1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT của môn học LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

101 906 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 640 KB

Nội dung

Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia để quyđịnh tổ chức quyền lực nhà nước, quy định các quyền con người, các quyền và các nghĩa vụ cơbản của công d

Trang 1

PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA MÔN HỌC

1 Tên môn học: LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

2 Số đơn vị tín chỉ: 3 tín chỉ: 18 ca lý thuyết (36 tiết), 9 ca thảo luận (18 tiết)

3 Mục tiêu môn học: giới thiệu những khái niệm cơ bản về Hiến pháp, Luật Hiến pháp; lịch sử

lập hiến Việt Nam và một số chế định của Luật Hiến pháp Việt Nam như chế độ chính trị;quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chế độ bầu cử; vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cáccấp

4 Phương pháp giảng dạy: dạy lý thuyết kết hợp với thảo luận

5 Phương pháp đánh giá:

Điểm đánh giá bộ phận: được đánh giá thông qua hoạt động thuyết trình và thảo luận

tại lớp theo nhóm sinh viên và cá nhân;

Điểm thi kết thúc học phần: sinh viên làm bài thi tự luận, không được sử dụng tàiliệu, thời gian 90 phút

Điểm học phần = (Điểm đánh giá bộ phận 30%) + (Điểm thi kết thúc học phần

70%)

6 Nội dung môn học:

Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM (6 tiết)

I Khái quát về Luật Hiến pháp Việt Nam

Luật Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm

tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.

1 Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ xã hội cùng loại:

Chế độ nhà nước (chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, quốc phòng – an ninh, đối ngoại).

Địa vị pháp lý cơ bản của công dân (quan hệ nhà nước – công dân).

 Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

 Những vấn đề liên quan đến biểu tượng của nhà nước: quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, ngàyquốc khánh, thủ đô

Trang 2

2 Phương pháp điều chỉnh: mỗi loại quan hệ xã hội có đặc điểm riêng  Nhà nước có cách

Phương pháp định hướng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và

xã hội” (điều 4 Hiến pháp 1992).

3 Quy phạm pháp luật Hiến pháp: bộ phận cấu thành nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc luật

4 Quan hệ pháp luật Hiến pháp

Chủ thể: nhân dân; Nhà nước, cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã

hội; cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch; người mang chức vụ nhà nước).

Khách thể: lãnh thổ quốc gia và địa giới hành chính; giá trị vật chất, tinh thần; hành vi

của nhà nước, tổ chức và cá nhân

Nội dung: tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý cơ bản của công dân.

5 Nguồn của Luật Hiến pháp Việt Nam

Hình thức thể hiện: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung: tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước; địa vị pháp lý cơ bản của công dân.

6 Vị trí của Luật Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam: xác lập mô hình bộ máy

nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng  ngành luật chủ đạo = tính khởi đầu (nội dung của pháp luật thực định) + tính tối cao (tính thứ bậc trong hệ thống pháp luật).

 Lưu ý: Sinh viên cần phân biệt hai khái niệm: “Hiến pháp” và “Luật Hiến pháp”

II Lý luận về Hiến pháp

1 Sự ra đời của Hiến pháp

Trang 3

Thuật ngữ “Hiến pháp” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Constitutio” với ý nghĩa là "xác lập", "thiết lập" Trong nhà nước La Mã cổ đại, các quy định của hoàng đế ban hành dưới hình thức “Constitutio”có tính chất là một loại nguồn của pháp luật.

Ở phương Đông, từ “Hiến” được sử dụng trong Kinh Thi (thế kỷ VIII TCN) với ý nghĩa

là khuôn phép, khuôn mẫu Thuật ngữ “Hiến pháp” còn được sử dụng trong sách Quốc Ngữ thời Xuân thu (thế kỷ VII-VI TCN) với ý nghĩa là pháp lệnh của nhà nước (“thưởng thiện, phạt gian, quốc chí Hiến pháp dã”).

Nhưng Hiến pháp được hiểu như ngày nay là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia để quyđịnh tổ chức quyền lực nhà nước, quy định các quyền con người, các quyền và các nghĩa vụ cơbản của công dân chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản Sự ra đời của Hiến phápgắn liền với việc khẳng định thắng lợi của cách mạng tư sản, đồng thời đánh dấu sự chấm dứtcủa chế độ cai trị độc đoán, chuyên quyền, sử dụng bạo lực công khai và trắng trợn đã từng tồntại hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ Trong Nhà nước chiếmhữu nô lệ, Nhà nước phong kiến không hề biết tới Hiến pháp

Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế, - đại diện giai cấp thống trị phong kiến,được coi là con trời ("thiên tử"), thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt rapháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao Đối với đông đảo

các tầng lớp nhân dân được gọi là "thần dân" chỉ là khách thể của quyền lực nhà nước, bị tước

đoạt cả các quyền tối thiểu nhất của con người, vua cho sống thì được sống, vua bắt chết thìphải chết

Để hạn chế quyền lực vô hạn định của giai cấp thống trị phong kiến mà đại diện lànhà vua, tiến tới lật đổ chế độ cai trị hà khắc, độc đoán, chuyên quyền phong kiến, giai cấp tưsản đã phát động cuộc cách mạng tư sản, đưa ra các khẩu hiệu về: chủ quyền nhân dân; về cácquyền tự do, bình đẳng, công bằng, bác ái nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ

và tham gia vào cuộc cách mạng này

Cách mạng tư sản thắng lợi, Hiến pháp ra đời là sự kiện chính trị - pháp lý quantrọng, khẳng định sự thống trị của giai cấp tư sản tiến bộ, đang lên và là lực lượng đại diện chomột phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất TBCN, một chế độ cai trị mới - chế độdân chủ tư sản, đồng thời đánh dấu sự rút lui khỏi vũ đài chính trị của giai cấp phong kiến cùngvới chế độ cai trị độc đoán, chuyên quyền của nó

Ở đâu cách mạng tư sản giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó toàn bộquyền lực nhà nước được chuyển giao cho giai cấp tư sản và quyền lực này được tổ chức bằnghình thức chính thể cộng hòa mà Hiến pháp là văn bản pháp lý chính thức ghi nhận Còn ở đâu,giai cấp tư sản không giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để, thì ở đó giai cấp tư sản phảinhượng bộ và thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến, ở đó quyền lực nhà nước được chia sẻgiữa hai giai cấp thống trị này và hình thức chính thể quân chủ đại nghị được ghi nhận bởi một

Trang 4

văn bản pháp lý cũng có tên gọi là Hiến pháp (cũng vì thế chính thể này còn gọi là "quân chủ lập hiến").

Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản ở nước Anh

(1640-1654) là đạo luật năm 1653 về "Hình thức cai quản Nhà nước Anh, Xcốtlen, Ailen và những địa phận thuộc chúng" (một trong các bộ phận hợp thành Hiến pháp không thành văn của

nước Anh), trong đó quy định hình thức tổ chức quyền lực mới Tiếp đến là các bản Hiến phápHoa Kỳ năm 1787 (Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới), Hiến pháp của Pháp và của BaLan năm 1791, Hiến pháp Na-uy năm 1814, Hiến pháp Bỉ năm 1831, Hiến pháp Ác-hen-ti-nanăm 1853, Hiến pháp Luych-xăm-bua năm 1868, Hiến pháp Thuỵ Sỹ năm 1874 Đến cuối thế

kỷ thứ 19, ở nhiều nước châu Âu đã có Hiến pháp và sự ra đời các bản Hiến pháp nói trên đánhdấu bước khởi đầu lịch sử lập hiến của nhân loại

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có Hiến pháp và sựhiện diện của Hiến pháp được xem là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu của một Nhà nước dânchủ hiện đại, mặc dù Hiến pháp không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá mức độ dân chủ

2 Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp:

Sự phát triển Hiến pháp trên thế giới từ khi xuất hiện cho đến nay có thể chia thành 4giai đoạn chủ yếu sau:

a Giai đoạn thứ nhất: Từ khi xuất hiện những bản Hiến pháp đầu tiên của các nhà nước tư sản

trong thế kỷ thứ XVIII cho đến trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trước khiNhà nước XHCN đầu tiên ra đời ở nước Nga (1917):

- Sự phát triển Hiến pháp ở giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở châu Âu, Bắc Mỹ Ở Châu Á

có Hiến pháp của Nhật Bản năm 1889 (năm Minh Trị thứ 22)

- Nội dung quy định của các bản Hiến pháp ở giai đoạn này chỉ giới hạn ở 2 lĩnh vực: 1)

Tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hànhpháp, quyền tư pháp) và tổ chức chính quyền tự quản địa phương); 2) Các quyền con người,quyền công dân về chính trị và dân sự (các quyền, tự do cá nhân)

b Giai đoạn thứ hai: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới

lần thứ hai (1945) Đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển Hiến pháp ở giai đoạn này là thắnglợi của cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917 đã mở đường cho sự ra đời một kiểu nhànước mới là Nhà nước XHCN Xô viết ở các nước, như: Cộng hòa liên bang Nga, Cộng hòa U-krai-na, Cộng hòa Be-la-ru-xi-a, Cộng hòa ngoại Cáp-ca-dơ…cùng với sự ra đời của những bảnHiến pháp kiểu mới là Hiến pháp XHCN Các bản Hiến pháp XHCN này chỉ xác định một hìnhthức chính thể nhà nước duy nhất là chính thể cộng hoà Xô viết, không chấp nhận nguyên tắcphân chia quyền lực mà theo nguyên tắc tập quyền XHCN, xác định vị trí tối cao và nguyên tắc

toàn quyền của các Xô viết so với các cơ quan nhà nước khác cùng cấp với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực (chính quyền) về tay các Xô viết" Nội dung quy định của Hiến pháp ở giai đoạn này

Trang 5

bắt đầu mở rộng sang cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở rộng các quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân về kinh tế, văn hóa, xã hội.

c Giai đoạn phát triển thứ ba: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 80

-đầu những năm 90 của thế kỷ XX Với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân đếquốc, nhiều quốc gia đã tiến hành thắng lợi cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giành đượcđộc lập, phát triển theo con đường XHCN với hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân.Các quốc gia này đã lần lượt ban hành các bản Hiến pháp XHCN, như: An-ba-ni (1946), Bun-ga-ri (1947), Ba Lan, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni (1948), Trung Quốc (1954)… Sự pháttriển Hiến pháp ở giai đoạn này đã mang tính toàn cầu, vì ở châu Á, châu Phi, châu Đại dươngcùng với sự ra đời của hơn 100 quốc gia mới giành được độc lập sau khi xóa bỏ chế độ thuộcđịa của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã lần lượt ban hành các bản Hiến pháp của mình Các bảnHiến pháp của các nước XHCN được ban hành vào những năm 70 - 80 của giai đoạn này đã mởrộng phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp sang các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, trong đó mởrộng cả các quyền cơ bản của công dân và điều này đã có ảnh hưởng, tác động đến xu hướngphát triển chung của Hiến pháp các nước trên thế giới

d Giai đoạn thứ tư: Từ cuối những năm 80 - đầu những năm 90 đến nay.

Đây là thời kỳ khủng hoảng của hệ thống XHCN với sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô vàcác nước XHCN ở Đông Âu Thay thế cho các bản Hiến pháp XHCN trước đây, Liên bang Nga

và các nước XHCN cũ ở Đông Âu đã lần lượt ban hành mới các bản "Hiến pháp chuyển đổi",

như: Bungary và Rumany ban hành Hiến pháp mới năm 1991; Cộng hòa Séc và Slovakia (TiệpKhắc cũ) năm 1992; Liên bang Nga năm 1993; Belarusia, Môlđavia năm 1994; Ukraina năm1996; Ba Lan năm 1997; Anbany năm 1998; Hungary năm 2011 v.v

Các nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba… tiếp tục kiên định phát triển đấtnước theo định hướng XHCN, nhưng đã và đang tiến hành đổi mới, cải cách các lĩnh vực củađời sống xã hội cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới Thể chế hóa đường lối đổi mới doĐảng cộng sản đề xướng và lãnh đạo, các nước XHCN đã sửa đổi hoặc ban hành các bản Hiếnpháp mới, như: Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam thay thế Hiến pháp 1980 (Hiến pháp năm

1992 cũng đã được sửa đổi, bổ sung 23 điều năm 2001 và hiện nay đang lấy ý kiến nhân dân về

Dự thảo sửa đổi, bổ sung cả nội dung, cả cơ cấu và cả cách thể hiện nhiều chương, điều củaHiến pháp năm 1992 hiện hành); Hiến pháp năm 1976 của Cu Ba được sửa đổi 2 lần vào cácnăm 1992 và năm 2002; Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc được sửa đổi, bổ sung 4 lần vàocác năm 1988, 1993, 1999 và 2004…

Cũng từ cuối những năm 80 đến năm 1997 đã có hơn 100 bản Hiến pháp mới của cácnước được thông qua, với những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản cho phù hợp với xu hướngxây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong điều kiện mới

3 Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp

Trang 6

a Khái niệm Hiến pháp

Có nhiều quan niệm khác nhau về Hiến pháp, nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lê-nin: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước thể hiện chủ quyền của nhân dân do cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thông qua (hoặc nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân), trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của: chế độ chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của giai cấp (hoặc liên minh giai cấp) cầm quyền.

b Các dấu hiệu đặc trưng của Hiến pháp: khác với các đạo luật và các văn bản pháp luật

thông thường khác, Hiến pháp có các dấu hiệu đặc trưng chủ yếu sau đây:

Một là, Hiến pháp do chủ thể đặc biệt là nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý

dân, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua theo một trình tự, thủ tục đặc biệt.

Ví dụ, Hiến pháp của Pháp (1958), của Liên bang Nga (năm 1993), của Hàn Quốc,Philippin (1987), Anbany (1998), Công-gô (2002), Thái Lan (2007), Bôlivia (2009) v.v đượcthông qua bằng trưng cầu ý dân; Hiến pháp Hoa kỳ năm 1787 do Hội nghị lập hiến gồm đại biểuđại diện cho 13 bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khi đó soạn thảo và sau khi được 3/4 tổng sốcác bang (cơ quan lập pháp của các bang) tán thành bắt đầu có hiệu lực năm 1789; Hiến phápnước ta do Quốc hội - cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thông quakhi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (để thông qua bộ luật, đạo luậtthường chỉ cần quá 1/2 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành)

Hai là, Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ

quyền lực nhà nước, bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp có tính chất khởi thuỷ ("quyền lập quyền") cho các cơ quan nhà nước then chốt ở trung ương và địa phương.

Các đạo luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước chỉ quy định về tổ chức và thực hiện mộtloại quyền lực nhà nước nhất định, như: Luật tổ chức Quốc hội chỉ quy định về tổ chức và họatđộng của Quốc hội, cơ quan thực hiện quyền lập pháp; Luật tổ chức Tòa án chỉ quy định về tổchức các cơ quan xét xử chuyên thực hiện quyền tư pháp… Các cơ quan nhà nước được các luậtquy định cho các quyền và thực hiện các quyền này trên thực tế là bắt nguồn từ các quy định có

tính chất "khởi thuỷ" (xác lập đầu tiên) của Hiến pháp.

Ba là, Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng và mức độ điều chỉnh ở tầm khái quát cao

nhất so với các văn bản pháp luật khác.

Phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp rộng nhất so với tất cả các văn bản pháp luật khác,bao gồm các quy định về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước v.v., trong

Trang 7

khi đó các văn bản pháp luật khác có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn, chỉ giới hạn trong một hoặcmột số lĩnh vực nhất định.

Tuy Hiến pháp điều chỉnh phạm vi rộng như trên, nhưng mức độ điều chỉnh ở tầm kháiquát cao Đối với mỗi lĩnh vực điều chỉnh, Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất, quantrọng nhất, có tính nguyên tắc

Bốn là, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù

hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

Dấu hiệu đặc trưng này của Hiến pháp được quy định bởi các dấu hiệu đặc trưng nói trên(do chủ thể ban hành, do tính chất quan trọng của nội dung quy định của Hiến pháp) và được thểhiện ở chỗ:

- Hiến pháp là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia Tất cả các

cơ quan nhà nước (kể cả cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất đã ban hành Hiến pháp),

khi ban hành các văn bản pháp luật khác theo thẩm quyền là trên cơ sở và nhằm thi hành các

quy định của Hiến pháp, nhưng phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp,

nếu trái sẽ bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ (cho nên Hiến pháp còn được gọi là "đạo luật gốc", hay "luật mẹ").

- Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong cả nước, đối với mọi địa phương, đốivới tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng lượng vũtrang và mọi cá nhân có liên quan

- Có một cơ chế giám sát đặc biệt để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp Ví dụ: một sốnước thành lập Toà án Hiến pháp (CHLB Đức, Liên bang Nga, Italia, Hunggari…), hoặc Hộiđồng bảo hiến (Pháp, Ka-dăc-xtan, Tuy-ni-di…), hay giao cho Toà án tối cao (Hoa Kỳ, NhậtBản…) để thực hiện sự giám sát Hiến pháp

4 Phân loại Hiến pháp: Có nhiều cách phân loại Hiến pháp khác nhau.

+ Căn cứ vào hình thức thể hiện, có:

- Hiến pháp thành văn: Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp Việt Nam và hầu hết các nước

có Hiến pháp thuộc loại này Hiến pháp thể hiện trong một văn bản duy nhất (ví dụ, Hiến phápcủa Việt Nam, Nhật Bản, Liên bang Nga v.v.) hoặc một bản Hiến pháp và kèm theo là các vănbản phụ lục, giải thích Hiến pháp (Hiến pháp Ấn Độ năm 1950), hay kèm theo các sửa đổi, bổsung (Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 và 27 bổ sung, sửa đổi) Những văn bản giải thích Hiếnpháp, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là bộ phận không tách rời Hiến pháp Tóm lại, Hiến pháp

thành văn, như cách nói của người Mỹ, là "Hiến pháp có thể bỏ túi được".

- Hiến pháp không thành văn: Hiến pháp nước Anh, Niu-di-lân Không có sự hiện diện

của một bản Hiến pháp, mà gồm một số văn bản luật có giá trị Hiến pháp; một số án lệ hoặc tậptục cổ truyền mang tính hiến định Ví dụ, Hiến pháp nước Anh gồm 3 nguồn: khoảng 300 đạo

Trang 8

luật mang tính Hiến pháp, một số phán quyết của Tòa án tối cao và một số tập tục cổ truyềnmang tính hiến định.

+ Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp, có:

- Hiến pháp nhu tính (Ví dụ, các đạo luật mang tính Hiến pháp của nước Anh được

thông qua, sửa đổi như thủ tục thông qua, sửa đổi các đạo luật thường khác)

- Hiến pháp cương tính (Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp của

nhiều nước khác đòi hỏi thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp khác với cácđạo luật thường);

+ Căn cứ vào nội dung quy định, có Hiến pháp cổ điển (Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ quy

định về tổ chức quyền lực nhà nước và các quyền con người, quyền tự do của công dân về chính

trị, dân sự) và Hiến pháp hiện đại (các Hiến pháp của nhiều nước được ban hành từ sau Chiến

tranh thế giới thứ 2 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cả những chính sách kinh tế, văn hóa, xãhội; quy định cả các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa, xã hội)

+ Căn cứ vào chế độ chính trị, có: Hiến pháp tư sản và Hiến pháp XHCN.

III Lịch sử lập hiến Việt Nam

1 Tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiếnvới chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp Tuy nhiên, vào những năm đầu thế

kỷ XX do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789), ảnh hưởng của cáchmạng Trung Hoa (1911) và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở NhậtBản…nên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến Có hai khuynh hướngchủ yếu về lập hiến là:

- Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo

hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm: quyềncủa thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của

"dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu(người sáng lập ra Đảng lập hiến ở Nam Kỳ năm 1923) và Phạm Quỳnh (Chủ bút tờ báo Nam

Phong) tuyên truyền cho tư tưởng "Pháp Việt đề huề".

- Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau

khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó Không có độc lậpdân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan BộiChâu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc Thực tiễn cách mạng Việt Nam vàlịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn

2 Hiến pháp 1946

Trang 9

a Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1946

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minhthay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủcộng hòa

- Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chủ tịch đề ra sáu nhiệm vụ cấpbách của Chính phủ, mà một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra

Quốc hội, Quốc hội có nhiệm vụ xây dựng và ban hành bản Hiến pháp Vì theo Người: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" (Hồ Chí Minh.Toàn tập, T.4, tr.8).

- Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảoHiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Tháng 11/1945 bản Dự thảo Hiếnpháp đầu tiên được công bố để nhân dân đóng góp ý kiến

- Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (do cuộc tổng tuyển cử ngày06/01/1946 bầu) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta

2 Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946 bao gồm Lời nói đầu, 7 chương và 70 điều

Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là:

“Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết Quốc gia trên nền tảng dân chủ” Lời

nói đầu còn xác định 3 nguyên tắc cơ bản xây dựng Hiến pháp là: Đoàn kết toàn dân khôngphân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền lợi dân chủ; và Thực hiệnchính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp 1946 đềuđược xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản nói trên

Nguyên tắc "Đoàn kết toàn dân" được thể hiện ở Chương I "Chính thể", gồm 3 điều.

Điều 1 xác định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Điều 2 khẳng định: "Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia"

Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do dân chủ được thể hiện ở Chương II (gồm 18 điều quy

định về "Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân") Chương này quy định các quyền rất cơ bản của

con người, của công dân, như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền bầu cử, ứng cử; quyền tưhữu về tài sản; các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân; quyền phúc quyết về Hiến pháp vànhững việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia… Công dân có các nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tôntrọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật

Trang 10

Nguyên tắc thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân được thể hiện cụ

thể trong các chương III, IV, V, VI quy định về Nghị viện nhân dân, về Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, về các cơ quan tư pháp Điều này thể hiện cụ thể như sau:

Chương III: gồm 21 điều (Điều 22 đến Điều 42) quy định về Nghị viện nhân dân Nghị

viện nhân dân được xác định là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà, do công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, tự do, trực tiếp

và kín, nhiệm kỳ 3 năm Nghị viện có những nhiệm vụ quyền hạn quan trọng như: giải quyếtmọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, bầu ra Ban Thường vụNghị viện, bầu Chủ tịch nước, biểu quyết chức danh Thủ tướng và danh sách các Bộ trưởng…

Chương IV: quy định về Chính phủ gồm 14 điều (từ Điều 43 đến Điều 56) Chính Phủ

được xác định "là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc", gồm: Chủ tịch nước và Nội các.

Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng, Thứ trưởng Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp

1946 có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước: vừa là Nguyên thủ quốc gia, vừa làngười đứng đầu Chính phủ; là nghị viên của Nghị viện nhân dân, được Nghị viện bầu nhưngnhiệm kỳ là 5 năm, Chủ tịch nước có quyền ban hành sắc lệnh có giá trị gần như luật, có quyềnyêu cầu Nghị viện thảo luận và biểu quyết lại dự luật của Nghị viện đã thông qua Chủ tịch nướccòn là Tổng chỉ huy quân đội… Chủ tịch nước có quyền hạn rất lớn nhưng không phải chịu

trách nhiệm nào, trừ tội phản quốc (Điều 50 Hiến pháp 1946) Nội các do Thủ tướng đứng đầu

phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện, có thể bị Nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm vàphải bị từ chức

Với những quy định về Chính phủ như trên, Hiến pháp năm 1946 đã tiếp thu những đặcđiểm chủ yếu của chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị để sáng tạo ra một hìnhthức chính thể cộng hòa hỗn hợp (cộng hòa lưỡng tính) chưa từng có trên thế giới lúc bấy giờ

Chương V: gồm 6 điều quy định về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.

Hiến pháp qui định về 4 cấp chính quyền địa phương là cấp bộ, cấp tỉnh - thành phố, cấp huyện

- khu phố và cấp xã Ở mỗi cấp chính quyền địa phương tổ chức hai loại cơ quan là: Hội đồngnhân dân và Uỷ ban hành chính, trừ cấp bộ và cấp huyện, khu phố chỉ có Uỷ ban hành chính(không có Hội đồng nhân dân)

Chương VI: Gồm 7 điều quy định về các cơ quan tư pháp, chỉ gồm: Toà án tối cao, các

Toà án phúc thẩm, các Toà án đệ nhị cấp và các Toà án sơ cấp Theo Hiến pháp 1946, Tòa ánkhông thiết lập theo đơn vị hành chính - lãnh thổ tương ứng với chính quyền địa phương màthiết lập theo thẩm quyền cấp xét xử, theo khu vực

Chương VII: Qui định về sửa đổi Hiến pháp, trong đó Điều 70 quy định: những điều

sửa đổi Hiến pháp sau khi được ít nhất 2/3 tổng số nghị viên tán thành "phải được đưa ra để nhân dân phúc quyết".

c Ý nghĩa của Hiến pháp 1946

Trang 11

Mặc dù Hiến pháp 1946 không được đưa ra để nhân dân phúc quyết như Điều 21 Hiếnpháp 1946 quy định và cũng không được ban bố thi hành do điều kiện chiến tranh, nhưng Quốchội lập hiến đã giao cho Chính phủ cùng với Ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào các nguyêntắc của Hiến pháp này và tình hình thực tế ban hành các văn bản pháp luật để điều hành, quản lýđất nước

Ý nghĩa và giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp năm 1946 thể hiện:

- Là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà và cũng là bản Hiến pháp của mộtNhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á Hiến pháp đã ghi nhậnthành quả đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập, tự do cho dân tộc, lật đổ chế độ thực dân -phong kiến ở nước ta

- Các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 1946 quy định mang tínhtiến bộ, tính nhân văn sâu sắc

- Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của một

"chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt" của nhân dân với sự sáng tạo ra một hình thức chính thể

cộng hòa dân chủ độc đáo với chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chính trị - xã hộirất phức tạp ở nước ta giai đoạn này

- Nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được Hiến pháp 1946quy định đến nay vẫn còn nguyên giá trị

3 Hiến pháp 1959

a Hoàn cảnh ra đời:

- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp đã ký với Việt Nam

Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm

chia làm hai miền Hiến pháp năm 1946 "đã hoàn thành sứ mệnh của nó Nhưng so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa Vì vậy, chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp ấy" (Hồ Chí Minh: Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959).

- Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I đã ra nghị quyết về việc sửa đổiHiến pháp và thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Trưởng ban Ngày1/4/1959, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến

- Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959, Hiến pháp sửa đổi được thôngqua và ngày 01/01/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp này

b Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959:

Hiến pháp 1959 gồm: Lời nói đầu và 112 điều chia thành 10 chương

Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến CàMau, khẳng định những truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam Lời nói đầu ghi nhận vai

Trang 12

trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đồng thời xácđịnh bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công -nông do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chương I: gồm 8 điều quy định về “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”: chính thể của

Nhà nước ta vẫn là Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân, xác định tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về nhân dân Hiến pháp năm 1959 khẳng định “đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt”, khẳng định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc…

Chương II: gồm 13 điều quy định về “Chế độ kinh tế và xã hội” bao gồm đường lối,

chính sách phát triển kinh tế, các hình thức sở hữu (nhà nước, tập thể, của người lao động riêng

lẻ và của nhà tư sản dân tộc), về chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các thành phần kinh

tế … So với Hiến pháp 1946 thì chương này là chương hoàn toàn mới Chương này được xâydựng theo mô hình của Hiến pháp các nước XHCN Vì vậy, ngoài việc quy định kinh tế quốcdoanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, Hiến pháp còn quy định Nhà nước lãnhđạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất, thực hiện cải tạo XHCN bằng hình thứccông tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác

Chương III: gồm 21 điều quy định “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Hiến

pháp1959 đã kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946 về các quyền và nghĩa vụcủa công dân, đồng thời quy định những quyền và nghĩa vụ mới, như: quyền của người lao độngđược giúp đỡ vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền tự donghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật (Điều 34); quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 29);

quy định nghĩa vụ mới của công dân: tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng (Điều 46)…

Chương IV: gồm 18 điều quy định về "Quốc hội" Theo Hiến pháp 1959, Quốc hội được

xác định là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà" Nhiệm

kỳ của Quốc hội là 04 năm Hiến pháp 1959 quy định quyền hạn của Quốc hội cụ thể hơn, nhiềuquyền quan trọng hơn, trong đó quy định chỉ Quốc hội mới có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi

Hiến pháp (Điều 50, Điều 112) Quốc hội có cơ quan thường trực là Ủy ban thường vụ Quốc

hội Ngoài ra, Quốc hội còn thành lập các Uỷ ban chuyên trách: Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban

kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban thẩm tra tư cách của các đại biểu và các Uỷ ban khác mà Quốchội thấy cần thiết

Chương V: Chủ tịch nước, bao gồm 10 điều Theo Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước

không còn là người đứng đầu Chính phủ, chỉ là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước về đốinội và đối ngoại Hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước từ 35 tuổi trở lên, là công dân củanước Việt Nam dân chủ cộng hoà và không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội Quyền hạn củaChủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 hạn chế hơn nhiều so với Hiến pháp 1946

Chương IV:gồm 7 điều quy định về Hội đồng Chính phủ Theo quy định của Điều 71,

Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơquan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hội đồng Chính phủ

Trang 13

gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ Tínhchất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ v.v theo quy định của Hiến

pháp năm 1959 là theo chế độ "Hội đồng" gần với mô hình Chính phủ của các nước XHCN lúc

bấy giờ

Chương VII: gồm 14 điều quy định về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các

cấp So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 quy định 3 cấp chính quyền địa phương là: cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cấp tương đương, bỏ cấp bộ Ở tất cả các đơn vị hành chính đều

tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, các cơ quan dân cử được đề cao, được xác

định không chỉ là cơ quan đại diện cho nhân dân dân địa phương mà còn là "cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương" Uỷ ban hành chính cấp nào do Hội đồng nhân dân cấp đó bầu ra, vừa

là "cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp", vừa là "cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương".

Chương VIII: gồm 15 điều quy định về Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Hiến pháp 1959 quy định thành lập hệ thống Toà án tương ứng với các cấp chính quyền địaphương (từ cấp huyện trở lên), Tòa án địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Đặcbiệt, Hiến pháp 1959 quy định thành lập mới hệ thống Viện kiểm sát nhân dân tương ứng với hệthống Tòa án nhân dân Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo nguyên tắc tập trung,thống nhất toàn ngành, đứng đầu là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiệnchức năng kiểm sát việc theo Hiến pháp, pháp luật và thực hành quyền công tố, bảo đảm thốngnhất pháp chế XHCN trong phạm vi toàn quốc

Chương IX: gồm 3 điều quy định về Quốc kỳ, Quốc huy và Thủ đô.

Chương X: Điều 112 quy định về sửa đổi Hiến pháp: "Chỉ có Quốc hội mới có quyền

sửa đổi Hiến pháp Việc sửa đổi phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành".

c Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1959

- Hiến pháp 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước củanhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (tức Đảng Cộng sản ViệtNam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng nước ta

- Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta, đặt cơ sở pháp lý nềntảng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hoàbình, thống nhất nước nhà

4 Hiến pháp 1980

a Hoàn cảnh ra đời:

Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạnphát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lập hiến Việt Nam nói riêng

Trang 14

Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chung là: xâydựng CNXH trong phạm vi cả nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976, cử tri cả nước đã bầu ra Quốc hội thống nhất Tại

kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (25/6/1976), Quốc hội đã thông qua những Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về lấy tên nước là "Cộng hòa XHCN Việt Nam", Nghị quyết

về thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp mới cho Nhà nước Việt nam thống nhất gồm 36 vị doChủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh làm Chủ tịch

Sau hơn một năm chuẩn bị, dự thảo Hiến pháp đã được đưa ra lấy ý kiến trong cán bộ

và nhân dân Ngày 18/12/1980, tại kỳ thứ 7 Quốc hội khoá VI đã chính thức thông qua Hiếnpháp mới Hiến 1980 được xây dựng và thông qua trong không khí hào hùng và tràn đầy niềm

tự hào dân tộc sau Đại thắng mùa xuân năm 1975 Với tinh thần “lạc quan cách mạng” và

mong muốn nhanh chóng xây dựng thắng lợi CNXH, tiến tới CNCS ở nước ta, nên bản Hiếnpháp này không tránh khỏi các quy định mang tính chủ quan, duy ý chí, giáo điều và quan niệmgiản đơn về CNXH

b Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980

Hiến pháp 1980 bao gồm Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương

Lời nói đầu ghi nhận những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, chỉ rõ tên các nước đãtừng là kẻ thù xâm lược nước ta, xác định những nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong điều kiệnmới mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng đề ra và những vấn đề cơbản mà Hiến pháp 1980 cần thể chế hóa

Chương I: Hiến pháp qui định về “Chế độ chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt

Nam”, bao gồm 14 điều Chương này xác định bản chất giai cấp của nhà nước ta là nhà nước

chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của nhà nước ta là thực hiện quyền làm chủ tập thể của

nhân dân lao động, xây dựng thắng lợi CNXH, tiến tới CNCS (Điều 2) Hiến pháp 1980 chính

thức ghi nhận trong Điều 4 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và

xã hội, đồng thời đòi hỏi mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp

(Điều 4) Hiến pháp 1980 còn đề ra đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam, xác định các nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở nước ta (nguyêntắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng vàđoàn kết dân tộc v.v

Chương II: Chế độ kinh tế gồm 22 điều Theo Hiến pháp năm 1992, Nhà nước tiến

hành cách mạng về quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, thiết lập vàcủng cố chế độ sở hữu XHCN nhằm xây dựng một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thànhphần là: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể(Điều 18) Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất (Điều 33)…

Trang 15

Chương III: Văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật gồm 13 điều Đây là một chương

hoàn toàn mới Chương này quy định mục tiêu của cách mạng tư tưởng và văn hoá (Điều 37),xác định chính sách về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và các công tác thông tin báochí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình, …

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc XHCN bao gồm 3 điều Đây cũng là chương mới trong

lịch sử lập hiến Việt Nam Chương này xác định đường lối quốc phòng toàn dân của Nhà nước

ta (Điều 50), xác định nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 51) và việc thực

hiện chế độ nghĩa vụ quân sự (Điều 52)

Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm 32 điều Kế thừa và phát

triển các quy định của Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân, Hiến pháp 1980 quy định thêm một số quyền mới của công dân, như: quyền tham giaquản lý công việc của nhà nước và xã hội (Điều 56), quyền học không phải trả tiền (Điều 60),

khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61), quyền có nhà ở (Điều 62),… Về các

nghĩa vụ của công dân, Hiến pháp 1980 qui định thêm: công dân có nghĩa vụ tham gia xây dựng

quốc phòng toàn dân (Điều 77), nghĩa vụ tuân theo kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội (Điều 78), nghĩa vụ lao động công ích (Điều 80)

… Do giáo điều, quan niệm giản đơn về CNXH, cũng như bệnh chủ quan, duy ý chí khi xây

dựng và thông qua Hiến pháp 1980, nên nhiều quyền của công dân đề ra quá cao, không phùhợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và vì thế các quyền nàykhông mang tính khả thi, không có điều kiện vật chất để đảm bảo thực hiện

Chương VI: gồm 16 điều quy định về Quốc hội Hiến pháp 1980 chịu ảnh hưởng

mạnh mẽ của Hiến pháp XHCN nói chung, Hiến pháp năm 1977 của Liên Xô (cũ) nói riêng nên

đã đề cao một cách quá mức các cơ quan dân cử, áp dụng triệt để nguyên tắc về vị trí tối cao và toàn quyền của các cơ quan dân cử, nhất là Quốc hội Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Điều 82 và 83 của Hiến pháp năm 1980 không những được mở rộng và tăng cường hơn so với Hiến pháp năm 1959 mà còn có quyền "định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết" ngoài 15 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn đã được Điều 83 quy

định! Theo Hiến pháp 1980, Quốc hội bầu ra Chủ tịch và Phó chủ tịch Quốc hội để Chủ tọa cácphiên họp của Quốc hội nhưng lại không không đương nhiên là thành viên của cơ quan thườngtrực Quốc hội

Chương VII: gồm 6 điều quy định về Hội đồng nhà nước Khác với Hiến pháp 1959,

do áp dụng mô hình nguyên thủ quốc gia tập thể của các nước XHCN nên Hiến pháp năm 1980

bỏ chế định "Chủ tịch nước", thiết lập chế định mới là Hội đồng nhà nước Hội đồng nhà nước vừa là "cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội", vừa là "Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" (Điều 98) Vì vậy, Hội đồng nhà nước có 21 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn rất rộng lớn, ngoài ra, "Quốc hội có thể giao cho Hội đồng nhà nước những nhiệm vụ

và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết" (Điều 100)

Trang 16

Chương VIII: Hội đồng Bộ trưởng (8 điều): Hội đồng Bộ trưởng được xác định "là

Chính phủ của nước CHXHCN Việt Nam", là “cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104) Hội đồng Bộ trưởng do Quốc hội

bầu, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ banNhà nước Hội đồng Bộ trưởng có 26 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ, quyềnhạn mới so với Hiến pháp 1959 như: tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài nhà nước về kinh tế,

tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm nhà nước… (Điều 107) Theo quy định của Hiến phápnăm 1980, Chính phủ không có tính độc lập cả về tổ chức, cả về hoạt động và không có ngườiđứng đầu Chính phủ theo đúng nghĩa, mặc dù có chức danh "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng".Hiến pháp 1980 qui định trách nhiệm tập thể của các thành viên Hội đồng Bộ trưởng trướcQuốc hội và Hội đồng nhà nước

Chương IX: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (14 điều) Chương này quy định

về các đơn vị hành chính - lãnh thổ; xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp theo hướng áp dụng triệt để hơn mô hình tổ chứcchính quyền địa phương XHCN Hiến pháp 1980 quy định ba cấp chính quyền địa phương: 1.Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương (đặc khu); 2 Huyện, quận, thànhphố và thị xã trực thuộc tỉnh; và 3 Xã, phường, thị trấn Ở tất cả các đơn vị hành chính nói trênđều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (15 điều) Các quy định về

chương này về cơ bản giống với quy định của Hiến pháp 1959

Chương XI: quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và Thủ đô.

Chương XII: quy định hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

c Ý nghĩa của Hiến pháp 1980: mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng Hiến pháp

1980 vẫn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử lập hiến nước ta Điều này thể hiện ở chỗ:

- Hiến pháp 1980 là Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam thống nhất, Hiến phápcủa thời kỳ quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước

- Hiến pháp 1980 là văn bản pháp lý tổng kết và khẳng định những thành quả đấu tranhcách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỉ, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhândân ta quyết tâm xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

- Hiến pháp 1980 thể chế hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

5 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

a Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Như trên đã trình bày, Hiến pháp 1980 được xây dựng và thông qua trong hoàn cảnh đấtnước chan hòa khí thế lạc quan, hào hùng của Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta sạch

Trang 17

bóng quân xâm lược Trên thế giới, Hiến pháp của các nước XHCN được ban hành vào cuốinhững năm 60 - 70 đã khẳng định đây là thời kì xây dựng CNXH phát triển, đang thịnh hành cơchế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp và phổ biến quan điểm giáo điều, giản đơn về CNXH.Điều này đã để lại dấu ấn trong nội dung của Hiến pháp 1980 và là một trong những nguyênnhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội của đất nước

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đi dần vào thế ổn định và phát

triển, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới theo chủ trương: trọng tâm

và đẩy mạnh đổi mới kinh tế, đồng thời đổi mới từng bước và vững chắc cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị

Ngày 30/6/1989, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá VIII đã thông qua Nghị quyết thànhlập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp 1980 nhằm đápứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới Uỷ ban này gồm 28 người, do Chủ tịch Hội đồngnhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch

Ngày 15/04/1992 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII, Quốc hội đã thông qua Hiếnpháp 1992

Để đảm bảo thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước do đại hội Đảnglần thứ IX đề ra, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X (ngày 29/06/2001), Quốc hội đã thông quaNghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 gồm 22 thànhviên do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là chủ tịch Ngày 25/12/2001, Quốc hội thông quaNghị quyết số 51/2001/NQ - QH10 để sửa đổi, bổ sung lời nói đầu và 23 điều của Hiến pháp

1992 nhằm thể chế hoá Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX

b Nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Hiến pháp 1992 gồm lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương

Lời nói đầu ghi nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam, xác định nhữngnhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới và xác định những vấn đề cơ bản mà Hiến pháp cầnquy định

Chương I: Chế độ chính trị cũng bao gồm 14 điều như Hiến pháp năm 1980 Khác với

Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không dùng thuật ngữ “nhà nước chuyên chính vô sản” mà dùng thuật ngữ “nhà nước của của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Việc thay đổi này phù

hợp với bản chất dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện chính sách đoàn kết các dân tộc, các tầnglớp trong xã hội cũng như phù hợp với xu thế chung của thế giới và thời đại Hiến pháp 1992 đề

cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” Hiến pháp 1992 quy định đường lối đối ngoại rộng mở.

Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH ngày 25/12/2001 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung 04điều trong Chương Chế độ chính trị của Hiến pháp 1992 (Điều 02, Điều 3, Điều 8 và Điều 9)

Quan trọng nhất là Điều 2 với hai nội dung: một là, khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước

Trang 18

pháp quyền XHCN; hai là, khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công vàphối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư

pháp Điều 3: bổ sung một tư tưởng quan trọng, xác định mục tiêu phát triển chế độ chính trị,

mục tiêu của Nhà nước ta là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh Điều 8: được sửa đổi nhằm nhấn mạnh thêm tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí Điều 9: bổ sung để làm rõ bản chất, cơ cấu của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chứcchính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội,các dân tộc, các tôn giáo và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Chương II: Chế độ kinh tế gồm 15 điều Chương này được đổi mới một cách cơ bản

và triệt để nhất nhất so với Hiến pháp năm 1980, khẳng định rõ quan điểm đổi mới của Đảng vàNhà nước ta Hiến pháp 1992 đã đoạt tuyệt nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, thuần nhất chế

độ sở hữu XHCN với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, xây dựng nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Lần đầu tiên trong lịch sử lậphiến Việt Nam, Hiến pháp quy định: kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức

tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt độngtrong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh (Điều 21) Doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế được liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo

quy định của pháp luật (Điều 22) Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế

hoạch và chính sách; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp

luật Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 vẫn khẳng định: "sở hữu toàn dân là nền tảng", "thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân" và coi đây là đặc điểm,

điều kiện bảo đảm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển theo định hướng XHCN

Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH ngày 25/12/2001 sửa đổi, bổ sung thêm 05 điều trongChương Chế độ kinh tế của Hiến pháp 1992 (gồm Điều 15, 16, 19, 21, 25), trong đó quan trọngnhất là Điều 15 và Điều 16 nói về đường lối, chính sách và mục tiêu xây dựng, phát triển nềnkinh tế của nhà nước ta Các sửa đổi, bổ sung có những điểm mới sau: xây dựng nền kinh tế độclập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tiếp tục khẳng định tính nhất quán của nền kinh tế thị trường,định hướng XHCN; bổ sung thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, xác định các thànhphần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta; xác định rõ các thànhphần kinh tế được tự do phát triển, không bị phân biệt đối xử, được sản xuất, kinh doanh trongnhững ngành nghề mà pháp luật không cấm,khuyến khích, tạo điều kiện hơn nữa cho đầu tưnước ngoài vào Việt Nam…

Chương III: Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ gồm 14 điều xác định đường lối

bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam, xác định “phát triển giáo dục và đào tạo", "phát triển khoa học và công nghệ" "là quốc sách hàng đầu” Có thể nói rằng, Hiến pháp 1992 đánh

Trang 19

dấu bước phát triển mới trong chính sách của nhà nước và xã hội về giáo dục và đào tạo, về pháttriển khoa học và công nghệ ở nước ta

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN bao gồm 5 điều xác định đường lối quốc

phòng toàn dân Hiến pháp 1992 còn quy định thêm về nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công annhân dân…

Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm 34 điều So với Hiến

pháp 1980 thì chương này trong Hiến pháp 1992 có nhiều điều hơn, nhiều quyền và nghĩa vụđược bổ sung và sửa đổi Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 1992 có một

điều chính thức quy định “Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng” (Điều 50), quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập (Điều 57),

“công dân có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” (Điều 58) Công dân có “quyền được thông tin” Ngoài việc quy định

các quyền mới kể trên, Hiến pháp còn sửa đổi một số quy định về quyền của công dân khôngphù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và không có tính khả thi

Chương VI: gồm 18 điều quy định về Quốc hội Hiến pháp 1992 có bổ sung thêm so

với Hiến pháp 1980 về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, như: quyết định xây dựng chươngtrình luật, pháp lệnh; quyết định chính sách dân tộc của nhà nước; quyết định trưng cầu dân ý

(Điều 48) Về cơ cấu tổ chức Quốc hội, Hiến pháp 1992 có một số thay đổi quan trọng: bỏ thiết

chế Hội đồng nhà nước, khôi phục lại chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chế định Chủtịch nước như Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1992 không trực tiếp qui định Chủ tịch, các Phó Chủtịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nhưng thực

chất là như vậy, vì Điều 90 quy định: "Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội; Các Phó Chủ tịch Quốc hội; và Các ủy viên" Hiến pháp năm 1992 còn quy định: Một số thành

viên của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội làm việc chuyên trách (Điều 94, 95) Đặcbiệt, Điều 84 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, bỏquy định "Quốc hội tự định cho mình những nhiệm vụ, quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết

"như Hiến pháp năm 1980

Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH ngày 25/12/2001 quy định Quốc hội chỉ quyết địnhphân bổ ngân sách trung ương chứ không phân bổ ngân sách nhà nước nói chung như trước đây

và bổ sung thêm quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hộibầu hoặc phê chuẩn… Đối với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (theo sửa đổi, bổ sung Điều 91):không còn quyền phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng vàcác thành viên khác của Chính phủ khi Quốc hội không họp như Hiến pháp năm 1992 trước

đây; chỉ trong trường hợp “Quốc hội không thể họp được”, Uỷ ban Thường vụ mới có quyền

quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược…

Chương VII: Chủ tịch nước bao gồm 8 điều Với Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch

nước cá nhân được quy định thành một chế định riêng biệt như Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước

Trang 20

theo Điều 103 Hiến pháp 1992 không có nhiều quyền hạn rộng lớn như Hiến pháp 1946, nhưng

so với Hiến pháp 1959 có nhiều quyền hơn, mặc dù một số quyền chỉ mang tính thủ tục pháp lý

Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH ngày 25/12/2001 bổ sung quyền ban bố tình trạng khẩncấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong tình trạng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khôngthể họp được; đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại Pháp lệnh (chứ không phải cảNghị quyết như khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 1992)…

Chương VIII: Chính phủ gồm 19 điều Hiến pháp 1992 kế thừa Hiến pháp 1959 xây

dựng chế định Chính phủ theo quan điểm tập quyền “mềm”, nghĩa là quyền lực nhà nước vẫn

tập trung thống nhất nhưng cần phải có sự phân biệt chức năng giữa các cơ quan nhà nướctrongviệc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.Vì vậy, Hiến pháp 1992 quy định

“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội", nhưng Chính phủ còn là "cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” Hiến pháp 1992 đề cao vai trò của Thủ

tướng Chính phủ trong việc thành lập Chính phủ Ngoài ra, Hiến pháp 1992 còn tăng thêmnhiều quyền hạn khác cho Thủ tướng trong các khoản 2, 4, 5 Điều 114

Chương IX: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân gồm 8 điều Chương này của

Hiến pháp năm 1992 không có sửa đổi gì nhiều so với Hiến pháp năm 1980 Hiến pháp 1992quy định các đơn vị hành về cơ bản như Hiến pháp năm 1980, nhưng việc tổ chức Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính Hiến pháp năm 1992 dành cho luật quyđịnh (Điều 118) Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânđược quy định trongHiến pháp năm 1992 không có thay đổi gì so với Hiến pháp năm 1980

Chương X: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân gồm 15 điều Hiến pháp 1992

thực hiện chế độ Thẩm phán bổ nhiệm Đối với Hội thẩm nhân dân thì kết hợp giữa chế độ cử

và chế độ bầu Theo Hiến pháp 1992, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh thành lập Uỷ ban kiểm sát Hiến pháp 1992 còn có quy định mới về Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình

thi hành luật ở địa phương và trả lời chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 140).

Nghị quyết số 51/2001/NQ - QH ngày 25/12/2001 sửa đổi, bổ sung Điều 137 Hiến pháp1992: bỏ quy định về chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (tức làViện kiểm sát không còn thực hiện kiểm sát vịêc tuân theo pháp luật đối với các bộ, các cơ quanngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang như Điều 137 Hiến pháp 1992 quy định) Quy định Viện

kiểm sát nhân dân chỉ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (bao gồm

kiểm sát các hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án, hoạtđộng tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đảm bảo pháp luậtđuợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

Chương XI: quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh

Trang 21

Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp

c Ý nghĩa của Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001): Hiến pháp này đánh

dấu giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam, có các ý nghĩa sau:

- Hiến pháp 1992 thể chế hóa đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổimới về kinh tế bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra, được khẳng địnhtrong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, tạo cơ sở hiếnđịnh quan trọng và cần thiết cho bước chuyển biến mang tính cách mạng ở nước ta từ cơ chế kếhoạch hóa tập trung, hành chính quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướngXHCN

- Hiến pháp năm 1992 kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946, 1959 và

1980, từng bước tiệm cận với những thành tựu lập hiến thế giới về quyền con người, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân

- Hiến pháp năm 1992 là cơ sở hiến định cho đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơquan nhà nước then chốt ở trung ương

6 Hiến pháp sửa đổi năm 2013

a Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp sửa đổi năm 2013

Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện côngcuộc đổi mới đất nước Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Đến nay, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bốicảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiệnkhác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng pháttriển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới Vì vậy, cần sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơnquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tíchcực và chủ động hội nhập quốc tế

Vì vậy, ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông quaNghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổiHiến pháp năm 1992 gồm 30 vị do Chỉ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Ủy bannày Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố trên tất cả các phương tiện thông tinđại chúng để tổ chức lấy ý kiến của nhân dân Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiềusửa đổi, bổ sung mới về nội dung quy định, về cách thức thể hiện từ Lời nói đầu đến tất cả cácchương, điều của Hiến pháp Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 đã thông quaHiến pháp sửa đổi này, đánh dấu bước phát triển mới về chất lịch sử lập hiến Việt Nam

b Nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi năm 2013

Trang 22

Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có cấu trúc gồm: Lời nói đầu, 11 chương với 120 điều.Mặc dù số lượng chương, điều của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đều giảm so với Hiếnpháp năm 1992 do một số chương, điều được nhập lại Nhưng nhìn chung phạm vi điều chỉnhcủa Hiến pháp năm 2013 là không thay đổi so với Hiến pháp năm 1992

Chương I: Chế độ chính trị bao gồm 13 điều So với Hiến pháp 1992, những nội dung

quan trọng của chương Chế độ chính trị trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về cơ bản vẫn giữnguyên nhưng thay đổi cách thể hiện một số nội dung ngắn gọn, súc tích và phù hợp hơn:

Thứ nhất, Điều 2 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân

làm chủ” và tất cả các chữ “Nhân dân” đều được trình bày viết hoa một cách trang trọng, thểhiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lựcnhà nước

Thứ hai, Điều 4 quy định rõ “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân,

phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những

quyết định của mình”

Thứ ba, Điều 6 nêu rõ hơn các hình thức dân chủ được thực hiện ở nước ta bao gồm: dân

chủ trực tiếp, dân chủ đại diện

Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Công đoàn Việt Nam,

Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức nàytrong Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Thứ năm, Điều 13 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định về quốc kỳ, quốc huy, quốc ca,

quốc khánh và thủ đô Trước đây, vấn đề này được quy định tại Chương XI của Hiến pháp

Ngoài việc thay đổi vị trí chương, và sửa đổi tên chương, so với nội dung Chương V củaHiến pháp 1992, Chương II của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có một số điểm mới sau:

Thứ nhất, Điều 14 nêu rõ “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo

quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Trang 23

Thứ hai, quy định thêm về quyền sống (Điều 19), quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người

và hiến xác theo quy định của luật (Điều 21), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều34),quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43)

Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

bao gồm 14 điều

Chương này có nội dung gộp lại từ Chương II và Chương III Hiến pháp 1992 thể hiện sựgắn kết giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ vàmôi trường

Hiến pháp sửa đổi 2013 tiếp tục khẳng định chính sách phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh

tế và khẳng định vai vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Đặc biệt, Hiến phápsửa đổi 2013 khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong việc “xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công,phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tínhthống nhất của nền kinh tế quốc dân” (Điều 52) và lần đầu tiên Hiến pháp quy định về vấn đềngân sách nhà nước và “Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam”,

Các vấn đề phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ đều được Hiến pháp quy định là quốcsách hàng đầu được Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển

Điểm mới của chương này bổ sung thêm nội dung môi trường (Điều 63 ), điều này rất

phù hợp với thực tế điều kiện phát triển của xã hội hiện nay

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm 5 điều, Hiến pháp quy định chính sách quốc

phòng toàn dân, khẳng định Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàndân, quy định về vai trò của lực lượng quân đội nhân dân, Công an nhân dân…

Chương V: Quốc hội, bao gồm 17 điều

Nhìn chung, chương Quốc hội không có thay đổi cơ bản so với Hiến pháp 1992 trongquy định về vị trí tính chất pháp lý và chức năng của Quốc hội

Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung so với Hiến pháp 1992 gồm có:

Thứ nhất, bổ sung thẩm quyền quyền quyết định của Quốc hội đối với hai cơ quan mới là

Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước

Thứ hai, xác định rõ “Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười

hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”.

Thứ ba, quy định về việc thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án

hoặc điều tra về một vấn đề nhất định giúp Quốc hội

Trang 24

Chương VI: Chủ tịch nước bao gồm 8 điều

Theo Hiến pháp sửa đổi 2013, Chủ tịch nước vẫn là một chế định độc lập và do cá nhânđảm nhiệm, “là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

về đối nội và đối ngoại” Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền của Chủ tịch nước về cơ bản vẫngiữ như Hiến pháp 1992 Tuy nhiên có một nội dung được bổ sung mới quan trọng là quy địnhtại Điều 90 đã tăng cường khả năng tham gia của Chủ tịch nước đối với hoạt động của Chính

phủ, theo đó “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,

phiên họp của Chính phủ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề màChủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”

Chương VII: Chính phủ gồm có 8 điều.

Một số điểm mới trong quy định về Chính phủ của Hiến pháp sửa đổi 2013 so với Hiếnpháp 1992 là:

Thứ nhất, khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp Điều này thể

hiện rõ hơn nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan trong tổ chức

bộ máy nhà nước ta

Thứ hai, quy định cụ thể về vai trò của các thành viên của Chính phủ.

Thứ ba, quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện chế độ

báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quantrọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân bao gồm 8 điều So với Hiến

pháp 1992, Hiến pháp sửa đổi 2013 có một số điểm mới chủ yếu tập trung vào cơ quan Tòa ánnhân dân, gồm có:

Thứ nhất, khẳng định rõ Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp;

Thứ hai, quy định nguyên tắc xét xử hai cấp gồm sơ thẩm và phúc thẩm;

Thứ ba, quy định cụ thể hơn về hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao: “Tòa án nhân dân

tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “giám đốcviệc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”

Những quy định liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân về cơ bản vẫn giữ như Hiến pháp1992

Chương IX: Chính quyền địa phương bao gồm 9 điều.

Trước đây, Hiến pháp 1992 dành chương IX quy định về Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân và chương này được quy định trước chương Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát nhândân

Trang 25

Hiến pháp sửa đổi 2013 đã đổi tên chương thành “Chính quyền địa phương” và đặtchương này sau chương “Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát nhân dân”

Các đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương vẫn được phân thành ba cấp: Tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương

đương; Phường và xã

Ngoài ra, để tạo cơ sở cho việc quy định mở về chính quyền địa phương Hiến pháp sửađổi 2013 đã bổ sung thêm đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập Đặc biệt,nếu Hiến pháp 1992 chưa thể hiện rõ sự phân biệt về tổ chức chính quyền địa phương giữa loạiđơn vị hành chính thì Hiến pháp sửa đổi 2013 tại Điều 11 đã xác định rõ “Cấp chính quyền địaphương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”

Chương X: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước bao gồm 2 điều.

Hội đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán nhà nước là hai cơ quan mới lần đầu tiên đượcquy định trong Hiến pháp

Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử

đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.Việc thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia hoạt động mang tính chất thường xuyên đã hoàn thiệnmột bước chế định bầu cử, tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp, tạo cơ chế để nhân dân thựchiện đầy đủ hơn quyền làm chủ của mình, thể hiện rõ hơn chủ quyền nhân dân

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công Kiểm toán nhànước mặc dù đã được thành lập và đang hoạt động, tuy nhiên đến Hiến pháp 2013, cơ quan nàychính thức được quy định trong Hiến pháp thể hiện sự đề cao một bước vai trò của cơ quan nàytrong bộ máy nhà nước Điều này cũng là phù hợp với xu hướng chung của thể giới, góp phầnhoàn thiện bộ máy kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, ngăn ngừa nạntham nhũng

Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp gồm 2 điều, trong đó

Điều 119 xác định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cóhiệu lực pháp lý cao nhất” và yêu cầu “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước,Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toànthể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp”

Về thủ tục sửa đổi HIến pháp thì Điều 120 quy định: “Quốc hội quyết định việc làm Hiếnpháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tánthành”; “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểuquyết tán thành Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định”

Trang 26

c Ý nghĩa của Hiến pháp sửa đổi 2013

- Hiến pháp sửa đổi 2013 đã thể chế hóa đường lối chủ trương tiếp tục đổi mới củaĐảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị,xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướngXHCN;

- Hiến pháp sửa đổi 2013 đề cao và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân;

- Hiến pháp sửa đổi 2013 hoàn thiện thêm một bước về tổ chức và hoạt động bộ máynhà nước Từng bước phân công cụ thể giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp, và đặt cơ sở cho việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phươngphù hợp về tổ chức và hiệu quả trong hoạt động

Thảo luận lần 1 (2 tiết)

Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến lớp:

1 So sánh nội dung của 5 bản hiến pháp.

2 Bình luận về những điểm mới trong nội dung Hiến pháp sửa đổi 2013.

Bài 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ (4 tiết)

I Khái niệm chế độ chính trị

1 Chính trị là “toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp,

giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và

sử dụng quyền lực, sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm

vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” (Trung tâm Từ điển quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tập 1, tr 478)

2 Chế độ chính trị là một chế định cơ bản của luật Hiến pháp, nó chi phối hầu hết các chế

định khác trong Hiến pháp Đó là các quy định mang tính nguyên tắc, nền tảng cho việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.

II Một số nội dung cơ bản của chế độ chính trị theo Hiến pháp sửa đổi 2013

1 Quyền dân tộc cơ bản

Cơ sở hiến định: điều 1 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: khẳng định những giá trị thiêng liêng của quyền dân tộc cơ bản - độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; tuyên bố với mục đích phòng ngừa, ngăn

Trang 27

chặn mọi hành vi xâm phạm các quyền dân tộc cơ bản, xâm hại sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam

2 Bản chất của Nhà nước

Cơ sở hiến định: điều 2 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: tuyên bố chủ quyền nhân dân; xác định tính nhân dân rộng rãi (Nhà nước của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) kết hợp với bản chất chuyên chính vô sản của Nhànước (liên minh giai cấp công nông và đội ngũ trí thức); xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa

3 Mục đích của Nhà nước

Cơ sở hiến định: điều 3 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân

4 Vị trí, vai trò của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị

Cơ sở hiến định: điều 2, 4, 9, 10 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: vị trí của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản

Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hệ thống chínhtrị

5 Hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng

nhà nước Quyền lực nhà nước có ba bộ phận cấu thành gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp

và quyền tư pháp

Theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp sửa đổi 2013, nhân dân thực hiện quyền lực nhànước bằng hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

Dân chủ đại diện: là việc nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan

đại diện do nhân dân bầu ra gồm có: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và thông quacác tổ chức chính trị – xã hội (điều 6)

Dân chủ trực tiếp: nhân dân có quyền bầu cử, bãi nhiệm đại biểu dân cử (điều 7, 27);

quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý

dân (điều 28)

6 Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

 Nguyên tắc quyền lực là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ

quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (điều 2);

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo (điều 4);

Trang 28

Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc (điều 5);

Nguyên tắc tập trung dân chủ (điều 8);

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (điều 8).

7 Mối liên hệ giữa Nhà nước với nhân dân

Cơ sở hiến định: điều 8 Hiến pháp 1992;

Nội dung: Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân,

tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sátcủa Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu,hách dịch, cửa quyền

8 Chính sách dân tộc

Cơ sở hiến định: điều 5 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: khẳng định vị thế bình đẳng giữa các dân tộc; Nhà nước thực hiện chính sách

ưu tiên phát triển về mọi mặt đối với đồng bào thiểu số

9 Chính sách đối ngoại

Cơ sở hiến định: điều 12 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối

đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọngđộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên

có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sựnghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

10 Các biểu tượng của Nhà nước

Cơ sở hiến định: điều 13 Hiến pháp sửa đổi 2013;

Nội dung: Quy định

- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằnghai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa cóngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng vàdòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Trang 29

- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiếnquân ca”.

- Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập

2 tháng 9 năm 1945

- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội

III Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

và vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính

trị – “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (điều 2

Hiến pháp)

 Nhà nước là đại diện chính thức cho các dân tộc, giai cấp, tầng lớp xã hội;

 Nhà nước là thiết chế chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân;

 Nhà nước ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý xã hội;

 Nhà nước có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện sự quản lý của mình;

 Nhà nước là thiết chế chính trị duy nhất có chủ quyền quốc gia

3 Đảng Cộng sản Việt Nam là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 Hiến pháp).

Nội dung lãnh đạo: Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối chính trị; bằng công tác

tổ chức – cán bộ; bằng công tác kiểm tra Đảng;

Hiến pháp sửa đổi 2013 đã có một điểm mới trong quy định về mối quan hệ giữa Đảng

với nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với

Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân

về những quyết định của mình”.

Phương pháp lãnh đạo: phương pháp giáo dục, vận động, thuyết phục; phương pháp

nêu gương

Trang 30

4 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là “cơ sở chính trị của chính quyền

nhân dân” (điều 9 Hiến pháp) – thể hiện tính xã hội rộng rãi của hệ thống chính trị và là công

cụ để nhân dân thực hiện quyền lực của mình

 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

 Thực hiện phản biện xã hội;

 Tham gia thành lập và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước;

 Tham gia xây dựng pháp luật;

 Tham gia quản lý nhà nước;

 Vận động nhân dân chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

THẢO LUẬN LẦN 2 (2 tiết)

Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến lớp:

1 Bản chất và mục đích của nhà nước ta

2 Quyền lực nhà nước và các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

Bài 3: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

(4 tiết)

I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

1 Khái niệm quyền con người, quyền công dân

a Quyền con người

Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ tư pháp thì quyền con người là

quyền của thành viên trong xã hội loài người – quyền của tất cả mọi người Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế

và pháp luật quốc gia” i Theo Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người của Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì “quyền con người” thường được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.

Như vậy, có thể hiểu “quyền con người” hay “nhân quyền” là thể hiện phẩm giá, nhu cầu,lợi ích và năng lực vốn có mang tính tự nhiên và đặc thù của con người, với tư cách là thànhviên của xã hội Nhìn chung, quyền con người là giá trị chung dành cho mọi cá nhân khôngphân biệt nguồn gốc xuất thân và quốc tịch của họ

Trang 31

b Quyền công dân

Mỗi người sống trong lãnh thổ của một quốc gia đều có mối liên hệ nhất định với nhànước, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau phụ thuộc vào mức độ gắn kết về mặtpháp lý giữa họ và nhà nước sở tại Điều này là do họ có thể là công dân của nước đó, ngườinước ngoài (là công dân của nước khác) hay là người không có quốc tịch (không là công dâncủa nước nào)

Công dân là một khái niệm để chỉ một con người thuộc về một nhà nước nhất định màngười đó mang quốc tịch, biểu hiện mối liên hệ pháp lý đặc biệt giữa người đó và nhà nước

Khái niệm “công dân” hẹp hơn khái niệm “cá nhân” (bao gồm cả công dân, người

nước ngoài và người không quốc tịch) Việc dùng hai thuật ngữ này cần được đặt trong nhữngmối quan hệ với Nhà nước nhất định Mỗi con người cụ thể trong mối quan hệ xã hội nói chung

là các “cá nhân”, song nếu đặt họ trong mối quan hệ với Nhà nước mà họ mang quốc tịch thì những người này là “công dân” Công dân là một khái niệm pháp lý vì nó chỉ mối liên hệ pháp

luật đặc biệt giữa Nhà nước với các cá nhân nhất định

Khái niệm công dân không thể tách rời khái niệm quốc tịch Điều 17 Hiến pháp sửa đổi

2013 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.

Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam” Như vậy, quốc tịch Việt

Nam là tiêu chuẩn duy nhất để xác định công dân Việt Nam

Việc xác định một người là công dân của một quốc gia nào đó có ý nghĩa quan trọng cảđối với người đó và quốc gia mà họ mang quốc tịch Là công dân của một đất nước thì đượchưởng các quyền do nhà nước quy định và phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước bất kể côngdân đó ở trong hay ngoài lãnh thổ của nhà nước đó Tổng thể các quyền và nghĩa vụ này đã nói

lên “tư cách”, “tình trạng” hay “địa vị” pháp lý của công dân trong mối liên hệ với nhà nước.

Như vậy, địa vị pháp lý của công dân là tổng thể những quy định của pháp luật về quyền vànghĩa vụ của công dân trong mối liên hệ mang tính lâu dài, bền vững và ổn định giữa công dân

Trang 32

pháp sửa đổi 2013 thì “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác”

và “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảohộ”

Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài được xác định bởi các điều ước quốc tế mànhà nước tham gia ký kết hoặc phê chuẩn và luật pháp của đất nước mà họ đang cư trú Nhữngngười không có quốc tịch cũng được hưởng một số quyền để đảm bảo cuộc sống và phải thựchiện những nghĩa vụ nhất định do nhà nước quy định xuất phát từ nguyên tắc đối xử nhân đạo,tôn trọng quyền con người của nhà nước Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài và ngườikhông quốc tịch có giới hạn, ví dụ như họ không có quyền bầu cử và tham gia vào các hoạtđộng của bộ máy nhà nước, tự do đi lại có giới hạn … đồng thời cũng không có nghĩa vụ quân

sự đối với đất nước mà họ đang cư trú, không phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích

Công dân là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ một con người thuộc về một nhà nước nhất

định mà người đó mang quốc tịch, biểu hiện mối liên hệ pháp lý đặc biệt giữa người đó với nhà nước

Quyền của công dân là khả năng của công dân được thực hiện những hành vi nhất định

mà pháp luật không cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của mình Hệ quả là: đối vớiquyền, công dân có tự do ý chí và Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc thụ hưởngquyền

Nghĩa vụ của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân phải thực

hiện những hành vi (hành động hoặc không hành động) nhất định, nhằm đáp ứng lợi ích của nhànước và xã hội theo quy định của pháp luật Hệ quả là: đối với nghĩa vụ, công dân không có tự

do ý chí và Nhà nước có quyền áp đặt các biện cưỡng chế thích hợp nếu công dân không thựchiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ

Nhìn chung, địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội của mỗi nước, song tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới đều quy định trong Hiến phápcác quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và có những cơ chế phù hợp để bảo đảm thực hiện những quyền và nghĩa vụ ấy

2 Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ được quy định

trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dântrong mối quan hệ với nhà nước Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định củaluật Hiến pháp

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những đặc điểm sau đây:

Về nguồn gốc: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trên cơ sở tôn

trọng quyền con người đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ hiện đại trênthế giới thừa nhận

Trang 33

Về hình thức pháp lý: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến

pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trongmỗi quốc gia Hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân

Về hệ quả: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để quy định các quyền và

nghĩa vụ cụ thể khác, hay nói cách khác là các quyền, nghĩa vụ cụ thể xuất phát từ quyền,nghĩa vụ cơ bản Trên cơ sở Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác quy địnhcác quyền, nghĩa vụ cơ bản thành nội dung cụ thể: cách thực hiện quyền, nghĩa vụ; cáchbảo vệ quyền khi quyền bị xâm phạm, cũng như trách nhiệm pháp lý khi lợi dụng, lạmdụng quyền hay trốn tránh nghĩa vụ

Về ý nghĩa: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không chỉ phản ánh chất lượng và

trình độ sống của các cá nhân mà còn thể hiện tính chất nhân đạo và tiến bộ của một nhànước Một nhà nước không thể được coi là dân chủ nếu không quy định trong Hiến phápthành văn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó mối quan hệ giữa nhànước và công dân phải được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng

II NGUYÊN TẮC HIẾN PHÁP CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân xác định mối quan hệ pháp lý giữa công dân vànhà nước, là nội dung quan trọng của Hiến pháp mọi nước trên thế giới Tất cả các Hiến phápViệt Nam, từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến phápsửa đổi 2013 đều giành một vị trí xứng đáng cho việc ghi nhận về vấn đề này Tuy nhiên, xâydựng chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải tuân theo những tư tưởng chỉ đạomang tính định hướng, nền tảng nhất định được gọi là những nguyên tắc của chế định này.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992 được quy định dựa trên cácnguyên tắc sau đây:

1 Nguyên tắc tôn trọng quyền con người

Điều 14 của Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Nguyên tắc tôn trọng

được chính thức quy định từ Hiến pháp 1992 và tiếp tục được nêu trong Hiến pháp sửa đổi

2013 Sự biểu hiện chính thức rõ ràng và long trọng nội dung này trong một điều khoản riêngcủa Hiến pháp mang ý nghĩa chính trị-pháp lý sâu sắc trong việc bác bỏ luận điệu xuyên tạc, vucáo Việt Nam vi phạm nhân quyền Đó là sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền conngười, thể hiện sự tôn trọng các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết vàphần nào thể hiện được cách nhìn của chúng ta đối với các vấn đề của cộng đồng quốc tế, phùhợp xu thế xóa bỏ đặc tính khép kín của pháp luật trong nước

Trang 34

Thể hiện rõ hơn sự tôn trọng và đề cao quyền con người, Hiến pháp sửa đổi 2013 đã quy

định rõ “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhấtsong không đồng nhất Không có quyền công dân ngoài quyền con người, không có quyền conngười không bao hàm quyền công dân Quyền công dân được xây dựng trên cơ sở tôn trọngquyền con người và quyền con người chỉ có thể được đảm bảo bằng những quy định về quyềncông dân trong pháp luật của mỗi quốc gia Giá trị chung của quyền con người không có nghĩa

là quyền con người không mang những bản sắc cụ thể riêng theo pháp luật của từng quốc giatùy thuộc vào các điều kiện phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc, văn hóa, truyềnthống… cụ thể của từng nước Và cũng chính sự khác biệt trong điều kiện kinh tế- xã hội mỗinước mà sự phát triển chỉ số con người trong các quốc gia là khác nhau Việc thực hiện nguyêntắc này đòi hỏi nhà nước ký kết, tham gia, nội luật hóa và thực hiện các điều ước quốc tế vềquyền con người

2 Nguyên tắc quyền của công dân không tách rời nghiã vụ của công dân

Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, công dân:

“1 Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2 Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3 Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4 Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, quyền của công dân là nghĩa vụ của nhànước, nghĩa vụ của công dân là quyền mà nhà nước được đòi hỏi Các nghĩa vụ của nhà nướcđược xác định trong Hiến pháp và pháp luật thông qua quy định về nhiệm vụ của cơ quan nhànước, cán bộ công chức nhà nước cũng như toàn bộ cơ chế pháp lý phải tồn tại để bảo đảmquyền, tự do cho công dân Đó là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyền và nghĩa vụ công dânkhông tách rời trong chế độ xã hội ta

Xét về nội dung, quyền và nghĩa vụ công dân là hai khái niệm có tính thống nhất cao và

có mối liên hệ biện chứng cho dù những thành tố hình thức của chúng là khác nhau Trong xãhội dân chủ không thể có quyền công dân tách rời nghĩa vụ công dân và ngược lại, công dânkhông thể chỉ có nghĩa vụ mà không được hưởng quyền

Một mặt, nhu cầu được hưởng những quyền, tự do nhất định là nhu cầu chính đáng màloài người nói chung, nhân dân ta nói riêng luôn khao khát vươn tới, song nếu công dân chỉmuốn hưởng quyền mà không gánh vác những nghĩa vụ thì đó là sự ích kỷ, và quyền không có

Trang 35

khả năng được bảo đảm thực hiện Thực hiện nghĩa vụ là một trong các tiền đề để công dân thựchiện quyền trước hết vì quyền của công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở công dân gópphần tạo ra tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định của xã hội Ví dụ, thuế do công dânđóng góp là nguồn quan trọng hình thành ngân sách quốc gia; thực hiện nghĩa vụ quân sự là gópphần bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an tòan xã hội…Hơn nữa, trong xã hội có trật tự phápluật, mỗi cá nhân đều phải tôn trọng quyền của các thành viên khác trong cộng đồng, mọitrường hợp công dân vi phạm nghĩa vụ đều dẫn đến khả năng công dân bị hạn chế quyền Mặtkhác, nếu như công dân thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền thì đó lại là sự bấtcông Trong xã hội lạc hậu, tính chất đẳng cấp trong quyền cá nhân là sự bất công xã hội: đa sốthường dân không có quyền hay quyền rất hạn chế, còn thiểu số cầm quyền lại có những đặcquyền đặc lợi hơn những người khác.

Nhìn chung, nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân là mộtnguyên tắc pháp lý văn minh, thể hiện bản chất dân chủ của xã hội ta khác với xã hội phongkiến, nơi mà quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân phụ thuộc vào đẳng cấp của họ trong xã hội.Việc bảo đảm quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân là hướng tới một xã hội trong

đó lợi ích của mỗi cá nhân đặt hài hòa trong lợi ích của các cá nhân khác, của Nhà nước và cộngđồng xã hội

3 Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 16)

Trong khoa học pháp lý bình đẳng là nguyên tắc tiến bộ của mối quan hệ con người – xãhội – nhà nước và giữa con người với nhau Điều này càng có cơ sở để nhấn mạnh trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền ngày nay Nhà nước đáp ứng quyền, tự do cho công dân

không phải là nhà nước “ban phát” Việc công dân yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục nhất định để đáp ứng quyền của mình không phải là việc họ đi “xin” Khi nguyên tắc này càng được coi trọng, cơ chế “xin – cho” sẽ sớm được loại bỏ, phù hợp với bản chất của sự tồn tại của “nhà nước phục vụ” trong xã hội dân chủ Nguyên tắc hiến định này liên quan mật thiết

với nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân Bình đẳng giữa các công dântrong xã hội là bảo đảm cho mọi công dân trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau phảiđược đối xử ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,địa vị xã hội, tình trạng tài sản hay các quan hệ cá nhân khác

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật: Mọi người đều phải tuân theo, thực hiện Hiến

pháp, pháp luật nghĩa là pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử Ví dụ, trong hoạt động thực hiện pháp luật của tòa án, mọi người được đối xử

như nhau và tòa án chỉ tuân theo pháp luật Toà án không bị chi phối bởi sự “đặc biệt” của cá

nhân trong việc bảo vệ quyền hay truy cứu trách nhiệm cho cá nhân nào đó nếu điều này luật không quy định Trên cơ sở điều 16 của Hiến pháp sửa đổi 2013 đã quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế,văn hóa, xã hội” Các văn bản pháp luật khác của Việt Nam trong các lĩnh vực Hình sự, tố tụng

Trang 36

Hình sự, Hành chính và Tố tụng Hành chính, các Luật Tổ chức Tòa án… thể hiện nguyên tắc này bằng những nội dung cụ thể.

Bình đẳng giữa mọi người trong việc sử dụng quyền, tự do của công dân: Nghĩa là

những quyền tự do được công nhận cho tất cả mọi người và Nhà nước tạo ra cơ chế, biện phápthực hiện như nhau, không chấp nhận phân biệt trong việc sử dụng quyền phụ thuộc vào địa vị

xã hội hay đặc điểm cá nhân

Bình đẳng giữa các dân tộc: Điều 5 Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định: “Nhà nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Bình đẳng nam-nữ: là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bình đẳng vì

tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của một chế độ xã hội chính là mức độ giải phóng phụ nữ, sự tạođiều kiện cho họ được phát triển toàn diện về mọi mặt, ngang bằng nam giới Luật pháp ghinhận và bảo đảm cho quyền bình đẳng nam nữ có nghĩa là Nhà nước và xã hội tạo điều kiện đểnam-nữ thực hiện quyền như nhau, chứ không phải là bình đẳng thực tế, vì khả năng thể chất

cũng như năng lực tinh thần của con người cụ thể là khác nhau Điều 26 Hiến pháp sửa đổi

2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảmquyền và cơ hội bình đẳng giới Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triểntoàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”

Bình đẳng giữa các tôn giáo: Điều 24 Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định: “Mọi người có

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

4 Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định

của luật (Điều 14)

Nhà nước là chủ thể ban hành ra pháp luật, kể cả pháp luật điều chỉnh quan hệ nhà nước

- cá nhân Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải đủ khách quan để một mặt bảođảm lợi ích của công dân, một mặt duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng nhà nước.Tuy nhiên, trong xã hội chưa thực sự phát triển cao thì thông thường lợi ích nhà nước lại hayđược quan tâm nhiều hơn so với việc công dân thực hiện quyền

Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân kéo theo hệ quả là làm cho cá nhân mất

cơ hội được hưởng thụ những lợi ích nhất định Vì vậy, việc đặt ra các quy định hạn chế quyền

Trang 37

của cá nhân phải được xem xét một cách toàn diện và cẩn trọng, bảo đảm những hạn chế độkhông làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của cá nhân Trong số các cơ quan nhà nước cóquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhà nước - công dân, Quốc hộichính là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất (bởi Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân cả nướclựa chọn thông qua chế độ phổ thông đầu phiếu; Quốc hội có thành phần hết sức đa dạng với sựgóp mặt của đại diện dân cư theo vùng miền, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giớitính ; Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng có sự gắn mật thiết nhất với nhân dân,

cử tri trong hoạt động và chịu trách nhiệm cao nhất trước quốc dân đồng bào) Do vậy, Quốc hộiđược xem là cơ quan có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của toàn thể các thànhviên trong xã hội một cách trung thực nhất, toàn diện nhất, chỉ Quốc hội mới có khả năng biết

sự hạn chế quyền con người, quyền công dân ở mức nào là phù hợp để đặt ra giới hạn về quyền

Nguyên tắc này là quy định mới được quy định trong Hiến pháp sửa đổi 2013 Điềunày, một lần nữa, thể hiện thái độ trân trọng rất đáng ghi nhận của Nhà nước đối với việc bảo vệquyền con người, quyền công dân

* Nội dung, yêu cầu của nguyên tắc:

- Chỉ có Quốc hội mới có quyền xác định quyền và nghĩa vụ của công dân mang tính xáclập, khởi đầu hay lần đầu trong hai loại văn bản là Hiến pháp và các đạo luật

- Tất cả các cơ quan nhà nước khác đều không có quyền quy định mang tính xác lập,khởi đầu hay lần đầu quyền và nghĩa vụ công dân Họ chỉ có quyền dựa vào Hiến pháp và luật

để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ công dân

- Các cơ quan nhà nước khác không được đặt ra quyền, nghĩa vụ mới hoặc xóa bỏquyền, nghĩa vụ hiện hữu do Quốc hội quy định

Với đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong nhiều trường hợp, vì Hiến phápkhông có hiệu lực pháp lý trực tiếp nên quyền hiến định của công dân chỉ có thể thực hiện khi

nó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật khác Vì thế, nguyên tắc này đòi hỏi quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân trước hết phải được ghi nhận trong Hiến pháp và sau đó cụ thểhóa bằng luật do Quốc hội thông qua Nghị định, thông tư… trong trường hợp này mang ý nghĩa

về mặt kỹ thuật nhiều hơn là việc xác định nội dung đích thực của quyền, và về nguyên tắc nókhông được trái với hiến pháp, luật của Quốc hội Ở nước ta, nguyên tắc này còn cần nhiều nỗlực để thực hiện trong thực tiễn

III Các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân theo Hiến pháp hiện hành

Trang 38

thành với Tổ quốc (điều 44); nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân (điều 45) …

2 Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân (quyền dân sự)

Các quyền về dân sự thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước và xã hội đối với tự do (khônggian) cá nhân Nhóm này bao gồm các quyền cơ bản như: quyền được sống, quyền hiến mô, bộphận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 19); quyền tự do đi lại, cư trú ở

trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (điều 23); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 24); quyền

bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và

nhân phẩm, quyền được suy đoán vô tội (điều 20); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (điều 21);…

3 Nhóm quyền và nghĩa vụ về kinh tế, văn hóa và xã hội

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa và xã hội thể hiện sự đảmbảo chất lượng cuộc sống của mỗi con người trong xã hội (quyền phát triển) Nhóm này bao

gồm các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền và nghĩa vụ học tập (điều 39); quyền và nghĩa vụ lao động (điều 35); nghĩa vụ lao động công ích quyền tự do kinh doanh (điều 33); quyền sở hữu

và quyền thừa kế (điều 32); quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác; quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp (điều 40); quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe (điều 38); quyền đối với nhà ở (điều 22); quyền bình đẳng nam nữ (điều 26); quyền của trẻ em (điều 37); quyền được đảm bảo an sinh xã hội (điều 34); tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (điều 46); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích (điều 47) …

Thảo luận lần 3 (2 tiết)

Lưu ý: Sinh viên phải chuẩn bị những nội dung thảo luận sau đây trước khi đến lớp:

1 Nhóm quyền và nghĩa vụ chính trị

2 Nhóm quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân

4 Nhóm quyền và nghĩa vụ kinh tế - văn hóa - xã hội.

Bài 4: KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (2 tiết)

I Khái niệm về bộ máy nhà nước

1 Định nghĩa bộ máy nhà nước: là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt

động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức

Trang 39

năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.

2 Định nghĩa cơ quan nhà nước: là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước Đó có thể là

một tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

* Cơ quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:

 Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất định dopháp luật quy định;

 Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức;

 Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước đàithọ;

 Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam;

 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhà nước:nhân danh nhà nước thực hiện thẩm quyền, được đảm bảo bởi các biện pháp cưỡng chếnhà nước, được quyền ban hành văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật, văn bản

áp dụng pháp luật)…

Đây là dấu hiệu đặc trưng nhằm phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong xã

hội

3 Phân loại cơ quan nhà nước (tùy theo các căn cứ phân loại)

a Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có: các cơ quan đại diện – quyền lực,

các cơ quan chấp hành – hành chính, các cơ quan xét xử, các cơ quan kiểm sát, chủ tịch nước,hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước

b Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền chia thành: các cơ quan nhà nước ở trung ương, các

cơ quan nhà nước ở địa phương

c Căn cứ theo chế độ làm việc chia thành: cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, cơ

quan việc theo chế độ thủ trưởng, cơ quan làm việc kết hợp giữa chế độ tập thể và chế độ thủtrưởng

II Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

1 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 40

a Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp " (điều

2 Hiến pháp 1992)

b Nội dung của nguyên tắc

- Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về giaicấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp Bản chất của nhà nước ta là nhànước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trungthống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Tính thống nhấtquyền lực nhà nước ở nước ta không chỉ biểu hiện về mặt chính trị (thông qua vai trò lãnh đạođộc quyền của Đảng cộng sản) mà còn biểu hiện trong tổ chức bộ máy nhà nước (thông qua vịtrí của các cơ quan dân cử – Quốc hội và HĐND các cấp)

- Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơquan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộquyền lực nhà nước

- Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để hướng đếnviệc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước

- Đảm bảo cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lựcnhà nước để hạn chế tình trạng lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi thẩmquyền của mình

Đây là một nội dung mới của Hiến pháp sửa đổi 2013, thể hiện sự thay đổi một bướctrong cách thức tư duy về phân công thực hiện quyền lực nhà nước

c Ý nghĩa: thể hiện nguồn gốc quyền lực nhà nước và bản chất nhà nước.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự

giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình

3 Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

Ngày đăng: 17/06/2017, 10:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. "Vụ án Đồ Sơn": Bí thư thị ủy ra quyết định... cấp đất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ án Đồ Sơn
7. Về mô hình “một cửa, một dấu” tại Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa, một dấu
1. Hiến pháp 1946 2. Hiến pháp 1959 3. Hiến pháp 1980 4. Hiến pháp 1992 Khác
6. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 Khác
7. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 8. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 Khác
9. Luật số 63/2010/QH12 về sửa đổi bổ sung một điều của luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Khác
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội năm 2007 12. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003 Khác
14. Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII Khác
15. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Khác
16. Nghị quyết số 107/2004/NQ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên của Ủy ban nhân dân các cấp Khác
17. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Khác
18. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 II. Giáo trình và sách tham khảo1. Bắt buộc Khác
2. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng với quyền tự do cư trú của công dân Khác
3. Những sai phạm và cách thức xử lý đối với Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Khác
4. Bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Quốc hội bãi nhiệm Khác
5. Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Khác
9. Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ với quyền nghiên cứu khoa học của công dân Khác
10. Diễn viên Hồng Ánh ứng cử đại biểu Quốc hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w