1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư tế bào đáy vùng mũi bằng phẫu thuật mohs tại bệnh viện da liễu trung ương

93 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 37,76 MB

Nội dung

Cơ mảnh khảnh Cơ cau mày Cơ nâng môi trên và cánh mũi Cơ mũi Phần ngang Embriologycal development & anatomy of the nose Dr Pulkit Agarwal, Dr G.S.Renukananda Cơ hạ vách mũi Cơ mu

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma) thuộc nhóm ung thư da khôngphải hắc tố và là loại ung thư da thường gặp nhất ở người Bệnh thường tiếntriển chậm và ít ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng có thể xâmlấn tổ chức xung quanh làm ảnh hưởng thẩm mỹ và rối loạn chức năng các cơquan liên quan Ung thư tế bào đáy có thể xâm lấn tới trung bì nhưng hiếmkhi di căn xa (0,028 – 0,55%) ,, Tiên lượng của bệnh rất tốt nếu được pháthiện sớm và điều trị kịp thời

Ung thư tế bào đáy thường gặp nhất ở tổ chức da vùng đầu mặt (chiếmtới 70% - 80%) trong khi tỷ lệ bệnh xuất hiện ở vùng thân mình và vùngsinh dục lần lượt chỉ là 25% và 5% Ở vùng mặt, ung thư tế bào đáy vùngmũi là hay gặp nhất (25% - 30%) đặc biệt vùng cánh mũi và đầu mũi , Mũilà đơn vị giải phẫu có vị trí trung tâm trên khuôn mặt, bất kì một tổn thươnghoặc biến dạng nào của vùng mũi đều gây chú ý và làm mất sự hài hòa củakhuôn mặt, vì vậy, vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ung thư tế bào đáyvùng mặt nói chung và vùng mũi nói riêng là lựa chọn được phương phápđiều trị đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư cũng như mang lại thẩmmỹ tối đa cho bệnh nhân

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể áp dụng để điều trị ungthư tế bào đáy như nạo curette và đốt điện, áp ni tơ lạnh, phẫu thuật, hóa chất,xạ trị ,,,,… Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu đã được công bố về ung thư tếbào đáy và các phương pháp điều trị bệnh này đều cho thấy phẫu thuật Mohslà phương pháp cho kết quả điều trị tốt , với tỷ lệ tái phát thấp và tỷ lệ khỏisau 5 năm rất cao ,, Phẫu thuật Mohs không những loại bỏ tổ chức ung thưtối đa mà còn tiết kiệm tổ chức lành ở mức cao nhất có thể Những ưu điểm

Trang 2

này làm cho phẫu thuật Mohs trở thành lựa chọn rất phù hợp cho điều trị ungthư tế bào đáy ở vùng mũi.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, phẫu thuật Mohs mới chỉ được tiếnhành ở Bệnh viện Da liễu Trung Ương và vẫn chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách hệ thống đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học cũng như kếtquả điều trị ung thư tế bào đáy vùng mũi bằng phẫu thuật Mohs Do vậynghiên cứu này được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư tế bào đáy vùng mũi tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ năm 2010 đến năm 2015.

2 Đánh giá kết quả điều trị ung thư tế bào đáy vùng mũi bằng phẫu thuật Mohs tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ năm 2010 đến năm 2015.

Trang 3

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Ung thư tế bào đáy và đặc điểm ung thư tế bào đáy vùng mũi

Ung thư tế bào đáy là loại ung thư da hay gặp nhất là khối u ác tính gồmnhững tế bào giống với những tế bào lớp đáy của thượng bì tuy nhiên nguồngốc thực sự của ung thư tế bào đáy còn chưa rõ ràng

Theo thống kê tại Mỹ, từ năm 1971 đến 1977 tỷ lệ mắc ung thư tế bàođáy đã tăng 20% và tính đến năm 1998, mỗi năm có khoảng 1.000.000 bệnhnhân mới được chẩn đoán , chiếm khoảng 65% trong tổng số các loại ung thư

da Ở Đức, hàng năm có khoảng 115.000 ca mắc mới, tỷ lệ tính ra khoảng130/100.000 dân

Tại châu Á, một nghiên cứu kéo dài 10 năm từ 1999 – 2009 được tiếnhành tại Hồng Kông cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tế bào đáy tăng dần hàngnăm, trung bình tăng 3% mỗi năm

Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư tế bào đáy cũng gia tăng hàng năm Theonghiên cứu của Vũ Thái Hà và cộng sự tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương: tỷlệ ung thư tế bào đáy năm 2010 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2007 và chiếm58,8% tổng số bệnh nhân ung thư da Theo một nghiên cứu khác của NguyễnThị Hương Giang tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội từ năm 2001 đến 2004 thìung thư da không hắc tố chiếm 91,67% trong đó 50% là ung thư tế bào đáy

1.1.1 Ung thư tế bào đáy vùng mũi: sự phổ biến và những thách thức.

Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng ung thư tế bào đáy hay gặp nhất ởvùng đầu mặt cổ và trong đó ung thư tế bào đáy vùng mũi chiếm tỷ lệ caonhất ,,

Trang 4

Ahmet Metin và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 320 bệnh nhân ungthư tế bào đáy trong 5 năm (từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2013), kết quả chothấy 75% -85% ung thư tế bào đáy xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ trong đó mũi làvùng giải phẫu hay xuất hiện tổn thương nhất với tỷ lệ 32,3% (n= 107)

Trong một nghiên cứu lâm sàng khác kéo dài 10 năm từ 1999 đến 2009tại bệnh viện Queen Mary, một trong những bệnh viện lớn nhất tại HồngKông với 225 bệnh nhân ung thư tế bào đáy vùng đầu mặt cổ các tác giả cũngđưa ra kết luận rằng ung thư tế bào đáy ở vùng mũi chiếm tỷ lệ cao nhất(31,6%) và tỷ lệ tái phát cao hơn hẳn so với các đơn vị giải phẫu khác

Hình 1.1 Mũi là đơn vị giải phẫu hay gặp tổn thương BCC nhất ở vùng mặt

(Nasal ala: cánh mũi; Nasal brigde: sống mũi; Nose tip: đầu mũi)

Các tác giả đã so sánh tỷ lệ ung thư tế bào đáy vùng mũi trong nghiêncứu với các nghiên cứu khác được tiến hành tại Châu Á và cho thấy kết quảtương tự Trong đó tỷ lệ này là 32,2% ở Hồng Kông (n=273), 37% ởSingapore (n=292), 26,9% ở Hàn Quốc (n=78), 40,6% ở Australia (n= 6252)

Trang 5

Trường đại học Y Soul, Hàn Quốc cũng đã tiến hành nghiên cứu 116bệnh nhân ung thư tế bào đáy trong 7 năm (từ tháng 1/2005 đến tháng 10/2012) kết quả cho thấy ung thư tế bào đáy ở vùng mũi chiếm tỷ lệ cao nhất tới48,7% trong số ung thư tế bào đáy vùng mặt, chiếm 33,1% trong tổng số ungthư da vùng mặt Kim và cộng sự trong nghiên cứu của họ cũng báo cáo tỷ lệung thư tế bào đáy vùng mũi lên tới 47,3%

Từ năm 1959, một nghiên cứu tương đối quy mô đã được thực hiện ởSan Francisco với đối tượng nghiên cứu là hơn 300 trường hợp ung thư tế bàođáy vùng mũi Các bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị và theo dõi trong thờigian ít nhất là 2 năm Thời gian các tổn thương xuất hiện được ghi nhận là từ

5 tuần cho tới 30 năm Kết quả của nghiên cứu: trong hơn 300 trường hợp nàychỉ có 93 trường hợp bệnh nhân khỏi trong 1 lần điều trị, các trường hợp cònlại đều tái phát

Các trường hợp khỏi do phẫu thuật cắt rộng thông thường thì gặp khókhăn trong tạo hình tổn khuyết vì khuyết kích thước rộng, thường phải ghép

da, để lại kết quả thẩm mỹ kém

Hình 1.2 Phân bố ung thư tế bào đáy vùng mặt

Trang 6

Trong số các trường hợp được phẫu thuật Mohs thì có trường hợp phảicắt tới 3 lớp Mohs, mỗi lớp cách bờ 1- 2mm Có 13 ca lâm sàng được báo cáothì 3 trường hợp phẫu thuật Mohs với tổn thương ban đầu là 1,6cm* 2cm;1cm; 1cm nhưng sau phẫu thuật Mohs đường kính tổn khuyết đã lên tới3*4cm; 2,5cm; 2cm (theo thứ tự) điều đó chứng tỏ tế bào ung thư trong ungthư tế bào đáy mũi lan rộng hơn nhiều so với khối u khám được trên lâmsàng Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiều trường hợp tổn thươngthường ăn sâu tới lớp mỡ, sụn, xương

Nhiều nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ tái phát cao của ung thư tế bào đáyvùng mũi (cao hơn 2.5 lần so với các vị trí khác) ,,

Theo nghiên cứu của Phạm Cao Kiêm về ứng dụng phẫu thuật Mohs trongđiều trị ung thư tế bào đáy vùng đầu mặt, ung thư tế bào đáy vùng mũi chiếm tỷlệ cao nhất trong số ung thư tế bào đáy vùng mặt (38,8%) và thường xâm lấn sâutới xương, sụn (chiếm tỷ lệ gần 40%) khiến cho việc kiểm soát tổn thương vàphục hồi khuyết tổ chức gặp nhiều khó khăn Khi tiến hành điều trị bằng phẫuthuật Mohs thường phải cắt Mohs tới lần thứ 2 (chiếm 74,1%), có trường hợpphải phẫu thuật Mohs 4 lần Cũng giống như ung thư tế bào đáy nói chung ởvùng mặt, thể lâm sàng hay gặp nhất của ung thư tế bào đáy ở vùng mũi là thể u(85,7%) tuy nhiên trong nghiên cứu có 2 trường hợp ung thư tế bào đáy thể xơ và

1 trường hợp ung thư tế bào đáy thể hỗn hợp thì đều xuất hiện ở vùng mũi, điềunày cũng gợi ý rằng vùng mũi là vùng giải phẫu thường xuất hiện thể bệnh ungthư tế bào đáy có nguy cơ cao

Ung thư tế bào đáy có tính chất tiến triển chậm và rất hiếm khi di căn

xa nhưng ung thư tế bào đáy vùng mũi vẫn là thách thức trong chẩn đoán vàđiều trị khi chiếm phần lớn ung thư vùng đầu mặt cổ và có nhiều khả năngxâm lấn sâu cũng như nguy cơ tái phát

Trang 7

1.1.2 Sinh bệnh học ung thư tế bào đáy vùng mũi: những điểm đặc biệt.

Hiện nay vẫn chưa lý giải rõ được sinh bệnh học của ung thư tế bào đáynói chung cũng như vì sao ung thư tế bào đáy gặp ở vùng mũi với xác suấtlớn như vậy

Người ta cho rằng ung thư tế bào đáy xuất phát từ các tế bào gốc vạnnăng nằm ở vùng giữa các nang lông và ở vùng hành nang lông ở thượng bì.Theo một giả thuyết khác: ung thư tế bào đáy là khối u tăng trưởng bấtthường xuất phát từ lớp tế bào đáy của thượng bì, hoặc từ cấu trúc nang lông,đặc biệt là khi những tế bào đó có xu hướng hình thành các tuyến

Về khía cạnh phôi thai học, phần mũi được hình thành từ các nụ chồimũi Phần giữa của mũi, từ sống mũi đến chân mũi được hình thành từ nụchồi mũi chính, phần cánh mũi và rãnh mũi má được hình thành từ nụ chồimũi bên Trong quá trình di chuyển đến vị trí cuối cùng, các nụ chồi này đãthay thế nụ chồi mũi giữa để nụ giữa đổi vị trí hình thành vùng môi trên Sựhình thành, hợp nhất của nhiều nụ chồi như vậy ở vùng giữa mặt (vùng mũi)được dùng để giải thích cho sự xuất hiện các khối u sau này Năm 1904Wende và Bentz đã báo cáo một ca lâm sàng ung thư tế bào đáy vùng mũi màkhi làm giải phẫu bệnh thấy có hình ảnh của 5 khối u khác nhau

Khi hai nụ chồi hợp nhất với nhau trong kì phôi thai đó, một phần củamầm thượng bì có thể bị vùi lấp tại điểm hợp nhất Vùng mũi là vùng hợp nhấtcủa nhiều nụ chồi, vậy nhiều phần mầm thượng bì có thể bị vùi lấp tại đó Đâychính là cơ sở phát triển của quan điểm cho rằng, ung thư tế bào đáy xuất phát từcác tế bào thượng bì,các phần phụ nguyên thủy của da và cũng đồng thời lý giảivì sao hay gặp ung thư tế bào đáy ở vùng mũi như vậy Những nang lông ở kìphôi thai hình thành từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 và chúng thường nằm ở vị trísâu do đó có thể giải thích cho những khối ung thư ở sâu

Trang 8

Newman và Leffell báo cáo một tỷ lệ cao gấp 4 lần của ung thư tế bàođáy xuất hiện ở vùng trung tâm của khuôn mặt so với các vùng khác, nơi kếthợp của các lá thai trong thời điểm tuần thứ 5 – 10 của thai kỳ

Robert A Schwartz cho rằng sự phát triển vuông góc với bề mặt da củatổ chức liên kết phong phú vùng mũi khiến các tế bào ung thư có thể đi sâuxuống tạo một khối u xâm lấn mạnh Giả thuyết tương đồng với Mohs vàSwanson, theo các tác giả này, các tế bào ung thư di chuyển theo đường hợpnhất của các nụ mũi và sự tiếp xúc gần như trực tiếp của da với màng xương,màng sụn ở nhiều vị trí vùng mũi (sống mũi, cánh mũi ) làm cho khối u cónhiều cơ hội phát triển sâu xuống các tổ chức dưới da của mũi ChristinaA.Gamba và cộng sự đã nhấn mạnh thêm giả thuyết này trong một bài báođăng trên trang của Hội ung thư da Mỹ khi nêu rằng” ung thư tế bào đáy dicăn sâu dưới da được phân biệt với một ung thư tế bào đáy tái phát bởi hìnhảnh mô bệnh học: các tế bào ung thư nằm sâu dưới trung bì và hạ bì màkhông có sự thay đổi của thượng bì”

Mũi là vùng trung tâm, cũng là vùng nhô ra nhất của khuôn mặt, vì vậy,đơn vị giải phẫu này tiếp xúc nhiều ánh sáng mặt trời hơn và góc chiếu củaánh sáng mặt trời tới mũi cũng trực diện hơn, đây là một yếu tố nguy cơ quantrọng cho ung thư da Gen ức chế khối u p53 là một trong những đích tácdụng thường xuyên của tia UV, dẫn đến đột biến gen này Ngoài ra, UVA tácđộng kích hoạt các gốc tự do, làm tổn thương DNA, gây nguy cơ ung thư tiềmtàng

1.1.3 Đặc điểm giải phẫu vùng mũi ngoài

Mũi nằm trong vùng chữ H của khuôn mặt, nơi tỷ lệ tái phát của ungthư tế bào đáy rất cao (82%)

Trang 9

Là vị trí thường gặp ung thư tế bào đáy nhất, tỷ lệ tái phát tổn thương cao,vùng mũi còn được quan tâm vì mũi nằm ở vị trí giữa khuôn mặt nên khi điều trịkhông những cần khỏi bệnh mà còn phải đảm bảo tối đa nhất về thẩm mỹ

Mũi là đơn vị giải phẫu phức tạp được chia làm nhiều tiểu đơn vị giảiphẫu nhỏ và được giới hạn bởi:

o Giới hạn trên: ngang gốc mũi (tiếp giáp với đơn vị trán)

o Giới hạn dưới: tiếp giáp với đơn vị môi ở nền mũi

o Giới hạn hai bên: tiếp giáp với đơn vị má từ góc trong mắt theobờ dốc của tháp mũi tới rãnh mũi má

Hình 1.3 Vùng chữ H

Trang 10

Burget và Menick chia mũi làm 9 tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ :

o 1 tiểu đơn vị sống mũi

o 2 tiểu đơn vị sườn mũi

o 2 tiểu đơn vị góc mũi (tam giác mềm)

o 1 tiểu đơn vị trụ mũi

o 2 tiểu đơn vị cánh mũi

o 1 tiểu đơn vị đầu mũi

Mũi ngoài gồm một khung xương sụn được phủ bên ngoài bởi cơ và da.

Dựa vào khung nâng đỡ mũi và da mũi mà Natvig và cộng sự chia mũilàm ba vùng như sau:

o Vùng 1: 1/3 trên mũi (sống mũi, sườn mũi): da nằm trên nền xương,có rất ít tuyến bã, di động dễ

o Vùng 2: 1/3 giữa mũi: nền sụn mũi dày, có ít tuyến bã, di động dễ

o Vùng 3: 1/3 dưới mũi (đầu mũi, cánh mũi): nền sụn mũi mỏng,

da có nhiều tuyến bã, di động rất kém

Root: gốc mũi Dorsum: sống mũi Lateral side wall: sườn mũi Tip: đầu mũi

Ala nasi: cánh mũi Soft triangle: tam giác mềm Columella: trụ mũi

Hình 1.4 Phân chia các tiểu đơn vị thẩm mỹ vùng mũi

Trang 11

Hình 1.5 Các cơ vùng mũi

Vùng mũi ngoài có 3 cơ: cơ mảnh khảnh, cơ mũi (gồm phần ngang vàphần cánh) và cơ hạ vách mũi Các cơ này đều là các cơ bám da làm nở hayhẹp mũi

Cơ mảnh khảnh

Cơ cau mày

Cơ nâng môi trên và cánh mũi

Cơ mũi (Phần ngang)

Embriologycal development &

anatomy of the nose

( Dr Pulkit Agarwal, Dr

G.S.Renukananda)

Cơ hạ vách mũi

Cơ mũi (phần cánh)

Trang 12

Hình 1.6 Xương và sụn vùng mũi

Khung xương của mũi gồm: 2 xương mũi, phần mũi của xương trán, mỏmtrán của xương hàm trên

Các sụn mũi gồm:

o Sụn mũi bên

o Sụn vách mũi

o Sụn cánh mũi (sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ, các sụn mũinhỏ)

Người ta cho rằng, do cấu tạo của sụn mũi thường dễ tạo các “túi” chứatế bào ung thư nên sau khi điều trị tỷ lệ tái phát còn cao

Mô xơ mỡ cánh mũi

Principles of Anatomy and Physiology Thirteenth Edition Chapter 23 The Respiratory System Copyright © 2012 by John Wiley & Sons, Inc Gerard

Sụn cánh mũi

Principles of Anatomy and Physiology Thirteenth

Principles of Anatomy and Physiology Thirteenth Edition Chapter 23 The

Respiratory System Copyright © 2012 by John Wiley & Sons, Inc Gerard J.

Tortora.

Trang 13

1.1.4 Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tiến triển của ung thư tế bào đáy – ung thư tế bào đáy vùng mũi.

1.1.4.1 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học

Ung thư tế bào đáy vùng mũi mang những tính chất chung của ung thưtế bào đáy nhưng trong đó có những điểm riêng cần lưu ý

Ung thư tế bào đáy thường dễ nhầm với các bệnh ngoài da có loét, haynốt, hoặc sẩn Bệnh nhân đến khám như một vết thương không thể chữa lànhhoặc một tổn thương mụn trứng cá điều trị không khỏi và không có triệuchứng điển hình, đây là nguyên nhân chính dẫn đến chẩn đoán chậm gây khókhăn trong quá trình điều trị ,,

Tổn thương điển hình: đa số bắt đầu bằng sẩn hạt ngọc nhỏ, giai đoạnđầu thường có thể lõm giữa Khối u phát triển chậm, đồng thời xuất hiện loétở giữa, giãn mạch thường thấy ở vùng giáp biên và rõ dần khi khối u pháttriển Đặc điểm lâm sàng nổi bật là có viền tổn thương nổi cao như hạt ngọctrai, nhẵn và bóng

Người ta chia ung thư tế bào đáy thành nhiều thể với các biểu hiện lâmsàng và mô bệnh học khác nhau

Về lâm sàng: có nhiều cách chia thể ung thư tế bào đáy khác nhau nhưng

đa số các tác giả chia ung thư tế bào đáy thành các thể: thể nốt – loét; thể xơ, thểnông và thể tăng sắc tố Tuy nhiên trên thực tế ở vùng đầu mặt cổ thường gặp thểnốt, thể loét, còn dấu hiệu tăng sắc tố có thể kết hợp với nhiều thể lâm sàng khácnhau Thể nông rất hiếm khi gặp (chủ yếu gặp ở thân mình) ,,

Thể nốt: là thể lâm sàng hay gặp nhất Thể này gồm các triệu chứng:

bắt đầu là sẩn hoặc u,kích thước từ 1 đến vài cen-ti-met, không ngứa, khôngđau, màu đỏ hoặc màu hồng, bờ hơi gờ cao, trung tâm lõm giữa, mật độ chắc,

Trang 14

bề mặt giãn mạch Trên bờ có sẩn ngọc màu sáp hoặc trong mờ Tổn thươngcó thể lan rộng, trung tâm hoại tử và loét

Hình 1.8 Ung thư tế bào đáy thể nốt

Diagnosis and Treatment of Basal Cell and Squamous Cell Carcinomas

DANIEL L STULBERG, BLAIN CRANDELL, M.D., ROBERT S FAWCETT, M.D., M.S.,

Am Fam Physician 2004 Oct 15;70(8):1481-1488.

Hình 1.7 Ung thư tế bào đáy thể

nốt (Nguyễn Thị T 92 tuổi)

Ảnh tư liệu

Trang 15

hể xơ : tiên lượng xấu, nguy cơ tái phát và xâm lấn Tổn thương cơ

bản là mảng hoặc sẩn xơ giống như sẹo, thâm nhiễm, trên có các mạchmáu giãn, có màu giống màu da thường hoặc màu hồng hoặc màu trắng.Bờ tổn thương thường không rõ, phía dưới khối u thường lan rộng hơn sovới bờ tổn thương, hiếm khi loét ,,,

Trang 16

Hình 1.9 Ung thư tế bào đáy thể xơ

(Đặng Đình T 61 tuổi )

Ảnh tư liệu

Hình 1.10 Ung thư tế bào đáy thể xơ

Basal Cell Carcinoma Clinical

Presentation

Andrew Scott Kennedy, MD ; Robert S Bader, MD; Luigi

Santacroce, MD

Emedicine, update Sep 15,2015

Thể loét: Loét thường ở giữa tổn thương, bờ không đều, nham nhở, đáy

bẩn, trên có vảy tiết nâu đen và dễ chảy máu Vết loét thường rất lâu lành, cóthể tiến triển lành tạo sẹo gây co kéo đôi khi làm biến dạng các hốc tự nhiênnhư miệng, mũi

Trang 17

Hình 1.11 Ung thư tế bào đáy thể

loét (Nguyễn Thị B 71 tuổi)

Ảnh tư liệu

Hình 1.12 Ung thư tế bào đáy thể loét (Nguyễn Thị Ng 77 tuổi)

Ảnh tư liệu

Dấu hiệu tăng sắc tố: thường gặp, hay kết hợp trong thể u hoặc thể

loét, biểu hiện là các đốm sắc tố màu nâu đen ở bên trong và/ hoặc tại bờ củatổn thương Tuỳ thuộc vào số lượng và vị trí của melanin mà biểu hiện lâmsàng của tổn thương khác nhau như màu đen, nâu hoặc xám xanh

Trang 18

Hình 1.13 Ung thư tế bào đáy có

tăng sắc tố (Nguyễn Thị Ng 61 tuổi)

Ảnh tư liệu

Hình 1.14 Ung thư tế bào đáy có tăng sắc tố (Vũ Thị T 85 tuổi)

Ảnh tư liệu

Về mô bệnh học: các tác giả có nhiều cách phân loại khác nhau và có

tác giả đã phân loại ung thư tế bào đáy với nhiều nhất là 26 biến thể Vùngmũi cũng giống như các đơn vị giải phẫu khác trên mặt, thường hay gặp thể unhất, tuy nhiên các tác giả cũng lưu ý rằng so với các vị trí khác, thể xơthường gặp ở vùng mũi hơn , Sau đây là một số thể mô bệnh học hay gặpnhất ở vùng mặt:

Trang 19

Thể u: Đây là thể hay gặp nhất, chiếm 62 – 70% các thể ung thư tế

bào đáy Thượng bì bị phá hủy, các tế bào ung thư có nhân thẫm màu, hìnhoval, kích thước lớn, ít bào tương, sắp xếp thành khối, giới hạn rõ, được baobọc xung quanh là các bó xơ

Thể xơ: trên tiêu bản nhuộm Hematoxylin và Eosin, các tế bào ung thư

sẫm màu nằm xen kẽ các tế bào xơ, giới hạn không rõ, đôi khi xâm lấn sâuxuống trung bì sâu Hàng rào tế bào bên ngoài của khối u thường giới hạn

không rõ

Trang 20

Thể u nhỏ: những đám tế bào u tập trung thành khối tròn, nhỏ, hàng rào

tế bào bên ngoài thường không thấy rõ như trong thể u

Thể thâm nhiễm: trên tiêu bản nhuộm Hematoxylin và Eosin, các tế bào

ung thư bắt màu bazơ, sắp xếp thành hình thon dài, bờ lởm chởm, xung quanh làchất nền với mật độ dày của sợi xơ, bào tương ít, hàng rào tế bào bên ngoài khôngrõ, nhưng không có hiện tượng xơ hoặc teo ở mô đệm như trong thể xơ

Thể hỗn hợp : có 3 thành phần chính gồm phần biểu hiện của ung thư

tế bào đáy với các tế bào biểu mô dạng đáy thẫm màu, hàng rào bên ngoàikhối u ranh giới rõ; phần đặc trưng cho ung thư tế bào vảy, các tế bào ung thưbắt màu sáng hơn, to hơn và có xu hướng sừng hóa; phần trung gian chuyểntiếp, các tế bào vùng này không có nét đặc trưng của ung thư tế bào đáy hayvảy mà có tính chất trung gian Có thể có xơ hóa ở trung tâm rồi lan ra xungquanh và xâm lấn sâu xuống hạ bì sâu hoặc dưới da

Trang 21

Thể tuyến (thể Adenoid): các tế bào ung thư xếp thành sợi mỏng, tạo

thành hình mạng lưới Cấu trúc tổn thương bắt chước theo dạng tuyến nhưngkhông có hoạt động bài tiết thực sự của tuyến ,

Các thể mô bệnh học được phân thành 2 nhóm dựa trên nguy cơ táiphát và mức độ xâm lấn :

o Nhóm nguy cơ thấp gồm: thể u, thể tuyến

o Nhóm nguy cơ cao gồm: thể xơ, thể u nhỏ,thể hỗn hợp

1.1.4.2 Tiến triển

Xâm lấn tại chỗ : Tiến triển nguy hiểm nhất Thông thường khối u chỉ

xâm lấn tại chỗ chứ ít khi di căn, thời gian nhân đôi ước tính từ 6 tháng đến 1năm , Nếu không được điều trị, khối u sẽ xâm lấn xuống tổ chức dưới da, cơvà thậm chí cả xương Kleydman Y đã báo cáo 1 ca lâm sàng ung thư tế bào

Trang 22

đáy ở mũi xâm lấn qua đường kế cận gây tổn thương dây thần kinh mắt, tổnthương nội sọ dẫn tới mù và yếu, liệt nửa người

Xâm lấn quanh dây thần kinh: Thường ít gặp (thường gặp trong các

trường hợp mô bệnh học có thâm nhiễm và tổn thương tái phát) Theo nghiêncứu của Niazi thì tỷ lệ xâm lấn quanh dây thần kinh rất thấp, chỉ chiếm 0.2%tổng số ca ung thư tế bào đáy

Di căn: Di căn trong ung thư tế bào đáy thường rất chậm và tỷ lệ rất thấp

từ 0.028% - 0.55% Thường là di căn vào hạch lympho và phổi ,

1.1.4.3 Điều trị ung thư tế bào đáy

Có nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng để điều trị ung thư tếbào đáy, tùy thuộc vào vị trí, kích thước, đặc điểm mô bệnh học, mức độ xâmlấn của khối u, thể trạng và mong muốn thẩm mỹ của bệnh nhân Trên thực tế,phẫu thuật cắt bỏ tổn thương là phương pháp thường được lựa chọn nhất

Phẫu thuật cắt rộng tổn thương: Phương pháp này là lựa chọn thích

hợp cho những khối u giới hạn rõ, có đường kính dưới 2cm, nằm ở các vị trí ítảnh hưởng đến thẩm mỹ, dễ tạo hình và những thể lâm sàng có nguy cơ thấpnhư thể nốt và thể nông

Đường rạch da cách bờ tổn thương thường ít nhất là 4mm Với tổnthương tiên phát và không phải thể xơ thì tỷ lệ khỏi lên tới 95% , Tuy nhiên tỷlệ khỏi của phương pháp này luôn thấp hơn phẫu thuật Mohs đặc biệt trong cáctrường hợp ung thư tế bào đáy tái phát, thể xơ, bờ tổn thương không rõ hoặcung thư tế bào đáy ở vùng giải phẫu nguy cơ cao (vùng chữ H) Nhược điểmcủa phẫu thuật cắt rộng là tỷ lệ tái phát cao, tạo khuyết tổ chức kích thước lớn,khó khăn trong tạo hình (đặc biệt ở vùng mũi nơi da rất khó huy động), hiệuquả thẩm mỹ kém Mateusz P.Szewczyk và cộng sự đưa ra tỷ lệ tái phát củaphẫu thuật thông thường với ung thư tế bào đáy vùng mũi là 15% với tổn

Trang 23

thương tiên phát, 23% với tổn thương tái phát Đây là tỷ lệ tái phát cao nhấttrong số các đơn vị giải phẫu vùng mặt theo nghiên cứu của họ

Phẫu thuật Mohs: Đây là phương pháp điều trị ung thư da cho kết quả

tốt, đặc biệt với ung thư tế bào đáy Tổ chức u được loại bỏ từng lớp và đượckiểm tra bằng kính hiển vi Ưu điểm của kỹ thuật này là đảm bảo kiểm soáthết tế bào ung thư và tiết kiệm tối đa tổ chức lành Phẫu thuật Mohs làphương pháp được cân nhắc trong hầu hết các trường hợp ung thư tế bào đáyvùng mặt đặc biệt với các thể khó điều trị như thể xơ, xâm lấn, thể u nhỏ, ungthư tế bào đáy tái phát và khi tổn thương nằm ở vị trí khó tạo hình, cần bảo vệtối đa tổ chức lành (mũi, mắt )

Các phương pháp điều trị khác: nạo curette và đốt điện, xạ trị, điều

trị bằng laser C02, điều trị bằng 5FU, điều trị bằng Imiquimod

Các phương pháp này ít được chỉ định cho ung thư tế bào đáy vùng mũi

do những hạn chế của chúng, thường chỉ được chỉ định trong những trườnghợp bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật

1.1.5 Phẫu thuật Mohs

Phẫu thuật Mohs là một kỹ thuật loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư bằngcách lấy bỏ tổ chức ung thư theo diện cắt hình lòng chảo, sau đó kiểm trabằng kính hiển vi 100% diện cắt ở bờ và bề mặt đáy để tìm ra vị trí còn tế bàoung thư Vùng còn tế bào ung thư được phẫu thuật tiếp và lập lại qui trình nàyđến khi đạt được một mặt phẳng không còn tế bào ung thư Điều này chophép tiết kiệm tối đa tổ chức lành và đảm bảo kết quả ở mức cao nhất

Chỉ định chung của phẫu thuật Mohs:

o Ung thư tế bào đáy tiên phát và tái phát

o Ung thư tế bào vảy tiên phát và tái phát

o Các ung thư khác như u hắc tố ác tính, ung thư tế bào Merkel

Trang 24

Chỉ định riêng của phẫu thuật Mohs cho ung thư tế bào đáy:

o Xâm lấn tổ chức:

Ung thư tế bào đáy thể xơ, xâm lấn, thể sừng hóa, thể hỗn hợp

Ung thư tế bào đáy không điển hình, ranh giới không rõ với da lành.Ung thư tế bào đáy nhiều vi cục khó xác định về lâm sàng

Ung thư tế bào đáy phát triển xung quanh thần kinh và mạch máu.Ung thư tế bào đáy trên nền bỏng cũ

o Vùng giải phẫu có nguy cơ tái phát cao:

Mũi và vùng quanh mũi

Quanh tai, quanh mắt, quanh miệng

o Vùng giải phẫu cần tạo hình tối đa về thẩm mỹ và chức năng:

Đầu mũi và cánh mũi

Môi, mi mắt, lỗ tai và vành tai, sinh dục

o Thương tổn có đường kính từ 6mm vùng mặt.

o Bệnh nhân có tiền sử đã điều trị nhưng không lấy bỏ hết tổ chức ung thư.

o Tổn thương phát triển nhanh và xâm lấn về mặt lâm sàng.

Các chỉ định chính của phẫu thuật Mohs

cho ung thư tế bào đáy:

- Các thể mô bệnh học có nguy cơ xâm lấn,

tái phát cao : thể xơ, xâm lấn, sừng hóa

- Vùng giải phẫu có nguy cơ tái phát cao:

quanh mắt, Mũi và vùng quanh mũi, quanh

tai, quanh miệng

- Vùng giải phẫu cần tối đa về thẩm mỹ,

chức năng : mũi, mắt, môi, tai

Phù hợp chỉ định cho ung thư tế bào đáy vùng mũi

Trang 25

Theo Phạm Cao Kiêm trong một nghiên cứu về ứng dụng phẫu thuậtMohs điều trị ung thư tế bào đáy vùng mặt trên 36 bệnh nhân, tỷ lệ phẫu thuậtMohs mà chỉ cần cắt 1 lớp chiếm đa số (72,2%; n= 26) với tiêu chuẩn cắtcách bờ 1 – 2mm cho thấy khuyết tổ chức sau phẫu thuật tối đa rộng thêm4mm trong khi với phẫu thuật cắt rộng thông thường ta cần cắt cách bờ ít nhất5mm mà lại không kiểm soát chắc chắn được đáy và mép tổn khuyết còn tếbào ung thư hay không Cũng trong nghiên cứu này tác giả sử dụng được vạttại chỗ sau phẫu thuật Mohs cho 100% các trường hợp, không cần sử dụngcác phương pháp tạo hình khác như ghép da, sử dụng vạt từ xa đến, đảm bảosự tương đồng về màu sắc, mật độ của vạt da che phủ tổn khuyết Điều nàycho thấy phẫu thuật Mohs là đặc biệt phù hợp với vùng mũi, vùng giải phẫunguy cơ tái phát cao và cần tiết kiệm da tối đa Hơn nữa, Zoozeboom MHcũng nêu lên rằng, 74% ung thư tế bào đáy tiên phát khi phẫu thuật làm môbệnh học toàn bộ mảnh cắt thì thấy có nhiều hơn 1 thể mô bệnh học Điều nàycàng dễ dàng xảy ra ở mũi hơn do nguồn gốc hình thành từ nhiều nụ mầmphôi thai của đơn vị giải phẫu này Do đó khó tiên lượng được hết tính chấtcủa khối u dẫn tới khả năng điều trị thất bại Vì vậy phẫu thuật Mohs rất phùhợp cho ung thư tế bào đáy vùng mũi để có thể kiểm tra được 100% diện cắt,hạn chế tái phát.

Phẫu thuật Mohs đạt tỷ lệ khỏi tới 99% cho ung thư tế bào đáy nguyênphát và 90 – 95% cho ung thư tế bào đáy tái phát , Phương pháp này là lựachọn cho các ung thư tế bào đáy tái phát, ung thư tế bào đáy thể u nhỏ, thể xơ,xâm lấn Riêng đối với ung thư tế bào đáy vùng mũi, phẫu thuật Mohs là lựachọn điều trị đầu tiên với tỷ lệ khỏi lên tới 97% - 99%

Theo một nghiên cứu lâm sàng, trong thời gian 3 năm từ 10/1999 đến2/2002, 408 bệnh nhân ung thư tế bào đáy vùng mặt nguy cơ cao (đường kínhtổn thương lớn hơn 1cm, thể lâm sàng nguy cơ xâm lấn tái phát cao, vị trí

Trang 26

vùng chữ H trên mặt) được tiến hành điều trị ngẫu nhiên bằng phương phápphẫu thuật thông thường hoặc phương pháp phẫu thuật Mohs và được theodõi trong 10 năm, các tác giả đưa ra kết quả: đối với ung thư tế bào đáy tiênphát, tỷ lệ tái phát là 4,4% với bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật Mohs,còn với bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật thông thường thì tỷ lệ này là12,2% Với bệnh nhân bị ung thư tế bào đáy tái phát và sau đó được điều trịlại bằng phẫu thuật Mohs thì tỷ lệ tái phát là 3,9% trong khi nếu được điều trịbằng phẫu thuật thông thường thì tỷ lệ tái phát là 13,5%

Phẫu thuật Mohs cho tỷ lệ tái phát thấp nhất so với các phương phápđiều trị ung thư tế bào đáy khác Trong một nghiên cứu, tỷ lệ tái phát sau 5năm của ung thư tế bào đáy sau điều trị bằng phẫu thuật Mohs là 1% so với7,5% của phương pháp phẫu thuật lạnh, 7,7% của phương pháp nạo curettevà đốt điện, 8,7% của phương pháp xạ trị và 10,1% của phương pháp phẫuthuật cắt rộng

Đọc tiêu bản

Trang 27

Sơ đồ quy trình phẫu thuật Mohs

Lần cắt đầu tiên ( stage 1) - Chia nhỏ

bệnh phẩm

- Nhuộm rìa các mảnh Vùng cắt bỏ

khối u

Sơ đồ Mohs

Giai đoạn cắt lạnh đáy của mảnh mẫu

Đọc tiêu bản

Đánh dấu vùng còn

tế bào ung thư

Lần cắt thứ 2 ( stage 2)

Chia nhỏ mảnh bệnh phẩm Nhuộm rìa các mảnh

Sơ đồ Mohs Đọc tiêu

bản

Quy trình

được tiếp tục

đến khi mảnh

tổ chức được

đọc hết tế bào

ung thư.

Trang 28

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư tế bàođáy vùng mũi tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương trong thời gian từ 1/2010 –10/2014

- Các bệnh nhân đến khám vì tổn thương vùng mũi, được làm xétnghiệm mô bệnh học chẩn đoán xác định là ung thư tế bào đáy tại Bệnh viện

Da liễu Trung Ương từ 11/2014 đến 9/2015

- Chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu như sau:

Với bệnh án:

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Sử dụng bệnh án của bệnh nhân được chẩn

đoán ung thư tế bào đáy vùng mũi có đầy đủ thông tin chi tiết vềtriệu chứng lâm sàng, mô bệnh học, phương pháp điều trị

+ Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh án không đầy đủ các dữ liệu cần cho

nghiên cứu (không mô tả đầy đủ triệu chứng lâm sàng, vị trí, kíchthước tổn thương, không có phiếu xét nghiệm mô bệnh học, không

mô tả chi tiết phương pháp điều trị cho bệnh nhân)

Với bệnh nhân:

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Lâm sàng: tổn thương khởi phát là sẩn nhỏ, phát triển chậm, có thểloét giữa và/hoặc tăng sắc tố Viền tổn thương nổi cao như hạt ngọctrai, nhẵn bóng và có giãn mạch

Mô bệnh học: khẳng định ung thư tế bào đáy có kèm theo phân thể

Trang 29

+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân ung thư tế bào đáy vùng mũi tại

Bệnh viện da liễu Trung Ương được chẩn đoán xác định với tiêuchuẩn như trên

Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào đáy trên lâm sàng nhưngkhông có xét nghiệm mô bệnh học

Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Để thu thập được đầy đủ thông tin từ 2 nhóm đối tượng nghiên cứu trên,chúng tôi sử dụng:

+ Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang vừa hồi cứu và tiến cứu.+ Phương pháp nghiên cứu can thiệp

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành lấy cỡ mẫu thuận tiện: theo đó thu thập được 59 bệnh ánvà 26 bệnh nhân mới tới khám có đủ tiêu chuẩn lựa chọn

+ Toàn bộ 59 bệnh án hồi cứu và 26 bệnh nhân này đều được lấy thôngtin để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học củaung thư tế bào đáy vùng mũi (n = 85)

+ Trong số 85 trường hợp trên chúng tôi chọn được 54 trường hợp cóphẫu thuật Mohs có đầy đủ thông tin cần thiết (lấy từ bệnh án trong cáctrường hợp hồi cứu và lấy từ bệnh án nghiên cứu trong các trường hợp tiếncứu, can thiệp phẫu thuật Mohs) để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu kết quảcủa phẫu thuật Mohs với ung thư tế bào đáy vùng mũi (n = 54)

Trang 30

2.2.3.Vật liệu dùng cho nghiên cứu:

+ Bệnh án hồi cứu có đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn

+ Bệnh án nghiên cứu gồm phần hành chính, thời gian tiến triển bệnh, cáchkhởi phát, mô tả đặc điểm tổn thương, vị trí, số lượng, kích thước tổn thương,phiếu xét nghiệm mô bệnh học, phiếu mô tả đầy đủ cách thức điều trị bệnh

+ Thước đo kích thước tổn thương: kích thước tổn thương được tínhtheo đơn vị cen- ti – met Chúng tôi sử dụng loại thước đo sau:

2.2.4 Các bước tiến hành

- Lập bệnh án nghiên cứu (xem phần phụ lục)

- Chọn bệnh nhân, bệnh án hồi cứu theo tiêu chuẩn đề ra

- Sử dụng tư liệu, hồ sơ bệnh án lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnhviện Da liễu Trung Ương để mô tả đặc điểm lâm sàng, thu thập số liệu về môbệnh học và cách điều trị Các thông tin được ghi nhận:

+ Số hồ sơ lưu trữ

+ Họ và tên người bệnh

+ Địa chỉ, số điện thoại

+ Giới: nam, nữ

Trang 31

+ Tuổi: ghi chi tiết số tuổi.

+ Nghề nghiệp: tính chất việc làm trong nhà hay ngoài trời

+ Thời gian tiến triển của bệnh: ghi số năm, tháng từ khi thấy có dấuhiệu bệnh đến khi đi khám

+ Đặc điểm tổn thương: vị trí, số lượng, kích thước, màu sắc, bờ nổicao hạt ngọc trai, tăng sắc tố, giãn mạch, loét, thâm nhiễm

+ Thể mô bệnh học

+ Cách điều trị: có điều trị hay không, điều trị bằng phương pháp nào.Nếu điều trị bằng phẫu thuật Mohs thì thu thập số lần phẫu thuật, độsâu tổn khuyết, cách thức che phủ tổn khuyết

+ Gọi điện thoại hỏi tình trạng hiện tại và mời bệnh nhân đến khám lại

- Bệnh nhân mới khám: sử dụng bệnh án nghiên cứu để mô tả đặc điểmlâm sàng, ghi nhận thông tin về mô bệnh học Tiến hành mổ can thiệp theophương pháp phẫu thuật Mohs Các thông tin được ghi nhận:

+ Họ và tên người bệnh

+ Địa chỉ, số điện thoại

+ Giới: nam, nữ

+ Tuổi: ghi chi tiết số tuổi

+ Nghề nghiệp: tính chất việc làm trong nhà hay ngoài trời

+ Thời gian tiến triển của bệnh: ghi số năm, tháng từ khi thấy có dấuhiệu bệnh đến khi đi khám

+ Khám ghi nhận các triệu chứng của tổn thương: vị trí, số lượng,kích thước, màu sắc, bờ nổi cao hạt ngọc trai, tăng sắc tố, giãnmạch, loét, thâm nhiễm

Trang 32

+ Cho bệnh nhân làm xét nghiệm mô bệnh học nhuộm Hematoxylin vàEosin, ghi nhận thể mô bệnh học khi có kết quả.

+ Tiến hành phẫu thuật Mohs cho bệnh nhân theo đúng quy trình vàghi nhận đầy đủ vào bệnh án nghiên cứu:

Vô cảm cho bệnh nhân

Cắt bỏ khối u

Đánh dấu bờ tổn thương

Rạch da cách bờ 1mm và bề mặt đáy thương tổn 1mm

Cắt lớp Mohs theo hình lòng chảo

Vẽ sơ đồ Mohs, đánh dấu các mảnh bệnh phẩm trên sơ đồ vàtrên bệnh nhân một cách thích hợp

Gửi bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm: kiểm tra trên kính hiển viđể tìm ra vị trí còn tế bào ung thư và đánh dấu trên sơ đồ

Quy trình này lặp lại ở vị trí còn tế bào ung thư cho đến khi đạtđược một mặt phẳng không còn tế bào ung thư

+ Đóng khuyết da

+ Hẹn bệnh nhân khám lại 3 tháng 1 lần Nội dung khám: kiểm tratổn thương có tái phát hay không

2.2.5 Đánh giá kết quả

Về đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư tế bào đáy vùng mũi:

+ Tỷ lệ mắc bệnh

+ Nhóm tuổi

+ Giới

+ Nghề nghiệp

Trang 33

+ Thời gian mắc bệnh

+ Cách khởi phát

+ Vị trí tổn thương

+ Số lượng tổn thương

+ Kích thước tổn thương

+ Thể lâm sàng

+ Mô bệnh học

+ Sự phân bố dấu hiệu loét và tăng sắc tố trên lâm sàng

+ Sự liên quan giữa thể lâm sàng và mô bệnh học

Về đánh giá kết quả phẫu thuật Mohs của ung thư tế bào đáy vùng mũi:

+ Số lớp cắt Mohs.

+ Liên quan giữa số lớp cắt Mohs với thể mô bệnh học và thể lâm sàng + Liên quan dấu hiệu loét và số lớp cắt Mohs.

+ Liên quan dấu hiệu tăng sắc tố và số lớp cắt Mohs.

+ Liên quan giữa độ sâu của tổn khuyết sau Moh với vị trí tổn thương và

số lớp cắt Mohs.

+ Phân bố tỷ lệ ghép da – sử dụng vạt tại chỗ để tạo hình sau Mohs + Sự tái phát sau phẫu thuật Mohs.

2.2.6 Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Da liễu Trung ương

2.2.7 Thời gian nghiên cứu

Từ 10/2014 - 9/2015

Trang 34

2.2.8 Phân tích số liệu

- Số liệu sẽ được thu thập, nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 16.0

- Các số liệu định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± SD

- Các số liệu định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ %

- So sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ % bằng test Z và Chi Square

- Các test thống kê được kiểm định với sự khác biệt được coi là có ýnghĩa thống kê khi p<0.05

2.2.9 Khống chế sai số

- Công cụ thu thập thông tin được thiết kế thích hợp và dễ sử dụng

- Người nghiên cứu trực tiếp tiến hành thu thập thông tin

2.3 Đạo đức trong nghiên cứu

- Bệnh nhân được tư vấn đầy đủ, kỹ lưỡng khi tham gia nghiên cứu

- Các thông tin của bệnh nhân trong quá trình nghiên cứu được giữ bímật và mã hóa trên máy vi tính trong quá trình xử lý số liệu, đảm bảo khônglộ thông tin

- Nghiên cứu được thông qua hội đồng nghiên cứu khoa học của trườngĐại học Y Hà Nội và Bệnh viện da liễu Trung Ương

- Thông tin liên quan đến bệnh nhân và quá trình can thiệp chỉ phục vụcho nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác

2.4 Hạn chế của đề tài

- Một số thông tin trong bệnh án hồi cứu chưa được rõ ràng

Trang 35

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Bệnh án đủ tiêu chuẩn

đưa vào nghiên cứu

Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu Sử dụng bệnh án nghiên cứu

Thu thập số liệu lâm

sàng, cận lâm sàng, phẫu

thuật Mohs

Thu thập số liệu lâm sàng, cận lâm sàng

Làm phẫu thuật Mohs

Gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh

Còn tế

bào ung thư

Hết tế

bào ung thư

Tạo hình khuyết hổng

Hẹn khám lại 3 tháng/ lần kiểm tra tái phát.

Hẹn khám lại bệnh

nhân kiểm tra tái

phát.

Trang 36

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư tế bào đáy vùng mũi.

3.1.1 Một số đặc điểm chung.

Bảng 3.1 Phân bố tỷ lệ qua các năm

Nhận xét: Ung thư tế bào đáy vùng mũi chiếm tỷ lệ 27,2% của ung thư tế bào

đáy vùng mặt

Trang 37

Bảng 3.2 Phân bố theo tuổi

Nhận xét: Nhóm tuổi trên 50 xuất hiện nhiều nhất với tỷ lệ 90,6% Tuổi mắc

bệnh trung bình là 66,89 ± 13,22; trong đó người ít nhất là 18 tuổi và nhiềunhất là 92 tuổi

Bảng 3.3 Phân bố theo giới

Nhận xét: Ung thư tế bào đáy vùng mũi gặp ở nữ và nam gần như nhau với tỷ

lệ nam: nữ là 1:1.02 (sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05)

Trang 38

Bảng 3.4 Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân làm việc ngoài trời có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2

lần nhóm bệnh nhân làm việc trong nhà với tỷ lệ 67,1% Sự khác biệt này có ýnghĩa thống kê với p<0,05

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư tế bào đáy vùng mũi

Bảng 3.5 Phân bố theo thời gian tiến triển bệnh

Trung bình: 3,69 năm, min=0,3 năm và max=12 năm

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có thời gian tiến triển bệnh 1 -5 năm là hay gặp

nhất với tỷ lệ 67,0%, nhóm bệnh tiến triển từ 5 năm trở lên chỉ chiểm tỷ lệ15,3% và nhóm tiến triển dưới 1 năm là 17,7% Thời gian tiến triển tổnthương trung bình là 3,69 năm trong đó bệnh nhân đến khám sớm nhất là 4tháng và lâu nhất là 12 năm

Bảng 3.6 Phân bố theo số lượng tổn thương

Trang 39

Tổng 85 100

Nhận xét: 100% bệnh nhân chỉ có 1 tổn thương duy nhất.

Bảng 3.7 Phân bố theo kích thước tổn thương

Nhận xét: Số lượng tổn thương có kích thước trung bình (1-2cm) chiếm đa số

với tỷ lệ 58,8% Số tổn thương có kích thước nhỏ dưới 1cm và trên 2cmkhông có sự chênh lệch nhiều (18,8% và 22,4%)

Bảng 3.8 Phân bố theo vị trí tổn thương

Nhận xét: Tổn thương ung thư tế bào đáy hay gặp ở cánh mũi nhất, chiếm tỷ

lệ 55,3% sau đó đến sống mũi/ sườn mũi (24,7%) Trụ mũi là vị trí ít gặp tổnthương nhất với tỷ lệ 3,5%

Bảng 3.9 Phân bố theo cách khởi phát

Trang 40

Nhận xét bảng 3.7: Đa số bệnh nhân khởi phát tổn thương là một sẩn trên da

(89,4%), tỷ lệ khởi phát từ tổn thương như sẹo/ dát đỏ là 10,6%

Bảng 3.10 Phân bố theo thể lâm sàng

Nhận xét: Về lâm sàng, thể nốt hay gặp nhất với tỷ lệ 60% sau đó là thể loét

(30,6%), thể xơ ít gặp nhất (9,4%)

Ngày đăng: 20/06/2017, 01:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Chren MM1, Linos E, Torres JS et al. (2013), "Tumor recurrence 5 years after treatment of cutaneous basal cell carcinoma and squamous cell carcinoma", J Invest Dermatol, 133(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tumor recurrence 5years after treatment of cutaneous basal cell carcinoma and squamouscell carcinoma
Tác giả: Chren MM1, Linos E, Torres JS et al
Năm: 2013
14. Mohammed F1, Solish N and Murray CA (2011), "A challenging case of multiply recurrent nasal basal cell carcinoma ", J Cutan Med Surg, 15(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A challenging caseof multiply recurrent nasal basal cell carcinoma
Tác giả: Mohammed F1, Solish N and Murray CA
Năm: 2011
15. Veronese F1, Farinelli P, Zavattaro E et al. (2012), "Basal cell carcinoma of the head region: therapeutical results of 350 lesions treated with Mohs micrographic surgery", J Eur Acad Dermatol Venereol, 26(7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal cellcarcinoma of the head region: therapeutical results of 350 lesionstreated with Mohs micrographic surgery
Tác giả: Veronese F1, Farinelli P, Zavattaro E et al
Năm: 2012
16. Lê Thị Hải Yến (2014), Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học bệnh ung thư tế bào đáy và mối liên quan với lâm sàng, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học bệnh ungthư tế bào đáy và mối liên quan với lâm sàng
Tác giả: Lê Thị Hải Yến
Năm: 2014
18. Velda Ling Yu Chow, Jimmy YuWai Chan, Richie Chiu Lung Chan et al. (2011), "Basal Cell Carcinoma of the Head and Neck Region in Ethnic Chinese", international journal of surgical oncology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal Cell Carcinoma of the Head and Neck Region inEthnic Chinese
Tác giả: Velda Ling Yu Chow, Jimmy YuWai Chan, Richie Chiu Lung Chan et al
Năm: 2011
19. Vũ Thái Hà, Lê Đức Minh, Nguyễn Hữu Sáu và các cộng sự. (2011),"Nghiên cứu phân bố ung thư tế bào đáy tại Bệnh viện da liễu Trung Ương giai đoạn 2007 – 201", Tạp chí Y học thực hành, 4(760), tr. 79- 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân bố ung thư tế bào đáy tại Bệnh viện da liễu TrungƯơng giai đoạn 2007 – 201
Tác giả: Vũ Thái Hà, Lê Đức Minh, Nguyễn Hữu Sáu và các cộng sự
Năm: 2011
21. GILBERT A. BEIRNE and M.D CLINTON G. BEIRNE (1956), Basal Cell Carcinoma of the Nose - Treatment with Chemosurgery, California Medicine Sách, tạp chí
Tiêu đề: BasalCell Carcinoma of the Nose - Treatment with Chemosurgery
Tác giả: GILBERT A. BEIRNE and M.D CLINTON G. BEIRNE
Năm: 1956
22. Jung Hun Choi, Young Joon Kim, Hoon Kim et al. (2013), Distribution of Basal Cell Carcinoma and Squamous Cell Carcinoma by Facial Esthetic Unit, APS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distributionof Basal Cell Carcinoma and Squamous Cell Carcinoma by FacialEsthetic Unit
Tác giả: Jung Hun Choi, Young Joon Kim, Hoon Kim et al
Năm: 2013
23. Kim YP, Chun IK and Lee HH (1978), "A 10 year period (1968-1977) of clinical observation of cutaneous malignant tumors", Korean J Dermatol, 16, pp. 19-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A 10 year period (1968-1977)of clinical observation of cutaneous malignant tumors
Tác giả: Kim YP, Chun IK and Lee HH
Năm: 1978
24. Phạm Cao Kiêm (2007), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị ung thư tế bào đáy ở vùng mặt bằng phẫu thuật Mohs, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị ung thưtế bào đáy ở vùng mặt bằng phẫu thuật Mohs
Tác giả: Phạm Cao Kiêm
Năm: 2007
25. Malgorzata Mackiewicz-Wysocka, Monika Bowszyc-Dmochowska, Daria Strzelecka-Weklar et al. (2013), "Basal cell carcinoma – diagnosis", Contemp Oncol ( Ponz), 17(4), pp. 337-342 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal cell carcinoma –diagnosis
Tác giả: Malgorzata Mackiewicz-Wysocka, Monika Bowszyc-Dmochowska, Daria Strzelecka-Weklar et al
Năm: 2013
26. Daniele De Seta, Francesca Yoshie Russo, Elio De Seta et al. (2013),"Basal Cell Carcinoma Masked in Rhinophyma", Case Rep Otolaryngol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal Cell Carcinoma Masked in Rhinophyma
Tác giả: Daniele De Seta, Francesca Yoshie Russo, Elio De Seta et al
Năm: 2013
27. Newman JC and Leffell DJ (2007), "Correlation of embryonic fusion planes with the anatomical distribution of basal cell carcinoma", Dermatol Surg, 33(8), pp. 957-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Correlation of embryonic fusionplanes with the anatomical distribution of basal cell carcinoma
Tác giả: Newman JC and Leffell DJ
Năm: 2007
29. Fred J.Stucker, Cherie-Ann O.Nathan and Timothy S. Lian, "Cutaneous malignancy", Head and Neck surgery – Otolaryngology, 2, pp. 1460 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cutaneousmalignancy
31. Channy Y.Muhn, Anatoli Freiman and Wayne D.Carey (2003), "Mohs Surgery is curettage and electrodessication a thing of the past", Dermatology rounds, 2(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: MohsSurgery is curettage and electrodessication a thing of the past
Tác giả: Channy Y.Muhn, Anatoli Freiman and Wayne D.Carey
Năm: 2003
32. Gary C. Burget and Frederick J. Menick (1990), Plastic surgery, principles and practise, 1463-1505 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plastic surgery,principles and practise
Tác giả: Gary C. Burget and Frederick J. Menick
Năm: 1990
34. Arata Kikuchi, Hiroshi Shimizu and Takeji Nishikawa (1996), "Clinical and Histopathological Characteristics of Basal Cell Carcinoma in Japanese Patients", Arch Dermatol1996, 132(3), pp. 320-324 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinicaland Histopathological Characteristics of Basal Cell Carcinoma inJapanese Patients
Tác giả: Arata Kikuchi, Hiroshi Shimizu and Takeji Nishikawa
Năm: 1996
38. Vargo N (2003), "Basal cell and squamous cell carcinomar", Semin Oncol Nurs, 19, pp. 12-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal cell and squamous cell carcinomar
Tác giả: Vargo N
Năm: 2003
39. Michael L Ramsey (2004), "Basal Cell Carcinoma", eMedicine, pp. 18- 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Basal Cell Carcinoma
Tác giả: Michael L Ramsey
Năm: 2004
40. Scrivener Y, Grosshans E and Cribier B (2002), "Variations of basal cell carcinomas according to gender, age, location and histopathological subtype", Br J Dermatol, 147, pp. 41-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Variations of basalcell carcinomas according to gender, age, location andhistopathological subtype
Tác giả: Scrivener Y, Grosshans E and Cribier B
Năm: 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w