Giáoán Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN06 – K11 TIẾT 21 - Đọc Văn VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ - Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc - Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn này - Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế II/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, GA, … - HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra 15’) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG ? Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? HS đọc SGK và trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát chung ? Đặc điểm con người Nguyễn Đình Chiểu? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét và thuyết giảng PHẦN MỘT: TÁC GIẢ I/ Cuộc đời và con người: 1/ Cuộc đời: - Sinh ngày 1.7.1882, Tân Khánh, phủ Tân Bình, Gia Định - 1833 theo cha về Huế ở nhờ, 1840 về Nam - 1843 đỗ tú tài, nhà phú hộ hứa gả con - 1849 mẹ mất → về chịu tang → bị mù → bị bội ước - Dạy học, bốc thuốc cứu người và làm thơ Một cuộc đời bất hạnh, éo le: tuổi thơ lưu lạc, 10 tuổi xa gia đình, lớn lên sống trong cảnh quốc biến gia vong 2/ Con người: - Có nhiều nghị lực và phẩm chất phi thường – “tàn mà không phế” + Yêu nước, thương dân + Vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc đời + Thơ văn không thể hiện sự khóc than cho thân phận → vì đại cuộc, mang tầm vóc sử thi 10’ Trường THPT Cái Nước Giáoán Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG ? Kể tên những sáng tác chính của NĐC? HS đọc SGK và trả lời GV nhận xét ? Những nội dung chính trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? HS đọc SGK và trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng ? Đặc điểm về nghệ thuật trong sáng tác của NĐC? HS đọc SGK trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát - Gắn bó với nhân dân, nhìn thấy phẩm chất tốt đẹp của họ II/ Sự nghiệp thơ văn: 1/ Những tác phẩm chính: - Trước khi thực dân Pháp xâm lược: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu → truyền bá đạo lí làm người - Sau khi thực dân Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, … 2/ Nội dung thơ văn: - Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: bài học về đạo làm người chân chính: sống nhân hậu, thuỷ chung, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế - Lòng yêu nước, thương dân: + Ghi lại chân thực một thời đau thương mà anh hùng của đất nước + Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta + Biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc + Tố cáo tội ác của giặc + Ngợi ca những sĩ phu yêu nước, vì đại nghĩa mà chống lại triều đình 3/ Nghệ thuật thơ văn: - Bút pháp trữ tình đạo đức trong sáng, nhiệt thành, đầy yêu thương con người và nồng đậm hơi thở cuộc sống - Đậm đà sắc thái Nam Bộ: ngôn từ mộc mạc, bình dị, nhân vật chất phác, nồng nhiệt, khoáng đạt, hồn nhiên, lối kể chuyện mang màu sắc diễn xướng, … NĐC như một ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng 18’ 4/ Củng cố, dặn dò: (1’) - Nắm lại nội dung bài - Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Giáoán Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN06 – K11 TIẾT 22 - Đọc Văn VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu I/ Mục tiêu: Tiết 21 II/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, GA, … - HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG HS đọc SGK và nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế GV nhận xét bổ sung HS đọc SGK và tóm tắt những đặc điểm của thể loại văn tế GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng HS đọc bài văn tế ?Hãy phân tích phần lung khởi của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc HS thảo luận phân tích, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng thêm PHẦN HAI: TÁC PHẨM I/ Tiểu dẫn: 1/ Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn tế viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia định Đỗ Quang để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc Pháp ở Cần Giuộc vào đêm 16/12/1861 2/ Đặc điểm thể loại Văn tế: - Là thể văn cổ thường gắn với phong tục tang lễ, nhắm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất - Nội dung: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt - Hình thức: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú, … - Bố cục: Lung khởi, thích thực, ai vãn và kết II/ Đọc hiểu: 1/ Lung khởi: - Hỡi ôi: nghẹn ngào, xa xót trong lòng người đứng tế - Súng giặc – đất rền - Lòng dân - trời tỏ → Khung cảnh bão táp của thời đại: sự đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo của TD Pháp và ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta - Mười năm vỡ ruộng – chưa chắc còn – danh nổi tợ phao - Một trận nghĩa đánh Tây - mất - tiếng vang như mõ → Ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa lớn 8’ 10’ Trường THPT Cái Nước Giáoán Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG ? Qua phần thích thực hãy làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ nông dân? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát chung và thuyết giảng thêm ?Em có nhận xét gì về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát chung và thuyết giảng thêm 2/ Thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân - Nguồn gốc xuất thân: nông dân thuần tuý ở Nam Bộ với nền nông nghiệp lạc hậu - Thái độ, tình cảm: + Côi cút, toan lo nghèo khó: âm thầm, lặng lẽ, vất vả quanh năm → tấm laòng yêu thương trân trọng của nhà thơ đối với người nghĩa sĩ nông dân + Hồi hộp, lo sợ - mong mỏi - căm thù giặc, quyết tâm không dung tha cho giặc → yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc - Tinh thần chiến đấu: + Tự nguyện chiến đấu trên cơ sở của “lòng mến nghĩa” + Trang bị thô sơ, dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người nông dân + Khí thế chiến đấu: hào hùng, sôi nổi, mạnh mẽ, khẩn trương Nhịp điệu dồn dập, miêu tả sinh động, tác giả đã tạc nên hình tượng người nghĩa binh anh hùng, bất tử. Truyền đến cho người đọc lòng thán phục tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc cứu nước của người nghĩa quân nông dân Lần đầu tiên hình ảnh người nông dân đi vào văn học với tất cả vẻ đẹp bình dị mà hào hùng - bức tượng đài nghệ thuật bất tử về những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang 24’ 4/ Củng cố, dặn dò: (2’) - Nắm lại nội dung bài - Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Giáoán Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN06 – K11 TIẾT 23 - Đọc Văn VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu I/ Mục tiêu: Tiết 21 II/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, GA, … - HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân? (10’) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG ?Lời văn biểu thị tình cảm gì của tác giả? chứng minh? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng ? Ai vãn là tiếng khóc của ai? Khóc cho ai? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng ?Phần kết tác giả than tiếc như thế nào? Phân tích? HS thảo luận, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng 3/ Ai vãn: - Thán từ: ôi, thôi thôi → nỗi đau đớn và thương tiếc vô cùng - Thái độ của tác giả: xác phàm vội bỏ, nào… mộ, vì…sương, vì…gió → cảm phục, ngưỡng mộ và trân trọng vì nghĩa sĩ là người nông dân tự nguyện chiến đấu - “Cỏ cây…giăng”(nhân hoá); “Già trẻ… nhỏ” (tả thực) → sự hi sinh của nghĩa quân đã để lại nỗi buồn ngập cả không gian - Tấc đất…nhà ta → ca ngợi động cơ, mục đích chiến đấu cao đẹp của nghĩa quân - Sống làm chi…; Thà thác mà…→ an ủi, tri ân trước sự hi sinh của nghĩa quân, ca ngợi và khâm phục lẽ sống cao đẹp của họ Là nỗi xót thương, là tiếng khóc của tác giả, của “già trẻ hai hàng lụy nhỏ” khóc cho người nghĩa sĩ hi sinh, khóc cho “sông Cần Giuộc”, cho “chợ Trường Bình”, cho “tấc đất ngọn rau ơn chúa” và cho cả “nước nhà ta” 4/ Kết: - Tiếp tục nỗi đau, tiếp tục tiếng khóc, tiếp tục ngợi ca công đức + Khóc cho quê hương, xứ sở + Khóc cho những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng + Khóc cho những người nghĩa sĩ đã đi vào lịch sử và sống mãi trong lòng dân tộc - Và từ đó nêu cao ý chí tiếp tục diệt thù Tiếng khóc bi thương nhưng không bi lụy 17’ 10’ Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG HS rút ra giá trị bài văn tế GV nhận xét, khái quát và thuyết giảng vì đó là nước mắt của người anh hùng và lời khấn nguyện của nhà thơ có tác dụng thôi thúc tinh thần chiến đấu cho những người còn sống III/ Kết luận: - Bài văn tế là tiếng khóc cao cả mang tầm thời đại → giá trị trữ tình - Bài văn tế dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất tử về người nghĩa sĩ nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có của họ - Bài văn tế đắc sắc, góp phần đưa văn tế của ông đến địa vị đứng đầu trong kho tàng văn tế Việt Nam 5’ 4/ Củng cố, dặn dò: (2’) - Nắm lại nội dung bài - Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyễn Ngọc Thể TUẦN06 – K11 TIẾT 24 - Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về thành ngữ và điển cố - Hiểu được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố - Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả II/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, GA, … - HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG GV gợi ý, hướng dẫn HS ơn lại kiến thức cũ về thành ngữ HS ơn tập theo hướng dẫn của GV GV gợi ý, hướng dẫn HS ơn lại kiến thức cũ về điển cố HS ơn tập theo hướng dẫn của GV ? Thảo luận nhóm làm bài tập SGK 1, 2, 3, 4 - Tổ 1: BT1 - Tổ 2:BT2 - Tổ 3:BT3 - Tổ 4:BT4 HS trình bày bảng, nhận xét, bổ sung I/ Ơn tập về thành ngữ và điển cố: 1/ Thành ngữ: - Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hố về ngữ âm, ngữ nghĩa để trở thành một đơn vị tương đương với từ - Nghĩa thường là khái qt, trừu tượng, có tính hình tượng cao - Sử dụng tốt thì lời nói sâu sắc, tinh tế và nghệ thuật hơn 2/ Điển cố: - Về ngữ liệu: điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản q khứ hoặc đã xảy ra trong cuộc sống q khứ - Về cấu trúc: điển cố khơng có tính cố định như thành ngữ mà có thể là những từ, cụm từ, thậm chí chỉ là một tên gọi được nhắc đến để thay cho một cụm từ miêu tả dài dòng khơng cần thiết - Về chức năng: điển cố có ý nghĩa hàm súc, mang tính khái qt cao II/ Luyện tập: BÀI TẬP 01: - “Một dun hai nợ”: gánh vác mọi cơng việc trong nhà, ni chồng, ni con - “Năm nắng mười mưa”: nỗi vất vả, cực nhọc phải chịu đựng trong một hồn cảnh sống khắc nghiệt Nếu thay sẽ dài dòng, ý bị lỗng, giảm ấn tượng và tác dụng nghệ thuật “ý ở ngồi 10’ 32’ Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå GV khái quát chung, thuyết giảng và cho điểm HS trình bày Gv nhận xét HS trình bày GV nhận xét HS trình bày GV nhận xét lời” BÀI TẬP 02: - Đầu trâu mặt ngựa: tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính - Cá chậu chim lồng: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do - Đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do, ngang tàng không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục trước bất cứ uy quyền nào Hình ảnh cụ thể, biểu cảm, thể hiện được sự đánh giá đối với điều muốn nói BÀI TẬP 03: - Giường kia - Đàn kia Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, biểu hiện hàm ý sâu xa: tình bạn thắm thiết, keo sơn BÀI TẬP 04: - Ba thu: một ngày dài như ba năm - Chín chữ: công lao cha mẹ dành cho con cái mà chưa báo đáp được - Liễu Chương Đài: mường tượng khi Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác - Mắt xanh: Quý trọng, đề cao phẩm giá của Kiều BÀI TẬP 05: a/ - Ma cũ bắt nạt ma mới - Chân ướt chân ráo: mới đến, lạ lẫm b/ - Cưỡi ngựa xem hoa: qua loa không sâu sắc, thấu đáo, kĩ lưỡng BÀI TẬP 06: (SGK) BÀI TẬP 07: (SGK) 4/ Củng cố, dặn dò: (2’) - Nắm lại nội dung bài - Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN06 – K11 TỰ CHỌN 5 THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH I/ Mục tiêu: Tự chọn 4 II/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, GA, … - HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG HS thảo luận nhóm, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát chung và thuyết giảng HS thảo luận nhóm, trả lời, bổ sung GV nhận xét, khái quát chung và thuyết giảng PHẦN LUYỆN TẬP BÀI TẬP 1: Nhận xét về “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” (trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Làm rõ “lẽ ghét thương” của nhân vật ông Quán: + Ghét cay, ghét đắng những triều đại nào, những kẻ nào? + Thương những ai, những người ấy có điều gì khiến ông thương? + Mối quan hệ giữa “nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương” là như thế nào? + Trong hai tình cảm ấy, tình cảm nào là cơ bản? - Phân tích để làm rõ những nhận xét, quan niệm của người viết về lẽ ghét thương của ông Quán + Thể hiện tình cảm đạo đức của một nhà nho + Sống gần dân, quan tâm đến dân, thương dân tha thiết + Tình cảm mạnh mẽ, bộc trực, đầy hào khí, thể hiện cốt cách, tinh thần của một người dân Nam Bộ + Quan niệm của nhân vật và là lẽ sống của tác giả BÀI TẬP 2: (Đề 2 – SGK – trang 53) - Nêu rõ từng mặt trong nhận thức của người viết về người phụ nữ Việt Nam, hình ảnh được khắc hoạ trong bài Bánh trôi nước, Tự tình II, Thương vợ - Con người chịu nhiều nỗi khổ - Con người đẹp bề ngoài, phẩm chất - Hiện thân nỗi khổ đau của con người trong 22’ 20’ Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå xã hội xưa, đồng thời là sự kết tinh của những đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được trong hàng ngàn năm lao động và tranh đấu 4/ Củng cố, dặn dò: (2’) - Nắm lại nội dung bài - Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Kí duyệt (14/10/2007) . Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN 06 – K11 TIẾT 21 - Đọc Văn VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn. tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: Trường THPT Cái Nước Giáo án Ngữ Văn 11 GV:Nguyeãn Ngoïc Theå TUẦN 06 – K11 TIẾT 22 - Đọc Văn VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn