1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÔNG CUỘC KHẨN HOANG NAM BỘ THẾ KỶ 17 - 18

60 673 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 121,45 KB

Nội dung

LỊCH SỬ KHẨN HOANG VÙNG ĐẤT NAM BỘ DƯỚI CÁI NHÌN MỚI

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DẪN LUẬN

Thuật ngữ Nam Bộ ra đời là sự địa danh hóa đối với các đơn vị lãnh thổ cấp độvùng gắn với quá trình cấu trúc lại lãnh thổ quốc gia1 Nam Bộ thời Nguyễn gọi làNam kỳ (1834), thời Pháp thuộc vẫn giữ nguyên tên gọi đó Từ sau năm 1945 đổi

thành Nam Bộ, chính quyền Bảo Đại gọi là Nam Việt (từ 1949), thời Việt Nam Cộng Hòa gọi là Nam Phần (1954) và sau năm 1975 thống nhất gọi là Nam Bộ.

Nam Bộ là phần lãnh thổ thiêng liêng, là vùng đất có vị trí chiến lược quantrọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh, quốc phòng của Việt Nam Bảo vệ vũngchắc và xây dựng vùng đất nam bộ ngày càng giàu mạnh là góp phần thực hiện bảođảm sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam

Với trí tuệ và khả năng lao động phi thường, chính quyền họ Nguyễn và cáccộng đồng cư dân Việt – Hoa – Khmer… không chỉ mở mang tạo dựng cơ nghiệp trênvùng đất hoang hóa, sình lầy để mưu sinh mà còn làm thay đổi lớn lao diện mạo củavùng đất Nam Bộ mới

Thế kỷ XVII – XVIII chiếm một vị trí độc đáo trong dòng chảy của lịch sử ViệtNam bởi nó chứa đựng một biến cố to lớn, sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và văn hóacủa dân tộc ta Đằng sau sự ly khai của một dòng họ là sự tràn chảy mãnh liệt của dântộc về phía Nam Chính trong hai thế kỷ đó, Đàng Trong và tiếp tục là Nam Bộ, sảnphẩm ngoạn mục của quá trình Nam tiến đã đủ sức kéo trọng tâm kinh tế, chính trị vàvăn hóa của cả nước về vùng đất mới trở thành một đối trọng với trung tâm văn minhĐại Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng Vì vậy việc nghiên cứu quá trình khaihoang, mở đất Đàng Trong nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung là công việc hết sứccần thiết

1 Doãn Hùng (2010), Phát triển xã hội và quản lý xã hội vùng Tây Nam Bộ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 74-75.

Trang 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ XVII

1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nam bộ là vùng đất có lịch sử lâu đời, lịch sử Nam Bộ gắn liền với lịch sử bồi

tụ của 2 sông chính là sông Đồng Nai và sông Mê Công Là một vùng đất thiên nhiên

đa dạng, một vùng đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thuận lợi có nhiều sắc thái độcđáo, thuận lợi nhiều hơn khó khăn, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, là mộtđồng bằng rộng lớn nhất và trù phú nhất Việt Nam Từ khi được tích hợp về với ĐạiViệt, Nam bộ luôn là một bộ phận không tách rời với quốc gia – dân tộc Việt Nam

Do vị thế đặc biệt của một “bán đảo của bán đảo” (ba mặt giáp biển), có sự kết hợpgiữa đất liền và biển đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóagiữa vùng đất Nam bộ với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trênthế giới để rồi lịch sử hình thành và phát triển của Nam bộ mang đầy đủ những yếu tố

“nội sinh” và “ngoại sinh”, đan xen với nhau, tạo thành một sắc thái đặc biệt hết sứcđộc đáo trên mọi bình diện Nam Bộ Việt Nam có hai vùng Đông Nam Bộ và TâyNam Bộ:

• Đông Nam Bộ: có diện tích khoảng 26000km2 gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh Địa hình miềnĐông Nam Bộ có dạng bậc thềm rõ rệt, nhưng khoảng 60% diện tích thấp hơn 100m,bao gồm cao nguyên, núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa

cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai

• Tây Nam Bộ: Là miền đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất và trù phú nhất Việt Nam,diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2 , độ cao trung bình từ 0 - 2m, địa giới hànhchánh gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, KiênGiang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Đây là vùng đất được hìnhthành chủ yếu do sự bồi đắp của sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng mạng mẽ của hoạtđộng tân kiến tạo trong kỷ thứ tư

Châu thổ Nam Bộ là vùng đất thấp, có địa hình tương đối bằng phẳng Do vậy,chỉ cần một đợt biển tiến với mực nước biển dâng cao khoảng 50- 100cm thì một diện

Trang 4

tích lớn sẽ bị ngập chìm dưới mực nước biển Trong lịch sử, vào khoảng thế kỷ thứ VII

- VIII, một đợt biển tiến kéo dài mấy thế kỷ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 1m

đã làm cho một phần đất châu thổ chìm sâu dưới mặt nước biển Nhiều vùng đất thấptrũng trở nên không thể canh tác, cư trú2 về mặt tự nhiên, cảnh trí thiên nhiên và môitrường sinh thái vùng châu thổ này hàm chứa nhiều nhân tố đối nghịch với môi sinh.Nói cách khác, đây là vùng châu thổ có tiềm năng lớn, song hiểm hoạ xã hội, thiên taicũng rất nhiều Thực tế đó cũng được sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan mô tả lại

qua hồi ký của mình: “vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với những

bụi rậm của khu rừng thấp… tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ

kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…” 3

1.1.2. Đặc điểm xã hội

So với nhiều vùng đất khác trong cả nước thì Nam Bộ là một vùng đất mới cólịch sử khai phá mới chỉ hơn 300 năm nhưng từ lâu vùng đất này đã có rất nhiều cư dânsinh sống Cộng đồng cư dân Nam Bộ qua quá trình phát triển lâu dài đã có diện mạođặc biệt và đến hiện nay đã làm nên tính đa dạng văn hóa Cùng với quá trình lịch sử,những cư dân đầu tiên ở Nam Bộ từ thời vương quốc Phù Nam không còn danh tínhtộc người ở vùng đất này nữa Biến thiên của lịch sử đã làm những cư dân gốc nàyhoặc là phải dời bỏ Nam Bộ sang sinh sống ở các hòn đảo của Java, Mã Lai hoặc bịngười Khmer hóa sau biến cố ở thế kỷ XVII Người Khmer đến sau và làm chủ khôngchính thức Nam Bộ từ thế kỷ VII Quá trình sinh sống và khai thác Nam Bộ của ngườiKhmer không mạnh mẽ, quốc gia Chân Lạp mặc dù danh nghĩa là chủ thể của Nam Bộgiai đoạn thế kỷ VII đến XVI nhưng họ không khai thác Nam Bộ được bao nhiêu Lúcnày Nam Bộ là một không gian sinh tồn rất ít dân cư Chính người Việt, mặc dù đếnsau nhưng trở thành tộc người đa số ở Nam Bộ, khai thác mạnh mẽ Nam Bộ và quaquá trình tụ cư lâu dài trở thành người chủ vùng đất Nam Bộ Thế kỷ XVI đến thế kỷXVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cư dân Nam Bộ Các luồng di dân ở thế kỷXVII đã làm cho thành phần dân cư ở đây một mặt xáo trộn, mặt khác tạo nên nguồnlực dân cư mới và đầy tiềm năng cho quá trình khai phá đất đai

2Lê Xuân Diệm: Quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long (tiếp cận từ địa - sử học và thư tịch học), in trong: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc

Eo (1944-2004), Nxb Thế Giới, 2008, tr 25-26.

3 Châu Đạt Quan (bản dịch) (1973), Chân Lạp phong thổ ký (thế kỷ XIII), Nxb Kỷ nguyên mới, Sài Gòn, tr80

Trang 5

Sau khi nước Phù Nam bị xóa tên trên bản đồ Đông Nam Á, thì hầu hết diệntích Nam Bộ không có người sinh sống Vùng đất cao ở miền Đông tiếp tục do người

Mạ và người Stiêng chiếm ngụ Họ là những người dân bản địa đã sinh sống ở nơi đây

từ thời tiền sử và là dân cư của nước Phù Nam Còn người Khơme từ Chân Lạp di cưđến rất ít và tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng,Châu Đốc, Kiên Giang…Vùng đất Nam bộ chỉ thực sự trở thành “một miền đất hứa”khi lưu dân người Việt đến đây khai phá vào đầu thế kỷ XVII cùng với di dân ngườiHoa, Chăm…

Cư dân Nam bộ có nguồn gốc rất đa dạng Từ đầu thế kỷ XVII, những ngườiViệt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang,sinh cơ lập nghiệp Cùng với người Khmer và những cư dân đã có mặt ở vùng đất Nam

bộ trước đó, họ đã nhanh chóng trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong cuộc chinhphục vùng đất này Ngoài 4 tộc người Việt, Khmer, Chăm và Hoa nói trên, bức tranhtộc người ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn trở nên đa dạng, phong phú thêm bởi sự cómặt của nhiều tộc người khác như Tày, Nùng, Ngái, Mnông, Stiêng, Mường, v.v gắn

bó mật thiết với mảnh đất mà họ coi là quê hương của mình, cư dân các dân tộc luônsống hòa thuận, chia sẻ mọi thuận lợi và khó khăn với các tộc người khác trong khuvực Điều kiện cộng cư xen cài làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhaunhiều hơn Trong quá trình tiếp xúc, các dân tộc vừa giao lưu, vừa tiếp nhận những giátrị văn hóa của nhau để làm giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình Các tộc ngườisống ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu sống bằng nông nghiệp Trong công cuộckhẩn hoang để khai phá đất đai và phát triển nghề trồng lúa nước cũng như trong cuộcsống, ảnh hưởng và giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra thường xuyên Từcông cụ sản xuất, nhà ở đến cách ăn mặc, nếp sống, lễ nghi đều có thể tìm thấy sựđan xen giữa các truyền thống văn hóa

Cùng với sự đa dạng về tộc người Nam Bộ là vùng có nhiều tôn giáo tín ngưỡngcùng đan xen tồn tại Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng là một khu vựchết sức đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán Ở đây có đầy đủ 6 tôngiáo lớn ở nước ta là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồigiáo và là khu vực đứng đầu trong cả nước về số lượng tín đồ tôn giáo Ngoài các tôngiáo kể trên, cư dân trong vùng còn theo một số tín ngưỡng khác như Tứ Ân, HiếuNghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ

1.2. Thực trạng vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII

Vùng đất Nam Bộ từ cách đây hàng chục vạn năm đã có người cổ sinh sống.Dựa trên những phát hiện của khảo cổ học đã chứng minh cho điều đó Bước sang hậu

Trang 6

kỳ đá mới sơ kỳ đồ đồ đồng, cư dân vùng đất này đã tạo dựng một nền văn hóa pháttriển dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước Các di chỉ được phát hiện dọc theo lưuvực sông Đồng Nai với những diễn biến khá liên tục từ di tích cầu sắt (Đồng Nai ) đếnBến Đò (TPHCM); Phước Tân (Đồng Nai); Cù Lao Rùa(Bình Dương); DốcChùa( Bình Dương); Cần Giờ ( TPHCM)….cho thấy toàn bộ quá trình lịch sử này đã

có cơ sở vững chắc trên nền tảng văn hóa bản địa - Văn hóa Đồng Nai

Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội cuối thời kỳ đồng thau sơ kỳ đồ sắt, dướitác động của văn minh Ấn Độ Khoảng đầu công nguyên , vùng đất Nam Bộ bước vàothời kỳ lập quốc Căn cứ vào những ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc, thì vàokhoảng thời gian đó ở phía nam của Lâm Ấp ( Chăm Pa) tương ứng với vùng đất Nam

Bộ ngày nay, đã xuất hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam

Trong thời kỳ hưng thịnh, nước Phù Nam phát triển thành một đế chế gồm: toànbTừ cái nhìn địa - nhân văn, vùng đất Nam Bộ thế kỷ VII-XVI là nơi hội lưu của nhiềunền văn hóa khu vực Cùng với những giao lưu kinh tế, văn hóa trong quá trình lịch sử,các cuộc xung đột quân sự, chiến tranh cũng để lại những hệ quả nhiều mặt đối với cácbên tham chiến

Sử ký của nhà Tùy chép rằng nước Chân Lạp ở về phía tây nam Lâm Ấp,nguyên là một chư hầu của Phù Nam Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánhchiếm và tiêu diệt Phù Nam Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của nhữngcuộc chiến tranh Vùng đất Nam Bộ nói riêng và Đồng Nai nói chung chuyển sang sựquản lí của chính quyền Chân Lạp

Theo sử cũ còn để lại, trên vùng đất rộng lớn, mênh mông này, khi Chân Lạpquản lí ở đây thì có các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M’nông, Chơro sinh sống Trong

đó đông nhất là người Stiêng và người Mạ, đã sinh sống trên địa bàn này từ rất lâu đời.Dân số ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ và trình độ xã hội còn thấp Ngoàicác tộc người trên, còn có một vài sóc người Khmer nằm trên mấy giồng đất cao Đây

là dân nhập cư từ Lục Chân Lạp sang vì lý do chính trị (tránh loạn) hơn là vì lý do kinh

tế Sau khi Chân Lạp chiếm được Phù Nam, vùng đất Nam Bộ ngày nay được gọi làThuỷ Chân Lạp

Từ cuối thế kỷ VII, tranh chấp Thuỷ Chân Lạp - Lục Chân Lạp (các cộng đồngdòng dõi Phù Nam do các quý tộc Phù Nam đứng đầu tại vùng Nam Bộ đã liên minhlại tạo thành Thuỷ Chân Lạp để đối lập với Lục Chân Lạp) Cũng do chiến tranh nênviệc cai quản vùng lãnh thổ mới đối với Chân Lạp hết sức khó khăn Trước hết, đây làmột vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khmer với dân số ít

ỏi chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên

Trang 7

lãnh thổ của Lục Châu Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực Vàonửa sau thế kỉ thứ VIII quân đội Srivijaya của người Java đã liên tục tiến công vào cácquốc gia trên bán đảo Đông Dương Kết cục là Thuỷ Chân Lạp bị quân Java chiếm Cảvương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya Cục diện này mãi đến đầu thế

Mặt khác, các cuộc xung đột, chiến tranh khu vực cũng là một trong nhữngnguyên nhân khiến vùng hạ lưu châu thổ Cửu Long duy trì tình trạng chậm được khaiphá, hoang sơ

Một phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, mộtphần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malacca, trung tâm vẫn là vùng Nam

bộ Việt Nam Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai - Đa Đảo ven biển có truyềnthống hàng hải, thương nghiệp khá phát triển, có kinh nghiệm và tài nghệ trong làmthuỷ lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp

Trên vùng đất Đồng Nai vào cuối thế kỷ XVI, về cơ bản, vẫn là một vùng đất

hoang vu chưa được khai phá Theo Lê Quý Đôn “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ

cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” 4

Như vậy đến trước năm 1698, vùng đất miền Đông Nam Bộ, trên danh nghĩa,thuộc Chân Lạp, nhưng “thuộc” một cách lỏng lẻo Các dân tộc vẫn sống tự trị và một

số sóc Khmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình Chân Lạp DânKhmer tập trung khai thác các vùng đất màu mỡ quanh Biển Hồ, chưa có nhu cầu vànhân lực để khai hoang vùng trũng thấp Thủy Chân Lạp Vùng đất này cuối thế kỷXVI, đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang vu, đất tự do của các dân tộc, là đấthoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền Qua nhiều nguồn tư liệu, có thể hình dung phần nàotình trạng phát triển và diện mạo Nam Bộ giai đoạn thế kỷ VII-XVI

4 Lê Quý Đôn (1977) (bản dịch), Toàn Tập, (Phủ Biên tạp lục), Tập I, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội, tr 345.

Trang 8

Nhưng từ cuối thế kỉ XVI, đầu XVII, người Việt đã cùng với một số nhóm,cộng đồng cư dân khác đã triển khai mạnh mẽ công cuộc khai phá, lập nghiệp từ BàRịa tới Đồng Nai, Sài Gòn… Trải qua một thời gian, số lưu dân đến vùng đất ngàycàng đông hơn cùng với sự trưởng thành về ý thức

Tiến trình nhập cư của lưu dân Việt vào vùng Nam Bộ từ lẻ tẻ rời rạc, dần dần

có quy mô lớn hơn Những lưu dân Việt từ việc lập những làng xóm nhỏ đã thôi thúccác chúa Nguyễn đặt những bước tiến lớn hơn trên vùng đất này

Trang 9

CHƯƠNG II: CÔNG CUỘC KHAI HOANG VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ

XVII – XVIII 2.1 Công cuộc khẩn hoang vùng đất vùng đất Nam Bộ của người Việt

Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận – Quảng củaChúa Nguyễn đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ranhững làng người Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ Từ thế kỉ XVII, trên vùng đấtTây Nam Bộ bắt đầu xuất hiện lớp cư dân mới – lưu dân người Việt, trong đó đa số lànhững người nông dân và thợ thủ công nghèo ở các tỉnh phía Bắc vì không chịu nổinhững tai họa do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn gây ra Tình trạngsưu cao, thuế nặng, nạn bắt phu, bắt lính, cũng như sự áp bức bóc lột tàn bạo của giaicấp phong kiến, buộc họ phải rời bỏ quê hương di dân vào đây để tìm đường sinh sống:

“ra đi là sự đánh liều, nắng mai không biết, mưa chiều không hay”.

Bên cạnh đó còn phải kể đến một bộ phận lực lượng nhỏ những người bị tù tộiphải đi lưu đày Tài liệu lịch sử còn lại không ghi cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên, theonhà nghiên cứu Huỳnh Lứa thì lực lượng tù tội bị lưu đày này cũng chiếm một sốlượng khá lớn, bởi theo ông thì lệ bắt buộc tù nhân bị kết án lưu đày phải di cư vàoNam đã có từ thời Lê (Lê Thánh Tông) và các chúa Nguyễn trong thời kỳ đầu xâydựng vương quốc riêng cũng noi theo cách thức này mà đưa tù nhân bị án lưu đày đếnnhững vùng đất mới Ngoài ra, còn có một bộ phận những người chống đối lại triềuđình với những mức khác nhau: hoặc không bằng lòng với chế độ thi cử hoặc vì có tài

mà không được trọng dụng, vì tố cáo tham quan ô lại, cường hào ác bá mà bị truy bức,

là những người cầm đầu hoặc tham dự các cuộc nổi dậy lớn nhỏ dưới chế độ Lê - Trịnhlúc bấy giờ Đây được xem là hạng “trí thức” theo nghĩa là những người có hiểu biếtrộng, biết đọc, biết viết Những người này cũng có thể chính là những người “thầyđồ” tiếp tục đóng vai trò là những người giảng dạy cho con em cư dân khẩn hoang trênvùng đất mới

Lịch sử khẩn hoang của người Việt ở Nam bộ trước tiên được viết bởi nhữnglưu dân liều mình vượt biển tìm đất sống từ thế kỷ XVI Hơn một thế kỷ sau, vào năm

1698, chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào lập chính quyền, chia đặt phủhuyện thì kết quả của công cuộc khẩn hoang ấy đã được ghi nhận “Đất đai mở rộng

1000 dặm, dân số được hơn 40000 hộ5” Như thế việc khẩn hoang tự phát đã đi trướcviệc xác lập quyền thống trị hơn 100 năm Từ giai đoạn một xã không quá “nhị thậpnhân” (20 người) năm 1594 đến một phủ “dư tứ vạn hộ” năm 1698, những cư dân

5 Sơn Nam, 1994 Lịch sử khẩn hoang miền Nam Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, tr.6

Trang 10

người Việt tiên phong đã đi qua hơn một thế kỷ khẩn hoang cần cù dũng cảm và thànhquả đất đai khai phá được của họ trong giai đoạn này chắc chắn không thể thuộc vềnhà nước.

Trong thành phần dân di cư vào khẩn hoang vùng Nam bộ từ buổi đầu, ngoàinhững thành phần trên có thể còn rất nhiều thành phần khác, là những tay “giang hồ tứchiếng”, hay binh lính miền biên cảnh Nói chung, tất cả những thành phần bất mãnhay không vừa lòng với chế độ phong kiến đương thời đều hướng đến vùng đất mới xaxôi ở phía Nam này để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn

Trên đây là những thành phần khẩn hoang có mặt sớm ở Nam Bộ trong buổi đầu

khai phá Khi lưu dân người Việt chưa vào khai khẩn, vùng đất đồng bằng sông Cửu

Long vẫn là một vùng đất hoang vu đầy thú dữ, côn trùng và cỏ lác, như Chu Đạt Quan

đã mô tả trong Chân Lạp phong thổ ký “kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây

leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở đó… trâu rừng họp thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy” 6

Sự quần cư của bộ phận người Việt trên đất Nam Bộ.

Khẩn hoang, lập ấp đó là phương thức chủ yếu mở mang bờ cõi đất phươngNam của những thế hệ người Việt ban đầu đến định cư ở vùng đất phương Nam Lập

ấp có thể hiểu là những điểm tụ cư của cư dân người Việt trong thuở ban đầu ở Nam

Bộ, và về sau, với những quy chế hành chính, ấp đồng nghĩa với các làng, đôi khi làthôn Trong các sách, tài liệu, khái niệm thôn, ấp, làng (và cả xóm nữa) chưa đượcminh định Đôi khi là những tổ chức hành chính phi quan phương, có khi lại là những

tụ điểm dân cư Vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, theo Trịnh Hoài Đức trong sách GiaĐịnh thành thông chí, toàn vùng Gia Định (tức Nam Bộ) có hơn 200 làng Khái niệmlàng được một số bản dịch, vốn dịch từ chữ “thôn” bằng Hán văn trong nguyên bản.Làng dưới thời nhà Nguyễn ở Nam Bộ được phân chia thành ba hạng Làng có hơn

1000 hộ dân gọi là “Đại thôn”, và còn gọi là “xã” Làng có khoảng 500 hộ dân trở lêngọi là “thôn”, làng nhỏ hơn dưới 500 hộ dân gọi là “tiểu thôn”, còn trên dưới 100 hộ cónơi gọi là “ấp”, hoặc “lân” Những địa vực hành chánh để giới hạn làng, thôn, ấp, xã…

Có thể nhận định làng Việt Nam Bộ là sản phẩm tái cấu trúc tổ chức xã hộitruyền thống của cộng đồng cư dân Việt di cư từ phía Bắc Việt Nam vào cư trú và sinhsống ở Nam Bộ Trong quá trình di cư và định cư ở Nam Bộ, người Việt đã mang theotrong hành trang của mình nhiều thứ của văn hóa Việt, trong đó có văn hóa tổ chứccuộc sống, tổ chức cư trú theo làng Đến vùng đất mới Nam Bộ, người Việt đã tập hợp

6 Châu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký Nxb Thế giới, Hà Nội , 2006, tr.45.

Trang 11

nhau lại, cùng cư trú, cùng khai hoang mở đất, mở cõi Một trong những việc quantrọng của những di dân này là thiết lập một cộng đồng cư trú nơi vùng đất mới Côngviệc khai hoang vỡ đất ở phương Nam không thể không bắt đầu từ cộng đồng và sứcmạnh của cộng đồng Làng là sự tập hợp của cộng đồng di dân, mô hình làng là sựchọn lựa tối ưu cho buổi đầu của những di dân Việt trên mảnh đất Nam Bộ.

Sự tái cấu trúc mô hình cộng đồng làng ở Nam Bộ của di dân người Việt, vừa là

sự thừa hưởng những kinh nghiệm, những văn hóa tổ chức truyền thống, và cũng là sựsáng tạo của họ khi tính chuyện tồn tại lâu dài ở vùng đất mới Vì vậy, làng của ngườiViệt Nam Bộ vừa có cái chung với làng Việt ở phía Bắc, vừa có nét đặc thù của Nam

Bộ Những đặc thù này là kết quả của sự thích ứng của người Việt đất phương Nam,cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người cộng cư

Những di dân Việt đến vùng đất Nam Bộ, đa phần là những nông dân, thợ thủcông nghèo khó Họ là nạn nhân của tình trạng nghèo đói, là những cuộc tranh chấpquyền lực của các thế lực phong kiến ở phương Bắc đương thời Họ tìm đến vùng đấtNam Bộ để mưu sinh, để thay đổi hiện trạng cuộc sống Trong số những di dân Việt ấy,cũng có một số người trốn tránh sự truy nã của chính quyền vì phạm tội, những nho sĩ,trí thức bất đắc chí, và cả những tội đồ của Nhà nước phong kiến bắt lưu đày, nhữngquan lại, binh sĩ phải đi đồn trú nơi biên viễn… Không ít những lưu dân Việt vào đếnđất phương Nam phải thay tên đổi họ, dấu biệt tông tích vì nhiều lí do khác nhau.Những con người đó đã gặp nhau ở đất Nam Bộ, gom tụ lại lập làng, lập ấp, dựa vàonhau chống chọi với thiên nhiên và các thế lực xã hội nhằm khai mở đất đai, tìm cáchtồn tại

Làng Nam Bộ, khởi nguồn từ sự tập hợp của những người có chung nhau ý chí,nguyện vọng tìm đất mưu sinh Vì vậy, quan hệ giữa các thành viên của làng buổi đầu

là sự cộng cư, là sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đi khai phá trên nhữngđiểm tụ cư giữa cái mênh mông của đất đai hoang hóa Làng Việt Nam Bộ còn là nơigắn kết của những con người mang trong mình cái nghĩa khí lớn lao là đi mở cõi đấtphương Nam Những con người đó cháy bỏng khát vọng tự do và tôn trọng lẫn nhau,những cung cách ứng xử giữa các thành viên trong làng trong thực tế đã minh chứngcho điều đó: họ xem nhau là “tứ hải giai huynh đệ, họ gọi nhau theo thứ tự anh Hai, chị

Ba, anh Tư, chị Năm,… mà không kèm theo chức tước, địa vị Sự tôn kính duy nhất là

sự tôn kính dành cho người có tuổi!

Khi tiến hành khai phá khu vực Nam Bộ, lưu dân ở đây đã biết thích ứng, lợidụng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này Họ đã thấy được những thuậnlợi cũng như đã biết cải tạo môi trường tự nhiên ở vùng đất mới cho phù hợp với yêu

Trang 12

cầu canh tác Bên cạnh đó do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất

rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt

đã được phát huy ở mức tối đa nhất

Vấn đề làm thủy lợi

Ban đầu, khi mới đặt chân đến vùng đất mới, người Việt thường định cư tạinhững giồng đất ven sông và các vùng ven núi Tại những địa điểm này tiện cho việc

cư trú của cư dân Đồng thời thuận lợi cho họ trong việc khai thác các nguồn lợi sẵn có

từ tự nhiên Ngoài ra, tại các vùng đất ven biển cũng là điểm mà những người đi khaiphá thường đặt chân đến đầu tiên, tại đây họ có thể khai thác các nguồn lợi sẵn có từ

biển như là làm ruộng muối, đánh bắt hải sản, Trong sách Gia Định thành thông

chí có ghi lại sự hiện diện của người Việt từ rất sớm tại Vũng Dương, Cần Giờ….

Sau khi những điểm khai phá ban đầu đã cạn, bước chân người Việt đã dần dầntìm đến những vùng đất xa hơn, đó là những vùng thấp trũng, sình lầy và ít nhiều bịnhiễm phèn, nhiễm mặn để tiến hành khai khẩn

Bởi vì là một vùng đất sình lầy, ngập úng và cỏ lác, do vậy, để đảm bảo cho việccanh tác có kết quả, những người khai hoang thuở ấy đã phải đối mặt với vấn đề tổchức việc tưới, tiêu, ngăn mặn và rửa phèn

Nhưng trong bối cảnh tình hình xã hội và trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ cũng như

số lượng lưu dân tập trung còn chưa đông, lại thêm đa phần trong số họ là những nôngdân nghèo khổ, bị thiếu thốn đủ thứ từ vốn liếng, nông cụ đến sức kéo… vì thế, cáchthức làm thuỷ lợi của họ cũng chủ yếu là theo kiểu thuỷ lợi nhỏ

Để kiểm soát được mực nước trong các thửa ruộng đồng đều ở mọi nơi và vớilượng nước tuỳ ý Những người khai khẩn xưa đã tiến hành đắp bờ đất bao quanhmảnh ruộng của mình, hoặc đắp bờ chia mảnh ruộng ra thành các ô nhỏ đối với cácmảnh ruộng không bằng phẳng Các bờ đất này đã giúp nông dân giữ lại được nguồnnước mưa quý giá Ở một số nơi như ở vùng Biên Hòa, ngoài những bờ đất còn có một

hệ thống những rãnh nhỏ trong ruộng và cửa cống thông với mương, rạch giúp điềuchỉnh mực nước được dễ dàng Khi nước trong ruộng dư thừa người nông dân lợi dụnglúc mực nước ở các con sông, rạch xuống thấp để tháo nước ra và ngược lại, khi cầnđưa nước vào ruộng thì họ chờ cho mực nước ở các con sông, rạch dâng cao rồi mởcửa cống cho nước vào Chính nhờ có hệ thống thuỷ lợi này mà người nông dân có thểtrồng được nhiều vụ trong một năm và trồng xen canh các loại cây hoa màu khác

Tại những vùng trũng bị nhiễm phèn, mặn và ngập nước, những công trình thuỷlợi trên lại được sử dụng để làm hệ thống thoát nước dư thừa trong ruộng những khimưa nhiều Đối với những nơi nước sông không bị phèn mặn, nông dân lại cho nướcsông vào ruộng Đó là một trong những biện pháp cải tạo những vùng đất nhiễm phèn,

Trang 13

mặn hiệu quả nhất được lưu dân người Việt sử dụng trong quá trình khẩn hoang vùngđồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh những công trình thuỷ nông do nhân dân tự lập, thì vào những nămnửa cuối thế kỷ XVII, các chúa nguyễn cũng đã cho tiến hành đào một số con kênh đểphục vụ cho sản xuất như kênh Bảo Định (1765); kênh Thương Mại (1785) nối liềnVàm Cỏ Tây và Tiền Giang…

Như vậy, người nông dân thuở trước, khi đi khai khẩn đồng bằng sông CửuLong đã biết sử dụng hệ thống sông rạch chằng chịt tại vùng đất này như một “hệthống thuỷ nông lớn” sẵn có trong tự nhiên, đồng thời đã cố gắng bổ sung và cải tạothêm bằng những công trình thuỷ nông nhỏ

Do những yếu tố tự nhiên quy định mà cư dân ở đây không có một sự định cư

cố định, họ rày đây mai đó đến khi có một nơi thích hợp hơn thì dừng chân để sảnxuất Chính yếu tố đó đã tạo thành một tập quán canh tác nông nghiệp đặc trưng củangười Nam bộ với sự thoải mái trong tư duy sản xuất, họ cũng thường xuyên chuyển

vụ và xen canh, tùy theo thời tiết mà có cây trồng thích hợp Từ đó tạo ra một nguồnsản phẩm nông nghiệp đa dạng có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của ngườidân tại chỗ Đó chính là sự đa dạng về tập quán canh tác nông nghiệp

Hai phương thức canh tác chính:

+ Quy mô nhỏ: dùng quảng canh và thâm canh Do quy mô không lớn, đấtkhông sâu nên ít đầu tư về vốn và kỹ thuật - chưa biết nhiều về nông nghiệp Ngườimiền Bắc - Trung là bậc thầy về thâm canh nên đầu tư vào có năng suất cao Theo LêQuý Đôn, những người khai thác đất đai theo quy mô nhỏ thường bắt dân tộc thiểu sốlàm nô lệ

+ Quy mô lớn: thuộc về “người có vật lực” (có 50 - 60 điền nô, 300 - 400 trâubò), gắn bó với nghề nông và dùng quảng canh thay cho thâm canh => kéo dài đến thờiPháp thuộc

Để đảm bảo cho việc canh tác có hiệu quả, năng suất lớn, bên cạnh việc làmthuỷ lợi tốt, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, người dân còn phải biết áp dụng mộtchế độ canh tác thích hợp với từng loại ruộng khác nhau Cụ thể, người dân Nam Bộtrồng lúa và hoa màu trên các loại ruộng chính: ruộng cao (sơn điền), ruộng trũng (thảođiền), ruộng sâu (trũng nhiều)

Trong buổi đầu mới khai thác tại vùng Mỗi Xuy (Vũng Tàu) và Đồng Nai, là

nơi đất tương đối cao, ruộng ở đó được gọi là sơn điền Loại ruộng này khi tiến hành

Trang 14

khai khẩn thì “Ruộng núi khi đầu khai khẩn thì phải đốn chặt cây cỏ, để khô đốt làmphân tro đợi khi mưa thì trồng lúa, không cần cày bừa, đem sức ra ít mà lợi thì nhiều.Sau 3, 4 năm thì dời đi làm chỗ khác… mà đó cũng là ý xưa để lại cấy bằng đao, bừabằng lửa (tức chặt đốt cho cháy cây cỏ rồi trồng lúa)”7.

Tại những vùng đất thấp nơi lùng, lát, bùn lầy…, ruộng ở đây được gọi là thảo

điền Thảo điền được chia làm hai loại: loại thứ nhất là ruộng thấp, dùng trâu cày, nơi

tốt nhất của loại ruộng này là ruộng ở Định Tường (Mỹ Tho) kế đến là ruộng Phiên An(Gia Định) và ruộng Biên Hoà, loại ruộng này cứ “gieo một hộc lúa giống, thu hoạchđược 100 hộc lúa”8; loại thứ hai là ruộng bùn sâu Loại ruộng này chủ yếu phân bố ởvùng Định Tường, Vĩnh Thanh (ngày nay thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang, ĐồngTháp, Vĩnh Long, Cà Mau…) Đối với loại ruộng này thì không cần phải cày bừa, chỉcần cắt bỏ lùng, lát (trảm thảo, trảm phạt), cào cỏ đắp bờ rồi cấy mạ xuống là xong

Để làm công việc trảm thảo/trảm phạt nhằm “cắt bỏ lùng lác” đó, cái phảng vàcái cù nèo là thứ nông cụ đắc dụng - thay cho cày và bừa và trở thành công cụ “đặcchủng” trong công cuộc khẩn hoang lập điền của người Việt Do đặc điểm đó, trên cácloại ruộng sâu này việc khai hoang không quá vất vả và kỳ công, bình quân mỗi nôngdân có thể khai phá mỗi năm từ hai đến ba mẫu ruộng là chuyện thường Đã thế, loạiruộng này lại cho thu hoạch gấp ba lần loại ruộng thứ nhất, “Đất đây đúng là rất phìnhiêu, cứ một hộc lúa giống ở đây thu hoạch được 300 hộc lúa”9

Ngoài hai loại Sơn Điền và Thảo Điền thì còn có loại ruộng sớm và ruộng muộn theo Gia Định thành thông chí, ruộng ở chỗ thấp khi có mưa được dầm thấm

trước, gọi là ruộng sớm, còn ruộng chỗ cao khô ráo là ruộng muộn Loại ruộng này hầunhư ở trấn nào cũng có, lại rất thích hợp cho việc trồng các loại cây trồng như: khoai,đậu, bắp, khoai lang, đậu phộng, dưa, mía… Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địaphương mà gieo cấy sớm hay muộn cho phù hợp

Cho tới những năm cuối thế kỷ XVIII đã tạo ra được một diện tích canh tác khá

lớn, theo thống kê của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì vào những năm thập kỷ

bảy mươi của thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình có ruộng thực trưng hơn 1.454 mẫu;huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn 787 mẫu, đó là chưa kể các khoảng

ruộng sơn điền, đất trồng hoa màu và một số loại cây khác cùng với rộng của họ tộc và

ruộng quan điền Ở Mỹ Tho thì 2 thuộc Quy Nhân và Quy Hoá, ruộng mỗi nơi đều

7 Tr nh Hoài Đ c, Gia Đ nh thành thông chí (quy n V, ph n v t s n chí), B n d ch Lý Vi t Dũng, NXB T ng ị ứ ị ể ầ ậ ả ả ị ệ ổ

h p Đ ng Nai, 2006 ợ ồ

8

9 Tr nh Hoài Đ c, sđd, quy n V ị ứ ể

Trang 15

ngoài 5000 sở; thuộc Tam Lạch có ruộng đất cũng ngoài 5000 sở; thuộc Ba Trại (baogồm cả Bả Canh, Bà Lài, Rạch Kiến) có ruộng đất ngoài 4000 sở; trường Giang Thảothuộc huyện Phước Long có ruộng đất ngoài 7000 sở Đó là chưa kể số ruộng đã đượckhai khẩn ở Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc, Châu Đốc Trong khi đó tổng diệntích khai phá của cả vùng Nam bộ lúc bấy giờ là 32.000 sở ruộng.

Về Lúa giống có hai loại: lúa canh và lúa thuật

+ Lúa canh: không dẻo, hạt nhỏ, mềm và thơm

+ Lúa thuật: dẻo, hạt tròn và lớn

Ngoài ra, người Nam Bộ còn sáng tạo nhiều loại lúa khác như lúa bắt chim, lúa

cà nhe, lúa trò cau, lúa Tàu, lúa nếp (nếp than, nếp cẩm), lúa Chiêm và lúa trảng cao(trồng ở ruộng trũng) Ở Gia Định, là vùng đất tốt lại rộng, lúa được trồng rất nhiều ởđây “Lúa đạo có rất nhiều loại, đại để có 2 loại lúa tẻ và lúa nếp hay còn gọi là lúacanh và lúa thuật trong đó có xen thứ lúa dẻo; Lúa tẻ là thứ lúa không dẻo, hạt gạo nhỏ

mà mềm, mùi rất thơm, hạt lúa có cái mang; Nếp là thứ lúa dẻo, hạt tròn mà lớn Có

loại lúa như lúa tàu, lúa sá, lúa móng tay, lúa móng chim, lúa mo cải, lúa cà dông, lúa

cà nhe, lúa tráng sẻ nhất, lúa chàng cô (co), tùy tên khác nhau, và sớm, muộn, dẻo và

xốp khác nhau, nhưng thứ thơm ngon nhất là lúa tàu, nhì là lúa cà nhe” 10

Do có nhiều sáng tạo trong kỹ thuật, lúa được gặt hái tốt nên số vụ lúa tăng lênnhiều, lúa đủ dùng trong ngày Lúc trước, lúa cày 1 vụ => về sau tăng lên 2 - 3 vụ/năm;nhìn chung có hai vụ chính:

+ Vụ mùa (vụ chính): thu hoạch bông lúa chưa chính tới, nhưng năng suất lạicao Lúc đó, người ta dùng lúa làm bánh cho các lễ hội Ok Om Bok (Khmer, mừng lúamới)

+ Vụ chiêm (vụ phụ): thu hoạch chủ yếu là lúa chiêm (khó nấu thành gạo), lúanếp hương (có hoa vàng rất thơm, ăn rất ngon) Các loại lúa này khi thu hoạch đều chonăng suất cao: 1 hộc giống gieo vào ruộng => thu được 300 hộc lúa; Pháp thì 1 hộc = 6hộc lúa, Mỹ thì 1 hộc = 3 hộc lúa

10 Tr nh Hoài Đ c, sđd, quy n V ị ứ ể

Trang 16

Nam Bộ đã trở thành vựa lúa lớn của thế giới hồi đó Về canh tác, người ta căn

cứ theo thời vụ và thời tiết để chọn giống thích hợp cho canh tác Nhìn chung thì nhưsau:

Gieo mạ(sạ)

Các hình thức người Nam Bộ canh tác ruộng lúa:

+ Đào kênh mương: để thau chua, rửa mặn => tạo nước ngọt, đưa nó về tướiruộng lúa

+ Bừa: cày đất bùn (có nước làm xốp, tạo thành bùn lỏng) thành những rãnh nhỏ

để gieo mạ

+ Cấy: cầm mạ (mạ: bó lúa nhỏ, xén phía đầu để cây dễ mọc lên) cắm vàonhững lỗ được người nông dân chọn sẵn (lỗ được đục bằng ngón tay), cắm thẳng hàngkhi ruộng sấp nước (10 - 15 cm nước) và cắm mạ vào bằng hai ngón tay

Ngoài việc trồng lúa, thì các loại cây hoa màu như bầu, bí, cải, dưa, đậu, ngô,khoai, sắn… cùng một số loại cây khác như cau, mía đường, lạc, dâu tằm… cũng đượcngười nông dân trồng nhiều Tuy nhiên, như Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Địnhthành thông chí thì “các thứ đậu, dưa, khoai, rau cải chỉ dùng để điểm tâm hoặc nấucanh bóp xổi mà thôi, chưa từng phơi khô mài bột dành khi đói kém Bởi vì người GiaĐịnh mỗi ngày ăn cơm 3 bữa, cháo còn ít ăn huống chi là các thứ khác, vì lúa gạo quánhiều, mà không năm nào bị mất mùa”

Ngoài ra, người dân Nam Bộ còn canh tác nhiều loại cây trồng khác có giá trị vềmặt kinh tế cao mà tiêu biểu là cau Câu “nhất thóc nhì cau” đã chứng minh điều này

Trang 17

Cau là mặt hàng bán rất chạy nhất là ở những nơi có đông người Hoa cư trú Cùng vớilúa gạo cau cũng trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ở đây.

Cùng với người Việt, những tộc người khác trên vùng đất này cũng góp phầnvào sự khai phá vùng đất Nam Bộ và phát triển nền nông nghiệp khẩn hoang Người

Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước trên đất giồng và vùng chân giồng,

nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu, hoặc vùng đấtgiữa các giồng chính và giồng nhánh, nơi có đất tốt có thể trồng liên tục các loại lúa,khoai lang, bắp, dưa hấu, rau đậu… Bên cạnh việc trồng lúa nước, người Khmer còn

trồng hoa màu trên đất rẫy Ở vùng ven sông biển, người Khmer cũng làm nghề đánh

bắt cá mà chủ yếu là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật và ngư cụ giống như người Việt Nghề chăn nuôi nhìn chung còn gắn với nông nghiệp, mặc dù đã hình thành được

những đàn bò, trâu, vịt tàu khá lớn

Tóm lại, nhờ biết lợi dụng vào điều kiện tự nhiên cũng như đức tính cần cù chịuthương chịu khó của mình, các tộc người ở đây, kể từ khi đặt chân lên vùng đất này đãbiến nơi đây này từ một miền hoang vu trở thành một đồng bằng phì nhiêu, và là vựalúa lớn, nguồn cung cấp thóc gạo quan trọng cho cả nước Nó phản ánh rõ nét một nềnkinh tế nông nghiệp mang đậm màu sắc khẩn hoang Nhất là sự có mặt của người Việttại vùng đất Nam bộ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tập quán trồng lúatạo nên sự phát triển cho vùng đất này

Như vậy, có thể nói kể từ thế kỷ XVII trở đi, bộ mặt vùng đồng bằng châu thổCửu Long bắt đầu biến đổi mạnh mẽ khi có sự xuất hiện một lớp dân cư mới - lưu dânngười Việt Đến và định cư trên vùng đất mới từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song,các thế hệ lưu dân người Việt khi đã quyết định dừng chân trên mảnh đất này đều gắn

bó máu thịt với đất đai và với cộng đồng vì một mục tiêu duy nhất là mưu sinh: “đếnđây thì ở tại đây, trăm năm bám rễ xanh cây không về” Với tinh thần cần cù, chịuthương chịu khó; với kinh nghiệm chinh phục đầm lầy, trồng lúa nước; với quyết tâmbám trụ đất mới để thay đổi cuộc sống, thay đổi số phận, chính bộ phận người Việt đãlàm thay đổi diện mạo hoang vu, sình lầy, đầy thú dữ của vùng đồng bằng Tây Nam

Bộ, biến đồng bằng này thành những xóm làng trù mật, dân cư đông đúc, sinh hoạttấp nập, nhộn nhịp không chỉ nội vùng mà còn mở mang rộng ra với khu vực bênngoài

2.2 Công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ của người Hoa

Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí cũng đã nhận xét: “Gia

Định ở về phía nam nước Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân nước ta cùng người

Đường (tục gọi người nhà Đại Thanh là Đường nhân, cũng như người dân tộc tứ di

Trang 18

gọi người Trung Quốc là Hán nhân, người Hán đây không phải là Lưu Hán, người Đường đây không phải là Lý Đường Sách Quảng Đông tự nhận mình là người Đường của đời Đường Ngu chẳng qua chỉ là lời quá khoa trương),Người Tây Dương (các nước như Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao, đều gọi là Tây Dương), Cao Miên, Đồ

Bà(người Sơn man, ở núi đảo theo đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở trong 36 cửa bể Mãn

Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người các nước ấy đến sinh sống chung nhau rất

đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân tộc họ”

Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh sống như vậy nhưng ta có thể thấy Việt, Hoa,Khmer là ba dân tộc chủ đạo và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá của vùngđất mới Do đó, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá cũng chủ yếu diễn ra giữ ba dântộc này

Người Hoa, vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá

đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ởmiền Nam Việt Nam Một bộ phận đông đảo những di dân Trung Hoa này đã đượcchính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị đã cho phép đến định

cư và sinh sống ở Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL Trong các tài liệu thư tịch,thường nhắc đến cuộc định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khaikhẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận Một nhóm người Hoa khác do sự hướngdẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay Những

di dân Trung Hoa đến Nam Bộ phần lớn là nông dân, thợ thủ công, một số đáng kể làcác binh lính và quan lại cùng gia đình Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do,nhưng chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh đi tìm đất mưu sinh Một số cácquan lại và và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhàThanh vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa Những người này hy vọng vùng đấtNam Bộ là nơi họ nương náu chờ ngày “phản Thanh phục Minh”

Những người di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân,nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hộinhập vào công đồng các cư dân Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam với tên gọingười Hoa Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuấttiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ Ở nhiều vùng thuộc đồng bằngsông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màuđặc sản

Bên cạnh tập quán buôn bán ở thành thị thì Người Hoa ở nông thôn Nam Bộ

cũng làm các nghề nông, nghề rừng, nghề cá, nghề muối, nghề sắt Người Chăm Nam

Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng tập trung ở vùng Nam bộ.

Trang 19

Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phố, thịtrấn, nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ Trong quá trình hội nhập

và sinh sống ở Nam Bộ, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình

- Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa (khu vựcduyên hải phía nam Trung Hoa) trên vùng đất Nam Bộ và trong quan hệ giao lưu vănhóa với các dần tộc anh em cùng cộng cư như Việt, Khmer, Chăm

Còn người Hoa trong quá trình di trú của mình cũng đã tạo nên rất nhiều đặctrưng văn hoá riêng của mình, đặc biệt trong đó có tục “thờ thần” và lệ “chiêm bái”

Họ còn mang đến những nghề thủ công truyền thống, nghề làm vườn trên giồng cát,phát triển kinh tế thương mại, tạo điều kiện kéo các địa phương xích lại gần nhau hơnbằng việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hoá và nông sản Họ còn mang đến cho xãhội Nam Bộ các tuồng tích Tàu, điệu hát Tiều, hát Quảng… cùng với chúng là nhữngchuẩn mực đạo đức, lối sống mang màu sắc Nho giáo

Người Hoa ở Nam Bộ theo chế độ gia đình phụ hệ và cố gắng duy trì hình thức

đại gia đình, mặc dù hình thức tiểu gia đình đã phổ biến Về hình thức tổ chức cộng

đồng, vào năm 1834 vua Minh Mạng đã chia di dân gốc Hoa thành hai nhóm: người

Minh Hương thì tổ chức thành làng xã theo kiểu người Việt, còn người Đường (Thanh) thì tổ chức thành các bang, căn cứ theo phương ngữ, nguồn gốc Số lượng bang thay

đổi từ 4 (1790) đến 7 (1802), 4 (1871), cuối cùng là 5 bang: Quảng Châu, Phúc Kiến,Triều Châu, Hải Nam, Hạ Châu (1885), tồn tại đến năm 1960 Các bang này vừa là tổchức xã hội của người Hoa, vừa là những tổ chức hành chính chính thức điều hành cácquan hệ xã hội, từ chính trị đến kinh tế và văn hoá của các nhóm cộng đồng Bên cạnh

đó, người Hoa ở Việt Nam còn lập ra các hội, như Thiên Địa Hội là một hội kín phản

Thanh phục Minh

Các tổ chức bang hội vừa đáp ứng nhu cầu liên kết tương trợ của những ngườiHoa cùng phương ngữ và quê quán, vừa đáp ứng nhu cầu về quan hệ thân tộc và huyếtthống vốn có của người Hoa Trong quan hệ với người Việt, người Hoa di cư không tựcoi mình là “dân tộc thiểu số”, và vẫn nuôi dưỡng lòng tự hào của một dân tộc vănminh Tính biệt lập và khép kín là đặc điểm nổi bật nơi các cộng đồng người Hoa di

cư, nhất là người Hoa ở vùng đô thị Còn người Hoa ở nông thôn thì quan hệ mật thiếthơn với các cư dân sở tại

Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một

số người Hoa đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ Nhânviệc nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan đại thần và quân lính

Trang 20

trung thành với triều đình nhà Minh không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đãvượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phávùng đất đồng bằng Nam Bộ.

2.3 Chính sách khẩn hoang của chính quyền chúa Nguyễn và hình thức mộ dân lập điền

Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là Công chúaNgọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II làm Hoàng hậu của Vương triềuChân Lạp Sự việc này cũng đã được Christofo Borri, một giáo sĩ người Ý sống tại thịtrấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) vào các năm 1618 –

1622 ghi nhận Dưới sự bảo trợ của bà Hoàng hậu người Việt của Vương triều CheyChettha II (1619 – 1627), cư dân Việt từ vùng Thuận - Quảng vào sinh sống làm ăn ởlưu vực sông Đồng Nai ngày một đông thêm Đây chính là cơ sở thuận lợi cho ChúaNguyễn từng bước hợp pháp hóa sự kiểm soát của mình một cách hòa bình đối vớivùng đất đã được người Việt khai khẩn

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã cho lập thương điếm ở vị trí tương ứng với SàiGòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế George Maspesro trong sách Đếquốc Khmer khảo cứu kỹ lưỡng biên niên sử Khmer cho biết: “Nhà vua mới lên ngôiChey Chettha II liền xây một cung điện ở Oudung (U Đông) Nơi đây ông long trọng

cử hành lễ cưới một công chúa con vua An Nam Bà này rất đẹp Chẳng bao lâu, bà cóảnh hưởng mạnh đến nhà Vua Nhờ bà mà một sứ đoàn An Nam đã xin được CheyChettha cho phép lập thương điếm trong miền Nam Cao Miên, ở chính nơi ngày nay làSài Gòn

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước

Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ởvùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân Chúa

Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm

nộp cống”.

Qua trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trêncon đường từng bước hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất miềnĐông Nam Bộ trong những thập kỷ đầu và giữa thế kỷ XVII

Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khuyến khích đặcbiệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoangđược thành sở hữu tư nhân Trước làn sóng tự động di cư vào Nam tìm đất sinh sốngcủa đông đảo những người nông dân Thuận – Quảng, chúa Nguyễn cho người đứng ra

Trang 21

tổ chức các cuộc di cư này và lập thành các xã, thôn, phường, ấp của người Việt ChúaNguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng đemtôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp Chính sách này đượcthực thi lâu dài và nhất quán như một phương thác khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ Lựclượng khai hoang chủ yếu là lưu dân người Việt và một bộ phận những người dân gốcChămpa, Chân Lạp Ngoài ra, một số lính đồn trú, một số người Trung Quốc, ngườidân tộc thiểu số khác cũng được sử dụng vào việc khai khẩn và canh tác.

Thế kỷ XVII -XVIII, trên vùng đất này hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy môlớn đã xuất hiện

2.4 Các phương thức khai khẩn đất đai ở buổi đầu

Xứ Gia Định là nới mưa nắng hai mùa, không đủ xuân hạ thu đông như ngoàiTrung và Bắc Ruộng đất ở đây cũng khác, nên người lưu dân tha phương đã phải làm

ăn thích ứng như thế nào cho có lợi Đúng như Trịnh Hoài Đức nhận xét: “Đất GiaĐịnh gần biển… khí hậu Gia Định thường ấm, tháng Ba mới bắt đầu mưa, mùa hạchính là mùa mưa Mùa thu thì mưa dầm thấm, mỗi lúc mưa to chẳng khác nghiêng vò

mà đổ nước xuống, nhưng chỉ mưa trong một hai giờ rồi tạnh nắng, một đôi khi mưalâm ly một hai ngày, nhưng không khi nào có mưa cả tuần cả tháng Tuy bốn mùa cómưa, duy có tiết đông chỉ mới có hơi… Khí hkhông thường nên bốn mùa nhiều hoađua nở thơm tho Thật đúng là “bốn mùa đều nóng như mùa hạ, mật trận mưa trở thànhmùa đông” hay là ở đây sướt năm chỉ là mùa xuân tươi đẹp”

Còn đất đai ở Gia Định thì mênh mông, lúc đầu còn hoang vu đầy thú dữ, côntrùng và cỏ lác, hưng khi đã khai khẩn thì trở thành đồng lúa phì nhiêu Lê Qúy Đônghi lại: “Đất Đồng Nai thuộc phủ Gia Định, từ các cửa biển như cửa Cần Giowf, cửasoài Ráp, cửa Tiểu, cửa Đại đi vào, toàn là những đám rừng hoang vu cỏ rậm, mỗi đámrừng có thể rộng hơn nghìn dặm” Cũng như Trịnh Hoài Đức nhận xét: “Địa phươngĐồng Nai nguyên xưa có nhiều ao chằm, rừng rà” Khi người lưu dân Việt Nam chưatới khai khẩn, dân cư ở đây rất thưa thớt Người Miên thường chỉ ở trên các giồng đấtcao, người Mạ, người Ch’rô, người Rơ Glai cũng chỉ ở trong rừng và trên núi cao Aochằm, bưng trấp đầy cỏ lác, có lẽ từ khai thiên lập địa chưa từng có bàn tay lao độnglàm cho trở thành giá trị Lưu dân tới, chỉ khai thác những vùng đất thấp đó, vốn thíchhợp với việc trồng lúa nước cổ truyền “ruộng lạc với nước thủy triều lên xuống”, nên

dễ dung hòa với dân địa phương Suốt trên trăm năm của lịch sử khai hoang tự phát đó,không thây sghi lại một lần nào có sự tranh chấp ruộng đất giữa thổ dân và lưu dân, có

lẽ cũng vì nhờ sự mặc nhiên phân chia địa bàn sản xuất như vậy

Trang 22

Trong việc khai thác cũng như định thuế, người ta thường chia làm hai loại sơn

điền và thảo điền Tuy nhiên, không nên hiểu theo nghĩa đen là ruộng núi và ruộng cỏ,

mà chỉ là ruộng cao và ruộng thấp mà thôi Sơn điền và thảo điền đều ở trong đồngbằng như nhau và thường khi lại xen kẽ với nhau

Buổi đầu khai thác trong vùng Mô Xoài và Đồng Nai, đất tương đối cao, danhxưng sơn điền còn đúng phần nào, vì “sơn điền ban đầu khai khẩn thì đốn chặt cây cối,đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mùa trồng lúa, không cần cày bừa, dùng lực ít màđược bội lợi Trong ba bốn năm thì đổi làm chỗ khác… Lại có chỗ ruộng thấp mànghiệp chủ trưng làm sơn điền làm thành thục, thì cày bừa cũng như thảo điền” Cáchkhai thác sơn điền thuần túy này về sau không còn nữa, nhưng chữ sơn điền vẫn còndùng để chỉ mảnh ruộng tương đối cao ít thấm nước và ít cỏ mọc hơn ở những ruộngthảo điền

Thảo điền là “ruộng lùng, lát, bùn lầy, lúc nắng khô nứt nẻ như mu rùa, có hong

hố sâu lớn, đợi có nước mưa đầy đủ dầm thấm, nhiên hậu mới hạ canh Mà trâu càyphải lauwj con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu không vậy thìngã ngập trong bùn lầy, không đứng dậy nổi Ruộng cày trâu ở Phiên An, Biên Hòa,một hộc lúa giống thu hoạch được 100 hộc, duy ở trấn Vĩnh Thanh toàn là ruộng bùnsâu không dùng trâu cày được, phải đợi lúc hạ thu giao thời có nước mưa đầy rẫy, cắt

bỏ lùng lát, cào cỏ đắp vào bờ, rồi chởi đất cấy mạ lúa xuống Ruộng đất béo tốt nênmột hộc lúa giống thu hoạch được 300 hộc Ở trấn Định Tường, chỉ huyện Kiến Đăng

có ruộng ngập nước, công lợi cũng bằng ở Vĩnh Thanh, còn nữa thì là rộng cày trâu,nhưng hoa lợi cũng bội thu, thứ hai là Phiên An, thứ ba là Biên Hòa Ruộng ở huyệnLong Xuyên và Kiên Giang thuộc trấn Hà Tiên cũng tương tự ruộng Vĩnh Thanh, màđịa lợi chưa khẩn hết”

Tựu chung, chân ruộng ở miền Nam chia rõ rệt thành hai vùng: ruộng miềnĐông thì cày trâu, mà tốt nhất là ruộng Định Tường (Mỹ Tho), thứ nhì là ruộng Phiên

An (Gia Định), thứ ba là ruộng Biên Hòa Còn ruộng ở miền Tây, thêm vùng Kiến

Đăng (tức Cai Lậy), thì toàn là ruộng sâu đầy bùn phù sa, khỏi phải cày bừa, chỉ cần

làm sạch cỏ rồi cấy mạ xuống là xong Lại thu hoạch được gấp ba lần ruộng ở miềnĐông Có lẽ ngay từ thời đó, nông dân đã có sáng kiến sạ lúa trên các ruộng này,không phải gieo mạ và cấy như thông thường Rồi chỉ đợi lúa chín là ra gặt Thế nênmới có câu “làm chơi ăn thật” Trên các loại ruộng sâu này, việc khai hoang không quávất vả và kỳ công Mỗi nông dân chăm chỉ làm hằng năm phá hoang thêm được haihay ba mẫu là thường Ngay vụ đầu cũng đã có ăn, còn từ năm thứ ba thì đất thuầnthục sẽ cho năng suất cao

Thưở mới khai hoang, nông dân thường chỉ gieo trồng trống mỗi năm một vụ,song cũng tùy theo chân ruộng cao thấp mà làm sớm hay muộn Phàm ruộng ở chỗthấp, được nước mưa thấm trước, gọi là ruộng sớm, còn có chỗ cao ráo là ruộng muộn

Trang 23

Ruộng sớm thì tháng Tư gieo mạ, tháng Sáu cấy, tháng Mười gặt Còn ruộng muộn thìtháng Năm gieo mạ, tháng Bảy cấy, tháng Hai gặt Tuy nhiên ở mỗi trấn hay tùy theoloại giống, mà sớm hay muộn cũng chỉ xê xích chút ít thôi Nói chung, trên mỗi thửaruộng chỉ làm được mỗi năm một vụ.

Người lưu dân đầu tiên còn biết chọn lựa và tìm ra những thứ lúa giống thíchhọp với thổ nghi tại chỗ, như có thứ lúa chịu được nước lợ, có thứ lại mọc được nhanhtùy theo mức nước lên xuống… Như lúa tẻ “có tên riêng là lúa tàu, lúa móng tay, lúamóng chím, lúa mô cải, lúa cà đông, lúa cà nhe, lúa trảng nhất, lúa chàng co; tên gọikhác nhau và có sớm muộn, dẻo và không dẻo khác nhau, nhưng thứ thơm ngon đệnhất là giống lúa tàu, thứ nhì là giống lúa cà nhe” Còn các loại nếp thì “có nếp hương,nếp sáp, lại có thứ nếp đen, có tên nữa là nếp than, sắc tím, nước cốt đen, dùng nuộmmàu hồng, khi ăn không cần giã, lấy chõ xôi hấp cho chín, khi còn nóng rưới mỡ heo,

lá hành và muối trắng, đánh trộn cho đều, thì vị rất ngọt và giòn”

Ngoài việc gieo trồng lúa gạo là chính, nông dân miền Nam còn trồng được mía

làm đường, dâu nuôi tằm, cau trầu, các loại bầu bí, cà, cải, dưa, khoai, đậu, vừng,…

“Nói tóm lại, các thứ đậu, dưa, khoai chỉ dùng để điểm tâm mà thôi, chưa từng phơikhô mài bột dành làm thức ăn khi đói Bởi vì người Gia Định mỗi ngày ăn ba bữa cơmđều là cơm, cháo cũng ít ăn, huống chi là các thứ khác, vì cớ lúa gạo dư nhiều, màkhông năm nào bị mất mùa cả”

2.5 Thành quả của công cuộc khẩn hoang

Về khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích.

Trong hai thế kỷ XVII – XVIII, với đức tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khókhăn, chịu đựng gian khổ và dựa vào sức mạnh chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau,lưu dân người Việt, người Hoa cùng với cư dân tại chỗ người Khơ me đã từng bướckhai phá được một vùng rộng lớn kéo dài từ Mỗi Xuy, Bà Rịa đến ven hữu ngạn sôngHậu Giang Bằng những thành quả khai hoang vỡ đất, cho đến những năm cuối thế kỷXVIII, những người đi khai phá đã tạo ra những diện tích canh tác đáng kể, đặt cơ sởvững chắc cho việc mở rộng công cuộc khai phá sau này Theo con số thống kê của Lê

Quý Đông trong Phủ Biên tạp lục thì vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, huyện Tân

Bình có ruộng thực trưng hơn 1.454 mẫu, huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn

787 mẫu, đấy là chưa kể các khoản ruộng núi, đất dâu, đất mía, đất vườn trầu, ruộngcác họ, ruộng quan đồn điền Huyện Phước Long còn có khố trường Gian Thảo córuộng đất ngoài 6000 sở Ở khu vực tả ngạn sông Tiền, hai thuộc Quy An và Quy Hóa,ruộng đất mỗi nơi đều ngoài 5000 sở, thuộc Tam Lạch (vùng Ba Giồng) có ruộng đấtcũng ngoài 5000 sở, thuộc Ba Trại (gồm Bả Canh, Ba Lai, Rạch Kiến) có ruộng đấtngoài 4000 sở, châu Định Viễn (Vĩnh Long, An Giang) có ruộng đất 7000 sở

Trang 24

Thế kỷ XVII -XVIII, trên vùng đất này hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô

lớn đã xuất hiện Trong sách Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cho biết: “Phủ Gia Định,

đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậmhàng mấy nghìn dặm Họ Nguyễn chiêu mộ những người dân có vật lực ở xứ QuảngNam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới ở đây, phát chặt mở manghết thảy thành bằng phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm trồng cau và làm nhàcửa Đất ấy nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ Người buôn

có chở thuyền lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các kênh Từ cửa biển đếnđầu nguồn đi 6, 7 ngày, hết thảy là đồng ruộng bằng phẳng, bát ngát, rất thích hợptrồng các loại lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo …”

Những số liệu thống kê nói trên của Lê Quý Đôn tuy không đầy đủ (không nóitới diện tích khai phá ở Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Ba Thắc) và không rõ ràng (đơn

vị sở hoặc thửa rất mơ hồ), nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một hình ảnh khá đậmnét về tình hình khai phá đất đai ở Nam Bộ trong hai thế kỷ XVII, XVIII

Về mặt hành chính

Vào cuối thể kỷ XVII, khi chúa Nguyễn bắt đầu đặt chính quyền, với nhữngbước đi thích hợp và cực kỳ khôn khéo, chúa Nguyễn đã mở đường cho những lớp didân người Việt vốn là những nông dân lưu tán, thợ thủ công nghèo khổ, những binhlính lao dịch bị lưu đày dưới sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến và do chiếntranh, thiên tai đã phải bỏ làng xóm vào vùng đất phía Nam để lập nghiệp

Trải qua một thời gian để có thể xác lập được chủ quyền ở vùng Nam bộ thì đếnnăm 1757, những phần đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ mà trên thực tế đã thuộc quyềncai quản của Chúa Nguyễn từ trước đó khi đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam

đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông

và vịnh Thái Lan, từ đây vùng đất này chính thức thuộc chủ quyền của Việt Nam Saunày, dưới thời Nhà Nguyễn (1802 - I945), tuy có một số địa điểm cụ thể vẫn còn đượctiếp tức điều chỉnh, nhưng trên căn bản khu vực biên giới Tây Nam Việt Nam đã đượchoạch định từ năm 1757

Chúa Nguyễn đã sớm có ý thức khẳng định chủ quyền của mình đối với các đảo

và quần đảo ở Biển Đông, nhất là hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa Ngay từ

“buổi quốc sơ”, các chúa Nguyễn đã đặt ra đội Hoàng Sa để kiểm soát và khai thác tàinguyên ở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa Sách Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chép:

“…họ Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa… Đội Hoàng Sa này gồm 70 người, lấy người

An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương thực

Trang 25

đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy (chỉHoàng Sa) Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn Lấy được hóa vật của tàu, như làgươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ dùng khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi,sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, đồi mồi, ba ba, hải sâm… rất nhiều Đến tháng 8 thì về đếnCửa Eo, đến kinh thành Phú Xuân để nộp” Sách Đại Nam thực lục (tiền biên) cũngghi: “Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàngnăm đến tháng 3 thì thuyền ra độ 3 đêm ngày thì đến bãi, tìm hóa vật, đến tháng támthì về nộp” Bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, ChúaNguyễn còn đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của dội Hoàng Sa), chịu tráchnhiệm ở khu vực phía Nam Hoàng Sa tức là Trường Sa, Côn Đảo và các đảo thuộc khuvực Hà Tiên (Phú Quốc, Thổ Chu…) Đội Bắc Hải có trách nhiệm khai thác hóa vật,kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này Phủ biên tạp lụcchép: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn TứChính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cùlao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượng vật của tàu, vá các thứ đồi mồi, hải ba,bào ngư, hải sâm, cũng sai Cai đội Hoàng Sa kiêm quản”.

Các chúa Nguyễn còn sử dụng các lực lượng thuần phục để bảo vệ chủ quyềncủa vùng đất mới Đó là trường hợp của dòng họ Mạc ở đất Hà Tiên, dựa vào chúaNguyễn và được chúa Nguyễn hậu đãi, đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệchủ quyền ở phần đất phía Tây Nam Bộ Mạc Cửu rồi sau đó là Mạc Thiên Tứ khôngchỉ ra sức xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành một trung tâm kinh tế phồn thịnh,

mà còn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách là người được giao trách nhiệmbảo vệ vùng biên giới cực Nam đất nước Nhờ đó mà vùng biên giới với Chân Lạp vàXiêm được giữ vững Sách Đại Nam thực lục cho biết vào năm 1739: “Nặc Bồn nặcChân Lạp lấn Hà Tiên Thiên Tứ đem hết quân bản bộ ra đánh đuổi tới Sài Mạt, ngàyđêm đánh hăng, lương thực không tiếp kịp Vợ là Nguyễn Thị đốc suất vợ lính vậnlương đến nuôi quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái cố đánh phá được quân Bồn.Tin thắng trận báo lên, Chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên Tứ chức Đô đốc tướngquân, ban cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm Phu nhân Do đó Chân Lạpkhông dám nhòm ngó Hà Tiên nữa” Năm 1771, quân Xiêm do Taksin chỉ huy, đem 6vạn quân lại đánh chiếm Hà Tiên, tiến sâu vào Gia Định Nhưng chỉ một năm sau, quânXiêm đã bị quân của chúa Nguyễn đánh bại và tháo chạy về nước Đến năm 1773,quân chúa Nguyễn đã lấy lại được trấn Hà Tiên…

Như vậy có thể khẳng định, với việc các chúa Nguyễn có được Nam Bộ trongnhững thế kỉ XVII, XVIII đã góp phần rất to lớn vào việc bảo vệ và củng cố chủ quyền

Trang 26

của nước ta trên vùng đất Nam Bộ Các thế lực âm mưu đe dọa và xâm phạm đến biêngiới đất nước đều bị đẩy lùi Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh lãnh thổ của đấtnước, nhất là trên vùng đất Nam Bộ, đã được bảo vệ vững chắc.

Về kinh tế

Khai phá đất đai ở Nam Bộ là một chính sách nhất quán của Chúa Nguyễn Cácchính sách này khuyến khích người dân vào Nam Bộ, cụ thể hơn là khuyến khích họphát triển nông nghiệp, đưa họ đến khai phá những vùng đất còn hoang sơ Nhữngchính sách này không chỉ góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, mà còn thúc đẩythương nghiệp nông phẩm ở Gia Đinh và ở toàn vùng Nam Bộ Đây cũng là một hìnhthức xác lập chủ quyền thông qua các hoạt động kinh tế

Qua hai thế kỉ lao động cần cù, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ và khắc phục vôvàn khó khăn của lưu dân người Việt, người Hoa, người Chăm…của cư dân tại chỗngười Khơ me, vùng đất Nam bộ từ chỗ còn là một vùng còn khá hoang dã, với rừngrậm, lau sậy, rắn rết, cọp sấu, sình lầy, đã biến thành một vùng trên đó nhiều khu vựctương đối rộng lớn đã được khai phá, rải khắp từ Mô Xoài – Bà Rịa đến tận Rạch Giá –

Hà Tiên, hình thành những diện tích canh tác đáng kể, trong đó các khu vực được khaiphá nhiều nhất là lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, hai bờ sôngTiền và vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu

Với thành quả khai hoang và sản xuất lớn lao nhờ vào bàn tay và khối óc, sự laođộng cần cù và sáng tạo của đông đảo nông dân và các thành phần dân tộc trong cộngđồng dân tộc Việt Nam, vùng Đồng Nai – Gia Định (tức toàn vùng Nam Bộ), đặc biệt

là vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngay từ rất sớm, đã là vựa lúa lớn, sản xuất thócgạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ Lúa gạo sản xuất được ở đây, ngoàiviệc thỏa mãn nhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ, còn được đem bán đi các nơikhác trong nước – chủ yếu là các phủ phía ngoài xứ Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Hóa– và cả nước ngoài Không những thế, vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là nơi cungcấp thóc gạo chính yếu của cả xứ Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Hóa

Lê Quý Đôn, trong cuốn Phủ biên tạp lục cũng cho biết người dân Thuận Hóachủ yếu sống nhờ vào thóc gạo của xứ Đồng Nai – Gia Định: “Ngày trước việc buônbán với Đồng Nai được lưu thông thì tại kinh thành Phú Xuân, giá gạo một hộc mườithăng chỉ có ba tiền đồng, mà có thể đầy đủ cho một người ăn trong một tháng, cho nênnhân dân ở Thuận Hóa chưa hề phải lưu tâm chú ý đến việc làm nghề nông Ngày nay

Trang 27

thành Quy Nhơn bị loạn lạc, thành Gia Định bị núi các sông ngăn, nên nhân dân ở nơiđấy lấy việc thiếu ăn làm cho điều lo lắng lớn”11

Trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển, sản xuất thóc gạo cónhiều sư thừa so với nhu cầu tiêu dùng như vậy, trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phâncông lao động, đưa tới sự ra đời của nhiều ngành nghề thủ công như mộc, chạm bạc,tiện, làm thừng chảo, đúc, thêu, sơn, nhuộm, dệt, vẽ, làm lọng, làm giày, thếp vàng,làm mực, làm súng, làm đồ sắt, làm chum, làm giấy, đóng thuyền v.v…Đã xuất hiệnnhiều thợ thủ công chuyên nghiệp và tách khỏi nông nghiệp, tuy ít nhiều vẫn vẫn còngiữ tính cách thủ công nghiệp gia đình Ở một số vùng đã có các nghề thủ công truyềnthống mặc dù chưa đạt tới trình độ chuyên môn cao, chưa hình thành nhiều làng thủcông chuyên nghiệp, ngoại trừ một vài tụ điểm như chợ Lò Thổi thuộc trấn Biên Hòatập trung những thợ chuyên khai thác sắt và làm đồ sắt Trang Thuyền Tụ ở phía tâyngã ba sông Nhà Bè cũng thuộc trấn Biên Hòa chuyên tu sửa và đóng mới thuyền bè

Đa số các mặt hàng thủ công ngày càng đáp ứng được nhu cầu trong vùng, trong đó cómột số mặt hàng đã được đem bán ra các hạt phía ngoài và xuất khẩu ra ngoại quốcđược nhiều người ưa thích như đồ mỹ nghệ bằng vàng bạc, vật dụng bằng đồi mồi,thuyền gỗ, cột buồm bằng gỗ quý…

Chúng ta không có số liệu thống kê chính xác về số ngành nghề thủ công nghiệp

và số thợ thủ công chuyên nghiệp, chỉ biết rằng vào cuối thế kỳ XVIII (1791), chínhquyền họ Nguyễn đã đặt ở Gia Định 62 ty, cục, tượng, chuyên chế tạo các loại vậtphẩm cung ứng cho nhu cầu của triều đình phong kiến lúc bấy giờ Điều đó cũng nóilên phần nào trình độ và quy mô phát triển của các ngành nghề thủ công ở đây

Trên cơ sở một nền nông nghiệp và thủ công nghiệp (chưa tách hẳn nôngnghiệp) đã khá phát triển, và ở một mức độ nhất định đã mang tính chất sản xuất hànghóa, việc buôn bán trao đổi hàng hóa ở vùng Đồng Nai – Gia Định sớm được mở rộng

Ngành lưu thông buôn bán quan trọng nhất lúc bấy giờ là buôn gạo từ Gia Định

ra Thuận Quảng và ngược lại mua hàng hóa từ Thuận Quảng vào Gia Định Cùng vớicau, lúa, gạo đã sớm trở thành thứ nông sản hàng hóa quan trọng nhất vùng này Trong

Phủ biên tạp lục, Lê Qúy Đôn chép rằng: “Miền Gia Định có rất nhiều lúa thóc…

Những lúc bình thường, người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân đểđổi chác hay mua sắm những hàng vóc, nhiễu, trừu, đoạn của người Tàu đem về may

11 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển II, tr.105b – 106a

Trang 28

mặc, nên quần áo của họ toàn là hàng hoa màu tươi tốt đẹp đẽ Ít khi họ dùng những áoquần bằng vải trắng”12

Do sản xuất hàng hóa phát triển và việc buôn bán sớm trở thành một hoạt độngkinh tế sôi nổi, nên trong thế kỷ XVIII, vùng này đã xuất hiện nhiều thị tứ, nhiều tụđiểm buôn bán sầm uất, trong đó có một số nhanh chóng trở thành những trung tâmthương mại và giao dịch quốc tế nổi tiêng như thương cảng cù lao Phố tức Nông NạiĐại Phố (ở Biên Hòa), thương cảng Sài Gòn (tức Chợ Lớn ngày nay), thương cảng HàTiên, thương cảng Bãi Xàu, phố chợ Mỹ Tho v.v…

Thương cảng cù lao Phố là thương cảng lớn nhất của vùng Đồng Nai – GiaĐịnh trước năm 1776, do những thương buôn người Hoa theo chân Trần Thượng

Xuyên gây dựng nên Theo sự mô tả trong Gia Định thành thông chí thì đây là một đô

hội lớn, khá trù mật “lầu quá đôi từng rực rỡ trên bờ sông, liên lạc năm dặm và phânhoạch ra ba nhai lộ: nhai lớn giữa phố lát đá trắng, nhai ngang lát đá ong, nhai nhỏ lát

đá xanh, đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển ghe sông đếnđậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to thì ở đây nhiều hơn hết”13

Việc buôn bán ở đây được tổ chức khá khéo léo và mang tính chất kinh doanhlớn, thể hiện rõ nhất ở việc giao dịch buôn bán với thuyền buôn nước ngoài Gia Đìnhthành thông chí cho biết: “Xưa nay thuyền buôn đến hạ neo xong là lên bờ thuê phố ở,rồi đến nhà chủ mua hàng, lại lấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cấtlên, thương lượng giá cả, chủ mua hàng định giá mua bao tất cả hàng hóa, tốt xấukhông bỏ xót lại thứ gì Đến ngày trương buồm trở về gọi là “hồi đường”, chủ thuyền

có yêu cầu mua giúp vật gì thì người buôn ấy cũng chiếu y ước đơn mua giùm chở đếntrước kì giao hẹn, hẹn bên chủ khách chiếu tính hóa đơn thanh toán rồi cùng nhau đờn

ca vui chơi, đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ lại không lo sợ trùng hà ăn lủng vánthuyền, khi về lại chở đầy thư hàng khác rất là thuận lợi.”14

Thương cảng Sài Gòn (nay là Chợ Lớn) thành hình và phát triển nhanh từ năm

1778 sau khi thương cảng cù lao Phố bị sụp đổ do sự tàn phá của chiến tranh giữaNguyễn Ánh và nghĩa quân Tây Sơn Vùng Chợ Lớn có ưu thế là gần vùng Mỹ Tho vàLong Hồ, có điều kiện thuận lợi trong việc chuyên chở lúa gạo và sản phẩm từ TiềnGiang lên với các loại ghe thuyền có trọng tải nhẹ, qua đường sông từ Rạch Cát – Chợ

12 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, quyển VI, Vật sản phong tục, tr.243b

13 Gia Định thành thông chí, quyển VI, Thành trì chí, tr.28a.

14 Gia Định thành thông chí, quyển II, Sơn Xuyên Chí, tr.9a

Trang 29

Đệm – Bến Lức – Thủ Thừa – Vàm Cỏ Tây – Mỹ Tho và một con đường thủy khác từRạch Cát xuống Gò Công, Cần Giuộc.

Ở thương cảng Sài Gòn, thể thức thua mua và phân phối hàng hóa lúc đầukhông được thuận lợi như ở thương cảng cù lao Phố Khiếm khuyết này sở dĩ xảy ra vìđịa bàn hoạt động của Sài Gòn rộng hơn cù lao Phố, nhưng cũng chỉ là lúc đầu Về sau,chính những thương nhân người Hoa đứng ra tổ chức hệ thống mua bán hoàn hảo hơn

và thương cảng Sài Gòn không bao lâu đã trở thành thương cảng lớn nhất vùng ĐồngNai – Gia Định

Thương cảng Hà Tiên thì đã sớm trở thành một thương cảng quan trọng ngay từđầu thế kỷ XVIII Tại đây thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyềntới lui Đây là thương cảng được các thương gia nước ngoài thường nhắc tới, đượcphồn thịnh một thời (thời Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ) nhờ xuất cảng sản phẩm củaChân Lạp phần lớn Phố chợ Mỹ Tho cũng là một trung tâm buôn bán lớn ở vùngđồng bằng sông Cửu Long hổi thế kỷ XVIII Theo sự miêu tả của Gia Định thànhthông chí, phố chợ này “nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngảsông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo.”15

Ngoài các thương cảng và thị tứ nói trên, một mạng lưới các chợ đã sớm hìnhthành, từ những nơi thị tứ đến các vùng nông thôn, nhất là ở những giao điểm các trục

lộ đường thủy, đường bộ, ở các bến đò, ở các lỵ sở hành chính v.v…nói chung là ởnhững chỗ giao thông thuận lợi và đông người qua lại Các chợ này dùng làm nơi traođổi buôn bán các loại hàng hóa, trong đó có nhiều chợ hình thành rất sớm và khá trùmật như chợ Đồng Nai, chợ Bến cá, chợ Đồng Sử, chợ Lò v.v… thuộc trấn Biên Hòa(Đồng Nai), chợ Phố Thành, chợ Sỏi, chợ Bến Nghé, chợ Cái Bè, chợ Trà Vinh, chợBãi Xàu v.v…thuộc trấn Vĩnh Thanh, chợ Mỹ Đức, chợ Rạch Giá, chợ Hoàng Giangv.v…thuộc trấn Hà Tiên

Ở các phố thị, các chợ, nơi nào cũng đầy ắp các mặt hàng nông, lâm thủy sảnnhư lúa gạo, cau, đường phèn, đường phổi, đường cát, sắt, đá ong, muối trắng, hạt tiêu,hạt sen, ngà voi, sừng tê, đậu khấu, sa nhân, gạc nai, tô mộc, sáp ong, yến sào, hải sâm,đồi mồi, huyền phách, v.v… và các mặt hàng vải vóc như lãnh, là, vải, lụa, v.v…16

Về xã hội

15 Gia Định thành thông chí, quyển IV, Thành trì chí, tr.31a

16 Gia Định thành thống chí, quyển V, Sản vật chí, tr.6b – 9b

Trang 30

Sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp trong hai thế kỷXVII, XVIII cũng đã làm thay đổi phần lớn bộ mặt xã hội của vùng đồng bằng Nam

Bộ Ở những vùng đã được khai phá, dân số tăng nhanh, sinh hoạt tấp nập với nhữngnếp sống văn hóa vật chất và tinh thần của người lưu dân ở một vùng đất mới có nhiềukhác biệt

Trong những biến đổi về mặt xã hội, có một hiện tượng nổi bật là sự phát triểncông cuộc khẩn hoang đồng thời cũng là quá trình diễn ra sự phân hóa về mặt xã hộimỗi ngày một sâu sắc Trong xã hội xuất hiện một số tầng lớp sau

Tầng lớp địa chủ (đại địa chủ)

Ở Nam Bộ trong khoảng thế kỷ XVII –XVIII đã bắt đầu xuất hiện tầng lớp địachủ, tầng lớp này chiếm hữu nhiều ruộng đất, sở hữu nhiều phương tiện sản xuất Họsản xuất ra lúa gạo với khối lượng lớn Quan hệ xã hội của tầng lớp này là quan hệ chủ

tớ (với điền nô), chủ điền – tá điền (nông dân thuê ruộng), quan hệ giu – nghèo (vớitầng lớp khác) Tuy nhiên, tầng lớp này chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong xã hội

Tầng lớp nông dân nghèo

Trong những đợt di cư tự phát từ trước năm 1698, phần đông những lưu dânViệt có nguồn gốc nghèo khổ, chán ghét cảnh chiến tranh, loạn lạc, nghèo đói,…, di cưđến mảnh đất phía Nam để tìm con đường sống mới Nhiều người trong số họ đã khaiphá và sở hữu một thửa đất để cày cấy, trồng trọt tuy không rộng lớn như những địachủ giàu có Có thể nói rằng, những người sở hữu nhỏ này chiếm đại đa số trong xãhội

Bên cạnh đó cũng có những nông dân di cư nghèo khổ thiếu tiền bạc thậm chíhoàn toàn không có tiền bạc vốn liếng để mua sắm nông cụ, trâu bò, ghe xuồng đi lại -

ở đồng bằng sông Nam Bộ chằng chịt sông rạch, phương tiện đi lại chủ yếu là ghexuồng…, kể cả gạo ăn, buộc phải hoặc là làm nhân công cày thuê, cuốc mướn hay làm

tá điền cho lớp người giàu có, hoặc là vay mượn tiền bạc, nông cụ, thóc ăn và thócgiống của họ để khai hoang vỡ đất

Ngày đăng: 17/06/2017, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w