Nghiên cứu và đề xuất biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức của trẻ về biển - đảo, gó
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Mạnh Tuấn
An Giang - 2017
Trang 2Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn:TS Nguyễn Mạnh Tuấn – người luôn tận tình hướng dẫn, chia sẻ và động viên tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành bài luận văn này
Tôi xin chân thành gừi lời các ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng sau đại học, các phòng ban, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục mầm non – Trường ĐHSP Hà Nội đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Xin gừi lời cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào đạo trường ĐHAG đã tạo đều kiện cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu tại trường
Xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng ban, các thầy Cô trong khoa giáo dục Tiểu Học - Mầm non trường ĐH Đồng Tháp luôn quan tâm, chia sẻ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu, các giáo viên cùng với các trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non: Trường THSPMN Hoa Hồng, Trường
Mn Hoa Sữa, Trường MN Mỹ An Hưng ( Tỉnh Đồng Tháp) đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi hoàn thành bài nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Những đóng góp mới của luận văn 5
9 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ BIỂN - ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 6
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Những nghiên cứu về hình thành biểu tượng 6
1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục biển - đảo 8
1.2 Những khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Khái niệm biển, đảo 12
1.2.2 Khái niệm biểu tượng 13
1.2.3 Khái niệm hình thành biểu tượng về biển - đảo 16
1.3 Hoạt động khám phá khoa học và ý nghĩa của nó đối việc hình thành biểu tượng về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi 16
1.3.1 Khái niệm hoạt động 16
1.3.2 Khái niệm khoa học 16
1.3.3 Khái niệm hoạt động khám phá khoa học: 18
1.3.4 Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 19
1.3.5 Ý nghĩa của hoạt động động khám phá khoa học đối với việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trưởng MN 20
1.4 Bản chất của việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua HĐKPKH 22
1.4.1 Cơ sở tâm, sinh lý của việc hình hình thành biểu tượng của trẻ mâm non 22
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học 23
1.5 Quá trình hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học 29
Trang 51.5.1 Mục đích hình thành biểu tượng về biển-đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non 29
1.5.2 Nội dung hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 30
1.5.3 Phương pháp, biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ BIỂN - ĐẢO CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON 39
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 39
2.2 Đối tượng nghiên cứu thực trạng 39
2.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng 39
2.4 Cách thức nghiên cứu 40
2.4.1 Đối với GVMN 40
2.4.2 Đối với trẻ MG 5-6 tuổi 41
2.5 Kết quả nghiên cứu thực trạng 41
2.5.1 Thực trạng về giáo dục các nội dung về biển - đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non 41
2.5.2 Thực trạng về hình thành biểu tượng biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 45
2.6 Tiêu chí đánh giá biểu hiện mức độ hình thành biểu tượng về biển - đảo của trẻ: 53
2.6.1 Tiêu chí đánh giá mức độ hình thành biểu tượng về biển - đảo của trẻ trong HĐKPKH 53
2.7.2 Thang đánh giá: 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ BIỂN - ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MÂM NON 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học 58
Trang 63.1.1 Việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua KĐKPKH ở trường mầm non góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và phát
triển nhận thức cho trẻ MG 5-6 tuổi 58
3.1.2 Việc HTBT về biển - đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải tuân thủ theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non 59
3.1.3 Việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non cần phải quán triệt quan điểm hoạt động của trẻ.60 3.2 Xây dựng biện pháp hình thành biểu tượng về biển- đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động KPKH 61
3.2.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức HĐKPKH về biển - đảo theo hướng tích cực hóa nhận thức của trẻ 61
3.2.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường về biển - đảo phong phú, hấp dẫn kích thích trẻ tìm tòi khám phá 67
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường cho trẻ tiếp xúc - tri giác các phương tiện trực quan trong tổ chức HĐKPKH về biển - đảo cho trẻ 71
3.2.4 Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi HTBT về biển - đảo cho trẻ trong HĐKPKH.73 3.2.5 Biện pháp 5: Trò chuyện gợi mở để kích thích trẻ quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, biểu đạt 75
3.2.6 Biện pháp 6: Tạo tình huống có vấn đề phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ 80
3.3 Thực nghiệm sư phạm 83
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 83
3.3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm 83
3.3.3 Điều kiện tiến hành thực nghiệm 83
3.3.4 Các tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm: 84
3.3.5 Nội dung thực nghiệm 84
3.3.6 Cách tiến hành thực nghiệm 85
3.3.7 Kết quả thử nghiệm sư phạm 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 98
PHẦN KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ cần thiết của việc hình
thành BTBĐ cho trẻ 5-6 tuổi 45
Bàng 2.2: Xác định mục đích hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi 46
Bảng 2.3: Những biểu hiện của trẻ 5-6 tuổi khi đã có biểu tượng về biển – đảo 47
Bảng 2.4 Trình tự các bước hình thành biểu tượng về biển đảo cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua hoạt động KPKH 48
Bảng 2.5: Những biện pháp pháp kích thích trẻ hứng thú về các vấn đề về biển - đảo trong hoạt động khám phá khoa học 49
Bảng 2.6: Những biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học 50
Bảng 2.7: Những phương tiện để hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi 51
Bảng 2.8: Những khó khăn của giáo viên mầm non khi hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ MG 5-6 tuổi 52
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ HTBT về biển - đảo của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm (Theo các mức độ) 85
Bảng 3.2.Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện HTBT vể biển - đảo của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm (theo TC) 86
Biểu đồ 3.2: So sánh biểu hiện HTBT biển - đảo của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm (theo TC) 87
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện HTBT về biển - đảo của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm (Theo các mức độ) 89
Bảng 3.4.Kết quả mức độ biểu hiện HTBT về biển - đảo của trẻ nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm ( Theo TC) 91
Bảng 3.5 Kiểm định sự khác biệt điểm TBC giữa mẫu TN và mẫu ĐC
(sau TN) 93
Bảng 3.6: Kết quả biểu hiện HTBTBĐ của nhóm TN ( trước TN và sau TN) 93
Bảng 3.7 Kiểm định sự khác biệt TBC của mẫu TN (Trước TN và sau TN) 96
Bảng 3.8 Kết quả biểu hiện HTBTBĐ của nhóm ĐC ( trước TN và sau TN) 96
Bảng 3.9.Kiểm định sự khác biệt TBC của mẫu ĐC (Trước TN và sau TN) 97
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ HTBT về biển – đảo của trẻ nhóm TN và nhóm
ĐC trước TN ( Theo %) 86 Biểu đồ 3.2: So sánh biểu hiện HTBT biển - đảo của trẻ ở nhóm TN và nhóm
ĐC trước thực nghiệm (theo TC) 87 Biểu đồ 3.3: Mức độ HTBT về biển – đảo của 2 nhóm sau TN (Tính theo %) 89 Biểu đồ 3.4: Mức độ HTBT về biển – đảo của 2 nhóm sau TN (Tính theo TC) 91 Biểu đồ 3.5: Biểu hiện HTBT về biển – đảo của nhóm TN sau TN
(Tính theo TC) 94 Biểu đồ 3.6: Mức độ HTBT về biển - đảo của nhóm ĐC sau TN (Tính theo TC) 97
Trang 91
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Biển - đảo Việt Nam là phần lãnh thổ của nước Việt Nam, qua nghìn đời
nó luôn gắn chặt với người dân nước Việt cả về vật chất lẫn tinh thần Vì thế, biển - đảo trong tâm thức của người Việt Nam luôn là Đất Nước, là cuộc sống Qua hàng ngàn năm lịch sử đã chứng minh, người Việt đã ra sức khai phá xây dựng, sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển – đảo Thế nhưng tình hình biển - đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp, khi Trung Quốc đã liên tiếp có những hành động đe dọa đến chủ quyền biển - đảo của nước ta Bên cạnh đó, tài nguyên, khoáng sản, môi trường biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động xấu của thiên nhiên và con người.Vì vậy, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, môi trường biển - đảo trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Trách nhiệm ấy, không là trách nhiệm của riêng ai, mà là nghĩa vụ của cả dân tộc, của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
Thực hiện QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính
phủ về việc phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo
vệ bền vững Biển và Hải đảo Việt Nam” “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và quản lý bảo vệ phát triển bền vững biển - đảo Việt Nam” Với mục đích nâng cao nhận thức về biển - đảo của cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội Trên thực tế, sự hiểu biết của của nhiều người về biển - đảo còn rất hạn chế, đặc biệt là thế hệ trẻ thì cần phải hoàn thiện ngay những hạn chế này, không thể để tình trạng nhiều thế hệ trẻ không biết nhiều về biển – đảo quê hương, về chủ quyền của dân tộc Để mỗi người dân Việt Nam có ý thức về chủ quyền biển - đảo của chúng ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển - đảo vào giáo dục ở các cấp học Nhiệm vụ của những nhà giáo dục là phải trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức, ý thức về biển - đảo cho những người chủ tương lai của đất nước càng sớm càng tốt
Trang 102
Trẻ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, song song với nhiệm vụ phát triển nhận thức cho trẻ là mục tiêu hình thành các biểu tượng về cuộc sống xung quanh gần gũi Chúng ta cần lựa chọn nội dung phù hợp để GD cho các cháu về biển - đảo, giúp trẻ biết những giá trị thiêng liêng của biển - đảo đã mang lại cho con người Để từ đó hình thành ở các em ý thức về bảo
vệ môi trường biển - đảo, ý thức về chủ quyền biển - đảo, hình thành tình yêu biển - đảo là nền tảng của tình yêu quê hương Đất nước
Trên thực tế trong nội dung chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/ TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) [3] chưa đề cập rõ ràng, cụ thể đến giáo dục biển
- đảo cho trẻ mầm non Dẫn đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục về biển - đảo cho trẻ mầm non của giáo viên gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn Bên cạnh
đó biểu tượng về biển - đảo của trẻ thì còn khá mờ nhạt Giáo viên còn ngại ngùng khi giáo dục về biển - đảo cho trẻ, một số giáo viên thiếu kiến thức về địa
lý, triển khai các hoạt động giáo dục biển - đảo chưa đồng loạt, chưa hiệu quả HĐKPKH là một hoạt động đưa vào chương trình giáo dục mầm non Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ qua các hoạt động tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh Ở trường mầm non, HĐKPKH của trẻ được tổ chức rất đa dạng, theo quan điểm tích hợp chủ đề: trẻ học mà chơi - chơi mà học, trong hoạt động học trẻ được chơi, được thực hành trải nghiệm HĐKPKH của trẻ ở trường MN là điều kiện thuận lợi để GD về biển - đảo cho trẻ Nhưng thực tế
ở trường MN hiện nay, việc tổ chức HĐKPKH còn biểu lộ nhiều hạn chế, giáo viên thường tổ chức theo kiểu trẻ làm quen, mà chưa tạo điều kiện cho trẻ khám phá, nên kết quả đạt được chưa cao, giáo viên chưa thật sự khai thác được hết tiềm năng của HĐKPKH để giúp trẻ khám phá về biển - đảo cho trẻ Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non ”
Trang 113
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức của trẻ về biển - đảo, góp phần hình thành tình yêu biển -
đảo, tình yêu quê hương đất nước cho trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình hình thành một số biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua HĐKPKH ở trường mầm non
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi dựa vào việc tổ chức có hiệu quả HĐKPKH ở trường mầm non hấp dẫn, thu hút được sự tham gia tích cực của trẻ thì mức độ nhận thức về biển - đảo của trẻ 5-6 tuổi sẽ được nâng cao hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐKPKH ở trường mầm non
5.2 Nghiên cứu thực trạng hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐKPKH ở trường mầm non
5.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp hình thành biểu tượng về biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua HĐKPKH
Trang 124
6.2 Địa bàn khảo sát: Đề tài khảo sát trên 60 trẻ 5 - 6 tuổi, 30 GVMN đang trực tiếp phụ trách lớp 5 - 6 tuổi và cán bộ quản lý của một số trường mầm non tại thành tỉnh Đồng Tháp: Trường THSPMN Hoa Hồng – Trường Đại Học Đồng Tháp, MN Mỹ An Hưng B huyện Lấp Vò, MN Hoa Sữa TP Cao Lãnh
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
- Dùng phiếu câu hỏi lấy thông tin từ phía giáo viên để tìm hiểu về nhận thức, kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn của giáo viên về việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học
7.2.3 Phương Pháp trao đổi – đàm thoại
- Tiến hành đàm thoại với giáo viên mầm non về những vấn đề liên quan đến các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho việc triển khai của đề tài
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu và đúc kết những kinh nghiệm HTBT về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trong thực tiễn giáo dục mầm non trong những năm gần đây
Trang 135
7.2.5 Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học
- Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu
- Lớp lá 1 gầm 30 trẻ được chọn làm lớp thực nghiệm
- Lớp lá 2 gầm 30 trẻ được chọn làm lớp đối chứng
8 Những đóng góp mới của luận văn
- Xác định và hệ thống hóa lý luận về HTBT về biển - đảo cho trẻ MG
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng của việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
Chương 3: Đề xuất biện pháp và thử nghiệm việc hình thành biểu tượng
về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
Trang 146
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ BIỂN - ĐẢO CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về hình thành biểu tượng
Nhà tâm lý học tài ba người Thụy Sỹ, Jean Piaget khi nghiên cứu về sự hình thành biểu tượng ở trẻ em, Ông đã khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi từ đó sinh
ra chức năng tượng trưng Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn tách biệt cái được biểu nghĩa, cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp [37]
Cũng theo tác giả Jean Peaget và các đồng sự, từ khi đứa trẻ sinh ra chúng tiếp xúc với sự vật hiện tượng và lưu giữ trong não, sự hình thành các khái niệm của trẻ diễn ra theo hai quá trình đó là đồng hóa và điều ứng [25]
Lý thuyết về phát triển nhận thức của Ông cũng đã nói về tri giác Tri giác là hành động riêng của cảm giác - vận động Tri giác cho thấy mặt tượng hình của nhận thức về hiện thực Quá trình nhận thức thế giới xung quanh của trẻ hành động - thao tác - tri giác [29]
Theo M.Peuhlin, tri giác đem lại một tập hợp những thông tin chọn lọc và được cấu trúc tùy theo kinh nghiệm, nhu cầu của cơ thể trước một đối tượng nào đó
Nhà tâm lý hoc L.X.Vugotky cho rằng những thay đổi cơ bản trong phát triển tri giác xuất hiện trong cấu trúc tâm lý mới Điều này được nhà tâm lý học giải thích ban đầu tri giác của con người gắn liền với vận động và xúc cảm Trẻ tri giác đối tượng xung quanh dựa trên những kinh nghiệm củ và những hình ảnh đã được hình thành trước đó[38]
Trang 157
Hai nhà sinh lý học và I.M.Sêtrênôp và P.PaLov gọi những mong muốn
có được ấn tượng về sự vật hiện tượng xung quanh bằng những nổ lực đầu tiên của trẻ là phản xạ “ Cái gì đây” Nhờ kích thích của các phản xạ, trẻ lĩnh hội được các đặc điểm, tính chất của sự vật, và mối quan hệ giữa chúng [29] Nhà giáo dục người Tiệp Khắc (trước đây) là J.A.Comenxki (1952 – 1670) đã đưa ra những biện pháp bắt học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để tìm hiểu, khám phá lĩnh hội các tri thức về sự vật hiện tượng
Nhà giáo dục người Pháp J.J.Rutxô (1972 -1978) đã hướng học sinh lĩnh hội các kiến thức bằng con đường tìm hiểu, khám phá, sáng tạo Điều này có nghĩa trong giáo dục không áp đặt trẻ hãy tạo điều kiện cho trẻ hoạt động Các nhà tâm lý học A.Lêonchive, V.G.Ananhiev đưa ra luận điểm rằng quá trình tri giác gắn liền và phát triển cùng các dạng hoạt động Các hoạt động này trở thành hành động khảo - sát và định hướng…
Tác giả A.P.Etrovxki trong cuốn tâm lý học đại cương được xuất bản năm
1977 đã cho rằng tri giác là hành động đặc biệt hướng tới việc khảo sát đối tượng và xây dựng bản sao của đối tượng
Các nhà tâm lý học Macxit đã khẳng định: Sự phát triển trí tuệ của trẻ là phụ thuộc vào tính chất mà tri thức trẻ đã lĩnh hội [33] Như vậy việc lựa chọn đối tượng cho trẻ khám phá sẽ rất quan trọng, qua đối tượng trẻ sẽ lĩnh hội được tri thức gì và điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
Các nhà tâm lý học, Nguyên Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa khi nghiên cứu về tâm lý học lứa tuổi mầm non đã cho rằng: sự hình thành biểu tượng ở trẻ em là tư duy của trẻ ở tuổi mẫu giáo đã chuyển sang một bước ngoặt mới, chuyển từ tư duy trực quan hành động, sang tư duy trực quan hình tượng, trẻ giải quyết các vấn đề không bằng những phép thử sai bên ngoài nữa mà dựa vào những hình ảnh, những biểu tượng về đồ vật
mà trước đây trẻ đã quan sát, hay đã trông thấy người lớn thực hiện Trẻ tích
Trang 16là nhận thức được (nhận thức cảm tính) Song với tri thức về các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như tri thức về các nguyên nhân sơ đẳng của sự vật, hiện tượng, thì bắt buộc trẻ phải tư duy, tưởng tượng”[33] PGS.TS Nguyễn Thị Hòa: Sự phát triển của nhận thức là toàn bộ những thay đổi về lượng và chất diễn ra trong hoạt động tư duy của trẻ gắn liền với lứa tuổi, với kinh nghiệm phong phú và chịu ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục Dưới sự tổ chức hường dẫn của nhà giáo dục, trẻ nắm các tri thức có
hệ thống và có các biểu tượng về thế giới xung quanh [16]
Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về phát triển nhận thức, hình thành biểu tượng của trẻ mầm non Đây là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp thu và thực hiện đề tài
1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục biển - đảo
Biên giới, biển - đảo luôn là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của mọi người Đối với mỗi người dân Việt Nam, biển - đảo quê hương như một phần máu thịt của chính mình phải được giữ gìn và bảo vệ Mỗi người dân Việt Nam đã và đang thể hiện tình yêu của mình đối với đất nước bằng ý thức gìn giữ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ từ những việc làm nhỏ nhất
Tài liệu Bảo vệ chủ quyền Biển và hải đảo Việt Nam [8] đã khẳng định:
“Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh đối với các
nước có biển nói riêng và của Thế giới nói chung” Vì vậy, việc bảo vệ quyền
Trang 179
lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế Nên giáo dục biển - đảo đang là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là giáo dục biển
- đảo cho thế hệ trẻ
Đại dương và biển là di sản của tương lai, cho nên không phải ngẫu nhiên Thông điệp Ngày đại dương thế giới năm 2011 - 2012 được Liên Hợp quốc chọn là “Tuổi trẻ – nguồn sức mạnh để bảo vệ đại dương!” Nhận thức được sứ mệnh và tính tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước
Tài liệu 100 câu Hỏi – Đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam [18] là
cuốn cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh nói riêng
có cái nhìn tổng quan về biển - đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển - đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Để mọi người dân hiểu được sự cần thiết phải giáo dục biển - đảo, thì không có giải pháp nào tốt hơn là đưa vào chương trình Giáo dục phổ thông
Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh [1]được ban hành để xây dựng và bồi dưỡng mạng lưới đội ngũ các nhà giáo làm nòng cốt, đảm bảo có năng lực về giáo dục, tuyên truyền về biển - đảo và tài nguyên biển - đảo tại các trường phổ thông
Nhiều bài nghiên cứu về phương pháp giáo dục biển - đảo cho học sinh
trong nhà trường Nhóm tác giả Phan Ngọc Huyền, Nguyễn Thu Thủy, Trần Đức Sơn xây dựng tài liệu “Giáo dục chủ quyền biển - đảo, biên giới quốc gia quốc gia dùng trong nhà trường [19]” trong đó đề xuất hình thức lồng
ghép nội dung giáo dục chủ quyền biển - đảo trong trường học
Trang 1810
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (2015) đề xuất: Học sinh của chúng ta cần phải được sớm tiếp cận một cách chính thống và phù hợp với năng lực tiếp nhận của từng bậc học các khái niệm về nội thuỷ, đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng biển quốc tế Những soạn thảo dễ hiểu nhất về các tri thức lịch sử, pháp lý, kinh tế gắn với địa lý sẽ giúp những công dân tương lai của Việt Nam hiểu vì sao nước mình
là một quốc gia biển, chủ quyền của Việt Nam trên biển là như thế nào và phải làm thế nào để gìn giữ vững chắc chủ quyền ấy trong tư cách công dân Việt Nam…
Tác giả Đậu Thị Hải Vân, Luận văn thạc sĩ “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển – đảo Tổ Quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông” [34], tác giả đã đề xuất những nguyên tắc đưa giáo dục biển -
đảo vào chương trình dạy học: xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục đảm bảo tính khoa học, chính xác; tính tư tưởng; đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh
Bộ sách Giáo dục về biển – đảo Việt Namnằm trong tủ sách biển - đảo Việt Nam gồm ba cuốn do PGS Nguyễn Đức Vũ [35] biên soạn dành cho GV
và HS Tiểu học, THCS, THPT Đây là bộ sách vừa có tính khoa học, vừa có tính sư phạm được tổ chức biên soạn công phu và thẩm định rất chặt chẽ; nhằm cung cấp tư liệu, thông tin có hệ thống, chính xác và hàm súc về biển đảo Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu giáo dục về biển đảo trong nhà trường vừa phục vụ công tác tuyên truyền về biển đảo trong xã hội
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài viết trong các tạp chí như tạp chí nghiên cứu giáo dục, các tạp chí nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến các vấn đề này Một số luận văn, luận án của học viên, nghiên cứu sinh của các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội đã đề cập đến nội dung giáo dục Tiêu biểu là đề
tài Vấn đề giáo dục về chủ quyền biển đảo ch biể - đảo cho thế hệ trẻ hiện nay
– đoạt giải đặc biệt của chương trình hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông do Học
Trang 1911
viện Ngoại giao tổ chức Cao Huy Hiệp, Nguyễn Bá Phúc cho biết họ chọn đề tài nghiên cứu này vì tình yêu với biển - đảo quê hương.Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết họ phải biết, phải hiểu về lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển - đảo nói riêng để
từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao ý thức học tập, phục vụ
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, [13]
Tài liệu Giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam[8] đã đề
cập đến sự cần thiết của giáo dục chủ quyền biển - đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam, thực trạng giáo dục chủ quyền biển - đảo cho thế hệ trẻ từ góc nhìn giáo dục phổ thông và chủ quyền biển - đảo từ góc nhìn luật pháp quốc tế Quyển sách không chỉ cung cấp thông tin cho thế hệ trẻ mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, nâng cao ý thức trách nhiệm bào vệ chủ quyền biển - đảo đất nước
Trong giáo dục mầm non, Tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non” Vụ Giáo dục mầm non biên soạn Tài liệu này, đã bổ sung được những
nội dung giáo dục về tài nguyên, biển - đảo mà chương trình GDMN đã không
đề cập đến, cho ta biết những nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp giáo dục biển - đảo cho trẻ trong các hoạt động trong trường mầm non [4]
Sáng kiến kinh nghiệm "Kinh nghiệm lồng ghép giáo dục biển - đảo cho trẻ mầm non 5-6 tuổi" của tập thể giáo viên trường mầm non thị trấn Đức
Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi phổ biến cách giáo dục giúp khơi dậy, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, tình yêu biển - đảo cho các em, đồng thời đề xuất góc tuyên truyền biển - đảo của nhà trường [36]
Đã có nhiều trường mầm non nghiên cứu và xây dựng mô hình giáo dục
“Chủ quyền biển đảo Việt Nam”, bằng các phế liệu GV đã tạo nên mô hình quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa để giáo dục trẻ mầm non ý thức bảo vệ môi trường và tình yêu biển - đảo Với những mô hình sinh động, cùng cách giải
Trang 2012
thích gẫn gũi, dễ hiểu và những bài hát về biển - đảo, về người lính hải quân, các cô giáo đã làm cho giờ học về chủ quyền biển - đảo của các bé mầm non trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hào hứng Giáo viên ở một số địa phương sáng tạo trong việc tích hợp giáo dục chủ quyền biển - đảo cho trẻ mầm non trong giáo dục môi trường, trong tiết học làm quen với môi trường xung hay trong những sự kiện “Tuần lễ biển đảo quê hương”, góp phần đổi mới hình thức giáo dục biển - đảo ở trường mầm non.
Tuy đã có những công trình nghiên cứu về GD biển - đảo cho trẻ nhưng đây vẫn là một đề tài rộng và mang tính thời sự Phần lớn những nghiên cứu đều hướng đến GD biển - đảo cho các cấp học trên, những nghiên cứu về GD biển - đảo cho trẻ MN vẫn chưa nhiều, chưa đồng bộ Các nghiên cứu về GD biển - đảo cho trẻ MN thường là những nghiên cứu riêng lẻ ở trường MN, chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như chỉ thị, nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu đề tài “ Biện pháp hình thành biểu tượng về biển – đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học” Chúng tôi nhận thấy đề tài mình chọn là hợp
lí và cần thiết, từ đó góp một phần nhỏ và việc nâng cao hiệu quả GD về biển - đảo
ở trường MN
1.2 Những khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm biển, đảo
* Khái niệm biển:
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay Biển Hồ ở Campuchia Thuật ngữ này
Trang 2113
được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại
dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung ( theo
thư viện bách khoa toàn thư)
* Khái niệm đảo:
Luật Biển Việt Nam, Điều 19 quy định [7]:
1 Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước
Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau
2 Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm1982 (gọi tắt là Công ước năm 1982) đã khẳng định: “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước” (Điều 121) “Quần đảo là một nhóm các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối giữa và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành
về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử” (Điều 46) Như vậy, nội hàm khái niệm về đảo, quần đảo trong Luật Biển Việt Nam là thống nhất với Công ước năm 1982
1.2.2 Khái niệm biểu tượng
1.2.2.1 Biểu tượng là gì?
- Biểu tượng là một khái niệm, một phạm trù được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đứng ở góc độ những quan điểm khác nhau thì có những khái niệm khác nhau
- Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng thì biểu tượng là hình ảnh của khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc của con người mà do một tác động nào đó được tái hiện nhớ lại Theo quan điểm duy vật biện
Trang 2214
chứng thì từ nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn đó là tư duy trừu
tượng, tri giác cảm tính chuyển sang giai đoạn cao hơn, đó là biểu tượng
- Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì họ cho rằng: Đặc điểm chính của biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan và khách quan nhờ
có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống tín hiệu.Tín hiệu thứ nhất xuất phát
điểm về những hình ảnh của biểu tượng Nhờ có hệ thống tín hiệu thứ hai mà
tính khái quát của biểu tượng được hình thành.Vì biểu tượng vừa có tính trực
quan vừa có tính khái quát nên biểu tượng được coi như là bước quá độ giữa
hình tượng và khái niệm và là giai đoạn chuyển tiếp từ giai đoạn nhận thức
cảm tính chuyển đến nhận thức lý tính
- Biểu tượng là kết quả của sự chế biến và tổng hợp và khái quát những
hình tượng do tri giác đã tạo ra Thiếu tri giác hoặc tri giác chưa đầy đủ các
thuộc tính của sự vật hiện tượng thì hiện tượng không thể hình thành được
Biểu tượng là hình ảnh là sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc của con
người khi sự vật hiện tượng ấy không còn trực tiếp tác động đến các giác quan
của ta như trước
1.2.2.2 Biểu tượng của trẻ mẫu giáo
- Theo Piaget trong quyển sách viết về “sự hình thành biểu tượng của trẻ
em”: Trẻ em vào thời điểm 17-18 tháng tuổi đã có biểu hiện của biểu tượng cụ
thể Trẻ quan sát hành động của người khác, bắt chước, nhớ lại và kể lại [37]
Theo A.A Liublinxkaia có thể phân biệt được các mức độ biểu tượng của
trẻ mẫu giáo như sau:
+ Mức độ 1: Mức độ nhận biết
+ Mức độ 2: Mức độ nhớ lại (thụ động )
+ Mức độ 3: Mức độ sử dụng độc lập, chủ động những vốn biểu tượng
vốn có
+ Mức độ 4: Mức độ cao của tái hiện sáng tạo và phát triển biểu tượng
của trẻ mẫu giáo được nêu lên ở điểm sau:
Trang 2315
- Khối lượng biểu tượng được giữ lại tăng lên
- Nhờ có trình độ tri giác, sự vật hiện tượng mà những biểu tượng dính kết với nhau ngày càng trở nên rõ ràng, sinh động và phân biệt
- Những biểu tượng trở nên có liên quan với nhau và có hệ thống chung
và có thể kết họp thành nhóm
- Tính linh động của hình ảnh được giữ lại phát triển, trẻ có thể sử dụng độc lập những hình ảnh đó vào những dạng khác nhau của hoạt động vào hoàn cảnh khác nhau, biểu tượng càng trở nên sinh động và dễ điều khiển hơn
- Có rất nhiều loại biểu tượng: biểu tượng là sản phẩm của tưởng tượng, biểu tượng của trí nhớ, biểu tượng của tri giác Biểu tượng về biển - đảo thuộc loại biểu tượng của tri giác
- Biểu tượng của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hình tượng rõ rệt
- Các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ khi được cô giáo hướng dẫn tri giác kỹ lưỡng thì trẻ nhớ lại một cách sinh động, rõ ràng những đặc điểm mà người lớn ít để ý đến thì trẻ lại chú ý đến và ghi nhớ tốt, một đặc điểm nổi bật
là ở trẻ mẫu giáo tài liệu trực quan do trẻ ghi nhớ tốt hơn so với ngôn ngữ Tính chính xác và biểu tượng tăng lên rất nhiều khi dựa vào các phương tiện trực quan
+ Biểu tượng của trẻ mẫu giáo được hình thành trong hoạt động một cách tự phát, chủ yếu mang tính không chủ định Những điều làm trẻ hấp dẫn, thích thú gắn với hoạt động của trẻ, thường giúp trẻ hình thành biểu tượng dễ dàng hơn là những lý thuyết xa rời hoạt động
+ Đến tuổi mẫu giáo lớn, trí nhớ có chủ định đã hình thành và phát triển cho nên những biểu tượng được hình thành Với những đặc điểm riêng độc đáo của trẻ, muốn trẻ có biểu tượng đầy đủ, chính xác về một đối tượng nào đó, chúng ta cần tạo điều kiện thúc đẩy đứa trẻ tích cực hoạt động với đối tượng đó Đây là cách mà nhà giáo dục tác động hiệu quả, thúc đẩy trẻ nỗ lực ý trí nhằm ghi nhớ giữ lại biểu tượng một cách chính xác, phong phú và có hệ thống
Trang 2416
1.2.3 Khái niệm hình thành biểu tượng về biển - đảo
- Biểu tượng về biển - đảo của trẻ 5- 6 tuổi chính là biểu tượng của tri giác Điều đó có nghĩa tri giác là những cơ sở tạo nên những biểu tượng, có tri giác về biển - đảo thì mới hình thành những biểu tượng về biển - đảo Nói cách khác tri giác về biển - đảo là cơ sở để tạo nên những hình ảnh về biển - đảo trong óc của đứa trẻ Việc tri giác phải kĩ lưỡng, chính xác, tổng thể thì biểu tượng được hình thành mới trọn vẹn và sâu sắc
- Biểu tượng về biển - đảo:
Biểu tượng về biển - đảo đó là những hình ảnh đặc trưng về biển - đảo còn được lưu lại và tái hiện trong óc của con người khi nó không còn tác động trực tiếp vào tri giác của ta như trước
1.3 Hoạt động khám phá khoa học và ý nghĩa của nó đối việc hình thành biểu tượng về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Khái niệm hoạt động
Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình
Về phương diện triết học, tâm lí học, người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả
về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể)
1.3.2 Khái niệm khoa học
a Khoa học
Theo từ điển Giáo dục học của Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạt động
ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bức
Trang 25Theo từ điển Wikipedia, khoa học là các nỗ lực thực hiện phát minh,
và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa
- Theo PGS TS Nguyễn Tấn Lê, khoa học được diễn đạt dưới ba định nghĩa sau:
+ Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở đối tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt)
+ Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất; những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy (theo Pierre Auger - UNESCO, Paris, 1961)
+ Khoa học là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên
lý, các giải pháp tác động vào sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng
Trang 2618
- Theo hai tác giả Christine Chaille và Lorry Britain trong quyển sách
“Trẻ em là nhà khoa học” [39], thì định nghĩa khoa học có rất nhiều cách hiểu đối với những người có quan điểm khác nhau Với một số người, khoa học là sự kết hợp những nguyên vật liệu cụ thể gắn liền với những nội dung như nam châm và từ trường, ống nghiệm và những giải pháp hóa học, những mẫu vật được bảo quản và kính hiển vi Với hai tác giả trên, đó chỉ là những biểu hiện mang tính bề mặt của khoa học Ở mức độ sâu hơn, một nhà khoa học phải tham gia vào quá trình khám phá để mở rộng vấn đề hoặc để thử trả lời câu hỏi về thế giới mà chúng ta đang sống Sự thật là bất kì ai đang học về bất cứ điều gì theo phương pháp nhất định là một nhà khoa học Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga trong quyển “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non”[32], thì khoa học là kiến thức, hiểu biết thế giới; là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên
Như vậy, khoa học được xác định là hệ thống tri thức tích cực có được thông qua quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh
c Khám phá
- Theo GS Vũ Cao Đàm, khám phá là một hoạt động trong nghiên cứu khoa học nhằm nhận ra cái vốn có (phát hiện) quy luật xã hội, vật thể / trường, hiện tượng và nhận ra cái vốn có (phát minh) quy luật tự nhiên; từ đó
có thể tạo ra cái chưa từng có mới về nguyên lý kỹ thuật và có thể áp dụng được (sáng chế )
1.3.3 Khái niệm hoạt động khám phá khoa học:
Hoạt động khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non được nhìn nhận, hiểu và định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như:
Trong quyển “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non” tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga [32], thì hoạt động khám phá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm
Trang 2719
hiểu thế giới tự nhiên Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Hoặc khi dựa vào những định nghĩa về khoa học và khám phá ở trên, khái niệm “ khám phá khoa học” dành cho trẻ nhỏ có thể được hiểu như sau:
- Khám phá khoa học là hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm phát hiện ra tri thức về thế giới xung quanh
- Khám phá khoa học là tìm thấy, phát hiện ra tri thức tích cực được ẩn giấu từ thế giới xung quanh
- Khám phá khoa học là hoạt động nhận thức nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức tích cực có được thông qua quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh
Như vậy có thể thấy rằng: “hoạt động khám phá khoa học” của trẻ em được xem như là hoạt động nhận thức nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, là quá trình tìm tòi, phát hiện, khám phá thế giới xung quanh bằng quan sát,
so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, kết luận tăng hiểu biết của cá nhân
Hoạt động khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu trong trường mầm non để giúp đứa trẻ học tập và vui chơi một cách hiệu quả nhất góp phần phát triển toàn diện Hoạt động khám phá khoa học với trẻ mầm non là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm,
dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định [32]…
Các hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non là nhằm: nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới, mở rộng và trau dồi các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán suy luận, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đựa ra quyết định, trang bị cho trẻ mầm non kiến thức về môi trường xung quanh và về bản thân trẻ Hình thành ở trẻ những biểu tượng
Trang 2820
vể sự vật hiện tượng trong cuộc sống, hình thành ở trẻ những thái độ tích cực
về môi trường xung quanh, rèn cho trẻ những kĩ năng hành vi đối với mối quan hệ với môi trường
HĐKPKH của trẻ ở trường MN không phải là học hỏi những kiến thức khoa học mà là hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm
và muốn tìm hiểu Đối với trẻ MN, học khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của khoa học Điều quan trọng là giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán về các sự vật và hiện tượng xung quanh [25]
HĐKPKH nhằm phát hiện các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn
đề, tích lũy vốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống Hình thành thái độ tích cực đối với MTXQ Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh
1.3.5 Ý nghĩa của hoạt động động khám phá khoa học đối với việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi ở trưởng MN
Trẻ mầm non 5-6 tuổi rất nhạy cảm với những đề xung quanh, các hiện tượng sự kiện xung quanh trẻ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thiên nhiên càng có sức hút kỳ lạ thúc đẩy đứa trẻ thích thú tìm hiểu khám phá Ở lứa tuổi này đứa trẻ luôn thích thú quan sát, tò mò và tìm hiểu mọi thứ cho thõa mãn những “trăn trỏ” của mình và các hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non là một trong những hoạt động lý thú giúp đứa trẻ có thể thõa mãn trí
tò mò mà ham biểu biết của mình khi tham gia Chính yếu tố này là điều kiện thuận lợi để chúng ta tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá về biển - đảo Qua HĐKPKH góp phần phát triển toàn diện nhận thức của trẻ HĐKPKH không chỉ là đối tượng cho trẻ nghiên cứu mà còn là phương tiện tác động nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn đứa trẻ Qua quá trình tham gia HĐKPKH trẻ lĩnh hội các tri thức về biển - đảo, trẻ tìm hiểu khám phá để phát hiện thêm
Trang 2921
những vùng biển - đảo đẹp mà bản thân chưa biết, qua khám phá trẻ nắm được biển - đảo có những đặc điểm, đặc trưng như thế nào, trẻ khám phá để nhận ra những tác động qua lại giữa con người với biển, , trẻ hiểu được lợi ích của biển - đảo, nhận ra những nguyên nhân ảnh hường xấu đến biển - đảo, và
vì sao cần phải bảo vệ chủ quyền biển - đảo
Thông qua hoạt động này trẻ được trực tiếp thao tác, hành động, hoạt động với đối tượng, nhờ đó mà các đối tượng về biển - đảo như tranh ảnh, mô hình về biển – đảo, các đoạn phim về biển - đảo được trẻ trực tiếp tri giác, quan sát, suy luận và ghi nhớ, các quá trình tâm lí nhận thức: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng , được rèn luyện, phát triển này giúp trẻ hình thành các biểu tượng về biển - đảo một cách sâu sắc, không gò bó, ép buộc
Trẻ được sử dụng các giác quan để khám phá về đặc điểm, đặc trưng của biển – đảo kết hợp thêm sự hoàn chỉnh các tri thức bằng lời nói của giáo viên sẽ giúp cho vốn biểu tượng liên quan đến biển - bảo được hình thành trọn vẹn, và chính xác hơn
Khi cho trẻ tham gia vào HĐKPKH để hình thành các biểu tượng về biển
- đảo, nhà giáo dục cần lựa chọn nội dung biển - đảo phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đưa ra hình thức hoạt động đa dạng hấp dẫn để trẻ tham gia lĩnh hội tri thức hình thành biểu tượng về biển - đảo
Như vậy, chúng ta thấy rằng các hoat động khám phá khoa học của trẻ mầm non là một hoạt động hấp dẫn và mang lại nhiều hiệu quả giúp đứa trẻ phát triển tốt Tuy nhiên, dưới gốc nhìn của nhà giáo dục thì để hoạt động này phát huy tốt hiệu quả thì phụ thuộc rất nhiều vào cách khai tác của giáo viên Cách khai thác và lồng ghép các nội dung giáo dục biển - đảo của giáo viên từ các hoạt động khám phá khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ Khi khai thác nội dung tri thức giáo viên nên xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ” lấy trẻ làm trung tâm” cho mọi hoạt động
Trang 3022
1.4 Bản chất của việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ MG
5-6 tuổi thông qua HĐKPKH
1.4.1 Cơ sở tâm, sinh lý của việc hình hình thành biểu tượng của trẻ mâm non
Quá trình hình thành biểu tượng cho trẻ một quá trinh tâm sính lý tích cực Theo Peaget va các đồng sự, sự xuất hiện và phát triển trí khôn kế tục các thích ứng của sinh vật với môi trường [25] Trong sinh học, sự thích ứng phát triển với hai cơ chế cơ bản là đồng hóa và điều ứng Cơ thể đồng hóa các yếu
tố của môi trường vào những cơ cấu có sẵn của mình, đồng thời luôn luôn phải điều chỉnh những cơ cấu này để thích ứng với những biến đổi của môi trường Khi hai quá trình đồng hóa và điều ứng thể cân bằng thì biểu tượng được hình thành và phát triển
Trong lĩnh vực trí tuệ, theo Peaget mỗi đứa trẻ có đặc trưng riêng về trí tuệ và được coi là một giai đoạn (stades) phát triển Ngay sau khi được sinh ra đời, trẻ bước vào thế giới và tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng, tiếp thu thông tin mới và lưu trữ trong não sau khi đã phân loại đặt tên Lúc này có hai hành động tâm lý xảy ra trong quá trình hình thành các khái niệm về sự vật hiện tượng của trẻ là quá trình đồng hóa và quá trình điều ứng [37]
Thứ nhất, quá trình đồng hóa khi thông tin mới về sự vật hiện tượng được sắp xếp gần với thông tin củ có liên quan đã được cất giữ trước đây trong não tạo thành cấu trúc nhận thức Đó là những tập hợp về sự vật hiện tượng liên quan đến biểu tượng, tiền khái niệm
Thứ hai, quá trình điều ứng xuất hiện khi thông tin mới xảy ra mâu thuẫn với thông tin củ đã được cất giữ trong cấu trúc nhận thức, chúng sẽ rơi vào trạng thái cân bằng Ở trạng thái này trẻ sẽ tích cực tìm kiếm thông tin bổ sung để tạo ra cấu trúc tâm lý mới, trẻ thường sẽ chú ý đến đối tượng nhiều hơn quan sát đối tượng một cách kỹ lưỡng, cố gắng thu thập thông tin về đối
Trang 3123
tượng hoặc hỏi người lớn là trẻ có động cơ học hỏi và sẵn sàng tiếp nhận thông tin để mới để thỏa mãn tính tò mò nhu cầu ham hiểu biết của chúng Hai quá trình đồng hóa và điều ứng diễn ra liên tục giúp trẻ tích cực khám phá sự vật hiện tượng xung quanh, lĩnh hội tri thức, hình thành các biểu tượng, khái niệm
Trẻ trong giai đoạn 5-6 tuổi, các sơ đồ hành động nhập tâm để tiến tới hình thành biểu tượng Nếu trong giai đoạn trước đó, giai đoạn giác động trẻ phản ứng khi có sự vật hiện tượng hiện diện trước mắt (phàn ứng trong trường tri giác), với các hình ảnh sơ đồ tri giác thì sang giai đoạn này, các sơ đồ đã nhập tâm Nhờ đó trẻ đạt được thành tựu quan trọng trong sơ đồ nhận thức Trước hết trẻ 5-6 tuổi là khả năng bắt chước hành động, Ở trình độ giác động trẻ bắt chước theo mẫu có trước mắt (nhìn mẹ em bé cười theo) Vượt qua giai đoạn này trẻ có khả năng lặp lại các động tác của người khác khi không có động tác đó Tuy nhiên, bắt chước của trẻ em trong thời kỳ này vẫn được tiến hành trên hành động Điều này cho thấy trẻ em chưa thật sự có biểu tượng và chưa thể thao tác trên biểu tượng đó Bước chuyển từ biểu tượng trên hành động (bắt chước hành động) sang biểu tượng trong ý nghĩ được thực hiện khi trẻ bắt đầu xuất hiện hành động tượng trưng (các trò chơi tượng trưng, ru em bé ngủ, cho búp bê ăn,) những hành đồng này về thực chất là dạng bắt chước dựa trên các biểu tượng [37]
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học
Sự phát triển của của trẻ chịu ảnh hưởng bời nhiều yếu tố và được xác định bởi các tri thức mà trẻ lĩnh hội được.Việc hình thành các biểu tượng
về biển - đảo cho trẻ mầm non dù tiến hành bằng bất cứ phương tiện gì cũng đòi hỏi nhà giáo dục phải chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc các yếu tố làm hạn chế đến quá trình nhận thức của trẻ Để quá trình hình thành các biểu tượng về biển - đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
Trang 32Ở lứa tuổi này, ba hình thức tư duy cơ bản (tư duy trực quan hành động,
tư duy trực quan hình ảnh và tư duy lôgic) đã được hình thành và phát triển, trong đó loại tư duy trực quan hình tượng là loại tư duy cơ bản của trẻ, khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc tìm hiểu các đồ dùng,
đồ chơi, các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu thực vật, động vật, các hiện tượng tự nhiên
Chơi là một hình thức chủ yếu để trẻ mẫu giáo nhận thức thế giới xung quanh Trẻ chơi không chỉ để giải trí mà còn để học, để thử tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh
Nhà tâm lý học lỗi lạc Jean Piajet đã giải thích tính ham hiểu biết của trẻ
và khát vọng hành động của trẻ trong môi trường bởi quá trình tự điều chỉnh hay quá trình sự làm cân bằng Khi gặp điều gì đó trong môi trường không phù hợp với kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ, trẻ tự tìm hiểu trong trạng thái không cân bằng về tinh thần, trẻ được thúc đẩy hành động trong môi trường Trẻ có thể thăm dò các đối tượng hoặc các ý tưởng bằng cách tìm ra cái gì đó phù hợp với khung khái niệm hiện có của trẻ Qua quá trình đồng hóa và thích nghi về tinh thần, việc học sẽ xuất hiện
Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong việc phát triển nhận thức của mình thông qua tương tác qua lại tích cực giữa trẻ với môi trường vật chất và môi trường xã hội xung quanh Chất lượng của hoạt động nhận thức liên quan đến thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức của trẻ Sự phát triển nhận thức phụ thuộc vào quá trình trưởng thành của trẻ, vào các kích thích và các trải nghiệm có trong môi trưởng vào các vấn đề do người lớn tổ chức hướng dẫn
Trang 3325
Trẻ lứa tuổi này cần có nhiều cơ hội để khám phá, tạo cơ hội cho trẻ có những trải nghiệm để phát triển nhận thức qua việc tiếp xúc với môi trường Trẻ cũng có những kinh nghiệm qua sách, tranh ảnh qua tiếp xúc, hoạt động với nguyên vật liệu kết hợp với đàm thoại sẽ hỗ trợ quá trình phân loại, tiếp thu các thông tin và hỗ trợ các ý tưởng của trẻ
Trẻ từ 4- 7 tuổi, trẻ chuyển từ tư duy tiền thao thác sang giai đoạn tư duy bằng trực giác Qua quá trình tư duy của trẻ thay đổi từ ý nghĩ tượng trưng sang
ý nghĩ trực giác nghĩ thầm Trẻ có thể tổ chức sắp xếp các đối tượng theo màu nào đó, rồi thay đổi sắp xếp theo màu khác, hoặc chủ yếu sắp xếp theo hình dạng hoặc kích thước Đây làkết quả của sự tập trung chú ý ở trẻ Trẻ có xu hướng tập trung chú ý vào một đặc điểm hoặc thuộc tính nào đó Trẻ thường không thể xem xét hai thuộc tính đồng thời cùng một lúc Trẻ có thể di chuyển chú ý từ một thuộc tính này sang thuộc tính khác khi trẻ quan sát nhóm các đối tượng Trẻ có thể di chuyển như thế dựa vào khả năng tập trung chú ý, mức độ tư duy, chằng hạn như khả năng phân loại hay xếp hạng các đối tượng [31]
Các biểu tượng của trẻ được hình thành qua tìm hiểu và khám phá thế giới, hiện tượng, gần gũi tạo nền tảng cho việc học sau này Khi trẻ khám phá và thử nghiệm với môi trường xung quanh, trẻ thu nhận các quá trình tư duy khoa học - hình thành các biểu tượng và hình thành các khái niệm giải quyết vấn đề, đồng thời trẻ cũng thu nhận được kiến thức Giáo viên tạo môi trường và thử nghiệm
sẽ tạo điều kiện cho trẻ kiến tạo hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh
Trẻ mẫu giáo lĩnh hội các biểu tượng qua thao tác bằng tay, qua quan sát
và khám phá, nên dành thời gian cho trẻ thử nghiệm và sử dụng tiếp cận thừ sai Trẻ cần các nguyên vật liệu sẵn có gần gũi với cuộc sống hằng ngày cho các thao tác bằng tay, hoạt động sắp xếp phân loại
Qua quá trình quan sát và phân biệt, trẻ bắt đầu có kinh nghiệm phân loại các đối tượng Nhờ phân biệt những điểm khác nhau và giống nhau, trẻ đi đên quyết định cái gì thuộc một loại và cái gì không thuộc một loại
Trang 3426
1.4.2.2 Tổ chức môi trường giáo dục của hoạt động khám phá khoa học
Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con người tồn tại và phát triển Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của trẻ nói chung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng Thuyết văn hóa xã hội
của L.S.Vưgrotky đã cho rằng “sự phát triển của trẻ vừa thể hiện kết quả của
sự hòa nhập của trẻ vào môi trường văn hóa, vừa thể hiện là trẻ lĩnh hội từ môi trường văn hóa”[12] Trong thuyết tâm lý xã hội của ErikErikson, 1963 Ông đã cho rằng: “Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong 8 năm đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường xã hội ở gia đình và môi trường
xã hội ở nhà trường”[12] Qua đây chúng ta thấy rằng, môi trường giáo dục ở
trường mầm non có ý nghĩa vô cùng to lớn đến sự phát triển của trẻ mầm non Nếu môi trường không phù hợp, nó sẽ là một cản trở rất lớn cho mọi hoạt động của trẻ Đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học
Mục đích của việc hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi là
mở rộng cho trẻ tri thức về biển - đảo, hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với biển - đảo quê hương Vì vậy cần xây dựng môi trường giáo dục lựa chọn các phương tiện phù hợp kích thích trẻ tham gia hoạt động khám phá các vấn
đề về biển - đảo
Môi trường giáo dục trong hoạt động khám phá khoa học để hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ gồm có môi trường tự nhiên và môi trường vật chất
Môi trường tự nhiên xung quanh trẻ không chỉ là đối tượng cho trẻ làm quen mà còn là phương tiện để giáo dục trẻ, môi trường tự nhiên chứa đựng những yếu tố cần thiết để hình thành biểu tượng về tự nhiên, giáo dục tình cảm tốt của trẻ đối với - tự nhiên Tuy nhiên các yếu tố trong môi trường tự nhiên không tồn tại một cách độc lập mà trong mối quan hệ thống nhất Vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá khoa học tìm hiểu thế
Trang 3527
giới xung quanh nói chung và hình thành các biểu tượng về biển - đảo nói riêng cần cho trẻ có một môi trường đa dạng có đầy đủ đồ dùng phương tiện
để trẻ khám quá thế giới xung quanh mình
Trong trường mầm non, cần phải tạo ra môi trường tự nhiên và không gian mở rộng, tạo góc thiên nhiên, góc khám phá khoa học Góc thiên, góc khám phá khoa học là một trong những phương tiện trực quan và thực tế cho trẻ làm quen tranh ảnh, mô hình, về biển – đảo
Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày Trang trí, sắp xếp môi trường phải gần gũi, quen thuộc với trẻ Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, hoạt động trong lớp và ngoài lớp
Môi trường cần có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ lao động để trẻ có cơ hội tham gia lao động tích cực như: thùng tưới, khăn lau, kéo, cuốc, xẻng, chai nước, lọ…
Bố trí các khu vực: khu vực góc thiên nhiên gồm: cát đá, sỏi, nước…và một số cây kiểng; khu vực bé làm quen với biển – đảo gồm mô hình, tranh, cọ màu… Để trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động khám phá tìm hiểu chúng mỗi ngày
Để tổ chức HĐKPKH đạt hiệu quả trẻ cần có một môi trường giao tiếp thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh Đó là cơ hội để trẻ được bộc lộ những suy nghĩ, chia sẻ những ý tưởng của mình với bạn, và hợp tác cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ
1.4.2.3 Cách tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của giáo viên mầm non
Tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ không phải là một nội dung mới mẻ trong chương trình giáo dục mầm non, tuy nhiên việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học để hình thành các biểu tượng về biển- đảo trường mầm non chưa nhiều bởi đây là một nội dung còn khá mới Kết quả
Trang 3628
của việc giáo tổ chức hoạt động khám phá khoa học để hình thành biểu tượng
về biển - đảo cho trẻ có khả quan hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,
sự linh hoạt sáng tạo của người giáo viên Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động còn phụ thuộc vào kiến thức, vào kỹ năng tổ chức và việc thực hiện các hoạt động đó của mỗi giáo viên
Phương pháp tác động của giáo viên mầm non là một trong những yếu
tố mang tính quyết định hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ Ngoài yêu cầu về phương pháp tác động của giáo viên sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ
Biển- đảo cũng là một khái niệm lớn, đôi khi phương pháp không phù hợp trẻ 5-6 tuổi cũng khó mà tiếp thu được Vì thế, GVMN phải biết chọn lựa nội dung, đơn giản hóa vấn đề và cụ thể hóa nội dung giáo dục bằng những hình ảnh về biển - đảo thật gần gũi, dễ hiểu, thật hấp dẫn, cuốn hút trẻ Nếu nội dung giáo dục phong phú, cơ sở vật chất đầy đủ mà phương pháp tổ chức hoạt động của giáo viên không phù hợp thì cũng không mang lại hiệu quả giáo dục tốt
Cách thức tổ chức, phương pháp của giáo viên là một sự sáng tạo, linh hoạt, có tính nghệ thuật dẫn dắt, khơi gợi, kích thích và truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tự nhiên phù hợp với nhu cầu và hứng thú của chúng Cứ như thế giáo viên có thể gây hứng thú cho trẻ tìm hiểu, nhận thức các vấn đề
về biển - đảo
Việc lựa chọn nội dung về biển - đảo để cung cấp thông qua các hoạt động KHPKH nhằm hình thành biểu tượng biển - đảo cho trẻ một cách phù hợp không phải là chuyện dễ dàng Điều quan trọng là giáo viên biết cách lựa,
và phối hợp các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp
với khả năng nhận thức của trẻ, với điều kiện thực tế của lớp học
Trang 37vệ phát triển bến vững biển và hải đảo Việt Nam” với mục đích là đến năm
2015 nâng cao nhận thức về biển - đảo của đội ngũ cán bộ công chức và các
tầng lớp nhân dân trong xã hội
Ở lứa tuổi này, trẻ có sự phát triển nhanh về đặc điểm tâm sinh lý Trẻ mầm non luôn tò mò và luôn ham thích khám phá thế giới xung quanh, biển-đảo sẽ là những nội dung hấp dẫn đối với trẻ Trẻ mẫu giáo lớn đã có sự hoàn thiện về các chức năng tâm sinh lý, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để thúc đẩy vai trò tích cực nhận thức của trẻ Hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ là một trong những nội dung thực hiện nhiệm vụ hình thành cho trẻ các biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh
Hình thành các biểu tượng về biển - đảo qua các hoạt động khám phá khoa học nhằm đến những mục tiêu sau đây:
- Phát triển nhận thức về biển - đảo cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội các tri thức về biển - đảo, về tên, đặc điểm, các mối liên hệ, dấu hiệu đặc trưng, lợi ích của biển - đảo đối với đời sống của các loài sinh vật và con người, và những vấn đề liên quan đến biển - đảo Trang bị cho trẻ những hiểu biết và ý nghĩa của việc bảo vệ giữ gìn biển - đảo
- Giúp cho trẻ hiểu một cách chính xác được các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa con người với biển - đảo và con người trong quá trình giữ gìn bảo vệ môi trường, chủ quyền biển - đảo
- Trẻ có khả năng vận dụng những biểu tượng vốn có về biển - đảo vào cuộc sống, thể hiện các hành vi tích cực với môi trường biển - đảo Từ đó, trẻ
Trang 38dễ dàng, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Việc đưa các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường về biển và hải đảo trong những năm gần đây rất được quan tâm Nhưng tài liệu về nội dung giáo dục biển - đảo cho trẻ lứa
tuổi MN thì chưa nhiều Bộ giáo dục và Đào Tạo, Vụ Giáo dục – Mầm non,
tài liệu “ Hướng dẫn tích họp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non” [4], tài liệu này hiện nay
đang được sử dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc gia - thì nội dung giáo dục về môi trường biển - đảo được đưa vào chương trình giáo dục mầm non gồm những nội dung sau:
- Nhận biết tên một số vùng biển - đảo của Việt Nam: nhận biết các vùng
biển Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lý và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển nổi tiếng của Việt Nam:
+ Biển Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
+ Biển Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
+ Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
+ Biển Cửa Lò, tình Nghệ An
+ Biển Đồ Sơn, tình Hải Phòng
+ Biển Hạ Long, tình Quảng Nam
- Dạy trẻ nhận ra đặc điểm của biển - đảo
+ Đặc điểm của biển vùng nước là rộng lớn, có những con sóng to…
Trang 39tế, chủ quyền của dân tộc
+ Trẻ nhận ra các chú bộ đội hải quân đang ngày đêm canh giữ vùng trời vùng biển cho đất nước là để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc
- Tìm hiểu về lợi ích của biển- đảo:
- Lợi ích về cung cấp tài nguyên sinh vật biển, cung cấp thức ăn giàu
dưỡng chất cho con người, cung cấp nguyên vật liểu đề làm thuốc chữa bệnh
cho con người
- Lợi ích về du lịch, khu du lịch để tham quan, dạo chơi, nghỉ ngơi, tắm mát
- Lợi ích về giao thông hàng hải: đường giao thông trên biển giúp mọi người va tàu thuyền đi lại, cảng biển là nơi bốc dở hàng hóa
- Lợi ích về cung cấp năng lượng sạch: gió giúp tàu thuyền chạy trên
biển, biển có các mỏ dầu
- Lợi ích về phát triển một số nghề: nghề nuôi tôm, cua, cá, nghề đánh
bắt cá nghề chế biến hải sản thành nước mắm, cá đông lạnh, nghề làm muối từ nước biển
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến biển, hải đảo và
Trang 4032
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá có tính chất hùy diệt, đánh bắt bằng mìn, bằng sung điện, bằng lưới có mắt nhỏ…), khai thác các loại tảo, rong biển quá mức… làm cạn kiệt tài nguyên biển, một
số loài động vật, thực vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng
+ Trẻ nhận ra tên một số đảo nổi tiếng của Việt Nam như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc, đảo nhỏ ở Vịnh Hạ Long, …
+ Dạy trẻ biết ý nghĩa của việc bảo vệ, giữ gìn biển - đảo là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa, bảo vệ chủ quyền biển - đảo là bảo hòa bình cho dân tộc hiện nay
Từ những khái quát trên tôi xác định nội dung hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ bao gồm:
- Cho trẻ làm quen với biển - đảo (tên bãi biển, đảo, đặc điểm, đặc trưng, ích lợi )
- Mối quan hệ giữa con người, với biển - đảo
- Sự ô nhiễm môi trường biển
- Những việc làm để bảo vệ môi trường, chủ quyền biển - đảo
1.5.3 Phương pháp, biện pháp hình thành biểu tượng về biển - đảo cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
Phương pháp giáo dục là một họat động gắn bó giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết những nhiệm vụ hình thành nhận cách của con người Trong đó người giáo dục đóng vai trò là người điều khiển còn người được giáo dục giữ vai trò là chủ thể tích cực của quá trình hình thành nhân cách Các phương pháp thường được sử dụng để hình thành biểu tượng
về biển - đảo cho trẻ qua hoạt động KPKH:
- Nhóm phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan là phương pháp mà trong đó giáo viên sử dụng vật thật cụ thể, hay tranh ảnh, mô hình, video…cử chỉ hành động là cho trẻ có