giáo cũng thông báo về trẻ có chú ýnhiều hơn

Sử dụng các tài liệu phát triển chuyên biệt cho trẻ, Kern và cộng sự(1999) cho thấy sự tiến bộ đạt được trong nhóm trẻ 7-11 tuổi cũng tốt hơnnhư chương trình luyện tập chú ý Cuối kỳ luyện tập, những người tham giađạt hiệu quả cao trong các bài tập nhận thức mới, trong học tập và trong thôngbáo của giáo viên về tính xung động

- Tạo môi trường thuận lợi:

Môi trường hòa nhập là một yếu tố rất quan trọng, do có nhiều hành viliên quan đến RLTĐGCY được xem như sự đáp lại tức thì đối với môi trườngnên cũng có một cách nữa có thể ảnh hưởng đến những hành vi đó là môitrường thuận lợi Trung tâm ERIC (Trung tâm nguồn lực giáo dục và thông

Trang 37

tin) về giáo dục năng khiếu và rối loạn chức năng đã xây dựng được một sốchương trình cơ bản, trong đó có tạo dựng môi trường học tập tự nhiên, giúpgiáo viên làm việc với trẻ có RLTĐGCY.

Bên cạnh những yếu tố môi trường đó, các tác giả còn lưu ý đến một loạtcác yếu tố khác như hướng dẫn duy trì và tăng cường tự đánh giá, đáp lại nhữnghành vi không phù hợp và quá trình dạy học Tất cả những yếu tố này đều gópphần nhằm đạt kết quả thực hành cao nhất khi dạy trẻ có RLTĐGCY

- Điều trị dinh dưỡng:

Dinh dưỡng hợp lý, loại bỏ những thức ăn không cần thiết, cũng gópphần làm cho sức khỏe trở nên tốt hơn, đồng thời cũng cho thấy có sự cảithiện đối với trẻ có RLTĐGCY

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của một số trẻ được cải thiệnkhi chúng ngừng ăn một số loại thực phẩm Những trẻ này có thể phản ứngvới một vài loại thực phẩm và thành phần khác nhau Những trẻ không đápứng tốt với thuốc cũng có thể áp dụng liệu pháp dinh dưỡng ,

Dù sao, cũng chưa có những can thiệp về dinh dưỡng một cách chínhthức để chứng minh một cách phù hợp là hiệu quả đối với phần lớn trẻRLTĐGCY Nghiên cứu trên một số lượng nhỏ đã nói lên rằng một số trẻ tiến

bộ từ những sự can thiệp này, nhưng sự chậm trễ trong việc chứng minh đầy

đủ, hiệu quả can thiệp khi tiến hành nghiên cứu về những chất gây dị ứng chưabiết, thông thường, không có bằng chứng, có vẻ có hại cho nhiều trẻ

- Điều trị bằng “Thời gian xanh”:

Nghiên cứu của Trường Đại học Ilinois-Hoa Kỳ tiến hành ở 2 khu vựcthành phố và nông thôn đã chỉ ra rằng trẻ mắc RLTĐGCY có thể có lợi từviệc dành nhiều thời gian ở ngoài trời trong thiên nhiên hơn Theo kết quảđánh giá của một nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đượcđăng trên báo Sức khỏe nhân dân Hoa Kì, đã thấy rằng đỉnh cao của kiểu “trị

Trang 38

liệu” này cho trẻ là từ 5 đến 18 tuổi là sự giảm đáng kể các triệu chứngNghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi đáng suy nghĩ về “trị liệu tự nhiên” cóthể bổ trợ như thế nào cho những cách trị liệu RLTĐGCY khác Dành thờigian ở ngoài thiên nhiên không chỉ không hề đắt mà còn dễ làm, nhưng khiphụ huynh đưa con họ vào “thời gian xanh”, họ cũng có thể cần nhiều đếnkhông khí trong lành và thở sâu cho chính họ

- Điều trị bằng các bài tập thể dục:

Tập thể dục, đặc biệt là chương trình tập đều đặn, đúng giờ giấc và tíchcực, có thể giảm bớt những triệu chứng của ADD/ ADHD Một số trẻ ADD/ADHD phát triển tốt với những môn thể thao cá nhân cần sự tập trung tinhthần cao độ, như thể dục, nghệ thuật tạo hình, võ thuật, hay đánh kiếm, hơn lànhững môn thể thao đồng đội, có thể có nhiều thời gian chết Các bài tập thểdục có thể tăng cường sự tập trung và sự dẫn truyền thần kinh, cũng như giảmtrầm cảm, lo âu và thúc đẩy sự phát triển của não bộ

- Ngoài ra, còn có nhiều cách điều trị khác vẫn đang được sử dụng nhưng chưa có được bằng chứng cụ thể:

+ Kích thích tiền đình;

+ Soi huỳnh quang;

+ Điều hòa sóng alpha não bằng “liên hệ phản hồi sinh học” (biofeedback)…+ Các bài tập cấu trúc;

+ Chế độ giảm glucoza huyết;

+ Chế độ giảm dị ứng

+ Khoáng chất và nguyên tố vi lượng;

+ Điều trị bằng vitamin tăng cường

1.1.9 Tiên lượng

- Tuổi nhỏ bị RLTĐGCY có thể có nguy cơ về những hành vi rối loạn vàhành vi xâm hại tới tuổi thanh thiếu niên và người lớn Có thể có những rối

Trang 39

loạn tiên phát cùng tồn tại hoặc những rối loạn thứ phát với những RLTĐGCYchưa được xử lý hoặc xử lý không được

- Hầu hết trẻ em mắc RLTĐGCY có cuộc sống tâm thần tương đối tốtkhi trưởng thành

- RLTĐGCY tiếp tục tồn tại một cách hoàn toàn ít nhất 15-20% đến lúctrưởng thành, khoảng 65% có thể tiếp tục có những triệu chứng không rõ ràngcủa RLTĐGCY gây trở ngại đến việc nhận ra đúng bệnh hay công việc củangười bệnh

1.1.10 Các thang đo được sử dụng trong chẩn đoán RLTĐGCY

Trắc nghiệm tâm lý đánh giá khả năng chí tuệ (chỉ số IQ) cho trẻ trên 6tuổi thông qua test Raven, thang tăng động giảm chú ý Vanderbilt, đối với trẻlớn hơn có thể dùng test Zung đánh giá lo âu và test Beck đánh giá trầm cảm.Thang đo Vanderbilt là bộ câu hỏi được thiết kế nội dung phù hợp với tiêuchuẩn chẩn đoán DSM – IV đã được dịch ra Tiếng Việt và sử dụng tại ViệtNam trong 10 năm nay, đây là bộ công cụ chính được sử dụng để đánh giá vàsàng lọc trẻ có biểu hiện RLTĐGCY

- Thang đo đánh giá sàng lọc Vanderbilt ADHD Diagnostic

Thang đo đánh giá sàng lọc Vanderbilt ADHD Diagnostic gồm có phiênbản dành cho cha mẹ, giáo viên để sàng lọc Thang đo này được thiết kế dựatrên các tiêu chí chẩn đoán của DSM- IV-TR về rối loạn RLTĐGCY Mô tả

cụ thể về công dụng như sau:

Thang đo Vanderbilt được thiết kế dùng cho công tác đánh giá sàng lọctrẻ nguy cơ có RLTĐGCY do bệnh viện Vanderbilt thuộc trung tâm phát triểntrẻ em xây dựng với hai phiên bản dành cho cha mẹ và giáo viên Mục đíchcủa trắc nghiệm là tìm kiếm các thông tin về triệu chứng và mức độ biểu hiệncủa triệu chứng RLTĐGCY cũng như các biểu hiện của rối loạn hành vi, rốiloạn chống đối hay một vài biểu hiện của lo âu trầm cảm Thang đo được

Trang 40

dùng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi với hai phiên bản Cha mẹ và giáo viên làngười trả lời các miêu tả triệu chứng bằng cách chấm điểm: 0,1,2,3 tương ứng

với bốn mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên cho các

biểu hiện ở trẻ ít nhất trong 6 tháng trở đi (tính từ thời điểm làm trắc nghiệmtrở về trước) Thang đo là tập hợp các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể củatriệu chứng tăng động giảm chú ý và môt số triệu chứng của rối loạn hành vi,hay cảm xúc được thiết kế trên tiêu chí biểu hiện của các triệu chứngRLTĐGCY do DSM-IV-TR đưa ra cụ thể:

Phiên bản dành cho cha mẹ bao gồm 55 mục (phụ lục2)

+ 9 câu hỏi gồm các triệu chứng thuộc nhóm giảm chú ý

+ 9 câu hỏi thuộc gồm các triệu chứng thuộc nhóm tăng động

+ 8 câu hỏi gồm các triệu chứng đi kèm thuộc nhóm xung động, hung tính+ 14 câu hỏi gồm các triệu chứng đi kèm thuộc nhóm rối loạn hành visai phạm

+ 7 câu hỏi gồm các triệu chứng đi kèm thuộc nhóm rối loạn lo âu+ 8 câu hỏi về kết quả học tập, chất lượng các mối quan hệ

Trong đó từ mục 1 đến 9 đánh giá các vấn đề về chú ý; từ mục 10 đến

18 đánh giá các vấn đề về tăng động, xung động; từ mục 19 đến 26 đánh giávấn đề rối loạn chống đối; từ mục 27 đến 39 đánh giá các vấn đề về rối loạnứng xử; từ mục 40 đến 47 đánh giá các vấn đề cảm xúc (lo âu, trầm cảm) Từmục 47 đến mục 55 đánh giá về học tập, chất lượng các mối quan hệ

Phiên bản dành cho giáo viên bao gồm 43 mục (phụ luc 3)

+ 9 câu hỏi gồm các triệu chứng thuộc nhóm giảm chú ý

+ 9 câu hỏi thuộc gồm các triệu chứng thuộc nhóm tăng động

+ 10 câu hỏi gồm các triệu chứng đi kèm thuộc nhóm xung động, hung tính+ 7 câu hỏi gồm các triệu chứng đi kèm thuộc nhóm rối loạn lo âu+ 8 câu hỏi về kết quả học tập, chất lượng các mối quan hệ

Ngày đăng: 20/06/2017, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w