Thực chất của bảo trì trong doanh nghiệp Bảo trì là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt
Trang 1I THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO TRÌ
1 Thực chất của bảo trì trong doanh nghiệp
Bảo trì là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt động, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động về năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định trước
Hoạt động bảo trì phải được quan tâm ở tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Đối tượng của bảo trì bao gồm nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất, thang máy, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống máy phát điện, thậm chí cả căn tin và nhà vệ sinh công cộng Bảo trì gồm các hình thức sau:
- Bảo trì hiệu chỉnh: Chiến lược bảo trì này được xem như là “vận hành cho đến khi hư hỏng” Nghĩa là không hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng Nếu có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc thay thế
- Bảo trì dự phòng: thực chất là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật để bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa, được tiến hành theo chu kỳ sửa chữa và theo kế hoạch, nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị Đảm bảo thiết bị luôn trong trạng thái bình thường Bảo trì dự phòng được tiến hành trước khi cần sửa chữa và nhằm giảm thiểu khả năng bị gián đoạn sản xuất Bảo trì dự phòng bao gồm:
o Thiết kế và lắp đặt thiết bị yêu cầu kỹ thuật;
o Định kỳ kiểm tra nhà máy và thiết bị để ngăn ngừa những hỏng hóc trước khi chúng xảy ra;
o Lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, vừa,và sửa chữa lớn;
o Điều chỉnh các bộ phận và tổ hợp máy;
o Chăm sóc, bảo dưỡng các thiết bị;
o Tra dầu mỡ đúng quy định, lau chùi, sơn nhà xưởng và thiết bị;
o Dự phòng trước những sự cố có thể xảy ra qua công tác dự báo
2 Sự cần thiết của công tác bảo trì
Trang 2Trong bảo trì hiện đại, không thể tập trung quá nhiều vào việc sửa chữa thiết bị khi chúng bị hư hỏng Mỗi lần xảy ra ngừng máy thì rõ ràng chiến lược bảo trì không hiệu quả
Quản lý bảo trì hiện đại là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà
bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch Thiết bị phải sẵn sàng hoạt động để tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng Nhà quản lý bảo trì và sản xuất phải xác định được chỉ số khả năng sẵn sàng để từ đó đề ra chỉ tiêu sản xuất hợp lý nhất Sự ổn định của máy móc liên quan đến vấn đề sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm và sự phát triển của doanh nghiệp Công tác bảo trì cần được quan tâm vì:
- Hạn chế sự gián đoạn trong quá trình sản xuất;
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ giảm tỷ lệ phế phẩm/sai hỏng;
- Nâng cao độ tin cậy của hệ thống sản xuất;
- Tạo thói quen về ý thức cho người lao động;
- Ngăn ngừa tai nạn lao động, rủi ro trong sản xuất;
- Duy trì và kéo dài chu kỳ sóng của máy móc, thiết bị;
- Gia tăng độ tin cậy của kế hoạch sản xuất;
- Tránh máy móc có thể hư hỏng, các chi tiết bị hao mòn và nhà xưởng xuống cấp;
- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng;
- Đảm bải môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và ngăn ngừa tai nạn trong lao động
3 Một số mục tiêu của bảo trì
- Thực hiện một chương trình kỹ thuật bảo trì tổng hợp trong mua bán, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm tra bao gói, vận chuyển lắp đặt, vận hành, dịch vụ tại chỗ, thực hiện công việc khắc phục bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu nếu cần, đưa những đặc trưng của độ tin cậy và khả năng bảo trì toàn diện và đúng đắn vào trong tất cả các hoạt động của công ty
- Xác định độ tin cậy và khả năng bảo trì tối ưu
- Thu nhận dữ liệu thời gian vận hành đến khi hư hỏng
- Thời gian kiểm tra chạy rà và thời gian làm nóng máy tối ưu
- Thời gian bảo hành tối ưu và chi phí tương ứng
- Thời gian thay thế phòng ngừa tối ưu của bộ phận quan trọng
- Các nhu cầu phụ tùng tối ưu
Trang 3- Thực hiện phân tích các dạng, tác động và khả năng tới hạn của hư hỏng để xác định bộ phận nên tập trung thiết kế lại
- Nghiên cứu hậu quả các hư hỏng để xác định thiệt hại của các bộ phận
- Nghiên cứu các kiểu hư hỏng nhằm cực tiểu hóa hư hỏng
- Xác định sự phân bố thời gian vận hành đến khi hư hỏng để tính toán tỉ lệ hư hỏng
- Xác định sự phân bố thời gian thiết bị hư hỏng
- Giảm số bộ phận trong thiết kế của thiết bị
- Xác định nhu cầu dự phòng để đạt mục tiêu độ tin cậy mong muốn nếu các các phương pháp khác đều thất bại
- Lựa chọn vật liệu tốt hơn và thích hợp hơn
- Sử dụng các phiếu kiểm tra kỹ thuật bảo trì trong tất cả các giai đoạn hoạt động của thiết bị
- Xây dựng một hệ thống báo cáo về hư hỏng và bảo trì để thu thập những dữ liệu
về độ tin cậy và khả năng bảo trì cần thiết
- Xác định tính trách nhiệm hư hỏng do ai (về mặt kỹ thuật, chế tạo, vận hành )
- Hướng dẫn ra quyết định hoạt động phục hồi để để cực tiểu hóa các hư hỏng
∗ Ví dụ lợi ích từ công tác bảo trì
Qua kết quả điều tra người ta nhận thấy rằng, trong một năm nếu tăng chỉ số khả năng sẵn sàng của máy móc thiết bị lên 1% thí hiệu quả kinh tế mang lại cho các đơn vị sản xuất là rất lớn:
- Nhà máy thép khoảng 10 tỷ đồng
- Nhà máy giấy khoảng 11 tỷ đồng
- Nhà máy hóa chất khoảng 1 tỷ đồng
- Nhà máy điện khoảng 10 tỷ đồng
- Nhà máy xi măng khoảng 21 tỷ đồng
- Tại công ty xi măng Pusan, Hàn Quốc, nhờ áp dụng hệ thống giám sát tình trạng nên tránh được 80 giờ ngừng máy một năm và tiết kiệm được 1,5 triệu USD
- Một nghiên cứu mới đây của chính phủ Anh tiết lộ rằng công nghiệp của nước này đã tiết kiệm được 1,3 tỉ USD nhờ áp dụng bảo trì phòng ngừa
- Hải quân Canada đã báo cáo: nhờ áp dụng chiến lược bảo trì trên cơ sở tình trạng máy nên các hư hỏng của các thiết bị trên một đội tàu khu trục, 20 chiếc, đã giảm được 45% và tiết kiệm được chi phí 2 triệu USD mỗi năm
- Nhờ theo dõi thường xuyên một máy xử lý khí ở Trung Ðông người ta nhận thấy
có rung động ở một rôto máy nén và so sánh với một hiện tượng tương tự trước
Trang 4đây, từ đó giúp cho nhà máy rút ra kết luận rằng rung động là do sự mất cân bằng của rôto Vậy cần phải thay thế rô to đó, nhưng nhà máy không có phụ tùng thay thế ngay lập tức Nhờ hiểu rõ tình trạng máy mà các kỹ sư của nhà máy đã kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của sự cố đó bằng cách giảm tải đặt lên rôto đó trong khi chế tạo một rô to mới Nếu không phát hiện sớm và chính xác để điều chỉnh sản xuất thì khi máy bị hư hỏng, ngừng sản xuất hoàn toàn sẽ gây thiệt hại ước tính 2 triệu USD mỗi ngày
- Một nhà máy lọc dầu ở Pháp đã phát hiện thấy có một trục của máy trộn chất xúc tác bị đảo nhiều hơn so với trước đây trong khi khởi động Người ta nhận thấy trục máy này có ma sát với vỏ và những vòng chặn Chất xúc tác khi thoát gần những vòng chặn sẽ dần dần tích tụ bên trong vỏ Nhờ công tác theo dõi tình trạng máy thường xuyên mà quyết định loại bỏ chất xúc tác phun nước trong khi vẫn vận hành máy Kết quả là rung động đó đã trở lại bình thường Bằng cách giải quyết tình trạng một cách trực tiếp, nhà máy đã tránh được thiệt hại ước tính khoảng 1 triệu F mỗi ngày
II CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO TRÌ CHỦ YẾU
1 Nâng cao khả năng sửa chữa
Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì dự phòng không thích hợp hoặc không thực hiện được cần phải nâng cao khả năng sửa chữa bằng cách mở rộng hoặc cải tiến phương tiện sửa chữa Điều kiện để có phương tiện sửa chữa tốt:
- Có nhân viên được huấn luyện kỹ
- Nguồn nguyên vật liệu đầy đủ
- Có khả năng lên kế hoạch sửa chữa
- Có khả năng và thẩm quyền lập kế hoạch nguyên vật liệu
- Có khả năng phát hiện và tìm ra nguyên nhân hỏng máy
Trang 5- Có khả năng tìm ra các phương thức để kéo dài trung bình giữa hai lần hư hỏng (MTBF)
Người quản trị tác nghiệp phải quyết định công việc bảo dưỡng nằm ở vị trí nào trong chuỗi khả năng ở hình dưới:
Càng đi về trái chi phí bảo dưỡng càng giảm nhanh Càng đi về phải thì năng lực sửa chữa càng cao
Một yếu tố nữa để nâng cao khả năng sửa chữa đó là để công nhân tự bảo dưỡng thiết
bị mà mình đang đứng máy Lợi ích của quyết định này là:
- Vì công nhân trực tiếp bảo dưỡng thiết bị mình sử dụng nên sẽ có cảm giác tốt hơn về sự hư hỏng, giảm nguy cơ thiết bị sẽ hỏng nặng
- Công nhân có thể sửa chữa nhỏ trước khi yêu cầu chuyên gia
- Công nhân linh hoạt hơn và đạt thỏa mãn về công việc tốt hơn
- Công nhân có trách nhiệm về hệ thống máy móc đang vận hành
Tuy nhiên không phải công nhân nào cũng được huấn luyện mọi thứ để tự sửa chữa thiết bị họ đang sử dụng, mặt khác còn có rất nhiều công nhân có tư tưởng chờ đợi và thụ động trong công việc sửa chữa thiết bị
2 Thực hiện công tác bảo trì dự phòng
Bảo trì dự phòng gồm thực hiện việc kiểm tra thường kì, bảo quản và giữ gìn các phương tiện tốt
II.1 Mục đích
Xưởng sửa chữa của nhà sản xuất
Đội bảo dưỡng của nhà sản xuất
Phân xưởng bảo trì Người điều
khiển máy
Trang 6Các hoạt động bảo trì dự phòng để xây dựng một hệ thống có khả năng tìm ra được các hư hỏng tiềm năng và có những cách để ngăn ngừa những hư hỏng
II.2 Ưu, nhược điểm của bảo trì dự phòng
- Giảm chi phí ở những công đoạn
bảo trì tốn nhiều kinh phí
- Có tính linh hoạt cao, giúp điều
chỉnh chu kì bảo trì thiết bị
- Tăng tuổi thọ hoạt động của thiết bị
- Giảm hư hỏng thiết bị hoặc quy
trình
- Giảm chi phí thiết bị và nhân công
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nâng cao an toàn cho công nhân và
môi trường
- Nâng cao ý thức người lao động
- Tiết kiệm năng lượng
- Hỏng hóc lớn vẫn có thể xảy ra
- Tốn nhân công
- Bao gồm cả các công đoạn bảo trì không cần thiết
- Nhà quản ý không dễ dàng nhìn thấy được tiềm năng tiết kiệm
- Ảnh hưởng đến sự liên tục của sản xuất
- Bảo trì là một công việc cần thiết nhưng cũng khá tốn kém và đôi khi lại làm ảnh hưởng đến việc trả hàng đúng tiến độ nếu như đơn hàng bị trùng đúng vào lịch bảo trì theo kế hoạch
- Khó khăn trong việc phân tích kiểu này là ít khi đánh giá được hết toàn
bộ chi phí của việc hỏng máy Nhiều chi phí ta không biết được vì chúng không liên quan trực tiếp đến việc máy hỏng VD; chi phí tồn kho phải gánh chịu trong thời gian ngừng hoạt động hay sự ảnh hưởng xấu đến tinh thần của công nhân viên trong việc đề cao sự quan trọng của bảo trì
dự phòng
II.3 Chương trình bảo trì dự phòng
Trang 7Có hai nhóm công việc chính để khởi động một chương trình bảo trì dự phòng: tổ chức và vận hành
Các bước tổ chức để khởi động một chương trình bảo trì dự phòng bao gồm:
- Liệt kê tất cả tên thiết bị cần kiểm tra: thiết bị cần kiểm tra nên được liệt kê trong phạm vi một kế hoạch chung
- Hoạch định đường đi để kiểm tra các thiết bị cố định: lập kế hoạch đường đi cho nhân viên kiểm tra đến tất cả thiết bị cần kiểm tra sao cho ngắn nhất có thể được
- Chuẩn bị một chương trình cho các thiết bị di động: nằm trong bảng kế hoạch chung
- Xây dựng định mức thời gian cho việc kiểm tra: xác định cần bao nhiêu thời gian
để hoàn thành việc kiểm tra các thiết bị
- Xây dựng các khoảng thời gian định kỳ: xác định thời gian giữa hai lần kiểm tra
- Xác định nhu cầu nhân lực: nhu cầu nhân lực hàng năm được tính theo số giờ công cho mỗi việc, số lần lặp lại cần làm việc này mỗi năm
Các bước vận hành để khởi động một chương trình bảo trì dự phòng bao gồm:
- Chuẩn bị và ban hành điều độ công việc bảo trì dự phòng: xây dựng bảng điều độ tổng thể bảo trì dự phòng Khi một công việc được điều độ, nhân viên bảo trì dùng một danh sách kiểm tra được chuẩn bị trước để thực hiện công việc này
- Thực hiện công việc: công việc được thực hiện theo kế hoạch
- Báo cáo kết quả: sau khi thực hiện công việc cần phải báo cáo kết quả Kết quả
sẽ được so sánh với phiếu yêu cầu để xác định xem có việc gì chưa được thực hiện hay không
- Giám sát các lần sửa chữa trong chương trình bảo trì dự phòng: số lần sửa chữa phát sinh trong chương trình bảo trì dự phòng thể hiện tính hiệu quả Số công việc có kế hoạch nên tăng lên và số lần bảo trì khẩn cấp nên giảm xuống
- Giám sát thời gian thực tế so với thời gian kế hoạch: thời gian thực hiện trong thực tế cần được so sánh với thời gian trong kế hoạch để có những điều chỉnh thích hợp
- Điều chỉnh các khoảng thời gian định kỳ: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời các khoảng thời gian định kỳ kiểm tra máy móc thiết bị theo tình hình thực tế
Trang 8- Kiểm soát các phương pháp kiểm tra: xác định xem việc kiểm tra được thực hiện
ra sao Có bị mất nhiều thời gian đi lại hay không?
- Thêm hoặc bớt một số mục kiểm tra: các thông tin trong những danh sách kiểm tra cần được cập nhật, thêm bớt để ngày càng chính xác và hoàn thiện hơn
- Cân đối nhu cầu nhân lực: điều chỉnh thường xuyên nhu cầu nhân lực để đảm bảo yêu cầu công tác bảo trì dự phòng
Một chương trình bảo trì dự phòng tốt phải bao gồm những tính chất sau:
- Xác định đúng những hạng mục cần đưa vào chương trình
- Ghi chép đúng những khối lượng công việc, chi phí
- Kiểm tra theo một lịch trình nhất định, những người kiểm tra phải sử dụng biên bản kiểm tra
- Những người kiểm tra có đủ trình độ, có thợ chuyên môn quen thuộc với đối tượng kiểm tra và có khả năng khắc phục những hư hỏng đơn giản phát hiện thấy khi kiểm tra
- Sử dụng ngân sách sửa chữa, bảo trì cho những thiết bị chủ yếu
- Những thủ tục hành chính đảm bảo điều kiện cần thiết để thực hiện và theo đúng chương trình
II.4 Kỹ thuật giám sát tình trạng
Đây là một phương pháp tốt nhất để tiến hành bảo trì dự phòng nhờ luôn xác định tình trạng thực của máy móc Chức năng chủ yếu của chiến lược này là cung cấp thông tin về tình trạng máy móc và tốc độ thay đổi tình trạng này để thực hiện công việc phục hồi có kế hoạch nhằm tránh tổn thất, phế phẩm, vận hành máy đúng kỹ thuật, không an toàn và dễ gây tai nạn
Giám sát tình trạng là một quá trình xác định tình trạng của máy móc đang lúc hoạt động hay lúc ngừng hoạt động Nếu một vấn đề nào đó được phát hiện thì thiết bị giám sát tình trạng sẽ cung cấp cho ta thông tin để xác định xem đó là vấn đề gì và quan trọng hơn, cái gì đã gây ra vấn đề đó Nhờ vậy chúng ta có thể lập lịch trình sửa chữa có hiệu quả từng vấn đề cụ thể trước khi máy bị hư hỏng
Bốn phương pháp cơ bản của giám sát tình trạng:
Trang 9- Giám sát bằng mắt
Các bộ phận máy móc được kiểm tra bằng mắt để xác định tình trạng của chúng
- Giám sát hiệu năng
Tình trạng của một chi tiết hoặc một máy có thể được đánh giá bằng cách đo lường cách thức thực hiện công việc đã được dự định
- Giám sát rung động
Tình trạng của một chi tiết đang hoạt động trong một máy được đánh giá qua biên
độ và bản chất của rung động mà chúng sinh ra
- Giám sát hạt
Tình trạng của bề mặt chi tiết phụ thuộc vào tải trọng và có liên quan đến chuyển động, được đánh giá từ các mảnh vỡ do mòn gây ra, thông thường những chi tiết này được bôi trơn bằng dầu do đó việc thu thập và phân tích mảnh vỡ do mòn được thực hiện thông qua khảo sát dầu bôi trơn
Lựa chọn các phương pháp giám sát: Máy có sự cố có thể là do một hay nhiều chi
tiết hư hỏng nghiêm trọng gây nên Vì vậy phải tìm ra các chi tiết sắp hư hỏng có thể gây
ra ngừng máy Kết quả là cần phải có các phương pháp, thiết bị giám sát tình trạng đáng tin cậy nhằm tìm ra triệu chứng hư hỏng của các chi tiết riêng rẻ để có thời gian nhận biết trước các chi tiết sắp hư hỏng càng dài càng tốt
II.5 Bài tập ví dụ minh họa
Công ty A có nên ký hợp đồng để bảo trì thiết bị máy in của họ không khi biết các thông tin về số máy bị hỏng trong 20 tháng hoạt động và các chi phí sau đây:
Trang 10Chi phí trung bình phải trả mỗi khi máy hỏng là 3 triệu đồng/ lần Chi phí thuê bảo trì là 1.5 triệu/tháng Hãy cho biết công ty nên tiến hành bảo trì không?
Giải
- Xác định số lần máy hỏng kì vọng nếu công ty không ký hợp đồng bảo trì
Số lần hỏng Số tháng có máy hỏng Xác xuất hỏng
Số lần máy hỏng kì vọng = ∑ (Số lần máy hỏng) * (Xác xuất tương ứng)
= 0*0,1+1*0,4+2*0,3+3*0,2
= 1,6 lần hỏng/ tháng
- Xác định chi phí do hỏng máy trong 1 tháng khi không có bảo trì dự phòng
Chi phí sai hỏng kì vọng = 1,6 lần*3 triệu/ lần = 4,8 triệu/ tháng
- Xác định chi phí nếu phải bảo trì dự phòng
Chi phí bảo trì dự phòng = chi phí hỏng máy kì vọng nếu hợp đồng được kí + chi phí hợp đồng bảo trì
= 1 lần hỏng/tháng *3 triệu + 1,5 triệu/tháng
= 4,5 triệu/ tháng
Vậy công ty A nên tiến hành thuê bảo trì
3 Cải thiện từng bộ phận hợp thành
Một hệ thống tổ chức hay một thiết bị bất kỳ nào đều do một dãy các bộ phận hợp thành tạo ra, mỗi một bộ phận đó lại có chức năng riêng biệt Do đó, khi có bất kì một chức năng nào vì lí do nào đó không thể thực hiện được công việc của mình thì toàn bộ
hệ thống hay thiết bị cũng không hoạt động bình thường được
Chẳng hạn, một hệ thống dây chuyền may bao gồm bản vẽ, máy cắt, máy vắt, máy
may, máy thừa khuyết và máy là, máy cắt bỗng nhiên bị hỏng và chưa kịp sửa chữa thì sẽ không có vải (được cắt theo mẫu) làm đầu vào cho máy may và sau đó là các máy tiếp theo của chuyền may, do đó, chuyền sẽ bị gián đoạn, bị ngừng làm chậm tiến độ sản xuất
và có thể hẹn giao hàng
Một ví dụ khác nữa, một chiếc xe máy đang tham gia giao thông tại Hà Nội vào
một ngày mưa bão, khi đi qua đoạn đường bị ngập nước, thì chiếc xe bị chết máy, một