Các hoạt động trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam...44 2.3.. Công tác xã hội trong hoạt động phòng chống tệ nạn ma túy thông qua nhận thức củ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội trong phòng
chống tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận là trung thực, đều phục vụcho mục đích nghiên cứu đề tài và xuất phát từ tình hình thực tế của địaphương tại thời điểm khảo sát
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quỳnh Anh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường và quý thầy côgiáo khoa Công tác xã hội - trường Đại học Lao Động xã hội đã tận tình chỉbảo và truyền đạt những kiến thức có giá trị cho tôi trong suốt quá trình vừaqua Tất cả là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận và là hành trangquý giá để tôi có thể bước tiếp trên con đường học tập và làm việc sau này
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội
trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - TS Nguyễn Thị Hương,
cô là người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp hôm nay
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ giáo viêncủa trường THPT Phương Nam, đặc biệt là thầy Phó hiệu trưởng Trần VănThái và cô giáo Trần Thị Mùi đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như hỗ trợtôi trong quá trình cung cấp thông tin và điều tra thực tế Bên cạnh đó, tôicũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các bạn học sinhtrường THPT Phương Nam đã hợp tác tích cực để tôi có thể hoàn thiện bàinghiên cứu của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Khách thể nghiên cứu 8
6 Đối tượng nghiên cứu 8
7 Phạm vi nghiên cứu 8
8 Phương pháp nghiên cứu 8
9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1 Một số khái niệm cơ bản 11
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội 11
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội trong trường học 12
1.1.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông 13
1.1.4 Khái niệm chất gây nghiện 14
1.1.5 Khái niệm ma túy 15
1.1.6 Khái niệm tệ nạn ma túy 16
1.1.7 Khái niệm công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy 18
1.2 Phân loại các chất gây nghiện 20
1.2.1 Một số chất gây nghiện không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam 22
1.3 Nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng ma túy ở học sinh 27
1.3.1 Nguyên nhân 27
Trang 41.3.2 Tác hại của việc sử dụng ma túy 28
1.3 Biểu hiện của công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma tuý cho học sinh trung học phổ thông 31
1.3.1 Nội dung của công tác xã hội trong tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh 32
1.3.2 Các hình thức phòng chống tệ nạn ma túy 33
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy 34
1.4.1 Yếu tố cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước 34
1.4.2 Yếu tố cơ sở vật chất 36
1.4.3 Yếu tố đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phòng chống tệ nạn ma túy
37
1.4.4 Yếu tố từ chính bản thân học sinh 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT PHƯƠNG NAM, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI 41
2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu 41
2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41
2.1.2 Đặc điểm về khách thể nghiên cứu 43
2.2 Các hoạt động trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam 44
2.3 Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh 46
2.4 Công tác xã hội trong hoạt động phòng chống tệ nạn ma túy thông qua nhận thức của các em học sinh về ma túy 48
2.4.1 Nhận thức của học sinh về khái niệm ma túy 48
2.4.2 Nhận thức của học sinh về các chất ma túy 50
2.5.6 Nhận thức của học sinh về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy 53
Trang 52.6 Thực trạng công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học
sinh trường THPT Phương Nam 57
2.7 Thuận lợi và khó khăn của công tác xã hội trong phòng chống ma túy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam 73
2.8 Nguyên nhân của thực trạng 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ 78
3.1 Kết luận 78
3.2 Đề xuất 79
3.3 Khuyến nghị 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 90
PHỤ LỤC 1 91
PHỤ LỤC 2 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 6DANH MỤC BẢNG ST
T
1
Bảng 1.1 Phân loại các chất gây nghiện theo tác động
chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương 222
Bảng 2.1 Đặc điểm của học sinh tham gia điều tra bảng
3 Bảng 2.2 Nhận thức của học sinh về khái niệm ma túy. 49
4 Bảng 2.3 Nhận thức của học sinh về các chất ma túy. 515
Bảng 2.6 Các hoạt động công tác xã hội phòng chống tệ
nạn ma túy do nhà trường tổ chức mà học sinh đã tham
gia
59
6
Bảng 2.7 Tầm quan trọng của các nội dung phòng chống
Trang 7T
1 Biểu đồ 2.4 Nhận thức của các em học sinh về nguyên
2 Biểu đồ 2.5 Tầm quan trọng của công tác PCTNMT đối
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Ma túy gây tác hại nhiều về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
đã trở thành hiểm họa chung của nhân loại, không một quốc gia, dân tộcnào thoát ra ngoài vòng xoay khủng khiếp của nó Ma túy đang làm giatăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủydiệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho sựphát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Matúy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui giađình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội… nghiêm trọng hơn ma túy còn làtác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển… Theo sốliệu thống kê của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy,trong năm 2013, cả nước có gần 180.000 người nghiện ma túy có hồ sơquản lý, tăng 8.259 người, tương đương 4,8% so với năm 2012 Và mộtđiều chắc chắn, con số này không chỉ dừng lại ở đây mà vẫn tiếp tục giatăng hàng ngày, hàng giờ
Từ những năm 2010 trở lại đây, tình hình sản xuất, tàng trữ, vậnchuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy ngày càng trở nênnghiêm trọng Tình hình lạm dụng ma túy và các loại tội phạm liên quanđến ma túy đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, làm tổn hại đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹtục, sức khỏe nòi giống, đặc biệt nó tác động xấu đến tình hình an ninhquốc gia và trật tự an toàn xã hội Vấn đề đặc biệt quan tâm là từ năm 2015đến nay, tệ nạn ma túy đã, đang xâm nhập vào học đường và đang có chiềuhướng gia tăng Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên đang làmột nguy cơ làm hủy hoại về thể lực và trí tuệ của thế hệ chủ nhân tươnglai của đất nước, gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho công tác giáo dục, đào
Trang 10tạo ở các trường học Tình trạng ma túy học đường đã làm phức tạp tìnhhình an ninh trật tự ở nhiều nơi, đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cầnxóa bỏ tận gốc nạn ma túy học đường để thế hệ trẻ của chúng ta không bị
ma túy xâm hại
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nammặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới.Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất lànhững nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cánhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quantrọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội côngnghiệp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy ở họcsinh, sinh viên; tuy nhiên có thể khẳng định rằng, một trong số nhữngnguyên nhân hàng đầu, đó chính là do sự nhận thức của các em về ma túy
và tác hại của nó còn thấp và chưa đầy đủ Vì vậy CTXH trong phòngchống tệ nạn ma túy cho học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay là rất quantrọng Công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, từ đó tập trung bổ sungnhững kiến thức còn thiếu cho các em học sinh cũng như những kỹ năngcần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy họcđường là điều vô cùng cần thiết
Trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có gần 1.500 người nghiện ma túy,trong đó có mặt tại cộng đồng là 889 người Phân tích theo độ tuổi, sốngười nghiện ma túy dưới 30 tuổi chiếm trên 30% Quận Hoàng Mai là địabàn trọng điểm về tội phạm ma túy, với những diễn biến hết sức phức tạp,phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, manhđộng, liều lĩnh Từ thực tế đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức chohọc sinh THPT là điều hết sức quan trọng
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu “Công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy cho
Trang 11học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”để phần nào đánh giá được nhận thức của các em học sinh về ma túyhiện nay cũng như mong muốn chỉ ra được những mặt tích cực và nhữngmặt còn hạn chế của các hoạt động truyền thông trong trường học Từ đó
có được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹnăng liên quan đến ma túy cho các em học sinh cũng như có những đề xuấtgiúp cho hoạt động truyền thông trong trường học đạt được hiệu quả caonhất
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.1 Những nghiên cứu trên thế giới.
Nghiện ma túy là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hộiloài người Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũngnhư tác nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và có tính chấtphổ biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thếgiới, mang tính toàn cấu Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấpbách được đặt ra cho mọi châu lục và mọi quốc gia Năm 1950, 150 quốcgia trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của Liên hợpquốc và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu Nhiều quốc giatrên thế giới đã ban hành hệ thống những quy định mang tính luật pháp,thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt động phòng chống
ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015, hiện cókhoảng 50 triệu người nghiện xì ke ma túy, (nhưng đó chỉ là con số có đăng
ký, theo số liệu Liên Hiệp Quốc phải có đến 4% dân số thường xuyên tiêu
thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người (4,557) Trong đó 6 triệu người nghiệncocaine, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa,
9 triệu người thường xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an thần.(5,15)
Trang 12Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tậptrung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việtnam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu mỹ
la tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia … Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắpnơi, mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu âu.Trong khi Mỹ la tinh là nguồn cung cấp chủ yếu cocaine cho thị trườngrộng lớn ở Bắc mỹ và Tây âu – 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ởĐông nam á là: “Trung tâm kinh tế thuốc phiện” lớn nhất thế giới Sản xuất2.000 tấn/năm 3.(5,16)
Theo báo cáo Tình hình ma túy Toàn cầu ngày 26/06/2015 của Cơquan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỉ
lệ người sử dụng ma túy trên toàn thế giới vẫn không có nhiều xáo trộn.Ước tính có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân
số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phéptrong năm 2013 Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27triệu người, gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy (PWID)
Có khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung vớiHIV trong năm 2013 Nam giới sử dụng cần sa, cocain và anphetaminnhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi nữ giới có xu hướng lạm dụng thuốcgiảm đau có chứa opiods và thuốc an thần
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước.
Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy
trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên” Đây là một đề
tài rộng, trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuýcủa thanh niên cả nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệucủa các tỉnh Đoàn để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý
Trang 13trong thanh niên Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuýcủa các cấp Đoàn thanh niên, những kết quả đạt được, những tồn tại hạnchế và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng matuý trong thanh niên cả nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ chứcĐoàn Tuy nhiên, đề tài mới đề xuất được những nhóm giải pháp cơ bảntrong công tác tuyên truyền phòng ngừa, chưa có nhóm giải pháp phối hợp
để khắc phục những hậu quả do thanh niên nghiện ma tuý gây ra như côngtác cai nghiện, công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện bền vững
Năm 2007, Đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp thực hiện việc ngăn
chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên” do Thạc sỹ Đỗ Thị
Bích Điểm làm chủ nhiệm Đề tài đánh giá được cơ bản thực trạng nghiện
ma tuý trong thanh thiếu niên Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòngngừa cho thực trạng này Tuy nhiên, đề tài chưa chia tách được thực trạngnghiện ma tuý trong nhóm thiếu niên và nhóm thanh niên, do đó đề tàicũng chỉ đề xuất được các giải pháp phòng ngừa chung cho cả thanh niên
và thiếu niên, trong khi đó ở mỗi độ tuổi cần phải có những nhóm giảipháp phòng ngừa phù hợp Bên cạnh đó, đề tài chưa đề xuất được nhómgiải pháp để khắc phục những hậu quả của tình trạng nghiện ma tuý trongthanh thiếu niên
Năm 2008, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà
Nội với Đề tài khoa học “Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn” Đề tài đã triển khai khảo sát tình trạng lạm dụng
ma tuý trong sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trênđịa bàn thành phố Hà Nội, kết quả đề tài đã nhận định thực trạng nghiệnhút ma tuý trong sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng lạm dụngcác chất gây nghiện ngày càng gia tăng Đề tài cũng đã đưa ra một số giảipháp phòng ngừa, ngăn chặn nhưng các giải pháp chủ yếu tập trung vào
Trang 14vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn, chưa đề xuất được nhóm giải pháp
có tính chiều sâu như công tác quản lý sinh viên giữa nhà trường, gia đình
và nơi cư trú, tạm trú; chương trình sinh viên tham gia các hoạt động côngtác xã hội, tình nguyện, công tác hướng nghiệp cho sinh viên
Cùng đối tượng như vậy, năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội
với Đề tài khoa học: “Nghiên cứu các biện pháp giáo dục phòng chống ma
túy trong các trường học” Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác
giáo dục trong các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dungmang tính giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trong đó nhấn mạnh đếncải cách chương trình học, đưa các nội dung về phòng, chống ma tuý vàchương trình học phổ thông Đây là một giải pháp quan trọng nhằm nângcao nhận thức cho các nhà giáo dục và học sinh, góp phần phòng ngừa tệnạn ma tuý xảy ra trong các trường học
Tháng 11 - 12/2015, Viện nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy(PSD) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội thực hiện
chương trình truyền thông: “Vì một học đường không ma túy” cho hơn 5
nghìn học sinh, hàng nghìn đại diện phụ huynh học sinh và giáo viên tạimột số trường THPT trên địa bàn Hà Nội (gồm các trường Phan ĐìnhPhùng (quận Ba Đình); Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng); Đại Mỗ(quận Nam Từ Liêm), Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) và Lê Quý Đôn(quận Hà Đông) Mục đích của chương trình truyền thông nhằm nâng caokiến thức và rèn luyện kỹ năng PCMT cho học sinh, phụ huynh và giáoviên trên địa bàn thành phố Hà Nội Sau hoạt động truyền thông, nhómnghiên cứu Viện PSD tiến hành phát phiếu khảo sát thu thập thông tinnhằm tìm hiểu kiến thức, kỹ năng PCMT của các em học sinh, đồng thờiđánh giá nhu cầu, hiệu quả của hoạt động truyền thông trên Với mỗi phầntruyền thông cũng như mỗi công cụ, nội dung của buổi truyền thông đượccác em học sinh đánh giá và rút ra những ý nghĩa có sự khác nhau PSD đã
Trang 15thiết kế bộ câu hỏi phù hợp để đánh giá đúng yếu tố quyết định đến hiệuquả của chương trình truyền thông Trên cơ sở đó, PSD sẽ tiến hành điềuchỉnh, hoàn thiện phương pháp truyền thông phù hợp nhằm đạt được hiệuquả cao trong công tác PCTNMT.
3 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm, thựctrạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong việc phòng chống
tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam
Nghiên cứu trên tiếp tục được sinh viên phân tích dưới góc độ côngtác xã hội nhằm đưa ra những đề xuất, khuyến nghị và giải pháp thực hiệnđẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy cho các em họcsinh trường THPT Phương Nam
Góc nhìn công tác xã hội được vận dụng ở đây bao gồm: truyền thôngphòng chống tệ nạn ma túy học đường, cũng như nâng cao nhận thức chocác em học sinh về tác hại của ma túy
4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài.
- Phân tích về thực trạng công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn
ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai,thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị về các hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh trong thời gian tới
5 Khách thể nghiên cứu.
- Điều tra bảng hỏi 34 em học sinh khối 10 và 34 em học sinh khối 12
Trang 16- Phỏng vấn sâu 3 cán bộ phụ trách công tác phòng chống tệ nạn ma túytại trường THPT Phương Nam.
6 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinhTHPT
7 Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác xã hội trong phòng chống
tệ nạn ma túy cho các em học sinh thông qua các hoạt động tuyên truyền
từ đó làm rõ nhận thức, thái độ của các em học sinh về tệ nạn ma túy
- Không gian nghiên cứu: trường THPT Dân Lập Phương Nam, Lô 18 ĐôThị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2017
8 Phương pháp nghiên cứu.
8.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.
Để triển khai nghiên cứu, một hệ thống tư liệu được sử dụng để tổnghợp và nhìn nhận, đánh giá làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểmđược trình bày Những tài liệu được sử dụng gồm có tài liệu hàn lâm(những tài liệu khoa học chính thống được sử dụng như giáo trình, từ điểnchuyên ngành ), các báo cáo liên quan đến đề tài (Báo cáo của Chi Cụcphòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và
xã hội Hà Nội, Báo cáo của trường THPT Phương Nam và các phòng, banngành, đoàn thể thuộc UBND phường Định Công ), một số kết quả nghiêncứu và tài liệu có liên quan khác
Trang 178.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi được xây dựng nhằm thu thập thông tin về thực trạng côngtác phòng chống tệ nạn ma túy cho các em học sinh trường THPT Dân lậpPhương Nam và nhận thức, thái độ của các em về ma túy Việc nghiên cứubảng hỏi giúp cho việc thu thập thông tin được đầy đủ hơn với nhiều chủthể cùng một thời điểm, đồng thời việc thu thập thông tin cũng dễ dànghơn
8.3 Phương pháp quan sát.
Quan sát việc tổ chức các hoạt động ở trường THPT Phương Nam vàQuan sát những biểu hiện hành vi của học sinh về thái độ đối với các vấn đề về tệnạn ma túy thông qua các giờ ra chơi, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp trong và ngoàitrường
8.5 Phương pháp xử lý số liệu.
Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong cácbước cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thuthập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả Xác định rõvấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chínhxác hơn Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập sốliệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ vàđúng số liệu như mong muốn
Trang 189 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn matúy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, Hà NộiChương 2 Thực trạng về công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.Chương 3 Kết luận, giải pháp, khuyến nghị
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm công tác xã hội.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạtđộng nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nângcao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội
và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ CTXH tồntại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cánhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cảithiện cuộc sống
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng Nó khôngphải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của
hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đềcủa mình
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghịQuốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúcđẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ conngười, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộcsống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết vềhành vi con người và các hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểmtương tác giữa con người và môi trường của họ
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyếthài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh cácvấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng
Trang 20tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xâydựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Tóm lại, CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội trong trường học.
Hiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “Công tác xãhội trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của công tác
xã hội Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân viêncông tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thốngtrường học Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ đểthúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy Nhân viêncông tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đápứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa giađình, nhà trường và cộng đồng”
Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực được thực hànhthông qua việc Nhân viên công tác xã hội vận dụng kiến thức, kĩ năng,nguyên tắc, phương pháp của chuyên biệt của ngành làm việc cụ thể vớicác đối tượng trong trường học
Như vậy, đối tượng được xác định cụ thể trong trường học là học sinh,giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường và phụ huynh học sinh Có thểthấy rằng các đối tượng trong trường học là khác nhau, mỗi thân chủ là một
cá thể riêng biệt với những vấn đề khác nhau Chính vì vậy đòi hỏi Nhân
Trang 21viên công tác xã hội cần mềm dẻo, linh hoạt trong việc áp dụng các kiếnthức, kĩ năng khi thực hiện hoạt động can thiệp và trợ giúp.
Mục đích chính của việc trợ giúp là tăng cường hoặc phục hồi chứcnăng xã hội và tạo những điều kiện thích hợp trong việc dạy và học Nhưvậy, dù hoạt động trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội đối với đối tượngnào thì cũng đi đến đích cuối cùng là tạo môi trường giáo dục thuận lợinhất cho học sinh Có thể thấy rằng dù hoạt động trợ giúp đó là gì nhânviên công tác xã hội cũng cần kết nối các đối tượng kể trên để hỗ trợ nhaugiải quyết những vấn đề liên quan trong trường học
Tóm lại, công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã
hội học đường là một lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong trường học để giúp đỡ học sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu trong dạy
và học.
1.1.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông.
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể
Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa,cân đối Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởngthành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn Các em
có thể làm những công việc nặng của người lớn Hoạt động trí tuệ của các
em có thể phát triển tới mức cao Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ nãotăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạphơn Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triểnmạnh Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũnggiống như ở tuổi thiếu niên Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phảichỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống
Trang 22của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động,vui chơi…).
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giaiđoạn học sinh Trung học phổ thông)
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạnthanh niên - sinh viên)
Khi xem xét nhiều yếu tố tác động hình thành các đặc điểm phát triển
ở lứa tuổi này, xuất phát từ những quan niệm, những trường phái khácnhau, có nhiều lý luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên
Như vậy, “Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm
học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi) Theo tâm lý
học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì vàkết thúc khi bước vào tuổi mới lớn
1.1.4 Khái niệm chất gây nghiện.
Không có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nào về chất gâynghiện Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp quy của nhà nước,ngành y tế và trong quan niệm thường ngày của người dân đều đưa ra cácđịnh nghĩa/khái niệm khác nhau về chất gây nghiện
Tuy nhiên, chất gây nghiện (CGN) được tiếp cận từ các khía cạnhkhác nhau, đưa ra những khái niệm như sau:
Trong y tế, chất gây nghiện là một hóa chất được sử dụng trong điềutrị, chữa bệnh, ngăn ngừa, hoặc được sử dụng để nâng cao sức khỏe thểchất và tinh thần Chất gây nghiện có thể được kê vào đơn thuốc để ngườibệnh dùng trong một thời gian nhất định, hoặc để dùng thường xuyên chonhững bệnh nhân mắc rối loạn kinh niên Ví dụ: thuốc an thần kinh trongđiều trị rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài, thuốc giảm đau, như morphin trongđiều trị đau do ung thư
Trang 23Trong sinh học cũng thường thấy nhiều chất hóa nội sinh có cùngcông thức hóa học như chất gây nghiện Cùng chất hóa học đó, nếu đượctổng hợp trong cơ thể sẽ được gọi là chất hóa nội sinh, song nếu được đưa
từ ngoài vào cơ thể sẽ được gọi là chất gây nghiện
Một số chất gây nghiên được con người sử dụng với mục đích tiêukhiển Những chất hóa học này tác động tới hệ thần kinh trung ương, vàngười ta sử dụng những chất này khi thấy chúng có lợi cho nhận thức, hành
vi hay nhân cách của họ
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chất gây nghiện là “chất hóa học sau
khi được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người
sử dụng”.
Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH: Chất gây nghiện là chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng (7,11)
Tóm lại, chất gây nghiện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm
cả chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp như thuốc gây nghiện trong điều trị, như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê, và bao gồm cả chất gây nghiện bất hợp pháp hay còn gọi là ma túy Chất gây nghiện khi được hấp thu vào
cơ thể ở một liều lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và nhận thức, suy nghĩ.
1.1.5 Khái niệm ma túy.
Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là “Làm mê mẩn”, trước đâythường để chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, giúp người sửdụng giảm đau, an thần Ngày nay, dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên
và tổng hợp có khả năng gây nghiện
Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên hợpquốc thì: “Ma túy” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào được qui định tại Bảng I,
Trang 24bảng II của Công ước quốc tế 1961, dù là các chất dưới dạng tự nhiên haydưới dạng tổng hợp.
Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốchội thông qua ngày 21/12/1999 đã quy định các tội phạm về ma túy Theo
đó Ma túy bao gồm: Nhựa, lá, hoa, quả tươi và khô sấy thuốc phiện, câycần sa; Hêrôin, Côcain; Các chất ma túy tổng hợp ở thể lỏng, thể rắn…Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 quy định: “chất ma túy là cácchất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục doChính phủ ban hành”
Như vậy, ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng,
tổng hợp lại có thể hiểu: Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi xâm nhập vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó Nếu lạm dụng sẽ bị lệ thuộc, gây tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.6 Khái niệm tệ nạn ma túy.
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toànthế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm,
tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS Những hậu quả do tệ nạn ma tuýgây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninhtrật tự của đất nước
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sứckhỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc giađình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninhquốc gia
Trang 25Tính chất xã hội của tệ nạn ma túy ngày càng trở nên phức tạp, đã lôikéo nhiều người thuộc các thành phần xã hội tham gia trong việc mua bán,vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy Đối tượng nghiện ma túy khôngchỉ là con em các gia đình gặp khó khăn về cuộc sống, trẻ em lang thang cơnhỡ, mà ngay cả trong các gia đình giàu có do các bậc cha mẹ buông lỏngviệc quản lý, giáo dục con em, chiều chuộng, dung túng đã vô tình tạo điềukiện cho con em ăn chơi dẫn đến nghiện ngập ma túy Rất nhiều hậu quảđau lòng do tệ nạn ma túy gây nên mà các gia đình có người nghiện, ngườiphạm tội ma túy phải gánh chịu.
Có thể nói, tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma
túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.Tệ nạn ma túy là hiểm họa gây
ra nhiều tác hại xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, gây tổn hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của dân tộc
Tình hình sử dụng ma túy hiện nay:
Tình hình sử dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp bất chấp các nỗ lựckiểm soát ma túy Theo Báo cáo về tình hình ma túy thế giới năm 2012 củaChương trình kiểm soát tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC),ước tính năm 2010 trên toàn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy, trong
đó 27 triệu người có vấn đề nghiêm trọng do sử dụng ma túy; 200.000 người
tử vong hàng năm do sử dụng heroin, cocain và các loại ma túy khác Trong
số người tiêm chích ma túy, khoảng 20% nhiễm HIV, 46,7% mắc viêm gan
C và 14,6% mắc viêm gan B, tạo thêm gánh nặng về bệnh tật cho toàn cầu;khoảng 1/100 ca tử vong ở người lớn là do sử dụng ma túy bất hợp pháp.Trong khu vực, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện và sản xuất bấthợp pháp các chất ma túy tổng hợp, đặc biệt là methamphetamine đanggia tăng đe dọa nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộngđồng ở khu vực Đông và Đông Nam Á hiện nay Với diện tích gieo
Trang 26trồng 43.600 ha năm 2011, Myanmar tiếp tục là nước có diện tích trồngthuốc phiện lớn nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới sauAfghanistan Buôn bán methamphetamine dạng viên được sản xuất tạiMyanmar và phần lớn trong số đó được vận chuyển sang thị trường cácnước thuộc tiểu vùng sông Mekong, hiện đã tăng lên gấp 4 lần từ 32triệu viên năm 2008 lên 136 triệu viên năm 2011 Tình trạng buôn bán
và sử dụng ketamine, chất gây ảo giác thường được sử dụng trong thuốcthú y, đang là vấn đề đáng quan tâm của một số nước trong khu vực,năm 2011 báo cáo việc sử dụng ketamine gia tăng ở Trung Quốc,Malaysia… (2,4)
Ở Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Công An, tính tới cuối tháng 6 năm
2012, cả nước có 171.400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí So vớicuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng gấp 3 lần (55.445 ngườinghiện năm 1994) với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm.Trước đây, số người nghiện ma túy chủ yếu là nam giới, nhưng nhữngnăm gần đây tỷ lệ người nghiện ma túy là nữ đã gia tăng đáng kể Trong
số 171.400 người nghiện, nam giới chiếm 96%, nữ giới chiếm 4%
1.1.7 Khái niệm công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy.
Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệnạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuýCăn cứ vào chương trình quốc gia về phòng chống ma túy, chúng ta
có thể hiểu: Công tác phòng chống ma túy bao gồm những hoạt động đượctiến hành nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức về matúy, tác hại của ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thờicác hành vi và hoạt động bất hợp pháp về ma túy và kiểm soát các hoạtđộng hợp pháp liên quan nhằm phát huy tính chủ động của mỗi người dân,
tự nguyện cùng với cộng đồng tham gia phòng chống ma túy
Trang 27Tóm lại, công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy bao gồm
tất cả các hoạt động công tác xã hội có liên quan của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, của chính quyền địa phương và mọi người dân… nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi ma túy ra khỏi cộng đồng.
Các hoạt động trong phòng chống tệ nạn ma túy:
Tuyên truyền rộng rãi để toàn dân, trước hết là thanh niên thấy đượchậu quả tai hại của tệ nạn ma túy, âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạtđộng của bọn buôn lậu, sản xuất, tổ chức hút hít, tiêm chích ma tuý Giáodục ý thức cảnh giác đối với hoạt động của bọn phản động và buôn lậunhằm kích động, chia rẻ nói xấu xuyên tác các chủ trương của Đảng và Nhànước về cây anh túc Đưa vấn đề phòng chống nghiện ma túy vào chươngtrình giáo dục ở các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học
Xã hội hoá công tác phòng chống ma tuý
Vận động, thuyết phục người dân miền núi dứt khoát ngừng trồng câyanh túc, chuyển sang trồng các cây thay thế thích hợp với điều kiện thổnhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
ở từng vùng Bảo đảm thu nhập của đồng bào xấp xỉ mức thu nhập như khitrồng cây anh túc Nếu trong những năm đầu chuyển sản xuất mà thu nhậpgiảm sút thì Nhà nước sẽ trợ giúp để đảm bảo đời sống cho người dân, thựchiện những chính sách cụ thể như cấp lương thực, cho vay vốn không lấylãi hoặc mua sản phẩm với giá có bù lỗ…để giúp người dân có điều kiệnchuyển hướng sản xuất
Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, lưu thông các loại ma túytrên toàn lảnh thổ, trước hết là ở các vùng trồng cây thuốc phiện, vùng biêngiới, các cửa khẩu, hải cảng, sân bay quốc tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranhchống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán các chất ma
Trang 28túy Tiêu hủy các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thuđược.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy trên cơ
sở đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với pháp luật của Nhà nước Việt Nam
và của Công ước quốc tế về ma túy của Liên hợp quốc
Kiểm soát nghiêm ngặt, xử lý nghiêm minh việc sản xuất, buôn bán,tàng trữ, vận chuyển, lưu thong các chất ma tuý; xoá bỏ các tổ chức, các ổtiêm chích, hút, hít, uống các chất ma tuý Trừng trị nghiêm khắc nhữngngười cầm đầu các nơi này theo Bộ luật hình sự
Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các biện pháp dạy nghề, tạoviệc làm cho người cai nghiện và xây dựng các văn bản pháp quy về phòngchống ma tuý
1.2 Phân loại các chất gây nghiện.
Mức độ hợp pháp:
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được chia làm 2 loại là chấtgây nghiện được sử dụng 1 cách hợp pháp và chất gây nghiện được sủ dụngtheo cách bất hợp pháp (hay còn gọi là ma túy)
Chất gây nghiện sử dụng bất hợp pháp là những chất gây nghiện đã bịcấm được quy định trong các danh mục do các nước quy định thông quacông ước quốc tế Theo luật pháp Việt Nam, các loại chất gây nghiện được
sủ dụng bất hợp pháp có thể là heroin, thuốc phiện, cần sa, thuốc lắc, cácchất gây nghiện kích thích dạng Amphetamins (ATS)…
Sử dụng trong y tế:
Chất gây nghiện được chia ra làm 2 loại là thuốc gây nghiện hoặc khôngphải là thuốc Chất gây nghiện được sủ dụng trong y tế với mục đích đểchữa bệnh, phòng bệnh, hoặc dùng để cải thiện chức năng thực thể hoặctâm thần của bệnh nhân (còn được gọi là thuốc gây nghiện)
Trang 29 Phân loại theo nguồn gốc:
- Chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa, nấmthần…
- Chất gây nghiện bán tổng hợp: Heroin (được tổng hợp từ dẫn chất thuốcphiện) hay Buprenorphine
- Chất gây nghiện tổng hợp hoàn toàn: Methamphetamine
Phân loại theo tác dụng chủ yếu của chất gây nghiện với hệ thần kinh
- Nhóm gây ảo giác: làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn thấy,nghe thấy, cảm giác thấy những sự việc không có thật (ảo thính, ảo thị)
Nó làm thay đổi cảm nhận của người sủ dụng về hiện tại, về môi trươngxung quanh họ
Bảng 1.1 Phân loại các chất gây nghiện theo tác động chủ yếu lên hệ thần
kinh trung ương.
Các thuốc nhóm
Benzodiazepine
DOB, DOM/STP
Trang 30[Nguồn: Giáo trình chất gây nghiện và xã hội, Ts Bùi Thị Xuân Mai]
1.2.1 Một số chất gây nghiện không thuộc danh mục cấm sử dụng ở
Việt Nam.
Caffeine:
Trà cũng như cà phê có chất caffeine Caffeine là một hóa chất hữu cơthuộc nhóm purines Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinhtrung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, khiến cho người sử dụng tỉnh táo nhất làkhi con người mỏi mệt hoặc chán nản Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùyngười: có người gặp khó khăn trong giấc ngủ, tỉnh táo quá mức (còn gọi làmất ngủ) có người lại không có ảnh hưởng khi uống cà phê
Caffeine làm tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết
áp Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống cà phê sau khi ăn
để dễ tiêu hóa thực phẩm
Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu Sau khi uống, caffeine thâmnhập rất nhanh vào khắp các bộ phận của cơ thể, sau một thời gian ngắn(khoảng 3 giờ) bán hủy nên caffeine không tích tụ trong cơ thể Phần lớncaffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu
Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấymệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó
Trang 31khăn này Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từngngười Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ,bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột Tử vong cóthể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80-100 ly) caffeine.
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng“tỉnh ngủ” của caffeine Cácnghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuấtkhi ta không ngủ hoặc khi làm việc Cơ thể càng làm việc nhiều thìAdenosine sản xuất càng cao Hóa chất này sẽ bám vào các thụ thể ức chếcủa tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồnngủ Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine Chúng chiếm chỗ củaadenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh Hệ thầnkinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo,nhanh nhẹn hơn
Nicotine:
Về mặt sinh học, nicotine, chất gây nghiện mạnh có trong thuốc lá, làgốc rễ của sự nghiện thuốc và là tác nhân gây ra những triệu chứng màngười đang cai thuốc phải trải qua, như: cáu gắt, bồn chồn, nóng nảy, lo âu,trầm cảm, mất ngủ, bối rối, thèm ăn và thèm hút thuốc một cách khó cưỡnglại được
Tác hại của hút thuốc lá đã được khoa học minh chứng Thuốc lá làmgia tăng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, tuyến tiền liệt, miệng, thựcquản, và một số bệnh ung thư khác, trong đó có bệnh bạch cầu; Làm suygiảm khả năng sinh sản; Tăng nguy cơ loãng xương; Làm giảm trí nhớ vànăng lực trí tuệ; Làm giảm nồng độ acid folic trong máu, từ đó làm tăngnguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và mất trí; Làm tăng nguy cơ suygiảm khả năng tình dục ở nam giới; Làm yếu chức năng của khứu giác và
vị giác; Đối với phụ nữ có thai có thể dẫn đến việc sinh con bị thiếu tháng
và có trọng lượng cơ thể thấp; Gia tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi thanh
Trang 32niên; Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quị và cao huyết áp Nếu
bà mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai thì sẽ làm tăng nguy cơ bị béophì và tiểu đường ở con cái khi chúng lớn lên
Qua thời gian, người hút thuốc sẽ trở nên lệ thuộc vào nicotine cả vềsinh lý lẫn tâm lý Nếu con người còn kéo dài thời gian hút thuốc thì cơ thểcủa họ càng ngày càng lệ thuộc mạnh vào nicotine Theo các chuyên gia,
để có thể bỏ thuốc thành công và không tái nghiện về sau, người hút thuốccần nhận thức rõ những ảnh hưởng của cả hai yếu tố đó để chế ngự chúng
và vượt qua chúng
Heroin:
Heroin được tìm thấy năm 1874, nhưng tới năm 1909, Dreser ở Đứcmới thử nghiệm trên người Chữ Heroine bắt nguồn từ tiếng Đức làHéroisch (có nghĩa là năng lực) Heroin có tên hóa học làDiacetylmorphine và còn có tên gọi khác là hàng trắng, Bạch phiến(Blanche) Là một loại chất gây nghiện bán tổng hợp được chiết xuất từnhựa quả cây thuốc phiện Một số loại chất gây nghiện khác trong nhómchất dạng thuốc phiện này bao gồm thuốc phiện, morphine và codein
Heroin thường ở dạng bột, có mầu sắc khác nhau tùy thuộc vào độtinh khiết Heroin có mầu trắng thường có độ tinh khiết cao hơn so với mầunâu, hoặc mầu trắng ngà, có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động củanão bộ và hệ thần kinh trung ương
Trang 33lắc”, loại ma túy này còn được gọi là “bướm đêm”, “bay”, “bánh”, “kẹo”,
“nốt nhạc”, “vương miện”, “tim lồng”, hay “chó dại” tùy thuộc vào hìnhảnh in trên viên thuốc Thuốc lắc có thể có trên thị trường dưới dạng viênmàu trắng, đỏ, xanh…
Thuốc lắc thường được sản xuất bất hợp pháp và được bán dưới dạngviên có kích cỡ và mầu sắc khác nhau Loại chất gây nghiện này cũng cósẵn dưới dạng bột và được sử dụng bằng hình thức hít Thuốc lắc hiếm khiđược sử dụng theo hình thức tiêm chích Những người sản xuất thuốc lắcthường pha trộn cùng với các chất khác để tăng lợi nhuận Một số chấtđược pha trộn thêm trong viên nén hoặc bột có thể gây hại hoặc gây khóchịu cho người sử dụng Khó có thể biết được thành phần thực tế của thuốclắc trên thị trường chứa gì
Methamphetamine:
Methamphetamine là một loại chất gây nghiện tổng hợp được tổng hợplần đầu tiên vào năm 1893 tại Nhật Bản bởi nhà khoa học tên là NagaiNagayoshi Methamphetamine là chất gây nghiện thuộc nhóm kích thíchdạng amphetamine Nó có tác động lên hệ thần kinh trung ương và kíchthích giải phóng dopamine hàng loạt Methamphetamine có màu trắng,không mùi Có nhiều dạng methamphetamine khác nhau
- Dạng tinh thể có độ tinh khiết cao Methamphetamine dạng tinh thể haycòn gọi là hàng đá, được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1919.Methamphetamine có các tên gọi khác như: “hàng đá”, “pha lê”
- Dạng thô thường dưới dạng bột trắng hoặc vàng nâu đỏ đỏ;
- Dạng muối Hydrochlorit dưới dạng bột vị đắng, dễ hòa tan trong nước
và có thể dùng để tiêm được;
Cần sa:
Cây cần sa (Cannabis): Còn được gọi là gai dầu, lanh mèo, gai mèo,đại ma, “cỏ”, bồ đà, tài mà,…Cây cần sa cao từ 2-3 mét, mọc thẳng, nhiều
Trang 34cành lá Quả hình tròn, nhọn có màu xám trơn (trong dân gian gọi là hạtcần sa) Cần sa là loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa tênlatin là Cannabis Sativa Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và cóthể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ Cần sa thường được lăn bằng tay thànhthuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu Một số người còn trộn cần
sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh qui để ăn Cần sa cũng có thể đượctrộn lẫn để hút cùng thuốc lá, dầu cần sa có thể dùng để uống hoặc hãm trà Hoạt chất chính trong cần sa là THC (delta-9-tetrahydrocannabinol)
là yếu tố làm cho người sử dụng“phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng củangười sử dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt Một số thành phần của câychứa hàm lượng THC cao hơn Ví dụ, hoa và nhụy chứa nhiều THC hơn sovới thân và lá Người sử dụng cần sa trong một thời gian sẽ dẫn đến tìnhtrạng lệ thuộc cần sa Cần sa tồn tại dưới các dạng sau:
- Lá/hoa/nụ khô, chứa 1%-15% THC, được nghiền nát hoặc thái nhỏ phơikhô, vê thành điếu
- Nhựa khô chiết xuất, đôi khi trộn với hoa khô và ép thành khối nhỏ,chứa khoảng 10%-20% THC
- Dầu chiết xuất sử dụng chất hòa tan hữu cơ, chứa 15%-30% THC
Cần sa hấp thụ và chuyển hóa nhanh khi hút: 50% được hấp thụ, thời gian
để đạt tác động mạnh nhất mất 10-30 phút, kéo dài 2-4 giờ Cần sa hấp thụ
và chuyển hóa chậm hơn khi nuốt (qua đường ăn): 3%-6% được hấp thụ,thời gian để đạt cao điểm mất 2-3 giờ, kéo dài đến 8 giờ
1.3 Nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng ma túy ở học sinh.
1.3.1 Nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ quan.
- Bản thân người nghiện có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức khônghiểu được tác hại to lớn của tệ nạn nghiện ma túy, nên bị những đối
Trang 35tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma túy, tham gia vận chuyển, muabán ma túy.
- Lười biếng, thích ăn chơi, sống buông thả Cuộc sống gia đình gặp bếtắc (ly hôn, thất nghiệp, thất tình, gặp bất hạnh…) bị stress trong cuộcsống
- Thiếu bản lĩnh, dễ bị kẻ xấu kích động lôi kéo
- Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiềungười đã chủ động đến với ma túy
- Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác độngđối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả… Một
số người không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó
có tệ nạn ma túy
- Do thói quen và tập quán của địa phương nơi trồng cây thuốc phiện, cầnsa
- Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại dẫn đến một
số học sinh có lối sống chơi bời trác táng, tham gia vào các tệ nạn xãhội
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh ởmột số địa phương chưa thực sự có hiệu quả
- Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên một
số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em tạm trú, sinhsống có nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma túy từng ngày từng giờ tácđộng đến suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ, trong đó có các em họcsinh
- Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinhhoạt của con, em mình Cha, mẹ và những người lớn tuổi do mãi làm ăn,
Trang 36lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình
có người lớn tuổi cũng mắc nghiện, hoặc có hành vi buôn bán ma túy…
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng,chống ma túy
- Sự mở cửa và giao lưu quốc tế, cũng góp phần làm gia tăng tệ nạn matúy,…
1.3.2 Tác hại của việc sử dụng ma túy.
Phê/Say:
Chỉ cần một lần phê hay say có thể gây ra một loạt các vấn đề khácnhau:
- Tai nạn có thể xảy ra sau khi bị say (say rượu)
- Sau khi phê, say thường có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi hay uể oảiQuá liều heroin là hậu quả của phê
- Nhận thức về nguy cơ sẽ thay đổi khi say và người ta có thể sử dụngchung dụng cụ tiêm chích
Sử dụng thường xuyên:
Sử dụng liều cao thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau:
- Uống rượu nhiều lâu dài có thể hại đến gan, gây tổn thương gan, xơ gan
- Dùng nhiều dẫn tới cần nhiều chi phí để mua chất gây nghiện, gây khókhăn tài chính, nợ nần, có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đểlấy tiền mua chất gây nghiện
- Dùng nhiều thường xuyên có thể gây thay đổi tính cách (trầm cảm…)
và ảnh hưởng đến các mối quan hệ
- Dùng heroin liều cao thường xuyên hay dẫn đến sốc quá liều không tửvong, làm tổn thương não và gây trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ
Nghiện/ lệ thuộc:
Trang 37Nghiện về thể chất sẽ gây ra hội chứng cai, nghiện về tâm lí sẽ gây racơn thèm nhớ và dùng bất chấp tác hại của ma túy.
Khi nói đến tác động của chất gây nghiện nói chung hay ma túy nóiriêng, người ta thường nghĩ ngay đến tác hại của nó mà ít khi nghĩ đếnnhững lợi ích mà nó đem lại cho người sử dụng cũng như cho xã hội
Tuy nhiên, không có chất gây nghiện nào là hoàn toàn tốt, không cóchất gây nghiện nào là hoàn toàn xấu và nguy hiểm Tác động và hệ quảcủa việc sử dụng chất gây nghiện tùy thuộc 3 yếu tố: môi trường (bao gồm
cả khung pháp lý), người sử dụng và chất gây nghiện Bên cạnh đó, tácđộng và hệ quả còn tùy thuộc vào việc sử dụng chất gây nghiện đó vào mụcđích gì, như thế nào, liều lượng và đường dùng là gì
Xét về tác động tích cực, các chất gây nghiện được sử dụng hợp phápnhư trà, cà phê, thuốc lá đưa tới những nguồn lợi không nhỏ về kinh tế chocác quốc gia, như nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớntrên thị trường thế giới, hay những lợi ích kinh tế từ việc đánh thuế cao cácchất gây nghiện này (thuốc lá, rượu bia) đem lại cho xã hội Ngoài ra, cácchất này với tác dụng kích thích giúp tỉnh táo hơn, cũng đóng góp phần nàotrong việc tăng năng suất lao động với những người sử dụng chúng
Song, không phải các chất gây nghiện hợp pháp nào cũng mang lại lợiích cho người sử dụng Thuốc lá và rượu bia nếu dùng với hình thái dùngnhiều hoặc lệ thuộc thì gây tác hại rất lớn với cá nhân và cộng đồng
Khi xét đến hệ quả của việc sử dụng CGN, không nên chỉ tập trungvào hệ quả đến cá nhân người sử dụng mà còn bao hàm các tác động đếngia đình của họ, đến cộng đồng họ sinh sống, lây nhiễm bệnh tật, đến cácgánh nặng dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, chi phí để đảm bảo an ninh trật tự,cũng như không quên tính đến những lợi ích kinh tế xã hội mà CGN có thểđem lại
Trang 38Thật vậy, bản thân người nghiện lúc không còn khả năng kiểm soáthành vi khi cơ thể đòi hỏi có thuốc, sẽ dẫn tới các hành vi phạm tội phảivào tù, gia đình thiếu thốn vật chất, tình cảm gia đình chia lìa, con cái cóthể bị đẩy vào con đường lang thang, dễ bị lạm dụng.
Bên cạnh đó, sức khỏe là một trong những mối lo hàng đầu với ngườinghiện Hầu hết người nghiện bị suy sụp sức khoẻ, giảm trí nhớ, rối nhiễutâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động và nguy hiểm nhất là mắc cácbệnh cơ hội hoặc nhiễm HIV/AIDS Lúc này, việc nghiện không chỉ ảnhhưởng đến cá nhân người sử dụng mà còn có khả năng lây lan bệnh sangngười khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng
Không chỉ dừng ở vấn đề sức khỏe, tâm lí, kinh tế, mà gia đình, cácmối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng sâu sắc như hạnh phúc gia đình đổ
vỡ, việc học hành của con cái hay cuộc sống bố mẹ/ vợ cũng chịu tác độnglớn từ những kì thị đối với việc sử dụng ma túy, tù tội hay nhiễm HIV.Ngoài ra, trích nguồn từ khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, bình quân hàng năm, trên 170.000 người nghiện ở nước ta tiêu tốnhơn 1.200 - 1.500 tỷ đồng cho việc sử dụng ma tuý Đó là chưa tính tới sựthiệt hại về kinh tế mà hàng năm Nhà nước cũng tiêu tốn hàng trăm tỷ chophòng chống ma tuý cũng như khắc phục các hậu quả do ma tuý để lại, haynguồn chi về cả vật lực và nhân lực cho các dịch vụ y tế, nguồn chi về cảvật lực và nhân lực cho hệ thống an ninh, cơ sở giam giữ, nhà tù Ngoài racòn những thiệt hại khác như suy giảm lực lượng lao động trong xã hội,giảm năng suất xã hội nói chung
1.3 Biểu hiện của công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma tuý
cho học sinh trung học phổ thông.
Công tác xã hội là một phạm trù khá rộng Tuy nhiên do đặc điểm tâm
lý lứa tuổi và vị trí xã hội mà công tác xã hội trong PCTNMT cho học sinh
Trang 39có những đặc trưng riêng Do đó, nội dung và hình thức PCTNMT sẽ tậptrung chủ yếu vào hoạt động tuyên truyền và giáo dục.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục được coi là hoạt động mũi nhọntrong công tác phòng ngừa mọi tầng lớp nhân dân trước tệ nạn ma tuý.Mục đích chính của hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức, thay đổithái độ, hành vi của học sinh về tệ nạn ma tuý, bản thân phải có thái độ dứtkhoát nói không với ma tuý, đối với những người lầm lỡ đã nghiện ma tuýthì phải có tinh thần tương trợ, hỗ trợ, không kỳ thị giúp họ hoà nhậpcộng đồng
Thông qua hoạt động tiếp cận của các cán bộ đang thực hiện các hoạtđộng mang tính chất công tác xã hội ở địa phương (như phụ nữ, thanh niên,lao động TBXH ) đã hướng dẫn việc ký cam kết không vi phạm tệ nạn matuý ở các trường học với đối tượng là các em học sinh và đặc biệt các emhọc sinh thuộc diện có nguy cơ cao Tiếp cận, tư vấn, vận động ngườinghiện đi cai nghiện hoặc tự giác chấp hành quyết định cai nghiện bắtbuộc; tiếp cận người nghiện đã đi cai nghiện trở về ký cam kết không táinghiện; ngoài ra, thông qua công tác nắm tình hình địa bàn, tiếp xúc đốitượng, cán bộ công tác xã hội đã phát hiện và cung cấp thông tin về tộiphạm và người nghiện ma túy cho cơ quan chức năng phục vụ cho công tácđấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả
Công tác phối hợp trong hoạt động giáo dục, tuyên truyền cũng đãđược kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể vàđược thực hiện thông qua các chuyên đề, nghị quyết liên tịch, kế hoạch liênngành Đặc biệt công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường với đốitượng tuyên truyền là thanh thiếu niên đã được chú trọng Đưa nội dungtuyên truyền phòng, chống ma tuý vào chương trình giảng dạy chính khoá,ngoại khoá trong một số bộ môn theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạophù hợp với cấp học, bậc học
Trang 401.3.1 Nội dung của công tác xã hội trong tuyên truyền phòng chống tệ
nạn ma túy cho học sinh.
- Tuyên truyền về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, dấu hiệu củangười nghiện ma túy, phân loại ma túy và các hình thức sử dụng ma túy
- Tuyên truyền tác hại của ma túy
- Tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động của bọnbuôn lậu, sản xuất, tổ chức hút, hít, tiêm chính ma tuý
- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giúpđồng bào chuyển hướng sản xuất, xoá bỏ trông cây thuốc phiện, cần sa;phát hiện và nghiêm trị bọn tội phạm ma tuý
- Tuyên truyền trách nhiệm và hoạt động tích cực tham gia PCTNMT của
tổ chức, gia đình và mọi người
- Tuyên truyền về triển khai thực hiện công tác PCTNMT và kiểm soát
ma tuý cùng xây dựng nếp sống
- Tuyên truyền về việc tổ chức cai nghiện, hướng nghiệp, dạy nghề, giảiquyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý
1.3.2 Các hình thức phòng chống tệ nạn ma túy.
- Tuyên truyền bằng miệng như: tổ chức nói chuyện, toạ đàm
- Tuyên truyền bằng tài liệu in ấn như: Biên soạn, sản xuất, phát hànhnhiều tài liệu, sách báo, tờ rơi có nội dung PCTNMT
- Tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan gây ấn tượng mạnh như khẩuhiệu, áp phích, tranh ảnh, băng hình, phim, triển lãm nhỏ
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hùng biện về PCTNMT đối với
- Câu lạc bộ PCTNMT cho học sinh như: Câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộthanh niên…
- Nêu gương, người tốt việc tốt về PCTNMT trên hệ thống phát thanh,truyền hình ở trung ương, địa phương