1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ việt nam eu

55 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 112,42 KB

Nội dung

Tuy quan hệ Việt Nam – EU thiết lập từ năm 1990 đến nay gần 30 năm song đã trở thành một trong những quan hệ hàng đầu đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại

Trang 1

QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Dẫn nhập:

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những trung tâm quan trọng về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội , có tiếng nói quan trọng hàng đầu trên thế giới Việc thiết lập quan hệ Việt Nam – EU vào tháng 10/1990 là phù hợp với các tính toán chiến lược và lợi ích nhiều mặt cho cả hai bên trong bối cảnh tình hình quốc tế chuyển biến thuận lợi hơn Tuy quan hệ Việt Nam – EU thiết lập từ năm 1990 đến nay gần 30 năm song đã trở thành một trong những quan hệ hàng đầu đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại và hợp tác phát triển, cũng như là cặp quan hệ có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị đối ngoại

Quan hệ với EU đã giúp chúng ta triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại đổi mới đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước khác, tạo thế cho Việt Nam trong quan hệ với các đối tác lớn, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

*Định nghĩa liên quan.

Đa phương có thể được hiểu là nhiều bên Quan hệ đa phương được hiểu là quan

hệ với nhiều bên, Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ đa phương với các tổ chức liên kết trên thế giới và khu vực như Liên minh châu âu EU, ASEAN.

I Sự hình thành quan hệ ngoại giao Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU):

1.1 Tình hình thế giới và tình hình khu vực những năm 80 đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX:

* Tình hình thế giới:

Những năm 80 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều biếnđộng lớn, phức tạp Thế giới tồn tại trật tự hai cực, với hai ý thức hệ đối đầu nhau Đứngđầu mỗi cực là một cường quốc, Liên Xô đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa, Mỹ đại diệncho phe tư bản chủ nghĩa Trong khi đó nhiều nhân tố mới xuất hiện tác động mạnh đếntrật tự thế giới hai cực

Vào đầu thập kỉ 1990, tình hình thế giới có nhiều biến động, làm thay đổi những điềukiện mà trong đó tiến trình nhất thể hóa Tây Âu đã phát sinh và phát triển

Trước hết, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã chấm dứttình trạng chiến tranh lạnh và cục diện thế giới hai cực Tây Âu thoát khỏi nỗi ám ảnh

“Liên Xô”, đồng thời có cơ hội thoát khỏi sự khống chế của Mỹ Tuy nhiên nếu như mất

Trang 2

đi kẻ thù chung là Liên Xô có thể làm lỏng đi mối quan hệ Tây Âu – Mỹ thì nó cũng cótác động tương tự đối với các nước Tây Âu Thực tế diễn ra là phá vỡ sự cân bằng Pháp –Đức trong Cộng đồng châu Âu

Cục diện hai cực đã chấm dứt nhưng trật tự mới chỉ đang hình thành, các thế lực đềuđang dốc sức chuẩn bị lực lượng chiếm vị thế tối ưu cho mình trong tương lai Tình trạngđối đầu từng bước được thấy thế bằng đối thoại Xu thế hòa hoãn, đối thoại và hợp tácgiữa hai siêu cường xuất hiện và ngày càng được củng cố, tác động tích cực đến các nướckhác

* Tình hình khu vực:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai là thời kì phong trào giải phóng dân tộc phát triểnmạnh mẽ ở các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, trải qua nhiều giai đoạn khácnhau, có các ở khu vực này dần giành độc lập và tiến hành xây dựng các chính sách pháttriển kinh tế, ổn định xã hội

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và những năm sau khi Việt Nam giải phóng miền Namthống nhất đất nước, các nước ASEAN thì hành chính sách hòa bình, trung lập, nghiêng

về quan hệ với Mỹ, Nhật và phương Tây Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đốiđầu về chính trị: ASEAN và Đông Dương ASEAN lo ngại sau khi Mỹ rút khỏi khu vực,Liên Xô và Trung Quốc sẽ nhảy vào lấp khoảng trống, Chủ nghĩa Cộng sản sẽ có điềukiện lan rộng Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 càng làm tăng thêm longại của ASEAN Mặc dù vẫn giữ quan hệ ngoại giao, thương mại, song ASEAN lên án,chỉ trích ta gay gắt trên các diễn đàn quốc tế

1.2 Tình hình Việt Nam và tình hình EU:

1.2.1 Tình hình Việt Nam:

Sau hàng thập kỉ đấu tranh chống hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ, năm 1975, Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dântộc và thống nhất nước nhà Vừa mới giành độc lập, bị chiến tranh tàn phá nên nềnkinh tế của nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.Tình hình này đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải có những chính sách phù hợp để ổnđịnh xã hội, phát triển kinh tế đất nước Bên cạnh đó sự hợp tác quốc tế từ ngàycàng được các quốc gia đẩy mạnh để tạo liên minh cùng nhau phát triển

1.2.2 Chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta

Từ xưa tới nay Việt Nam ta luôn chọn con đường ngoại giao hòa hiếu Đường lối đốingoại của Đảng và nhà nước ta theo từng thời kì là khác nhau

Thời kì kháng chiến chống Pháp, chính sách đối ngoại của Đảng ta thời kì này là “liênhiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp; đoàn kết với hai dân tộc

Trang 3

Mên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp; thân thiết với các dân tộcTàu, Xiêm, Diến Điện, Ân Độ, Nam Dương và các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hòa bìnhtrên thế giới”.

Thời kì kháng chiến chống Mỹ, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) xác định nộidung cơ bản chính sách ngoại giao của Việt Nam là “Tiếp tục tăng cường sự đoàn kếtnhất trí giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu”, đốivới các nước láng giềng Việt Nam mong muốn xây dựng và phát triển mối quan hệ tốtđẹp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việcnội bộ của nhau Chúng ta sẵn sàng đặt mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước kháctrên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi

Từ sau năm 1975, Việt Nam bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cảnước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) nêu rõ chủ trương đối ngoại của ta làcủng cố và tăng cường tình đoàn kết ciến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xãhội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào và Campuchia,sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lậpchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng nhau có lợi; thiết lập và mở rộng quan hệbình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền ,bình đẳng cùng có lợi

Giai đoạn 1975 – 1986, chính sách đối ngoại của ta ưu tiên xây dựng quan hệ hợp táctoàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng cường đoàn kết hợptác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và cácnước đang phát triển ; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch

Bước vào thời kì đổi mới, trong đại hội VI, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mớiphương cách tập hợp lực lượng là phải biết tập hợp sức mạnh toàn dân tộc kết hợp vớisức mạnh thời đại trong điều kiện mới và xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa cácnước, kể cả các nước có chế độ kinh tế khác nhau Đại hội VII, ta xác định phương châmngoại giao “Việt nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu

vì hòa bình, độc lập và phát triển” Đại hội VIII, nhấn mạnh thực hiện đường lói đốingoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa, mở rộng các mối quan hệ vềnhiều mặt Đường lối đối ngoại vẫn được Đảng ta tiếp tục hoàn thiện tromng các kì đạihội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) xác định thực hiện nhất quán đường lốiđối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại mở rộng,

đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế

1.2.3 Tình hình liên minh châu Âu (EU)

1.2.3.1 Kinh tế

Trang 4

Hoạt động của cộng đồng châu Âu cho đến đầu những năm 1970 nhìn chung tương đốisuôn sẻ Cộng đồng châu Âu đã trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa.Thành tích lớn nhất mà cộng đồng đạt được là lập ra Liên minh thuế quan (1 – 7 – 1968),giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thị trường chung Thời kì này, các nước Cộng đồngchâu Âu có một thuận lợi rất lớn, đó là tình hình kinh tế thế giới phát triển manh mẽ vàonhững năm 1960.

Sang đầu những năm 1970, cho đến những năm 1980, kinh tế thế giới lâm vào khủnghoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lượng (1973, 1979)…Cộng đồng châu Âu do chậm đổimới nên lâm vào tình trạng khủng hoảng Hoạt động của Cộng đồng châu Âu thời kì nàyrời rạc và chậm chạp Từ năm 1970 – 1985, tỉ trọng GNP của Cộng đồng châu Âu trongthế giới giảm từ 30,5% xuống còn 27,3% Trước tình hình đó Cộng đồng châu Âu đãđánh giá lại toàn bộ hoạt động của mình Hiệp ước về Liên minh châu Âu được kí kếtnăm 1992 và có hiệu lực vào năm 1993 là Hiệp ước được kí kết nhằm xây dựng sự gắn

bó giữa các lĩnh vực khác nhau, tạo một thị trường chung để các nước thành viên cùngnhau phát triển

Sau các cuộc thương lượng giữa 6 nước, tại Rôma, năm 1957, Hiệp ước thành lập Côngđồng kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu đã được ký kết Đểnâng cao hiệu quả liên kết giữa 6 nước thành viên các cộng đồng và tránh sự chồng chéo,trùng lặp giữa chức năng và hoạt động của các thể chế của những cộng đồng này, tạiBrúcxen năm 1965, các nước ký hiệp ước thống nhất các thể chế hành pháp, thành lậpmột công đồng duy nhất và một ủy ban duy nhất của các Cộng đồng châu Âu Hiệp ướcnày có hiệu lực từ năm 1967 Từ đó các cộng đồng này được gọi dưới một tên chung làCộng đồng châu Âu Hiệp ước về Liên minh châu Âu kí kết năm 1992, có hiệu lực năm

1993 Cộng đồng châu Âu chính thức có tên gọi là Liên Minh châu Âu

Cộng đồng châu Âu từ chỗ ban đầu chỉ có 6 nước thành viên thì đến năm 2013 đã tănglên là 28 thành viên Các nước gia nhập sau này: năm 1973 là Anh, Đan Mạch, Ailen; HyLạp (1981); Bồ Đào Nha (1986); năm 1995 là Áo, Phần Lan, Thụy Điển; năm 2004 có BaLan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Sip, Slovakia, Slovenia; năm 2007 làBulgari, Romani; năm 2013 là Crotia

Trang 5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EU:

Đưa ra phương hướng

Ủy ban châu Âu

ủy ban KTXH hội đồng bộ trưởng nghị viện

cho ý kiến cho ý kiến

Trang 6

khởi xướng các quyết định của cộng đồng Chỉ trên cơ sở các ý kiến của ủy ban châu Âu,Hội đồng bộ trưởng mới có thể xem xét và ra quyết định.

Hội đồng bộ trưởng được thành lập với sự tham gia của tất cả các thành viê, bao gồm bộtrưởng của chính phủ các nước này Đây là cơ quan lập pháp tối cao của liên minh châu

Âu, thông qua đề nghị của Ủy ban các cộng đồng châu Âu

Nghị viện châu Âu ra đời cùng với cộng đồng than thép châu Âu năm 1951, là đại biểucủa nhân dân các nước thành viên, được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thông đầuphiếu Nghị viện có quyền kiểm tra công việc của Ủy ban châu Âu, có thể bãi bỏ hay thaythế Ủy ban thông qu bỏ piếu bất tín nhiệm

Tòa án châu Âu có chức năng phán xét tranh chấp giữa các nước thành viên và các cơquan cộng đồng với nhau và đảm bảo giải thích thống nhất về luật lệ công đồng trong cácnước thành viên Bên cạnh đó còn có chức năng tư vấn pháp lí đối với những hiệp ước

mà EU muốn kí với các nước khác

Tòa kiểm toán châu Âu có nhiệm vụ kiểm ra các khoản tài chính của cộng đồng, đảm bảocác khoản thu chi của cộng đồng đúng pháp luật, thu đù và chi hợp pháp

Ủy ban kinh tế xã hội là cơ quan cố vấn hỗ trợ hội đồng bộ trưởng và ủy ban châu Âu

Ủy ban về khu vực có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của cộng đồng

Ngân hàng đầu tư châu Âu là tổ chức sử dụng nguồn vốn do các nước tành viên đóng góp

và vay vốn quốc tế để cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước của các thành viên

1.2.3.3 Quan điểm, chính sách đối ngoại

Liêm minh châu Âu muốn tồn tại và phát triển được cần có những quy định, chính sáchchung để tạo một mối liên kết giữa các nước thành viên Không chỉ liên minh về kinh tế

mà còn cần liên minh về mặt chính trị, ngoại giao

Trong Hiệp ước về Liên minh châu Âu một trong những mục tiêu chính là khẳng địnhbản sắc của minh thông qua việc vận hành một chính sách đối ngoại và an ninh chung.Mục tiêu của chính sách này là bảo vệ các giá trị chung, các quyền cơ bản và sự độc lậpcủa liên minh, tăng cường liên minh của an ninh Giữ gìn hòa bình và tăng cường an ninhquốc tế phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc Khuyến khích hợptác quốc tế

Chính sách đối ngoại và quốc phòng thống nhất mà Liên minh châu Âu xây dựng tạo chophép Liên minh có một tiếng nói chung và có trọng lượng hơn trong các vấn đề quốc tế.Quan hệ của Liên minh châu Âu với các nước tập trung vào bà nhóm nước chính là cácnước công nghiệp phát triển, các nước Đông Âu và Liên Xô, các nước đang phát triển.Mối quan hệ này chủ yếu dựa trên cơ sở chính sách thương mại, chính sách luên kết vàhợp tác chung

Trang 7

1.2.4 Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu

Trong thời kì chúng ta thực hiện hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đại đa sốchính phủ của các nước thành viên công đồng kinh tế châu Âu (EEC) đều ủng hộ Mỹ vàchính quyền Sài Gòn về cả vật chất lẫn tinh thần Những nước này có thái độ khác nhauđối với Việt Nam trước cuộc xâm lược của Mỹ

Giai đoạn từ năm 1968 đến 1973, sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, các nướcEEC nhận thấy rằng Mỹ đang sa lầy và bế tắc trong chiến tranh ở Việt Nam, việc triệu tậphội nghị Pari bước đầu giải quyết vấn đề chiến tranh ở Việt Nam nên các nước này dầnthay đổi thái độ của mình Năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Phần Lan thiết lậpquan hệ ngoại giao Thụy Điển là nước có phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ nhất.Thái độ của Đan Mạch cũng có chuyển biến, Đan Mạch giữ thái độ trung lập Các nướcnhư Italia, Bỉ, Hà Lan… trong thời kì này không trực tiếp lên án mạnh mẽ Mỹ nhưngcũng không ủng hộ Việt Nam Đức thì giữ thái độ thù địch với miền Bắc Việt Nam, tiếptục ủng hộ chính quyền Sài Gòn

Giai đoạn tiếp theo cho đến khi Việt Nam thống nhất, thái độ của các nước Tây Âu, đặcbiệt là cộng đồng kinh tế châu Âu có xu hướng tích cực hơn Một số nước đã thiết lập đầy

đủ quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Italia và Hà Lan (1973) Tuynhiên thì chính sách của các nước này là duy trì cân bằng quan hệ ngoại giao với cả haimiền

1.3 Sự hình thành quan hệ đa phương Việt Nam - EU

1.3.1 Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ( EU ) trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức

Sau năm 1975, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU dần dần dược thiết lập Liên minh châu

Âu đã bắt đầu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Namnhiều khoản viện trợ nhân đạo quan trọng bằng lương thực, thuốc men, trực tiếp hay giántiếp qua các tổ chức quốc tế Việt Nam trở thành một trong những nước nhận viện trợchính của Liên minh châu Âu

Từ năm 1977 đến năm 1978, EU đã viện trợ cho Việt Nam dưới hình thức này trị giá lênđến 100 triệu đôla Từ năm 1977, Việt Nam cũng bắt đầu được hưởng các ưu tiên của Hệthống Ưu đãi chung dành cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển sang EU.Tuy nhiên, những làn sóng vu cáo công kích Việt Nam trong những năm tiếp sau đóchung quanh vấn đề người di tản bằng thuyền, vấn đề Việt Nam vào Campuchia giúp đỡnhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữaLiên minh châu Âu và Việt Nam EU cũng như các nước thành viên của mình ngừnghoặc giảm đáng kể viện trợ cho VIệt Nam Quan hệ giữa hai bên không phát triển trongthời gian này

Trang 8

Cho đến những năm 1980, cùng với sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây

Âu, giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế mà Việt Nam là một thành viên với Liên minh châu

Âu, quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng có những bước chuyển biến mới.Hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc và từ năm 1985, Liên minh châu Âu bắt đầu gia tăngviện trợ nhân đạo trở lại cho Việt Nam

Từ năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra chính sách đổi mới,chuyển hướng nền kinh tế nước ta từ kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường và thực hiện chính sách mở cửa Cụ thể, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: “ Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sáchkinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng củađất nước và sửu dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượngsản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ” Trong đó,quan hệ kinh tế với các nước được xác định là “ chuyển quan hệ kinh tế đối ngoại theohướng nền kinh tế mở, đa phương hóa quan hệ và đa dạng hóa hình thức” Đây là bướcngoặt lớn của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế cả về đối nội cũng như đối ngoại.Đầu những năm 1990, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam vẫn bị Mỹ thi hành chính sáchcấm vận, bao vây về kinh tế, đồng thời chưa có được quan hệ hoàn toàn bình thường vớicác nước Hơn nữa, do Liên Xô và CNXH Đông Âu tan rã, chỗ dựa vững chắc về chínhtrị và kinh tế trước đây không còn nữa, thị trường truyền thống của Việt Nam bất ngờ bịthu hẹp, nguồn viện trợ cũng không còn

1.3.2 Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ( EU ) khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức

a Bối cảnh quốc tế

Sang thập kỉ 90, tình hình chính trị quốc tế là thế giới đã bước sang thời kì sau chiếntranh lạnh, các nước đều điều chỉnh chiến lược nhẳm giành lấy một vị trí tối ưu trong hệthống quan hệ quốc tế đang được cơ cấu lại Sự điều chỉnh này xuất phát từ những lợi íchdân tộc khác nhau, đều bị chi phối bởi những nhân tố khách quan chung, trong đó:

Thứ nhất, Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu tan rã khiến cho Mỹ trở thành siêucường duy nhất; tuy nhiên các nước lớn khác, kể cả các nước đồng minh của Mỹ đềumuốn vươn lên cạnh tranh với Mĩ, giảm bớt sự ràng buộc của Mĩ và khiên Mỹ không thểđiều khiển thế giới theo ý muốn riêng của mình Nhân tố này rất quan trọng, nó đóng vaitrò trong việc điều chỉnh chiến lược của các nươc theo hướng đa phương, đa dạng hóaquan hệ quốc tế

Thứ hai, sự đối đầu về ý thức hệ đang dần giảm bớt, diễn ra dưới những hình thức khácnhau, ít mang tính bạo lực hơn: đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, đa đảng Thế giới lúc này đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, các nước lớn vừa đấu tranh,vừa hợp tác để cùng tồn tại hòa bình

Trang 9

Thứ ba, phương diện kinh tế thế giới giờ đây đã trở thành một thể thống nhất cùng vớinền khoa học công nghệ không ngừng phát triển được tổ chức lại theo hướng liên kết khuvực hóa, toàn cầu hóa Điều này đã đẩy mạnh quá trình giao lưu kinh tế quốc tế, trước hết

là thương mại và đầu tư, làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia vàlãnh thổ trở nên phổ biến

Cũng sau thời kì chiến tranh lạnh, sự toàn cầu hóa đã có bước phát triển mới Hầu hết cácquốc gia trước đây theo nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp, nay đều chuyển sang nềnkinh tế thị trường Do vậy, quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sựphát triển kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các nước có những bước nhảy vọt trong sựphát triển kinh tế và đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Đối với Việt Nam nói riêng, đến đầu những năm 1990, tình hình trong nước vô cùng khókhăn Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng trong côngcuộc đổi mới, song Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế -

xã hội Nhận thức được sự biến chuyển của tình hình thế giới – sự tan rã của trật tự thếgiới hai cực, quá trình quốc tế hóa phụ thuộc lẫn nhau đang tăng lên mạnh mẽ, đồng thờicũng do sự đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nước phải phá thế bị cấm vận, Đại hộilần thứ VII (1991) đã đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế,nhằm có thêm bạn bè, tranh thủ thêm nguồn vốn, công nghệ cho sự phát triển kinh tế củanước ta Chính việc Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đã diễn ra trùng hợp với lànsóng đang lan tỏa của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, trong sự phụ thuộc lẫnnhau giữa các nèn kinh tế, Việt Nam đã thực sự trở thành một khu vực quan trọng và làthị trường bổ sung vào cơ cấu kinh tế của những nước có trình độ phát triên cao hơn –trong đó có EU

b Kí kết thiết lập mối quan hệ đa phương Việt Nam – EU

Do thấy rõ tiềm năng phát triển của Việt Nam, một số thành viên của EU, đứng đầu làPháp, Đức, Italia, Bỉ đã đẩy mạnh quan hệ với nước ta Đây là những nước đầu tiên cửnhiều đoàn cấp cao tới thăm và nối lại viện trợ cho Việt Nam Các nhà kinh doanh củacác nước này cũng đã sớm và ngày càng tăng cường sự có mặt của họ tại Việt Nam.Những mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và nhiều thành viên Liên minhchâu Âu đã góp phần thúc đẩy việc thiết lập và phát triển quan hệ chính thức giữa ViệtNam và EU

Bằng những nỗ lực của cả hai phía, ngày 22-10-1990, Hội nghị ngoại trưởng của 12 nướcthành viên EU đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam ở cấpđại sứ

Chính việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa cả khối EU như một siêu quốcgia với Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ Việt Nam – EU

và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động nằm trong chính sách

Trang 10

chung của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương Việt Nam được coi là một thịtrường có tiềm năng to lớn, giàu tài nguyên và nhân công kĩ thuật, giá tiền công lao độnglại khá thấp Do vậy, EU đã giành cho Việt Nam một vị trí xứng đáng trong chính sáchcủa họ Với những điều kiện sẵn có ở Việt Nam và Đông Nam Á, EU sẽ có lợi thế nhấtđịnh trong việc tăng cường mối quan hệ của mình với Việt Nam và khu vực để cạnh tranhvới Nhật và Mĩ.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU trên cơ sở mới đã nhanh chóng phát triển Việt Nam

và Liên minh châu Âu đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, viếng thăm, hội thảo, khóahọc bồi dưỡng nhằm trao đổi thông tin, tìm hiểu tình hình, góp phần tăng cường sự hiểubiết lẫn nhau Các đoàn cấp cao của Chính phủ ta trong các chuyến thăm Tây Âu đã cócác cuộc gặp gỡ và làm việc với các nhà lãnh đạo của Ủy ban Liên minh châu Âu tạiBrúcxen Nhiều phái đoàn cấp cao của Eliên minh châu Âu cũng đã viếng thăm ViệtNam

Các chương trình hợp tác cụ thể giữa Việt Nam và EU nhanh chóng được triển khai.Chương trình quốc tế Cộng đồng châu Âu là chương trình hợp tác quy mô đầu tiên giữahai bên với sự phối hợp của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (HCR) Mục đích củachương trình là nhằm giúp những người Việt Nam di tản ra nước ngoài hiện đang tạmthời cư trú tại các nước láng giềng mà không được quyền tái định cư sang nước thứ banay trở về và ổn định làm ăn sinh sống ở trong nước Có thể nói, chương trình hợp tácnhằm hồi hương và tái hòa nhập giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu qua gần ba nămthực hiện đã khá hiệu quả và góp phần vào việc làm giảm dòng người ra đi bất hợp pháp.Bên cạnh Chương trình quốc tế Cộng đồng châu Âu còn có Hiệp định buôn bán hàng dệt

và may mặc đã được kí kết và đi vào thực hiện tốt Việt Nam và Liên minh châu Âu đangxúc tiến thương lượng để đi tới kí kết hiệp định hợp tác thương mại, nhằm tạo ra mộtkhuôn khổ hợp tác rộng lớn và đi vào nề nếp

1.4 Tiểu kết.

Quan hệ Việt Nam – EU trong thời gian qua đã có những bước phát triển tốt đẹp Hỗ trợ

và có sự tương tác lẫn nhau trên các lĩnh vực: thương mại, nông nghiệp

Sự kiện kí kết chính thức xác lập quan hệ đa phương Việt Nam – EU đã đưa Việt Namthêm một bước mới trong lịch sử đối ngoại của Việt Nam để tiến tới việc xác lập vị thếcủa một quốc gia trên trường quốc tế

II Quan hệ đa phương giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu

2.1 Quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 1990 - 1995: giai đoạn những bước đi đầu 2.1.1 Tình hình thế giới và Liên minh châu Âu (EU):

* Thế giới:

Trang 11

Tháng 12/1991, Liên Xô tan rã, khối Vácxava giải thể, trật tự hai cực kết thúc, thếgiới bước vào một thời kỳ mới Nguy cơ chiến tranh hủy diệt bị đẩy lùi nhưng xung độtsắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, chiến tranh cục bộ lại nổ ra và gia tăng ở một sốkhu vực Hợp tác, hòa bình và phát triển đã trở thành xu thế chủ đạo, các nước đều đặt ưutiên cao cho phát triển kinh tế, coi kinh tế là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sứcmạnh tổng hợp của quốc gia Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vựckinh tế, thương mại nhanh chóng phát triển, một số vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi sựhợp tác của các quốc gia Hàng loạt các sáng kiến, tổ chức đa phương khu vực và liênkhu vực ra đời như Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), Khu vực tự do thươngmại Bắc Mỹ (NAFTA), Hội nghị các nhà Lãnh đạo diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM)

=> Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tiến trình toàn cầu hóa được đẩy nhanh, xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trở thành tất yếu.

* Châu Âu:

Trong khi đó ở Châu Âu, việc Liên Xô tan rã và nước Đức thống nhất đã tác độngmạnh mẽ đến tiến trình liên kết, nhất thể hóa Châu Âu Năm 1992, EU đã thông qua Hiệpước Maastricht (có hiệu lực từ 1/11/1993), mở ra một thời kỳ mới đẩy nhanh hơn tiếntrình thống nhất Châu Âu Đây là một trong những Hiệp ước quan trọng nhất của EU,chính thức khai sinh tên gọi Liên minh Châu Âu Hiệp ước Maastricht thể hiện quyết tâmcủa Lãnh đạo EU hướng tới xây dựng một Châu Âu ngày càng thống nhất

Về đối ngoại, lần đầu tiên, EU đã thống nhất được chủ trương xây dựng mộtChính sách đối ngoại và an ninh chung Mặc dù còn sơ khai song Chính sách đối ngoại và

an ninh chung đã cho phép EU bước đầu triển khai quan hệ đối ngoại với các nước trênthế giới một cách nhất quán và thống nhất hơn Trong bối cảnh Châu Á - Thái BìnhDương phát triển năng động, kinh tế tăng trưởng nhanh và hợp tác khu vực có nhữngbước tiến mạnh mẽ, EU đã điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình mới Ngày14/7/1994, lần đầu tiên EU đã thông qua một văn kiện đối ngoại quan trọng với Châu Ádưới tiêu đề “Hướng tới một chiến lược mới đối với Châu Á” đề ra những định hướng vàchính sách mới của EU đối với Châu Á trong nhiều thập kỷ Mục tiêu của EU là đẩymạnh quan hệ với khu vực này nhằm tăng cường vai trò và ảnh hưởng cũng như không

để bị tụt hậu so với các đối tác có nhiều ảnh hưởng trong khu vực như Trung Quốc, NhậtBản và Mỹ Trong đó, EU coi trọng quan hệ với các đối tác lớn như Nhật Bản, Trung

Trang 12

Quốc, ASEAN và Ấn Độ EU coi Đông Á là khu vực có nền kinh tế sôi động bậc nhất thếgiới và muốn dựa vào động lực phát triển của khu vực này để thúc đẩy kinh tế của khối.

EU đã cùng các nước lớn như Anh, Pháp, Đức vạch ra chính sách nhằm đẩy nhanh sựhiện diện của mình tại khu vực

=> Trong tính toán của EU, Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng do vị tríchiến lược, lại đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thếgiới, là thị trường tiềm năng mà EU có thể khai thác nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế,chính trị của mình Vì vậy, đây là những điều kiện thuận lợi để quan hệ Việt Nam - EUphát triển

2.1.2 Tình hình Việt Nam:

Tình hình Việt Nam những năm đầu 90 vẫn còn nhiều khó khăn bộn bề

Thứ nhất: sau 4 năm đổi mới (từ 1986), mặc dù đã đạt được một số bước tiến ban

đầu song Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc Cácvấn đề đối nội, đặc biệt là đời sống nhân dân còn rất khó khăn, gian khổ

Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam vẫn bị cô lập Mỹ thi hành chính sách

bao vậy, cấm vận về kinh tế, chưa bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc tiếptục chính sách thù địch đến năm 1991 thì mới bình thường hóa quan hệ Quan hệ với cácnước ASEAN và một số nước khác đã có một số tiến bộ sau khi ta rút quân khỏi

Campuchia song vẫn chưa thực sự tin cậy và phát triển tích cực

Thứ ba, Liên Xô (đồng minh chiến lược) và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã,

Việt Nam mất đi chỗ dựa vững chắc cả về chính trị và kinh tế, thị trường truyền thốngcủa Việt Nam bị thu hẹp, nguồn viện trợ không còn

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chiến lược, trên đà những thành tựuthu được từ chính sách đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã tiến thêm mộtbước trong chính sách đối ngoại, chuyển từ phương châm “thêm bạn bớt thù”, “đối đầusang đối thoại” sang “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với chủ trương

“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” Đường lối đối ngoại của ta đã bước sangmột thời kỳ mới, thời kỳ chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quan hệ đối ngoại nhằm tạođiều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 13

2.1.3 Quan hệ đa phương Việt Nam - EU:

* Tóm tắt quá trình phát triển mối quan hệ:

Với môi trường cơ bản là thuận lợi, Việt Nam và EU đã nhanh chóng đưa quan hệthiết lập năm 1990 phát triển thêm một bậc Trong giai đoạn này, hai bên đã xúc tiến hàngloạt các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, thăm viếng, trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết lẫnnhau Ngày 12/6/1992, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tăng cường quan hệgiữa EU với ba nước Đông Dương, trong đó yêu cầu Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Bộtrưởng đề ra những biện pháp cụ thể đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Việt Nam Tháng6/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm EU, sau đó 4 tháng là chuyếnthăm của Phó Thủ tướng Phan Văn Khải Tháng 7/1993, lần đầu tiên Thủ tướng Võ VănKiệt thăm EU và một số nước Tây Âu, được Lãnh đạo EU và các nước đón tiếp trọngthị EU tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới và những cố gắng mở rộng quan hệ của ta vớibên ngoài Đoàn Thủ tướng đã vận động được Nghị viện Châu Âu ra hai nghị quyếtkhuyến khích Ủy ban Châu Âu và các nước thành viên phát triển quan hệ kinh tế, chínhtrị với Việt Nam

Nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên đã sang thăm Việt Nam Năm 1993,

Ủy viên đối ngoại Ủy ban Châu Âu Hans Van de Broek đã thăm Việt Nam tìm hiểu côngcuộc đổi mới và chính sách đối ngoại của Việt Nam Đây là quan chức cao cấp nhất của

EU đến Việt Nam kể từ khi thiết lập quan hệ, thể hiện nhu cầu của EU thúc đẩy quan hệvới Việt Nam và là bước đầu chuẩn bị cho việc ký Hiệp định khung hợp tác đưa quan hệhai bên vào khuôn khổ Nhìn chung, chính giới và Lãnh đạo EU đều hoan nghênh và

đánh giá cao những thành tựu đổi mới và phát triển của Việt Nam EU ủng hộ Việt Nam

tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN…, lêntiếng đòi Mỹ phải cải thiện quan hệ với Việt Nam Việc EU và các nước thành viên tăngcường quan hệ với Việt Nam đã có những tác động không nhỏ tới thái độ của Mỹ trongtiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam

Năm 1994, đoàn Bộ trưởng Ngoại giao, đoàn Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban

kế hoạch Nhà nước và hai đoàn Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm EU và một sốnước Tây Bắc Âu Trong các chuyến thăm và trao đổi nói trên, ta đã tranh thủ được thêmmột khối lượng viện trợ quan trọng Năm 1995, quan hệ giữa ta và EU đã được nâng lên

Trang 14

một mức quan trọng về chất và cả bình diện rộng: Ta đã có hai đoàn chính thức của Chủtịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nghị viện Châu Âu (2/1995) và Bộ trưởng Ngoạigiao Nguyễn Mạnh Cầm thăm EU (7/1995) Có thể nói Việt Nam đã hoàn thành cơ bảnviệc “phủ sóng ngoại giao” đối với các nước thành viên EU cũng như cả khối Nhiềunước thành viên đã điều chỉnh chính sách, chủ động và tích cực hơn trong quan hệ với ta.Tháng 7/1995 tại Brussels, EU và Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác, tạo cơ sởpháp lý cho sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU và trở thành một công cụ cơ bảnphục vụ phát triển hợp tác giữa hai bên Tháng 9/1995, nhân chuyến thăm chính thức củađoàn Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Marin đến Việt Nam, Phó Thủ tướng PhanVăn Khải đã tiến hành hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu đề ra những địnhhướng đối với quan hệ hai bên và nhất trí các lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong tương lai.Tháng 1/1996, EU mở Văn phòng đại diện thường trực và cử Đại sứ đầu tiên tại Hà Nội(sau Bangkok, Hà Nội được EU coi là một trong ba ưu tiên mở văn phòng thường trực ởkhu vực cùng với Singapore và Malaysia), khẳng định mong muốn của EU thiết lập sựhiện diện lâu dài của mình tại Việt Nam.

2.1.3.1 Hợp tác hai bên cùng phát triển:

Trong giai đoạn này, EU đã tỏ ra khá “hào phóng” trong việc cung cấp viện trợ.Các chương trình viện trợ của EU nhanh chóng được triển khai như giúp Việt Nam 7 triệuUSD để đưa số công nhân bị kẹt ở Iraq trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh về nước(1990); ký với Việt Nam thỏa thuận về chương trình tái hòa nhập người hồi hương ViệtNam (ECIP Vietnam) Đây là chương trình quy mô đầu tiên giữa hai bên với sự phối hợpcủa Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR) nhằm giúp những người Việt di tản khôngđược định cư tại nước thứ ba trở về và ổn định làm ăn sinh sống trong nước

Chương trình trợ giúp kỹ thuật EURO TAP VIET (gồm 6 dự án nhỏ) bắt đầu từ năm

1994 tài trợ cho các lĩnh vực kế toán và kiểm toán, bảo hiểm xã hội, quyền sở hữu trí tuệ,hoạt động đầu tư, tiêu chuẩn hóa chất lượng, nâng cấp thông tin, ngân hàng, tín dụng…giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, EU còn hợp tác vớicác NGOs thực hiện các chương trình hỗ trợ tại Việt Nam như Chương trình bảo vệ thiênnhiên và rừng ở Nghệ An với số tiền 17,5 triệu ECU Trong 3 năm từ 1992 - 1995, EUdành 85 triệu USD cho dự án về giáo dục và y tế thông qua các NGOs Tại Hội nghị tàitrợ cho Việt Nam tại Paris, EU cam kết giúp đỡ Việt Nam 42,5 triệu USD trong năm 1993

Trang 15

và 50,1 triệu USD năm 1994 Như vậy, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, EU đã trở thànhnhà tài trợ chính cho Việt Nam, đóng vai trò quan trọng bù đắp vào khoảng trống về việntrợ nước ngoài sau khi nguồn viện trợ quý giá từ Liên Xô và các nước XHCN không còn.Nhìn chung, trong thời kỳ 1991 - 1995, ODA của EU tập trung vào 7 lĩnh vực chủ yếu:phát triển nông thôn và viện trợ nhân đạo, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hợp táckinh tế, hỗ trợ các tổ chức NGOs, hỗ trợ các đối tác đầu tư của EU, hợp tác khoa học,công nghệ và viện trợ lương thực Viện trợ của EU đã được sử dụng hiệu quả, góp phần

hỗ trợ Việt Nam giải quyết các khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội

2.1.3.2 Hợp tác về thương mại - đầu tư:

Phiên họp toàn thể Nghị viện Châu Âu tháng 6/1992 thông qua nghị quyết về quan

hệ kinh tế - thương mại EU - Đông Dương: đối với Việt Nam, nghị quyết kêu gọi Ủy banChâu Âu và Hội đồng Bộ trưởng đề ra những biện pháp cụ thể để tăng cường đầu tư,thương mại, trong đó có Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc Kết quả là Hiệp địnhbuôn bán hàng dệt và may mặc (Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và EU) đã được ký tạiBrussels tháng 12/1992 Theo đó, hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang

EU tăng gấp 10 lần so với trước, là một bước tiến quan trọng trong phát triển thương mạihai bên Với Hiệp định này, khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang các nước

EU tăng lên nhanh chóng, từ 130 triệu USD năm 1992 lên 249 triệu USD năm 1993 và

280 triệu USD năm 1994 và 340 - 350 triệu USD năm 1995 Không chỉ mang lại nhữnglợi ích thương mại đáng kể, Hiệp định còn mở ra một hướng phát triển mới cho các sảnphẩm dệt may của Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam làm quen dần với các cách thứcthương mại quốc tế hiện đại Bên cạnh hàng dệt và may mặc, EU còn cho phép ta xuấtkhẩu hàng thủy sản sang EU Tính đến tháng 4/1994 ta đã xuất 6.000 tấn đạt 30 triệuUSD

Nhờ quan hệ chính trị tốt đẹp và việc ký kết Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc,

EU đã nhanh chóng trở thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam Nếu như năm 1985tổng kim ngạch thương mại hai chiều với EU chưa tới 100 triệu USD thì năm 1990 đã đạt295,2 triệu USD, năm 1995 đạt 1,4 tỷ USD Sau những sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu,Việt Nam mất đi thị trường truyền thống, việc mở rộng quan hệ thương mại với EU là

Trang 16

một thành công lớn trong quá trình đổi mới của Việt Nam, biến thách thức thành cơ hội

để phát triển kinh tế Đến năm 1993, theo thống kê của Bộ Thương mại, EU đã là bạnhàng thứ hai của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu, cao hơn cả Đông Âu và Liên Xô cũ

và chỉ đứng sau Châu Á

Trong lĩnh vực đầu tư, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư năm 1987 đến 1995 đã

có 11 nước thành viên EU (trong tổng số 15 nước) có dự án vào Việt Nam Các nước EU

đã có 168 dự án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD, chiếm khoảng12% tổng số vốn FDI của tất cả các dự án nước ngoài tại Việt Nam Đầu tư từ Châu Âunói chung chiếm tỷ lệ lớn thứ hai về vốn (25%) cũng như về số dự án (24%) bao gồmnhiều lĩnh vực từ khai thác dầu khí (BP, Shell, Total…) đến sản xuất hàng tiêu dùng, lắpráp, chế tạo ô tô (Mercedes Benz, Peugeot, Renault…) Mặc dù hoạt động đầu tư của cácnước EU tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của EU - nhà đầu tư lớn nhấtthế giới - nhưng trong bối cảnh kinh tế nước ta còn lạc hậu, FDI của EU trong giai đoạnnày là rất quan trọng, tạo tiền đề cho quan hệ đầu tư phát triển mạnh hơn trong giai đoạnsau

2.1.3.3 Đưa quan hệ hai bên vào khuôn khổ:

Trước đà phát triển tích cực của quan hệ hai bên, Việt Nam và EU từ tháng12/1993 đã tiến hành đàm phán Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU Sau hai nămđàm phán, ngày 31/5/1995, hai bên đã ký tắt và đến ngày 17/7/1995 đã ký chính thứcHiệp định tại Brussels Hiệp định gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục quy định nhữngnguyên tắc lớn của quan hệ hợp tác, tạo điều kiện phát triển quan hệ nhiều mặt giữa ViệtNam và EU Trong Hiệp định, hai bên thỏa thuận 4 mục tiêu hợp tác: (1) đảm bảo điềukiện phát triển và tăng cường đầu tư, thương mại song phương; (2) hỗ trợ sự phát triểnkinh tế bền vững của Việt Nam và cải thiện đời sống cho người nghèo; (3) hỗ trợ ViệtNam cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới kinh tế thị trường; (4) bảo vệ môi trường và quản

lý các nguồn lực thiên nhiên

Mặc dù là Hiệp định khung nhưng nội dung khá cụ thể, chỉ rõ các lĩnh vực hợp tác vàviệc hai bên dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc (MFN) về thương mại, đặc biệt là Quychế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được EU dành cho các nước đang phát triển Điềunày có ý nghĩa thực tiễn to lớn khi Việt Nam chưa phải là thành viên WTO và đang nỗlực khắc phục các khó khăn kinh tế Hiệp định tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận có

Trang 17

thể phát triển và đa dạng hóa trao đổi thương mại hai chiều, mở rộng cơ hội tiếp cận thịtrường của nhau ở mức cao nhất

Hiệp định khuyến khích tăng cường đầu tư cùng có lợi thông qua việc thiết lập môitrường đầu tư thuận lợi; cải thiện các điều kiện nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trítuệ, công nghiệp và thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, tránh phân biệt đối xửtrong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích hợp tác kinh tế, giúp Việt Nam chuyểntiếp thành công sang kinh tế thị trường; khuyến khích hợp tác khoa học và công nghệ;cam kết dành viện trợ phát triển cho Việt Nam nhằm giúp Việt Nam đạt được sự pháttriển kinh tế bền vững và tiến bộ xã hội

Trên cơ sở Hiệp định, cơ chế đối thoại Việt Nam - EU cũng đã được chính thức hóa và đivào khuôn khổ thông qua việc thành lập Ủy ban hỗn hợp

Như vậy, Hiệp định khung đã mở ra triển vọng mới trong quan hệ hai bên, không chỉ là

cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác lâu dài và chặt chẽ giữa Việt Nam và EU màcòn là sự công nhận quy chế đối tác và hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi theo luậtquốc tế Đối với Việt Nam, đây là Hiệp định đầu tiên ký với một tổ chức khu vực có vaitrò chính trị, kinh tế to lớn trên thế giới, đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam vào cộngđồng quốc tế Hiệp định khung là một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam và

EU, có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam và cả EU trong quá trình phát triển mối quan

hệ đối tác giữa EU với Châu Á Hiệp định này góp phần thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệpđịnh thương mại Việt - Mỹ (2001) và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia vàoWTO của Việt Nam

2.1.4 Tiểu kết.

Giai đoạn 1990 - 1995 hậu chiến tranh lạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp vớinhiều thách thức xen lẫn cơ hội, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã trở thành chủđạo, các nước đều có nhu cầu gia tăng hợp tác phát triển kinh tế nhằm củng cố sức mạnhtổng hợp Trong bối cảnh đó, Việt Nam và EU đều có nhu cầu thúc đẩy quan hệ nhằmphục vụ các tính toán của mình Hai bên đã có những bước đi ban đầu chưa nhanh nhưngtương đối vững chắc, khuôn khổ hợp tác ban đầu về pháp lý và thể chế đã được thiết lập

EU tiếp tục chính sách hỗ trợ Việt Nam thông qua cung cấp viện trợ phát triển giúp Việt

Trang 18

Nam khắc phục những khó khăn kinh tế, xã hội, chuyển sang nền kinh tế thị trường, hộinhập kinh tế khu vực và quốc tế

Điểm đặc biệt có ý nghĩa của quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn này đối với sự pháttriển của Việt Nam là quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Trong bối cảnh mất đi nguồnviện trợ quý báu từ Liên Xô và các nước XHCN thì quan hệ thương mại với EU đã manglại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần làm dịu bớt những khó khăn kinh tế của ViệtNam Quan hệ thương mại với EU, đặc biệt là Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặcđược ký kết đã giúp Việt Nam phát huy được thế mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất,gia công hàng dệt và may mặc là ngành công nghiệp phù hợp với trình độ phát triển củakinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, và mở ra một thị trường mới cósức mua lớn và khả năng thanh toán cao Quan hệ thương mại với EU cũng góp phầngiúp Việt Nam làm quen với các phương thức kinh doanh quốc tế hiện đại, tạo điều kiệncho ta từng bước tham gia vào thị trường thế giới

Khác với trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao khi hợp tác giữa Việt Nam và EU chủ yếu

là dưới hình thức “cho và nhận” giữa nước cung cấp viện trợ và nước nhận viện trợ thìđến giai đoạn này, mặc dù viện trợ phát triển vẫn giữ vai trò quan trọng, song đã xuấthiện hình thức hợp tác mới: quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai đối tác bình đẳng mặc

dù EU dành cho Việt Nam một số ưu đãi như GSP Quy mô buôn bán hai bên khôngngừng gia tăng, trong vòng 5 năm (1990 - 1995) đã tăng gấp 6 lần Trong cán cân thươngmại giữa hai bên, Việt Nam luôn nhập siêu trong những năm đầu (1990 - 1994), duy chỉ

có năm 1995, Việt Nam đã xuất siêu 31,7 triệu USD Những con số đạt được tuy cònkhiêm tốn nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại Việt Nam và EU

đã chứng tỏ tiềm năng rất lớn giữa hai bên đang được khai thác thông qua việc phát triểnquan hệ và xây dựng các khung pháp lý phù hợp

Các hoạt động hợp tác ban đầu giữa Việt Nam và EU trong thời kỳ này đã trở thành tiền

đề cho hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn sau Đây cũng là giaiđoạn hai bên dần hình thành các khuôn khổ pháp lý, cơ chế hợp tác, tạo điều kiện thuậnlợi cho hợp tác phát triển mạnh mẽ và rộng rãi hơn trong giai đoạn tiếp theo, trong đóquan trọng nhất là Hiệp định khung năm 1995 Một trong những bài học quan trọng rút ra

từ giai đoạn này là việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp sẽ góp phần quan trọng

Trang 19

thúc đẩy quan hệ hai bên đặc biệt là đối với một đối tác đặc thù như EU, một thực thểđược hình thành và hoạt động dựa trên cơ sở các văn kiện pháp lý và điều ước quốc tế Trong bối cảnh quan hệ của ta với các đối tác lớn như Mỹ, ASEAN còn chưa tiến triển,phát triển quan hệ với EU đã tạo cho Việt Nam một hình ảnh tích cực và một vị thế mớitrên trường quốc tế: một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng làm bạn với tất cảcác nước Những đánh giá, nhận xét tích cực của các nước EU về những thành tựu vàcông cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam đã giúp thế giới có một cái nhìn tích cực đốivới Việt Nam Hình ảnh của một nước Việt Nam đổi mới, hội nhập và sẵn sàng làm bạnvới các nước đã góp phần thu hút bạn bè quốc tế đến với Việt Nam hơn, qua đó thúc đẩyđầu tư, thương mại, kinh tế Nhờ quan hệ tốt với EU, Lãnh đạo các nước Châu Âu đã lêntiếng thúc giục Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Việc

ta thiết lập quan hệ ngoại giao với EU năm 1990 trở thành một yếu tố tích cực góp phầnkhông nhỏ đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam, làmnên những thành tựu ngoại giao to lớn của công cuộc đổi mới Năm 1995, năm kết thúcthắng lợi Kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) của Việt Nam, một năm mà theo đánh giá củanhiều học giả trong và ngoài nước gọi là mốc son lịch sử trong quan hệ ngoại giao củaViệt Nam với việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ, gia nhập ASEAN, và kýHiệp định khung về hợp tác với EU, tạo ra cơ sở pháp lý cho quan hệ Việt Nam - EU pháttriển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn trong giai đoạn sau

2.2 Quan hệ đa phương Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 1995 – nay: 2.2.1 Tình hình thế giới, tình hình khu vực, tình hình Liên minh châu Âu (EU) và tình hình Việt Nam.

1 Tình hình thế giới:

Trong giai đoạn này, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ, hợptác và phát triển Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồntại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt

Cách mạng khoa học- công nghệ, kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, vai trò của công nghệthông tin trở nên nổi bật

Toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống thế giới.Các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau, chủ nghĩa đa phương có điều kiện phát triểnmạnh mẽ Tuy nhiên thế giới vẫn tồn tại những nhân tố mất ổn định như: chủ nghĩa

Trang 20

khủng bố, vấn đề toàn cầu ( môi trường, khí hậu, dân số, dịch bệnh…) ngày càng bứcbách, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia; tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên nổilên; mâu thuẫn sắc tộc, dân tộc, tôn giáo… vẫn diễn ra nhiều nơi, tình hình thế giới biếnđổi nhanh, phức tạp, khó lường.

2 Tình hình khu vực:

Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm ngày càng hình thành rõ nét với nhiều nhân tố mớixuất hiện như sự hồi sinh của Nga, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc giamới nổi, trong khi sức mạnh của Mỹ suy yếu tương đối, dẫn đến sự dịch chuyển tươngquan sức mạnh toàn cầu từ Tây sang Đông

Khu vực châu Á- Thái Dương và Đông Nam Á phát triển năng động nhưng tiềm ẩn cácnhân tố bất ổn định

Hiệp ước Nice ký năm 2000 tiếp tục đưa ra những điều chỉnh quan trọng về tổ chức, thểchế, cách thức vận hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EU, chuận bị việc mởrộng thành viên mang tính lịch sử vào năm 2004

EU cũng đã hoàn tất việc xây dựng một thị trường thống nhất, phát hành đồng tiền chungchâu Âu- Euro, đạt được một trình độ hội nhập sâu sắc nhất thế giới chưa từng có tiền lệ.Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới Đây là đợt mở rộng lớn nhất tronglịch sử với tổng số là 25 nước

Trang 21

Năm 2007, EU hoàn thành tiến trình mở rộng sang phía Đông với việc kết nạp thêmBunggaria, Rumania, trở thành một tổ chức khu vực lớn mạnh nhất thế giới với 27 nướcthành viên.

Trong nhiều năm liền EU tiếp tục nổ lực xây dựng và thông qua Hiến pháp châu Âunhằm tiến tới một EU thống nhất theo hướng siêu quốc gia, song ý tưởng này đã thất bạisau cuộc trưng bày dân ý tại Pháp và Hà Lan năm 2005 Sau thất bại này, quyết tâm xâydựng EU trở thành một thực thể thống nhất hơn vẫn tiếp tục được các nước thành viêntheo đuổi

Năm 2007, chính phủ các nước thành viên EU đã thông qua Hiệp ước Lisbon và hai nămsau, Hiệp ước được phê chuẩn, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tiến trình nhất thế hóachâu Âu với những thay đổi sâu sắc , tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, nâng caohiệu quả hoạt động của các thể chế EU, phân định rõ ràng hơn thẩm quyền giữa EU vớicác nước thành viên

Về đối ngoại, EU chù trương củng cố với các nước láng giềng và các đối tác lớn trong đóđặc biệt coi trọng quan hệ với Mỹ

Năm 2001, EU thông qua chiến lược châu Á mới với mục tiêu chính là tăng cường sựhiện diện về chính trị, kinh tế của EU tại khu vực châu Á, phù hợp với vị thế mới củachâu EU, phát triển cân bằng và thực tế quan hệ mọi mặt với châu Á- Thái Bình Dương.Chính sách EU đối với Việt Nam không nằm ngoài khuôn khổ chiến lược quan hệ chungcủa EU đối với châu Á và Đông Nam Á

Các nước EU ở mức độ khác nhau đều coi trọng vị trí của Việt Nam ở khu vực và coitrọng quan hệ với Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của công cuộc đổi mới, hoannghênh chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa Từ khi gia nhập vàtrở thành viên tích cực của ASEAN, EU coi Việt Nam là một nhân tố quan trọng thúc đẩyđoàn kết và hợp tác trong ASEAN Do đó, ngoài coi VN là một thị trường tiềm năng, địachỉ đầu tư thuận lợi ( nhân công rẻ, chính trị ổn định), EU còn coi VN là một đối tác quantrọng thông qua đó thúc đẩy quan hệ của EU với khu vực Đông Nam Á và ASEAN.Mục tiêu EU trong phát triển quan hệ với VN trong giai đoạn này:

+ Hỗ trợ VN phát triển bền vững, cải thiện đời sống của người nghèo

+ Kích thích VN hội nhập kinh tế quốc tế thông qua ủng hộ VN tham gia vào hệthống thương mại quốc tế và cải cách kinh tế, xã hội

+ Hỗ trợ quá trình chuyển đổi ở VN tiến tới một xã hội cởi mở trên nền tảng quản trịtốt, nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền

+ Nâng cao vị thế và hình ảnh của EU tại VN

Trang 22

* Đường lối đối ngoại của Đảng:

Giai đoạn 1996- 2011: bổ sung, phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6- 1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế,hợp tác nhiều mặt với các nước , các trung tâm kinh tế, chính trị, khu vực và quốc tế.Đồng thời chủ trương “ xây dựng nền kinh tế mở” và “ đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới”

Đại hội VIII xác định rõ hơn quan điểm đối ngoại với các nhóm đối tác như: ra sức tăngcường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừngcủng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước pháttriển và các trung tâm kinh tế- chính trị thế giới đoàn kết các nước đang phát triển, vớiphong trào không liên kết, tham gia tích cực, đóng góp cho hoạt động của các tổ chức,các diễn đàn quốc tế

Chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII: mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và cácđảng phái khác; quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các

tổ chức phi chính phủ; lần đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng đưa ra chủtrương thử nghiệm để hướng tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hànhTrung ương khóa VIII ( 12- 1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhấtquán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài Nghị quyết đề ra chủ trươngtiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhậpDiễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và Tổ chức Thương mại thế giới.Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4- 2001), Đảng ta nhận định: thực hiệnđường lối đổi mới toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, đưa

Trang 23

đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước

ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càngtích cực trong nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế Từ đó Đảng đề ra chủ động hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực

2.2.2 Quan hệ đa phương Việt Nam – EU.

2.2.2.1. Chính trị

Tiếp xúc và trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên, kể cả ở cấp cao nhất Đặc biệt cácchuyến tham năm 1998 của thủ tướng Phan Văn Khải và năm 2000 của tổng bí thư LêKhả Phiêu đến Uỷ Ban Châu Âu ( EU ) đã mỡ ra giai đoạn phát triển mới trong mối quan

hệ Việt Nam- EU Tần suất các chuyến thăm và tiếp xúc ngày càng nhiều cho thấy rõmong muốn của lãnh đạo hai bên trong việc thường xuyên duy trì , củng cố và phát triểnquan hệ giữa Việt Nam- EU

Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo EU luôn bày tỏ sự đánh giá cao đối với công cuộc đổimới, hội nhập nền kinh tế quốc tế và những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trongphát triển kinh tế, xã hội Đặc biệt là xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu pháttriển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc EU khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam trongcông cuộc đỏi mới và hội nhập, gia tăng viện trợ phát triển, khuyến khích đầu tư vào ViệtNam, trợ giúp đào tạo nhân lực EU cũng tỏ ra coi trọng vai trò và vị thế ngày càng tăngcủa Việt Nam trong khu vực và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ với ViệtNam

Về phía Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao vai trò của EU trên trường quốc tế,khẳng định EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cám ơn và đánh giá caoviện trợ phát triển của EU dành cho Việt Nam đã được sử dụng hiệu quả, góp phần vàocông cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam luôn bày tỏ mongmuốn tăng cường hợp tác nhiều mặt vs EU, tranh thủ sự ủng hộ của EU đối với côngcuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, tranh thủ vốn, công nghệ và trình độ quản lí tiên tiến của

EU cũng như tiếng nói của EU trong các vấn đề toàn cầu Trong giai đoạn này, cácchuyến thăm, tiếp xúc đã góp phần cũng cố và thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tácnhiều mặt giữa Việt Nam-EU, tạo không khí chính trị thuận lợi nhằm tăng cường quan hệhai bên trên các lĩnh vực khác

Kể từ khi ký hiệp định chung 1995, quan hệ Việt Nam- EU đã có điều kiện phát triển đadạng trên nhiều lĩnh vực và ngày càng đi vào chiều sâu Vai trò của EU ngày càng đượckhẳng định và EU trở thành đối tác ưu tiên của Việt Nam Năm 2004, Hội nghị cấp caoViệt Nam- Eu đầu tiên đã được tổ chức tại Hà Nội, tạo động lực mới cho quan hệ ViệtNam-EU Tháng 6/2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể Việt Nam-EU

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 xác định chủ trương xây dựng “ quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu vì hòa

Trang 24

bình và phát triển ” cho thấy rõ sự coi trọng của Việt Nam đối với vai trò của EU và ưu

tiên phát triển quan hệ với đối tác này Năm 2006, với mục tiêu tăng cường hơn nữa mốiquan hệ chính trị giữa hai bên, nhân dịp chuyến thăm Uỷ ban Châu Âu ( EU ), Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Chủ tich Châu Âu ông Jose Manuel Barroso đã nhất trí về sự cầnthiết có cơ chế đối thoai thường xuyên giữa Ngoại trưởng Ngoại giao Việt Nam và Uỷviên Uỷ ban Châu Âu về đối thoại bên lề các hội nghị quốc tế đẻ trao đổi các vấn đề songphương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm

Quan hệ chính trị Việt Nam và EU cũng được mở rộng trong khuôn khổ các diễn đàn đaphương trong khu vực và trên thế giới mà hai bên cùng tham gia Ngay sau khi Việt Namgia nhập ASEAN 1995, EU đã tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN-EU,đến năm 1997 Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN-EU Việt Nam cũng làmột thành viên sáng lập và có nhữn đóng góp quan trọng trong cơ chế hợp tác ASEM vàtại diễn đàn LHQ Hai bên cùng trao đổi các vấn đề đa phương và trở thành đối tác ngàycàng quan trọng của nhau trong việc góp phần giải quyết các vấn đề như: biến đổi khihậu, nước biển dâng, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chốngphổ biến vũ khí hủy diệt, di cư bất hợp pháp v.v

2.2.2.2. Kinh tế-thương mại.

Cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và

EU tăng cường trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế Có thể nói tiềm năng lớn trongquan hệ kinh tế thương mại của hai bên đã được khai thác tích cực Kim ngạch buôn bán

2 chiều mỗi năm tăng 15-20%, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mạihàng đầu của Việt Nam Nếu như trong những năm 1990-1995, quan hệ kinh tế thươngmại giữa Việt Nam-EU đóng vai trò bù đắp khoảng trống về thị trường cuả Liên Xô vàcác nước XHCN Đông Âu thì đến giai đoạn này, trao đổi kinh tế thương mai giữa ViệtNam và EU đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích to lớn đối vớiViệt Nam

Sự thống nhất của EU trong lĩnh vực thương mại đã biến EU trở thành khối thương mạilớn nhất thế giới và vai trò này của EU đã giúp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới

và tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, làm quen và thích nghi vớicác luật chơi mới cuẩ thị trường quốc tế ( giai đoạn 1995-2010 ) Ngoài ra, nó còn lànhân tố tác động, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Mỹ cũng như với các đối tác khác.Trong giai đoạn này, hai bên đã trao đổi và ký kết nhiều Hiệp định kinh tế, thương mại,hình thành các khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự gia tăng mạnh mẽ thương mại haibên Hiệp định buôn bán hàng dệt và may mặc ký năm 1992 được sửa đổi các năm 1995,

1997, 2000 và 2003 đã mở rộng hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam Năm 2003,hai bên ký tắt Hiệp định thương mại và tiếp cận thị trường (sửa đổi Hiệp định buôn bánhàng dệt và may mặc năm 1992, bổ sung yếu tố tiếp cận thị trường) Năm 2004, EU dỡ

Trang 25

bỏ hạn ngạch dệt may áp dụng đối với Việt Nam và kết thúc đàm phán song phương vềtiếp cận thị trường với Việt Nam, trở thành đối tác thương mại lớn đầu tiên hoàn thànhcông việc này Năm 2007, EU kết thúc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam tạo điềukiện cho Việt Nam kết thúc đàm phán với các đối tác quan trọng khác như Mỹ, mở đườngcho Việt Nam gia nhập WTO Trong giai đoạn này, EU cũng dành cho Việt Nam ưu đãiGSP, giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thuận lợi thị trường EU

Theo Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công thương), trong giai đoạn 1996 - 2000,thương mại hai chiều phát triển đáng kể với mức tăng trung bình khoảng 20 - 30% năm,tổng kim ngạch đạt trên 18,2 tỷ Euro, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,97 tỷ Euro

và xuất khẩu của EU là 5,3 tỷ Euro Tổng xuất siêu của ta sang EU trong giai đoạn này là

và thuỷ sản Tuy xuất khẩu thủy sản trong một số thời điểm gặp khó khăn do EU thựchiện chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm rất ngặt nghèo nhưng kim ngạch xuất khẩuthủy sản của Việt Nam sang EU năm 2006 vẫn đạt khoảng 731 triệu USD, tăng gần 68%

so với năm 2005 Xuất khẩu hàng dệt may năm 2006 đạt 1,217 tỷ USD, tăng 37% so vớinăm 2005

Về nhập khẩu, nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ Đức và Pháp với kim ngạch nhập khẩubình quân từ 500 - 800 triệu USD/năm, tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kim ngạchtrung bình từ 200 - 300 triệu USD/năm Các sản phẩm nhập khẩu từ EU là máy móc thiết

bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may, da, tân dược, hóa chất và phương tiện vận tải

Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2008 đạt 15,5 tỷ USD, bằng mức kim ngạch địnhhướng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU cho năm 2010 theo Đề án tổngthể và Chương trình hành động phát triển quan hệ Việt Nam - EU Mặc dù tình hình kinh

tế thế giới khó khăn, năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 17,7 tỷ USDtrong đó Việt Nam xuất siêu lớn vào thị trường EU khoảng 6,5 tỷ USD là mức cao nhấttrong hơn 10 năm qua Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt gần 12 tỷ USD,tăng 9,12% so với năm 2009 (9,37 tỷ USD) đưa EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn

thứ hai của Việt Nam sau Mỹ (12,8 tỷ USD), vượt cả Nhật Bản (6,9 tỷ USD), các nước

ASEAN (9,3 tỷ USD) và gấp hơn 1,65 lần Trung Quốc (6,3 tỷ USD) Các nước có kimngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nhiều nhất của EU trong năm 2010 là Anh, Đức và

Hà Lan: trên 1 tỷ USD; Tây Ban Nha, Italia, Pháp: gần 1 tỷ USD; Bỉ: trên 700 triệu USD.Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủysản, cà phê, khoáng sản (than đá) và hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như: đồ gỗ,

Trang 26

hàng thủ công mỹ nghệ… với chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp với người tiêudùng Châu Âu Số liệu năm 2010 cho thấy EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặthàng giày dép (2 tỷ USD), thuỷ sản (1 tỷ USD) và là thị trường lớn thứ hai của mặt hàngdệt may của Việt Nam (1,64 tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU đạt 815 triệuUSD, chiếm gần 46% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1,763 tỷUSD) Hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU năm 2010 tăng 12% (đạt 1,64 tỷ USD)

so với năm 2009 EU là thị trường lớn thứ hai về xuất khẩu dệt may của Việt Nam, sauHoa Kỳ (5,5 tỷ USD), gấp hơn 2 lần Nhật Bản (648 triệu USD)

Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từmức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 20101 với cán cân thương mại nghiêng

về Việt Nam

Trong thời kỳ này, EU đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (chiếm17% tổng thương mại quốc tế của ta so với mức 14% với Mỹ, 13% với Nhật và 11% vớiTrung Quốc) Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông nghiệp nhẹ (60%),hàng nông, lâm sản và thủy sản chế biến (15%), thủ công mỹ nghệ (10%) còn lại là cáchàng hóa khác (10%) Ta nhập từ EU chủ yếu là hàng công nghệ cao, trong đó phần lớn làthiết bị (60%), hóa chất, hóa dược (15%), sản phẩm nông nghiệp (sữa, nguyên liệu bia,thuốc lá… (10%), mỹ phẩm và các hàng hóa khác (15%)

Phía EU cho rằng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nên thường yêu cầu ta

mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa EU, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết bị vệsinh, gạch ốp lát, rượu và trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có nhiều cốgắng đáp ứng các yêu cầu của EU, tuy nhiên EU cho rằng những nới lỏng này chưa tươngxứng với những ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam

Bên cạnh các mặt tích cực, phía EU cũng thường xuyên đưa ra các biện pháp kỹ thuậthạn chế xuất khẩu của ta vào thị trường EU Theo thống kê của Hội đồng tư vấn các biệnpháp phòng vệ thương mại quốc tế (TRC), kể từ năm 1998 đã có 10 loại hàng hóa củaViệt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá của EU (giày mũ da (10/2006 - 1/4/2011),đèn huỳnh quang (9/2004), chốt thép không gỉ (8/2004), ống tuýp thép (8/2004), xe đạp(4/2004 - 15/7/2010), vòng khuyên kim loại (4/2004), ô-xít kẽm (2003), bật lửa ga(2002), giày dép (1998), mì chính (1998)

Trang 27

Chính sách hợp tác phát triển của EU với các đối tác trong đó có Việt Nam đượctriển khai thông qua các Chiến lược hợp tác quốc gia (Country Strategic Papers)của Ủy ban Châu Âu tiến hành 5 năm một lần và Chương trình định hướng nhiềunăm (Multi-annual Indicative Programe) tiến hành 2 năm một lần Chiến lược hợptác giai đoạn 2001 - 2006 với Việt Nam trị giá 162 triệu Euro viện trợ không hoànlại, tập trung vào các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực (giáo dục, đào tạo, dạynghề, y tế) và hỗ trợ Việt Nam hội nhập (cải cách hành chính, phát triển kinh tế tưnhân và hội nhập) Trước giai đoạn 2001 - 2006, trên cơ sở Hiệp định khung

1995, EU đã dành nhiều ưu tiên cho Việt Nam, tuy nhiên đến giai đoạn 2001

-2006, chính sách hợp tác phát triển của EU đối với Việt Nam có điều chỉnh EUkhông còn ưu tiên cho riêng Việt Nam mà áp dụng chính sách chung cho cácnước ASEAN Theo đó, EU ngày càng gắn ODA dành cho Việt Nam trong quan

hệ EU với Châu Á và EU - ASEAN Ngoài ra, trong khi giúp Việt Nam xóa đóigiảm nghèo, phát triển nông thôn, hội nhập quốc tế thì EU cũng thông qua hợp tácphát triển lồng ghép các vấn đề chính trị như dân chủ nhân quyền, nhà nước phápquyền, quản trị tốt, cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiệncho khu vực tư nhân và xã hội dân sự phát triển trong quá trình hợp tác

Sau khi kết thúc chiến lược hợp tác giai đoạn 2001 - 2006, EU đã tiếp tục Chiếnlược hợp tác giai đoạn 2007 - 2013 trị giá 304 triệu Euro cho Việt Nam gồm:_ Chương trình định hướng I (MIP I) cho giai đoạn 2007 - 2010: 160 triệu Euro và(ii) Chương trình định hướng II (MIP II) cho giai đoạn 2011 - 2013: 144 triệuEuro Chiến lược 2007 - 2013 tập trung vào các lĩnh vực giảm nghèo, giáo dục, hỗtrợ Việt Nam thực hiện cam kết WTO và đối thoại chiến lược (dân chủ, nhânquyền)

EU luôn coi Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu tại Đông Nam Á vềviện trợ phát triển, nơi viện trợ của EU được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích,phù hợp với lợi ích của EU Trong suốt thời gian kể từ trước khi thiết lập quan hệngoại giao đến nay, mặc dù cũng có lúc gặp phải nhiều khó khăn về tài chính vàbuộc phải cắt giảm ngân sách cho viện trợ phát triển song EU đã liên tục là nhàcung cấp viện trợ phát triển hàng đầu cho Việt Nam Trong bối cảnh khủng hoảngkinh tế và tài chính toàn cầu và đặc biệt là khủng hoảng nợ công trầm trọng ởChâu Âu, EU vẫn tiếp tục cam kết viện trợ cho Việt Nam sau năm 2013 Nhìnchung, các nước thành viên EU vẫn tiếp tục duy trì cam kết ODA cho Việt Nam

Ngày đăng: 20/04/2018, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w