1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

112 473 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 347,47 KB

Nội dung

Hiện nay Trung tâm Bảo trợ xã hộiThanh Hóa là cơ sở chuyên biệt của tỉnh đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng,điều trị, phục hồi chức năng cho các đối tượng là người bệnh tâm thần, nhậnthứ

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

-BÙI THỊ THÙY DUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM

BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM

BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Thùy Dung

Lớp: D9CT4

Hệ: Đại học chính quy

Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hương

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị

mà tôi nghiên cứu

Tác giả khóa luận

Bùi Thị Thùy Dung

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có câu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Quả là như vậy, nếu chỉ dựa vào sự cố gắng của cá nhân tôi thì không thểhoàn thành bài khóa luận này mà tôi đã phải nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ củanhiều người khác

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy cô giảng viên khoaCông tác xã hội – trường Đại học Lao động - Xã hội đã luôn tạo điều kiện tốtnhất cho chúng tôi hoàn thành bài khóa luận Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Hương người đã tận tìnhhướng dẫn, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu về đềtài này Nhờ có sự hướng dẫn, những lời động viên của cô đã giúp tôi vượtqua khó khăn, tiếp tục nghiên cứu đề tài, đồng thời cô cũng đã giúp tôi chỉnhsửa bài khóa luận để đi đúng hướng, logic và phù hợp với khả năng của bảnthân

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhânviên và người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa đã nhiệttình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, điều tra tạiđơn vị Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân và bạn bè

đã bên cạnh, động viên, khích lệ tôi hoàn thành bài viết

Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do kinhnghiệm và kiến thức của cá nhân còn nhiều hạn chế nên bài viết không thểtránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng gópcủa quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Xương, tháng 6 năm 2017

Trang 7

để có thể thực hiện được những mục tiêu này còn khá nhiều vấn đề cấp thiếtcần quan tâm, không chỉ về nhân lực mà còn là vấn đề về vật lực và sự thayđổi trong nhận thức của cộng đồng về người tâm thần.

Cho đến nay chúng ta chưa có cuộc tổng điều tra nào về tình trạng sứckhỏe tâm thần trên cả nước nhưng thông qua những cuộc khảo sát lớn của các

cơ quan chức năng cho thấy, số lượng người bị mắc các bệnh về sức khỏe tâm

thần ngày một gia tăng Tại hội thảo “Hoàn thiện chiến lược quốc gia về sức

khỏe tâm thần” tháng 12 năm 2015, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế

đã cho biết “gần 15% dân số Việt Nam, tương đương khoảng 14 triệu người

hiện đang mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thầ7bn nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển Đặc biệt, con số này vẫn không ngừng gia tăng.” Cũng tại hội thảo

này, đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh ông Trần Quý Tường – Phó cục

trưởng còn cho biết: “Số lượng người bệnh được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ

10 người thì chỉ có 2 – 3 người được điều trị, trong đó được điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế Chưa kể số lượng bác sỹ chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sỹ nhưng chỉ tập trung tại tuyến Trung Ương và các thành phố lớn” Từ những số liệu đưa trên có thể

thấy xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều người mắc các chứng bệnhliên quan đến sức khỏe tâm thần cần được điều trị Qua đó cũng cho thấy nhucầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân Việt Nam ngày một gia tăng

Trang 8

Tuy nhiên, được chăm sóc, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng hay tại các

cơ sở y tế thì họ vẫn cần đến sự trợ giúp của công tác xã hội Y bác sỹ chỉ giúpngười bệnh tâm thần điều trị bằng thuốc còn việc tăng cường tác động của cácyếu tố tích cực, giảm yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đến người bệnh vàgiúp họ tái hòa nhập cộng đồng là những công việc mà một nhân viên công tác

xã hội được đào tạo đúng chuyên môn có thể làm tốt Mặc dù vậy số lượngnhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn lại rất ít, sựnhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội còn hạn chế

Là một trong những tỉnh đang triển khai và thực hiện rất tốt Đề án 1215,

“Thanh Hóa có khoảng 500.000 người bị bệnh tâm thần và người rối nhiễutâm trí chiếm khoảng 15% tổng dân số của tỉnh, trong đó có gần 50.000 ngườimắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đãđược cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyêngiảm, có trên 18.000 người tâm thần nặng, lang thang có hành vi gây nguyhiểm đến gia đình và cộng đồng”(17) Hiện nay Trung tâm Bảo trợ xã hộiThanh Hóa là cơ sở chuyên biệt của tỉnh đang quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng,điều trị, phục hồi chức năng cho các đối tượng là người bệnh tâm thần, nhậnthức được tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnhtâm thần, năm 2015 Ban lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa đã xâydựng đề án và được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Quyết định phê duyệt

“Mô hình phòng công tác xã hội trong Trung tâm”, được Giám đốc Sở Lao

động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập phòngCông tác xã hội và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2016 Như vậy bên cạnhviệc điều trị bằng thuốc cho người bệnh tâm thần thì các hoạt động của nghềcông tác xã hội chuyên nghiệp đang dần được áp dụng tại đơn vị trong côngtác điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần

Nhìn vào những kinh nghiệm từ các nước phát triển về nghề công tác xãhội trên thế giới và một số thành tựu của lĩnh vực công tác xã hội tại Việt Namđối với mỗi cá nhân, ta có thể thấy, công tác xã hội cá nhân là phương pháp rất

có hiệu quả trong việc trợ giúp cá nhân đối tượng có vấn đề xã hội đặc biệt làvới cá nhân người bệnh tâm thần, giúp họ ổn định tâm lý, yên tâm điều trịbệnh, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, hiện nay ởnước ta những phương pháp của công tác xã hội nói chung và phương phápcông tác xã hội cá nhân nói riêng chưa được áp dụng phổ biến tại các Trung

Trang 9

tâm Bảo trợ xã hội dành cho người bệnh tâm thần trên cả nước Bên cạnh đónhững đề tài nghiên cứu về các phương pháp của công tác xã hội trong lĩnhvực trợ giúp người tâm thần ở Việt Nam hiện nay còn khá ít Từ những đặc

điểm trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu về “Công tác xã hội cá nhân trong trợ

giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa” làm đề

tài cho khóa luận của mình Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng áp dụng cáchoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần, từ đó

đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả của phươngpháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần nói chung vàtại đơn vị nói riêng

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Một số nghiên cứu về bệnh tâm thần trên thế giới.

Vấn đề về sức khỏe tâm thần đang trở thành vấn đề đáng lo ngại của rấtnhiều quốc gia bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực và

an sinh xã hội của quốc gia đó Dịch tễ học tâm thần từ lâu đã thu hút sự quantâm của các nhà nghiên cứu và cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nó Trênthế giới người ta chia sự phát triển của dịch tễ học tâm thần thành 4 giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo dài đến năm 1950 Những nghiên cứu ở giai đoạn này chỉ dựa trên số người

đến bệnh viện mà bỏ qua những người có bệnh nhưng không đến bệnh viện.Kết quả dẫn đến những số liệu thống kê trong giai đoạn này thường đơn lẻ vàkhông mang tính đại diện, không thể hiện được tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộngđồng Ở giai đoạn này có nghiên cứu của tác giả Robert Faris và WarrenDunham nghiên cứu tại chỗ ở của người bệnh tâm thần giữa những năm 1922

và 1934 tại Chicago, kết quả chỉ ra tỷ lệ tâm thần phân liệt ở nông thôn thấphơn ở thành thị.(9,2)

Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1980: Sau thế chiến thứ 2 có nhiều quân

nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ người bệnh tâm thần trong quân đội ngày một giatăng đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra trong quânđội được tiến hành Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được

sử dụng Các nhà nghiên cứu cũng bắt tay vào điều tra về bệnh tâm thần trongcộng đồng dân cư và sử dụng hình thức bảng hỏi để thu thập thông tin Một sốnghiên cứu có thể kể đến ở giai đoạn này đó là điều tra ở Midtown Manhattan

do chuyên viên xã hội tiến hành đánh giá người bệnh dựa vào hậu quả của

Trang 10

bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy 23% mẫu bị bệnh tâm thần nặng.Điều tra tại Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi

và dựa trên Cẩm Nang Hướng Dẫn Thống Kê Chuẩn Đoán về các ChứngBệnh Tâm thần lần 1 của Hiệp hội tâm thần Mỹ, kết quả chỉ ra tỷ lệ bệnh tâmthần chiếm 20% dân số Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấpđược số liệu về tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, nhờ việc sử dụng bảnghỏi mà những kết quả đưa ra có tính thống nhất và khách quan Tuy nhiênchưa có sự thống nhất trong phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu giữacác cuộc điều tra Bên cạnh đó, các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn nàykhông dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán, chủ yếu sử dụng các bảng hỏi tựthuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn(9,3)

Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1990: Trong giai đoạn này các bảng hỏi vẫn

được sử dụng để điều tra Cùng với đó là sự ra đời của ICD 10 (InternationalClassification of Diseases 10th Edition – Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tậtlần thứ 10) và DSM IV (Diagnostic and Statistical Manual of MentalDisorders 4th edition – Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các rối loạn tâmthần lần thứ 4), các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán rõràng và hợp lý Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV được đánh giá là nền tảngcho sự tiến bộ về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học Giai đoạn này,Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule - DIS) xâydựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán DSM IV được chú trọng sử dụng Cuộcđiều tra tiêu biểu của giai đoạn này là Điều tra dịch tễ vùng (EpidemiologicalCatchment Area - ECA) tại Hoa Kỳ với bộ câu hỏi DIS Đây được coi là cuộcđiều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đoán Kết quả nghiêncứu cho thấy trong vòng sáu tháng cứ 05 người Mỹ thì có 01 người bị mắc các vấn

đề về sức khỏe tâm thần Nếu tính trong thời gian cả đời thì cứ 03 người Mỹ sẽ cóngười mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần(9,4)

Giai đoạn thứ tư từ năm 1990 đến nay: Các cuộc điều tra trong giai đoạn

này thực hiện với nhiều mục đích khác nhau như tỷ lệ bệnh trong cộng đồng,các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần, tổchức y tế, tiêu biểu như điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm

1990 với việc sử dụng Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp(Composite International Diagnostic Interview - CIDI) trên 60.559 người ởtrên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng,

Trang 11

thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra và khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế, hoạtđộng của ngành y tế Bên cạnh đó là cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999cũng sử dụng bộ câu hỏi CIDI, ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trongcộng đồng, cuộc điều tra này còn nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây

ra, chất lượng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ y tế Kết quả nghiên cứu nàycho thấy tỷ lệ người dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là 17.7%.Trong tổng số những người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần có 4.6% khôngbao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe; 29.4% đã đến gặp bác sỹ và7.5% đã gặp bác sỹ tâm thần(9,4)

Với sự ra đời của các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh như ICD 10, DSM IV đãgiúp các nghiên cứu về dịch tễ học tâm thần ngày càng chính xác và hợp lýhơn

2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Là một quốc gia đang phát triển, trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt vàgian khổ, đất nước bị tán phá nặng nề chính vì vậy muốn bắt kịp với sự pháttriển của thế giới thì con người Việt Nam cũng phải không ngừng cố gắng,không ngừng thay đổi Những áp lực của cuộc sống hiện đại khiến cho sốngười bị mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày một gia tăng, trở thànhvấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội

Mặc dù ở Việt Nam chưa có cuộc tổng điều tra trên phạm vi toàn quốc vềvấn đề sức khỏe tâm thần nhưng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu

về tình trạng bệnh tâm thần ở một số tỉnh thành

Một trong những nghiên cứu cần nhắc đến đầu tiên đó là của tác giảNguyễn Văn Siêm thực hiện, nghiên cứu trên một phường tại Thành phố ĐàNẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758.Khảo sát dựa trên tiêu chuẩn ICD 10 (International Classification of Diseases

10th Edition – Bảng phân loại Quốc tế về bệnh tật lần thứ 10), tác giả đã sửdụng 2 phiếu khảo sát: khảo sát sàng lọc “Phiếu sức khỏe gia đình” sau đó nếuphát hiện có dấu hiệu nghi bệnh, người bệnh tiến hành “Bảng phỏng vấn bệnhtâm thần phân liệt” Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ mắc chung là 0.52 –0.61% dân số Tỷ lệ mắc điểm là 0.49 – 0.53% Tỷ lệ mắc mới trong một năm

là 0.29 – 0.56% Xác suất mắc bệnh là 1.26 – 1.44% Tỷ lệ bệnh nhân namnhiều hơn bệnh nhân nữ Tỷ lệ người bệnh khởi phát cao nhất là thuộc độ tuổi

từ 15 – 25 Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20 – 25, nữ là 25 – 30 Tỷ lệ

Trang 12

độc thân ở người bệnh nam là 40.58%, ở người bệnh nữ là 38.71% Tỷ lệ lyhôn, ly thân là 5.33% Nghiên cứu này được tiến hành từ những năm 1977 vàsau đó tiếp tục vào những năm 1999 Đề tài thực hiện cả bốn công đoạn củanghiên cứu dịch tễ học theo quan điểm của các nhà y học đó là: mô tả, phântích, can thiệp và đánh giá Điểm hạn chế của đề tài này là sử dụng một công

cụ nghiên cứu do mình sáng tạo ra nhưng lại không đề cập đến tính hiệu lực,

độ tin cậy của công cụ nghiên cứu Điều này ảnh hưởng đến giá trị khoa họccủa đề tài Tuy nhiên số liệu của đề tài đưa ra vẫn rất đáng để tham khảo vìđây là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về dịch tế học tâm thần tạiViệt Nam(15)

Nghiên cứu thứ hai là của tác giả Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức, khảo sáttại Quảng Ninh cho biết tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0.21%; động kinh

là 0.12%; chậm phát triển tâm thần là 0.15%; nghiện rượu là 0.25%; sa sút trítuệ là 0.05%(1,38-40)

Ngoài ra phải kể đến dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trườnghọc Hà Nội” của Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương – Sở Y tế HàNội và Trung tâm Sức khỏe tâm thần quốc tế Đại học Melbourne Australia,tiến hành khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nộibằng công cụ SDQ (Strengths anh Difficulties Questionnaires – Bảng câu hỏiđánh giá điểm mạnh điểm yếu) của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa ViệtNam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học

cơ sở trong độ tuổi từ 10 đến 16, tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thầnchung là 19,46% trong đó tỷ lệ nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành

và ngoại thành không có gì khác biệt

Cùng là đề tài nghiên cứu về học sinh có đề tài của Đặng Hoàng Minh vàHoàng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR (Youth Self report – Bảng tựthuật của thanh thiếu niên) thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ

11 – 15 tuổi ở 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ mắc cácvấn đề về sức khỏe tâm thần là 10.94%(7,106-112)

Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về thực trạng các vấn đề tâm thần ởViệt Nam thì chúng ta còn có những công trình nghiên cứu về công tác xã hộivới người bệnh tâm thần Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương và

cộng sự tiến hành và cho ra đời giáo trình “Công tác xã hội trong chăm sóc

sức khỏe tâm thần”, giáo trình được biên soạn dưới sự hỗ trợ của Đề án 1215

Trang 13

và Dự án Atlantic Philanthropies, Giáo trình gồm 5 chương trong đó chương Igiới thiệu chung về sức khỏe tâm thần và đề cập đến vai trò, chức năng củaCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng; chương IIgiới thiệu khái quát về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần;chương III trình bày về các nội dung can thiệp CTXH trong chăm sóc sứckhỏe tâm thần tại cộng đồng; chương IV cung cấp một số kiến thức và cáchcan thiệp của nhân viên CTXH trong làm việc với nhóm đặc thù; chương Vtrình bày những vấn đề và nguy cơ mà người chăm sóc người bệnh tâm thần

có thể gặp phải và cách phòng tránh(12,5-6) Theo hướng nghiên cứu này, tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Đình Tuấn đã biên soạn giáo trình “Quản

lý ca về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần”, Giáo trình đã

đề cập đến quy trình quản lý trường hợp trong chăm sóc và phục hồi chứcnăng cho người tâm thần, các kỹ năng cơ bản trong thực hành quản lý trườnghợp với người tâm thần(13) Đây là cơ sở rất quan trọng để nhân viên CTXHlàm việc với người bệnh tâm thần có thể tìm hiểu và vận dụng vào công việc

cụ thể của mình

Đó đều là những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực công tác xã hội trong trợgiúp người bệnh tâm thần, còn những đề tài nghiên cứu các phương pháp củacông tác xã hội với đối tượng này còn khá ít, chủ yếu là những đề tài luận vănthạc sỹ như của tác giả Lại Tiến Thắng năm 2016 nghiên cứu về nhân viêncông tác xã hội tại Trung tâm phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Ninh Bình,luận văn thạc sỹ năm 2016 của tác giả Vũ Trường Lâm nghiên cứu về phươngpháp công tác xã hội nhóm đối với người bệnh tâm thần phân liệt tại Trungtâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa Qua đây ta có thể thấy các nghiên cứu về côngtác xã hội với người bệnh tâm thần ở Việt Nam còn chưa phổ biến đặc biệt lànghiên cứu về phương pháp công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnhtâm thần

3 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận có liên quan đến Công tác xã hội và Công tác xã hội

cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hộiThanh Hóa

Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đếnhoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tạiTrung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

Trang 14

Đề xuất, khuyến nghị với Ban lãnh đạo Trung tâm một số biện pháp nhằmtăng cường tính hiệu quả của hoạt động công tác xã hội cá nhân trong trợ giúpngười bệnh tâm thần tại đơn vị nói riêng, tại các Trung tâm BTXH nói chung.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về người bệnh tâm thần, công tác xã hội cánhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

Phân tích thực trạng công tác xã hội cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đếncông tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảotrợ xã hội Thanh Hóa

Đề xuất các biện pháp để phát huy tính hiệu quả của hoạt động công tác xãhội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ

xã hội Thanh Hóa

5 Khách thể nghiên cứu

Số khách thể khảo sát bao gồm: 30 người bệnh tâm thần đang trong giaiđoạn phục hồi chức năng và 40 cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hộiThanh Hóa

Khách thể phỏng vấn sâu bao gồm: 03 người bệnh tâm thần, 01 người nhàbệnh nhân và 06 cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

6 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

7 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trungnghiên cứu về thực trạng các hoạt động CTXH cá nhân và những yếu tố ảnhhưởng đến CTXH cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

Không gian nghiên cứu: Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2015 đến tháng 6/2017

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập,nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, tham khảo các thông tin, số liệu từ các nguồnnhư sách, báo, khóa luận, tạp chí, trên mạng internet từ đó rút ra nhữngthông tin cần thiết và xử lý theo yêu cầu của khóa luận nhưng vẫn đảm bảotính khách quan

Trang 15

8.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp bằng bảng các câu hỏi được soạn thảotrước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lờicác câu hỏi, người được hỏi đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lờicủa mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho điều tra viên

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp thu thập thông tin hỏi đáp Phương pháp này được sửdụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ,quan điểm chính kiến của nhân viên trực tiếp phục vụ người bệnh tâm thầncũng như ý kiến của lãnh đạo Trung tâm về thực tiễn công tác xã hội cá nhântại đơn vị mình Đồng thời phỏng vấn suy nghĩ, ý kiến của người bệnh và giađình họ về các hoạt động của đơn vị

8.5 Phương pháp thống kê toán học

Sau khi có số liệu tôi tiến hành thống kê, tính toán, phân tích, so sánhnhằm mục đích phục vụ cho đề tài đang nghiên cứu, đảm bảo đề tài vừa mangtính lý luận vừa mang tính khoa học

9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, mục lục, nội dung củakhóa luận gồm 3 chương sau đây:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúpngười bệnh tâm thần

CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp ngườibệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

CHƯƠNG 3: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị

Trang 16

B Phần nội dung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm công tác xã hội

Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, công tác xã hội đang ngàycàng khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của con người Cho đếnnay, có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra dưới những góc độtiếp cận khác nhau Có quan điểm cho rằng công tác xã hội là một dạng trợgiúp giống như đưa một bàn tay giúp đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân,gia đình có khó khăn về kinh tế, về tình cảm, về quan hệ xã hội trong các cơ

sở xã hội, y tế hay giáo dục Công tác xã hội giúp cộng đồng tiếp cận với cácdịch vụ để đảm bảo nhu cầu và đảm bảo an sinh xã hội Bên cạnh đó cũng cóquan điểm cho rằng Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, một nghệthuật can thiệp đối với những vấn đề xã hội để tạo nên sự chuyển biến của xãhội

Dưới góc độ tiếp cận từ khía cạnh tác động của CTXH đối với con người

và môi trường xã hội, năm 2011 Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đàotạo CTXH quốc tế đã thống nhất và đưa ra định nghĩa về CTXH như sau:

“CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan

hệ của con người và thức đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền vàgiải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người CTXH

sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vàocan thiệp sự tương tác của con người với môi trường”(11,9) Một số quan điểmkhác tiếp cận với CTXH theo hướng nhấn mạnh đến sự tăng cường chức năng

xã hội cho cá nhân, gia đình, đặc biệt là cho nhóm đối tượng có hoàn cảnh khókhăn cần được trợ giúp, ví dụ như Hiệp hội các nhân viên công tác xã hộichuyên nghiệp của Mỹ cho rằng: “CTXH là một hoạt động chuyên nghiệpnhắm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăngcường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cầnthiết, giúp họ đạt được mục tiêu”(2,13) Các nhà nghiên cứu về CTXHPhilippines cho rằng: “CTXH là một nghề bao gồm các hoạt động cung cấpcác dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều

Trang 17

chỉnh hòa hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹphơn”(2,12).

Ở trên là những định nghĩa của thế giới về CTXH, còn ở Việt Nam, cácnhà khoa học cho rằng: “Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn mang tính chấttổng hợp cao, được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗtrợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề Công tác xã hội theo đuổimục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”(2,16)

Trong Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủtướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg thì CTXH đãđược định nghĩa như sau: “Công tác xã hội là hoạt động mang tính chấtchuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm

hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề đời sốngcủa họ - qua đó, công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc con người vàtiến bộ xã hội”(4)

Qua những định nghĩa về công tác xã hội đã được đưa ra ở trên, dù cókhác nhau về cách tiếp cận và mang đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồngnhưng nhìn chung vẫn có những điểm tương đồng như sau:

Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệthống kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mức đạo đứcnghề nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này

Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồngđặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như: trẻ em, phụ nữ, gia đìnhnghèo, người già, người khuyết tật những người trong hoàn cảnh khó khănnên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm

Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như mộttổng thể, tác động tới con người trong môi trường xã hội của họ Công tác xãhội tác động tới mối quan hệ tương tác qua lại giữa nhóm đối tượng và môitrường xã hội Công tác xã hội trợ giúp con người không chỉ qua việc canthiệp vấn đề của cá nhân, gia đình mà còn can thiệp các vấn đề của cộng đồng.Mục đích của công tác xã hội là hướng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình vàcộng đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội,tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đógiúp họ hòa nhập xã hội

Trang 18

Vấn đề mà cá nhân, gia đình, cộng đồng gặp phải cần tới sự can thiệp củacông tác xã hội là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhânnhư sự hạn chế về thể chất, khiếm khuyết về sức khỏe, tâm thần, việc làm,nghèo đói cũng có thể phát sinh từ yếu tố khách quan như cộng đồng, môitrường xung quanh.

Trong bài viết của mình tác giả sử dụng khái niệm về CTXH như sau:

“Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết

và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.

1.1.2 Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Trước khi định nghĩa công tác xã hội cá nhân là gì chúng ta cần hiểu thếnào là cá nhân

Cá nhân là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại của mỗi conngười, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội Về mặt sinh học, cá nhân

là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lý riêng, do

đó mới có sự khá nhau về năng lực, trình độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cánhân Về mặt xã hội, bản chất mỗi cá nhân là tổng hòa các mối quan hệ xã hội,

do đó mới có khả năng tu duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp Mỗi cá nhân cóđặc điểm tâm sinh lý xã hội khác với biệt với các cá nhân khác Do đó cần tôntrọng tính độc lập của mỗi cá nhân, không được coi mọi cá nhân đều nhưnhau Khi đánh giá, hoặc giao công việc cho mỗi người cần dựa vào nhữngđặc điểm cụ thể trên cả hai mặt cá nhân và xã hội Mỗi cá nhân với sự nỗ lựcphấn đấu cao và được rèn luyện trong tập thể và môi trường xã hội có thểvươn tới những giới hạn trên cả bản thân mình

Tôn trọng phẩm giá và năng lực cá nhân, tính khác biệt của mỗi cá nhân,tính tự quyết của cá nhân là những nguyên tắc đạo đức cần được chú trọngtrong công tác xã hội cá nhân Vậy công tác xã hội cá nhân là gì?

Công tác xã hội cá nhân cũng được các chuyên gia, các nhà khoa học tiếpcận dưới nhiều góc độ khác nhau Ở mỗi cách tiếp cận có điểm mạnh và ứngdụng riêng, nổi bật là hai hướng tiếp cận thứ nhất là khẳng định công tác xãhội cá nhân là một phương pháp của công tác xã hội chuyên nghiệp, hướng

Trang 19

thứ hai nhấn mạnh vào cách thức tiếp cận và giúp đỡ chuyên môn sâu về nhâncách cá nhân.

Theo khuynh hướng đặt trọng tâm vào khẳng định CTXH cá nhân là mộtphương pháp có quan điểm của They Farley và các tác giả khác (2000), địnhnghĩa công tác xã hội cá nhân là “Hệ thống giá trị và phương pháp được cácnhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội,hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và giađình giải quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xãhội và môi trường thông qua các mối quan hệ “mặt đối mặt””(14,25)

Tác giả Grace Mathew (1992) khi định nghĩa ông đã nhấn mạnh công tác

xã hội cá nhân hướng đến việc giúp đỡ con người giải quyết những khó khăn

về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ nghề nghiệp một – một(một nhân viên xã hội và một đối tượng)(14,26)

Định nghĩa theo hướng cách thức tiếp cận và giúp đỡ chuyên sâu, tác giảNguyễn Thị Oanh cho rằng “Công tác xã hội cá nhân là một biện pháp canthiệp quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một đối tượng cảmnghiệm”(14,26)

Nhìn chung có thể thấy rằng các quan điểm đưa ra đều cho rằng công tác

xã hội cá nhân là một hệ thống phương pháp, kỹ năng sử dụng các kiến thức

về tâm lý xã hội, hành vi con người để giúp đỡ cá nhân giải quyết vấn đề củamình thông qua mối quan hệ tương tác một – một

Như vậy công tác xã hội cá nhân là một phương pháp của công tác xã hội

mà ở đó nhân viên công tác xã hội sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp thông qua tiến trình trợ giúp khoa học và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của mình.

1.1.3 Khái niệm người bệnh tâm thần

Tâm thần hay bệnh tâm thần đều là những từ ngữ được sử dụng để mô tảtình trạng bất thường về mặt sức khỏe tâm thần Trong bài viết này, tác giả đã

sử dụng khái niệm về bệnh tâm thần được đề cập trong giáo trình Chăm sóc

sức khỏe tâm thần của khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh tâm thần được

định nghĩa như sau: “Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do

nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn

Trang 20

tâm thần, bệnh cơ thể làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức… bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh” (8)

Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổbiến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phốngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng Cónhững bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sailệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều Có những bệnh nhân tâmthần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũngnhư hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động,học tập được, tuy có giảm sút

Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinhhoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế.Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâmthần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Phát hiệnsớm và ngăn chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này

Lâu nay khi nghe đến ba từ người tâm thần, người ta thường liên tưởng đếnhình ảnh nhưng người ăn mặc quái dị, có những hành vi không giống ai, đứng

la hét ngoài đường hoặc thông qua phim ảnh, sách báo họ lại hình dung ranhững người có tình khí hung dữ bất thường, hành vi ghê gớm không thể đoántrước tuy nhiên không phải người tâm thần nào cũng như vậy

Ở bài viết của mình, tác giả sử dụng khái niệm về người bệnh tâm thần

trong tài liệu Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần của Nhà xuất bản Y học Hà Nội (2008), “Người bị bệnh tâm thần là người có biểu hiện khác lạ về

lời nói, hành vi, nhân cách so với những người bình thường Người có bệnh tâm thần thường không nhận thức được khuyết tật và sự bất thường của mình Với những người này, khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

và làm việc đều giảm sút Tình trạng bất thường về tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau hàng tháng Người bệnh tâm thần đôi khi cũng có những lúc có những biểu hiện bình thường như trước khi mắc bệnh”.

Để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh tâm thần, chúng tôi đã tìm hiểu vềnguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần Khác với các bệnh thực thể, nguyênnhân của bệnh tâm thần thường phức tạp hơn và thay đổi tùy theo các rối loạn

Trang 21

đặc biệt, tùy theo từng cá nhân riêng biệt Tuy có một số bệnh tâm thần chưaxác định được rõ nguyên nhân nhưng có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứngchỉ ra rằng các nhân tố sinh học, tâm lý và môi trường xã hội có thể góp phầnvào sự phát sinh hay quá trình tiến triển của bệnh Nguyên nhân phát sinhnhững vấn đề về bệnh tâm thần là sự kết hợp, tác động qua lại của các yếu tốmôi trường xã hội với những yếu tố bên trong như di truyền, tâm sinh lý.

Các nguyên nhân sinh học: Tình trạng tâm thần có thể bắt nguồn từ gen, di

truyền, cấu tạo thể chất, những tổn thương trực tiếp đến tổ chức não hay ngoàinão như chấn thương não, u não, mất cân bằng hóa học trong não, nhiễmkhuẩn, dùng thuốc, rượu hoặc ma túy liều cao hoặc kéo dài, tuổi tác, suy dinhdưỡng, bệnh tim mạch, suy giảm chức năng thận, gan và tiểu đường

Các nguyên nhân tâm lý cá nhân: Các yếu tố tâm lý cá nhân có ảnh hưởng

lớn đến sức khỏe tâm thần của mỗi người Tâm lý thiếu tự tin vào bản thân, suynghĩ tiêu cực về một ai đó cũng sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề về sứckhỏe tâm thần vì họ luôn sống ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi khi được giaomột công việc, một nhiệm vụ bất kỳ hoặc tự đưa ra một quyết định về một việc

gì đó Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, trạng thái căng thẳng kéo dài dễ đẩy họvào những rối nhiễu tâm thế và ảnh hưởng lớn tới đến sức khỏe đôi khi là tínhmạng của chính họ

Môi trường gia đình cũng có một ảnh hưởng nhất định đến sự phát triểntâm lý, sức khỏe tâm thần của trẻ Trong thời kỳ thơ bé, vì hoàn cảnh gia đìnhkhác nhau, trẻ em sẽ trải qua những sự kiện khác nhau Có trẻ có những trảinghiệm đau buồn như gia đình có bạo lực, cha mẹ chết, hoặc trẻ bị bỏ rơi, bịbạo hành, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người bảo hộ, hình thức giáo dụckhông đúng của bố mẹ Những sự kiện này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏethể chất và tinh thần của trẻ tại thời điểm đó Nguy hiểm hơn nó còn ảnh hưởngđến sức khỏe tâm thần của trẻ những giai đoạn phát triển sau này

Các nguyên nhân môi trường và xã hội: Các yếu tố môi trường và xã hội

của mỗi cá nhân được xem như là sự bao bọc đồng thời cũng là những nguyênnhân gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần Một xã hội an toàn lành mạnh sẽtạo một môi trường phát triển thuận lợi cho thể chất và tinh thần của người dân.Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay đang có nhiều nguy cơ rình rập từ tự nhiên và

xã hội như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, tai nạn giao thông, bạo lực học đường tácđộng tiêu cực đến đời sống kinh tế và tình cảm của mỗi cá nhân, các vấn đề về

Trang 22

sức khỏe tâm thần cũng từ đó mà nảy sinh Các yếu tố xã hội như tội phạm,xung đột gia đình, thất nghiệp, mất người thân có thể gây ra mất cân bằnghóa chất trong não bộ, dẫn đến các rối loạn tâm thần và sẽ tiến triển thành bệnhkhi các căng thẳng này liên tục xảy ra, mức độ ngày một gia tăng và khôngđược can thiệp hỗ trợ kịp thời.

Đáp ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia, nhiềumôi trường xã hội đang phải đối mặt với những biến đổi, với khoảng cách giàunghèo ngày một gia tăng Cơ cấu xã hội của cộng đồng thay đổi do sự pháttriển và mở rộng của các thành phố, sự đô thị hóa hay di dân ồ ạt, chênh lệchthu nhập, thất nghiệp và bào lực ngày một tăng cao Tất cả những yếu tố ấy trởthành nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tiêu cực đến vấn đề sứckhỏe tâm thần của cá nhân, gia đình và của cộng đồng

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, với hướng tiếp cận theo quan điểmnhân văn hiện sinh tác giả đánh giá những nhu cầu của người bệnh tâm thầndựa trên thuyết nhu cầu của Maslow Theo quan điểm của A.Maslow nhu cầucủa con người được chia thành 5 bậc thang theo thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầusinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhucầu tự khẳng định mình

Đối với người bệnh tâm thần họ cũng có những nhu cầu, mong muốn nhưbao người khác, thậm chí mức độ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ cònnhiều hơn Bởi vì họ là những người không may bị mắc bệnh và họ thường làđối tượng bị kỳ thị, bị xa lánh, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình vàcộng đồng

Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về sinh lý, nó bao gồm oxy, thức ăn, nướcuống, bài tiết vận động và nghỉ ngơi Nhu cầu này được đáp ứng để duy trì sựsống Đáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chămsóc cho người bệnh tâm thần bởi vì phải được đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng

cơ thể người bệnh mới có sức khỏe để chống đỡ bệnh tật

Nhu cầu an toàn được xếp thứ hai sau nhu cầu về sinh lý, nó bao hàm cả antoàn về tính mạng và an toàn về tinh thần An toàn về tính mạng là bảo vệ họtránh khỏi các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh đượcmọi sự sợ hãi, lo lắng Đối với người bệnh tâm thần nhu cầu này cũng rất cao vìmỗi lần họ lên cơn thường có những hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng của

Trang 23

bản thân và của những người xung quanh Đồng thời cần tránh được những lolắng, căng thẳng trong tâm lý để có thể ổn định tình hình bệnh

Nhu cầu giao tiếp xã hội là một trong những nhu cầu mà người chăm sócngười bệnh tâm thần cần hết sức lưu ý khi lập kế hoạch trợ giúp Người bị bệnhtâm thần thường bị xã hội cô lập, không có bạn bè nên họ luôn có cảm giácbuồn tẻ và căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh

Nhu cầu được tôn trọng, sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tínhđộc Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không đượcngười khác chấp nhận nên sinh cảm giác tự ti mặc cảm đôi khi người bệnh sẽkhông hợp tác làm việc cùng nhân viên chăm sóc Trên thực tế, có rất nhiềungười bệnh tâm thần bị chính những người thân trong gia đình, những ngườixung quanh khinh thường Sự khinh thưởng, thiếu tôn trọng nó không chỉ đượcthể hiện qua ngôn ngữ mà còn qua hành vi và thái độ Để đáp ứng nhu cầu nàycủa người bệnh, nhân viên CTXH cần có thái độ thân mật, cởi mở và lắng nghe

ý kiến của người bệnh

Nhu cầu tự hoàn thiện là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu.Bất kỳ ai cũng muốn hoàn thiện bản thân mình Đối với những người bệnh tâmthần họ cũng muốn bản thân mình tốt hơn, trở thành một người có ích hơn,được khẳng định giá trị của bản thân thông qua việc được tham gia những hoạtđộng văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hay các hoạt động lao động khác

Do tính chất của bệnh tật nên người bệnh tâm thần thường gặp rất nhiềukhó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người Tự bản thân họđáp ứng nhu cầu đã khó lại thêm tác động và rào cản của xã hội khiến cho cácnhu cầu bị thiếu hụt hoặc không được đáp ứng Những điều này làm ảnh hưởngrất nhiều đến quá trình điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâmthần Những lúc như thế này người bệnh rất cần đến sự trợ giúp của CTXH

1.1.4 Khái niệm Trung tâm Bảo trợ xã hội

Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng nhữngbiện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi

ro, bất hạnh, nghèo đói vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủkhả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình,nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họvượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng

Trang 24

Trung tâm Bảo trợ xã hội (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sựnghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Trung tâm chịu sựquản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyênmôn, nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tàikhoản riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật.Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội tổ chức thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng; phục hồichức năng, lao động sản xuất; dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, tái hòa nhậpcộng đồng và tổ chức các hoạt động khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội trênđịa bàn tỉnh được nuôi dưỡng tại Trung tâm theo quy định(3).

1.1.5 Khái niệm công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chính thức về Công tác xã hội cá nhântrong trợ giúp người bệnh tâm thần nhưng từ việc phân tích các khái niệm đãnêu ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúpngười bệnh tâm thần như sau:

Công tác xã cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần là một phương pháp của công tác xã hội làm việc với một đối tượng cụ thể Ở đó nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng CTXH cá nhân và đạo đức nghề nghiệp để trợ giúp người bệnh tâm thần giải quyết vấn đề của họ.

Khi nói đến người bệnh tâm thần nhiều người sẽ cho rằng họ là người tâmthần thì biết gì, làm được gì, nói họ cũng không hiểu được Đó đều là nhữngnhận định sai lầm và mang tính chất kỳ thị Bởi vì người bệnh tâm thần đượcphân chia thành nhiều mức độ, nhiều loại bệnh khác nhau nên không phải aicũng mất hoàn toàn khả năng nhận thức Do đó khi bị căng thẳng hay rơi vàonhững trạng thái tâm lý không ổn định họ rất cần đến sự hỗ trợ, chăm sóc củanhững người làm công tác xã hội để có thể trở về trạng thái tâm lý ổn định hơn,yên tâm điều trị bệnh và tham gia các hoạt động phục hồi chức năng

Trang 25

1.1.6 Những biểu hiện của công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

1.1.6.1 Hỗ trợ chăm sóc y tế

Là những hoạt động chuyên môn nhằm giúp đỡ, theo dõi, điều trị và phòngngừa bệnh, thương tích và suy yếu về thể chất, tinh thần ở người Cụ thể trongtrợ giúp người bệnh tâm thần:

Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ người bệnh và gia đình người bệnh tâmthần tuân thủ quy trình điều trị, phương pháp chăm sóc người tâm thần, theodõi việc sử dụng thuốc của người bệnh đúng thời gian, đúng liều dùng

Xây dựng cách thức đối phó với nguy cơ lạm dụng thuốc cũng như chất gâynghiện cho người bệnh tâm thần

Đánh giá các yếu tố nguy cơ, các yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần đểxây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp

1.1.6.2 Tham vấn, tư vấn

Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, thông qua quá trình này nhằmgiúp người bệnh nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suynghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình

Trong trợ giúp người bệnh tâm thần, thông qua những buổi trò chuyện cùngngười bệnh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý giải tỏa bớt cảm xúctiêu cực, thay đổi nhận thức về tình trạng bệnh của bản thân và tìm kiếm những

sự giúp đỡ chuyên môn Chỉ khi nào người bệnh có một trạng thái tâm lý thoảimái và ổn định thì họ mới có thể yên tâm điều trị bệnh

Tư vấn là sự phát biểu ý kiến về vấn đề được hỏi nhưng không có quyềnquyết định NVCTXH cần thực hiện tốt vai trò tư vấn của mình trong trườnghợp, người bệnh và gia đình thiếu hiểu biết về sức khỏe tâm thần hoặc nhữngdịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hay thiếu kiến thức về những chế độ chínhsách cho người bệnh tâm thần và gia đình người bệnh tâm thần, họ mong muốn

có thông tin cũng có thể là mong muốn nhận được những lời khuyên từ phíangười trợ giúp để đưa ra những quyết định hợp lý cho kế hoạch giải quyết vấn

đề của mình

Để thực hiện tốt công việc này, NVCTXH cần trang bị cho mình nhữngkiến thức về bệnh tật: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, nguy cơ ; những hiểubiết về chính sách, chương trình dịch vụ, những cơ sở khám, chữa trị và tư vấn

Trang 26

chuyên sâu cho người bệnh tâm thần và gia đình họ; kiến thức về các mô hình

và xu hướng điều trị bệnh hiện nay

1.1.6.3 Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế - xã hội, giáodục và các kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng vàkhuyết tật, đảm bảo cho người bệnh tâm thần hội nhập và tái hòa nhập xã hội,

có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội Các hoạt động phục hồichức năng cho người bệnh tâm thần hiện nay:

Phục hồi chức năng lao động thông qua các hoạt động như trồng trọt,chăn nuôi, dạy nghề

Huấn luyện kỹ năng sống cơ bản cho người bệnh tâm thần như tự chămsóc bản thân, lao động, vệ sinh nơi ở, giao tiếp

Chúng ta có thể khẳng định rằng việc huấn luyện các kỹ năng và phục hồichức năng lao động cho người bệnh rất quan trọng và là một phần không thểthiếu trong kế hoạch điều trị và đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng

1.1.6.4 Kết nối nguồn lực

Nguồn lực có thể là nội lực hay ngoại lực Nó bao gồm con người, cơ sởvật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, quan điểmchính trị Nhân viên công tác xã hội là người có được những thông tin vềchinh sách, dịch vụ, những nguồn tài nguyên sẵn có từ những cá nhân, cộngđồng, tổ chức để giới thiệu cho người bệnh tâm thần đặc biệt là những ngườitrong quá trình tái hòa nhập cộng đồng Cũng như kết nối nguồn lực hỗ trợcho các hoạt động dành cho người bệnh của đơn vị mình công tác Việc kếtnối nguồn lực có thể thông qua các hoạt động như kỷ niệm ngày lễ, tết, ngàytâm thần Thế giới,

1.1.6.5 Quản lý ca

Đây là hoạt động nhằm giúp cá nhân người bệnh tâm thần nhận được cácdịch vụ hỗ trợ thông qua việc kết nối và điều phối các nguồn lực Đây là hoạtđộng quản lý diễn ra trong suốt quá trình điều trị bệnh và phục hồi chức năngcho người bệnh tâm thần

Hoạt động này sẽ được tiến hành thông qua các hoạt động nhỏ như: Thuthập thông tin và đánh giá tình hình đối tượng, xác định nhu cầu của ngườibệnh; xây dựng kế hoạch ca đáp ứng nhu cầu người bệnh; xác định cácchương trình và nguồn cung cấp dịch vụ, thu xếp và điều phối việc cung cấp

Trang 27

dịch vụ cho người bệnh; điều hành hiệu quả kế hoạch ca và điều chỉnh kếhoạch phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế; là người liên lạc trung giangiữa đối tượng và các nguồn lực; biện hộ cho đối tượng tiếp cận được dịch vụphù hợp.

1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần

1.1.7.1 Yếu tố từ người bệnh tâm thần

Mỗi người bệnh tâm thần họ có hoàn cảnh khác nhau nên vấn đề của họcũng sẽ khác nhau Họ có những kinh nghiệm, mối quan hệ xã hội, cách nhậnthức đánh giá bản thân và người khác, cách đối phó với những vấn đề và tìnhhuống khác nhau Do đó khi tiến hành hoạt động trợ giúp bên cạnh việc tìmhiểu vấn đề của người bệnh là gì cần tìm hiểu về những đặc điểm tâm sinh lý

và thế giới quan của người bệnh để đưa ra kế hoạch phù hợp, thu hút được sựhợp tác của người bệnh Sự bất ổn định trong trạng thái tâm lý và cảm xúc củangười bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình và kết quả của hoạtđộng trợ giúp

Bên cạnh đấy không phải người bệnh tâm thần nào khi đưa vào điều trị tạicác cơ sở tập trung đều công nhận mình là người có bệnh Họ luôn giấu bệnh

và không hợp tác cùng các bác sỹ, cán bộ y tế, không những vậy còn có nhữnghành vi chống đối và có những lời nói xúc phạm tới những cán bộ chăm sóc

Sự bất hợp tác của người bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả củahoạt động trợ giúp

Những người tâm thần được đưa vào điều trị tại các trung tâm thường lànhững người tâm thần phân liệt đã điều trị nhiều nơi chưa có tiến triển nên đưavào trung tâm chủ yếu là điều trị duy trì Do đó hoạt động trợ giúp lại cànggặp khó khăn nhiều hơn do tinh thần và trí tuệ của họ không ổn định và nhậnthức đã sa sút nặng

1.1.7.2 Yếu tố về đội ngũ cán bộ, lãnh đạo

Trong lĩnh vực CTXH nói chung và CTXH trong trợ giúp người bệnh tâmthần nói riêng, nhân tố con người hay nói cách khác chính là đội ngũNVCTXH là một thành phần không thể thiếu góp phần làm nên thành côngcủa hoạt động trợ giúp Hiệu quả làm việc của một nhân viên xã hội trong hoạtđộng trợ giúp chịu ảnh hưởng của các yếu tố như kiến thức kỹ năng hay thâmniên kinh nghiệm

Trang 28

Công tác xã hội là một nghề có khả năng ứng dụng rộng lớn Nhân viêncông tác xã hội tham gia các hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nêncần có một nền tảng kiến thức rộng và phong phú Đồng thời cần nắm chắccác kiến thức về chuyên môn, về tiến trình CTXH, các nguyên tắc và đạo đứcnghề nghiệp Hiểu biết sâu về các kỹ năng cũng như sử dụng chúng một cáchthành thạo trong công việc Khi làm việc cùng với người bệnh tâm thần, bêncạnh những kiến thức chung về ngành nghề CTXH, NVCTXH cần trang bịcho mình những kiến thức chung về bệnh tâm thần và thông tin về hồ sơ điềutrị của người bệnh, hiểu biết về chính sách pháp luật, các chương trình dịch vụdành cho người bệnh tâm thần và gia đình người bệnh tâm thần Ngoài raNVCTXH cần sử dụng thành thạo một số kỹ năng như tư vấn, tham vấn, giaotiếp, phỏng vấn, ghi chép

Chăm sóc, giúp đỡ người bệnh tâm thần là một công việc nguy hiểm vì khingười bệnh tâm thần phát bệnh một số người sẽ không kiểm soát được hành vicủa mình và gây nguy hiểm đến những người xung quanh cũng nhưNVCTXH, hơn nữa thời gian phục hồi của họ khá lâu, sự tiến triển diễn ramột cách chậm chạm nên NVCTXH cần hết sức kiên trì và trang bị những kỹnăng tự bảo vệ bản thân, quản lý được trạng thái cảm xúc tránh rơi vào căngthẳng, chán nản

Kinh nghiệm thực tiễn và thâm niên công tác là yếu tố ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả hoạt động trợ giúp người bệnh tâm thần Trong tất cả mọi loại nghềnghiệp, kinh nghiệm làm việc tạo cho mỗi cá nhân một nền tảng tri thức để họvận dụng, xử lý các tình huống xảy ra một cách linh hoạt, khéo léo Không chỉvậy, kinh nghiệm còn là một yếu tố giúp người bệnh tâm thần tin tưởng hơnvào người NVCTXH để chia sẻ câu chuyện của mình Thực tế chứng minhnhững người tiếp xúc và làm việc lâu năm cùng với người bệnh tâm thầnthường có khả năng xử lý tình huống khéo léo và đưa ra những cách trợ giúpkhả thi với người bệnh hơn những người mới, kinh nghiệm còn ít Không chỉdừng lại ở kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà tình yêu, thái độ nghềnghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt động CTXH Khó khăn trong trợ giúp ngườibệnh tâm thần không phải là ít vì thế nên một NVCTXH cần có tình yêu nghề,luôn sẵn lòng hi sinh, có thái độ kiên trì với công việc đầy khó khăn này thìhoạt động CTXH mới có kết quả tích cực

Trang 29

Người lãnh đạo cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hoạt độngCTXH và sự phát triển của lĩnh vực này tại đơn vị mình Người lãnh đạo lànhững người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác vàchịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ Người lãnh đạo thường làngười lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thôngtin một cách có hiệu quả để đạt mục tiêu.

Tại các trung tâm người lãnh chính là đội ngũ ban giám đốc và trưởng,phó các phòng khoa Những kế hoạch được người lãnh đạo xây dựng, sự tạođiều kiện và am hiểu về CTXH là những điều kiện để đưa CTXH ngày càngphát triển hơn tại các trung tâm

1.1.7.3 Yếu tố về gia đình người bệnh và cộng đồng

Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của hoạtđộng CTXH cá nhân Gia đình là một nguồn lực rất lớn tác động tích cực đếntinh thần người bệnh, giúp họ ổn định tâm lý yên tâm chữa trị Tuy nhiên cónhiều gia đình vì nhận thức về bệnh tâm thần còn hạn chế bên cạnh đó là chịuảnh hưởng của các định kiến xã hội mà đã bỏ bê không quan tâm đến ngườibệnh khiến người bệnh tâm thần luôn trong trạng thái tâm lý u buồn, chán nản.Một phần khác là do kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên không có nhiềuthời gian đến thăm người thân của mình

Cộng đồng là một môi trường tiềm ẩn nhiều khó khăn cho người bệnhnhững cũng rất nhiều nguồn lực để hỗ trợ người bệnh Sự yêu thương quantâm bao bọc của mình gia đình đối với người bệnh tâm thần là không đủ, họcần đến sự quan tâm tạo điều kiên của xã hội và những người xung quanh họ.Tuy nhiên trên thực tế, định kiến xã hội, sự kỳ thị của cộng đồng đã vô tìnhlàm tổn thương những người bệnh tâm thần và khiến họ không thể sống hòanhập với cộng đồng

Chính vì vậy, việc xây dựng một môi trường gia đình và môi trường xã hội

an toàn là rất cần thiết để giúp người bệnh tâm thần tái hòa nhập cộng đồngthành công

1.1.7.4 Yếu tố về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính

Để đảm bảo quá trình trợ giúp đối tượng đạt hiệu quả cao, cơ sở vật chất

và nguồn lực tài chính là yếu tố không thể thiếu Hiện nay, cơ sở vật chất cungcấp cho các hoạt động công tác xã hội đối với người bệnh tâm thần chưa đượcđáp ứng đầy đủ dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu chính

Trang 30

đáng cho người bệnh và gia đình người bệnh Nhiều cơ sở chăm sóc ngườibệnh tâm thần còn chưa có phòng CTXH, phòng tham vấn hay các trang thiết

bị phục vụ cho công tác dạy nghề, phục hồi chức năng Một số cơ sở chăm sóccho người bệnh tâm thần phòng ở và trang thiết bị sinh hoạt xuống cấp tuynhiên chưa có kinh phí để đầu tư xây dựng lại Sự thiếu thốn về nguồn kinhphí khiến cho các hoạt động CTXH nói chung và hoạt động CTXH cá nhânnói riêng gặp nhiều bất cập, khó khăn

1.1.7.5 Yếu tố về cơ chế chính sách

Có thể nói cơ chế chính sách dành cho cán bộ nhân viên làm việc tronglĩnh vực trợ giúp người bệnh tâm thần là một yếu tố động lực thúc đẩy nhữngngười trợ giúp người bệnh tâm thần làm việc có hiệu quả hơn Cơ chế chínhsách phù hợp, đảm bảo cuộc sống và cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ làm chonhững cán bộ nhân viên chăm sóc người bệnh tâm thần yên tâm làm việc cũngnhư học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn

Hiện nay, CTXH ở nước ta mặc dù đã được công nhận là một nghề chuyênmôn với việc ban hành mã ngành đào tạo và mã số ngạch viên chức tuy nhiêncác lĩnh vực làm việc với những đối tượng cụ thể lại chưa có cơ chế chínhsách rõ ràng Lĩnh vực CTXH với người bệnh tâm thần chưa được công nhậnchính thức, chúng ta chưa có hội hay hiệp hội bảo vệ những người làm CTXHvới người bệnh tâm thần trong khi đó làm việc cùng với người bệnh tâm thầntiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro Những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đếntâm lý, nhiệt huyết nghề nghiệp của NVCTXH từ đó gây ảnh hưởng đến hiệuquả làm việc

1.2 Luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến người bệnh tâm thần và công tác xã hội

1.2.1 Luật pháp liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành năm 1989 đã đề cập đến quyềncủa người rối loạn tâm thần thông qua quy định một số tình trạng sức khỏe cần

có sự đồng ý của gia đình người có vấn đề tâm thần trước khi điều trị cũngnhư điều kiện đề được điều trị bằng thuốc

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cha mẹ có nghĩa vụ vàquyền cùng nhau chăm sóc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưngkhuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự và con cái có nghĩa vụ chăm

Trang 31

sóc cha mẹ đặc biệt khi ốm đau, già yếu, tàn tật Luật cũng đồng thời quy địnhmột số quyền quản lý tài sản đối với cha/mẹ mất năng lực hành vi dân sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người tâm thần không đượclàm chứng, tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bịcáo bị bệnh tâm thần và phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối vớingười chấp hành hình phạt từ có mắc bệnh tâm thần;

Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 quy định về việc thành lập tổ chứcgiám định pháp y tâm thần;

Luật Dược năm 2005 quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướngtâm thần và tiền chất làm thuốc;

Luật Bảo hiểm y tế năm 2005 quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các thanchủ bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó bao gồm thân chủtâm thần;

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định quyền trẻ

em trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, cộng đồng và gia đìnhtrong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm: trẻ em mồ côi, trẻ

bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật thể chất và tâm thần, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ

em nhiễm chất độc màu da cam ;

Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định người tâm thần, người cókhuyết tật thần kinh là nhóm thân chủ khuyết tật Đây là cơ sở để người tâmthần được hưởng một số chính sách hỗ trợ của nhà nước

1.2.2 Chính sách liên quan đến người bệnh tâm thần và công tác xã hội

Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gianay thuộc Chương trình mục tiêu của Bộ Y tế được Chính phủ phê duyệt năm

1998 trong đó có nêu rõ mục tiêu cần đạt được là xây dựng mạng lưới, triểnkhai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần với các nộidung chăm sóc sức khỏe khác của trạm y tế xã, phường – phát hiện, quản lý vàđiều trị người tâm thần (tập trung vào tâm thần phân liệt, động kinh) kịp thời

để họ sớm trở về sống hòa nhập với cộng đồng;

Đề án 930 được Chính Phủ phê duyệt năm 2009 về “đầu tư xây dựng, cảitạo nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoanhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi khó khăn sử dụngvốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009 –2013.”

Trang 32

Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ

về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chínhphủ Chính sách này quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người mắcbệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơquan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm;quy định về cấp thẻ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng và các chế độ khác

Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 phê duyệt

Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 Đề án là mộtbước tiến lớn với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển công tác xã hội trở thànhmột nghề ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác

xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên côngtác xã hội đủ về số lượng – đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệthống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng

hệ thống an sinh xã hội tiên tiến

Thông tư số 08/2010/TT-BNV ngày 25 tháng 8 năm 2010: tiếp nối Quyếtđịnh số 32/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, ngày 25 tháng

8 năm 2010 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2010/TTg-BNVban hành chức danh, mã số ngạch viên chức công tác xã hội Như vậy, Thông

tư đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tuyển dụng cũng như chế độcho người làm nghề này

Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 01năm 2011: Thông tư quy định chi tiết về đối tượng áp dụng và nguồn kinh phíthực hiện cũng như hướng dẫn chi tiết nội dung và mức chi cho các hoạt độngcủa Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020

Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2011: Thông

tư quy định rõ và đầy đủ tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội baogồm đối tượng và phạm vi áp dụng; quy trình tiếp nhận và chăm sóc đốitượng; các tiêu chuẩn về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, học nghề, văn hóa – thểthao Điều đặc biệt trong Thông tư này đó là quy trình tiếp nhận và chăm sócđối tượng đã tiến gần tới quy trình quản lý trường hợp trong công tác xã hội.Như vậy, có thể nói rằng hoạt động tại các trung tâm Bảo trợ xã hội đang dầntrở nên chuyên nghiệp

Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4 tháng 7 năm 2011: Nghị định quyđịnh chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác

Trang 33

tại các cơ sở y tế công lập Theo đó, mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởngmột phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất; phụ cấp ưu đãi theo nghề đượctính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụlãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng chongười tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 –

2020 Quy định nhằm xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1215; quy hoạchphát triển hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năngcho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần,người rối nhiễu tâm trí; xây dựng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễutâm trí; truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộngđồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng

Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủquy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội TạiChương 5 của Nghị định này đã quy định rõ các chính sách chăm sóc, nuôi

dưỡng dành cho đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: tất cả đối

tượng là bệnh nhân tâm thần khi điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH đều được hưởng trợ cấp tiền ăn là 4 hệ số (4 x 270.000) tương đương với số tiền là 1.080.000 đồng/người/tháng.

Trang 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng ta hiểu rõ hơn và có cái nhìn cụ thểhơn về công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần Bên cạnhviệc cung cấp các dịch vụ, kết nối nguồn lực, phát huy tiềm năng của ngườibệnh, công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần có thể lànhững việc hỗ trợ chăm sóc y tế, tư vấn, tham vấn cho người bệnh và gia đìnhngười bệnh cách chăm sóc họ khi đưa họ về sinh hoạt tại gia đình, hoặc có thể

là tạo điều kiện để họ được tham gia phục hồi chức năng qua việc lao động,vui chơi giải trí và tuyên truyền giáo dục những kiến thức, kỹ năng sống cơbản

Hoạt động CTXH cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố con người, tàichính, cơ chế chính sách, đặc điểm đối tượng cũng như nhận thức của gia đình

xã hội về người bệnh tâm thần Một hoạt động CTXH cá nhân sẽ đạt hiệu quảtích cực khi các yếu tố này được cân bằng

Nắm vững những khái niệm, những biểu hiện của CTXH và những yếu tốảnh hưởng đến CTXH cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần sẽ giúpchúng ta sử dụng có hiệu quả phương pháp CTXH cá nhân vào việc hỗ trợchăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần, tạo điềukiện để người bệnh tâm thần sớm có thể tái hòa nhập cộng đồng

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG

TRỢ GIÚP NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM

BẢO TRỢ XÃ HỘI THANH HÓA 2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Sơ lược về Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc SởLao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, nằm trên địa phận thônĐồng Cơ xã Quảng Hợp huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, cách thành phốThanh Hóa 13 km về phía Nam

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 367/TCDC/UBTH từ ngày26/02/1964 của Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa với tên gọi là Trại cứu tếĐông Thành – huyện Quảng Xương Qua nhiều lần đổi tên, đến năm 1987được đổi tên thành Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa và là một trongnhững Trung tâm có quy mô lớn trên cả nước (Trung tâm hạng I theo Quyếtđịnh số 2631/QĐ-UBND ngày 31/8/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Trước đây Trung tâm có nhiệm vụ nuôi dưỡng tổng hợp nhiều đối tượngchính sách xã hội (bao gồm Bà mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân liệt sỹ).Hiện nay, Trung tâm có nhiệm vụ chính trị là: Quản lý, điều trị, nuôi dưỡng,phục hồi chức năng cho người tâm thần mãn tính trong tỉnh Qua 50 năm xâydựng và trưởng thành, Trung tâm đã được Chủ tịch tặng thưởng Huân chươnglao động hạng Nhì (năm 1997) và 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huânchương lao động hạng Nhất (năm 2002 và 2003) và nhiều cơ thi đua, Bằngkhen của Bộ - Ngành và tỉnh

Trung tâm có tổng diện tích là 50.814m² được chia thành 2 khu:

Khu A có tổng diện tích đất là 35.058m² dùng vào việc nuôi dưỡng, quản

lý đối tượng và trụ sở làm việc của cơ quan

Khu B có diện tích là 15.756m² là đất ruộng, đất ao dùng cho việc phụchồi chức năng lao động cho người bệnh tâm thần được điều trị tại Trung tâm.Trung tâm hiện có 118 cán bộ viên chức, người lao động đang quản lý,nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho 576 người bệnh tâm thần phânliệt Bên cạnh Ban lãnh đạo Trung tâm gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc,Trung tâm gồm có 09 phòng, khoa: phòng Tổ chức – Hành chính, Y vụ - Trạm

y tế, phòng CTXH, khoa I – III – IV tâm thần Nam, khoa II tâm thần Nữ, khoaDinh dưỡng và khoa Phục hồi chức năng – dạy nghề

Trang 36

Sơ đồ cơ cấu, bộ máy tổ chức của Trung tâm:

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa

Chức năng nhiệm vụ của các phòng, khoa tại Trung tâm được quy địnhnhư sau:

Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng, nhiệm vụ là tham mưu choBan lãnh đạo Trung tâm về công tác tổ chức bộ máy nhận sự, xây dựng kếhoạch tháng, qúy, năm Tổng hợp báo cáo theo yêu cầu thường xuyên và độtxuất, đảm bảo các chế độ quyền lợi cho cán bộ viên chức, người lao động vàngười bệnh đang được chăm sóc điều trị tại Trung tâm, kiểm tra việc thực hiệncác quy chế của đơn vị, chuyên môn và chế độ chính sách đối với cán bộ,bệnh nhân Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, đảm bảo an ninh chính trị,

ổn định nội bộ Quản lý tài sản công, đảm bảo cơ bản cho mọi hoạt động củađơn vị Phối hợp với các khoa tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều trị,nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần

Y vụ - Trạm y tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch điều trị bệnh tâm thần vàcác bệnh thông thường khác cho người bệnh tâm thần bên cạnh đó tổ chứckhám chữa bệnh ban đầu cho người bênh tâm thần cũng như cán bộ viên chức,người lao động của đơn vị

Giám đốc Trung tâm

Khoa Dinh dưỡng

Khoa phục hồi chức năng – Dạy nghề

Khoa

II tâm thần Nữ

Khoa I –III – IV tâm thần NamPhó giám đốc 2Phó giám đốc 1

Trang 37

Khoa Dinh dưỡng được phân công nhiệm vụ cân đối chế độ dinh dưỡng vàtiền ăn, phục vụ nước uống đun sôi và nấu ăn 3 bữa/ngày cho người bệnhđược chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng tại đơn vị.

Các khoa I – III – IV quản lý, điều trị, PHCN cho người bệnh tâm thầnnam

Khoa II quản lý, điều trị, PHCN cho người bệnh tâm thần nữ

Khoa PHCN – DN có nhiệm vụ quản lý, điều trị, phục hồi chức năng chođối tượng tâm thần nhưng đã tạm thời ổn định về bệnh tật Tổ chức PHCN laođộng sản xuất và dịch vụ cung cấp thực phẩm, rau xanh cho bếp ăn của đơn vị.Phòng Công tác xã hội mới được thành lập từ ngày 01/01/2016 được Banlãnh đạo Trung tâm giao nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng, tổchức tham vấn, sinh hoạt nhóm Tuy nhiên, do không có chỉ tiêu nên đơn vịchưa tuyển được NVCTXH được đào tạo bài bản Phòng CTXH hiện có 3người gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 nhân viên, trong đó có 2 ngườiđược tập huấn ngắn hạn về CTXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

tổ chức, 01 người đang theo học lớp đại học nghề CTXH theo Đề án 32 của

Bộ LĐTB&XH tổ chức tại tỉnh

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Đặc điểm cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa.

Trung tâm có 118 cán bộ nhân viên, gồm 56 nam và 62 nữ Trong đó chỉtiêu về cán bộ viên chức – người lao động và trình độ chuyên môn đào tạođược thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu cán bộ viên chức – người lao động Trung tâm

Bảo trợ xã hội Thanh Hóa T

Trang 38

Sơ cấp 20 16.95

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Trung tâm BTXH Thanh Hóa

Bảng số liệu đưa ra ở trên giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về độingũ cán bộ viên chức – người lao động làm việc tại đơn vị Cán bộ nhân viên

đã được biên chế của đơn vị là 51 người chiếm tỷ lệ 43.22%, số hợp đồng laođộng chưa quỹ lương là 23 người chiếm tỷ lệ 19.49% Đối với những nhânviên thuộc hợp đồng chưa quỹ lương chỉ được hưởng tiền công hỗ trợ của tỉnhtheo hệ số nhất định và không được tăng bậc Với tiêu chí về trình độ chuyênmôn, chiếm số lượng cao nhất là chuyên môn được đào tạo ở hệ Trung cấp với

tỷ lệ 51.69% sau đó đến đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ 22.03% Chưa quađào tạo chỉ có 01 người chiếm tỷ lệ 0.86%

Trong tổng số 118 CBVC – NLĐ tại đơn vị, số lượng cán bộ, nhân viên hỗtrợ người bệnh tâm thần (làm việc như nhân viên CTXH) là 76 người Họ đều

là những người trực tiếp làm việc và chăm sóc, quản lý, điều trị cho ngườibệnh tâm thần

Để đánh giá các hoạt động CTXH cá nhân và những yếu tố ảnh hưởng đếnhoạt động CTXH cá nhân trong trợ giúp người bệnh tâm thần tại đơn vị, tôi đãtiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 40 cán bộ nhân viên, thực hiện phỏng vấn

06 CBNV và lãnh đạo đơn vị

Thông qua bảng 2.2 cho chúng ta thấy đa số CBNV của Trung tâm đều lànhững người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc cho người tâmthần Số CBNV có thâm niên công tác từ 11 – 20 năm chiếm 32.5% sau đó lànhững người có thâm niên trên 20 năm chiếm tỷ lệ 30% Đây là những con sốquan trọng, phản ánh rằng những nhân viên làm việc tại Trung tâm đều lànhững người có thời gian làm việc lâu dài và có nhiều kinh nghiệm trong canthiệp, trợ giúp người bệnh tâm thần

Tuy nhiên nếu xét về mặt trình độ chuyên môn và chuyên ngành được đàotạo thì đây là một thử thách đối với Ban lãnh đạo của Trung tâm Số lượngCBNV tại Trung tâm được đào tạo ở trình độ trung cấp là chủ yếu chiếm tỷ lệ65% Ở hệ cao đẳng và đại học đang còn rất ít Bên cạnh đó khi xử lý số liệuthu thập được cũng cho thấy hầu hết nhân viên chăm sóc trực tiếp cho ngườibệnh tâm thần được đào tạo chuyên môn về y/dược là 35 người chiếm tỷ lệ87.5% Trong số 4 người được đào tạo ở trình độ đại học thì có 03 người đào

Trang 39

tạo ở lĩnh vực chuyên môn khác như sư phạm, kế toán và chỉ có 01 ngườiđang được đào tạo đại học công tác xã hội theo Đề án 32 của Bộ LĐTB&XH

tổ chức tại tỉnh Có 03 người được đào tạo ở trình độ cao đẳng nhưng không

có người nào được đào tạo lĩnh vực chuyên môn về CTXH hay lĩnh vực vềngười tâm thần

Bảng 2.2 Đặc điểm cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội

Thanh Hóa tham gia điều tra bằng bảng hỏi

(Nguồn: Kết quả điều tra tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa, 2017)

Ngoài ra, dựa vào bảng 2.3 sẽ cho ta thấy số lượng cán bộ nhân viên làmviệc trực tiếp cùng người bệnh tâm thần được tham gia các lớp tập huấn, đàotạo chuyên ngành CTXH và lĩnh vực người bệnh tâm thần còn rất ít Số lượngngười tham gia tập huấn ngắn hạn 1 lần về CTXH là 12 người chiếm 30%, sốngười tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn 2 lần về CTXH là 9 người chiếm tỷ

lệ 22.5%, ở trình độ đại học là 01 người chiếm tỷ lệ 2.5% trong khi đó sốngười chưa tham gia tập huấn, đào tạo về CTXH là 20 người chiếm tỷ lệ 50%.Bên cạnh đấy bảng số liệu cũng sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về sốlượng CBNV được đào tạo kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực người tâm thần tạiđơn vị Trong số 40 CBNV tham gia khảo sát có đến 20 người chiếm tỷ lệ

Trang 40

50% chưa được tham gia đào tạo, tập huấn về các kiến thức, kỹ năng liên quanđến người bệnh tâm thần Có 03 người được tham gia các lớp đào tạo dài hạn

về người tâm thần nhưng mới chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp Có 08 ngườiđược tham gia tập huấn 2 lần trở lên và 09 người được tham gia tập huần 1 lần

về lĩnh vực người tâm thần chiếm tỷ lệ tương ứng là 20% và 22,5%

Bảng 2.3 Cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa tham gia các khóa học về Công tác xã hội và lĩnh vực người tâm thần

1

Tham gia khóa học về

CTXH

Tập huấn ngắn hạn 1 lần

Tập huấn ngắn hạn 2 lần trở lên

bệnh tâm thần

Tập huấn ngắn hạn 1 lần

Tập huấn ngắn hạn từ 2 lần trở lên

(Nguồn: Kết quả điều tra tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa, 2017)

Bàn về vấn đề nhân lực được đào tạo CTXH và lĩnh vực người tâm thầncủa đơn vị, tiến hành phỏng vấn ông L.Đ.T – cán bộ khoa IV, ông chia sẻ:

“Tại đơn vị hiện nay, cán bộ nhân viên chủ yếu là những người được đào tạo

về y tế, dinh dưỡng Số lượng cán bộ nhân viên được đào tạo về CTXH và

Ngày đăng: 17/06/2017, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức, Khảo sát tỷ lệ các rối loạn tâm thần thường gặp tại Quảng Ninh, Tạp chí Thông tin Y Dược của Viện Công nghệ Thông tin – Thư viện Y học Trung Ương, Bộ Y tế, số 7, 2010, tr. 38 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tỷ lệ các rối loạn tâm thần thườnggặp tại Quảng Ninh
2. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXB Laođộng – Xã hội
Năm: 2010
6. Đặng Hoàng Hải (2010), Giáo trình bài giảng Dịch tễ học tâm thần, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học tâm thần
Tác giả: Đặng Hoàng Hải
Năm: 2010
7. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân Văn, tập 25, số 1S, 2009, tr.106 – 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng sức khỏe tâm thần ởhọc sinh trung học cơ sở ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thầnhọc đường
Tác giả: Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú
Năm: 2009
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Khác
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 Khác
5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 Khác
8. Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng Khác
9. Lại Tiến Thắng (2016), Nhân viên công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Ninh Bình. Đề tài luận văn thạc sỹ Công tác xã hội Khác
10. Nhà xuất bản Y Hà Nội (2008), Tài liệu phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần Khác
11. Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), Giáo trình Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Nguyễn Thị Thanh Hương (chủ biên) và cộng sự (2013), Giáo trình Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
13. Nguyễn Thị Thanh Hương và Trần Đình Tuấn (2014), Giáo trình Quản lý ca về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Khác
14. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai (2014), Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB Lao động – Xã hội Khác
15. Nguyễn Văn Siêm (2010), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng, Tạp chí Y học Thực Hành (705) – số 2/2010 Khác
16. Nguyễn Viết Thêm (2009), Đại cương về tâm thần học sức khỏe tâm thần, suckhoetamthan.acad.vn Khác
17. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa (2015), Báo cáo kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội 2015. Hội nghị tổng kết công tác 2015.Thanh Hóa tháng 12/2015 Khác
18. Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 Khác
19. Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa, (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 Khác
20. Vũ Trường Lâm (2016), Công tác xã hội nhóm đối với người bệnh tâm thần phân liệt từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Đề tài luận văn thạc sĩ Công tác xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w